Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán công bố trong các Báo cáo tài chính - Nghiên cứu quốc tế và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam

Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán công bố trong các Báo cáo tài chính đã được tiến hành rộng rãi ở các quốc gia trên thế giới, chủ yếu tập trung vào các nhân tố quy mô công ty, độ tuổi công ty, lợi nhuận, đòn bẩy tài chính, khả năng thanh toán hiện hành, chính sách tỷ lệ chia cổ tức và loại công ty kiểm toán. Từ đó, áp dụng những nghiên cứu đó để vận dụng vào điều kiện thực tiễn của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

pdf 7 trang yennguyen 7840
Bạn đang xem tài liệu "Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán công bố trong các Báo cáo tài chính - Nghiên cứu quốc tế và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán công bố trong các Báo cáo tài chính - Nghiên cứu quốc tế và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam

Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán công bố trong các Báo cáo tài chính - Nghiên cứu quốc tế và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 67Số 130 - tháng 8/2018
NHAÂN TOÁ AÛNH HÖÔÛNG ÑEÁN CHAÁT LÖÔÏNG 
THOÂNG TIN KEÁ TOAÙN COÂNG BOÁ TRONG CAÙC 
BAÙO CAÙO TAØI CHÍNH - NGHIEÂN CÖÙU QUOÁC TEÁ 
VAØ VAÄN DUÏNG VAØO THÖÏC TIEÃN VIEÄT NAM
TS. NGUYỄN THị KHáNH PHƯƠNG*
TS. NGUYỄN THị LÊ THANH*
ThS. NGUYỄN DIỆU LINH*
*Khoa Kế toán kiểm toán, Học viện Ngân hàng
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán công bố trong các báo cáo tài chính đã được tiến hành rộng rãi ở các quốc gia trên thế giới, chủ yếu tập trung vào các nhân tố quy mô công ty, độ tuổi công ty, lợi nhuận, đòn bẩy tài chính, khả năng thanh toán hiện hành, chính sách tỷ lệ chia cổ tức và loại công ty kiểm toán. Từ đó, 
áp dụng những nghiên cứu đó để vận dụng vào điều kiện thực tiễn của các công ty phi tài chính niêm yết 
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Từ khóa: Chất lượng thông tin kế toán, báo cáo tài chính, công ty phi tài chính niêm yết
The factors affecting the quality of accounting information in financial statements - international 
researchand Vietnam’s context implementation
The study of the factors affecting the quality of accounting information disclosed in the financial 
statements has been widely studied in countries around the world, mainly focusing on the factors of 
company size, company age, profitability, financial leverage, current liquidity, dividend policy and type of 
auditing company. From that, the research is applied to the practical conditions of non-financial companies 
listed on Vietnam’s stock market.
key words: Quality accounting information, financial statements, non-financial listed companies
1. Đặt vấn đề
Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan 
trọng của thị trường vốn, hoạt động nhằm huy 
động nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập 
trung thành nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh 
nghiệp, các tổ chức kinh tế và Chính phủ để phát 
triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay các dự án 
đầu tư. Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các 
hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán, 
là môi trường dễ xảy ra hoạt động gian lận, không 
công bằng, gây tổn thất cho các nhà đầu tư, cho 
thị trường và toàn bộ nền kinh tế. Những biến 
động lớn trên thị trường chứng khoán phụ thuộc 
rất nhiều vào chất lượng thông tin kế toán công bố 
trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm 
yết vì: thông tin kế toán công bố trong báo cáo tài 
chính có vai trò quan trọng đối với công tác quản lý 
ở cấp vi mô cũng như vĩ mô. Có thể nói rằng, chất 
lượng thông tin kế toán công bố trong các báo cáo 
tài chính ảnh hưởng trực tiếp và các tính chất quyết 
định sự thành bại của các quyết định kinh doanh. 
Đặc biệt, khi nền kinh tế đang ngày càng phát triển, 
thì việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến 
chất lượng thông tin kế toán công bố trong báo cáo 
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN68 Số 130 - tháng 8/2018
tài chính là một vấn đề cần thiết.
Trên thế giới, nhất là sau sự kiện sụp đổ của 
tập đoàn năng lượng Erron và công ty kiểm toán 
Arthur Andersen gây chấn động nước Mỹ thì mối 
quan tâm của công chúng, của các nhà đầu tư và 
Chính phủ tới thông tin trên báo cáo tài chính công 
bố công khai của doanh nghiệp niêm yết ngày càng 
tăng. Do đó, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã tập 
trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng 
thông tin kế toán công bố trong các báo cáo tài 
chính của các doanh nghiệp niêm yết như: nhân tố 
quy mô công ty, độ tuổi công ty, lợi nhuận, đòn bẩy 
tài chính, khả năng thanh toán hiện hành, chính 
sách tỷ lệ chia cổ tức và loại hình công ty kiểm toán. 
Qua việc xem xét kinh nghiệm nghiên cứu của các 
quốc gia trên thế giới, nhóm tác giả tiến hành vận 
dụng vào điều kiện thực tiễn của các doanh nghiệp 
phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán 
Việt Nam
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng 
thông tin kế toán công bố trong báo cáo tài chính 
của các doanh nghiệp niêm yết
2.1. Nhân tố quy mô công ty (SIZE)
Các nghiên cứu trước đây đã xác định nhân tố 
quy mô công ty có ảnh hưởng tích cực đến việc 
chất lượng thông tin công bố trên BCTC, tức là DN 
có quy mô càng lớn thì thông tin công bố càng đầy 
đủ và chất lượng thông tin càng cao. Theo Owusu 
Ansah, S. (1998) cho rằng quy mô công ty tác động 
tích cực đến thông tin công bố; Apostolou (2000) 
sử dụng bảng dữ liệu chéo để phân tích BCTC, 
báo cáo thường niên của 36 công ty và đưa ra kết 
luận là quy mô công ty có mối quan hệ với chất 
lượng thông tin công bố, quy mô công ty được ông 
đo bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản; Khalid 
Alsaeed (2006), nghiên cứu các công ty ở Saudi 
Arabia thì cho rằng quy mô công ty có ảnh hưởng 
tích cực đến chất lượng thông tin kế toán. Khale 
Aljfri (2014) cũng đồng quan điểm, ông cho rằng 
DN có vốn thị trường lớn thì thông tin công bố 
nhiều hơn, quy mô công ty được ông đo bằng chỉ 
tiêu vốn thị trường.
Các công ty có quy mô lớn thường cần lượng 
vốn lớn, muốn có lượng vốn lớn thì họ cần phải 
minh bạch các thông tin tài chính và cung cấp thông 
tin nhiều hơn để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 69Số 130 - tháng 8/2018
giúp nhà đầu tư an tâm khi đầu tư vốn. Hơn nữa, 
các công ty có quy mô lớn thường hoạt động trên 
nhiều lĩnh vực khác nhau, mạng lưới kinh doanh 
rộng, khối lượng sản phẩm và dịch vụ lớn, cấu trúc 
kinh doanh phức tạp. Do vậy, các cấp quản lý cũng 
như bộ phận kế toán cần một hệ thống thông tin 
đầy đủ và chi tiết hơn. Ngoài ra các công ty lớn có 
nhiều nguồn lực tài chính để xây dựng bộ máy kế 
toán tốt hơn các công ty nhỏ. Theo Meek (1995), 
công ty lớn công bố thông tin nhiều hơn công ty 
nhỏ và ông cũng cho rằng công ty lớn có chi phí 
công bố thông tin ít hơn. Ông đo lường quy mô 
công ty thông qua chỉ tiêu doanh thu.
2.2. Nhân tố độ tuổi công ty (NUMBER)
Độ tuổi công ty chính là thời gian hoạt động 
của công ty. Theo Owusu Ansah, S. (1998), ông 
đo lường độ tuổi công ty bằng số năm hoạt động 
và chỉ ra rằng công ty có thời gian hoạt động lâu 
năm thường công bố thông tin đầy đủ hơn vì 
chi phí của việc thu thập, phân tích dữ liệu thấp. 
Apostolou (2000) cũng nghiên cứu về tuổi của 
công ty thông qua số năm công ty hoạt động trên 
sàn chứng khoán, nhưng ông không tìm thấy mối 
liên hệ giữa độ tuổi công ty với việc thông tin công 
bố. M.Akhtaruddin (2005) nghiên cứu các công ty 
ở Bangladesh thì cho rằng công ty lâu năm nhiều 
kinh nghiệm thì sẽ công bố thông tin đầy đủ hơn 
để cải thiện danh tiếng và hình ảnh trên thị trường, 
nghĩa là độ tuổi của công ty là yếu tố có ảnh hưởng 
đáng kể cho chất lượng thông tin công bố. Công 
ty hoạt động càng nhiều năm thì việc hoàn thiện 
hệ thống thông tin kế toán càng tốt và chất lượng 
thông tin được công bố sẽ tốt hơn công ty mới hoạt 
động. Hơn nữa, công ty lâu năm có thường có vị trí 
nhất định trên thị trường và trong ngành do giành 
được lợi thế cạnh tranh vì vậy công ty lâu năm 
không lo ngại việc công bố thông tin.
2.3. Nhân tố Lợi nhuận (ROE)
Trên thế giới rất nhiều học giả đã nghiên cứu 
về ảnh hưởng của yếu tố lợi nhuận đến chất lượng 
thông tin kế toán, cụ thể: 
Một số tác giả đã cho thấy mối quan hệ tích cực 
giữa lợi nhuận và chất lượng thông tin kế toán công 
bố, cụ thể, theo Singhvi (1968), Owusu Ansah, S. 
(1998), Hossain & Hammami (2009), lợi nhuận 
cao thì thông tin kế toán công bố nhiều hơn ra thị 
trường. Còn Rouf and Harun (2011), ông nghiên 
cứu 94 DNNY trên SGDCK Dhaka, đo lường lợi 
nhuận bằng cách lấy tổng lợi nhuận thuần chia 
tổng doanh thu, thì cho rằng lợi nhuận ảnh hưởng 
cùng chiều với thông tin kế toán công bố.
Ngược lại với quan điểm trên, trong nghiên 
cứu của mình, Meek (1995) đã đưa ra giả thuyết: 
các DN có lợi nhuận ít thường có các biện pháp 
để thu hút vốn đầu tư vì vậy mà thông tin công bố 
minh bạch hơn DN có lợi nhuận nhiều. Ông đo 
lường lợi nhuận bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế 
chia cho tổng doanh thu. Kết quả nghiên cứu của 
ông lại không tìm ra được mối quan hệ nào giữa 
lợi nhuận và thông tin kế toán công bố. Còn theo 
nghiên cứu của Khale aljfri (2014), nghiên cứu 
153 DN, sử dụng phương pháp OLS, đo lường lợi 
nhuận bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho 
vốn chủ sở hữu.
2.4. Nhân tố Đòn bẩy tài chính (FL)
Các công ty khi kinh doanh mà phát sinh các 
khoản nợ sẽ thỏa mãn nhu cầu của các chủ nợ bằng 
cách công bố thông tin về chỉ tiêu đòn bẩy tài chính 
một cách minh bạch. Nghiên cứu nhân tố đòn bẩy 
tài chính tác động đến chất lượng thông tin kế toán 
công bố có các tác giả: Meek (1995); Apostolou 
(2000); Khalid Alsaeed (2006); Jouini Fathi, (2013).
Các công ty với mức đòn bẩy tài chính cao 
thường có nhiều thông tin công bố hơn các công ty 
có đòn bẩy tài chính thấp. Theo Meek (1995), đòn 
bẩy tài chính được đo lường bằng tỷ số nợ phải trả 
trên vốn chủ sở hữu, kết quả nghiên cứu của ông 
cho thấy rằng đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng đáng 
kể đến chất lượng thông tin kế toán công bố.
Theo Murcia & Santos (2012) nghiên cứu ở thị 
trường Brazil đã đánh giá đòn bẩy tài chính tác 
động tích cực đến chất lượng thông tin kế toán 
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN70 Số 130 - tháng 8/2018
công bố. Còn Jouini Fathi (2013) nghiên cứu các 
công ty ở Tunisia cho rằng đòn bẩy tài chính có 
mối quan hệ cùng chiều, ông đo lường đòn bẩy tài 
chính bằng tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản. 
Apostolou (2000) đo lường đòn bẩy tài chính 
bằng giá trị sổ sách của khoản nợ trên giá trị thị 
trường, kết quả nghiên cứu của ông là không thấy 
có mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính đến chất 
lượng thông tin kế toán công bố. Khalid Alsaeed 
(2006) đo lường tỷ số nợ bằng tổng nợ phải trả trên 
tổng tài sản và cũng cùng kết quả với nghiên cứu 
của Apostolou (2000). 
2.5. Nhân tố khả năng thanh toán hiện hành 
(CURRE)
Nói đến khả năng thanh toán hiện hành của 
công ty chính là nói đến tính thanh khoản. Tính 
thanh khoản là xem xét khả năng đáp ứng khoản 
nợ trong ngắn hạn của công ty. Tính thanh khoản 
có liên quan đến người sử dụng thông tin kế toán 
và chất lượng thông tin kế toán công bố. DN có 
khả năng thanh toán càng cao thì thông tin công bố 
càng nhiều nhằm nâng cao uy tín của DN, và nhằm 
thu hút vốn đầu tư.
Nandi & Ghosh (2012) đã nghiên cứu 60 công 
ty niêm yết ở Ấn Độ và cho rằng tính thanh khoản 
có mối quan hệ tích cực với chất lượng thông tin 
công bố. Còn Khale Aljfri (2014) thì đo lường tính 
thanh khoản bằng tỷ số tài sản hiện hành trên nợ 
hiện hành.
2.6. Nhân tố Chính sách chia cổ tức (DIV)
Rafiee và các cộng sự (2014) đã nghiên cứu 
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán 
Tehran. Kết quả nghiên cứu cho rằng công ty có 
chính sách tỷ lệ chia cổ tức càng cao thì chất lượng 
báo cáo tài chính càng cao. Vì các công ty niêm yết 
có quy mô lớn, khả năng tiếp cận nguồn vốn của 
các công ty này tốt hơn các doanh nghiệp nhỏ, họ 
thường theo đuổi chính sách cổ tức ổn định. Chính 
sách cổ tức ổn định tạo ra dòng tiền ổn định cho 
cổ đông, giúp ổn định tâm lý cổ đông và giúp cho 
giá cổ phiếu được đánh giá cao, thu hút được nhiều 
nhà đầu tư quan tâm. Chính vì vậy, đòi hỏi chất 
lượng báo cáo tài chính càng được nâng cao. Theo 
Inchausti (1997) thì chính sách tỷ lệ chia cổ tức 
được đo lường bằng tỷ lệ cổ tức được chi trả trên 
lợi nhuận thuần.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 71Số 130 - tháng 8/2018
2.7. Nhân tố Loại công ty kiểm toán (KIND)
Inaam và các cộng sự (2012) đã nghiên cứu 
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán 
Tunisian, và Houqe và các cộng sự (2010) đã nghiên 
cứu ở thị trường hoàn hảo. Kết quả nghiên cứu cho 
thấy rằng công ty được kiểm toán bởi công ty kiểm 
toán Big 4 thì chất lượng thông tin kế toán công bố 
trên báo cáo tài chính cao hơn công ty được kiểm 
toán bởi công ty không phải là Big 4.
3. Vận dụng vào điều kiện thực tiễn của các 
doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị 
trường chứng khoán Việt Nam
Vận dụng vào nghiên cứu ảnh hưởng của 7 
nhân tố: quy mô công ty (SIZE), độ tuổi công ty 
(NUMBER), lợi nhuận (ROE), đòn bẩy tài chính 
(FL), khả năng thanh toán hiện hành (CURRE), 
chính sách tỷ lệ chia cổ tức (DIV) và loại công ty 
kiểm toán (KIND) đến chất lượng thông tin kế 
toán công bố trong các báo cáo tài chính của các 
doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường 
chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012 – 2016 đã 
cho kết quả như sau: chỉ có 2 nhân tố là ROE và 
KIND là có mối quan hệ và có ý nghĩa với thông 
tin kế toán công bố trong BCTC. Các chỉ tiêu SIZE, 
NUMBE, FL, CURRE, DIV không có mối quan hệ 
ý nghĩa với chất lượng thông tin kế toán công bố 
trong BCTC. Cụ thể:
Biến có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin 
công bố trong BCTC là biến Lợi nhuận (ROE). 
Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của 
Singhvi (1968) và Rouf and Harun (2011). Hệ số 
ROE cho biết chính xác là một đồng vốn chủ sở 
hữu đưa vào sản xuất kinh doanh thì thu được bao 
nhiêu đồng lợi nhuận, hệ số ROE càng cao, càng 
chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ 
đông, và ROE càng cao thì cổ phiếu càng hấp dẫn 
nhà đầu tư. Vì vậy, công ty có ROE cao thì thông 
tin được công bố càng nhiều và chất lượng thông 
tin càng cao.
Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam, 
các thông tin tài chính nói chung, cũng như thông 
tin lợi nhuận kế toán được công bố của các doanh 
nghiệp niêm yết chưa có tác động hữu ích đến 
nhà đầu tư bởi nguyên nhân là báo cáo tài chính 
nói chung cũng như thông tin lợi nhuận kế toán 
của các doanh nghiệp niêm yết chưa được công 
bố một cách kịp thời và tuân thủ theo đúng quy 
định gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Thực tế những 
thông tin mà công ty công bố thường sai lệch với 
kết quả kiểm toán, nhiều công ty thông tin công 
bố là có lợi nhuận nhưng sau kiểm toán lại thua lỗ. 
Nguyên nhân thường do việc thực hành kế toán có 
sự khác biệt lớn giữa phía doanh nghiệp niêm yết 
và phía kiểm toán, những hướng dẫn kế toán có 
thể bị hiểu sai, bị lệch đi giữa các bên, hoặc là còn 
những quy định chưa thống nhất hiện nay, hoặc 
thông tin này đã chịu sự chi phối theo ý chí riêng 
của nhà quản trị làm cho thông tin bị sai lệch, ảnh 
hưởng đến quyết định của nhà đầu tư. Ngoài ra thì 
nhà đầu tư Việt Nam chịu tác động nhiều bởi tin 
đồn, số đông nhà đầu tư không quan tâm đến kết 
quả kinh doanh thực sự, không sử dụng công cụ 
phân tích tài chính, không quan tâm khả năng sinh 
lời của công ty, mà chỉ phụ thuộc vào tin đồn và 
mua bán cổ phiếu theo tâm lý bầy đàn, điều này trái 
ngược với mong muốn của công ty niêm yết là khi 
lợi nhuận càng tăng thì càng muốn công bố nhiều 
thông tin hơn.
Một trong những kết quả rất đáng được quan 
tâm đó là ảnh hưởng của nhân tố “loại hình công ty 
kiểm toán” đến chất lượng thông tin kế toán công 
bố trong báo cáo tài chính, kết quả nghiên cứu cho 
thấy các công ty được kiểm toán bởi các công ty 
kiểm toán lớn (Big4) có chất lượng thông tin kế 
toán công bố trong báo cáo tài chính (đo lường 
theo giá trị thích hợp của thông tin kế toán) hơn 
các công ty không được kiểm toán bởi công ty kiểm 
toán Big 4. 
Kết quả này khá hữu ích cho các đối tượng có 
liên quan để có những giải pháp kịp thời trong việc 
tăng cường chất lượng thông tin công bố trong báo 
cáo tài chính, ngoài ra kết quả này là thông tin tham 
khảo hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin 
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN72 Số 130 - tháng 8/2018
trên báo cáo tài chính để từ đó họ có thể đưa ra các 
quyết định phù hợp.
4. Các khuyến nghị đề xuất
1. Khuyến nghị với công ty niêm yết: Cần nhận 
thức rõ tầm quan trọng của biến lợi nhuận, tập 
trung tính toán, trình bày chính xác chỉ tiêu này 
trên báo cáo tài chính; cần nâng cao chất lượng 
quản trị giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận; 
cần nâng cao tính minh bạch của thông tin kế toán 
công bố; cần nâng cao sự hiểu biết về trách nhiệm 
xã hội...
2. Khuyến nghị với nhà đầu tư: Nhà đầu tư cần 
trang bị những kiến thức cơ bản về chứng khoán, 
thị trường chứng khoán, kinh tế, phân tích tài 
chính doanh nghiệp...; cần quan tâm đến giới hạn 
đầu tư của mình; cần chọn cho mình một quy trình 
phân tích đầu tư chủ đạo; cuối cùng cần xem xét kỹ 
thời điểm công bố báo cáo tài chính...
3. Khuyến nghị với công ty kiểm toán: Cần trang 
bị kiến thức cho kiểm toán viên trên nhiều lĩnh vực 
khác nhau; cần nâng cao chất lượng kiểm toán độc 
lập, nâng cao tính độc lập của kiểm toán viên...
5. kết luận
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất 
lượng thông tin kế toán công bố trong báo cáo tài 
chính là một vấn đề đáng được quan tâm. Đặc biệt, 
khi thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày 
càng phát triển, các nhà đầu tư trong và ngoài nước 
thường xuyên quan tâm đến thông tin kế toán công 
bố khi đưa ra quyết định đầu tư của mình. Kết quả 
nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra 7 nhân tố có ảnh 
hưởng đến chất lượng thông tin kế toán công bố 
trong báo cáo tài chính là quy mô công ty, độ tuổi 
công ty, lợi nhuận, đòn bẩy tài chính, khả năng 
thanh toán hiện hành, chính sách tỷ lệ chia cổ tức 
và loại công ty kiểm toán. Từ đó vận dụng vào thực 
tiễn các doanh nghiệp phi tài chính trên thị trường 
chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012 – 2016 thì 
chỉ có 2 nhân tố là lợi nhuận và loại công ty kiểm 
toán có ý nghĩa với chất lượng thông tin kế toán 
công bố trong báo cáo tài chính.
Ngày nhận bài: 25/7/2018
Ngày duyệt đăng: 2/8/2018
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Apostolou (2000), “Factors on voluntary 
accounting information by Greek 
companies”. Vol 50 no1-2, University of 
Piraeus;
2. Inaam, Zgarni, Hlioui Khmoussi, and Zehri 
Fatma (2012). “Audit quality and earnings 
management in the Tunisian context”. 
International Journal of Accounting and 
Financial Reporting, 2 (2): 17-33;
3. Jouini Fathi, (2013). “Corporate 
Governance and the Level of Financial 
Disclosure by Tunisian Firm”. Journal of 
Business Stardies Quarterly 2013, Vol 4, no 
3. And “The Determinants of the Quality of 
Financial Information Disclosed by French 
Listed Companies”. Mediterranean Journal 
of Social Sciences. Vol 4, no 2 may 2013;
4. Khale Aljfri (2014). “The association 
between firm characteristics and corporate 
financial disclosures: evidence from UAE 
companies”. International Journal of 
Business and Finance Research, Vol 8 no 
2- 2014;
5. Khalid Alsaeed (2006). “The association 
between firm‐specific characteristics and 
disclosure: The case of Saudi Arabia”. 
Managerial Auditing Journal, Vol. 21 Iss: 5, 
pp.476 – 496;
6. Meek (1995). “Factors influencing voluntary 
annual report disclosures by US, UK and 
Continental European multinational 
corporations”. Journal of International 
Business Studies, Third Quarter, 555-572;
7. Nandi, S. and Ghosh, S.K. (2012). 
“Corporate governance attributes, firm 
characteristics and the level of corporate 
disclosure: Evidence from the Indian listed 
firms”. Decision Science Letters Volume 2 
Issue 1 pp.45–58;
8. Rafiee, S. Z., Rafiee, S. Z. & Heidarpoor, F., 
(2014). “The effective factors of financial 
information quality in listed companies 
on Tehran stock exchange”. International 
Journal of Accounting and Financial 
Reporting, 4 (2): 201 – 214.
VAÊN BAÛN MÔÙI 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 73Số 130 - tháng 8/2018
PHIếU ĐẶT MUA
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOáN
Đơn vị: ................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................
Số điện thoại: .......................... Fax: ...................................
Mã số thuế: .........................................................................
Số tài khoản: .......................................................................
tại: .......................................................................................
Đặt mua TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOáN
Với số lượng: ............... cuốn/kỳ xuất bản
Số tiền: 9.500 đồng/cuốn x ...... = ........... ... /kỳ xuất bản
KÍNH GỬI:
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU kHOA HỌC kIỂM TOÁN
Địa chỉ: Số 111 Trần Duy Hưng - Cầu Giấy - Hà Nội
Tel: 024 6282 2213
Website: khoahockiemtoan.vn
Email: tcnckhkt@yahoo.com.vn /
tapchinghiencuukhoahoc@sav.gov.vn 
Số tài khoản: 0451000375016 tại NH Ngoại Thương Hà Nội,
Chi nhánh Thành Công
... Ngày ... tháng ... năm 20........
 Thủ trưởng đơn vị
Cấm ngân hàng mua trái phiếu để cơ cấu nợ cho 
doanh nghiệp
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành 
Thông tư 15/2018/TT-NHNN ngày 18/06/2018 sửa 
đổi, bổ sung Thông tư 22/2016/TT-NHNN quy định 
việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước 
ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp.
Đáng chú ý, Thông tư quy định các tổ chức tín 
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được 
mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành để cơ cấu lại 
các khoản nợ của doanh nghiệp. Đồng thời, bãi bỏ 
quy định về các loại trái phiếu doanh nghiệp được 
mua.
Cũng theo Thông tư này, quy định nội bộ về mua 
trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng, chi 
nhánh ngân hàng nước ngoài phải có thêm tối thiểu 
các nội dung sau:
- Quy định kiểm soát nội bộ hoạt động mua trái 
phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là trái phiếu phát hành 
với mục đích thực hiện các dự án, dự án thuộc các 
lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro;
- Quy định cụ thể về các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro 
và chính sách tín dụng đầu tư vào các lĩnh vực này.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 02/08/2018.
Chế độ ưu tiên Luồng Xanh trong cấp Giấy chứng 
nhận xuất xứ hàng hóa
Thông tư 15/2018/TT-BCT về việc phân luồng 
trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng 
hóa ưu đãi đã được Bộ Công thương ban hành ngày 
29/06/2018, có hiệu lực từ ngày 15/08/2018.
Chế độ ưu tiên Luồng Xanh trong quy trình cấp 
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi áp 
dụng với thương nhân là doanh nghiệp xuất khẩu 
uy tín hoặc được Bộ Tài chính công nhận là doanh 
nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về 
hải quan.
Chế độ Luồng Xanh cũng được áp dụng đối với 
thương nhân đáp ứng các điều kiện sau đây: Không 
vi phạm quy định về xuất xứ trong 2 năm gần nhất 
trước thời điểm đề nghị xét duyệt chế độ Luồng 
Xanh; Có hệ thống lưu trữ hồ sơ (hồ sơ giấy và điện 
tử) đầy đủ đảm bảo chứng minh tính xác thực của 
C/O và xuất xứ hàng hóa trong thời hạn lưu trữ; 
Thực hiện quy trình khai báo C/O điện tử qua www.
ecosys.gov.vn và có tần suất đề nghị cấp ít nhất 30 bộ 
C/O ưu đãi/năm.
MỘT Số CHÍNH SÁCH MớI Có HIệU LựC Từ THÁNG 8/2018

File đính kèm:

  • pdfnhan_to_anh_huong_den_chat_luong_thong_tin_ke_toan_cong_bo_t.pdf