Tài liệu đào tạo liên tục chăm sóc người bệnh toàn diện

BÀI 1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TOÀN

DIỆN THEO QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ 07/2011/TT-BYT

MỤC TIÊU:

Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:

1. Trình bày được khái niệm, nội dung chăm sóc người bệnh toàn diện

và quyền của người bệnh

2. Mô tả được trách nhiệm của các cá nhân trong chăm sóc người bệnh

toàn diện

3. Liệt kê được những điều kiện bảo đảm công tác chăm sóc người

bệnh trong toàn diện.

4. Đề xuất được các giải pháp tăng cường công tác chăm sóc toàn diện

của bệnh viện.

NỘI DUNG

I. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH

TOÀN DIỆN

1.1. Khái niệm chăm sóc toàn diện

Quy chế BV năm 1997 định nghĩa: CSNBTD là sự theo dõi và chăm

sóc người bệnh của bác sĩ và điều dưỡng trong suốt thời gian người bệnh nằm

viện

Chỉ thị 05/2003/CT-BYT của Bộ Y tế quy định: CSNBTD là nhiệm vụ

của cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên trong toàn bệnh viện nhằm

đảm bảo chất lượng chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh.

Thông tư 07/2011/TT-BYT đưa ra khái niệm: CSNBTD là sự chăm

sóc của người hành nghề và gia đình người bệnh lấy người bệnh làm trung

tâm, đáp ứng các nhu cầu điều trị, sinh hoạt hàng ngày nhằm bảo đảm an toàn,

chất lượng và hài lòng của người bệnh.

pdf 102 trang yennguyen 5680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu đào tạo liên tục chăm sóc người bệnh toàn diện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu đào tạo liên tục chăm sóc người bệnh toàn diện

Tài liệu đào tạo liên tục chăm sóc người bệnh toàn diện
 0 
BỘ Y TẾ 
CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH 
DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN 
NHÂN LỰC TRONG KHÁM CHỮA BỆNH 
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO LIÊN TỤC 
 CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TOÀN DIỆN 
HÀ NỘI 7/2014 
 1 
BỘ Y TẾ 
CỤC QUẢN LÝ KHÁM, CHỮA BỆNH 
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO LIÊN TỤC 
 CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TOÀN DIỆN 
HÀ NỘI 7/2014 
 2 
CHỦ BIÊN 
PGS.TS Lương Ngọc Khuê 
ThS. Phạm Đức Mục 
THAM GIA BIÊN SOẠN 
 ĐDCK I. Phan Cảnh Chương 
 ThS. Phan Thị Dung 
 ThS. Phạm Thu Hà 
 ThS. Lê thị Mỹ Hạnh 
 TS. Trần Quang Huy 
 ThS. Nguyễn Bích Lưu 
 ThS. Phạm Đức Mục 
 CN. Bùi Minh Thu 
THƯ KÝ BIÊN SOẠN 
 ThS. Bùi Quốc Vương 
 3 
LỜI NÓI ĐẦU 
Bộ Y tế, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chỉ đạo xây dựng chương trình 
và tài liệu đào tạo chăm sóc người bệnh toàn diện trên cơ sở các quy định của 
Thông tư 07/2011/TT-BYT Hướng dẫn công tác điều dưỡng chăm sóc người 
bệnh trong bệnh viện. với mục đích tăng cường công tác chăm sóc người 
bệnh toàn diện trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 
Nội dung Tài liệu được xây dựng trên cơ sở những nhiệm vụ chăm sóc 
người bệnh quy định tại Thông tư 07/2011/TT-BYT nói trên với 8 chủ đề, 
bao gồm: Tổng quan về công tác chăm sóc người bệnh toàn diện theo quy 
định tại Thông tư 07/2011/TT-BYT hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm 
sóc người bệnh trong bệnh viện; Kế hoạch tổ chức thực hiện chăm sóc người 
bệnh toàn diện theo Thông tư 07/2011/TT-BYT của bệnh viện/khoa; Chuẩn 
đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên; Tổ chức phân cấp chăm sóc và hỗ 
trợ, chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh; Tổ chức chăm sóc phục hồi 
chức năng phòng ngừa biến chứng; Tổ chức ghi phiếu theo dõi, chăm sóc 
người bệnh và bình phiếu chăm sóc; và Tổ chức tư vấn-giáo dục sức khỏe. 
Tài liệu được Hội đồng chuyên môn thẩm định theo Quyết định số 
.Tài liệu được Bộ Y tế ban hành chính thức làm cơ sở tài liệu đào tạo 
chính thức cho các trung tâm đào tạo y tế và các bệnh viện. 
Bộ Y tế trân trọng cảm ơn các tác giả là những điều dưỡng viên, kỹ 
thuật viên có kinh nghiệm trong quản lý, điều hành và thực hành chăm sóc 
người bệnh toàn diện. 
Bộ Y tế ban hành tài liệu này lần đầu nên không tránh được thiếu sót, 
rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, các thày cô 
giáo và học viên để Tài liệu đào tạo được hoàn chỉnh hơn cho lần xuất bản 
sau. 
Bộ Y tế trân trọng cảm ơn JICA đã hỗ trợ tài chính và cử các chuyên 
gia Nhật Bản đóng góp ý kiến với các chuyên gia của Việt Nam soạn thảo tài 
liệu đào tạo này. 
CỤC QUẢN LÝ KHÁM, CHỮA BỆNH 
BỘ Y TẾ 
 4 
MỤC LỤC 
TT Nội dung Trang 
1 Tổng quan về công tác chăm sóc người bệnh toàn diện theo 
quy định tại thông tư 07/2011/TT-BYT 
5 
2 Lập kế hoạch tổ chức thực hiện chăm sóc người bệnh toàn 
diện theo quy định của thông tư 07/2011/TT-BYT 
24 
3 Chuẩn đạo đức nghề nghiệp điều dưỡng viên 34 
4 Tổ chức phân cấp chăm sóc và hỗ trợ người bệnh – chăm 
sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh 
43 
5 Tổ chức chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh 57 
6 Phục hồi chức năng và phòng ngừa biến chứng trong chăm 
sóc người bệnh toàn diện 
63 
7 Tổ chức ghi chép phiếu theo dõi, chăm sóc người bệnh và 
bình hồ sơ điều dưỡng 
74 
8 Tổ chức truyền thông giáo dục sức khỏe 87 
9 Đáp án 99 
 5 
BÀI 1 
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TOÀN 
DIỆN THEO QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ 07/2011/TT-BYT 
 MỤC TIÊU: 
Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: 
1. Trình bày được khái niệm, nội dung chăm sóc người bệnh toàn diện 
và quyền của người bệnh 
2. Mô tả được trách nhiệm của các cá nhân trong chăm sóc người bệnh 
toàn diện 
3. Liệt kê được những điều kiện bảo đảm công tác chăm sóc người 
bệnh trong toàn diện. 
 4. Đề xuất được các giải pháp tăng cường công tác chăm sóc toàn diện 
của bệnh viện. 
NỘI DUNG 
I. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH 
TOÀN DIỆN 
1.1. Khái niệm chăm sóc toàn diện 
Quy chế BV năm 1997 định nghĩa: CSNBTD là sự theo dõi và chăm 
sóc người bệnh của bác sĩ và điều dưỡng trong suốt thời gian người bệnh nằm 
viện 
Chỉ thị 05/2003/CT-BYT của Bộ Y tế quy định: CSNBTD là nhiệm vụ 
của cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên trong toàn bệnh viện nhằm 
đảm bảo chất lượng chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh. 
Thông tư 07/2011/TT-BYT đưa ra khái niệm: CSNBTD là sự chăm 
sóc của người hành nghề và gia đình người bệnh lấy người bệnh làm trung 
tâm, đáp ứng các nhu cầu điều trị, sinh hoạt hàng ngày nhằm bảo đảm an toàn, 
chất lượng và hài lòng của người bệnh. 
1.2. Nội dung chăm sóc người bệnh toàn diện 
Nội dung chăm sóc người bệnh được Thông tư 07/2011/TT-BYT quy 
định trên cơ sở tham khảo một số lý thuyết điều dưỡng thịnh hành, trong đó 
có lý thuyết về nhu cầu cơ bản (của Virgina Henderson) và lý thuyết về các 
mức độ phụ thuộc, tự chăm sóc của người bệnh (Dorothea Orem) dưới đây. 
1.2.1. Lý thuyết Nhu cầu cơ bản của con người của Virgina Henderson 
(USA) cho rằng mỗi cá nhân đều có 14 nhu cầu cơ bản, khi chăm sóc người 
 6 
bệnh, người điều dưỡng cần đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người bệnh, bao 
gồm: 
- Hít thở bình thường; 
- Ăn, uống đầy đủ; 
- Bài tiết bình thường; 
- Di chuyển và duy trì tư thế mong muốn; 
- Giấc ngủ và nghỉ ngơi; 
- Chọn quần áo, trang phục thích hợp, thay và mặc quần áo; 
- Duy trì nhiệt độ cơ thể trong phạm vi bình thường bằng cách điều 
chỉnh quần áo và môi trường; 
- Giữ cơ thể sạch và bảo vệ da; 
- Tránh nguy hiểm trong môi trường và tránh làm tổn thương người 
khác; 
- Giao tiếp với người khác thể hiện được các cảm xúc, nhu cầu, sợ hãi; 
- Niềm tin về tôn giáo hoặc một người nào đó; 
- Tự làm một việc gì đó và cố gắng hoàn thành; 
- Chơi và tham gia một hình thức vui chơi giải trí nào đó; 
- Tìm hiểu, khám phá hoặc thỏa mãn sự tò mò cá nhân để phát triển và 
có sức khỏe bình thường. 
1.2.2. Lý thuyết Tự chăm sóc của Dorothea Orem (USA) 
Ngoài 14 nhu cầu cơ bản của con người nêu trên, lý thuyết về Sự hạn 
chế tự chăm sóc của Dorothea Orem (USA) cũng cần được áp dụng. Đó là, 
người điều dưỡng cần đưa ra những hành động chăm sóc để thỏa mãn nhu 
cầu chăm sóc của người bệnh/khách hàng của họ và những hành động chăm 
sóc này phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi người. Mặt khác, người điều dưỡng 
cần nhận định mức độ hạn chế tự chăm sóc của người bệnh để phát hiện nhu 
cầu chăm sóc của họ mà đáp ứng, phụ vụ. Tùy thuộc vào mức độ hạn chế tự 
chăm sóc, người bệnh được xếp vào 1 trong 3 cấp độ phụ thuộc vào sự chăm 
sóc, bao gồm: phụ thuộc hoàn toàn, phụ thuộc một phần và không phụ thuộc 
(tự chăm sóc được). 
Nhân viên y tế cần hiểu các thành phần tạo nên sự chăm sóc y tế bao 
gồm: (1) Con người là đối tượng chăm sóc, bao gồm cả thể chất, tinh thần-
niềm tin, yếu tố xã hội và kiến thức y học của mỗi cá nhân, gia đình hoặc 
cộng đồng. (2) Môi trường tác động lên con người bao gồm cả yếu tố bên 
trong của mỗi người và yếu tố bên ngoài tác động nên tình trạng sức khỏe của 
mỗi người. (3) Sức khỏe: là tình trạng khỏe mạnh hoặc ốm đau mà mỗi con 
người trải qua. (4) Chăm sóc điều dưỡng là những hành động, những đặc tính 
và thái độ của người chăm sóc. Khi chăm sóc người bệnh, người điều dưỡng 
 7 
cần nhận định người bệnh và phân cấp chăm sóc, mỗi người bệnh thuộc 1 
trong 3 cấp độ sau: 
- Phụ thuộc hoàn toàn: Điều dưỡng phải thực hiện các hoạt động chăm 
sóc, điều trị, hỗ trợ toàn bộ cho người bệnh 
- Phụ thuộc một phần: Điều dưỡng thực hiện các hoạt động điều trị là 
chính, hỗ trợ những hoạt động chăm sóc mà người bệnh không tự chăm sóc 
được. 
- Tự chăm sóc: Người bệnh tự chăm sóc nhưng vẫn cần sự hỗ trợ trong 
điều trị, chăm sóc khi cần và họ cần được hướng dẫn, giáo dục sức khỏe để tự 
chăm sóc và phòng ngừa biến chứng, phòng ngừa mắc bệnh khác. 
1.3. Quyền và nghĩa vụ của người bệnh 
1.3.1. Quyền của người bệnh 
a) Được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện 
thực tế; được tư vấn, giải thích về tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị 
và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh; được điều trị bằng 
phương pháp an toàn, hợp lý và có hiệu quả theo các quy định chuyên môn 
kỹ thuật. 
b) Được tôn trọng bí mật riêng tư; được giữ bí mật thông tin về tình 
trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án; những thông tin về 
tình trạng sức khỏe chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để 
chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm 
sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp 
điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định. 
c) Được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh, chữa 
bệnh: Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc bị ép buộc khám bệnh, chữa bệnh, 
trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật KBCB; được tôn trọng về 
tuổi tác, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng; không bị phân biệt giàu nghèo, địa vị 
xã hội. 
d) Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh: được cung cấp 
thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể 
xảy ra để lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị; được chấp nhận hoặc 
từ chối tham gia nghiên cứu y sinh học về khám bệnh, chữa bệnh; được lựa chọn 
người đại diện để thực hiện và bảo vệ quyền, nghĩa vụ của mình trong khám 
bệnh, chữa bệnh. 
đ) Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám 
bệnh, chữa bệnh: được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có 
yêu cầu bằng văn bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; được cung 
cấp thông tin về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giải thích chi tiết về các 
khoản chi trong hoá đơn thanh toán dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. 
e) Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa 
bệnh: Được từ chối xét nghiệm, sử dụng thuốc, áp dụng thủ thuật hoặc 
 8 
phương pháp điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản 
về việc từ chối của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của 
Luật KBCB; được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết thúc điều 
trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc ra khỏi cơ sở 
khám bệnh, chữa bệnh trái với chỉ định của người hành nghề, trừ trường hợp 
quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật KBCB. 
g) Quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có 
năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa 
thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi; Trường hợp người bệnh bị mất 
năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực 
hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi 
thì người đại diện hợp pháp của người bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa 
bệnh; Trường hợp cấp cứu, để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người bệnh, 
nếu không có mặt người đại diện hợp pháp của người bệnh thì người đứng 
đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh. 
1.3.2. Nghĩa vụ của người bệnh 
a) Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề: Tôn trọng và không được có 
hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của người hành 
nghề và nhân viên y tế khác. 
b) Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh: 
Cung cấp trung thực thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe của mình, 
hợp tác đầy đủ với người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Chấp 
hành chỉ định chẩn đoán, điều trị của người hành nghề, trừ trường hợp quy 
định tại Điều 12 của Luật KBCB; Chấp hành và yêu cầu người nhà của mình 
chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, quy định của pháp luật 
về khám bệnh, chữa bệnh. 
c) Nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh: Người bệnh có trách 
nhiệm chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp được miễn, giảm 
theo quy định của pháp luật. Trường hợp người bệnh tham gia bảo hiểm y tế 
thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy 
định của pháp luật về bảo hiểm y tế. 
1.4. Nội dung chăm sóc toàn diện (theo Thông tư 07/2011/TT-BYT) 
1.4.1. Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe 
a) Bệnh viện có quy định và tổ chức các hình thức tư vấn, hướng dẫn 
giáo dục sức khỏe phù hợp. 
b) Người bệnh nằm viện được điều dưỡng viên, hộ sinh viên tư vấn, 
giáo dục sức khỏe, hướng dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong thời 
gian nằm viện và sau khi ra viện. 
1.4.2. Chăm sóc tinh thần 
 9 
a) Người bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên và người hành nghề 
khám bệnh, chữa bệnh khác chăm sóc, giao tiếp với thái độ ân cần và thông 
cảm. 
b) Người bệnh, người nhà người bệnh được động viên yên tâm điều trị 
và phối hợp với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều 
trị và chăm sóc. 
c) Người bệnh, người nhà người bệnh được giải đáp kịp thời những 
băn khoăn, thắc mắc trong quá trình điều trị và chăm sóc. 
d) Bảo đảm an ninh, an toàn và yên tĩnh, tránh ảnh hưởng đến tâm lý 
và tinh thần của người bệnh. 
1.4.3. Chăm sóc vệ sinh cá nhân 
a) Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh hằng ngày gồm vệ sinh 
răng miệng, vệ sinh thân thể, hỗ trợ đại tiện, tiểu tiện và thay đổi đồ vải. 
b) Trách nhiệm chăm sóc vệ sinh cá nhân: 
- Người bệnh cần chăm sóc cấp I do điều dưỡng viên, hộ sinh viên và 
hộ lý thực hiện; 
- Người bệnh cần chăm sóc cấp II và cấp III tự thực hiện dưới sự hướng 
dẫn của điều dưỡng viên, hộ sinh viên và được hỗ trợ chăm sóc khi cần thiết. 
1.4.4. Chăm sóc dinh dưỡng 
a) Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh 
giá tình trạng dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh. 
b) Hằng ngày, người bệnh được bác sĩ điều trị chỉ định chế độ nuôi 
dưỡng bằng chế độ ăn phù hợp với bệnh lý. 
c) Người bệnh có chế độ ăn bệnh lý được cung cấp suất ăn bệnh lý tại 
khoa điều trị và được theo dõi ghi kết quả thực hiện chế độ ăn bệnh lý vào 
Phiếu chăm sóc. 
d) Người bệnh được hỗ trợ ăn uống khi cần thiết. Đối với người bệnh 
có chỉ định ăn qua ống thông phải do điều dưỡng viên, hộ sinh viên trực tiếp 
thực hiện (Tham khảo thêm Thông tư 08/2011/TT-BYT để thực hiện). 
1.4.5. Chăm sóc phục hồi chức năng 
a) Người bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên hướng dẫn, hỗ trợ 
luyện tập và phục hồi chức năng sớm để đề phòng các biến chứng và phục 
hồi các chức năng của cơ thể. 
b) Phối hợp khoa lâm sàng và khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng 
để đánh giá, tư vấn, hướng dẫn và thực hiện luyện tập, phục hồi chức năng 
cho người bệnh. 
1.4.6. Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật 
 10 
a) Người bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên hướng dẫn và hỗ trợ 
thực hiện chuẩn bị trước phẫu thuật, thủ thuật theo yêu cầu của chuyên khoa 
và của bác sĩ điều trị. 
b) Trước khi đưa người bệnh đi phẫu thuật, thủ thuật, điều dưỡng viên, 
hộ sinh viên phải: 
- Hoàn thiện thủ tục hành chính; 
- Kiểm tra lại công tác chuẩn bị người bệnh đã được thực hiện theo yêu 
cầu của phẫu thuật, thủ thuật; 
- Đánh giá dấu hiệu sinh tồn, tình trạng người bệnh và báo cáo lại cho 
bác sĩ điều trị nếu người bệnh có diễn biến bất thường. 
c) Điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên hoặc hộ lý chuyển người bệnh 
đến nơi làm phẫu thuật, thủ thuật và bàn giao người bệnh, hồ sơ bệnh án cho 
người được phân công chịu trách nhiệm tiếp nhận của đơn vị thực hiện phẫu 
thuật hoặc thủ thuật. 
1.4.7. Dùng thuốc và theo dõi dùn ... , hướng dẫn giáo dục sức khỏe, để thực hiện 
được nhiệm vụ cần có những quy định cụ thể. 
4.1. Đối với Bệnh viện 
- Có quy định và tổ chức các hình thức tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức 
khỏe phù hợp. 
- Người bệnh nằm viện được điều dưỡng viên, hộ sinh viên tư vấn, 
giáo dục sức khỏe, hướng dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong thời 
gian nằm viện và sau khi ra viện. 
- Có bộ tài liệu GDSK đã được thông qua hội đồng khoa học của bệnh 
viện để sử dụng cho công tác TT- GDSK trong toàn bệnh viện. 
- Có chương trình tập huấn cho ĐDV, HSV về TT-GDSK. 
- Cung cấp đầy đủ các phương tiện phục vụ cho công tác GDSK. 
- Qui định thời gian thực hiện trong toàn bệnh viện. 
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác TT-GDSK. 
- Có các hình thức khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân thực 
hiện tốt. 
4.2. Đối với Khoa 
- Thực hiện đầy đủ các qui định của bệnh viện 
- Có lịch phân công nhân viên thực hiện các buổi TT-GDSK 
- Cung cấp đầy đủ các phương tiện, tài liệu phục vụ cho công tác TT-
GDSK 
- Tổ chức môi trường thực hiện TT-GDSK hiệu quả 
- Có bảng kiểm đánh giá nhận thức, kiến thức của người tham dự sau 
mỗi buổi thực hiện TT-GDSK 
- Tổng kết đánh giá hàng tháng và đề xuất các hình thức khen thưởng 
các cá nhân thực hiện tốt 
V. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC 
KHỎE 
5.1. Phương pháp TT-GDSK gián tiếp 
Là phương pháp mà người làm giáo dục không tiếp xúc trực tiếp với 
đối tượng giáo dục, các nội dung được chuyển tải tới đối tượng thông qua các 
phương tiện thông tin đại chúng. Đây là phương pháp hiện nay vẫn được sử 
dụng khá rộng rãi trên thế giới cũng như ở nước ta. 
 90 
Phương pháp này có tác dụng tốt khi chúng ta cung cấp, truyền bá các 
kiến thức thông thường về bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân một 
cách có hệ thống. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải đầu tư ban đầu, 
người sử dụng có kỹ thuật cao để vận hành, sử dụng các phương tiện. Phải 
xây dựng kế hoạch khá chặt chẽ, kết hợp với các ban ngành đoàn thể có liên 
quan để đưa chương trình TT-GDSK vào thời gian hợp lý. 
Phương pháp gián tiếp chủ yếu là quá trình thông tin một chiều, do đó 
thường tác động đến bước một là nhận ra vấn đề mới và bước hai là quan tâm 
đến hành vi mới trong quá trình thay đổi hành vi sức khoẻ. Các phương tiện 
thông tin đại chúng thường được sử dụng trong phương pháp giáo dục sức 
khoẻ gián tiếp là: 
- Đài phát thanh 
- Vô tuyến truyền hình 
- Video 
- Tài liệu in ấn (Báo, tạp chí; Pano, áp phích; Tranh lật hay sách lật; Tờ 
rơi) 
- Bảng tin 
5.2. Phương pháp TT-GDSK trực tiếp 
Cán bộ thực hiện giáo dục sức khoẻ trực tiếp tiếp xúc với đối tượng 
giáo dục sức khoẻ. Người giáo dục có thể nhanh chóng nhận được các thông 
tin phản hổi từ đối tượng giáo dục nên tính điều chỉnh cao trong phương pháp 
này. Thực hiện TT-GDSK trực tiếp luôn có hiệu quả tốt nhất trong việc giúp 
đỡ đối tượng học kỹ năng và thay đổi hành vi. 
Đối tượng cần được TT-GDSK là: 
- Mọi thành viên trong cộng đồng, trong xã hội; 
- Người bệnh và người chăm sóc người bệnh trong bệnh viện và cơ sở 
y tế. 
Để thực hiện tốt phương pháp này, người làm TT-GDSK cần phải có: 
- Kiến thức phù hợp với lĩnh vực mình giáo dục; 
- Phương pháp GDSK phù hợp với đối tượng cần giáo dục; 
- Lòng kiên trì; 
- Tính thuyết phục; 
Phương pháp TT-GDSK trực tiếp có thể phối hợp với các phương tiện 
giáo dục sức khoẻ gián tiếp để nâng cao hiệu quả của buổi TT-GDSK. 
VI. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC MỘT BUỔI TRUYỀN THÔNG–
GIÁO DỤC SỨC KHỎE 
 91 
6.1. Chuẩn bị trước khi TT-GDSK 
6.1.1. Chuẩn bị địa điểm thực hiện 
Lựa chọn địa điểm yên tĩnh, thoáng mát, dễ nhìn, dễ nghe, đủ chỗ ngồi 
cho các đối tượng. Đảm bảo đủ các yếu tố vật lý như ánh sáng, âm thanh, 
nhiệt độ trong phòng 
6.1.2. Chuẩn bị về phía người nghe 
- Số lượng người nghe: tuỳ theo chủ đề, nhưng không nên quá đông 
( 15-20 người). 
- Thông báo cho người nghe về mục đích và nội dung của buổi nói 
chuyện giáo dục sức khoẻ. 
- Khuyến khích mọi người tham gia đầy đủ. 
6.1.3. Chuẩn bị về phía cán bộ thực hiện TT-GDSK 
- Xác định chủ đề: nên tìm hiểu trước các đối tượng tham dự để lựa 
chọn chủ đề phù hợp. 
- Lựa chọn phương pháp trình bày phù hợp, nên sử dụng tranh ảnh, mô 
hình minh hoạ. 
- Sắp xếp thời gian hợp lý. Thời gian của buổi nói chuyện giáo dục sức 
khoẻ tại khoa/phòng nên kéo dài khoảng 15 – 20 phút. 
- Chuẩn bị đầy đủ hình ảnh và dụng cụ minh hoạ. Nên chuẩn bị một số 
ví dụ cụ thể để minh chứng, làm rõ nội dung trình bày. 
- Trang phục chỉnh tề, phù hợp. 
- Chuẩn bị kỹ nội dung theo trình tự lôgic của vấn đề. Phải có kiến 
thức sâu và đầy đủ liên quan đến nội dung của buổi nói chuyện. 
- Nên có mặt tại địa điểm tổ chức buổi nói chuyện giáo dục sức khoẻ 
trước 10 – 15 phút để kiểm tra lại các trang thiết bị phục vụ cho buổi nói 
chuyện. 
6.2. Thực hiện TT-GDSK 
6.2.1. Cách bắt đầu nói chuyện 
- Người thực hiện TT-GDSK Chào hỏi, làm quen với mọi người 
- Giới thiệu bản thân. Có thể mời người nghe tự giới thiệu về mình để 
tạo không khí thân mật. 
- Giới thiệu chủ đề của buổi nói chuyện. Nêu lợi ích và tầm quan trọng 
của buổi nói chuyện để tạo sự chú ý theo dõi của người nghe. 
- Nêu rõ mục tiêu mà người nghe cần đạt được sau buổi nói chuyện. 
- Chỉ nên bắt đầu khi người nghe đã im lặng. Nên bắt đầu bằng những 
vấn đề mà người nghe đã biết. 
6.2.2. Cán bộ thực hiện TT-GDSK 
 92 
- Nói to, rõ ràng để mọi người tham dự nghe được. 
- Kết hợp ngôn ngữ bằng lời và ngôn ngữ không lời khi nói chuyện để 
thu hút sự chú ý của đối tượng, ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu. 
- Quan sát, bao quát diễn biến của người tham dự để điều chỉnh cách 
trình bày cho hợp lý hơn. 
- Tập trung nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của vấn để mà đối 
tượng cần phải biết, không nên nói nhiều nội dung ngoài lề, không quan trọng. 
- Nên kết hợp một số phương tiện hỗ trợ trong khi trình bày để chủ đề 
 dễ hiểu, dễ nhớ hơn như sử dụng tranh ảnh, hiện vật và mô hình minh hoạ. 
- Nêu các ví dụ cụ thể sát với thực tế mà đối tượng có thể cảm nhận 
được (tốt nhất là lấy ví dụ ngay trong bệnh viện hay ở địa phương của đối 
tượng tham dự). 
- Đặt ra câu hỏi để hỏi và tìm hiểu thêm nguyện vọng của người nghe 
nhằm thay đổi không khí của buổi nói chuyện. 
- Dùng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, câu nói ngắn gọn, xúc tích. Hạn 
chế dùng các thuật ngữ về y tế, từ chuyên môn khó hiểu. 
- Trình bày theo lôgic của vấn đề đặt ra. 
- Sau mỗi nội dung nên tóm tắt những điểm cốt lõi nhất và chuyển sang 
nội dung tiếp theo hợp lý. 
- Nếu có nội dung thực hành nên để đối tượng thực hành lại (ví dụ cách 
pha ORS, cách cho trẻ uống thuốc). 
- Tránh một số khuynh hướng có thể xảy ra trong khi nói chuyện. 
- Không quan tâm đến thái độ và sự lắng nghe của đối tượng tham dự. 
- Nói lan man theo cảm hứng, không đi vào trọng tâm đã chuẩn bị, 
không chủ động về thời gian. 
- Nói trùng lặp nội dung. 
- Không có cơ hội cho đối tượng tham dự nêu câu hỏi. 
- Phê phán hay chỉ trích các câu hỏi, ý kiến không phù hợp mà các đối 
tượng nêu ra làm cho họ cảm thấy bị xúc phạm. 
- Phân bố thời gian nói chuyện không cân đối. 
- Kết thúc vấn đề vội vàng, không hợp lý. 
6.2.3. Kết thúc nói chuyện sức khoẻ 
- Tóm tắt nội dung của buổi nói chuyện, nêu các nội dung chính mà đối 
tượng cần nhớ, cần làm. 
- Động viên và cảm ơn những người tham dự, người tổ chức (nếu có). 
- Có thể tiếp tục trao đổi với một số đối tượng nhằm làm rõ những ý 
kiến, những câu hỏi riêng của đối tượng mà họ chưa có điều kiện phát biểu. 
 93 
- Tạo điều kiện tiếp tục gặp gỡ, giúp đỡ đối tượng nếu có yêu cầu. 
 94 
Phụ lục 1 
BẢNG ĐÁNH GIÁ NGƯỜI THỰC HIỆN TT - GDSK 
Đối tượng tham dự:............................................................................................ 
Người thực hiện: ................................................................................................ 
Chủ đề: ............................................................................................................... 
Thời gian thực hiện..... 
Địa điểm thực hiện 
TT Nội dung 
Chưa 
thực 
hiện 
Có thực hiện 
Ghi 
chú 
Chưa 
đạt 
Đạt Tốt 
Chuẩn bị trước khi thực hiện 
1 Chuẩn bị môi trường 
2 Chuẩn bị người nghe 
3 Chuẩn bị người thực hiện TT-
GDSK 
Thực hiện TT-GDSK 
4 Bắt đầu hấp hẫn 
5 Chào hỏi, làm quen với đối tượng 
6 Người nói chuyện giới thiệu về 
mình 
7 Giới thiệu chủ đề nói chuyện, tạo 
sự chú ý của người nghe 
8 Nêu rõ mục tiêu của buổi TT-
GDSK 
9 Nói đủ to để mọi người nghe rõ 
10 Trình bày nội dung chính thích 
hợp với chủ đề 
11 Quan sát bao quát được đối tượng 
nghe 
12 Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ 
hiểu 
13 Sử dụng các tài liệu, phương tiện 
thích hợp 
 95 
14 Nêu ví dụ minh hoạ cho người 
nghe dễ hiểu 
15 Kết hợp sử dụng ngôn ngữ không 
lời 
16 Tạo điều kiện để người nghe đặt 
câu hỏi 
17 Trả lời các câu hỏi của người 
nghe ngắn gọn, đủ ý 
18 Tóm tắt nội dung mấu chốt từng 
phần trình bày 
19 Tạo cơ hội cho người nghe thực 
hành lại nếu có nội dung thực 
hành 
Kết thúc nói chuyện sức khoẻ 
20 Tóm tắt toàn bộ chủ đề thảo luận 
21 Nhấn mạnh những điểm cần nhớ, 
cần làm 
22 Cảm ơn người nghe và người tổ 
chức 
23 Tạo điều kiện tiếp tục hỗ trợ đối 
tượng 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tổ chức Y tế thế giới, 1998. Giáo dục sức khỏe, Geneva. 
2. Trung tâm tuyên truyền bảo vệ sức khỏe - Bộ Y tế, 1993. Giáo trình 
cơ bản về giáo dục sức khỏe, Hà Nội. 
3. Trường Cán bộ quản lý Y tế, 2000 Giáo dục sức khỏe và nâng cao 
sức khỏe. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 
4. Bộ môn y học cộng đồng, trường Đại học Y Thái nguyên, 2004. 
Truyền thông – Giáo dục sức khỏe, Thái nguyên. 
5. Trung tâm tuyên truyền bảo vệ sức khỏe – Bộ Y tế, 2000. Giáo trình 
cơ bản về giáo dục sức khỏe. Hà nội. 
6. Khoa y tế công cộng-Trường Đại học y Hà nội, 2007. Tài liệu truyền 
thông GDSK, Hà nội. 
7. Bộ Y tế, 1993. Giáo trình cơ bản về giáo dục sức khỏe, Hà nội. 
8. Bệnh viện Nhi trung ương, 2007. Tài liệu giáo dục sức khỏe, Hà nội. 
 96 
9. TS. Nguyễn Văn Hiến và cộng sự, 2008. Giáo trình giảng dạy 
Truyền thông giáo dục sức khoẻ của Bộ môn Giáo dục sức khoẻ, Khoa Y tế 
công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội. 
10. Bộ Y tế, 2010. Giáo trình “Phương pháp sư phạm cơ bản cho giảng 
viên các cơ sở đào tạo liên tục” của Bộ Y tế, Hà Nội. 
11. World Health Organnization, 1998. Education for Health: A 
Manual on Health Education in Primary Health Care, England. 
 97 
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 
Câu 1. Để thực hiện tốt buổi TT- Giáo dục sức khoẻ, người thực hiện cần 
phải có (điền từ thích hợp): 
A. Kiến thức 
B.  
C.  
D. Tính thuyết phục 
Chọn câu trả lời đúng nhất 
Câu 2. Thời gian của buổi nói chuyện giáo dục sức khoẻ tại khoa/phòng nên 
kéo dài: 
A. 15 – 20 phút 
B. 30 – 40 phút 
C. 40 – 50 phút 
Câu 3. Số lượng người nghe trong buổi nói chuyện giáo dục sức khỏe tại 
khoa thông thường là: 
A. 15 – 20 người 
B. 25 – 30 người 
C. 35 – 40 người 
Câu 4. Cách mở đầu buổi nói chuyện giáo dục sức khoẻ: 
A. Chào hỏi, làm quen và giới thiệu bản thân, Nêu mục tiêu của buổi 
nói chuyện. 
B. Giới thiệu chủ đề và nêu lợi ích của buổi nói chuyện. 
C. Chào hỏi, làm quen và giới thiệu bản thân Giới thiệu chủ đề, nêu lợi 
ích và mục tiêu của buổi nói chuyện. 
Câu 5. Một trong những cách kết thúc buổi nói chuyện giáo dục sức khoẻ 
hiệu quả và hấp dẫn: 
A. Kết thúc ngay sau khi hoàn thành nội dung truyền đạt tránh lan man 
B. Đặt câu hỏi để người nghe trả lời 
C. Đặt và trả lời câu hỏi; tóm tắt và nhấn mạnh những điểm cần nhớ, 
cần làm sau đó cảm ơn người nghe và ban tổ chức 
D. Đặt câu hỏi để người nghe trả lời. Nhắc lại mục tiêu của buổi nói 
chuyện. 
 98 
Xác định câu đúng (Đ) và câu sai (S) từ câu 6-13 bằng đánh dấu (X) vào ô 
tương ứng: 
STT Nội dung Đ S 
Câu 6 Phương pháp truyền thông giáo dục sức khoẻ 
gián tiếp là người thực hiện TT-GDSK tiếp 
xúc trực tiếp với đối tượng đích. 
Câu 7 Tốc độ truyền thông tin trong truyền thông 
gián tiếp sẽ nhanh hơn truyền thông trực tiếp 
Câu 8 Truyền thông trực tiếp bị giới hạn về số người 
nhận thông tin. 
Câu 9 Thông tin trong truyền thông trực tiếp có độ 
chính xác cao hơn trong truyền thông gián 
tiếp. 
Câu 10 Truyền thông gián tiếp sẽ dễ dàng lựa chọn đối 
tượng tham gia. 
Câu 11 Trong truyền thông trực tiếp, người thực hiện 
có thể nhanh chóng nhận được các thông tin 
phản hổi từ đối tượng giáo dục nên có tính 
điều chỉnh cao. 
Câu 12 Truyền thông gián tiếp có ảnh hưởng chính tới 
việc thay đổi thái độ, hành vi và kỹ năng giải 
quyết vấn đề của đối tượng đích 
Câu 13 Truyền thông trực tiếp nên phối hợp với các 
phương tiện giáo dục sức khoẻ gián tiếp để 
nâng cao hiệu quả của buổi TT-GDSK. 
 99 
ĐÁP ÁN 
Bài 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐIỀU DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC 
NGƯỜI BỆNH TOÀN DIỆN THEO QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ 
07/2011/TT-BYT 
Câu 1: D; Câu 2: D; Câu 3: E; Câu 4: E; Câu 5: D; Câu 6: B; Câu 7: B-Chăm 
sóc tinh thần; Câu 8: A- Phục hồi chức năng; Câu 9: D- Ghi chép hồ sơ; Câu 
10: D- Nhân lực CSNB; Câu 11: 1-11: Đ; 12: S; 13,14: Đ; 15: S; 16: Đ; Câu 
12: 1,2: Đ; 3: S; 4-6: Đ; 7: S; Câu 13: 1,2: Đ; 3: S; 4-6: Đ; Câu 14: 1-8: Đ; 9: 
S; 10-12: Đ; 13: S; 14: Đ 
BÀI 2: LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHĂM SÓC 
NGƯỜI BỆNH TOÀN DIỆN THEO QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ 
07/2011/TT-BYT CỦA BỘ Y TẾ 
Câu1: E; Câu 2: E 
Câu 3. Đánh số thứ tự vào đầu dòng các bước của quy trình lập kế hoạch 
__1___ Nhận định thực trạng và phát hiệnxác định vấn đề 
__3___Xây dựng mục tiêu kế hoạch 
__2___Xác định và ưu tiên hóa vấn đề 
__4___Đề xuất giải pháp 
__5___Xác định các hoạt động, thời gian, nguồn lực 
__7___Viết kế hoạch 
__6___Xây dựng chỉ số đánh giá 
__8___Xin ý kiến góp ý và chỉnh sửa hoàn chỉnh 
__9___Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt 
Câu 4: B - Đặt vấn đề; G - Bảng tổng hợp kế hoạch 
BÀI 3: ĐÁP ÁN BÀI CHUẨN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐIỀU 
DƯỠNG VIÊN VIỆT NAM 
Câu 1: A - Theo Điều 42 Luật Phòng chống tham nhũng và văn bản hiệp y 
của Bộ Y tế, Tổng hội Y học Việt Nam; B - Người bệnh được Luật pháp trao 
quyền; Câu 2: D; Câu 3: B; Câu 4: C; Câu 5: B; Câu 6: C; Câu 7: D. Câu 8: B 
- Tổ chức phổ biến, giáo dục, học tập Chuẩn đạo đức điều dưỡng viên viên 
cho toàn thể cán bộ chủ chốt và hội viên. 
BÀI 4: TỔ CHỨC PHÂN CẤP CHĂM SÓC VÀ VỆ SINH CÁ NHÂN 
CHO NGƯỜI BỆNH 
Câu1. E; Câu 2. D; Câu 3. E; Câu 4. C; Câu 5. B; Câu 6. Đúng; Câu 7. Sai; 
Câu 8. Sai; Câu 9. Sai; Câu 10. Sai 
BÀI 5: TỔ CHỨC CHĂM SÓC DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH 
Câu 1. D; Câu 2. A; Câu 3. C; Câu 4. D; Câu 5. D; Câu 6. Đúng; Câu 7. Sai; 
Câu 8. Đúng; Câu 9. Đúng; Câu 10. Sai. Câu 11. Đúng. Câu. 12. Đúng. Câu 
13. Đúng 
 100 
BÀI 6: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG 
TRONG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TOÀN DIỆN 
Câu 1-Đúng, Câu 2-Sai, Câu 3-Sai, Câu 4-Đúng, Câu 5-Đ; Câu 6-D, Câu 7-D, 
Câu 8-A, Câu 9-D, Câu 10-D. 
BÀI 7: TỔ CHỨC GHI CHÉP PHIẾU THEO DÕI, CHĂM SÓC NGƯỜI 
BỆNH VÀ BÌNH HỒ SƠ ĐIỀU DƯỠNG 
Câu 1: C; Câu 2: A; Câu 3: B; Câu 4: Đ; Câu 5: Đ; Câu 6: S; Câu 7: Đ; Câu 
8. S. 
BÀI 8: TỔ CHỨC TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ 
Câu 1: B. Phương pháp; C. Lòng kiên trì; Câu2: A; Câu 3: A; Câu 4: C; Câu 
5: C Câu 6: S; Câu 7.S ; Câu 8. Đ; Câu 9.Đ; Câu 10.S; Câu11.Đ; Câu 12.Đ; 
Câu 13. Đ. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_dao_tao_lien_tuc_cham_soc_nguoi_benh_toan_dien.pdf