Nhu cầu tham gia dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà của người dân tại một khu đô thị Hà Nội
Nhằm mô tả nhu cầu tham gia dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà của người dân tại Hà Nội, nghiên cứu
mô tả cắt ngang được thực hiện trên các hộ gia đình sống tại tòa nhà CT1A-B, chung cư VOV, Hà Nội. Các
dịch vụ y tế được chấp nhận và mong muốn tham gia cao: tổ chức lấy máu, bệnh phẩm xét nghiệm tại nhà
(85,1%); tắm, thay băng rốn tại nhà cho trẻ sơ sinh (78,5%). Các dịch vụ còn chưa được chấp nhận nhiều:
điều dưỡng ở cùng với gia đình để chăm sóc cho các bệnh nhân nặng (38,3%); cử cán bộ y tế đi cùng khi
bệnh nhân có nhu cầu đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tuyến trên hoặc ở nước ngoài (52,3%) hoặc cử
phiên dịch đi hỗ trợ (49,5%). Cần đào tạo đội ngũ cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đáp ứng nhu
cầu và mong muốn cao của người dân.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhu cầu tham gia dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà của người dân tại một khu đô thị Hà Nội
148 TCNCYH 113 (4) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Địa chỉ liên hệ: Đỗ Thị Thanh Toàn, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội Email: dothithanhtoan@hmu.edu.vn Ngày nhận: 10/6/2018 Ngày được chấp thuận: 15/8/2018 NHU CẦU THAM GIA DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI NHÀ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI MỘT KHU ĐÔ THỊ HÀ NỘI Đỗ Thị Thanh Toàn1*, Lưu Ngọc Minh1, Đinh Thái Sơn1, Đỗ Mạnh Hùng2, Nguyễn Thị Thu Hường1, Lê Xuân Hưng1, Lưu Ngọc Hoạt1 1Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội 2Sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội Nhằm mô tả nhu cầu tham gia dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà của người dân tại Hà Nội, nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên các hộ gia đình sống tại tòa nhà CT1A-B, chung cư VOV, Hà Nội. Các dịch vụ y tế được chấp nhận và mong muốn tham gia cao: tổ chức lấy máu, bệnh phẩm xét nghiệm tại nhà (85,1%); tắm, thay băng rốn tại nhà cho trẻ sơ sinh (78,5%). Các dịch vụ còn chưa được chấp nhận nhiều: điều dưỡng ở cùng với gia đình để chăm sóc cho các bệnh nhân nặng (38,3%); cử cán bộ y tế đi cùng khi bệnh nhân có nhu cầu đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tuyến trên hoặc ở nước ngoài (52,3%) hoặc cử phiên dịch đi hỗ trợ (49,5%). Cần đào tạo đội ngũ cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đáp ứng nhu cầu và mong muốn cao của người dân. Từ khóa: chăm sóc sức khỏe tại nhà, nhu cầu tham gia I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động chăm sóc sức khỏe tại nhà luôn được chúng ta thực hiện hằng ngày dưới nhiều hình thức khác nhau. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà là một loạt các dịch vụ chăm sóc sức khỏe được các nhân viên y tế cung cấp tại gia đình người bệnh khi đau ốm hoặc thương tật [1]. Ở Mỹ, xuất phát từ việc giải phóng áp lực quá tải giường bệnh và nhu cầu tạo một môi trường thuận lợi để chăm sóc bệnh nhân, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà được ra đời từ năm 1947 [2]. Tiếp sau đó vào những năm 1970, xu hướng chăm sóc sức khỏe tại nhà cũng trở nên phát triển và gần như bùng nổ ở các nước phương Tây [3]. Trong những năm cuối của thế kỉ XX, với xu thế già hóa dân số ở các nước phát triển, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà được củng cố và gần như phổ cập ở nhiều nước [4; 5]. Từ năm 2012, Việt Nam trở thành một nước có dân số già với tỷ lệ người trên 60 tuổi đạt 10,2% và được dự báo là nước có dân số rất già vào năm 2038 với tỷ lệ người trên 60 tuổi đạt 20,1% [6]. Với xu hướng trên đặt ra thách thức trong việc chăm sóc và nâng cao sức khỏe toàn dân khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe hàng ngày đang trở thành vấn đề lớn: gánh nặng về bệnh tật, chăm sóc sinh hoạt hằng ngày, nâng cao chất lượng cuộc sống. Thêm vào đó áp lực về quá tải bệnh viện cần giải quyết một cách bền vững [7]. Nhiều bệnh, thương tật, tai nạn có thể điều trị chăm sóc tại nhà vẫn đạt được hiệu quả cao, thậm chí giúp tiết kiệm chi phí và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cho bệnh nhân. Việc hồi phục khi chăm sóc tại nhà cũng được đánh giá là hiệu quả hơn so với chăm sóc tại bệnh viện [8]. Nhưng ưu điểm của dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà có kết hợp khoa học kỹ thuật tiên tiến có khả năng hỗ trợ giải quyết các vấn đề TCNCYH 113 (4) - 2018 149 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC này tương đối tốt, mang lại kết quả cao trong điều trị và nâng cao sức khỏe của người dân [9]. Quận Nam Từ Liêm là một quận mới ở Hà Nội. Nằm trong một trung tâm kinh tế lớn của cả nước với mật độ dân số đứng thứ hai cả nước, sự phát triển về kinh tế của người dân tại Nam Từ Liêm là trung bình cao so với mặt bằng chung; song song với đó là nhu cầu cao về chăm sóc sức khỏe. Việc tổ chức hệ thống chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người dân mang lại lợi ích về nhiều mặt như đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, hỗ trợ giảm tải cho hệ thống bệnh viện tuyến trung ương. Nghiên cứu này sẽ cung cấp bằng chứng góp phần vào việc cải tiến tổ chức và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà của người dân khu đô thị Hà Nội. Với những lý do trên, nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu mô tả nhu cầu tham gia dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà của người dân tại Hà Nội. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng - Người dân tại khu chung cư CT1A-B tổ 5, phường Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội. - Tiêu chuẩn lựa chọn + Người dân sống lâu dài (> 12 tháng) tại các tòa nhà chung cư thuộc khu chung cư CT1A-B, phường Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội. + Người đại diện gia đình có thể tham gia lựa chọn, quyết định sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho gia đình. + Trên 18 tuổi, biết đọc, biết viết. + Tự nguyện tham gia nghiên cứu. - Tiêu chuẩn loại trừ + Người đến làm việc, sống nhờ, đến chơi tại tòa nhà. 2. Phương pháp - Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2017 đến tháng 06/2018. - Chọn mẫu và cỡ mẫu: Chọn mẫu toàn bộ các hộ gia đình sống tại chung cư. Có 296 hộ gia đình tại đây, tiếp cận và phát giấy mời được 140 hộ, trong đó 107 hộ gia đình đồng ý tham gia nghiên cứu (tỉ lệ trả lời là 78,6%). - Biến số nghiên cứu + Nhóm biến số liên quan đến nhu cầu tham gia dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà: khám, điều trị bởi bác sĩ; chăm sóc tại nhà bởi điều dưỡng; chăm sóc giảm nhẹ; chăm sóc trẻ sơ sinh; khám sức khỏe định kỳ; y tế từ xa. + Nhóm biến số liên quan đến nhu cầu tham gia dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tai nhà: khám, xét nghiệm tại nhà; tổ chức khu nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe; hỗ trợ thông tin khám chữa bệnh; cử phiên dịch hỗ trợ khi bệnh nhân đi khám, chữa bệnh ở nước ngoài; tư vấn thông tin thuốc, thực phẩm chức năng. 3. Xử lý và phân tích số liệu Số liệu sau khi thu thập được làm sạch, nhập liệu bằng phần mềm Epi data, sau đó được chuyển sang phần mềm Stata phân tích. Các thống kê mô tả được áp dụng. 4. Đạo đức nghiên cứu Đề cương nghiên cứu được thông qua và đồng ý của Hội đồng khoa học thông qua đề cương nghiên cứu của Viện đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội. Quá trình nghiên cứu không gây tổn hại cho người tham gia về sức khỏe và tinh thần. 150 TCNCYH 113 (4) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC III. KẾT QUẢ 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (n = 107) Đặc điểm Tần số % Tuổi < 30 tuổi 26 24,3 30 - 39 tuổi 46 43,0 40 - 49 tuổi 18 16,8 ≥ 50 tuổi 17 15,9 Trung vị (Khoảng tứ phân vị) 34 (30 - 44) Giới tính Nam 51 47,7 Nữ 56 52,3 Quan hệ với chủ hộ Chủ hộ/Vợ của chủ hộ 90 84,1 Khác (bố, mẹ, em ruột) 17 15,9 Trình độ học vấn Từ trung cấp trở xuống 17 15,9 Cao đẳng/Đại học 73 68,2 Sau đại học 17 15,9 Số người trong gia đình 1 - 2 người 16 15,0 3 - 4 người 69 64,5 > 4 người 22 20,5 Đối tượng nghiên cứu có độ tuổi tham gia trong khoảng từ 21 đến 68 tuổi. Trong đó nhóm tuổi 30 - 40 tuổi chiếm chủ yếu 43,0%. Tỷ lệ giới tính là nữ nhiều hơn nam, lần lượt là 52,3% và 47,7%. Phần lớn đối tượng tham gia vào nghiên cứu là chủ hộ hoặc vợ của chủ hộ với tỷ lệ là 84,1%. Đối tượng nghiên cứu có trình độ dân trí tương đối cao với tỷ lệ lớn nhất là 68,2% có trình độ cao đẳng/đại học, 15,9% có trình độ sau đại học. Về quy mô gia đình, chủ yếu là các hộ gia đình có 3 - 4 người với tỷ lệ 64,5%, tỷ lệ gia đình có trên 4 người là 20,5%, gia đình có 1 - 2 người là thấp nhất chỉ chiếm 15,0%. TCNCYH 113 (4) - 2018 151 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Bảng 2. Nhu cầu tham gia các dịch vụ hỗ trợ khám, điều trị bệnh và theo dõi sức khỏe tại nhà của người dân Dịch vụ Không chấp nhận Phân vân Chấp nhận n (%) n (%) n (%) Tổ chức lấy máu, phân, nước tiểu xét nghiệm tại nhà 15 (14,0) 5 (4,7) 91 (85,1) Tổ chức chụp phim, siêu âm, điện tim... tại nhà cho người có nhu cầu 24 (22,4) 18 (16,8) 65 (60,8) Tổ chức các khu vui chơi, chăm sóc sức khoẻ ban ngày cho người cao tuổi ngay tại khu dân cư mà người cao tuổi đang sinh sống 21 (19,6) 14 (13,1) 72 (67,3) Tổ chức các khu nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ cả ngày lẫn đêm cho người cao tuổi tại các khu có cảnh quan, sinh thái đẹp 27 (25,2) 18 (16,8) 62 (57,9) Cử cán bộ y tế đi cùng khi bệnh nhân có nhu cầu đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tuyến trên hoặc ở nước ngoài 29 (27,1) 22 (20,6) 56 (52,3) Cử phiên dịch hỗ trợ khi bệnh nhân đi khám, chữa bệnh ở nước ngoài 32 (29,9) 22 (20,6) 53 (49,5) Cho thuê các trang thiết bị giúp cán bộ y tế và người nhà theo dõi bệnh nhân từ xa 31 (29,0) 19 (17,8) 57 (53,3) Giới thiệu cơ sở khám chữa bệnh thích hợp nhất với từng người bệnh 12 (11,2) 11 (10,3) 84 (78,5) Giới thiệu bác sỹ có uy tín thích hợp khám, điều trị cho từng bệnh nhân 13 (12,2) 10 (9,4) 84 (78,5) Hỗ trợ bệnh nhân làm thủ tục khám, nhập viện tại các bệnh viện 7 (6,5) 11 (10,3) 89 (83,2) Tư vấn và cung cấp các kênh thông tin, thuốc, thực phẩm chức năng có uy tín, thương hiệu cho người dân 23 (21,5) 9 (8,4) 75 (70,1) Các dịch vụ y tế được người dân chấp nhận bao gồm: Tổ chức lấy máu, phân, nước tiểu xét nghiệm tại nhà (85,1%); Tư vấn và cung cấp các kênh thông tin, thuốc, thực phẩm chức năng có uy tín, thương hiệu cho người dân (70,1%); Giới thiệu cơ sở khám chữa bệnh, bác sỹ thích hợp nhất với từng người bệnh đều có tỷ lệ hưởng ứng là 78,5%. 152 TCNCYH 113 (4) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Các dịch vụ còn lại, người dân vẫn còn phân vân hoặc chưa chấp nhận như: Tổ chức các khu vui chơi, chăm sóc sức khoẻ ban ngày cho người cao tuổi ngay tại khu dân cư mà người cao tuổi đang sinh sống (67,3%); Tổ chức các khu nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ cả ngày lẫn đêm cho người cao tuổi tại các khu có cảnh quan, sinh thái đẹp (57,9%). Dịch vụ cho thuê các trang thiết bị giúp cán bộ y tế và người nhà theo dõi bệnh nhân từ xa cũng có số người hưởng ứng tương đối thấp với 53,3%. Dịch vụ cử cán bộ y tế đi cùng khi bệnh nhân có nhu cầu đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tuyến trên hoặc ở nước ngoài hoặc cử phiên dịch đi hỗ trợ có tỷ lệ hưởng ứng lần lượt là 52,3% và 49,5%. Bảng 3. Nhu cầu tham gia các dịch vụ khám, điều trị bệnh, theo dõi sức khỏe tại nhà của người dân Dịch vụ Không chấp nhận Phân vân Chấp nhận n (%) n (%) n (%) Bác sỹ đến khám, điều trị tại nhà cho các bệnh nhân cấp cứu 26 (24,3) 19 (17,8) 62 (57,9) Bác sỹ đến khám, điều trị tại nhà cho các bệnh nhân bị bệnh mạn tính 23 (21,5) 17 (15,9) 67 (62,6) Điều dưỡng đến chăm sóc bệnh nhân tại nhà khi có chỉ định của bác sỹ 19 (17,8) 8 (7,5) 80 (74,8) Điều dưỡng ở cùng với gia đình để chăm sóc cho các bệnh nhân nặng 40 (37,4) 26 (24,3) 41 (38,3) Điều dưỡng ở bệnh viện để chăm sóc cho bệnh nhân thay người nhà 30 (28,0) 13 (12,2) 64 (59,8) Chăm sóc, giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối tại nhà 23 (21,5) 10 (9,4) 74 (69,2) Tắm, thay băng rốn tại nhà cho trẻ sơ sinh 11 (10,3) 12 (11,2) 84 (78,5) Hỗ trợ chăm sóc tại nhà cho các bà mẹ có con nhỏ < 6 tháng 12 (11,2) 21 (19,6) 74 (69,2) Tổ chức khám sức khỏe định kì cho tất cả các thành viên trong gia đình 15 (14,0) 8 (7,5) 84 (78,5) Dịch vụ hỏi bệnh, đọc phim, đọc kết quả xét nghiệm, thăm dò chức năng, tư vấn, theo dõi bệnh nhân từ xa thông qua Internet và camera 32 (29,9) 12 (11,2) 63 (58,9) Hầu hết các dịch vụ được người dân chấp nhận tham gia nhưng còn phân vân như: Bác sỹ đến khám, điều trị tại nhà cho các bệnh nhân cấp cứu (57,9%); Bác sỹ đến khám, điều trị tại nhà cho các người bệnh bị bệnh mạn tính (62,6%); Điều dưỡng ở bệnh viện để chăm sóc cho người TCNCYH 113 (4) - 2018 153 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC bệnh thay người nhà (59,8%); Dịch vụ hỏi bệnh, đọc phim, đọc kết quả xét nghiệm, thăm dò chức năng, tư vấn, theo dõi người bệnh từ xa thông qua Internet và camera (58,9%); Dịch vụ điều dưỡng ở cùng với gia đình để chăm sóc cho các bệnh nhân nặng có tỷ lệ chấp nhận thấp nhất chỉ 38,3%. Điều dưỡng chăm sóc tại nhà khi có chỉ định của bác sỹ (74,8%); Tắm, thay băng rốn tại nhà cho trẻ sơ sinh (78,5%); Chăm sóc, giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối tại nhà và hỗ trợ chăm sóc tại nhà cho các bà mẹ có con nhỏ < 6 tháng (đều có tỷ lệ 69,2%) là những dịch vụ được người dân hưởng ứng tương đối tốt. IV. BÀN LUẬN Nghiên cứu chúng tôi cho thấy các dịch vụ hỗ trợ khám, điều trị, theo dõi sức khỏe như tổ chức lấy máu và các dịch tiết khác của cơ thể tại nhà được người dân chấp nhận tham gia với tỷ lệ cao nhất. Dịch vụ này không còn là mới đối với người dân sống tại một thành phố lớn như Hà Nội khi mà một số bệnh viện tư nhân đã cung cấp dịch vụ này từ tương đối sớm. Một nghiên cứu tại quận Tây Hồ của Hà Nội cũng cho kết quả có 83,2% người dân đã từng sử dụng dịch vụ siêu âm, lấy mẫu bệnh phẩm tại nhà [10]. Tuy nghiên nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả với dịch vụ chụp phim, siêu âm, điện tim,.. tại nhà thì mức độ hưởng ứng thấp hơn nhiều so với nghiên cứu trước đó. Điều này có thể được giải thích bởi tất cả đối tượng của nghiên cứu tại Tây Hồ là người cao tuổi (> 60 tuổi) hoặc người giám hộ của người cao tuổi nên việc tới các cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh là tương đối khó khăn. Thêm vào đó, chụp phim, điện tim hay siêu âm tại nhà thường được thực hiện bởi các kĩ thuật viên, các xét nghiệm cận lâm sàng này cần có sự xem xét và đọc kết quả cũng như tư vấn hướng xử trí của bác sỹ. Tận dụng yếu tố này, khi tổ chức triển khai dịch vụ này tại cộng đồng sau này, cần gắn liền sự bao quát của bác sỹ tới các dịch vụ xét nghiệm cận lâm sàng này, để người dân yên tâm sử dụng đồng thời cũng nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe được cung cấp. Dịch vụ giới thiệu cơ sở khám chữa bệnh, bác sỹ uy tín thích hợp nhất cho từng người bệnh có tỷ lệ hưởng ứng của người dân tương đối cao trong số 21 dịch vụ chăm sóc sức khỏe được đưa ra (đều là 78,5%). Như vậy ngoài nhu cầu về khám chữa bệnh các hoạt động liên quan tới hỗ trợ khám chữa bệnh cũng cần được quan tâm. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà y tế dần trở thành một ngành dịch vụ với sự cạnh tranh cao, người dân cần nhiều hơn thông tin để có thể lựa chọn đúng bác sỹ cũng như cơ sở y tế để khám chữa bệnh. Quan tâm đến nhu cầu của người bệnh cũng là vấn đề quan trọng khi các cơ sở y tế cung cấp các dịch vụ của mình. Theo kết quả nghiên cứu, có tới hơn 80% người dân đồng ý tham gia dịch vụ hỗ trợ người bệnh làm thủ tục khám, nhập viện tại các bệnh viện. Đối với người bệnh và cả người nhà, việc có thể hoàn thành tốt các thủ tục trong khi người nhà hay chính bản thân mình đang đau ốm là một điều không dễ dàng và điều này cũng là vấn đề tồn tại ở một số bệnh viện công khi có 21,5% người bệnh gặp phải khó khăn khi làm thủ tục khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa Trung ương Huế, 154 TCNCYH 113 (4) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC tỷ lệ này ở bệnh viện Bạch Mai theo một nghiên cứu năm 2008 là 24,8% [11]. Ngoài việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trực tiếp, các dịch vụ hỗ trợ thủ tục hành chính cho hoạt động chăm sóc sức khỏe cũng cần được chú ý tới, việc này đã được một số bệnh viện thực hiện tương đối tốt như Bệnh viện Tim Hà Nội, bệnh viện Quân Y 110 [12; 13]. Ngược lại, một số dịch vụ hỗ trợ quá trình khám chữa bệnh khác lại ít được hưởng ứng như dịch vụ cử cán bộ y tế hay cử người phiên dịch đi hỗ trợ khi người dân có nhu cầu khám chữa bệnh tại nước ngoài. Có thể do cỡ mẫu còn hạn chế, nhóm đối tượng tiếp cận được hiện tại còn chưa quan tâm tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở nước ngoài nên việc sẵn sàng tham gia chỉ ở mức trung bình thấp. Một dịch vụ tương đối mới ở nước ta mà chưa có cơ sở y tế nào triển khai đó là tư vấn cung cấp các kênh thông tin, thuốc, thực phẩm chức năng có uy tín, thương hiệu cho người dân, mặc dù vậy dịch vụ này vẫn được người dân đồng ý tham gia với tỷ lệ tương đối cao. Trong thời điểm bùng nổ thông tin như hiện nay, việc người dân thiếu các thông tin cơ bản để chăm sóc sức khỏe sẽ dẫn tới việc lựa chọn không đúng thuốc hay thực phẩm chức năng gây thiệt hại nhiều về kinh tế, sức khỏe [14]. Việc tư vấn lựa chọn thuốc và thực phẩm chức năng đúng và chất lượng để điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe tuy không phải hoạt động chăm sóc sức khỏe trực tiếp nhưng lại tác động không nhỏ tới sức khỏe của người dân. Với những lợi ích thực tế mà dịch vụ này mang lại cộng với tỷ lệ hưởng ứng cao, thực hiện triển khai dịch vụ này là tương đối khả thi. Bên cạnh nhóm dịch vụ hỗ trợ, các nhóm dịch vụ khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe cũng được người dân hưởng ứng. Kết quả cho thấy các dịch vụ chăm sóc tại nhà được cung cấp bởi điều dưỡng có sự khác biệt nhau ở mức độ tham gia hưởng ứng trong khi với dịch vụ điều dưỡng chăm sóc người bệnh tại nhà khi có chỉ định của bác sỹ tỷ lệ hưởng ứng là tương đối cao – cao hơn nhiều so với nghiên cứu trên đối tượng người cao tuổi của Đàm Trọng Hiếu chỉ 32,7% [10]. Sự khác biệt có thể nằm ở đối tượng trả lời của 2 nghiên cứu là khác nhau, ở nghiên cứu của Đàm Trọng Hiếu toàn bộ là người trên 60 tuổi hoặc người giám hộ còn nghiên cứu của chúng tôi là trên đối tượng người dân nói chung. Hoạt động điều dưỡng tại nhà thường diễn ra với tần suất cao, chi phí nếu sử dụng dịch vụ này thường xuyên có thể là không nhỏ. Do vậy đối tượng người dân trong độ tuổi lao động, có thu nhập sẽ có khả năng hưởng ứng cao hơn là người cao tuổi ít thu nhập hoặc thu nhập dựa vào người thân. Tỷ lệ người dân hưởng ứng với dịch vụ điều dưỡng chăm sóc sức khỏe tại nhà giảm đi nhiều khi người điều dưỡng ở lại sống cùng gia đình để chăm sóc người bệnh. Nguyên nhân có thể do gia đình người bệnh thấy không thoải mái khi nhân viên y tế sống tại gia đình để chăm sóc người bệnh. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ đề cập tới nhu cầu nói chung cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe tại nhà do điều dưỡng thực hiện khi có chỉ định của bác sỹ mà chưa đề cập cụ thể tới nhu cầu cho từng dịch vụ cụ thể. Một nghiên cứu tại Na Uy khảo sát nhu cầu của người cao tuổi chăm sóc sức khỏe tại nhà bởi điều dưỡng đối với các dịch vụ cụ thể thì nhu cầu của người dân tương đối khác biệt: quản lý việc uống thuốc (98%); hỗ trợ sinh hoạt cá nhân (82%); tiêm truyền, cho ăn qua sonde, duy trì sonde tiểu (52%), [15]. Như vậy, khi triển khai dịch vụ vẫn cần chú ý tới nhu cầu TCNCYH 113 (4) - 2018 155 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC của người dân cho các hoạt động cụ thể để đáp ứng tốt, phù hợp nhu cầu thực tế của người dân. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả với nhóm dịch vụ khám chữa bệnh cho bệnh nhân cấp cứu hoặc bệnh mạn tính tỷ lệ người dân chấp nhận tham gia ở mức trung bình và tỷ lệ hưởng ứng dịch vụ khám chữa bệnh mạn tính thì cao hơn các bệnh cấp cứu, dù vậy tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ của một nghiên cứu của Đàm Trọng Hiếu và cộng sự khi tỷ lệ khám hoặc điều trị bệnh chuyên khoa tại nhà là 70,8% [10]. Lý giải cho việc người dân hưởng ứng cho các dịch vụ khám, điều trị bệnh mạn tính nhiều hơn, người dân vẫn tin tưởng các bệnh viện đối với các trường hợp cấp cứu hơn là khám và điều trị tại nhà, điều này cũng phù hợp khi mà thực trạng trang thiết bị cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện nay ở nước ta còn chưa đủ cơ động và hiện đại để có thể cấp cứu và điều trị bệnh nhân cấp cứu tại nhà. Nghiên cứu của tác giả Đàm Trọng Hiếu có tỷ lệ tham gia dịch vụ cao hơn có thể do sự khác biệt về đối tượng nghiên cứu (đối tượng là người trên 60 tuổi) nhu cầu khám bệnh chuyên khoa của nhóm này cao hơn hẳn nhóm trẻ tuổi hơn do mô hình bệnh tật của người cao tuổi ở Việt Nam chủ yếu là các bệnh mạn tính [16]. Nghiên cứu này cũng cho ra kết quả mức độ tham gia với dịch vụ y tế từ xa của người dân còn chưa cao chưa tới 60%. Y tế từ xa có thể giúp người dân tiếp cận với những bác sỹ chuyên gia, đồng thời có thể tiết kiệm chi phí đi lại, ăn ở. Mặc dù tỷ lệ người dân có quan điểm tích cực đối với dịch vụ này là cao (80,7%) tuy nhiên vì dịch vụ còn khá mới ở Việt Nam nên có nhiều lý do khiến cho người dân khi quyết định tham gia dịch vụ này còn dè chừng, ví dụ như chất lượng của dịch vụ chưa được kiểm chứng, hay như một nghiên cứu về y tế từ xa tại Uganda cho kết quả khách hàng cảm thấy không thoải mái khi sử dụng dịch vụ y tế từ xa bởi họ lo sợ chia sẻ thông tin cá nhân của mình với những người xa lạ [17]. Hạn chế của nghiên cứu: Nghiên cứu chọn mẫu toàn bộ người dân đang sống tại khu chung cư CT1A-B. Tuy nhiên, việc tiếp cận các đối tượng và sự hưởng ứng tham gia nghiên cứu của họ còn hạn chế. Điều này dẫn đến tỉ lệ đáp ứng tham gia nghiên cứu chưa cao và chưa đại diện. V. KẾT LUẬN Một số dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà người dân có nhu cầu cao như: điều dưỡng chăm sóc tại nhà khi có chỉ định của bác sỹ; tổ chức lấy máu, phân, nước tiểu xét nghiệm tại nhà; tắm, thay băng rốn tại nhà cho trẻ sơ sinh, tắm, thay băng rốn tại nhà cho trẻ sơ sinh; chăm sóc, giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối tại nhà; hỗ trợ chăm sóc tại nhà cho các bà mẹ có con nhỏ < 6 tháng; giới thiệu cơ sở khám chữa bệnh, bác sỹ thích hợp nhất với từng người bệnh. Các dịch vụ mà người dân ít chấp nhận tham gia như: dịch vụ điều dưỡng ở cùng với gia đình để chăm sóc cho các bệnh nhân nặng; dịch vụ cho thuê các trang thiết bị giúp cán bộ y tế và người nhà theo dõi bệnh nhân từ xa; dịch vụ cử cán bộ y tế đi cùng khi bệnh nhân có nhu cầu đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tuyến trên hoặc ở nước ngoài hoặc cử phiên dịch đi hỗ trợ. Lời cảm ơn Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Trạm Y tế phường Mễ Trì, Ban quản trị chung cư VOV 156 TCNCYH 113 (4) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Mễ Trì đã phối hợp và giúp đỡ nhóm nghiên cứu trong quá trình thu thập số liệu. Các tác giả cam kết không xung đột lợi ích từ kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu được sự tài trợ của Trường Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. The Official U.S Govement Site for Medicare (2017). What’s home health care? Available from www.medicare.gov/what-medicare -covers/home-health-care/home-health-care- what-is-it-what-to-expect.html.Accessed at 02/12 /2017. 2. Ramallo VJG và Tamayo MIP (1998). Historia de la hospitalización a domicilio. In: Glez MDD, coordinador. Hospitalización a domicilio. Madri: Hoechst Marion Rousse, 13- 22. 3. Mendes EV (2001). The great dilemmas of SUS. Salvador: Casa da Qualidade Editora, 4. Steven Landers, Elizabeth Madigan, Bruce Leff et al (2016). The future of home health care: A strategic Framework for opti- mizing value. Home Health Care Management & Practice 2016, 28(4), 262 - 278. 5. The Medicare Payment Advisory Commission (2016). Home health care ser- vices: Assessing payment adequacy and up- dating payments. Report to the Congress: Medicare Payment Policy, 8. 6. Tổng cục thống kê và Quỹ dân số Liên hợp quốc (2016). Dự báo dân số Việt Nam 2014 - 2049. GSO: Nhà xuất bản thông tấn, Hà Nội. 7. Viện chiến lược và chính sách y tế (2011). Nghiên cứu thực trạng quá tải, dưới tải của hệ thống bệnh viện các tuyến và đề xuất giải pháp khắc phục. 8. Government of Canada (1999). Home Care in Canada 1999: An Overview. 9. The Office of Health and the Informa- tion Highway và Policy and Consultation Branch Health Canada (1998). Tele- homecare: An Overview. Background Paper for Discussion. 10. Đàm Trọng Hiếu, Phạm Văn Tác, Nguyễn Thị Hoài Thu và cộng sự (2016). Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà của người cao tuổi tại quận Tây Hồ, Hà Nội năm 2016 và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Y học thực hành, 7(1015), 23. 11. Nguyễn Thị Hương (2010). Khảo sát sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện thành phố Huế năm 2010. 12. Nguyễn Văn Chung và Diêm Đăng Thanh (2015). Khảo sát sự hài lòng của người bệnh, thân nhân người bệnh đến khám và điều trị nội trú tại bệnh viện quân y 110 năm 2014. Hội nghị khoa học điều dưỡng. 13. Bệnh viện Tim Hà Nội (2011). Khảo sát sự hài lòng của người bệnh và thân nhân người bệnh tại bênh viện Tim Hà Nội giai đoạn 2007 - 2010. 14. Eva Landstrom (2008). To Choose or not to Choose Functional Foods, that is the Question. Swedish Consumers’ and Health- care Professionals’ Attitudes to and Use of Functional Foods. Digital Comprehensive Summaries of Uppsala Dissertations from the Faculty of Social Sciences, 45. 15. Gro Næss, Marit Kirkevold, Wenche Hammer và cộng sự (2017). Nursing care needs and services utilised by home-dwelling elderly with complex health problems: obser- vational study. BMC Health Services Re- search, 17(645). 16. World Health Organization. Global Health Estimate (GHE) (2014). Diseases and injury country mortality estimates, 2000 - 2012. Geneva: WHO. TCNCYH 113 (4) - 2018 157 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 17. Stephen R, Isabalija, Kituyi G et al (2011). Factor affecting adoption, implementation and sustainability of Telemedicine information systems in Uganda. Health Informatics in Developing Countries. Summary HOME HEALTH CARE SERVICES AMONG PEOPLE LIVING IN URBAN BUILDINGS IN HANOI A cross-sectional study of people living in CT1A-B buildings and VOV apartments was con- ducted to describe the demand for participation in home health care services in Hanoi. Health ser- vices in high demand are blood collection for laboratory tests (85.1%); bathing and umbilical dressing at home for newborns (78.5%). Health services in moderate to low demand are in- home professional nurse care (38.3%), medical staff companion to assist patients in need of higher level care locally or at overseas medical facilities (52.3%) and interpreters (49.5%). In conclusion, it is essential to train health care staff to provide home health care services that meet the all levels of requirements of the community. Key words: home health care, demand for participation
File đính kèm:
- nhu_cau_tham_gia_dich_vu_cham_soc_suc_khoe_tai_nha_cua_nguoi.pdf