Nhìn nhận sự đổi thay trong văn hóa làng từ truyền thống đến hiện đại qua hương ước làng công giáo vùng đồng bằng sông Hồng

Đặt vấn đề *

Nghiên cứu về làng xã Việt Nam không

phải là chủ đề mới, nhưng lại rất thú vị khi

nghiên cứu về sự đổi thay của nó trong dòng

chảy chung của văn hóa, xã hội. Một trong

những yếu tố làm thay đổi cục diện làng xã

Việt Nam phải kể đến sự hội nhập và phát

triển của văn hóa làng. Là một sản phẩn văn

hóa độc đáo gắn liền với làng xã người Việt

nói chung, người Công giáo thuộc vùng đồng

bằng sông Hồng nói riêng, Hương ước1 làng

bao gồm những quy định nhằm điều chỉnh

một số lĩnh vực của đời sống sinh hoạt làng

xã như văn hóa xã hội, kinh tế. trong từng

giai đoạn lịch sử nước nhà.

pdf 8 trang yennguyen 10880
Bạn đang xem tài liệu "Nhìn nhận sự đổi thay trong văn hóa làng từ truyền thống đến hiện đại qua hương ước làng công giáo vùng đồng bằng sông Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhìn nhận sự đổi thay trong văn hóa làng từ truyền thống đến hiện đại qua hương ước làng công giáo vùng đồng bằng sông Hồng

Nhìn nhận sự đổi thay trong văn hóa làng từ truyền thống đến hiện đại qua hương ước làng công giáo vùng đồng bằng sông Hồng
 NHÌN NHẬN SỰ ĐỔI THAY TRONG VĂN HÓA LÀNG 
TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI QUA HƯƠNG ƯỚC 
LÀNG CÔNG GIÁO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 
NGUYỄN THỊ QUẾ HƯƠNG* 
Đặt vấn đề * 
Nghiên cứu về làng xã Việt Nam không 
phải là chủ đề mới, nhưng lại rất thú vị khi 
nghiên cứu về sự đổi thay của nó trong dòng 
chảy chung của văn hóa, xã hội. Một trong 
những yếu tố làm thay đổi cục diện làng xã 
Việt Nam phải kể đến sự hội nhập và phát 
triển của văn hóa làng. Là một sản phẩn văn 
hóa độc đáo gắn liền với làng xã người Việt 
nói chung, người Công giáo thuộc vùng đồng 
bằng sông Hồng nói riêng, Hương ước1 làng 
bao gồm những quy định nhằm điều chỉnh 
một số lĩnh vực của đời sống sinh hoạt làng 
xã như văn hóa xã hội, kinh tế... trong từng 
giai đoạn lịch sử nước nhà. 
Mục đích của bài viết đi tìm hiểu về sự đổi 
thay trong đời sống văn hóa tinh thần của người 
Công giáo Việt Nam qua hương ước làng Công 
giáo, góp phần tô thêm bức tranh văn hóa làng 
Công giáo phong phú và sống động hơn trong 
nền văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, trong phạm 
vi giới hạn, bài viết chỉ tập trung vào một số 
phong tục cổ truyền nổi bật trong nội dung 
hương ước làng Công giáo của một số làng 
thuộc vùng đồng bằng sông Hồng2. 
1. Khái lược về hương ước làng Công giáo 
Đồng bằng sông Hồng là cái nôi của nền 
văn hóa Việt mà điển hình là văn hóa làng, 
từ lâu mang dấu ấn văn hóa Phật giáo, Nho 
giáo, Đạo giáo và đến thế kỉ XVI là sự du 
* ThS. Viện Nghiên cứu Tôn giáo. 
nhập của Công giáo. Do sự du nhập và phát 
triển của Công giáo mà cư dân người Việt 
nói chung và cư dân vùng đồng bằng sông 
Hồng nói riêng đã có sự thay đổi đáng kể 
trong đời sống văn hóa tâm linh, mang 
những sắc thái riêng, khác biệt với văn hóa 
cổ truyền người Việt. 
Làng Công giáo là sản phẩm của quá 
trình truyền bá Công giáo vào Việt Nam từ 
sau năm 1533 (mốc đánh dấu việc truyền 
bá Công giáo vào Việt Nam)3. Trong giai 
đoạn đầu khi Công giáo mới du nhập vào 
Việt Nam, một số các nhà truyền giáo men 
theo các làng xã ven biển để thực hiện công 
việc truyền giáo, lúc đầu có một vài gia 
đình, dần dần số tín đồ đông lên, lập ra các 
nhà riêng còn gọi là nhà giáo hay họ giáo 
để dạy kinh bổn cho tân tòng và là nơi cầu 
nguyện, trên cơ sở ấy họ đạo ra đời, nhiều 
họ đạo lập thành một xứ đạo4, từ đó tạo nên 
làng Công giáo. 
Làng Công giáo5 được hình thành trên cơ 
sở của làng Việt, bởi vậy, hương ước làng 
Công giáo cũng được xây dựng trên nền tảng 
hương ước làng Việt. Do đó, nét truyền 
thống và hiện đại của hương ước làng Công 
giáo luôn hiện diện trong mỗi văn bản hương 
ước làng qua từng thời kì lịch sử. 
Hương ước làng Việt nói chung và hương 
ước làng Công giáo nói riêng vùng đồng 
bằng sông Hồng có 3 loại, tương ứng với ba 
giai đoạn: giai đoạn trước cải lương hương 
Nhìn nhận sự đổi thay 
65 
chính (còn gọi là hương ước cũ, được viết 
bằng chữ Hán - Nôm), giai đoạn cải lương 
hương chính (1921-1944), (còn được gọi là 
hương ước cải lương, được viết đồng thời 
bằng chữ Quốc ngữ, Hán ngữ, hoặc Pháp 
ngữ) và giai đoạn sau cải lương hương chính, 
cụ thể sau khi có Chỉ thị số 24/1998/CT-
TTg về việc xây dựng và thực hiện hương 
ước, qui ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm 
dân cư (gọi nôm na là hương ước mới, 
được viết bằng chữ Quốc ngữ). Như vậy, 
hương ước làng Công giáo được coi là 
hương ước cổ thì theo sưu tầm của chúng 
tôi chỉ có từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ 
XX ; hương ước làng Công giáo được coi 
là hương ước cải lương thì có từ năm 1921-
1944 ; còn hương ước mới thì có từ sau 
năm 1998, và đó cũng là ba loại văn bản 
mà chúng tôi khảo cứu trong bài viết. 
Xét tổng thể ở mỗi văn bản hương ước 
làng Công giáo, tính truyền thống hay tính 
hiện đại được hình thành ngay trong nội 
dung của mỗi bản hương ước thể hiện từ 
hình thức, bố cục đến nội dung của hương 
ước. Việc tạo lập các bản hương ước qua 
từng thời kì khác nhau với mục đích góp 
phần giáo dục người dân trong làng sống có 
văn hóa hơn, có trách nhiệm hơn, tự điều 
chỉnh những hành vi của mình. Đồng thời, để 
chỉnh sửa lại phong tục của làng cho hợp với 
tiến trình phát triển của xã hội thì những tục 
lệ tốt thời giữ lại, lệ tục xấu thời bỏ. 
2. Tính truyền thống và hiện đại qua 
các phong tục cổ truyền 
Cũng như nhiều tôn giáo khác trên thế 
giới, Công giáo là hình thái ý thức xã hội ra 
đời và phát triển từ xa xưa trong lịch sử 
được truyền bá vào Việt Nam từ thế kỷ 
XVI. Trong quá trình hình thành và phát 
triển, Công giáo đã có ảnh hưởng nhất định 
đến đời sống văn hóa, xã hội, tâm lý đạo 
đức, lối sống và phong tục tập quán cổ 
truyền Việt Nam. 
Tìm hiểu sự đổi thay về đời sống sinh 
hoạt thường ngày của người Công giáo 
Việt Nam qua hương ước, tuy không rõ nét, 
nhưng nó góp phần tô thêm bức tranh văn 
hóa làng Công giáo phong phú và sống 
động hơn trong nền văn hóa chung của dân 
tộc Việt Nam. Qua khảo cứu một số văn 
bản hương ước, chúng tôi thấy về cơ bản 
thì ít thay đổi, nhưng có một số nội dung 
đặc thù của hương ước được phân tích theo 
hai cách nhìn, sẽ làm rõ được tính truyền 
thống và tính hiện đại của hương ước làng 
Công giáo, từ đó thấy được sự đổi thay 
trong nếp sinh hoạt của người Công giáo 
Việt Nam qua từng giai đoạn. 
Theo cách nhìn truyền thống, đó là 
những vấn đề liên quan đến nếp sinh hoạt 
truyền thống của người Việt đã hình thành 
trước khi họ là người Công giáo Việt Nam, 
nếp đó được thể qua các phong tục, mang 
đậm nét văn hóa cổ truyền của làng Việt 
nói chung. Như vấn đề gìn giữ phong hóa. 
Theo cách nhìn hiện đại, đó là sự hòa nhập 
giữa văn hóa phương Tây với văn hóa Việt 
Nam như phong tục cưới hỏi, như lễ hội 
làng và những lễ nghi liên quan đến việc 
phụng tự Thiên Chúa trong đời sống hằng 
ngày của giáo dân. Bên cạch đó, sự đổi 
thay những tục lệ cũ thành những tục lệ 
mới phù hợp với sự biến đổi của xã hội 
trong mỗi làng Công giáo Việt Nam. 
a) Phong tục cổ truyền qua hương ước: 
cách nhìn truyền thống. 
Trong mỗi con người, ai cũng giữ nhiều 
vai trò, vị trí khác nhau của cuộc sống, và 
người Công giáo Việt Nam cũng vậy, với 
Đảng và Nhà nước Việt Nam họ là những 
công dân Việt Nam, với Giáo hội Công giáo 
Việt Nam họ là những giáo dân (hay người 
Công giáo Việt Nam). Xét về góc độ tín 
ngưỡng, tôn giáo, đã là người Việt Nam dù 
theo bất kỳ một tôn giáo nào, thì trong sâu 
thẳm tâm linh của họ luôn là tâm linh người 
Việt. Bởi thế, họ không bao giờ quên những 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 1/2012 
66 
phong tục, lễ thức đã ăn sâu trong tiềm thức 
của họ, đó là những lễ tiết, những phong tục 
cổ truyền mang đậm tính vùng, miền. 
Vấn đề gìn giữ phong hóa trong làng xã là 
việc không thể thiếu đối với làng Việt truyền 
thống. Đối với làng Công giáo, nhất là làng 
Lương - Giáo, nội dung này càng trở nên cần 
thiết, bởi nó sẽ góp phần vào việc xây dựng 
khối đoàn kết Lương - Giáo. Những quy ước 
đó giúp mỗi người dân tự kiểm soát được 
hành động của chính mình, đồng thời đề cao 
lối sống trách nhiệm với xóm giềng, đoàn kết 
cộng đồng làng xã. Trong Tục lệ xã Chất 
Thành (Ninh Bình) có chép:“Nguyên nhân 
làng trước đây khi thiết lập đều là dân bên 
Lương, việc đinh điền đều không phân biệt. 
Khoảng niên hiệu Tự Đức (1848-1883), đội 
ơn khoan điển, bấy giờ có dân theo Công 
giáo, nay giáp ấy tình nguyện thành một giáp 
riêng Đến như phong hóa phồn tạp, đề 
phòng lòng người sai phạm, tất do Lương - 
Giáo cùng đề ra quy thức để ngăn 
chặnTrong cuộc sống thường nhật, tất lấy 
lễ để tiếp đãi nhau; lúc nguy cấp, tất lấy tình 
để tương trợ...”6. Hay trong Tờ khoán La 
Tinh, Hoài Đức (Hà Nội) cũng có đề cập đến 
vấn đề đoàn kết Lương – Giáo cho phải phép 
phong hóa xóm làng: “Hai bên Lương - Giáo 
cùng một làng chỉ phân biệt Lương, Giáo mà 
thôi, còn là người một làng, có thể cùng dòng 
họ, phải biết sống với nhau có lí, có tình, 
phải biết thống nhất với nhau cùng một thể 
lệ, tôn trọng với nhau những thể lệ riêng tư, 
không nên tranh chấp làm phiền nhau mà 
nên theo lệ trong Tờ Khoán.”7. 
Vấn đề gìn giữ phong hóa theo cách nhìn 
truyền thống còn thể hiện qua việc cấn 
hành nghề ca hát, bởi trước kia, nghề ca hát 
vốn không được coi trọng theo cách nhìn 
của ông cha, có câu:“Xướng ca vô loài”, 
hương ước làng Công giáo cũng đề cập đến 
tục lệ này, cụ thể trong Tục lệ ấp Tôn Đạo 
(Ninh Bình): chép:“Lệ người nào có con 
gái làm nghề ca hát, bản ấp bắt phạt 6 
quan, người con gái đó bị đánh 40 roi. nếu 
trốn đi về sau bắt được quả tang ca hát, 
phạt tiền gấp đôi. Hoặc người con gái đó 
đến dâm nhiễu ở chỗ nào, bặt phạt tiền 12 
quan, đánh 80 roi để trừng trị”8. 
Bên cạnh đó, vấn đề đạo Hiếu của con cái 
đối với ông bà, cha mẹ, cũng được qui định 
khá tỉ mỉ trong văn bản hương ước làng 
Công giáo. Cụ thể, tại Điều 109 và 110, 
Khoản 18, Hương ước làng Phú Nhai (Nam 
Định): "Người nào trong làng tình cảnh 
không phải vất vả mà để ông bà, cha mẹ rách 
rưới, khổ sở, Hương hội sẽ cho tìm con cháu 
ra khuyên bảo, nếu không tuân sẽ cho là tội 
bất hiếu, Hương hội sẽ phạt truất ngôi thứ 
cho đến khi biết hối cải."9. 
Sự kính hiếu với ông bà tổ tiên khi họ 
khuất bóng trong các làng Việt nói chung, 
làng Công giáo nói riêng đều được thực hiện 
theo nhiều nghi lễ khác nhau, dưới nhiều 
hình thức khác nhau tuỳ theo từng vùng, 
miền. Lễ Tổ tiên của người Công giáo Việt 
Nam chính thức được thực hiện rộng rãi từ 
sau Thư chung 1980 của Hội đồng Giám 
mục Việt Nam, nhưng trước đó từ lâu, 
người Công giáo Việt Nam đã không quên 
những phong tục cổ truyền, vẫn thực hiện 
công việc đạo hiếu của người sống với 
người đã khuất, và điều này cũng đã được 
ghi lại trong Hương ước làng Trung Lĩnh, 
(Nam Định), tại Điều 94: “Làng chúng tôi 
toàn tòng đạo Thiên Chúa trong một năm 
có hai kỳ làm lễ.... Lễ Kỳ hồn, cầu cho Tiên 
tổ và viếng mộ”10. 
Trong hương ước làng Công giáo ở xã 
Tăng Bổng, tổng Thuận Vi, Thái Bình lại 
có những tục giống như phong tục của 
người Việt xưa đó là khi cha mẹ qua đời, 
những người con bao giờ cũng làm những 
lễ nghi dựa trên vở chèo Mục Liên Báo Ân 
- một vở chèo đã bị thất truyền với Sông 
Mê, bến Giác, bè Pháp, Tây Thiên theo tích 
của Phật giáo11 để cầu mong cho linh hồn 
người quá cố được siêu thoát. Cụ thể, trong 
Điều thứ bảy của Hương ước làng Tăng 
Nhìn nhận sự đổi thay 
67 
Bổng, (Thái Bình) về đường tống chung, có 
chép như sau: 
“... Họ ai kẻ có mệnh chung, 
Quan viên trình nạp trầu phong. 
Nạp xin các lệ tiền dùng mười ba. 
Sự báo hiếu tuỳ gia phong kiệm,... 
...Kẻ giàu nghèo hơn kém khác nhau.... 
Vì chưng hiếu tử ai ai, 
Cũng niềm báo hiếu, cũng bày Lục Nga*... ”12. 
Công giáo quan niệm, con người do Chúa 
Trời sinh ra, mỗi con người là một ngôi đền 
thánh thờ phụng Chúa, và với người Công 
giáo, sự chết nơi trần thế là sự bắt đầu của 
một cuộc sống mới ở nơi Thiên đàng. Bởi 
thế, người Công giáo luôn mong cho người 
thân của mình sau khi qua đời mau chóng 
được siêu thoát lên Thiên đàng. Hương ước 
các làng Công giáo có những quy định chung 
về tang lễ như việc khai báo người chết với 
quan lại, thời hạn tống táng đối với người 
chết thường và chết bệnh,... Bên cạnh đó, nội 
dung hương ước cũng có những quy ước cụ 
thể phù hợp với từng hạng giáo dân. 
Tại các Điều 69 đến Điều 71, Hương ước 
làng Đức Trai (Hải Dương) ghi rõ: "Những 
tang gia thì được tuỳ ý làm cỗ bàn đãi thân 
bằng cố hữu đến đưa đám hay thăm viếng, 
chứ không ai cấm đoán bắt buộc gì cả. Kỳ lý 
hoặc dân làng, ai mà hạch sách tang gia cỗ 
bàn, nếu xét quả thực thì phải phạt 3đ,00. Ai 
có cha mẹ về già thì tuỳ ý ? mình sắp đặt các 
lễ nghi trong nhà: như tế Thành phục tế ngu 
v.v. những người nghèo không thể mời 
giáp, mời làng được thì tuỳ ý nhờ bà con bạn 
hữu đưa với nhau thôi"13. 
Có thể nói, hương ước làng Công giáo dù 
ở thời điểm nào cũng luôn phản ánh được 
tính truyền thống của người Công giáo Việt 
Nam hòa trong dòng chảy của văn hóa nước 
nhà. Những quy định trong hương ước làng 
Công giáo vùng đồng bằng sông Hồng về 
vấn đề gìn giữ phong hóa luôn mang đậm 
tính cổ truyền của người Việt mà người 
Công giáo Việt Nam khéo léo lồng vào 
trong đời sống hằng ngày của mình, họ đã 
tạo ra lề thói, gia phong mà mỗi giáo dân 
theo đó tự giác thực hiện theo một trật tự 
nhất định. Việc tham gia các hoạt động này 
là nghĩa vụ và trách nhiệm vừa của từng cá 
nhân vừa của từng gia đình, dòng họ. Điều 
này phản ánh truyền thống cố kết làng xã 
lâu đời, thể hiện nếp sống văn hóa của 
người công giáo Việt Nam trong nền văn 
hóa chung của người Việt. 
b) Phong tục qua hương ước: cách nhìn 
hiện đại. 
Những phong tục qua các văn bản hương 
ước làng Công giáo mà bài viết đề cập dưới 
góc nhìn hiện đại đó là những lễ nghi được 
diễn ra trong một năm với việc phụng tự 
Thiên Chúa14 trong đời sống hằng ngày của 
giáo dân, bên cạnh những phong tục cổ 
truyền của người Việt mà người Công giáo 
đã có gắng đan xen vào, tạo nên tính đặc thù 
của văn hóa làng Công giáo Việt Nam. Đồng 
thời, đó cũng là những đổi thay của tục lệ cũ 
lỗi thời cho phù hợp với thời cuộc, hợp với 
sự đổi thay của xã hội trong làng Công giáo 
Việt Nam. 
Trước hết, đó là phong tục cưới hỏi của 
người Công giáo Việt Nam được qui định 
tỉ mỉ trong các văn bản hương ước làng 
Công giáo. 
Người Công giáo đề cao hôn nhân một vợ 
một chồng, bởi vậy, Hôn phối trở thành một 
Bí tích của Công giáo. Đây là Bí tích thứ bảy 
trong 7 phép Bí tích mà Giáo luật đã quy 
định: “Bí tích Hôn phối là sự nhìn nhận của 
Thiên Chúa đối với việc chung sống đến trọn 
đời của một người nam và một người nữ đã 
chịu phép Rửa tội. Bí tích Hôn phối làm tăng 
cường tính duy nhất và bền vững trong hôn 
nhân và quan hệ gia đình của tín đồ đạo 
Công giáo”15. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 1/2012 
68 
Nét đặc thù trong hương ước làng Công 
giáo về vấn đề hôn nhân, là quy định mỗi 
giáo dân chỉ được phép lấy một vợ, hoặc một 
chồng, đặc biệt lệ tục chú rể đi lễ nhà thờ. 
Điều 14, 15, hương ước làng Đông Xuyên 
Ngoại (Hải Phòng) quy định: "Việc tiền cheo 
khi giai, gái trong làng lấy nhau phải nộp 
1đ,00. Cheo ngoại phải nộp 3đ,00 phải có 
trầu cau tường trình huynh thứ. Việc cưới xin 
do đạo Công giáo quy định: Trước hết đó là 
tín đồ theo giáo luật chỉ được phép lấy một 
vợ một chồng"16. Điều 103, hương ước làng 
Vĩnh Trị (Nam Định) ghi rõ: "Làng toàn tòng 
Công giáo chỉ được phép nhất phu, nhất phụ 
thôi. Vậy ai còn vợ cả mà lấy vợ hai thì làng 
không ăn ngôi với nữa để khỏi làm gương 
xấu cho kẻ khác"17. 
Điều 67, hương ước làng Nam Am (Hải 
Phòng) chỉ rõ: " Lại dân toàn tòng theo 
luật tôn giáo không được phép lấy vợ lẽ, ai 
phạm đến cũng như tội thông dâm, nếu có 
con thì đứa con ấy cũng như con ngoại tình. 
Con ngoại tình, con vợ lẽ là con giai khi đến 
tuổi nhập bạ thì phải nộp phạt cho làng là 
5đ,00"18. Những quy định này đều muốn 
nâng cao trách nhiệm của người vợ cũng như 
người chồng nhằm duy trì sự bền vững của 
cuộc sống gia đình. 
Một số quy định về hôn nhân trong hương 
ước làng Công giáo vùng Đồng bằng sông 
Hồng phản ánh rõ sự điều chỉnh theo xu thế 
giảm những nghi lễ rườm rà, thực hành tiết 
kiệm cho giáo dân. Điều 63, Hương ước làng 
Đức Trai (Hải Dương) quy định: "Cưới xin 
ngày trước có 6 lễ nhiêu, nay chỉ theo có 3 lễ 
như sau: Lễ vấn danh, hay thượng gọi là lễ 
dạm vợ, lễ này lần đầu tiên mà hai bên cha 
mẹ hội kiến để nói chuyện và để so sánh tên 
tuổi, ngày sinh tháng đẻ của các con mà định 
cuộc nhân duyên của đôi trẻ. Lễ vật thì hoặc 
chè, cau, bánh trái đáng gía độ vài ba đồng. 
Lễ ăn hỏi, hôm này thì nhà giai, cha chú rể 
cùng bà con sính lễ sang nhà gái. Hôm đó 
chú rể đi lễ nhà thờ cùng là ra mắt họ hàng 
nhà vợ. Hai bên thông gia định ngày cưới, và 
thách cưới, lễ vật thì tuỳ theo từng nhà giầu, 
nghèo như đáng giá độ 3đ,00 đến 20đ,00. Lễ 
cưới, hôm đó chú rể đi cùng ông thân sinh và 
cùng bà con sính lễ vật cùng tiền xong, sang 
nhà gái đón dâu. Bên nhà gái cũng cho bà 
con đưa dâu về nhà chồng. Lễ vật tiền nong 
thì tuỳ theo từng nhà giầu, nghèo như gía tất 
cả đáng độ 10đ,00 hay 30đ,00 chi đó Hai 
bên thông gia lại còn phải theo lệ luật mà 
khai giá thú cho con với thư ký hộ tịch"19. 
Bên cạnh đó, một phong tục nữa cũng 
được xem như là nét đặc thù của người Công 
giáo theo cánh nhìn hiện đại đó là cấm đồng 
cốt, bói toán.v.v mà hương ước làng Công 
giáo cũng có qui định, cụ thể trong Điều 14, 
Khoán lệ Tăng Bổng (Thái Bình) chép: 
“Điều này cấm ngặt những người thờ thần 
phật, cốt đồng, bói toán, vàng mã vân vân 
thì trong Giáo luật cấm.”20 
Hài hòa trong nền văn hóa Đông - Tây, 
kết hợp giữa truyền thống với hiện đại đó là 
nét đẹp trong lễ hội làng Công giáo Việt 
Nam. Lễ hội làng Công giáo cũng mang 
những đặc điểm chung của các lễ hội tôn 
giáo khác, đó là sinh hoạt mang tính cộng 
đồng. Lễ hội Công giáo cũng có tất cả 
những yếu tố lễ, hội, tín ngưỡng, phong tục, 
các thành tố khác như nghệ thuật hay vật 
phẩm dâng cúng. Tuy nhiên lễ hội Công 
giáo không có các trò chơi ồn ào, không có 
những tệ nạn xã hội, không kéo dài, nghiên 
cứu qua các văn bản hương ước làng Công 
giáo thấy lễ hội Công giáo có những đặc 
điểm riêng không lẫn với các lễ hội ở làng 
Việt nói chung. 
Lễ hội làng ở các làng Công giáo thường 
được tổ chức vào ngày Lễ Quan thày mà 
theo Nguyễn Hồng Dương cho biết: "Lễ kỉ 
niệm thánh quan thày xứ đạo - Một hình thức 
hội làng Công giáo"21. Bên cạnh đó, ở một số 
làng Công giáo thì lại tổ chức lễ hội vào 
những ngày lễ khác tuỳ thuộc vào tục lệ của 
làng. Hương ước nhiều làng Công giáo có 
Nhìn nhận sự đổi thay 
69 
quy định những ngày lễ quan thày, ngày lễ 
Đức mẹ Maria là ngày lễ trọng của làng. 
Điều 94, hương ước ấp Thuỷ Nhai (Nam 
Định) quy định: "Hàng năm cứ ngày 12 
tháng 9 tây lại mở Lễ Thánh Quan Thày long 
trọng thì phải phí tổn và tiền lễ thì làng sự sổ 
công liệu trích tiền công quỹ là 30đ,00 để chi 
phí việc lễ ấy cho long trọng."22. 
 Trong Hương ước làng Ninh Phú (Hà 
Nam) lại ghi: "Dân làng toàn tòng Công giáo 
nên không có sự tế tự gì, chỉ có rước Thánh 
Mẫu Phương Danh là kỳ tháng 3 tây, tháng 5 
tây, và tháng 9 tây, nhưng không phải mua lễ 
vật gì, chỉ rước xong thời thôi không có ăn 
uống. Đệ niên đến ngày lễ Phục sinh thì đem 
hương ước ra đọc"23. 
Rõ ràng, những quy định trong hương ước 
Công giáo vùng Đồng bằng sông Hồng về 
những phong tục của làng xã và việc thể hiện 
sự thực hành qua lễ nghi đã tạo ra lề thói, 
mỗi giáo dân theo đó tự giác thực hiện theo 
một trật tự nhất định. Việc tham gia các hoạt 
động này là nghĩa vụ và trách nhiệm vừa của 
từng cá nhân vừa của từng gia đình, dòng họ. 
Điều này phản ánh tính truyền thống là sự cố 
kết làng xã mà cốt lõi là gia đình, gia tộc, đó 
là ý thức hướng đến cội nguồn trên trục gia 
đình - làng xã - nhà nước, là niềm tự hào của 
dân tộc. Bên cạnh đó, theo cách nhìn hiện 
đại đó là sự giáo dục nhân cách trong mỗi 
gia đình ngay từ thủa ấu thơ mà: "Nói đến 
gia đình Việt Nam, người ta nghĩ ngay tới 
một nề nếp gia phong rất gần gũi với giáo lí 
đức tin. Gia đình ấy coi chữ Hiếu làm đầu 
nên rất sẵn sàng đón nhận ánh sáng Phúc 
Âm, trong đó điều răn phải thảo kính cha mẹ 
được xếp ngay sau ba điều răn quy định việc 
thờ phượng Thiên Chúa. Gia đình ấy xem 
chữ Tín làm trọng nên dễ dàng gặp thấy nơi 
điều răn thứ sáu và thứ chín tiếng nói chung 
nhằm bảo vệ đời sống hôn nhân một vợ một 
chồng bất khả phân ly”24. 
Cùng với sự đổi thay của xã hội nói 
chung, là sự đổi thay của làng xã Việt Nam 
mà những nhận định của John Kleinen đã 
nghiên cứu về một làng Lương - Giáo cụ thể, 
được trình bày trong cuốn “Làng Việt đối 
diện tương lai hồi sinh qúa khứ” của Hội 
khoa học lịch sử Việt Nam xuất bản. Trong 
đó, tác gỉa đi tìm sự biến đổi xã hội của làng 
xã bắc bộ qua lịch sử, để thấy được tính động 
của làng xã nói chung và làng Công giáo nói 
riêng. Từ một làng Lương sau đó tách ra giáp 
giáo (Giáo Nghĩa), đến nay qua nghiên cứu 
của tác gỉa thì “ba địa điểm thờ cúng, giáo 
huấn tôn giáo và cử hành nghi lễ là nhà, 
chùa, nhà nguyện và đình vẫn còn nguyên 
vẹn, nhưng không phải theo cách mà dân 
chúng tin tưởng tuyệt đối vào tín ngưỡng và 
tập quá xa xưa những yếu tố này giúp 
củng cố mối liên kết giữa các thành viên 
trong cộng đồng, một điều mà rất đáng được 
duy trì những gía trị bền vững”25. Từ đó, ta 
thấy rằng dẫu sự đổi thay của văn hóa, xã hội 
qua từng thời điểm khác nhau, nhưng truyền 
thống luôn đi kèm với hiện đại, và sự phát 
triển của văn hóa Việt Nam luôn mang đậm 
bản sắc dân tộc. 
Thay lời kết 
Qua khảo cứu tổng thể một số văn bản 
hương ước làng Công giáo, chúng tôi thấy có 
sự đổi thay trong mỗi văn bản hương ước từ 
hình thức, bố cục đến những qui định trong 
nội dung của hương ước. Đặc biệt, nội dung 
các bản hương ước đã góp phần phác họa 
bức tranh sinh động về đời sống đạo phong 
phú và đa dạng của tín đồ Công giáo vùng 
đồng bằng sông Hồng. Làng Công giáo Việt 
Nam được xây dựng trên cơ sở làng Việt, bởi 
vậy ngoài những quy định chung, nó còn có 
một số nét đặc thù, phản ánh được đời sống 
đạo của người Công giáo. Sự đổi thay đó thể 
hiện qua tính truyền thống và hiện đại được 
qui định trong từng điều, mục về tục cưới 
hỏi, về vấn đề đạo hiếu, nhằm điều chỉnh 
những vấn đề liên quan đến sinh hoạt hằng 
ngày của người Công giáo qua từng thời kì 
khác nhau của lịch sử. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 1/2012 
70 
Với sự đổi thay của xã hội nông thôn, đặc 
biệt là trong thời kỳ xây dựng nếp sống mới 
tại nông thôn Việt Nam theo Chỉ thị số 
24/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ 
về việc xây dựng và thực hiện hương ước, 
qui ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư 
đã làm tác động đến sự đổi thay trong những 
tục lệ của làng xã nói chung và làng Công 
giáo nói riêng. Trước đây, các làng Công giáo 
thường lấy ngày lễ Thánh Quan Thày làm Lễ 
hội làng, nhưng giờ đây nhiều làng Công giáo 
lại lấy ngày khai trương làng văn hóa làm Lễ 
hội của làng. Điều này, được phản ánh trong 
một số hương ước làng Công giáo soạn thảo 
trong thời kỳ xây dựng làng văn hóa mới. 
Tiêu biểu như Hương ước làng Tiên Đôi 
Ngoại (Hải Phòng) quy định tại Điều 14 : 
"Hằng năm lấy ngày khai trương làng văn 
hóa làm ngày lễ hội của làng. Trong ngày hội 
làng có tổ chức sơ kết việc thực hiện hương 
ước, khen thưởng cá nhân, gia đình, dòng họ 
xuất sắc, sửa đổi bổ sung hương ước, tổ chức 
hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao”26. 
Điều 14, Hương ước làng Xuân Hòa (Hải 
Phòng), ghi: "Lấy ngày khai trương làng Văn 
hóa làm ngày hội của làng hàng năm. Trong 
ngày hội giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể 
thao. Sơ kết một năm thực hiện hương ước, 
bổ sung, sửa đổi hương ước làng. Khen 
thưởng... ”27. 
Như vậy, từ gia đình, dòng họ đến làng 
xã, luôn là một sự kết nối theo một trục và nó 
vận hành cùng với sự đổi thay của xã hội. 
Trong thời kỳ đổi mới, nhất là trong giai 
đoạn toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống 
văn hóa mới, đặc biệt là ở vùng nông thôn, 
với sự phát triển đô thị đã có sự tác động làm 
thay đổi đáng kể cả về văn hóa vật chất lẫn 
văn hóa tinh thần trong đời sống làng xã Việt 
nói chung, làng xã Công giáo nói riêng, góp 
phần vào công cuộc xây dựng và phát triển 
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản 
sắc dân tộc, phù hợp với sự phát triển của đất 
nước trong thời hiện đại./. 
Chú thích 
1. Hương ước còn có nhiều tên gọi khác nhau như 
Khoán ước, Qui ước.v.v, chung quy lại cũng để 
chỉ những vấn đề về cấp bậc chung và tục lệ có tính 
lễ nghi của làng được soạn thành lệ làng. Trong bài 
viết này chúng tôi sử dụng thuật ngữ hương ước 
làm thuật ngữ nghiên cứu. 
2. Hiện nay, các văn bản hương ước (HU) cải lương 
đang được lưu trữ tại Viện Thông tin Khoa học xã 
hội Việt Nam. Để tiện cho việc theo dõi, chúng tôi 
giữ nguyên tên làng theo địa danh cũ, còn các tỉnh, 
thành được trình bày theo danh mục như hiện nay. 
Theo Niên giám thống kê năm 2008, trang 37, của 
Tổng cục Thống kê, vùng đồng bằng sông Hồng 
bao gồm 11 tỉnh, thành: Hà Nội (cả Hà Tây cũ), 
Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, 
Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam 
Định và Ninh Bình. 
3. Quốc sử quán triều Nguyễn. Khâm định Việt sử 
thông giám cương mục. Tập 2. Nxb Giáo dục, 1998, 
tr 301. 
4 Nguyễn Phú Lợi. Tìm hiểu tổ chức Giáo hội Công 
giáo cơ sở ở địa phận Phát Diệm, tỉnh Ninh Bình 
(Luận văn Thạc sĩ). Hà Nội, 2001, tr 14. 
5. Làng Công giáo mà bài viết đề cập có hai loại: 
làng Công giáo toàn tòng (chỉ có giáo dân) và làng 
lương - giáo (cả dân theo Công giáo và dân không 
theo Công giáo, dân gian quen gọi là làng xôi đỗ). 
6. Tục lệ xã Chất Thành, Kim Sơn, Ninh Bình. (Lập 
năm 1897). tại Thư viện Hán Nôm. 
7. Tờ khoán La Tinh, Hoài Đức, (Hà Tây cũ, nay là 
Hà Nội). Lập năm 1896. 
8. Tục lệ ấp Tôn Đạo đd. 
9. Hương ước làng Phú Nhai, Xuân Trường, Nam 
Định. 
10. Hương ước làng Trung Lĩnh, Xuân Trường, Nam 
Định.. 
11. Cũng xem: Đặng Văn Lung, Trần Xuân Cung, 
Trần Việt Ngữ. Mục Liên Báo Ân trong Lễ Vu Lan. 
Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003. 288 tr. 
* Lục Nga: Theo Từ Lâm Hán-Việt từ điển. Vĩnh 
Cao, Nguyễn Phố. Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2001, tr 
1125, Lục Nga: là tên một Thiên trong Kinh thi 
phần Tiểu nhã, nói người con có hiếu đau khổ vì 
không nuôi dưỡng cha mẹ được trọn đời. Trong 
Kinh Thi, phần Tiểu Nhã có chương Lục Nga được 
Chu Hy giải thích như sau: Trước kia, rau Nga là 
một loại rau quí hiếm để ví với người cha đã sinh ra 
ta mà ta không phụng dưỡng được lúc ốm đau cũng 
như lúc qua đời, cho nên mượn loài ra này để tự 
nặng lòng đau xót. (cũng xem: Khổng Tử. Kinh thi. 
quyển 2. Nxb Văn học, 2007, tr 299- 300). 
Nhìn nhận sự đổi thay 
71 
 Bên cạnh đó, khi tìm hiểu về nghi lễ tang ma của 
người Việt, chúng tôi thấy có Lễ chúc thực (lễ dâng 
cơm canh ngon, trà ngon cho vong linh), nghi lễ này 
được người Việt thực hiện trước nghi lễ Chuyển cữu 
của người đã mất. Buổi tối trước khi chưa chôn, có 
"Lễ chúc thực" (trồng bó đuốc trước sân): phường 
bát âm tấu nhạc, con cháu thay nhau túc trực bên linh 
cữu, trong nhà ngoài sân đèn đuốc sáng trưng. (Theo 
Việt Nam Phong tục của Pham Kế Bính. Nxb Hà Nội, 
1999. tr 31- tr 33). 
 Thông thường lễ Lễ chúc thực cho vong linh 
được thực hiện trong phần đầu của nghi lễ chèo đò 
mà người Việt nói chung thường trích diễn lại tích 
Mục Liêm - một đệ tử của Phật xin báo ân cho mẹ 
trong ngày lễ Vu Lan hay ngày xá tội vong nhân qua 
Sông Mê, bến Giác. Với Nghi lễ này được đa số 
người dân vùng đồng bằng sông Hồng thích nghi rất 
nhanh và thực hiện để cầu cho vong linh được các 
lực lượng siêu nhiên chuyển nguy sang an, sớm được 
siêu thoát; sao cho linh hồn được yên vui nơi cực lạc. 
(MụcLiên báo ân trong lễ Vu LanSđd, tr 146, 150 -
151). Tuy nhiên, tích này có rất nhiều cách tiếp cận, 
dưới nhiều góc độ khác nhau để hiểu hết những ý 
nghĩa sâu sắc trong ngày báo hiếu cha mẹ, ở đây 
dung lượng bài viết không cho phép nói dài, chúng 
tôi sẽ trình bày ở những nghiên cứu sau. 
12. Khoán lệ xã Tăng Bổng, tổng Thuận Vi, huyện 
Thư Trì, tỉnh Thái Bình. Soạn năm 1908., tại Thư 
viện Hán Nôm. 
13. Hương ước làng Đức Trai, Cẩm Giàng, Hải Dương. 
14. Người Công giáo Việt Nam thực hành 6 lễ trọng 
trong năm, và do giới hạn, trong bài viết này chúng tôi 
xin không bàn lại, xem thêm : Viện Nghiên cứu Tôn 
giáo. Nếp sống đạo của người Công giáo Việt Nam. Nxb 
Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2010. tr. 251. 
15. Nguyễn Thanh Xuân. Một số tôn giáo ở Việt 
Nam. Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2007, tr. 176-177. 
16. Hương ước làng Đông Xuyên Ngoại, Tiên Lãng, 
Hải Phòng. 
17. Hương ước làng Vĩnh Trị, Nam Định. 
18. Hương ước làng Nam Am,Vĩnh B ảo, Hải Phòng. 
19. Hương ước làng Đức Trai, Cẩm Giàng, Hải Dương. 
20. Khoán lệ xã Tăng Bổng, Thái Bình, đã dẫn. 
21. Nguyễn Hồng Dương. Nghi lễ ... Sđd,tr. 170. 
22. Hương ước ấp Thuỷ Nhai, Giao Thuỷ, Nam Định. 
23. Hương ước làng Ninh Phú, Thanh Liêm, Hà Nam. 
24. Trần Anh Thụ. Giáo dục phát triển toàn diện: 
Suy ngẫm từ truyền thống cho hiện đại. NS Công 
giáo và Dân tộc, số 6 (162), 2008, tr 35. 
25. Hội Khoa học lịch sử Việt Nam. Làng Việt đối 
diện tương lai hồi sinh qúa khứ. Tạp chí Xưa & Nay 
và Nxb. Đà Nẵng, 2007, tr 211. 
26. Hương ước làng Tiên Đôi Ngoại, Đoàn Lập, Tiên 
Lãng, Hải Phòng, lập năm 2005. 
27. Hương ước làng Xuân Hòa, xã Bạch Đằng, Tiên 
Lãng, Hải Phòng, lập năm 2005. 
Tài liệu tham khảo 
1. Phạm Kế Bính (1999), Việt Nam Phong tục. Nxb. 
Hà Nội. 
2. Vĩnh Cao, Nguyễn Phố (2001), Từ Lâm Hán-Việt 
từ điển, Nxb. Thuận Hóa, Huế. 
3. Nguyễn Hồng Dương (2001), Nghi lễ và lối sống 
Công giáo trong văn hóa Việt Nam, Nxb. Khoa học 
xã hội, Hà Nội, 390 tr. 
4. Nguyễn Thị Quế Hương (2006), Đời sống tín 
ngưỡng tôn giáo của người Việt vùng đồng bằng 
sông Hồng qua hương ước: Luận văn thạc sỹ. Hà 
Nội, 120 tr. 
5. Hội Đồng giám mục Việt Nam (2004), Sống đạo 
theo cung cách Việt Nam: Tài liệu hội thảo, Nxb. 
Tôn giáo, Hà Nội, 239 tr. 
6. Hội Khoa học lịch sử Việt Nam (2007), Làng Việt 
đối diện tương lai hồi sinh qúa khứ. Tạp chí Xưa & 
Nay, Nxb. Đà Nẵng, 276 tr. 

File đính kèm:

  • pdfnhin_nhan_su_doi_thay_trong_van_hoa_lang_tu_truyen_thong_den.pdf