Nhu cầu chăm sóc điều dưỡng tại nhà của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có biến chứng

TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, lý do của người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 có biến chứng có nhu cầu được chăm sóc điều dưỡng (CSĐD) tại nhà, và mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với nhu cầu CSĐD tại nhà. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả, được tiến hành trên 106 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có biến chứng đang điều trị ở bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong khoảng thời gian từ tháng 1/2013 đến 3/2013. Kết quả: Có 45,3% người bệnh ĐTĐ týp 2 biến chứng đang điều trị tại bệnh viện có nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc điều dưỡng tại nhà. Lý do người bệnh cần CSĐD tại nhà là: 79% do thủ tục bệnh viện phức tạp và thời gian chờ khám lâu; người bệnh muốn được chăm sóc an toàn, thoải mái, riêng tư, được điều dưỡng chăm sóc theo yêu cầu là 90%; không có thời gian đến bệnh viện và ít tốn kém hơn so với điều trị nội trú là 30%, không đi đến bệnh viện được 58%; không muốn nằm viện 76%; muốn hướng dẫn cho gia đình kiến thức để chăm sóc họ tốt hơn 95%; gia đình neo đơn không có người chăm sóc 50%. Liên quan giữa trình độ học vấn, điều trị nội và ngoại trú, đã từng được chăm sóc tại nhà với nhu cầu CSĐD tại nhà có ý nghĩa thống kê với p<0,05. kết="" luận:="" bệnh="" nhân="" đtđ="" týp="" 2="" có="" biến="" chứng="" đang="" điều="" trị="" tại="" bệnh="" viện="" có="" nhu="" cầu="" sử="" dụng="" dịch="" vụ="" chăm="" sóc="" điều="" dưỡng="" tại="" nhà.="" để="" phát="" triển="" các="" nhu="" cầu="" và="" nâng="" cao="" hiệu="" quả="" khám="" chữa="" bệnh="" của="" bệnh="" nhân="" đtđ="" týp="" 2,="" ngành="" y="" tế="" trong="" đó="" có="" các="" bệnh="" viện="" nên="" triển="" khai="" phục="" vụ="" nhằm="" đáp="" ứng="" nhu="" cầu="" chính="" đáng="" và="" cấp="" thiết="" của="" người="">

pdf 7 trang yennguyen 8440
Bạn đang xem tài liệu "Nhu cầu chăm sóc điều dưỡng tại nhà của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có biến chứng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhu cầu chăm sóc điều dưỡng tại nhà của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có biến chứng

Nhu cầu chăm sóc điều dưỡng tại nhà của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có biến chứng
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  182
NHU CẦU CHĂM SÓC ĐIỀU DƯỠNG TẠI NHÀ CỦA BỆNH NHÂN 
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 CÓ BIẾN CHỨNG 
Cao Thị Ngọc Bích*, Janet Houser**, Trần Thiện Trung*** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, lý do của người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 có biến chứng có nhu cầu được 
chăm sóc điều dưỡng (CSĐD) tại nhà, và mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với nhu cầu CSĐD tại 
nhà. 
Phương  pháp  nghiên  cứu:  nghiên cứu cắt ngang mô  tả,  được  tiến hành  trên 106 bệnh nhân  đái  tháo 
đường  týp 2 có biến chứng đang điều  trị ở bệnh viện Nguyễn Tri Phương  trong khoảng  thời gian  từ  tháng 
1/2013 đến 3/2013. 
Kết quả: Có 45,3% người bệnh ĐTĐ týp 2 biến chứng đang điều trị tại bệnh viện có nhu cầu sử dụng dịch 
vụ chăm sóc điều dưỡng tại nhà. Lý do người bệnh cần CSĐD tại nhà là: 79% do thủ tục bệnh viện phức tạp và 
thời gian chờ khám lâu; người bệnh muốn được chăm sóc an toàn, thoải mái, riêng tư, được điều dưỡng chăm sóc 
theo yêu cầu là 90%; không có thời gian đến bệnh viện và ít tốn kém hơn so với điều trị nội trú là 30%, không đi 
đến bệnh viện được 58%; không muốn nằm viện 76%; muốn hướng dẫn cho gia đình kiến thức để chăm sóc họ 
tốt hơn 95%; gia đình neo đơn không có người chăm sóc 50%. Liên quan giữa trình độ học vấn, điều trị nội và 
ngoại trú, đã từng được chăm sóc tại nhà với nhu cầu CSĐD tại nhà có ý nghĩa thống kê với p<0,05. 
Kết  luận: Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có biến chứng đang điều trị tại bệnh viện có nhu cầu sử dụng dịch vụ 
chăm sóc điều dưỡng tại nhà. Để phát triển các nhu cầu và nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh của bệnh nhân 
ĐTĐ týp 2, ngành y tế trong đó có các bệnh viện nên triển khai phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng và 
cấp thiết của người bệnh  
Từ khóa: ĐTĐ týp 2 có biến chứng; chăm sóc điều dưỡng tại nhà.  
ABSTRACT 
RESEARCH ON NEED FOR NURSING CARE AT HOME OF TYPE 2 DIABETIC PATIENTS WITH 
COMPLICATION 
Cao Thi Ngoc Bich, Janet Houser, Tran Thien Trung  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 182 ‐ 188 
Objective: To determine the ratio and the causes of type 2 diabetic patients with complications interest in 
receiving nursing care at home. To determine the relationship among characteristics of demographic with using 
nursing care at home. 
Patients and method: Cross‐sectional descriptive design, 106 type 2 diabetic patients with complications 
who have been hospitalized to receive treatment at Nguyen Tri Phuong hospital during from January, 2013 to 
March, 2013.  
Results:  45.3%  type 2 diabetic patients with complications who have been hospitalized want  to nursing 
home  care  services.  The  reason  for  patients  need  nursing  care  at  home:  paper  procedures  at  hospital  are 
* Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, thành phố Hồ Chí Minh 
** Friendship Bridge Group ‐ Đại học Regis, Denver, Colorado – USA.  
*** Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: CN Cao Thị Ngọc Bích, ĐT: 0984037426 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 183
complicated and takes too long to wait 79%, healthcare at home makes them feel more comfortable, safer, more 
thoroughly, take care upon demand by the nurse that satisfied 90% , do not have time to go to hospitals and more 
cost‐saving compared to prolonged admission 30%  , cannot go to hospitals by themself 58%  , do not want  to 
admit to the hospital 76% , assist their family with appropriate knowledge to take care of them 95%, their family 
does not have time to take care of 50% . The relationship between education level, outpatient or inpatient and has 
been taken care by home care with needs of nursing care at home are statistically significant with p <0.05. 
Conclusion:  Type  2  diabetic  patients with  complications  have  the  needs  for  nursing  care  at  home. To 
develop need for nursing home care and improve the efficiency of health care patients with type 2 diabetes, the 
health sector including the hospitals should be deploy serving in order to meet the legitimate needs and urgency of 
the patient. 
Keywords: type 2 diabetes with complications, nursing care at home 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Theo  thống  kê  của  Tổ  chức  y  tế  thế  giới 
(WHO), bệnh  đái  tháo  đường  týp 2  chiếm vào 
khoảng 85‐95% tổng số người mắc bệnh đái tháo 
đường(7). Đái tháo đường được xem là dịch bệnh 
của  toàn cầu. Theo CDC, ở Mỹ năm 2011 bệnh 
ĐTĐ  có  25,8  triệu  người mắc  chiếm  8,3%  dân 
số(2). Năm  2025  sẽ  có  300‐330  triệu  người mắc 
bệnh ĐTĐ, chiếm tỷ lệ 5,4% dân số toàn cầu.  
Ở Việt Nam, theo Tạ Văn Bình(16) năm 2006, 
tỷ  lệ mắc bệnh  ở  các  thành phố  lớn  gồm Hà 
Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng,  thành phố Hồ Chí 
Minh  là 4%  . Ngày càng có nhiều  lý do người 
ta lo ngại với bệnh đái tháo đường và các biến 
chứng  của bệnh, hàng năm  có 17  triệu người 
tử  vong  do  các  biến  chứng  tim mạch, mạch 
máu  ngoại  vi  và  đột  quỵ,  tỷ  lệ  bệnh  ĐTĐ  ở 
nước  ta  sẽ  tăng nhanh,  tăng  cao gây  ra gánh 
nặng cho nền kinh tế‐ xã hội. 
Các  bệnh  viện  Trung  ương  tại Hà Nội  và 
thành phố Hồ Chí Minh  hiện  đang  trong  tình 
trạng quá tải trầm trọng(9), làm gia tăng nguy cơ 
nhiễm trùng bệnh viện, tăng chi phí điều trị và 
giảm chất lượng chăm sóc người bệnh. Hiện nay 
nhu cầu về chăm sóc y tế có chất lượng cao đang 
ngày càng gia tăng ở mọi quốc gia, sự gia  tăng 
dân số người cao tuổi với các bệnh mạn tính làm 
tăng nhu cầu chăm sóc y tế đặc biệt là các quốc 
gia đang phát triển như ở Việt Nam.  
Ở Mỹ chăm sóc tại nhà có thể thay thế cho 
chăm  sóc người bệnh  tại bệnh viện và  có  thể 
giúp cho bệnh nhân được xuất viện sớm giảm 
chi phí điều  trị, số bệnh nhân được chăm sóc 
tại nhà ở Mỹ năm 1998  là 6,4% tăng  lên 9,9 % 
năm 2008(2).  
Tại Việt Nam năm 2010, theo nghiên cứu của 
Bùi  Thùy  Dương(1)  bệnh  nhân  và  thân  nhân 
người bệnh có nhu cầu cao trong sử dụng dịch 
vụ  chăm  sóc  sức khỏe ngoài giờ và  tại nhà  từ 
53,3% đến 90,3%. CSĐD tại nhà giúp giải quyết 
một phần tình trạng quá tải bệnh viện, giảm mật 
độ người bệnh tập trung trong môi trường điều 
trị nội trú, đã và đang được nhiều nước trên thế 
giới  hiện  nay  áp  dụng.  Như  vậy  vai  trò  của 
CSĐD tại nhà cần khuyến cáo phát triển tại Việt 
Nam vì nó thật sự cần thiết trong việc chăm sóc 
sức khỏe người bệnh  toàn diện và còn mang ý 
nghĩa chăm sóc tại cộng đồng. Môi trường chăm 
sóc  tại nhà sẽ  thoải mái hơn, giảm những căng 
thẳng về thể chất và  tinh  thần cho người bệnh, 
hơn nữa giảm nguy cơ nhiễm trùng trong bệnh 
viện, do đó tiết kiệm chi phí chăm sóc, nâng cao 
chất lượng cuộc sống cho người bệnh(14).  
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này 
để tìm hiểu người bệnh đái tháo đường týp 2 có 
biến chứng cần có nhu cầu được chăm sóc điều 
dưỡng  tại nhà như  thế nào,  từ đó  đề xuất giải 
pháp phát triển hệ thống chăm sóc điều dưỡng 
tại nhà nhằm nâng cao chất  lượng phục vụ và 
chất lượng cuộc sống cho người bệnh. 
ĐỐI TƯỢNG‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Nghiên cứu cắt ngang mô tả, được tiến hành 
trên 106 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có biến 
chứng  đang  điều  trị  ở  bệnh  viện Nguyễn  Tri 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  184
Phương  thành phố Hồ Chí Minh  trong khoảng 
thời gian từ tháng 1/2013 đến 3/2013.  
Tiêu chuẩn chọn bệnh 
Chọn mẫu  thuận  tiện,  tất cả các bệnh nhân 
trên  18  tuổi  được  chẩn  đoán  là  ĐTĐ  týp  2  có 
biến chứng theo tiêu chuẩn chẩn đoán và phân 
loại  của WHO  trong  khoảng  thời  gian  nghiên 
cứu. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Bệnh  nhân  không  đồng  ý  tham  gia  phỏng 
vấn hoặc đã phỏng vấn trước đó. 
Bệnh nhân  ĐTĐ  týp  2 quá nặng  (như hôn 
mê, bệnh nhân đang trong tình trạng cấp cứu). 
Bệnh nhân câm điếc, bệnh nhân không minh 
mẫn về tinh thần. 
Bệnh nhân trả  lời không hoàn chỉnh bộ câu 
hỏi. 
Thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp dựa 
vào bộ câu hỏi có cấu trúc được thiết kế sẵn. 
Xử lý và phân tích thống kê 
Bằng  phần  mềm  STATA  12.0.  Kiểm  định 
mối  tương  quan  giữa  các  biến  định  tính  bằng 
phép  kiểm  Chi  bình  phương  (có  hiệu  chỉnh 
Exact’s Fisher). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
khi p <0,05; với khoảng tin cậy 95%. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Đặc điểm chung 
Trên 106 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có 
biến  chứng với  các  đặc  điểm dịch  tễ học  được 
trình bày ở bảng 1 
Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân của người bệnh ĐTĐ 
týp 2 có biến chứng 
Đặc tính bệnh nhân Tần số (n) Tỷ lệ (%) 
Giới tính Nam 39 36,8 
Nữ 67 63,2 
Tuổi ≤49 tuổi 10 9,4 
50-59 tuổi 24 22,6 
60-69 tuổi 39 36,8 
≥70 tuổi 33 31,2 
Trình độ học Mù chữ 14 13,2 
Đặc tính bệnh nhân Tần số (n) Tỷ lệ (%) 
vấn Tiểu học 44 41,5 
Phổ thông cơ sở 19 17,9 
 Phổ thông trung 
học 
15 14,2 
 ≥Trung cấp 14 13,2 
Nơi cư trú Nội thành 93 87,7 
Ngoại thành 13 12,3 
Kinh tế gia 
đình 
Nghèo 2 1,9 
Trung bình 14 13,2 
Khá 67 63,2 
Giàu 23 21,7 
Bệnh kèm 
theo và biến 
chứng 
Bệnh kèm theo 103 97,2 
Biến chứng bàn 
chân 
67 63 
Nhận xét 
‐ Người bệnh ĐTĐ týp 2 có biến chứng, nữ 
63,2%  cao  hơn  nam  là  36,8%.  Tỷ  lệ  nữ/nam 
bằng 2/1.  
‐ Nhóm tuổi trung bình là 65±11, nhóm tuổi 
chiếm tỷ lệ cao nhất từ 60‐69 tuổi là 37% 
‐  Người  bệnh  chủ  yếu  sống  ở  nội  thành 
chiếm 87,7% và ngoại thành là 12,3%. 
‐ Trình độ học vấn thấp, chủ yếu là tiểu học 
chiếm tỷ lệ cao nhất là 41,5%.  
‐ Kinh tế của gia đình của người bệnh thuộc 
thu nhập khá là phổ biến 63%. 
Có 106 người bệnh được hỏi thì 103 người 
có bệnh kèm theo chiếm tỷ lệ 97,2% (103/106), 
và  67  người  có  biến  chứng  bàn  chân  tiển 
đường chiếm 63%. 
Nhu  cầu  CSĐD  tại  nhà  của  người  bệnh 
ĐTĐ týp 2 có biến chứng 
Bảng 2: Nhu cầu CSĐD tại nhà của người bệnh 
ĐTĐ týp 2 có biến chứng 
Nhu cầu chăm sóc Điều 
dưỡng tại nhà 
Tần số (n=106) Tỷ lệ (%) 
 Có 48 45,3 
 Không 58 54,7 
Nhận xét: người bệnh  có nhu  cầu  chăm  sóc 
điều dưỡng tại nhà là 45,3 % (48/106)  
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 185
Lý do người bệnh ĐTĐ lựa chọn CSĐD tại nhà  
Bảng 3: Ý kiến của người bệnh ĐTĐ về lý do lựa chọn CSĐD tại nhà  
Lý do chăm sóc Điều dưỡng tại nhà Ý kiến của người bệnh n (%) 
Đồng ý Không ý kiến Không đồng ý 
Bệnh viện 
Thủ tục hành chính phức tạp 38 (79,2) 4 (8,3) 6 (12,5) 
Thái độ phục vụ của NVYT không hài lòng 13 (27) 6 (12,5) 29 (60,5) 
Thời gian chờ khám lâu 38 (79,2) 2 (4,2) 8 (12,6) 
Người bệnh 
Không có thời gian đến bệnh viện 15 (31,3) 20 (41,7) 13 (27) 
Không tự đi đến bệnh viện được 28 (58,3) 0 20 (41,7) 
Không muốn nhập viện 37 (76,1) 3 (6,3) 8 (16,6) 
Muốn điều dưỡng hài lòng chăm sóc theo yêu cầu 45 (93,8) 1 (2) 2 (4,2) 
Chăm sóc tại nhà giúp phục hồi nhanh 47 (97,9) 1 (2,1) 0 
An toàn hơn tránh nhiễm trùng bệnh viện 48 (100) 0 0 
Người bệnh cảm thấy thỏa mái hơn 48 (100) 0 0 
Người bệnh được quan tâm hơn 46 (95,8) 1 (2,1) 1 (2,1) 
Người bệnh được chăm sóc riêng tư 47 (97,9) 0 1 (2,1) 
Ít tốn kém hơn so với điều trị nội trú 17 (35,4) 7 (14,6) 24 (50) 
Người nhà 
GĐ có kiến thức đúng để chăm sóc người bệnh 46 (95,8) 2 (4,2) 0 
GĐ mong muốn được chăm sóc tốt, an toàn 45 (93,8) 2 (4,1) 1 (2,1) 
GĐ người bệnh đủ khả năng chi trả chi phí 28 (58,3) 15 (31,3) 5 (10,4) 
Gia đình người bệnh neo đơn 24 (50) 6 (12,5) 18 (37,5) 
Nhận xét: Có 79% do thủ tục bệnh viện phức 
tạp và thời gian chờ khám lâu; Thái độ phục vụ 
của  nhân  viên  y  tế  (NVYT)  không  hài  lòng  là 
27%, người bệnh muốn đươc chăm sóc an toàn, 
thoải mái,  riêng  tư,  được  điều dưỡng hài  lòng 
chăm  sóc  theo  yêu  cầu  là  90%;  không  có  thời 
gian đến bệnh viện và ít tốn kém hơn so với điều 
trị nội trú là 30%, không đi đến bệnh viện được 
58%; không muốn nằm viện 76%; muốn hướng 
dẫn cho gia đình kiến  thức để chăm sóc họ  tốt 
hơn 95%; kinh  tế gia  đình  đủ khả năng chi  trả 
chi phí 58%; gia đình neo đơn không có người 
chăm sóc 50%. 
Mối liên quan đặc tính nhân khẩu học và nhu cầu CSĐD tại nhà  
Bảng 4: Mối liên quan giữa đặc tính khẩu học và nhu cầu CSĐD tại nhà  
Đặc tính dân số học Có nhu cầu CSĐD tại nhà n (%) Giá trị p Tỷ số chênh (KTC 95%) 
Có Không 
Điều trị 
 Nội trú 43 (56,6) 33 (43,4) <0,001 0,23 (0,06-0,75) 
Ngoại trú 5 (16,7) 25 (83,3) 
Học vấn 
Mù chữ 10 (71,4) 4 (28,6) 0,03 1 
Tiểu học 22 (50) 22 (50) 0,69 (0,5-0,96) 
Phổ thông cơ sở 6 (31,6) 3 (68,4) 0,48 (0,25-0,94) 
Phổ thông trung học 5 (33,3) 10 (66,7) 0,34 (0,12-0,91) 
≥Trung cấp 5 (35,7) 9 (64,3) 0,24 (0,06-0,88) 
Đã từng được CSĐD tại nhà 
Có 26 (66,7) 13 (33,3) <0,001 4,09 (1,63-10,36) 
Không 22 (32,8) 45 (67,2) 
Nhận xét: 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  186
‐ Liên quan giữa người bệnh điều trị nội trú 
và ngoại trú với nhu cầu chăm sóc điều dưỡng 
tại nhà có ý nghĩa thống kê với p <0,001. 
‐ Liên quan giữa học vấn với nhu cầu chăm 
sóc điều dưỡng tại nhà có ý nghĩa thống kê với 
p=0,03. 
‐ Liên quan giữa người bệnh ĐTĐ đã  từng 
chăm sóc điều dưỡng tại nhà trước đây với nhu 
cầu chăm sóc điều dưỡng  tại nhà hiện  tại có ý 
nghĩa thống kê với p<0,001 
BÀN LUẬN 
Nhu cầu chăm sóc điều dưỡng tại nhà của 
người bệnh ĐTĐ 
Nhóm đối  tượng ĐTĐ  týp 2 có biến chứng 
đang điều trị tại bệnh viện phần lớn là 60‐69 tuổi 
chiếm  36,79%,  nữ  nhiều  hơn  nam  tỷ  lệ  2/1và 
trình độ học vấn  thấp,  tiểu học chiếm  tỷ  lệ cao 
nhất 41,5% 
Nhu cầu CSĐD tại nhà của người bệnh ĐTĐ 
týp 2 có biến chứng  là 45,3%, vì vậy việc  triển 
khai dịch vụ y tế tại nhà là cần thiết đối với các 
bệnh mạn tính. Đây thực sự là vấn đề mà ngành 
y  tế cần quan  tâm, vừa đáp ứng được nhu cầu 
chăm sóc nâng cao sức khỏe cho người dân, vừa 
tận dụng được sức  lao động  trong ngành đồng 
thời cải thiện đời sống của cán bộ y tế, đặc biệt là 
điều dưỡng. Theo Fraser(5),  trong  tương  lai khi 
dân  số  có  tuổi  thọ ngày một  tăng  cao,  thì nhu 
cầu  sử dụng  chăm  sóc  tại nhà  sẽ  tăng  theo  để 
cung cấp dịch vụ chăm sóc người bệnh hiệu quả. 
Khi người bệnh khó khăn về  tài chính, giường 
bệnh tại bệnh viện bị giảm thì việc chăm sóc sẽ 
được chuyển từ môi trường bệnh viện ra ngoài 
nhà của người bệnh(3), điều đó đặt ra cho ngành 
y  tế  ngoài  việc  cần  phải  nâng  cao  chất  lượng 
phục vụ thì cần phải đa dạng hoá các loại hình 
về chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh. 
Trong các nhu cầu về chăm sóc điều dưỡng 
tại nhà thì nhu cầu về kiểm tra huyết áp là nhiều 
nhất do phần lớn người bệnh có tăng huyết áp. 
Người bệnh có ý thức cao về tình trạng bệnh và 
việc kiểm tra huyết áp thường xuyên giúp phát 
hiện sớm các biến chứng tim mạch để có hướng 
tự chăm sóc bản thân. Theo nghiên cứu về nhu 
cầu chăm sóc điều dưỡng bệnh đái tháo đường 
ở nhà  và  theo  hướng dẫn  của Bang Argyll  và 
Clude ở Anh thì kiểm tra huyết áp ít nhất trung 
bình một lần một tháng là cần thiết và phổ biến 
chiếm 73% (6). Kết quả các loại hình chăm sóc mà 
người  bệnh  cần  tại  nhà  trong  của  nghiên  cứu 
chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn 
Thị Ly(13) là trên 50% người dân có nhu cầu thay 
băng,  truyền  dịch,  đo  huyết  áp,  tiêm  thuốc, 
khám và tư vấn sức khỏe tại nhà. 
Theo  hiệp  hội  Y  khoa  của Mỹ  (JAMA)(14) 
chăm sóc tại nhà giúp phát hiện các vấn đề về 
y tế, và qua chăm sóc, điều dưỡng hiểu người 
bệnh hơn về sự tuân thủ dùng thuốc khi ở nhà, 
cung  cấp  các  thông  tin quan  trọng giúp  tổng 
hợp các vấn đề về sức khỏe của người bệnh và 
các  điều  kiện  khác  của  như  tình  trạng  tự  vệ 
sinh  cá  nhân,  dinh  dưỡng,  sự  hỗ  trợ  người 
thân và khả năng  lạm dụng  thuốc  của người 
lớn tuổi. Vì vậy vai trò của người điều dưỡng 
ngày càng có có tầm quan trọng trong các dịch 
vụ chăm sóc tại nhà, và cũng chính là người có 
trách nhiệm trong quá  trình chăm sóc và giáo 
dục cho người bệnh(6). 
Ý kiến về lý do lựa chọn CSĐD tại nhà của 
bệnh nhân 
Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  có  79,2% 
người bệnh cho rằng lý do họ lựa chọn CSSK tại 
nhà là do bệnh viện có thủ tục hành chính phức 
tạp và chờ khám quá lâu. Đi khám bệnh phải đi 
từ sáng sớm lúc 4‐ 5h đến để chờ đợi bốc số chờ 
đến  lượt khám, và phải nhịn  ăn  để  chờ  khám 
nên cảm thấy rất mệt mỏi với việc chờ đợi quá 
lâu đến lượt mình và phải qua nhiều khâu nhiều 
cửa  để  hoàn  thành  thủ  tục  thanh  toán.  Trong 
nghiên cứu của Nguyễn Văn Cư(12), cho thấy tình 
trạng quá  tải bệnh nhân  tại phòng khám ngoại 
trú vượt chỉ tiêu từ 14,4% đến 145%, và sử dụng 
giường bệnh vượt công suất từ 107% đến 130% 
do  đó  gây  nên  tình  trạng  chờ  khám  của  bệnh 
nhân quá  lâu vì quá  tải. Vì vậy,  theo Bùi Thùy 
Dương(1), bệnh viện có thể giải quyết tình trạng 
này bằng cách  tăng  thời gian khám bệnh ngoài 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 187
giờ, kể cả khám vào  thứ bảy và chủ nhật. Việc 
triển khai khám bệnh  tại nhà, nhất  là khám và 
điều trị các bệnh thông thường cũng như chăm 
sóc điều dưỡng đối với các bệnh mạn tính là giải 
pháp có thể giúp giảm bớt tình trạng quá tải cho 
các bệnh viện tuyến trên như hiện nay. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ người 
bệnh không tự đi đến bệnh viện được là 58%, số 
người bệnh còn lại lựa chọn chăm sóc tại nhà vì 
tiện lợi và phù hợp với tình trạng bệnh của họ. 
Theo tạp chí Y khoa của Mỹ (JAMA), chăm sóc 
tại nhà  thích hợp  cho  bệnh nhân  có  khó  khăn 
đến phòng khám  của bác  sĩ và bệnh viện,  đặc 
biệt những người có biến chứng về mắt, về vận 
động,  và  có  khó  khăn  về  khả  năng  di  chuyển 
bằng  xe  cộ(8).  Bên  cạnh  đó,  tỷ  lệ  người  bệnh 
không muốn  nhập  viện  là  76%  nên  lựa  chọn 
chăm sóc điều dưỡng  tại nhà sẽ giúp phục hồi 
bệnh nhanh hơn, người bệnh cảm thấy an toàn, 
thỏa mái  hơn,  và muốn  được  chăm  sóc  riêng 
trên 95%. Theo  tạp  chí Y khoa  của Mỹ(8)  chăm 
sóc tại nhà, bệnh nhân và gia đình họ thường dễ 
chịu,  thoải mái hơn, nhân viên y  tế  lịch  sự, dễ 
chịu hơn khi ở bệnh viện nên họ cảm thấy thỏa 
mái  hơn.  Liên  quan  đến  chi  phí  chăm  sóc  tại 
nhà, 35,4% người bệnh cho rằng ít tốn kém hơn 
so  với  nằm  viện  phù  hợp  với  nghiên  cứu  của 
Elliott(4) và Raphael(15). 
Hầu  hết  người  bệnh  lớn  tuổi,  sống  phụ 
thuộc  vào  người  thân  nên  gia  đình  rất  quan 
trọng đến quyết định việc họ có nhu cầu hay 
không.  Kết  quả  cho  thấy  tỷ  lệ  người  bệnh 
muốn  người  nhà  họ  có  kiến  thức  đúng  để 
chăm  sóc  họ  và  gia  đình  mong  muốn  cho 
người bệnh  được  chăm  sóc  tốt,  an  toàn,  thỏa 
mái  hơn  là  94%.  Theo  nghiên  cứu  của 
Magdalena(11)  ở  Thụy  Điển,  gia  đình  người 
bệnh hỗ trợ rất nhiều trong chăm sóc như tiêm 
Insulin, kiểm  tra  đường huyết,  thay băng vết 
thương cho người bệnh. Điều dưỡng có  trách 
nhiệm giáo dục bệnh nhân,  thân nhân người 
bệnh và phối hợp trong chăm sóc bệnh nhân(6). 
Một  trong những  lý do quan  trọng mà người 
bệnh  cần  chăm  sóc  điều dưỡng  tại  nhà  là  50% 
người bệnh cho rằng do gia đình neo đơn, nếu họ 
phải nằm viện thì không có ai chăm sóc con cái, 
nhà  cửa, phải nằm bệnh viện một mình, người 
thân không  có và khi nằm viện không ai  chăm 
sóc. Khi được chăm sóc tại nhà họ sẽ giải tỏa được 
nỗi lo này mà vẫn điều trị được bệnh tốt.  
Liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu, xã hội 
học, đặc điểm lâm sàng và nhu cầu CSĐD 
tại nhà 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, người bệnh 
nội  trú có nhu cầu chăm  sóc  tại nhà bằng 0,23 
lần cao hơn  so với người bệnh ngoại  trú  (KTC 
95%: 0,06‐0,75). Liên quan giữa người bệnh điều 
trị nội trú và ngoại trú với nhu cầu CSĐD có ý 
nghĩa thống kê với p<0,001. Điều đó cho thấy có 
thể do người bệnh nội trú đang nằm viện nên họ 
thấy  được  tầm  quan  trọng  của  việc  chăm  sóc 
điều dưỡng  tại nhà của nhân viên y  tế  sẽ hiệu 
quả hơn.  
Liên quan giữa trình độ học vấn và nhu cầu 
CSĐD tại nhà khác biệt này có ý nghĩa thống kê 
với p=0,03. Như vậy khi bệnh nhân trình độ học 
vấn càng thấp thì có nhu cầu CSĐD tại nhà càng 
tăng và gấp 0,69 lần so với người có trình độ cao 
hơn  (KTC  95%:  0,5‐0,96).  Như  vậy  đối  với 
những bệnh nhân có trình độ thấp thì khả năng 
hiểu biết về bệnh của họ cũng thấp, do đó người 
điều dưỡng khi chăm sóc phải chú ý giải thích, 
tư vấn cho người bệnh nhiều hơn  để giảm các 
biến chứng xảy ra đồng thời chúng ta phải xây 
dựng chương trình giáo dục sức khỏe cho người 
bệnh  có  trình  độ  thấp  để  hướng dẫn  cho phù 
hợp. 
Liên  quan  giữa  người  bệnh  đã  từng  được 
chăm sóc tại nhà với nhu cầu CSĐD tại nhà có ý 
nghĩa thống kê với p<0,001. Người bệnh ĐTĐ đã 
từng sử dụng dịch vụ CSĐD tại nhà có nhu cầu 
chăm  sóc  cao  gấp  4,09  lần  so  với  người  chưa 
từng sử dụng dịch vụ (KTC 95%:1,63‐10,3). Khi 
bệnh viện chưa  triển khai CSĐD  tại nhà  thì có 
36,8% người bị bệnh ĐTĐ đã từng yêu cầu và sử 
dụng dịch vụ chăm sóc tại nhà của nhân viên y 
tế. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Ly(13), có 
40,3%  những  người  được  hỏi  đã  và  đang  sử 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  188
dụng  dịch  vụ  chăm  sóc  sức  khỏe  tại  nhà  cho 
thấy nhu cầu CSĐD tại nhà hiện nay của người 
bệnh là tương đối cao.  
KẾT LUẬN 
Bệnh nhân ĐTĐ  týp 2  có biến  chứng  đang 
điều  trị  tại bệnh viện có nhu cầu sử dụng dịch 
vụ chăm sóc điều dưỡng  tại nhà. Để phát  triển 
các  nhu  cầu  chăm  sóc  điều  dưỡng  tại  nhà  và 
nâng  cao  hiệu  quả  khám  chữa  bệnh  của  bệnh 
nhân  ĐTĐ  týp  2,  ngành  y  tế  trong  đó  có  các 
bệnh viện nên triển khai phục vụ nhằm đáp ứng 
nhu cầu chính đáng và cấp thiết của người bệnh  
Việc  xây  dựng  chương  trình  giáo  dục  cho 
người bệnh ĐTĐ tự chăm sóc cũng như khuyến 
khích  người  bệnh  tìm  hiểu  về  chăm  sóc  điều 
dưỡng  tại nhà sẽ mang  lại hiệu quả cao và  tiết 
kiệm về  chi phí hơn  so với  chăm  sóc  tại bệnh 
viện.  Vì  vậy  cần  phát  triển  mạng  lưới  điều 
dưỡng cộng đồng để hỗ trợ chăm sóc cho người 
bệnh mạn tính tại nhà.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bùi Thùy Dương (2010). Khảo sát nhu cầu chăm sóc sức khỏe 
ngoài giờ và tại nhà của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân 
đến khám bệnh tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội Luận văn tốt 
nghiệp bác sĩ đa khoa, Đại học Y Hà Nội, tr.1‐88. 
2. Centers  for  Disease  Control  and  Prevention‐CDC  (2011). 
National diabetes  fact  sheet: national  estimates  and general 
information on diabetes and prediabetes in the United States, 
 accessed on 15 May 2013. 
3. Department of Health  (2003). Care homes  for older people, 
national minimum standards and the care homes regulations. 
4. Elliott RA, Thornton J, Webb AK, Dodd M, Tully MP (2005). 
Comparing costs of home‐ versus hospital‐based treatment of 
infections  in  adults  in  a  specialist  cystic  fibrosis  center. 
International Journal of Technology assessment in health care 
financing review, 21 (4), pp.506‐510. 
5. Fraser KD (2003). Are home care programs cost‐ effective? A 
systematic  review  of  the  literature.  Care  Management 
Journals 4(4), pp.198‐201. 
6. International  Council  of Nurses  (2000).  Position  statement: 
assistive or support nursing personnel. 
7. International  Diabetes  Federation  (2008).  The  example  of 
diabetic foot care shows that investing in early detection and 
early  intervention  is  cost  effective,  ‐
wpr‐bangkok, accessed on 5 Feb 2013. 
8. Denson KM (2003). Home care. The Journal of the American 
Medical Association (JAMA), pp.1‐3. 
9. Khương Anh Tuấn và cộng sự (2008). Đánh giá tình hình quá 
tải  của một  số bệnh viện  tại Hà Nội &  thành phố Hồ Chí 
Minh và  đề  xuất  giải pháp  khắc phục. Viện  chiến  lược  và 
chính sách y tế, tr.1‐3. 
10. Frank LR (2012). Is home health care a substitute for hospital 
care?. Home health care services quarterly, 31 (1), 84‐1094. 
11. Gershater  MA,  Pilhammar  E,  and  Roijer  CA  (2010). 
Documentation of diabetes care in home nursing sservice in a 
Swedish  municipality:  a  cross‐sectional  stusy  on  nurses 
documentation. Scandinavian Journal of Caring Sciences, 25, 
pp.220‐226. 
12. Nguyễn Văn Cư (2010). Xác định vì sao nhiều bệnh nhân đến 
khám tại các bệnh viện chuyên khoa thành phố Hồ Chí Minh. 
Y học thành phố Hồ Chí Minh, 14, tr.212‐217. 
13. Nguyễn Thị Ly  (2009). Khảo  sát nhu  cầu  sử dụng dịch vụ 
chăm sóc y tế tại nhà của nhân dân trên địa bàn  thành phố 
Hải Dương. Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng, 
4, tr.78‐84. 
14. Limekiln  PL  (2003).  Home  health  care  and  diabetes 
assessment,  care,  and  education,  lifestyle  and  behavior. 
Diabetes spectrum 16, pp.4. 
15. Raphael R, Yves D, Giselle C, Magali M, Odile C M  (2005). 
Cancer  treatment  at home  or  in  the  hospital: What  are  the 
costs  for  French  public  health  insurance?  Findings  of  a 
comprehensive‐cancer  centreʺ. Health Policy  72  (2), pp.141‐
148. 
16. Tạ  Văn  Bình  (2006).  Thực  trạng  bệnh  đái  tháo  đường  và 
những nguy cơ tại 4 thành phố lớn Việt Nam ‐ Hà Nội, thành 
phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nhà xuất bản y học, 
Hà Nội.  
Ngày nhận bài       27/07/2013. 
Ngày phản biện nhận xét bài báo  04/09/2013. 
Ngày bài báo được đăng:    18/10/2013 

File đính kèm:

  • pdfnhu_cau_cham_soc_dieu_duong_tai_nha_cua_benh_nhan_dai_thao_d.pdf