Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật MLPA để chẩn đoán đột biến mất đoạn gen alpha globin gây bệnh alpha thalassemia

TÓM TẮT Mở đầu: Bệnh thiếu máu α thalassemia là một căn bệnh thiếu máu tan máu do di truyền khá phổ biến. Nguyên nhân gây bệnh là do đột biến gen α globin, đột biến gen gây giảm hoặc mất tổng hợp chuỗi α globin. Việc phát hiện sớm đột biến gen gây bệnh có ý nghĩa rất lớn đối với điều trị cũng như giúp chẩn đoán trước sinh và tư vấn di truyền. Mục tiêu: Ứng dụng kỹ thuật Multiplex Ligation‐dependent Probe Amplification (MLPA) chẩn đoán đột biến mất đoạn gen alpha globin. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 36 bệnh nhân được chẩn đoán alpha thalassemia dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng, 30 người bình thường được dùng để chuẩn kỹ thuật và làm mẫu đối chứng. DNA của tất cả các mẫu được phân tích bằng kỹ thuật MLPA và điện di mao quản trên máy Berman Coulter. Kết quả: Trong số 36 mẫu bệnh nhân tham gia nghiên cứu có 24 mẫu bị đột biến mất đoạn (chiếm tỷ lệ 66,67%) và 12 mẫu không mang gen đột biến (chiếm 33,33%). Kết luận: Nghiên cứu ứng dụng thành công kỹ thuật MLPA phát hiện đột biến mất đoạn gen alpha globin gây bệnh alpha thalassemia, giúp ích cho việc chẩn đoán bệnh, phát hiện các đột biến trên vùng gen α globin, là cơ sở vững chắc cho chẩn đoán trước sinh bệnh alpha thalassemia

pdf 7 trang yennguyen 2820
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật MLPA để chẩn đoán đột biến mất đoạn gen alpha globin gây bệnh alpha thalassemia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật MLPA để chẩn đoán đột biến mất đoạn gen alpha globin gây bệnh alpha thalassemia

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật MLPA để chẩn đoán đột biến mất đoạn gen alpha globin gây bệnh alpha thalassemia
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  30
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT MLPA ĐỂ CHẨN ĐOÁN  
ĐỘT BIẾN MẤT ĐOẠN GEN ALPHA GLOBIN  
GÂY BỆNH ALPHA THALASSEMIA 
Lê Trần Hoàng Phúc*, Đỗ Thị Thanh Thủy**, Hoàng Anh Vũ**, Nguyễn Thị Băng Sương** 
TÓM TẮT 
Mở đầu: Bệnh thiếu máu α thalassemia  là một căn bệnh thiếu máu tan máu do di truyền khá phổ biến. 
Nguyên nhân gây bệnh là do đột biến gen α globin, đột biến gen gây giảm hoặc mất tổng hợp chuỗi α globin. 
Việc phát hiện sớm đột biến gen gây bệnh có ý nghĩa rất lớn đối với điều trị cũng như giúp chẩn đoán trước sinh 
và tư vấn di truyền.  
Mục tiêu: Ứng dụng kỹ thuật Multiplex Ligation‐dependent Probe Amplification (MLPA) chẩn đoán đột 
biến mất đoạn gen alpha globin.  
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 36 bệnh nhân được chẩn đoán alpha thalassemia dựa vào triệu 
chứng lâm sàng và cận lâm sàng, 30 người bình thường được dùng để chuẩn kỹ thuật và làm mẫu đối chứng. 
DNA của tất cả các mẫu được phân tích bằng kỹ thuật MLPA và điện di mao quản trên máy Berman Coulter.  
Kết quả: Trong số 36 mẫu bệnh nhân tham gia nghiên cứu có 24 mẫu bị đột biến mất đoạn (chiếm tỷ lệ 
66,67%) và 12 mẫu không mang gen đột biến (chiếm 33,33%).  
Kết luận: Nghiên cứu ứng dụng thành công kỹ thuật MLPA phát hiện đột biến mất đoạn gen alpha globin 
gây bệnh alpha thalassemia, giúp ích cho việc chẩn đoán bệnh, phát hiện các đột biến trên vùng  gen α globin, là 
cơ sở vững chắc cho chẩn đoán trước sinh bệnh alpha thalassemia. 
Từ khóa: bệnh alpha thalassemia, MLPA, đột biến mất đoạn, gen α globin. 
ABSTRACT 
APPLICATION OF MLPA (Multiplex Ligation‐dependent Probe Amplification) IN DIAGNOSTIC ALPHA‐
GLOBIN GENES DELETION MUTATION CAUSING ALPHA THALASSEMIA 
Le Tran Hoang Phuc, Do Thi Thanh Thuy, Hoang Anh Vu, Nguyen Thi Bang Suong  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 29 ‐ 35 
Introduction: Alpha  thalassemia  is  a  blood  disorder  that  reduces  the  production  of  hemoglobin. Alpha 
thalassemia  typically  results  from  deletions  involving  the α  globulin  genes  and  decreased  alpha‐globin 
production.  
Objectives: Multiplex ligation‐dependent probe amplification (MLPA) has been used to detect deletions and 
mutations of the α‐globin gene for diagnosis of α‐thalassemia 
Patients and Methods: Blood samples were collected from 36 thalassemia A patients. 30 samples of people 
without thalassemia were used as control the experiments. MLPA assay were performed using SALSA MLPA 
P140 HBA probe mix (MRC ‐ Holland) Kit.  
Results: We report 24 (66.67%) deletion mutants and 12 (33.33%) cases without deletions on α‐globin 
gene.  
Conclusion: MLPA were applied successfully in identification of deletion mutants on α‐globin genes and in 
* Khoa sinh‐ Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 
** Trung tâm Y sinh học Phân tử‐ Đại học Y Dược TP.HCM 
Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Thị Băng Sương, ĐT: 0914007038, Email: suongnguyenmd@gmail.com. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 31
diagnostic α thalassemia.  
Keywords: alpha thalassemia, MLPA, deletion, α‐globin genes.  
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bệnh  thiếu máu  alpha  thalassemia  là một 
căn bệnh  thiếu máu  tan máu do di  truyền khá 
phổ  biến,  đây  là  rối  loạn  di  truyền  đơn  gen 
thường gặp nhất, bệnh di  truyền  theo quy  luật 
alen lặn trên nhiễm sắc thể thường. Thalassemia 
được phát hiện  ở 60 nước,  tỷ  lệ mắc bệnh  cao 
nhất  ở vùng  Địa Trung Hải,  vùng Bắc  và Tây 
Phi, Trung Đông, Nam Á và Đông Nam Á. Mỗi 
năm, trên thế giới có khoảng 100.000 em bé sinh 
ra  mắc  bệnh.  Các  nhà  khoa  học  tiên  đoán 
thalassemia sẽ trở thành bệnh lý toàn cầu(18). 
Nguyên nhân gây bệnh là do đột biến gen α 
globin,  đột  biến  gen  gây  giảm  hoặc mất  tổng 
hợp chuỗi α globin, trong khi đó quá trình tổng 
hợp chuỗi beta globin vẫn diễn ra bình thường. 
Ở người bình  thường  2  loại  chuỗi  α globin và 
beta globin cặp đôi với nhau theo tỷ lệ 1:1, như 
vậy bệnh nhân alpha  thalassemia  sẽ có  sự mất 
cân bằng giữa các chuỗi globin. Loại chuỗi beta 
globin trở nên dư thừa vì không được cặp đôi, sẽ 
tích  tụ  trong  tế bào hồng  cầu và gây phá hủy 
hồng  cầu(17).  Bệnh  nhân  cần  phải  được  truyền 
máu thường xuyên, có thể gây ra các biến chứng 
khác  như:  lá  lách  to,  sỏi  mật,  tăng  nguy  cơ 
nhiễm  trùng, vàng da, Đặc biệt  thai nhi mắc 
Hemoglobin Bart  (alpha  thalassemia  thể  nặng) 
thì  phù  nhau  thai,  gan  lách  to,  thai  chết  lưu 
trong  tử  cung hoặc  chết  sớm  sau  sinh. Vì vậy, 
việc phát hiện đột biến gen gây bệnh có ý nghĩa 
rất lớn đối với điều trị cũng như giúp chẩn đoán 
trước sinh và tư vấn di truyền. 
Gen  α globin nằm  trên  cánh ngắn NST 16, 
mỗi nhiễm  sắc  thể mang  2 gen  α globin. Như 
vậy chuỗi α globin được tổng hợp từ 4 gen trên 
nhiễm  sắc  thể  16.  Đột  biến  gây  bệnh  α 
thalassemia  chủ yếu  là  đột biến mất  đoạn,  đột 
biến có thể ảnh hưởng đến 1, 2, 3 hoặc cả 4 gen α 
globin  và  gây  nên  kiểu  hình  nặng  dần  tương 
ứng với số gen α globin bị đột biến(15). Nếu đột 
biến gây mất một phần hoặc toàn bộ một gen α 
thì sẽ gây dạng α+ thalassemia. Nếu đột biến mất 
cả  2  gen  trên  cùng  allele  thì  sẽ  gây  dạng  α0 
thalassemia(3).  Ở Việt Nam  đột  biến mất  đoạn 
gây bệnh alpha thalassemia thường gặp là dạng 
‐‐SEA  (Đông Nam Á), dạng  ‐α4.2  và dạng  ‐α3.7. 
Phát hiện đột biến gen gây bệnh có ý nghĩa rất 
lớn  đối với  điều  trị  cũng như  giúp  chẩn  đoán 
trước sinh và tư vấn di truyền. Các kỹ thuật sinh 
học phân tử thường được sử dụng để xác định 
đột  biến  ở  bệnh  nhân  thalassemia  là  kỹ  thuật 
PCR đơn mồi, PCR đa mồi, Gần đây, kỹ thuật 
MLPA  (Multiplex  Ligation‐dependent  Probe 
Amplification) ra đời và được áp dụng rộng rãi 
trong chẩn đoán mất đoạn và lặp đoạn gen nói 
chung hay bệnh alpha thalassemia nói riêng. Kỹ 
thuật MLPA có ưu điểm là dễ thực hiện, cho kết 
quả nhanh và  có  độ  chính  xác  cao(1). Kỹ  thuật 
này còn giúp chẩn đoán được kiểu gen dị hợp 
tử. Vì vậy mà chúng tôi thực hiện đề tài này với 
mục  tiêu:  Ứng  dụng  kỹ  thuật MLPA  giúp  chẩn 
đoán  đột  biến mất  đoạn  gen  alpha  globin  gây  bệnh 
alpha thalassemia. 
ĐỐI TƯỢNG ‐PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
‐  Nhóm  nghiên  cứu:  36  bệnh  nhân  được 
chẩn  đoán  alpha  thalassemia  dựa  vào  triệu 
chứng lâm sàng và cận lâm sàng. 
‐  Nhóm  chứng:  30  người  bình  thường. 
Được dùng để chuẩn kỹ thuật và làm mẫu đối 
chứng để  tiến hành kỹ  thuật MLPA cùng với 
mẫu bệnh nhân. 
Phương pháp nghiên cứu 
Kỹ thuật tách chiết DNA từ mẫu máu ngoại vi  
Máu  tươi  được  chống  đông  bằng  EDTA, 
được  tách  trong  vòng  24  giờ.  Quy  trình  tách 
chiết  DNA  từ  200μl  máu  ngoại  vi  được  tiến 
hành  theo QiAgen Kit. Đo nồng  độ và  độ  tinh 
sạch của ADN, những mẫu có giá trị tỷ lệ về mật 
độ quang đo ở bước sóng 260/280 đạt ≥ 1,8 mới 
được sử dụng để tiến hành phản ứng MLPA.  
Phản ứng MLPA 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  32
Sử  dụng  Kit  SALSA  MLPA  P140  HBA 
probemix  (MRC  ‐ Holland)  chứa  các  probe  lai 
đặc  hiệu  với  các  vùng  trên  gen  alpha  globin, 
ngoài  ra  còn  có  9  đoạn  nội  chuẩn  giúp  kiểm 
chuẩn  phản  ứng  PCR.  Quy  trình  phản  ứng 
MLPA  như  sau:  Phản  ứng  lai:  40  ng  genomic 
ADN (hòa trong 2,5 μl) được biến tính và lai với 
1,5  μl  hỗn  hợp  probe  cùng  với  1,5  μl  buffer 
MLPA. Sau đó lai ở 60°C trong vòng 16 giờ (qua 
đêm). Phản ứng nối: Cho enzym ligase vào và ủ 
ở 54°C trong 15 phút. Sau đó  tăng nhiệt độ  lên 
98°C  trong 5 phút để phá hủy enzym  ligase và 
tiến  hành  thực  hiện  quy  trình  nhiệt  của  phản 
ứng  PCR  để  khuếch  đại  các  probe.  Phản  ứng 
PCR: Tăng  nhiệt  độ  lên  60oC  trước  khi  đi  vào 
chu trình nhiệt. Thành phần phản ứng PCR gồm 
primer, polymerase, buffer, dNTP, nước. Chu kỳ 
nhiệt:  90°C  trong  20  giây,  65°C  trong  30  giây, 
72°C trong 60 giây, lặp lại 35 chu kỳ. Sau đó kéo 
dài  kết  thúc  ở  72oC  trong  20 phút. Cuối  cùng, 
nhiệt  độ được hạ xuống  còn 4oC. Điện di mao 
quản  và  phân  tích  kết  quả: Tiến  hành  điện di 
mao quản trên máy Beckman Coulter. Sử dụng 
phần  mềm  GeneMarker  v1.92  (Softgenetics, 
State College, PA)  để phân  tích kết quả và xác 
định đột biến mất đoạn gen alpha globin. Chiều 
cao đỉnh các probe phản ánh nồng độ của chúng 
(hay  nồng  độ  đoạn  gen  tương  ứng  gắn  với 
probe)  trong  sản  phẩm  PCR.  Từ  đó  chiều  cao 
probe của mẫu bệnh nhân được so sánh với mẫu 
đối chứng (người bình thường) để phát hiện đột 
biến mất đoạn gen α globin. Phân tích việc khảo 
sát  các probe khuếch  đại gen  α globin:  trường 
hợp bệnh nhân không bị đột biến mất đoạn gen 
α  globin  thì  tỷ  lệ  chiều  cao  đỉnh  probe  tương 
ứng của bệnh nhân/mẫu đối chứng xấp xỉ bằng 
1. Nếu chiều cao đỉnh probe của bệnh nhân/mẫu 
đối chứng giảm còn khoảng 0,75 thì bệnh nhân 
bị  đột  biến mất  1  gen  α  globin, nếu  giảm  còn 
khoảng 0,5 thì bệnh nhân bị đột biến mất 2 gen 
α globin, nếu giảm còn 0,25 thì bệnh nhân bị đột 
biến mất 3 gen α globin. 
KẾT QUẢ 
Kết quả của bệnh nhân HBA10 
Hình 1. Kết quả phân tích gen alpha thalassemia bệnh nhân HBA10. Màu nhạt (bên trái): mẫu đối chứng. Màu đậm (bên 
phải): mẫu bệnh nhân HBA10. 
Nhận xét: tỷ lệ chiều cao đỉnh probe của bệnh 
nhân/mẫu đối chứng ở các probe có số thứ tự 20, 
21 có giá  trị gần bằng 1. Trong khi đó  tỷ  lệ các 
probe có số thứ tự 1, 2, 3, 5, 12, 14, 18, 24, 25 có 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 33
giá trị xấp xỉ 0,5. Các chỉ số này phù hợp với chỉ 
số mong đợi về các dạng đột biến SALSA MLPA 
promix P140‐B4 HBA  đưa  ra và chứng  tỏ mẫu 
HBA10 có đột biến gây bệnh thalassemia dạng ‐‐ 
SEA/αα. 
Kết quả của bệnh nhân HBA30 
Hình 2. Kết quả phân tích gen alpha thalassemia bệnh nhân HBA30. Màu nhạt (bên trái): mẫu đối chứng. Màu đậm (bên 
phải): mẫu bệnh nhân HBA30. 
Nhận  xét:  Tỷ  lệ  chiều  cao  đỉnh  probe  của 
bệnh nhân/mẫu đối chứng ở các probe có số thứ 
tự 11, 17, 18, 20, 21 có giá trị gần bằng 1. Trong 
khi đó  tỷ  lệ probe có số  thứ  tự 12, 14 có giá  trị 
xấp xỉ 0,5 và tỷ lệ probe có số thứ tự 24 có giá trị 
xấp xỉ 0,75 Các  chỉ  số này phù hợp với  chỉ  số 
mong  đợi về  các dạng  đột biến SALSA MLPA 
promix P140‐B4 HBA  đưa  ra và chứng  tỏ mẫu 
HBA30 có đột biến gây bệnh  thalassemia dạng 
dị hợp ‐α4.2/αα 
Kết quả của bệnh nhân HBA34 
Hình 3. Kết quả phân tích gen alpha thalassemia bệnh nhân HBA34. Màu nhạt (bên trái): mẫu đối chứng. Màu đậm (bên 
phải): mẫu bệnh nhân HBA34. 
Nhận  xét:  Tỷ  lệ  chiều  cao  đỉnh  probe  của 
bệnh nhân/mẫu đối chứng ở các probe có số thứ 
tự 20, 21 có giá trị gần bằng 1. Trong khi đó tỷ lệ 
các probe có số thứ tự 1, 2, 3, 5, 12, 14, 18, 24, 25 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  34
có giá trị xấp xỉ 0,5. Các chỉ số này phù hợp với 
chỉ  số mong  đợi  về  các dạng  đột  biến  SALSA 
MLPA promix P140‐B4 HBA đưa ra và chứng tỏ 
mẫu HBA10  có  đột biến gây bệnh  thalassemia 
dạng ‐‐ SEA/αα. 
Tỷ lệ đột biến mất đoạn ở bệnh nhân alpha 
thalassemia 
Bảng 1: Tỷ lệ đột biến mất đoạn ở bệnh nhân alpha 
thalassemia 
Bệnh nhân Số mẫu (n) Tỷ lệ (%) 
Không đột biến mất đoạn 12 33.33 
Bị đột biến mất đoạn 24 66.67 
Tổng số 36 100 
Bảng 2: Sự phân bố vị trí bị mất đoạn của gen alpha 
thalassemia 
Đột biến Số lượng bệnh 
nhân 
Tỷ lệ % 
Mất đoạn SEA 13 54.17 
Mất đoạn – α3.7 8 33.33 
Mất đoạn –α4.2 3 12.50 
Tổng số 24 100 
Nhận xét: Trong số 36 mẫu bệnh nhân tham 
gia nghiên cứu có 24 mẫu bị đột biến mất đoạn 
(chiếm tỷ lệ 66,67%) và 12 mẫu không mang gen 
đột biến (chiếm 33,33%). 
Trong số 24 mẫu bị đột biến mất đoạn có 13 
mẫu mất đoạn SEA (chiếm 54,17%), 8 mẫu mất 
đoạn – α3.7 (chiếm 33,33%) và 3 mẫu mất đoạn –
α4.2 (chiếm 12,50%). 
BÀN LUẬN 
Phát hiện sớm bệnh thalassemia có thể giúp 
điều trị sớm, tránh các biến chứng của bệnh và 
nguy  cơ  tử  vong.  Đột  biến  gây  bệnh  alpha 
thalassemia  thường  gặp  là  đột  biến mất  đoạn 
gen alpha globin nên các kĩ thuật sinh học phân 
tử thường được sử dụng để xác định đột biến ở 
bệnh  nhân  thalassemia  là  multiplex  PCR, 
HPLC(2,9). Gần đây, kỹ thuật MLPA ra đời và 
được  áp  dụng  rộng  rãi  trong  chẩn  đoán mất 
đoạn gen gây bệnh alpha thalassemia với nhiều 
ưu điểm  là dễ thực hiện, cho kết quả nhanh và 
có độ chính xác cao(1). 
Trong kết quả của kỹ thuật MLPA, mỗi một 
đỉnh tín hiệu (peak) thể hiện sản phẩm của một 
probe  (khi một probe nào đó bắt cặp được với 
trình  tự DNA  đích, nối  lại  được  thì mới  được 
khuếch  đại và xuất hiện  tín hiệu)(16). Chiều  cao 
của mỗi peak cho thấy sự liên quan với số lượng 
bản  sao  (copy)  của  trình  tự DNA  bổ  sung  với 
probe(12). Nếu bệnh nhân bị đột biến mất đoạn cả 
4 gen α globin thì không có hiện tượng lai probe, 
không  tạo  thành đoạn dò hoàn chỉnh và probe 
đó sẽ không được khuếch đại, do đó khi điện di 
mao  quản  sẽ  không  thấy  xuất  hiện  đỉnh  của 
probe. Tuy  nhiên,  đột  biến  này  thường  không 
gặp trong thực tế vì thai chết lưu trong tử cung. 
Nếu  tỷ  lệ  chiều  cao  của  probe  mẫu  bệnh 
nhân/mẫu  chứng  xấp  xỉ  là  0,75‐0,80  thì  bệnh 
nhân mang đột biến mất đoạn tại probe đó ở 1 
trong 4 gen α globin, nếu tỷ lệ này xấp xỉ bằng 
0,35‐0,5 chứng  tỏ bệnh nhân mất đoạn 2 gen α 
globin và mếu  tỷ  lệ  là 0,25 nghĩa  là bệnh nhân 
mất đoạn 3 trong 4 gen α globin.  
Trong kết quả MLPA của bệnh nhân HBA30 
thể hiện trong hình 2, tỉ lệ probe số 24 có giá trị 
gần bằng 0.75 mà không phải là 0.5. Lý giải điều 
này,  theo  kit  SALSA  MLPA  promix  P140‐B4 
HBA mà MRC‐Holland hướng dẫn thì probe số 
24  dò  tìm  trình  tự  exon  3  ở  cả  2  gen HBA1, 
HBA2 nên tỉ lệ điển hình cho đột biến mất đoạn 
‐α4.2/αα, ‐α3.7/αα là 0,75 
Dựa vào bảng các dạng  đột biến mất  đoạn 
gen HBA thường gặp và tỉ lệ chiều cao đỉnh của 
các  probe  mà  SALSA  MLPA  promix  P140‐B4 
HBA  (MRC‐Holland)  đưa  ra, kết hợp với hình 
ảnh chiều cao các đỉnh (trong hình 1, 2, 3: màu 
nhạt ‐bên trái là mẫu đối chứng; màu đậm ‐bên 
phải là mẫu bệnh nhân), cũng như số liệu về tỉ lệ 
chiều  cao  các  đỉnh  trong  hình  ảnh MLPA  của 
mỗi mẫu nghiên cứu, cho thấy việc xác định kết 
quả dạng  đột biến  alpha  thalassemia mà bệnh 
nhân  mắc  phải  hoàn  toàn  phù  hợp  với  triệu 
chứng  lâm  sàng  và  cận  lâm  sàng mà  họ  biểu 
hiện. Qua kết quả  thu  được  từ 36 mẫu nghiên 
cứu, chúng tôi thấy rằng đột biến mất đoạn gen 
alpha  globin  gây  bệnh  alpha  thalassemia  khá 
phổ  biến  ở  Việt  Nam  với  các  dạng  đột  biến 
thường gặp là dạng ‐‐SEA (Đông Nam Á), dạng 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 35
–  α3.7  và dạng  –α4.2. Trong  đó,  đột  biến  có  tần 
suất  cao  nhất  la  đột  biến  –SEA  chiếm  54,17%; 
tiếp theo là đột biến dạng – α3.7chiếm 33,33% và 
cuối cùng là đột biến dạng –α4.2chiếm 12,5%. 
Lý Thị Thanh Hà (2010) đã nghiên cứu ứng 
dụng kỹ  thuật Multilex PCR và C‐ARMS PCR 
trong  chẩn  đoán  trước và  sau  sinh bệnh alpha 
thalassemia  tại  Bệnh  Viện  Nhi  Trung  Ương. 
Trong kết quả nghiên cứu này có 58.8% đột biến 
dạng  –SEA(11).  Theo  Lin M  (2013)  thì  ở  vùng 
Meizhou  miền  Nam  Trung  Quốc  (7),  đột  biến 
dạng  ‐‐SEA  là khoảng 46.45%, mất đoạn – α3.7 
là 7%, mất  đoạn  –α4.2  là  5%. Tác giả Liu SC(8) 
(2011)  nghiên  cứu  về  các  bệnh  liên  quan  đến 
Hemoglobin  tại  Đài  Loan,  ông  cho  rằng  dạng 
đột  biến  thường  gặp  nhất  của  bệnh  alpha 
thalassemia  là  đột  biến  dạng  SEA  (Southeast 
Asian) với  tần số 87,79%, đột biến dạng – α3.7 
chiếm 4,85%, đột biến dạng – α4.2 chiếm 1,41%. 
Một nghiên cứu khác của tác giả Wu JY(20) (2004) 
thì ở miền Nam Trung Quốc tần số đột biến gen 
alpha globin như sau: dạng ‐‐SEA chiếm 68,9%, 
– α3.7 chiếm 10,3%, đột biến dạng – α4.2 chiếm 
5,52%. Theo Hung CC(4) (2007) thì ở Đông Nam 
Á tỉ lệ đột biến dạng SEA chiếm tỉ lệ 45%, dạng – 
α3.7  chiếm  35%,  đột  biến  dạng  –  α4.2  chiếm 
20%. Cùng với nhiều nghiên cứu khác như của 
Pan HF  (2007), Xiong F  (2010)(14, 21)  thì dạng đột 
biến phổ biến nhất ở Đông Nam Á là –SEA theo 
sau là đột biến dạng – α3.7 và –α4.2, các kết quả 
của chúng tôi tương tự như nghiên cứu của các 
tác  giả  khác  về  sự  phổ  biến  của  các dạng  đột 
biến thường gặp của alpha thalassemia.  
Qua các số  liệu đó, chúng tôi thấy rằng đột 
biến dạng  ‐‐SEA  chiếm  tỉ  lệ  rất  cao  ở khu vực 
Đông Nam Á, tiếp theo là dạng – α3.7. Điều này 
hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của 
chúng  tôi. Sự khác biệt về  tần số  của các dạng 
đột biến này trong các nghiên cứu có thể là mặc 
dù alpha  thalassemia có mặt  trên  toàn  thế giới, 
nhưng sự phân bố rất khác nhau giữa các quần 
thể người, giữa các dân tộc khác nhau, do sự đa 
dạng di truyền giữa các cá nhân, tần số đột biến 
có thể thay đổi từ sự gia tăng các cuộc hôn nhân 
giữa nước này với nước khác  (như giữa người 
Đài  Loan  và  những  người  nhập  cư  gốc  Đông 
Nam Á), sự khác nhau trong quá trình thu thập 
mẫu nghiên cứu (với nghiên cứu này, chúng tôi 
đã thu mẫu từ những bệnh nhân đến khám  tại 
bệnh viện dựa vào những triệu chứng lâm sàng, 
cận lâm sàng và tiến hành kiểm tra), quan trọng 
là tần số đột biến thay đổi tùy thuộc vào dân số, 
thời gian nghiên cứu. 
Trong số 36 mẫu bệnh nhân được chẩn đoán 
mắc bệnh  α  thalassemia, bằng kỹ  thuật MLPA 
chúng tôi phát hiện được 24 bệnh nhân cò mang 
đột biến mất đoạn. 12 bệnh nhân còn lại không 
phát hiện được đột biến mất đoạn, những bệnh 
nhân này có thể mang đột biến điểm, và những 
đột  biến  này  không  được  phát  hiện  bằng 
phương  pháp  MLPA  mà  phải  sử  dụng  các 
phương  pháp  như  giải  trình  tự  gen,  phương 
pháp RFLP, STR 
KẾT LUẬN 
Nghiên  cứu  đã  ứng  dụng  thành  công  kỹ 
thuật MLPA  để  chẩn  đoán  đột  biến mất  đoạn 
gen  alpha  globin  gây  bệnh  alpha  thalassemia. 
Việc xác định các kiểu đột biến  gen alpha globin 
thường gặp ở Việt Nam giúp cho chúng ta có cái 
nhìn  bao  quát  về  tình  hình  bệnh  alpha 
thalassemia tại nước ta, để có những dẫn chứng, 
dữ  liệu cho các nghiên cứu  tiếp  theo cũng như 
giúp  ích cho việc dự báo, chẩn đoán, phát hiện 
sớm và điều trị được chính xác, hiệu quả hơn, là 
cơ sở vững chắc cho chẩn đoán trước sinh bệnh 
alpha Thalassemia. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Cao M, Liu  Z, Jia  X, Tang N, Cai  R, Wang  L, Chen  C, Xiao 
B, Wang  J  and  Liu  J  (2011).“Detection  of  α‐globin  gene 
deletions  using  denaturing  high‐performance  liquid 
chromatography  and  multiplex  ligation‐dependent  probe 
amplification”,  Journal  of  clinical  laboratory  analysis,  25(6), 
pp. 426‐431. 
2. Chong  SS,  Boehm  CD, Higgs  DR  and  Cutting  GR  (2000), 
“Single‐tube multiplex  ‐ PCR  screen  for  common deletional 
determinants of α –thalassemia”, Blood, 95, pp. 360 ‐ 362. 
3. Elliott PV (2009), “Alpha thalassemia major ‐ new mutations, 
intrauterine management, and outcomes”, Hematology, 35(1), 
pp. 35 ‐ 41 
4. Hung CC, Lee CN, Chen CP, Jong YJ et al. (2007), “Molecular 
assay of alpha  (3.7) and alpha  (4.2) deletions  causing alpha 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  36
thalassemia  by  denaturing  high‐performance  liquid 
chromatography”, Clinical Biochemistry, 40 (11), pp. 817‐821  
5. Hung CC, Su YN, Lin CY, Yang CC, Lee WT  et  al.  (2005), 
“Denaturing HPLC  coupled with multiplex  PCR  for  rapid 
detection of large deletions in Duchenne muscular dystrophy 
carriers”, Clinical Biochemistry, 51(7), pp. 1252‐6. 
6. Lalic T, Vossen RH  et  al.  (2005),  “Deletion  and duplication 
screening in the DMD gene using MLPA”, European Journal 
of Human Genetics, 13, pp. 1231–1234 
7. Lin M, Wen YF et al. (2013), “Hemoglobinopathy: molecular 
epidemiological  characteristics  and  health  effects  on Hakka 
people  in  the Meizhou  region, Southern China”, PLoS One, 
8(2), pp. 5 – 7. 
8. Liu SC, Peng CT, Lin TH, Wang SJ et al.  (2011), “Molecular 
lesion  frequency of hemoglobin gene disorders  in Taiwan”, 
Hemoglobin, 35 (3), pp. 228‐236. 
9. Liu YT, Old JM, Miles K, Fisher CA, Weatherall DJ and Clegg 
JB  (2000),  “Rapid  detection  of  alpha‐thalassaemia  deletions 
and alpha‐globin gene  triplication by multiplex polymerase 
chain”. British journal of haematology, 108(2), pp. 295 ‐ 299. 
10. Loryn NS and Graham RT (2004), “MLPA and MAPH: New 
Techniques  for  Detection  of  Gene  Deletions”,  Human 
mutation, 23, pp. 413‐419 
11. Lý Thị Thanh Hà, Ngô Diễm Ngọc, Nguyễn Thị Phương Mai, 
Nguyễn Thị Tân Sinh, Dương Bá Trực, Bùi Văn Viên, Nguyễn 
Thanh Liêm  (2010).  “Ứng dụng kỹ  thuật  sinh học phân  tử 
trong chẩn đoán trước và sau sinh bệnh alpha thalassemia tại 
Bệnh viện nhi Trung ương”. Tạp chí Nhi khoa, tập 3 ‐ số 3&4, 
tr. 337 ‐ 342. 
12. Marzese DM, Mampel A et al. (2008), “Detection of deletions 
and duplications  in the Duchenne muscular dystrophy gene 
by  the  molecular  method  MLPA  in  the  first  Argentine 
affected families”, Genet. Mol. Res., 7 (1), pp. 223‐233 
13. Neishabury M, Azarkeivan A, Oberkanins C, Esteghamat F, 
Amirizadeh  N  and  Najmabadi  H.  (2008),  “Molecular 
mechanisms  underlying  thalassemia  intermedia  in  Iran”, 
Genetic Testing, 12(4), pp. 549 ‐ 556. 
14. Pan  HF,  Long  GF,  Li  Q,  Feng  YN,  Lei  ZY  et  al.  (2007), 
“Current  status  of  thalassemia  in  minority  populations  in 
Guangxi, China”, Clin Genet, 71, pp.419–426. 
15. Sankaran VG, Nathan DG (2010), “Thalassemia: an overview 
of  50  years  of  clinical  research”.  Hematology/Oncology 
Clinics of North America Journal, 24(6), pp. 1005 ‐ 1020. 
16. Schouten  JP,  Mc  Elgunn  CJ  et  al.  (2002),  Relative 
quantification  of  40  nucleic  acid  sequences  by  multiplex 
ligation‐dependent  probe  amplification”,  Nucleic  acids 
Research, 30 (12), pp. 2‐11. 
17. Suemasu CN, Kimura EM, Oliveira DM, Bezerra MA, Araújo 
AS,  Costa  FF  and  Sonati  MF  (2011),  “Characterization  of 
alpha thalassemic genotypes by multiplex ligation‐dependent 
probe  amplification  in  the  Brazilian  population”,  Brazilian 
journal of medical and biological research, 44(1), pp. 16‐22.  
18. Tạ Thành Văn (2011), Bệnh học phân tử, Nxb Y Học, tr. 67 ‐ 
80. 
19. Wang X, Wang Z, Yan M, Huang S et al. (2008), “Similarity of 
DMD gene deletion and duplication  in  the Chinese patients 
compared  to  global  populations”,  Behavioral  and  Brain 
Functions, 4 (20), pp. 1‐9. 
20. Wu  JY, Liao C, Li  J, Huang YN  (2004), “Multiplex PCR  for 
detecting  genotypes  of  deletional  alpha‐thalassemia”, 
Zhongguo  Shi  Yan  Xue  Ye  Xue  Za  Zhi  (Journal  of 
experimental hematology), 12(4), pp. 472‐474.  
21. Xiong  F,  Sun  M,  Zhang  X,  Cai  R,  Zhou  Y  et  al.  (2010), 
“Molecular  epidemiological  survey of haemoglobinopathies 
in  the  Guangxi  Zhuang  Autonomous  Region  of  southern 
China”, Clin Genet, 78, pp.139–148. 
Ngày nhận bài       29/08/2013. 
Ngày phản biện nhận xét bài báo   04/09/2013. 
Ngày bài báo được đăng:    18/10/2013 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_ung_dung_ky_thuat_mlpa_de_chan_doan_dot_bien_mat.pdf