Nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm
soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam (VN) và đề xuất
các khuyến nghị giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ
(HTKSNB). Dựa trên cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu được xây dựng theo COSO 2013 về
kiểm soát nội bộ, nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát 250 lãnh đạo
và nhân viên của 26 NHTM tại VN trong năm 2017. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA,
phân tích phương sai thông qua phần mềm SPSS 20.0, ước lượng mô hình bằng phương pháp
OLS đã cho thấy mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính hiệu lực của hệ
thống kiểm soát nội bộ. Các nhân tố có ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng mạnh đến tính hiệu lực
của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTM VN lần lượt là nhân tố giám sát rủi ro, thủ
tục kiểm soát, thông tin truyền thông và môi trường kiểm soát.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Nguyễn Thị Loan. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 63(6), 105-121 105 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HIỆU LỰC CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NGUYỄN THỊ LOAN Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Email: loan.dhnh@gmail.com (Ngày nhận: 31/05/2018; Ngày nhận lại: 12/07/2018; Ngày duyệt đăng: 31/10/2018) TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam (VN) và đề xuất các khuyến nghị giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB). Dựa trên cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu được xây dựng theo COSO 2013 về kiểm soát nội bộ, nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát 250 lãnh đạo và nhân viên của 26 NHTM tại VN trong năm 2017. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích phương sai thông qua phần mềm SPSS 20.0, ước lượng mô hình bằng phương pháp OLS đã cho thấy mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ. Các nhân tố có ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng mạnh đến tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTM VN lần lượt là nhân tố giám sát rủi ro, thủ tục kiểm soát, thông tin truyền thông và môi trường kiểm soát. Từ khóa: COSO 2013; Kiểm soát nội bộ; Tín dụng ngân hàng; Tính hiệu lực. Factors impact on the effectiveness of internal control systems in credit facilities in Vietnam commercial Banks ABSTRACT The study aims to analyse factors that affect the effectiveness of internal control systems in credit facilities in Vietnam commercial banks and we suggest some solutions to improve the effectiveness of internal control systems. The study used the theories and integrated framework by COSO Internal Control (2013) and it was carried out for collecting data from 250 managers and employees of 26 commercial banks in Vietnam in 2017. Using exploratory factor analysis (EFA), factor analysis in SPSS Statistics 20.0, forecasting models by OLS method, the findings showed that the degree and bias of each factor affect the effectiveness of internal control systems. The factors of risk assessment, control activities, information and communication, and the control environment will all work to the degree of effectiveness of internal control systems in Vietnam. Keywords: Bank credit; COSO Internal Control (2013); Internal control; The effectiveness. 106 Nguyễn Thị Loan. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 63(6), 105-121 1. Giới thiệu Trong các hoạt động kinh doanh tại các NHTM VN, hoạt động tín dụng là hoạt động tạo ra lợi nhuận cao nhất đối với phần lớn ngân hàng (Báo cáo tài chính của NHTM Việt Nam), tuy nhiên cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao nhất. Với sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của VN hiện nay, Chính phủ đã dần nới lỏng các quy định kiểm soát đối với hoạt động ngân hàng, có sự gia tăng cạnh tranh và gia tăng ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới và khu vực đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM làm cho rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng ngày càng gia tăng. Trong khi đó, vẫn còn những NHTM VN đang trong quá trình tái cơ cấu, giải quyết vấn đề nợ xấu. Vì vậy, nghiên cứu về KSNB của COSO và vận dụng để phân tích nhân tố tác động đến tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại các NHTM VN là cần thiết, có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn. Về mặt lí luận, khẳng định các nhân tố và đưa ra bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của các nhân tố đến tính hiệu lực của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại NHTM VN. Về mặt thực tiễn, hướng đến gợi ý các chính sách có tính khả thi đối với NHTM góp phần nâng cao tính hiệu lực đối với kiểm soát hoạt động tín dụng tại ngân hàng. 2. Cơ sở lí thuyết về KSNB theo COSO và tổng quan nghiên cứu trước COSO (Committee of Sponsoring Organization) là Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kì về việc chống gian lận về báo cáo tài chính, là tổ chức nghiên cứu, thống nhất và công bố hệ thống kiểm soát nội bộ. Với sự thay đổi rất lớn của môi trường hoạt động kinh doanh trong hơn 20 năm qua, Coso đã ban hành Khuôn mẫu thống nhất về HTKSNB vào tháng 5/2013, cập nhật và thay thế khuôn mẫu thống nhất về HTKSNB năm 1992, cho phù hợp với điều kiện môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp, công nghệ phát triển và toàn cầu hóa. Theo đó, “Kiểm soát nội bộ là một quá trình, chịu ảnh hưởng bởi hội đồng quản trị, người quản lí và các nhân viên của đơn vị, được thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lí nhằm đạt được các mục tiêu về hoạt động hiệu quả, báo cáo tin cậy và tuân thủ quy định” (COSO, 2013). Đối với hoạt động tín dụng thì kiểm soát nội bộ phải đảm bảo hợp lý để vừa đạt các mục tiêu tín dụng có hiệu quả, vừa đảm bảo mức độ tin cậy của các thông tin báo cáo và tuân thủ pháp luật, các chính sách, các quy định. Theo khuôn mẫu lí thuyết về KSNB trong báo cáo COSO 1992, HTKSNB gồm 5 thành phần (nhân tố) là môi trường kiểm soát (MT), đánh giá rủi ro (ĐG), thủ tục kiểm soát (TTKS), thông tin truyền thông (TT) và giám sát (GS). Mô hình KSNB theo khuôn mẫu Coso năm 2013 vẫn gồm 5 nhân tố trên, nhưng có bổ sung thêm 17 nguyên tắc (Bảng 1). Bảng 1 Các nhân tố và nguyên tắc ảnh hưởng đến Hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO 2013 STT Nhân tố HTKSNB Nguyên tắc 1 Môi trường kiểm soát 1. Cam kết về tính trung thực và tuân thủ giá trị đạo đức 2. Chịu trách nhiệm giám sát 3. Thiết lập cơ cấu quyền hạn và trách nhiệm 4. Thực thi cam kết về năng lực 5. Đảm bảo trách nhiệm giải trình 2 Đánh giá rủi ro 6. Các mục tiêu phù hợp và cụ thể 7. Xác định và phân tích rủi ro Nguyễn Thị Loan. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 63(6), 105-121 107 STT Nhân tố HTKSNB Nguyên tắc 8. Đánh giá rủi ro gian lận 9. Nhận diện và phân tích các thay đổi trọng yếu 3 Hoạt động kiểm soát 10. Lựa chọn và phát triển hoạt động kiểm soát 11. Lựa chọn và phát triển hoạt động kiểm soát chung về công nghệ 12. Triển khai thực hiện thông qua chính sách và thủ tục kiểm soát 4 Thông tin và truyền thông 13. Sử dụng các thông tin thích đáng phù hợp 14. Truyền thông nội bộ 15. Truyền thông bên ngoài tổ chức 5 Hoạt động giám sát 16. Thực hiện hoạt động đánh giá thường xuyên hoặc định kỳ 17. Đánh giá và truyền thông báo cáo giám sát Nguồn: COSO (2013). Tính hiệu lực của HTKSNB là sự hoạt động theo các quy định liên quan đến 5 nhân tố trong KSNB (Ayagre, Appiah-Gyamerah & Nartey, 2014). Đánh giá HTKSNB có hiệu lực và hiệu quả hay không là phụ thuộc kết quả đánh giá sự hoạt động của 5 nhân tố của KSNB (Coso, 2013). Đây cũng chính là các nhân tố sẽ ảnh hưởng đến tính hiệu lực và hiệu quả của KSNB nói chung và KSNB hoạt động tín dụng nói riêng. Cùng quan điểm với COSO, HTKSNB hiệu lực và hiệu quả là một thành phần quan trọng của quản trị ngân hàng (NH) và là nền tảng cho NH hoạt động an toàn, đảm bảo đạt mục tiêu đặt ra (Basel 1998). Ủy ban Basel về giám sát NH qua khảo sát về các thất bại lớn và những vụ sụp đổ của các ngân hàng trên thế giới cũng đã kết luận một trong các nguyên nhân chủ yếu đó là sự thất bại của ban lãnh đạo NH trong việc thiết lập và duy trì một HTKSNB hiệu lực và hiệu quả. Các nghiên cứu ở các quốc gia trên thế giới cũng đưa đến kết luận HTKSNB hiệu lực và hiệu quả sẽ ngăn ngừa và phát hiện các gian lận và sai sót trong hoạt động ngân hàng (Olatunji, 2009; Salehi, Shiri & Ehsanpour 2013, Amuda & Arulogun, 2013; Abiola & Oyewole, 2013). Điều này cho thấy tầm quan trọng của hệ thống KSNB đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đã có các nghiên cứu quốc tế vận dụng lí thuyết của COSO đánh giá tính hữu hiệu của HTKSNB tại ngân hàng. Điển hình như Sultana và Enamu (2011), với phương pháp khảo sát 6 NH tư nhân tại Bangladesh, sử dụng thang đo Likert đánh giá 5 nhân tố cấu thành HTKSNB theo COSO với 3 mục tiêu hiệu quả, thông tin tin cậy và tuân thủ, kết quả cho thấy HTKSNB tại 6 NH này có hiệu quả, mục tiêu KSNB về tuân thủ được đáp ứng cao nhất. Nghiên cứu của Ayagre và cộng sự (2014), khảo sát có sử dụng thang đo Likert và phần mềm SPSS, phạm vi tại các NH ở Ghana, tiếp cận 5 nhân tố cấu thành HTKSNB theo COSO 2013, kết quả HTKSNB tại các NH ở Ghanaian tương đối tốt, nhân tố môi trường kiểm soát và giám sát hoạt động được đánh giá cao, điểm trung bình 4,72 và 4,66. Salehi, Shiri và Ehsanpour (2013) cũng sử dụng bảng câu hỏi với thang đo Likert nghiên cứu ảnh hưởng của HTKSNB của NH Mellat ở Iran trong việc ngăn ngừa các gian lận và sai sót. Kết quả nghiên cứu cho thấy mỗi thành phần trong HTKSNB càng yếu kém thì khả năng sai sót và gian lận càng nhiều, trong đó môi trường kiểm soát tốt sẽ góp phần nhiều nhất trong việc ngăn ngừa gian lận và sai sót. Barakat (2009) sử dụng phương pháp 108 Nguyễn Thị Loan. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 63(6), 105-121 khảo sát các NH tại Jordan với 41 câu hỏi để đánh giá 5 nhân tố cấu thành HTKSNB theo Basel II bao gồm tầm nhìn quản trị và văn hóa lãnh đạo; đánh giá rủi ro; hoạt động kiểm soát; thông tin và truyền thông; giám sát hoạt động và sửa chữa sai sót, phần lớn các nhân tố được đánh giá cao so với mức điểm trung bình. Trong 5 nhân tố trên, nhân tố giám sát hoạt động, sửa chữa sai sót và nhận diện, đánh giá rủi ro là yếu nhất, cần được đặc biệt quan tâm để nâng cao hiệu quả KSNB. Olatunji (2009) khảo sát 50 NH tại Nigeria để nghiên cứu có hay không mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và gian lận, kết quả cho thấy gian lận thâm nhập vào ngân hàng gây tổn thất lớn, kéo lùi sự phát triển của hệ thống tài chính và tác giả đã đề xuất giải pháp xây dựng HTKSNB chặt chẽ, kiểm toán nội bộ hiệu quả, quản lí tiền mặt sâu sát, phân công rõ ràng, cải tiến chính sách nhân sự, tuyển dụng. Tại Việt Nam, Nguyễn Minh Phương (2014) phân tích một số yếu kém trong hoạt động kiểm soát đối với nghiệp vụ tín dụng; đánh giá về KSNB của các NHTM VN so với các tiêu chuẩn quốc tế của Coso hay Basel (Võ Thị Hoàng Nhi & Lê Thị Thanh Huyền, 2014 ; Phạm Thị Vân Hạnh & Nguyễn Kim Phượng, 2015), nghiên cứu về những lí thuyết liên quan đến KSNB trong NHTM theo tiêu chuẩn của Basel hoặc Coso (Ngô Thái Phượng & Lê Thị Thanh Ngân, 2015 ; Võ Thị Hoàng Nhi, 2015); Đào Minh Phúc và Lê Văn Hinh (2012) nghiên cứu về KSNB gắn với rủi ro trong hoạt động NH; Nguyễn Anh Phong và Hà Tôn Trung Hạnh (2010) xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động KSNB các NHTM trên địa bàn TP.HCM dựa trên 13 nguyên tắc về KSNB theo ủy ban Basel về giám sát NH. Tuy nhiên, theo nghiên cứu chưa đầy đủ của tác giả bài viết, các nghiên cứu về KSNB hoạt động tín dụng tại NHTM còn khá khiêm tốn, chủ yếu là các nghiên cứu về KSNB nói chung, chưa nghiên cứu đánh giá cụ thể về các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của KSNB hoạt động tín dụng tại NH. 3. Mô hình và phương pháp nghiên cứu Dựa vào cơ sở lí thuyết của COSO và nghiên cứu của Ayagre và cộng sự (2014), bài viết tiếp cận mô hình nghiên cứu gồm 5 nhân tố cấu thành HTKSNB theo COSO 2013 kết hợp với sử dụng thang đo Likert và phần mềm SPSS, nghiên cứu có mô hình hồi quy bội mô tả mối quan hệ giữa các nhóm nhân tố (biến độc lập) đối với biến phụ thuộc được biểu diễn: HHi = β0 + β1 MTi + β2 DGi + β3 TTKSi + β4 TTi + β5 GSi + ε Trong đó: HHi (Tính hiệu lực của HTKSNB tín dụng) là biến phụ thuộc, và MT, DG, TTKS, TT, GS là các biến độc lập liên quan đến 5 nhân tố môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thủ tục kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát rủi ro trong lí thuyết của COSO. Dựa vào giả thiết nghiên cứu của Ayagre và cộng sự (2014), bài viết đã kế thừa và đặt giả thuyết nghiên cứu để phục vụ cho quá trình phân tích dữ liệu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của HTKSNB tín dụng tại ngân hàng: H1: Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng tích cực đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động TD tại NH. H2: Đánh giá rủi ro có ảnh hưởng tích cực đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động TD tại NH. H3: Thủ tục kiểm soát có ảnh hưởng tích cực đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động TD tại NH. H4: Chất lượng hệ thống thông tin và truyền thông có ảnh hưởng tích cực đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động TD tại NH. H5: Hoạt động giám sát có ảnh hưởng tích cực đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động TD tại NH. Các giả thiết được đặt ra là cơ sở để nghiên cứu đánh giá mức độ tác động của các nhân tố (biến phụ thuộc) ảnh hưởng đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng Nguyễn Thị Loan. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 63(6), 105-121 109 (biến độc lập), và các nhân tố đều được giả thiết là có tác động tích cực (tác động dương, cùng chiều) với tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng tại NHTM. Nghiên cứu đã thực hiện gửi bảng khảo sát trực tiếp, sau khi loại các phiếu trả lời không đủ thông tin, thu về được 250 mẫu khảo sát với đầy đủ thông tin từ lãnh đạo và nhân viên của 26 NHTM tại VN (khảo sát từ tháng 8/2017 đến tháng 12/2017). Bảng câu hỏi khảo sát bao gồm 50 mục hỏi được xây dựng kết hợp dựa theo các nghiên cứu của Ayagre & cộng sự (2014), công cụ đánh giá tính hiệu lực của KSNB theo báo cáo COSO 2013, các nguyên tắc của Basel và kết hợp các quy định về HTKSNB tín dụng tại các NHTM tại VN. Phân bổ các câu hỏi khảo sát (Bảng 2) với thang đo Likert 5 mức độ để phân tích tính hiệu lực của các quy định nội bộ về kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Bảng câu hỏi với thang đo từ 1 - Rất thấp, 2 - Thấp, 3 - Trung bình, 4 - Cao và 5 - Rất cao, từ đó vận dụng mô hình định lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng tại NHTM. Bên cạnh các câu hỏi khảo sát với thang đo Likert 5, nghiên cứu còn có thiết kế các câu hỏi mở cuối Bảng khảo sát để tổng hợp các ý kiến của lãnh đạo, nhân viên NHTM về các giải pháp tác động đến các nhân tố của HTKSNB tín dụng góp phần nâng cao tính hiệu lực trong kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng để có cơ sở kiến nghị giải pháp. Bảng 2 Thống kê câu hỏi khảo sát STT Nội dung câu hỏi Số lượng Thứ tự 1 Phần thông tin chung 9 Q1 – Q9 2 Môi trường kiểm soát (MT) 9 Q10 – Q18 3 Đánh giá rủi ro (ĐG) 5 Q19 – Q23 4 Thủ tục kiểm soát (TTKS) 9 Q24 – Q32 5 Thông tin và truyền thông (TT) 7 Q33 – Q39 6 Hoạt động giám sát (GS) 7 Q40 – Q46 7 Tính hiệu lực hệ thống KSNB (HH) 4 Q47 – Q50 Tổng cộng 50 câu hỏi Bảng 3 Khảo sát nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực Hệ thống KSNB TD tại NHTM STT Diễn giải (1) Rất thấp (2) Thấp (3) Trung bình (4) Cao (5) Rất cao Nhân tố “Môi trường kiểm soát”- MT MT 1 Lãnh đạo NH chấp hành tốt các quy định kiểm soát tín dụng tại ngân hàng MT2 NH có chính sách tuyển dụng nhân viên ... ể hiện trong Bảng 6: Bảng 6 Kết quả phân tích nhân tố khám phá Nhân tố Biến quan sát 1 2 3 4 5 MT1 0,897 MT2 0,677 MT3 0,876 MT4 0,628 MT5 0,647 DG1 0,631 DG2 0,796 DG3 0,672 DG5 0,547 TTKS1 0,655 TTKS2 0,663 TTKS4 0,744 TTKS5 0,701 TTKS6 0,699 TTKS7 0,791 TTKS8 0,660 TT2 0,967 116 Nguyễn Thị Loan. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 63(6), 105-121 Nhân tố Biến quan sát 1 2 3 4 5 TT3 0,710 TT4 0,707 TT5 0,589 TT6 0,579 GS2 0,768 GS3 0,721 GS4 0,626 GS5 0,654 GS6 0,586 GS7 0,615 Sau khi phân tích nhân tố, các thang đo bao gồm: Nhân tố 1 (Môi trường kiểm soát) bao gồm các biến: MT1, MT2, MT3, MT4, MT5 Kí hiệu Môi trường (MT) MT 1 Lãnh đạo NH chấp hành tốt các quy định kiểm soát tín dụng tại ngân hàng MT2 NH có chính sách tuyển dụng nhân viên và nhân viên tín dụng rõ ràng. MT3 NH có kế hoạch cụ thể, rõ ràng chính sách đào tạo đối với lãnh đạo và nhân viên. MT4 NH có chính sách lương, thưởng, kỷ luật rõ ràng, cụ thể MT5 NH có chính sách cụ thể vể luân chuyển cán bộ, nhân viên theo định kì, Nhân tố 2 (Đánh giá rủi ro) gồm các biến: DG1, DG2, DG3, DG5 Kí hiệu ĐÁNH GIÁ (DG) ĐG1 Quy trình soát xét chất lượng tín dụng có khả năng dự báo sớm những thay đổi về tình hình tài chính, khả năng trả nợ của các bên đối tác ĐG2 Tính kịp thời của các thông tin cảnh báo rủi ro khi có sự thay đổi bất lợi trong môi trường kinh doanh, hoạt động tín dụng ĐG3 Tính cập nhật của các quy định về ngành nghề kinh doanh, quản lí rủi ro tín dụng ĐG5 NH có các tiêu chí cảnh báo sớm nợ có vấn đề Nguyễn Thị Loan. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 63(6), 105-121 117 Nhân tố 3 (Thủ tục kiểm soát) bao gồm các biến: MT6, TTKS1, TTKS2, TTKS4, TTKS5, TTKS6, TTKS7, TTKS8 Kí hiệu THỦ TỤC KIỂM SOÁT (TTKS) TTKS1 Tính hiệu lực trong kiểm soát tín dụng từ thực hiện theo quy trình tín dụng NH TTKS2 Tính hiệu lực trong kiểm soát tín dụng từ thực hiện theo quy định về xếp hạng tín dụng đối với khách hàng TTKS4 Tính hiệu lực trong kiểm soát tín dụng từ thực hiện theo quy định về bảo đảm nợ vay TTKS5 Tính hiệu lực của cơ chế phê duyệt tín dụng theo nguyên tắc kiểm soát “4 mắt” TTKS6 Tính hiệu lực của cơ chế kiểm soát chuyển nhóm nợ tự động được định dạng trước trong hệ thống công nghệ thông tin NH TTKS7 Việc lưu trữ hồ sơ, chứng từ chỉ có những người có thẩm quyền mới được tiếp cận các thông tin này TTKS8 NH thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn cho thông tin trên hệ thống máy tính, có hệ thống sao lưu phòng trường hợp mất cắp Nhân tố 4 (Thông tin và truyền thông) bao gồm các biến: TT3, TT4, TT5, TT6 Kí hiệu THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (TT) TT2 Ban lãnh đạo ngân hàng luôn được cung cấp kịp thời và đầy đủ các thông tin bên trong và bên ngoài ngân hàng về hoạt động tín dụng TT3 Việc trao đổi thông tin giữa các cấp được thực hiện qua mạng nội bộ TT4 NH thực hiện cách thức để tiếp nhận ý kiến khách hàng về vi phạm, sai sót của cán bộ, nhân viên (hộp thư góp ý, đường dây nóng, bộ phận chăm sóc khách hàng) TT5 Các quy định, chính sách TD nội bộ được thông tin, truyền thông đến nhân viên bằng văn bản kịp thời, rõ ràng, cụ thể Nhân tố 5 (Giám sát) bao gồm các biến: GS2, GS3, GS4, GS5, GS6, GS7 Kí hiệu GIÁM SÁT (GS) GS2 NH thường xuyên gởi thư đối chiếu, thăm dò ý kiến khách hàng vay GS3 NH gặp gỡ trực tiếp, giải quyết khiếu nại, thắc mắc của khách hàng, tư vấn cho khách hàng GS4 NH có các biện pháp xử lí kịp thời đảm bảo quyền lợi cho khách hàng GS5 Chất lượng các cảnh báo rủi ro tín dụng của kiểm toán nội bộ, kiểm tra nội bộ sau mỗi đợt kiểm toán GS6 Chất lượng của các báo cáo tự đánh giá, tự chấn chỉnh của NH về hoạt động tín dụng GS7 Tính kịp thời của cảnh báo rủi ro tín dụng trong ngân hàng 118 Nguyễn Thị Loan. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 63(6), 105-121 Kiểm định lại độ tin cậy của các thang đo sau khi phân tích nhân tố khám phá cho thấy đều đạt yêu cầu. Kết quả phân tích hồi quy Sau khi các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy, nghiên cứu tiếp tục thực hiện phân tích hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để xem xét mức độ tác động giữa các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Kết quả phân tích hồi quy được thể hiện trong Bảng 7. Bảng 7 Kết quả phân tích hồi quy theo phương pháp OLS Tên biến Hệ số β Hệ số βchuẩn hóa Giá trị P –value Hằng số 0,281 0,141 MT 0,109 0,124 0,022 ĐG 0,062 0,064 0,275 TTKS 0,308 0,290 0,000 TT 0,097 0,114 0,038 GS 0,351 0,330 0,000 Giá trị Sig. của mô hình = 0,000 R2 =58,2% Hệ số Durbin-watson = 1,725 Hệ số VIF < 10 Với kết quả hồi quy trong Bảng 7 cho thấy mô hình hồi quy có giá trị Sig. = 0,000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% nên mô hình hồi quy là có ý nghĩa thống kê. Giá trị R2 =58,2% cho thấy các biến độc lập trong mô hình giải thích được 58,2% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Hệ số Durbin – watson =1,725 gần bằng 2 và các hệ số VIF đều nhỏ hơn 10 nên mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng tự tương quan và đa cộng tuyến. Kết quả phương trình hồi quy thể hiện như sau: HH = 0,281 + 0,109*MT + 0,308* TTKS + 0,097*TT + 0,351*GS + ε Trong 5 biến độc lập thì 4 biến MT, TTKS, TT và GS tác động lên biến HH ở mức ý nghĩa 5%. Trong mẫu nghiên cứu sự tác động của biến ĐG đến HH là không có ý nghĩa thống kê. Như vậy mô hình hồi quy cho thấy bốn thành phần MT, TTKS, TT và GS đều tác động tích cực lên biến HH, trong đó tác động của biến GS là mạnh nhất thể hiện ở hệ số βchuẩn hóa = 0,330 và kế đến là biến TTKS với βchuẩn hóa = 0,290 và biến MT với βchuẩn hóa = 0,124 và cuối cùng là TT với βchuẩn hóa = 0,114. 5. Kết luận và khuyến nghị Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn các nhân tố (biến độc lập) như MT, TT, TTKS và GS (ngoại trừ ĐG) đều có ảnh hưởng đến (biến phụ thuộc) tính hữu hiệu của KSNB hoạt động tín dụng tại NHTM VN, thể hiện trong kết quả phương trình hồi quy: HH = 0,281 + 0,109*MT + 0,308*TTKS + 0,097*TT + 0,351*GS + ε Kết quả phân tích cho thấy có 4 thành phần gồm Môi trường kiểm soát, Thủ tục kiểm soát, Giám sát và Thông tin và truyền thông tác động tích cực lên Tính hữu hiệu của KSNB hoạt động tín dụng ngân hàng. Mức độ Nguyễn Thị Loan. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 63(6), 105-121 119 tác động mạnh nhất thuộc về thành phần Giám sát, kế đến là thành phần Thủ tục kiểm soát, tiếp theo là thành phần Môi trường kiểm soát và cuối cùng là thành phần Thông tin và truyền thông. Căn cứ vào phương trình hồi quy, khi thành phần Giám sát tăng lên 1 thì tính hữu hiệu của KSNB hoạt động tín dụng tăng lên 0,351. Hoàn toàn tương tự khi các thành phần Thủ tục kiểm soát, Môi trường kiểm soát và Thông tin và truyền thông tăng lên 1 thì tính hữu hiệu của KSNB hoạt động tín dụng tăng lên lần lượt là 0,308; 0,109 và 0,097. Trong mẫu nghiên cứu, thành phần Đánh giá rủi ro tác động đến tính hữu hiệu của KSNB hoạt động tín dụng là không có ý nghĩa thống kê. Nhìn vào kết quả phân tích ở Bảng 4, có thể thấy thành phần đánh giá (ĐG) với giá trị trung bình là 3,5664 là thang đo có giá trị trung bình thấp thứ hai trong các thang đo của các biến độc lập, trong đó biến quan sát ĐG2 “Tính kịp thời của thông tin cảnh báo rủi ro khi có sự thay đổi bất lợi trong môi trường kinh doanh hoạt động tín dụng” được đánh giá thấp nhất với mức trung bình là 3,4040. So sánh với nghiên cứu của Ayagre và cộng sự (2014), tiếp cận 5 nhân tố cấu thành HTKSNB theo COSO 2013, kết quả HTKSNB tại các NH ở Ghanaian tương đối tốt, nhân tố môi trường kiểm soát và giám sát hoạt động được đánh giá cao, điểm trung bình 4,72 và 4,66, kết quả nghiên cứu của bài viết này cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu HTKSNB tín dụng tại 26 NHTM Việt Nam trong mẫu khảo sát chỉ được đánh giá trên mức trung bình từ 3,5514 đến 3,8809 (Bảng 3), điều này là cơ sở đáng lưu ý để các NHTM cần có những giải pháp nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB hoạt động tín dụng. Dựa trên kết quả nghiên cứu và khảo sát ý kiến đúc kết thông qua câu hỏi mở từ lãnh đạo và nhân viên NHTM Việt Nam, bài viết đề xuất các gợi ý giải pháp để nâng cao tính hữu hiệu trong KSNB hoạt động tín dụng tại các NHTM Việt Nam như sau: Về môi trường kiểm soát: NHTM cần tăng cường phổ biến, nhắc lại cẩm nang đạo đức và yêu cầu kí cam kết thực hiện hàng năm, thực hiện luân chuyển cán bộ và nhân viên định kì để hạn chế rủi ro tác nghiệp, rủi ro vi phạm đạo đức nghề nghiệp do quản lí chi nhánh, quản lí khách hàng quá lâu, quá quen thuộc. Nhân sự của bộ phận kiểm toán nội bộ cần được tuyển chọn có năng lực cao và có sự thay đổi (định kì 3 năm/ lần) để phát huy được chức năng tư vấn tạo giá trị gia tăng trong báo cáo kiểm toán, không nên chỉ dừng lại trong báo cáo phát hiện lỗi sai sót trong tín dụng. Về giám sát rủi ro: Hoạt động giám sát rủi ro bao gồm hoạt động tự giám sát thường xuyên của lãnh đạo và nhân viên thông qua thực hiện các quy định về tín dụng và giám sát độc lập từ bộ phận kiểm toán nội bộ. Vì vậy, NHTM cần chú trọng xây dựng yêu cầu nhân viên thực hiện báo cáo bất thường về hoạt động và xử lí kịp thời các báo cáo bất thường. Ngân hàng cần nâng cao chất lượng giám sát tín dụng thông qua yêu cầu xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm một cách linh hoạt trong từng thời kì định hướng theo rủi ro. Kiểm toán viên nội bộ cũng phải thay đổi phương pháp kiểm toán, cần kết hợp phương pháp kiểm toán hệ thống với kiểm toán chi tiết nhằm đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của hoạt động tín dụng một cách toàn diện, nhờ đó kiểm toán viên sẽ tiết kiệm được thời gian kiểm toán nhưng lại có thể đưa ra kết luận tổng thể, định hướng vào rủi ro trong hoạt động tín dụng. Về thủ tục kiểm soát: NHTM cần nâng cao tính hiệu lực của quy định về xếp hạng tín dụng nội bộ với mục tiêu sử dụng quy định này trong xem xét quyết định tín dụng, ưu đãi tín dụng, phân loại nợ và lập dự phòng rủi ro. NHTM cần xây dựng các quy trình tín dụng cụ thể đối với sản phẩm tín dụng, bổ sung các lưu ý rủi ro cần tăng cường kiểm soát đối với từng loại sản phẩm tín dụng, thực hiện tốt quy 120 Nguyễn Thị Loan. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 63(6), 105-121 định về đảm bảo nợ vay cũng như nguyên tắc kiểm soát “4 mắt” trong phê duyệt tín dụng, nghĩa là trong quy trình tín dụng ít nhất phải thực hiện kiểm soát thông qua người thứ hai. Thủ tục kiểm soát thông qua giao chỉ tiêu tín dụng cần có căn cứ thực tế hạn chế mở rộng quy mô tín dụng chạy theo lợi nhuận xem nhẹ kiểm soát rủi ro dẫn đến nợ xấu tăng cao. Về thông tin và truyền thông: NHTM cần đa dạng các hình thức truyền thông thông tin đến nhân viên và bằng nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh trao đổi thông tin bằng văn bản là chủ yếu như hiện nay, NHTM cần tăng cường xây dựng hệ thống báo cáo kịp thời, khoa học và đầy đủ các thông tin bên trong và bên ngoài ngân hàng về hoạt động tín dụng, trao đổi thông tin qua mạng nội bộ, tiếp nhận ý kiến khách hàng về vi phạm, sai sót của cán bộ, nhân viên thông qua hộp thư góp ý, đường dây nóng, bộ phận chăm sóc khách hàng. Các quy định, chính sách TD nội bộ cần được thông tin, truyền thông đến nhân viên được thể hiện dưới dạng lưu đồ phân quyền kiểm soát tín dụng, dưới dạng bảng câu hỏi và trả lời về nội dung cần kiểm soát tín dụng rõ ràng, cụ thể. Thông tin truyền thông cảnh báo rủi ro tín dụng đến lãnh đạo và nhân viên cần được duy trì thường xuyên. Về đánh giá rủi ro: Tuy kết quả mô hình về nhân tố đánh giá rủi ro không có ý nghĩa thống kê nhưng kết quả khảo sát cũng cho thấy NH cần lưu ý thông tin cảnh báo rủi ro khi có sự thay đổi bất lợi trong môi trường kinh doanh, hoạt động tín dụng, xây dựng tiêu chí báo cáo và yêu cầu báo cáo cảnh báo sớm nợ vay có vấn đề. Phân tích nhân tố bị giới hạn số lượng mẫu 250 mẫu từ lãnh đạo và nhân viên của 26 NHTM tại VN nên ý nghĩa thống kê và độ tin cậy của một số nhân tố tác động đến tính hiệu lực của KSNB về hoạt động tín dụng tại các NHTM còn có những hạn chế. Bài nghiên cứu tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo trong việc mở rộng số lượng mẫu nhằm tăng mức ý nghĩa và độ tin cậy của mô hình nghiên cứu. Một số đề xuất để nâng cao tính hữu hiệu KSNB hoạt động tín dụng tại các NHTM trong phạm vi đề tài có liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến KSNB theo mô hình của COSO cũng tạo tiền đề để mở rộng phạm vi các hướng đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo Tài liệu tham khảo Abiola, I., & Oyewole, A. T. 2013, Internal Control System on Fraud Detection: Nigeria Experience. Journal of Accounting and Finance, 13(5), 141-152. Retrieved from [27 Jan 2016] Ayagre, P., Appiah-Gyamerah, I.& Nartey, J. 2014, The effectiveness of Internal Control Systems of banks. The case of Ghanaian banks. International Journal of Accounting and Financial Reporting, 4(2), 377-389. Retrieved from [25 Jan 2016] Barakat, A. (2009). Banks Basel II norms requirement regarding internal control – Field study on Jordan banks, Delhi Business Review, 10(2), 35-48. Retrieved from [25 Jan 2016] Basel (1998). Framework for Internal Control Systems in banking organization Coso (2013). Internal Control – Integrated Framework: Executive Summary Đào Minh Phúc & Lê Văn Hinh. (2012). HTKSNB gắn với quản lí rủi ro tại các NHTM VN trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí Ngân hàng, 24, 20-26. Nguyễn Thị Loan. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 63(6), 105-121 121 Nguyễn Anh Phong & Hà Tôn Trung Hạnh. (2010). Nâng cao hiệu quả hoạt động KSNB ở các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM. Phát triển kinh tế, 240, 41-48. Nguyễn Minh Phương. (2014). Một số yếu kém trong quy trình KSNB hoạt động tín dụng của các NHTM và khuyến nghị. Tạp chí Ngân hàng, 6, 26-30. Ngô Thái Phượng & Lê Thị Thanh Ngân. (2015). Khuôn khổ HTKSNB theo tiêu chuẩn Basel. Thị trường tài chính tiền tệ, 5, 18-21. Olatunji, O. C. (2009). Impact of internal control system in banking sector in Nigeria. Pakistan Journal of Social Sciences, 6(4), 181-189. Phạm Thị Vân Hạnh & Nguyễn Kim Phượng. (2015). Yếu kém trong KSNB ở các NHTM VN. Kinh tế và dự báo, 11, 27-29. Sultana, R., & Enamu, M. (2011). Evaluation of Internal Control Structure : Evidence from Six Listed Banks in Bangladesh. ASA Unversity Review, 5(1), 69-81. Salehi, M., Shiri, M. M., & Ehsanpour, F. (2013). Effectiveness of internal control in the banking sector: Evidence from bank Mellat, Iran. IUP Journal of Bank Management, 12(1), 23-34. Retrieved from [22 Jan 2016] Sultana, R., & Haque, M. E. (2011). Evaluation of internal control structure: Evidence from six listed banks in Banglades. ASA University Review, 5(1), 69-81. Retrieved from [22 Jan 2016]. Võ Thị Hoàng Nhi & Lê Thị Thanh Huyền. (2014). Hoàn thiện HTKSNB của các NHTM VN theo mô hình Coso. Tạp chí Ngân hàng, 4, 22-27. Võ Thị Hoàng Nhi (2015). Xây dựng mô hình KSNB hiệu quả, hiệu lực tại NHTM theo mô hình Coso 2013. Thị trường tài chính tiền tệ, 8, 38-43.
File đính kèm:
- nhan_to_anh_huong_den_tinh_hieu_luc_cua_he_thong_kiem_soat_n.pdf