Stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên y khoa

TÓM TẮT Mở đầu: Stress học đường cũng có những biểu hiện tiêu cực và tác hại cho cơ thể như mọi dạng stress khác nhưng có tác nhân, tỉ lệ, mức độ khác nhau giữa các cấp học và giữa các trường. Mục tiêu: Khảo sát tình trạng stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên y khoa. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích trên 483 sinh viên năm thứ 2 khoa y và răng hàm mặt Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 6/2011. Sử dụng thang đánh giá DASS -21. Kết quả: Tỉ lệ sinh viên bị stress, trầm cảm và lo âu lần lượt là 71,4%, 28,8%, 22,4%, đa số ở mức độ nhẹ và vừa. 52,8% sinh viên có cùng 3 dạng rối loạn trên. Không khác biệt giữa các mức độ stress, lo âu, trầm cảm theo nguồn cư trú và giới tính, ngoại trừ trầm cảm- nhất là ở mức độ nặng và rất nặng thì nam nhiều hơn nữ. Kết luận: Sinh viên y khoa có tỉ lệ bị stress cao. Hướng dẫn sinh viên cách đối phó, giảm áp lực từ chương trình học và tăng cường sự hổ trợ của người thân sẽ cải thiện tình trạng này. Cần thêm nữa những nghiên cứu khác ở các trường y nước ta

pdf 7 trang yennguyen 2700
Bạn đang xem tài liệu "Stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên y khoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên y khoa

Stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên y khoa
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 356
STRESS, LO ÂU VÀ TRẦM CẢM Ở SINH VIÊN Y KHOA 
Trần Kim Trang* 
TÓM TẮT 
Mở đầu: Stress học đường cũng có những biểu hiện tiêu cực và tác hại cho cơ thể như mọi dạng stress khác 
nhưng có tác nhân, tỉ lệ, mức độ khác nhau giữa các cấp học và giữa các trường. 
Mục tiêu: Khảo sát tình trạng stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên y khoa. 
Đối tượng và phương pháp: Thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích trên 483 sinh viên năm thứ 2 khoa y và 
răng hàm mặt Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 6/2011. Sử dụng thang đánh giá DASS -21. 
Kết quả: Tỉ lệ sinh viên bị stress, trầm cảm và lo âu lần lượt là 71,4%, 28,8%, 22,4%, đa số ở mức độ nhẹ 
và vừa. 52,8% sinh viên có cùng 3 dạng rối loạn trên. Không khác biệt giữa các mức độ stress, lo âu, trầm cảm 
theo nguồn cư trú và giới tính, ngoại trừ trầm cảm- nhất là ở mức độ nặng và rất nặng thì nam nhiều hơn nữ. 
Kết luận: Sinh viên y khoa có tỉ lệ bị stress cao. Hướng dẫn sinh viên cách đối phó, giảm áp lực từ chương 
trình học và tăng cường sự hổ trợ của người thân sẽ cải thiện tình trạng này. Cần thêm nữa những nghiên cứu 
khác ở các trường y nước ta. 
Từ khóa: stress, lo âu, trầm cảm, sinh viên y. 
ABSTRACT 
STRESS, ANXIETY AND DEPRESSION AMONG MEDICAL STUDENTS 
Tran Kim Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 355 - 361 
Background: School stress has the same negative manifestations and body harm as the various stress but the 
different agents, incidence and level between the grades or the universities. 
Objectives: To investigate the state of stress, anxiety and depression in medical students. 
Methods: A cross – sectional survey was carried out in June 2011 on 483 second year medical and dentistry 
students of University of medicine and pharmacy of HoChiMinh city by using DASS – 21 questionaire. 
Results: The prevalence of stress, anxiety and depression was 71.4%, 28.8%, 22.4%, respectively; almost in 
mild and moderate level. 52.8% of students had 3 states. There were no differencies between disturbance level 
with gender or accommodation, except depression; severe and very severe depression was greater in male than 
female subjects. 
Conclusion: There was a high prevalance of stressed medical students.Training students on coping 
strategies, reducing stressor-related medical training and enhancing relative supports to the students will 
improve this condition. Further studies from the medical schools in our country are also required. 
Keywords: stress, anxiety, depression, medical student. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Áp lực của học và thi ở trường đại học góp 
phần là tác nhân gây stress cho sinh viên, có thể 
được xem là một dạng của stress công việc, 
stress nghề nghiệp, cũng có những biểu hiện 
tiêu cực và tác hại lên cơ thể. Tuy nhiên có sự 
khác biệt về tác nhân, tỉ lệ và mức độ stress giữa 
các đại học. Do đó nghiên cứu này hướng đến 
sinh viên y khoa, một đối tượng vốn được nghĩ 
*BM Nội – ĐH Y Dược TP.HCM 
Tác giả liên lạc: TS.BS. Trần Kim Trang, ĐT: 0989694263, Email: bskimtrang@yahoo.com.vn 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 357
là hạnh phúc dù đối mặt thường xuyên với 
những gian nan trong học tập, nhằm có những 
biện pháp giải áp cho nguồn nhân lực quý này. 
Mục tiêu nghiên cứu 
 Mục tiêu tổng quát 
Khảo sát tình trạng stress, lo âu và trầm cảm 
ở sinh viên năm thứ 2 khoa y và răng hàm mặt 
Đại học y dược TPHCM. 
Mục tiêu chuyên biệt 
Xác định tỉ lệ stress, lo âu và trầm cảm theo 
thang DASS 21 
Đánh giá mức độ stress, lo âu và trầm cảm 
theo thang DASS 21 
Khảo sát mối liên quan của stress, lo âu và 
trầm cảm với các yếu tố dân số học. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Tiền cứu, cắt ngang mô tả có phân tích. 
Nơi thực hiện 
Tổ bộ môn Nội Bệnh viện Nguyễn Tri 
Phương và Chợ Rẫy. 
Thời gian nghiên cứu 
 Tháng 6/2011. 
Đối tượng nghiên cứu 
Sinh viên năm thứ 2 thực tập tại Bộ môn Nội 
ĐHYDTPHCM. 
Cở mẫu 
Theo công thức tính tỉ lệ lưu hành của 1 
quần thể: N= Z21- α/2 P(1-P)/d2 
N: cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra trên sinh 
viên = 59 
α: xác suất sai lầm lọai 1, chọn α = 0,05 thì Z1- 
α/2 = Z0,975: trị số từ phân phối chuẩn = 1,96. 
d: sai số cho phép (độ chính xác mong muốn 
của ước lượng)= 0,05 
p: 0,96(theo nghiên cứu “Mức độ biểu hiện 
stress của sinh viên trường Đại học sư phạm – 
Đại học Đà Nẳng” của Ngô Hoàng Anh và cộng 
sự năm 2010, có 96% trên 200 sinh viên được 
khảo sát có biểu hiện stress)(5). 
Phương pháp chọn mẫu 
Thuận tiện liên tiếp không xác suất. 
Tiêu chuẩn lọai trừ 
Sinh viên y năm thứ 2 hệ chuyên tu, < 17 
tuổi(theo yêu cầu sử dụng của thang DASS). 
Phương pháp thu thập số liệu 
Sinh viên đọc hướng dẫn trên phiếu thu 
thập và tự điền các dữ liệu vào bảng thu thập số 
liệu. Bản dịch tiếng Việt thang DASS của Viện 
sức khỏe tâm thần quốc gia. 
Liệt kê và định nghĩa biến số 
Giới: biến định tính nhị giá (nam & nữ) 
Nguồn cư trú: biến định tính nhị giá 
(thường trú tại TPHCM, tạm trú do hộ khẩu tỉnh 
khác) 
 - Mức độ stress, lo âu và trầm cảm theo 
thang DASS 21: biến định lượng sau đó mã hóa 
thành biến định tính, mỗi dạng rối loạn có 5 giá 
trị như bảng sau: 
Mức độ Stress Lo âu Trầm cảm 
Bình thường 0 - 14 0 - 7 0 - 9 
Nhẹ 15 - 18 8 - 9 10 - 13 
Vừa 19 - 25 10 - 14 14 - 20 
Nặng 26 - 33 15 - 19 21 - 27 
Rất nặng ≥34 ≥20 ≥28 
Phương pháp phân tích số liệu 
Nhập liệu bằng Excel. 
Xử lý số liệu bằng chương trình Stata 10.0 
Thống kê mô tả và thống kê phân tích. 
Phân tích đơn biến: 
Biến số định lượng trình bày dạng trung 
bình +/- độ lệch chuẩn, kiểm định sự khác biệt 
thống kê bằng T test. 
Biến số định tính trình bày dạng tỷ lệ %, 
kiểm định sự khác biệt thống kê bằng chi bình 
phương hay Fisher test khi > 20% tần số mong 
đợi trong bảng < 5. 
 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 
 - Phân tích hàm đa biến bằng phương pháp 
tương quan với 3 biến ngẫu nhiên (stress, lo 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 358
âu, trầm cảm), không đòi hỏimối quan hệ là 
phụ thuộc hay độclập. 
Vấn đề y đức 
Nghiên cứu không ảnh hưởng thời gian, tài 
chính, sức khỏe, và riêng tư của sinh viên. 
Thông tin của phiếu khảo sát được giữ bí 
mật. 
KẾT QUẢ 
483 sinh viên được khảo sát, nam: 277 
(57,3%), nữ 206 (42,7%), tuổi trung bình 20,33 
±0,84 (19-26). 
Bảng 1: Tỉ lệ và mức độ rối loạn 
Mức độ Stress n(%) Lo âu n(%) Trầm cảm n(%) 
B/thường 138 (28,6) 344 (71,2) 375 (77,6) 
Rối loạn: 
Nhẹ 
Vừa 
Nặng 
 Rất nặng 
245 (71,4) 
135 (28,0) 
137 (28,4) 
46 (9,5) 
27 (5,6) 
139(28,8) 
75 (15,5) 
47 (9,7) 
12 (2,5) 
5 (1,0) 
108 (22,4) 
54 (11,2) 
39 (8,1) 
4 (0,8) 
11 (2,3) 
Tổng 483(100) 483(100) 483(100) 
Phép kiểm chi bình phương cho kết quả: 
P value stress < 0,0001 stress mức độ nhẹ và 
vừa cũng như sinh viên không stress chiếm tỉ lệ 
cao hơn mức độ stress nặng và rất nặng. 
P value lo âu < 0,0001 sinh viên không lo âu 
hay lo âu ít chiếm tỉ lệ cao hơn 
P value trầm cảm < 0,0001 tương tự, sinh 
viên không trầm cảm hay trầm cảm ít chiếm tỉ lệ 
cao hơn khác nhau có ý nghĩa thống kê. 
So sánh giữa từng cặp bằng phép kiểm chi 
bình phương: 
Stress và Lo âu: P < 0,001 
Stress và Trầm cảm: P<0,001 
Lo âu và trầm cảm: P=0,019 
Tỉ lệ lo âu và trầm cảm tương đương nhau 
nhưng thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với tỉ lệ 
sinh viên bị stress. 
Bảng 2: Rối loạn kết hợp 
Stress- Lo âu 243(50,3%) 
Stress – trầm cảm 226(46,8%) 
Lo âu – trầm cảm 102(21,1%) 
Stress – lo âu – trầm cảm 255(52,8%) 
Bảng 3: Tương quan giữa 3 dạng rối loạn 
Biến số Trầm cảm Lo âu Stress 
Trầm cảm 1 
Lo âu 0,428** 1 
Stress 0,500 ** 0,459** 1 
** p < 0,001, tương quan chặt giữa các rối loạn(2 đuôi) 
Bảng 4: Điểm trung bình của các rối loạn 
Điểm Stress Lo âu Trầm cảm 
Chung 13,4 ± 7,2 (0-
40) 
7,2 ± 5,7 (0-
36) 
6,2 ± 6,2 (0-
38) 
Giới: 
 Nam 
 Nữ 
13,7 ± 7,4 
12,9 ± 6,8 
P= 0,25 
,3 ± 5,7 
7,07±5,7 
P=0,63 
6,5 ± 6,9 
5,7 ± 5,1 
P=0,18 
Nguồn cư trú 
 TPHCM 
 Tỉnh 
13,84 
13,21 
P=0,35 
7,86 
6,77 
P=0,042 
6,47 
6,07 
P=0,50 
Mẫu tương đối lớn, nên không tính trung vị 
và so sánh trung vị, các cận cũng không chênh 
lệch nhiều. 
Chỉ riêng tình trạng lo âu mới có sự khác 
biệt giá trị trung bình theo nơi cư trú(ở TPHCM 
có trị cao hơn). 
Bảng 5: Liên quan stress với giới tính 
Mức độ stress 
theo giới 
Nam: 
n (%) 
Nữ: 
 n (%) 
Tổng: n(%) 
Bình thường 79 (57,2) 59 (42,8) 138 (100) 
Stress: 198(57,4%) 147(42,6) 345(100) 
 Nhẹ 74(54,8) 61(45,2) 135 (100) 
 Vừa 76(55,5) 61(44,5) 137 (100) 
 Nặng 30 (65,2) 16(34,8) 46 (100) 
 Rất nặng 18 (66,7) 9(33,3) 27 (100) 
Tổng 277 (57,3) 206(42,7) 483 (100) 
 P=0,614, không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các 
mức độ stress với giới tính. 
Bảng 6: Liên quan trầm cảm với giới tính 
Mức độ trầm cảm 
theo giới 
Nam: 
n (%) 
Nữ: 
n (%) 
Tổng: 
n(%) 
Bình thường 216 (57,6) 159 (42,4) 375(100) 
Trầm cảm: 61(56,5) 47(43,5) 108(100) 
 Nhẹ 23 (42,6) 31 (57,4) 54 (100) 
 Vừa 27 (69,2) 12 (30,8) 39 (100) 
 Nặng 1 (25,0) 3 (75,0) 4 (100) 
 Rất nặng 10 (57,3) 1 (9,1) 11 (100) 
Tổng 277(57,3) 206(42,7) 483(100) 
P=0,008, sinh viên nam trầm cảm nặng hơn 
sinh viên nữ có ý nghĩa thống kê. Nhất là ở mức 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 359
độ nặng và rất nặng với p = 0,035 
Bảng 7: Liên quan rối loạn lo âu với giới tính 
Mức lo âu 
theo giới 
Nam: 
n (%) 
Nữ: 
n (%) 
Tổng: n(%) 
Bình thường 197(57,3) 147(42,7) 344(100) 
Lo âu: 80(57,5) 59(42,4) 139(100) 
 Nhẹ 43 (57,3) 32 (42,7) 75 (100) 
 Vừa 26 (55,3) 21 (44,7) 47 (100) 
 Nặng 8 (66,7) 4 (33,3) 12 (100) 
 Rất nặng 3 (60,0) 2 (40,0) 5 (100) 
Tổng 277 (57,3) 206 (42,7) 483(100) 
P=0,97, không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các mức 
độ lo âu theo giới tính. 
Bảng 8: Liên quan stress với nguồn cư trú 
Mức độ stress theo 
nguồn cư trú 
TPHCM: n 
(%) 
Tỉnh: 
n (%) 
Tổng: 
n(%) 
Bình thường 52 (38,2) 84(61,8) 136(100) 
Stress:Nhẹ 46 (34,8) 86 (65,2) 132(100) 
 Vừa 63 (45,7) 72 (53,3) 135(100) 
 Nặng 19(41,3) 27 (58,7) 46 (100) 
 Rất nặng 11 (40,7) 16 (59,3) 27 (100) 
Tổng 191 (40,1) 285(59,9) 476(100) 
P=0,38, không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các mức 
độ stress theo nguồn cư trú. 
Bảng 9: Liên quan trầm cảm với nguồn cư trú 
Mức trầm cảm theo 
nguồn cư trú 
TPHCM: 
 n (%) 
Tỉnh khác 
n (%) 
Tổng: 
n(%) 
Bình thường 145(39,3) 224(60,7) 369(100) 
Trầm cảm: 64(59,8) 43(40,2) 107(100) 
 Nhẹ 21 (39,6) 32 (60,4) 53(100) 
 Vừa 22 (56,4) 17 (43,6) 39(100) 
 Nặng 1 (25,0) 3 (75,0) 4 (100) 
 Rất nặng 2 (18,2) 9 (81,8) 11(100) 
Tổng 191(40,1) 285 (59,9) 476(100) 
P=0,136, không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các mức 
độ trầm cảm theo nguồn cư trú. 
Bảng 10: Liên quan lo âu với nguồn cư trú 
Mức độ lo âu theo 
nguồn cư trú 
TPHCM: n 
(%) 
Tỉnh khác: n 
(%) 
Tổng: 
n(%) 
Bình thường 132 (38,8) 208 61,2) 340(100) 
Lo âu: 59(43,4) 77(56,6) 136(100) 
 Nhẹ 33 (45,2) 40 (54,8) 73 (100) 
 Vừa 18 (39,1) 28 (60,9) 46 (100) 
 Nặng 5 (41,7) 7 (58,3) 12 (100) 
 Rất nặng 3 (60) 2 (40) 5 (100) 
Tổng 191 (40,1) 285(59,9) 476(100) 
p=0,75, không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các mức 
độ lo âu theo nguồn cư trú. 
BÀN LUẬN 
Phương pháp nghiên cứu 
Chọn sinh viên năm thứ 2 vì vào năm học 
này, sinh viên nhiều khả năng phải đối mặt với 
stress do chưa kịp thích ứng với việc chuyển 
tiếp chương trình học từ khoa học cơ bản sang y 
cơ sở và tiếp cận với lâm sàng. 
Không chọn sinh viên hệ chuyên tu vì đối 
tượng này đã có thời gian học và làm việc 
chuyên ngành trước đó nên nhiều khả năng 
thích ứng tốt hơn. Ngoài ra sinh viên chuyên tu 
có tuổi đời lớn hơn và đa số đã lập gia đình nên 
mẫu sẽ không tương đồng. 
Chọn nghiên cứu vào tháng 6 vì đây là cuối 
năm học, đã có sự tích lũy, cộng dồn các gánh 
nặng áp lực qua 10 tháng học tập, và cũng là 
thời điểm sinh viên phải trải qua rất nhiều kỳ thi 
căng thẳng kết thúc chương trình 
Chọn thang DASS 21 do đáp ứng được 
yêu cầu của nhà nghiên cứu và cả nhà lâm 
sàng khi đo lường tình trạng hiện tại cũng 
như biến đổi theo thời gian của 3 khiá cạnh 
stress, lo âu, trầm cảm. Sự phân biệt được 3 
tình trạng liên quan này giúp các nhà nghiên 
cứu nhận định được tính chất, nguyên nhân 
và cơ chế của rối loạn cảm xúc. Bên cạnh đó, 
thang đo này thích hợp để sàng lọc ở người 
bình thường và có thể sử dụng bởi các bác sĩ 
không thuộc chuyên khoa tâm thần. 
Tỉ lệ và mức độ rối loạn 
 Các công bố trong và ngoài nước, trong hay 
ngoài ngành y đều báo động tỉ lệ sinh viên 
stress khá cao. 
Trường đại học California Los Angeles 
(UCLA) đã khảo sát 200.000 sinh viên năm đầu 
trên gần 300 trường đại học Mỹ trong năm 2010 
và kết quả là chỉ 51,9% sinh viên nhận thấy tình 
trạng sức khỏe cảm xúc của họ tốt hoặc trên 
trung bình. chứng tỏ áp lực của tài chính và học 
tập đang khiến những sinh viên năm đầu ở 
nước này đang trải qua stress ở mức độ cao kỷ 
lục từ trước tới nay(9). 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 360
Tại nước ta, một nghiên cứu vào năm 2010 
trên 200 sinh viên đang theo học tại trường 
Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẳng cho thấy 
tỷ lệ sinh viên có những biểu hiện của stress 
chiếm 96%. Các tác giả lý giải do hầu hết là 
sinh viên ngoại tỉnh, có cuộc sống xa nhà, 
phải tự chăm lo cho sức khỏe và cuộc sống 
của chính bản thân mình(5). 
Theo một khảo sát năm 2008 do một số 
giảng viên tâm lý học Trường Sĩ quan Lục quân 
2 thực hiện trên 200 sinh viên năm 1 của Trường 
đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Kinh tế quốc 
dân, Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai, có 54% sinh 
viên cho biết cảm thấy khó khăn trong sinh hoạt 
ở môi trường mới, 60% thừa nhận nội dung học 
tập quá nhiều dẫn đến chán học, lo lắng, khó 
chịu, 22% bị mất ngủ thường xuyên(8). 
Bảng 11: Khảo sát từ trường y một số nước khác 
Tác giả Năm N Tỉ lệ stress Kết luận thêm 
Muhamad Saiful B. Y. 
(Mã Lai)
(4)
2009 1058 72% Tỉ lệ stress liên quan với năm học, không liên quan giới tính, 
tôn giáo, hoạt động ngoại khoá, chất lượng đầu vào 
G.M. Koochaki (Iran)
(3)
 2009 222 61,3% Không khác biệt mức độ stress giữa năm học tiền lâm sàng 
hay lâm sàng, giới tính, nhưng người đã lập gia đình có mức 
độ stress thấp hơn người độc thân 
Pratibha M. Vaidya 
(Ấn Độ)
(7)
2006 109 51,3% stress 
66% lo âu 
39,4%trầm cảm 
Việc học là tác nhân gây stress nhất so với tình trạng vật chất, 
cảm xúc, xã hội 
Chúng tôi 2011 483 71,4% stress 
28,8% lo âu 
22,4% trầm cảm 
Đa số ở mức độ nhẹ và vừa. Không khác biệt giữa các mức 
độ stress, lo âu, trầm cảm theo nguồn cư trú và giới tính, 
ngoại trừ trầm cảm- nhất là ở mức độ nặng và rất nặng thì 
nam nhiều hơn nữ. 
Đáng lưu ý khi nghiên cứu của chúng tôi có 
52,8% sinh viên bị kết hợp 3 dạng rối loạn stress 
– lo âu – trầm cảm, khiến cho việc học, sức khoẻ 
và quan hệ xã hội bị ảnh hưởng là điều không 
thể tránh khỏi. 
Chúng ta thường chỉ nghĩ đến stress với 
những tác động tiêu cực của nó. Trong khi Giáo 
sư Han Reul, một nhà thần kinh học tại Đại học 
Bristol ở Anh, cho biết rằng học bài trong khi 
stress có thể giúp học sinh tăng khả năng học. 
Do những hormone stress như cortisol và 
adrenalin xuất hiện để tăng cường một cơ chế 
“tái lập trình” ADN trong não, tạo ra thay đổi 
bên trong tế bào não, các tế bào thần kinh lớn 
hơn và tạo thành mạng lưới liên lạc lớn hơn nên 
nó có thể tăng hay giảm sự thể hiện của một số 
gene nhất định, thay đổi hoạt động của các gene 
neuron thần kinh, và do đó thúc đẩy khả năng 
học, giúp trí nhớ lưu trữ hiệu quả hơn. Tuy 
nhiên, bác sĩ Reul cảnh báo rằng dù một số loại 
stress có thể tốt cho việc hình thành trí nhớ, 
nhưng quá nhiều stress có thể có tác dụng 
ngược lại(2). 
Yếu tố liên quan 
UCLA ghi nhận nữ sinh viên bị stress nhiều 
hơn nam, họ thường xuyên cảm thấy “quá tải vì 
tất cả những việc mình phải làm”, sức khoẻ cảm 
xúc chỉ 45,9% so với 59,1% của nam sinh viên(9). 
Universiti Sains Malaysia cũng có 62,3% 
trong tổng số 761 sinh viên bị stress là nữ nhưng 
giới tính không là yếu tố tiên báo stress(4). 
Trái lại, tác giả Bùi Văn Vân qua đánh giá 
biểu hiện stress của sinh viên Đại học Đà Nẳng 
cho thấy nam sinh viên bị stress ở mức độ “căng 
thẳng” và “rất căng thẳng” nhiều hơn nữ(1). 
Bảng 11 khi tham chiếu với các khảo sát của 
một số trường y ở nước ngoài cho thấy có vẻ 
như việc học mới là tác nhân chính liên quan 
đến stress, nhất là khi chương trình y khoa có 
nhiều nét đặc thù so với đại học ngành khác 
KẾT LUẬN 
Cũng như các cấp học khác và đại học các 
ngành khác, sinh viên y khoa có tỉ lệ stress cao 
đòi hỏi có những biện pháp từ nhà trường, xã 
hội, gia đình và tự thân sinh viên để giảm thiểu 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 361
tình trạng này. Đã có nhiều nghiên cứu ở nước 
ngoài về stress ở sinh viên y khoa, còn nghiên 
cứu của chúng tôi chỉ là bước đầu ghi nhận, cần 
được khảo sát sâu và rộng hơn tại các trường y 
nước ta. 
PHỤ LỤC: MẪU THU THẬP SỐ LIỆU 
Thang đánh giá Lo âu - Trầm cảm - Stress (DASS 21) 
Họ tên:.............................Tuổi:......Giới:.......SV lớp:..........tổ:........... 
Địa chỉ:............................. Điện thoại:.................... Ngày khảo sát:.......... 
Hãy đọc mỗi câu và khoanh tròn vào các số 0, 1, 2 và 3 ứng với tình trạng mà bạn cảm thấy trong suốt MỘT 
TUẦN QUA. Không có câu trả lời đúng hay sai. Và đừng dừng lại quá lâu ở bất kỳ câu nào. 
Mức độ đánh giá: 0 Không đúng với tôi chút nào cả 
 1 Đúng với tôi phần nào, hoặc thỉnh thoảng mới đúng 
 2 Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đú 
 3 Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng 
MỘT TUẦN QUA: 
S 1. Tôi thấy khó mà thoải mái được 0 1 2 3 
A 2. Tôi bị khô miệng 0 1 2 3 
D 3. Tôi dường như chẳng có chút cảm xúc tích cực nào 0 1 2 3 
A 4. Tôi bị rối loạn nhịp thở (thở gấp, khó thở dù chẳng làm việc gì nặng) 0 1 2 3 
D 5. Tôi thấy khó bắt tay vào công việc 0 1 2 3 
S 6. Tôi có xu hướng phản ứng thái quá với mọi tình huống 0 1 2 3 
A 7. Tôi bị ra mồ hôi (chẳng hạn như mồ hôi tay...) 0 1 2 3 
S 8. Tôi thấy mình đang suy nghĩ quá nhiều 0 1 2 3 
A 9. Tôi lo lắng về những tình huống có thể làm tôi hoảng sợ hoặc biến tôi thành trò cười 0 1 2 3 
D 10. Tôi thấy mình chẳng có gì để mong đợi cả 0 1 2 3 
S 11. Tôi thấy bản thân dễ bị kích động 0 1 2 3 
S 12. Tôi thấy khó thư giãn được 0 1 2 3 
D 13. Tôi cảm thấy chán nản, thất vọng 0 1 2 3 
S 14. Tôi không chấp nhận được việc có cái gì đó xen vào cản trở việc tôi đang làm 0 1 2 3 
A 15. Tôi thấy mình gần như hoảng loạn 0 1 2 3 
D 16. Tôi không thấy hăng hái với bất kỳ việc gì nữa 0 1 2 3 
D 17. Tôi cảm thấy mình chẳng đáng làm người 0 1 2 3 
S 18. Tôi thấy mình khá dễ phật ý, tự ái 0 1 2 3 
A 19. Tôi nghe thấy rõ tiếng nhịp tim dù chẳng làm việc gì cả (ví dụ, tiếng nhịp tim tăng, tiếng 
tim loạn nhịp) 
0 1 2 3 
A 20. Tôi hay sợ vô cớ 0 1 2 3 
D 21. Tôi thấy cuộc sống vô nghĩa 0 1 2 3 
Điểm của Trầm cảm, Lo âu và Stress: tính bằng cách cộng điểm các câu cùng đề mục, rồi nhân hệ số 
2. 
Tổng điểm sau nhân hệ số 2: D A S 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 362
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bùi Văn Vân (2009). Biểu hiện stress của sinh viên Đại học Đà 
Nẳng.Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẳng, số 
6(35), t. 126 – 132 
2. Johannes M.H.M. Reul. (2007). Epigenetic mechanisms in stress-
related memory formation. Psychoneuroendocrinology, 32, pp 
S21–S25 
3. Koochaki G.M (2011). Prevalence of stress among Iranian 
medical students: a questionnaire survey. Eastern Mediterranean 
Health Journal, vol. 17 No. 7, pp 593 – 597 
4. Muhamad SBY (2010). Prevalence and Sources of Stress among 
Universiti Sains Malaysia Medical Students. Malaysian J Med Sci. 
Jan-Mar; 17(1)pp: 30-37 
5. Ngô Hoàng Anh (2010). Mức độ biểu hiện stress của sinh viên 
trường ĐH sư phạm – ĐH Đà Nẳng. Tuyển tập Báo cáo Hội 
nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng 
6. Phychology foundation of Autralia (2010). Overview of the 
DASS and its uses.  dass/ 
7. Pratibha MV (2007). Depression, anxiety and stress in 
undergraduate medical students and its co-relation with their 
academic performance. The Indian Journal of Occupational 
Therapy: Vol. XXXIX: No. 1. pp 7-10 
8. Nguyễn Minh Thức (2010). Giảm stress cho tân sinh viên. Đại 
học Kỹ thuật công nghệ TPHCM.  
phongctsv/index.php/component/content/article/38-goc-sinh-
vien/256-gim-stress-cho-tan-sinh-vien.html 
9. UCLA news (2011). Stress Increasing Among Incoming 
College Freshmen.  
news/press-clips/stress-increasing-among-incoming-college-
freshmen. 

File đính kèm:

  • pdfstress_lo_au_va_tram_cam_o_sinh_vien_y_khoa.pdf