Những loài côn trùng cánh cứng (Coleoptera) có giá trị bảo tồn và biện pháp bảo tồn, phát triển ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa

Abstract The results of the study showed that the most effective methods is line thinning, in which there are 75 species (accounting for 74.26% of total species) of 14 genus (accounting for 93.33% of total genus); Shannon index H = 2.5 and the highest relative abundance is 17.7 percent. The next method is additional planting method, it has the corresponding index of 70 species (accounting for 63.37%), which belongs to 14 families (accounting for 93.33%); H = 2.3 and the highest relative abundance is 15.6 percent. Forest protection finds out 62 species, accounting for 61.39% belonging to 13 families accounting for 86.67%; Shannon H = 2.2 and the highest relative abundance is 17.3 percent. Without impact, the corresponding index are 37 species (accounting for 36.63%), 11 families (accounting for 73.33%); H = 1.9 and the highest relative abundance is 16.2 percent, respectively. The species need to be conserved and developed including 43 species of 5 families associated with 7; 4; 11; 4; and 17, which belong to Lucanidae, Passlidae, Scarababidae, Coccinellidae and Carabidae, respectively. In order to conserve and develop these species, three major methods could be applied. Silviculture technical measures are aimed to adjust and create the suitable habitats, therfore, it is necessary to combine different methods together such as habitat protection; oriented protection and labour-Assisted regeneration; oriented protection and labour-assisted regeneration with supplemented planting, forest maintenance, enrichment planting, restocking forest land, afforestation and household garden development, respectively. For biological approach, it is possible to feed some species of Lucanidae, Passlidae, Scarababidae, Coccinellidae by semi-artificial method. The consequences is also suggest that the building a monitoring program on these species, their habitat and human impact is one of the important appoachs for conservation and development of the beetle fauna

pdf 9 trang yennguyen 8660
Bạn đang xem tài liệu "Những loài côn trùng cánh cứng (Coleoptera) có giá trị bảo tồn và biện pháp bảo tồn, phát triển ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những loài côn trùng cánh cứng (Coleoptera) có giá trị bảo tồn và biện pháp bảo tồn, phát triển ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa

Những loài côn trùng cánh cứng (Coleoptera) có giá trị bảo tồn và biện pháp bảo tồn, phát triển ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa
Kết quả nghiên cứu Khoa học BVTV – Số 3/2019 
 28 
3. Chase, A. R.; Brunk, D. D, 1984. Bacterial leaf 
blight incited by Pseudomonas cichorii in Schefflera 
arboricola and some related plants”, Plant Disease, 68, 
1, pp 73-74. 
4. Dissanayake, M. L. M. C.; Kumari, W. K. M. T, 
2012. Efficacy of various plant extracts to 
control Fusarium wilt of Polyscia balfouriana variety 
Marginata”, Asian Journal of Experimental Biological 
Science, 3,1, pp129-135. 
5. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân 
Chương, Nguyễn Thuận Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm 
Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim 
Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn, Viện 
dược liệu, 2004. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở 
Vi t Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 
2004, Tập II, Tr. 430 – 435. 
6. Leslie JF, Summerell BA, 2006. The Fusarium 
Laboratory Manual. Blackwell Publishing, USA. p. 369. 
7. Pereira, T. B. C.; Dally, E. L.; Davis, R. E.; Banzato, 
T. C.; Bedendo, I. P.(2016), “Ming Aralia (Polyscias 
fruticose), a new host of a phytoplasma subgroup 
16SrVII-B strain in Brazil”, American Phytopathological 
Society (APS Press), St. Paul, USA, 100, 3, pp 645. 
8. Ono, T, 2004. Occurrence of Alternaria leaf spot 
in ming aralia and geraniumleaf aralia caused 
by Alternaria panax on Ogasawara (Bonin) Islands”, 
Kanto-Tosan Plant Protection Society, Tsukuba, 
Japan, No.51, pp 67-69 
9. Yen, T T; Knoll, J., 1991. Extension of lifespan in 
mice treated with Dinh lang (Policias fruticosum L.) and 
(-) deprenyl. Acta Physiologica Hungarica. 79 (2): 
119–124. 
Phản biện: TS. Hà Minh Thanh 
NHỮNG LOÀI CÔN TRÙNG CÁNH CỨNG (COLEOPTERA) CÓ GIÁ TRỊ 
BẢO TỒN VÀ BIỆN PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN Ở KHU BẢO TỒN 
THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG, TỈNH THANH HÓA 
The List of The Value Bettle Species and The Available Solutions for 
Conservation, Development in The Pu Luong Natural Reserve, 
Thanh Hoa Province 
Phạm Hữu Hùng
1
, Nguyễn Thế Nhã
2
, Lê Văn Ninh
1
, Lại Thị Thanh
1
, Hoàng Thị Hằng
2 
Ngày nhận bài: 12.04.2019 Ngày chấp nhận: 02.05.2019 
Abstract 
The results of the study showed that the most effective methods is line thinning, in which there are 75 species 
(accounting for 74.26% of total species) of 14 genus (accounting for 93.33% of total genus); Shannon index H = 2.5 and 
the highest relative abundance is 17.7 percent. The next method is additional planting method, it has the corresponding 
index of 70 species (accounting for 63.37%), which belongs to 14 families (accounting for 93.33%); H = 2.3 and the highest 
relative abundance is 15.6 percent. Forest protection finds out 62 species, accounting for 61.39% belonging to 13 families 
accounting for 86.67%; Shannon H = 2.2 and the highest relative abundance is 17.3 percent. Without impact, the 
corresponding index are 37 species (accounting for 36.63%), 11 families (accounting for 73.33%); H = 1.9 and the highest 
relative abundance is 16.2 percent, respectively. The species need to be conserved and developed including 43 species of 
5 families associated with 7; 4; 11; 4; and 17, which belong to Lucanidae, Passlidae, Scarababidae, Coccinellidae and 
Carabidae, respectively. In order to conserve and develop these species, three major methods could be applied. 
Silviculture technical measures are aimed to adjust and create the suitable habitats, therfore, it is necessary to combine 
different methods together such as habitat protection; oriented protection and labour-assisted regeneration; oriented 
protection and labour-assisted regeneration with supplemented planting, forest maintenance, enrichment planting, 
restocking forest land, afforestation and household garden development, respectively. For biological approach, it is 
possible to feed some species of Lucanidae, Passlidae, Scarababidae, Coccinellidae by semi-artificial method. The 
consequences is also suggest that the building a monitoring program on these species, their habitat and human impact 
is one of the important appoachs for conservation and 
development of the beetle fauna. 
Keywords: Coleopera, Value Bettle, Reswe, 
Pulung, Thanh Hóa. 
1. Trường Đại học Hồng Đức 
2. Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam 
Kết quả nghiên cứu Khoa học BVTV – Số 3/2019 
 29 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Côn trùng Cánh cứng (CTCC) đặc biệt những 
loài thuộc họ Bọ rùa, họ Bọ chân chạy, họ Bọ 
hung có vai trò trong việc kiểm soát, điều chỉnh 
số lượng các loài sinh vật gây hại, giúp cải tạo 
thành phần, cấu trúc đất, những loài này ăn xác 
động vật, cây đổ gãy, cây mục, trả lại môi trường 
sống sản phẩm đã qua chế biến có giá trị dinh 
dưỡng cho các loài sinh vật khác tiêu thụ, hoặc 
chúng hạn chế sự phát sinh của dịch hại có trên 
phân; chúng cuộn và lăn phân xuống đất nâng 
cao độ phì tham gia tuần hoàn dinh dưỡng đất 
(Brown, et al., 2010) [2]. Nhiều loài có vai trò thụ 
phấn cho thực vật và phán tán hạt giống thứ cấp 
nhờ chúng chôn hạt trong phân, bảo vệ hạt tránh 
bị động vật gặm nhấm ăn hại (Shepherd và 
Chapman, 1998) [6]. CTCC còn có ý nghĩa trong 
văn hóa nghệ thuật, nhiều loài có hình thái đẹp, 
mang tính nghệ thuật, tính thẩm mỹ cao đã và 
đang bị nhiều đối tượng khai thác, săn bắt vì mục 
đích thương mại, làm suy giảm số lượng và 
nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng (Đặng 
Thị Đáp và cs., 2003) [4]. Những năm gần đây, 
do nhiều nguyên nhân khác nhau, diện tích rừng 
bị suy giảm, gây chia cắt hoặc mất môi trường 
sống của CTCC, do đó cần phải tìm hiểu những 
tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện đang 
đối mặt, từ đó xây dựng các giải pháp quản lý 
phù hợp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực 
của các nguy cơ đó, đảm bảo sự phát triển của 
loài và sinh cảnh. Một số biện pháp có thể áp 
dụng là bảo vệ, điều chỉnh môi trường sống phù 
hợp cho CTCC sinh trưởng phát triển, gây nuôi 
loài có giá trị bải tồn trên cơ sở xác định đặc 
điểm sinh học và sinh thái học. 
Theo Quyết định số 2463/QĐ-UBND ngày 
16/7/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về 
việc phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển 
bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù 
Luông đến năm 2020, đây thuộc rừng đặc dụng 
có tổng diện tích là 17.171,03 ha, Trong đó phân 
khu bảo vệ nghiêm ngặt 12.561,6 ha, phân khu 
phục hồi sinh thái 4.300,04 ha, phân khu hành 
chính dịch vụ 215,03 ha. Một số loài côn trùng 
quí hiếm trong danh sách Công ước buôn bán 
động thực vật vật hoang dã quý hiếm (CITES) là 
bướm Đuôi én, bướm Cánh chim, bướm Cánh 
chim vàng (Monastyrskii, A.L., 2004) [5]. Tuy 
nhiên cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu xác 
định những loài CTCC có giá trị bảo tồn và biện 
pháp bảo tồn, phát triển CTCC, do đó nghiên cứu 
này vừa có ý nghĩa về mặt lý luận cũng như thực 
tiễn bảo tồn đa dạng sinh học. 
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
- Đối tƣợng nghiên cứu: Gồm các loài 
CTCC có giá trị bảo tồn và phát triển, các dạng 
sinh cảnh của chúng tại Khu bảo tồn thiên nhiên 
Pù Luông. 
- Phƣơng pháp nghiên cứu 
Phương pháp thu mẫu: Sử dụng phương 
pháp vợt bắt; bẫy bắt CTCC: đã sử dụng bẫy hố 
có mồi nhử và bẫy đèn; thu mẫu trực tiếp tại gốc 
cây, cây đổ, là những nơi có các đống lá, gỗ mục 
CTCC thường đẻ trứng, đục lỗ hoặc khoét hang 
chui vào để cư trú, ăn và đẻ trứng; điều tra CTCC 
cư trú dưới đất. Mẫu vật được xử lý theo phương 
pháp chuẩn, sau đó định loại theo phương pháp so 
sánh hình thái và phương pháp chuyên gia. 
Hình 1. Phát dọn, tỉa thƣa, rừng trồng loài Vàng tâm, Xoan ta. 
Tuần tra bảo vệ rừng cùng cán bộ Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông 
Thử nghiệm biện pháp bảo tồn, phát triển: áp 
dụng 3 biện pháp tác động vào sinh cảnh ở vùng 
đệm của Khu bảo tồn để đánh giá tính đa dạng 
CTCC giữa các biện pháp và so với nơi không 
áp dụng biện pháp tác động: Xác định độ phong 
phú tương đối và chỉ số Shannon (H). Biện pháp 
tỉa thưa, phát dọn vệ sinh: Phát dọn theo băng 
rộng 5m, dài 100m; bề rộng băng chừa là 10m, 
số băng phát là 5 băng, đối tượng phát là các 
loài cây phi mục đích, cây ngoại lai. Biện pháp 
Kết quả nghiên cứu Khoa học BVTV – Số 3/2019 
 30 
trồng bổ sung: Đã kết hợp với chương trình trồng 
rừng do Ban quản lý Khu BTTN Pù Luông đầu từ 
trồng rừng năm 2016, tại xã Cổ Lũng, xã Thành 
Lâm huyện Bá Thước. Trồng bằng cây con có 
bầu, theo phương thức hỗn giao các loài cây 
Vàng tâm, Xoan ta, Lát hoa và Luồng dưới tán 
rừng và các khoảnh trống. Biện pháp bảo vệ rừng: 
Kết hợp với Ban quản lý và người dân bảo vệ 
rừng, phòng chống những tác động tiêu cực như 
chặt phá rừng, khai thác các tài nguyên khác, 
phòng chống cháy rừng. 
Phương pháp đề xuất loài ưu tiên bảo tồn: 
dựa vào giá trị thẩm mỹ, giá trị kinh tế, vai trò 
sinh thái (hoại sinh, thiên địch), loài có số lượng 
cá thể đang có nguy cơ bị suy giảm, những loài 
thiên địch có vai trò điều tiết khống chế loài gây 
hại, thức ăn là các loài rệp và các côn trùng có 
hại; những loài đại diện cho sự biến đổi môi 
trường sống như lớp đất mặt, tầng thảm mục, 
những loài có vai trò chỉ thị sinh học. 
Phương pháp đề xuất các biện bảo tồn: Dựa 
vào kết quả thử nghiệm các biện pháp bảo tồn, đặc 
điểm tài nguyên rừng và Thông tư số 29/2018/TT-
BNNPTNT ngày 16/11/2018, Quy định về các biện 
pháp lâm sinh. Kế thừa những kết quả nghiên cứu 
về đặc điểm sinh học, sinh thái học các loài CTCC, 
đặc điểm các kiểu thảm thực vật rừng, các dạng 
sinh cảnh cũng như điều kiện kinh tế xã hội ở Khu 
BTTN Pù Luông, đề xuất biện pháp sinh học, xây 
dựng Chương trình giám sát loài trong công tác 
bảo tồn và phát triển khu hệ CTCC. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1 Kết quả thử nghiệm một số biện pháp 
bảo tồn và phát triển côn trùng Cánh cứng 
Kết quả thử nghiệm các biện pháp bảo tồn và 
phát triển CTCC được thực hiện ở phân khu 
phục hồi sinh thái của Khu BTTN Pù Luông cho 
thấy, thành phần CTCC có sự thay đổi phụ thuộc 
vào các biện pháp tác động đến sinh cảnh (bảng 
3.1). nơi áp dụng biện pháp bảo vệ rừng, đã 
xác định được 228 cá thể thuộc 62 loài, chiếm 
61,39% tổng số loài với 13 họ chiếm 86,67% 
tổng số họ. Những họ chiếm ưu thế là: 
Carabidae, Cerambycidae, Scarabaeidae, 
Lucanidae, Coccinellidae và Curculionidae. Nơi 
áp dụng biện pháp trồng bổ sung có 278 cá thể 
thuộc 70 loài, chiếm 63,37% tổng số loài và 14 
họ chiếm 93,33% tổng số họ, những họ chiếm ưu 
thế gồm: Cerambycidae, Scarabaeidae, 
Coccinellidae, Lucanidae và Carabidae. 
Bảng 1. Đa dạng các bậc côn trùng Cánh cứng ở các biện pháp thử nghiệm 
Taxon 
Biện pháp 
Họ Loài Cá thể 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
(%) 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
(%) 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
(%) 
Bảo vệ rừng 13 86,67 62 61,39 228 23,15 
Cải tạo, trồng bổ sung 14 93,33 70 63,37 278 28,22 
Phát dọn, tỉa thưa theo băng 14 93,33 75 74,26 321 32,59 
Không tác động 11 73,33 37 36,63 158 16,04 
Tổng 15 101 985 
Biện pháp phát dọn, tỉa thưa có khả năng làm 
tăng tính đa dạng, phong phú hơn so với các 
biện pháp khác, với 321 cá thể được xác định 
thuộc 75 loài, chiếm 74,26% tổng số loài, 14 họ 
chiếm 93,33% tổng số họ, những họ chiếm ưu 
thế là: Carabidae, Cerambycidae, Coccinellidae, 
Lucanidae, Scarabaeidae. nơi không áp dụng 
biện pháp tác động thì chỉ xác định được 37 loài, 
chiếm 36,63% tổng số loài, 11 họ chiếm 73,33% 
chiếm ưu thế là những loài thuộc họ Carabidae, 
Scarabaeidae, Lucanidae, Cerambycidae, 
Chrysomelidae, Coccinellidae. 
Độ phong phú tương đối và chỉ số đa dạng 
(H) ở các biện pháp thử nghiệm được thể hiện 
qua bảng 2. Biện pháp tỉa thưa, phát dọn vệ sinh 
có chỉ số đa dạng Shannon H = 2,5; độ phong 
phú tương đối cao nhất 17,7 ở họ Carabidae. 
Nguyên nhân có thể do chế độ chiếu sáng được 
cải thiện, các loài cây ngoại lai hay kẻ thù tự 
nhiên của chúng giảm đi. 
Biện pháp trồng bổ sung cũng đã làm tăng 
nguồn thức ăn, làm thay đổi hoàn cảnh rừng theo 
hướng có lợi cho các loài CTCC hoạt động, chỉ 
số đa dạng Shannon H = 2,3; độ phong phú 
tương đối cao nhất 15,6 ở họ Scarabaeidae. 
Biện pháp bảo vệ rừng với nội dung là giữ 
nguyên hiện trạng rừng, tránh được những tác 
động này làm suy giảm diện tích rừng như chặt 
phá rừng trái phép, cháy rừng ở biện pháp này 
chỉ số đa dạng Shannon H = 2,2; độ phong phú 
Kết quả nghiên cứu Khoa học BVTV – Số 3/2019 
 31 
tương đối cao nhất 17,3 ở họ Carabidae. Nếu 
không có biện pháp tác động thì chỉ số đa dạng 
CTCC giảm đi đáng kể H = 1,9, chỉ có 37 loài 
thuộc 11 họ CTCC xuất hiện. 
Bảng 1. Độ phong phú tƣơng đối và chỉ số đa dạng ở các biện pháp thử nghiệm 
TT Họ 
Số cá 
thể 
Số 
loài 
Độ phong phú tương đối (Relative abundance) % 
Bảo vệ 
rừng 
CT trồng 
bổ sung 
Phát dọn, 
tỉa thưa 
Không tác 
động 
1 Anthribidae 07 01 1,6 1,6 1,3 0,0 
2 Bostrychidae 13 02 3,2 3,1 2,7 2,7 
3 Carabidae 158 16 17,3 9,4 17,7 16,2 
4 Cerambycidae 149 14 16,1 17,2 14,7 10,8 
5 Chrysomelidae 86 08 6,5 7,8 8,0 10,8 
6 Coccinellidae 135 11 8,1 12,5 12,0 10,8 
7 Curculionidae 124 09 8,1 7,8 8,0 8,1 
8 Elateridae 32 04 0,0 3,1 4,0 0,0 
9 Erotylidae 18 03 3,2 4,7 4,0 2,7 
10 Eulichadidae 07 01 0,0 0,0 1,3 0,0 
11 Lucanidae 45 07 9,7 7,8 9,3 13,5 
12 Passalidae 49 04 6,5 4,7 5,3 5,4 
13 Scarabaeidae 133 16 14,5 15,6 9,3 13,5 
14 Staphylinidae 10 02 1,6 3,1 0,0 5,4 
15 Tenebrionidae 19 03 3,2 1,6 2,7 0,0 
Tổng cộng 985 101 H = 2,2 H = 2,3 H = 2,5 H = 1,9 
Kết quả trên cho thấy, cần áp dụng các biện 
pháp kỹ thuật lâm sinh như phát dọn, tỉa thưa 
cây ngoại lai, cây phi mục đích; trồng bổ sung và 
tăng cường công tác bảo vệ rừng nhằm làm tăng 
tính đa dạng và phong phú của khu hệ CTCC, 
đặc biệt những loài có vai trò kinh tế, sinh thái 
thuộc họ Carabidae, Coccinellidae, Lucanidae, 
Passalidae và Scarabaeidae. 
3.2 Những loài côn trùng bộ Cánh cứng có 
giá trị bảo tồn và phát triển 
Kết quả đề xuất danh sách loài CTCC cần bảo 
tồn và phát triển ở Khu BTTN Pù Luông gồm có 43 
loài thuộc 5 họ, trong đó họ Kẹp kìm có 7 loài, 
thuộc 5 giống, họ Giả kẹp kìm có 4 loài, thuộc 3 
giống, họ Bọ hung có 11 loài, thuộc 10 giống, họ Bọ 
rùa có 4 loài thuộc 3 giống và họ Bọ chân chạy bắt 
mồi có 17 loài thuộc 14 giống (bảng 3). 
Bảng 3. Những loài côn trùng Cánh cứng có giá trị bảo tồn và phát triển 
Loài có giá trị bảo tồn 
và phát triển 
Vai trò 
Loài có giá trị bảo tồn 
 và phát triển 
Vai 
trò 
1) Họ Lucanidae (họ Kẹp kìm) 4) Họ Coccinellidae (họ Bọ rùa) 
1. Dorcus affinis Pouillaude, 1913 (4) 23.Micraspis discolor Fabricius (1) 
2.Odontolabis dalmanni intermedia Van de 
Poll, 1889 
(4) 
24. Menochilus sexmaculatus 
Fabricius, 1781 
(1) 
3.Prismognathus angularis Waterhouse, 
1874 
(4) 
25.Micraspis hirashimai Sasaji 
(1) 
4.Prosopocoilus buddha buddha Hope, 1842 (4) 26.Synonycha grandis Thunberg (1) 
5. P. confucius Hope, 1842 (4) 5) Họ Carabidae (họ Bọ chân chạy) 
6.P. inquinatus nigritus Boileau,1905 (4) 27. Brachinus sp. (2) 
7.Serrognathue platymelus sika 
Krieshe,1920 
(4) 
28. Carabus nemoralis Mueller,1764 
(2) 
2) Họ Passlidae (họ Giả kẹp kìm) 39.Catascopus mirabilis Bates (2) 
8. Aceraius grandis Burmeister, 1847 (3);(4) 30.Chlaenius bimaculatus Dejean (2) 
9. Ceracupes arrowi Heller, 1911 (3) ;(4) 31.C. circumdatus Dejean 1826 (2) 
Kết quả nghiên cứu Khoa  ...  Quan Hóa; thôn 
Khuyn, thôn Hiêu xã Cổ Lũng, thôn Kịt, thôn Cao, 
xã Lũng Cao, thôn Báng, thôn Đông Điểng xã 
Thành Sơn huyện Bá Thước. phân khu phục 
hồi sinh thái với diện tích 4.300,04 ha, chiếm 
khoảng 25% diện tích khu Bảo tồn, cần bảo vệ 
diện tích rừng hiện có ở khu vực này, nghiêm 
cấm chặt phá cây rừng, săn bắt động vật rừng. 
- Kho nh nuôi x c tiến tái sinh tự nhiên 
(KNXTTSTN): Bảo vệ, chống chặt phá cây tái 
sinh hiện có, phòng cháy và chữa cháy rừng, 
phát dọn dây leo, cây bụi và chặt bỏ cây cong 
queo, sâu bệnh, cây phi mục đích; sửa gốc chồi 
và tỉa bớt chồi xấu, để lại mỗi gốc không quá hai 
(02) chồi và thực hiện vệ sinh rừng 
- Kho nh nuôi x c tiến tái sinh tự nhiên có 
trồng bổ sung: Áp dụng ở phân khu phục hồi 
sinh thái với các đối tượng gồm: 1) Diện tích 
không đạt tiêu chí thành rừng do khai thác kiệt, 
tiến hành bảo vệ, chống chặt phá cây tái sinh 
hiện có và phòng cháy, chữa cháy rừng; Phát 
dọn dây leo, cây bụi và chặt bỏ cây cong queo, 
sâu bệnh, cây phi mục đích; và sửa gốc chồi và 
tỉa bớt chồi xấu, để lại mỗi gốc không quá 02 
chồi và thực hiện vệ sinh rừng; 2) Diện tích tre 
nứa sau khai thác có tỷ lệ che phủ dưới 20%, 
có khả năng tự tái sinh phục hồi thành rừng thì 
chặt những cây bị sâu bệnh, dập gãy, cụt ngọn 
và không được khai thác măng trong giai đoạn 
khoanh nuôi. Loài cây trồng bổ sung là cây bản 
địa có phân bố ở Khu BTTN Pù Luông như: 
Vàng Tâm, Xoan ta, Sến mật, Mun, Thông tre, 
Vầu, Lát hoa, Lim, Luồng. 
- Nuôi dưỡng rừng: Áp dụng ở phân khu phục 
hồi sinh thái với rừng phục hồi có cây gỗ đạt 
chiều cao tham gia vào tán rừng với số lượng từ 
400 cây/ha trở lên hoặc cây tái sinh mục đích có 
chiều cao trên 1 m với số lượng từ 500 cây/ha 
trở lên, tiến hành phát dây leo, không phát cây 
bụi, thảm tươi; chặt những cây cong queo, sâu 
bệnh, dập gãy, cụt ngọn, giữ lại những cây sinh 
trưởng khỏe mạnh. rừng tre nứa: tiến hành 
phát dây leo, cây bụi lấn át tre nứa; chặt những 
Kết quả nghiên cứu Khoa học BVTV – Số 3/2019 
 33 
cây tre nứa cụt ngọn, dập nát, già cỗi; không khai 
thác măng trong thời gian nuôi dưỡng. 
- Làm giàu rừng: Biện pháp này được áp 
dụng ở phân khu phục hồi sinh thái với đối tượng 
là (a) rừng phục hồi có cây gỗ đạt chiều cao 
tham gia vào tán rừng với số lượng dưới 400 
cây/ha hoặc cây tái sinh mục đích có chiều cao 
trên 1 m với số lượng dưới 500 cây/ha. Cây gỗ 
và cây tái sinh mục đích phân bố không đều trên 
toàn bộ diện tích; (b) Rừng tre nứa có tỷ lệ che 
phủ trên 60% và dưới 200 bụi/ha. Biện pháp thực 
hiện như bảng 4. 
Bảng 4. Biện pháp làm giàu rừng theo băng và theo đám 
Làm giàu rừng theo băng Làm giàu rừng theo đám 
Vị trí: Những khoảng trống có diện tích dưới 1000 m
2
hoặc những nơi cây rừng phân bố không đều; 
Vị trí: Những khoảng trống từ 1000 m
2
đến dưới 3000 m
2
; 
- Loài cây trồng: cây bản địa; Sến mật, Mun, Thông tre, Vầu, Lát hoa, Lim, Xoan ta, Luồng. 
- Tiêu chuẩn cây trồng: Trồng bằng cây con gieo từ hạt, có bầu, chiều cao cây con từ 0,5 m trở lên; 
kích thước hố trồng từ 30 x 30 x 30 cm trở lên; 
- Thời vụ trồng: trồng vào đầu mùa mưa, khoảng cuối tháng 6, tháng 8. 
- Mật độ trồng: tối đa 500 cây/ha, mỗi băng trồng tối thiểu 1 hàng cây; 
- Băng trồng bố trí theo đường đồng mức ở nơi có độ 
dốc cao trên 25°; nơi dưới 25° bố trí băng theo hướng 
Đông Tây; Chiều rộng băng trồng tối thiểu bằng 2/3 
chiều cao tán rừng của băng chừa; Phát dọn cây trong 
băng chặt nhưng để lại cây mục đích; 
- Băng chừa: rộng từ 6 m đến 12 m, phát dây leo, cây bụi, 
chặt bỏ cây cong queo sâu bệnh, không làm vỡ tầng tán 
của băng chừa; 
Mật độ trồng: tối đa 500 cây/ha; vị trí cây 
trồng cách mép rừng từ 3 m đến 4 m và 
cách những cây tái sinh mục đích có sẵn 
với cự ly thích hợp, đảm bảo cho cây 
trồng sinh trưởng tốt. 
- Chăm sóc rừng: chăm sóc trong 3 năm đầu sau khi trồng, mỗi năm chăm sóc ít nhất 2 lần. Tiến 
hành trồng dặm, phát dây leo, cỏ dại xâm lấn trên băng trồng, vun xới đất xung quanh gốc cây 
trồng theo hình tròn có đường kính từ 0,6 m trở lên. Từ năm thứ tư trở đi đến khi cây trồng đạt 
chiều cao từ 8 m trở lên, thực hiện chăm sóc ít nhất mỗi năm 01 lần, chặt tỉa cây chồi, cây tạp tái 
sinh xâm lấn trên băng trồng và cây phi mục đích trong băng chừa. 
- Cải tạo rừng: Đối tượng áp dụng ở phân khu 
phục hồi sinh thái Khu BTTN Pù Luông gồm: 
rừng cây gỗ lá rộng thường xanh và rừng thường 
xanh nửa rụng lá; rừng lá kim: rừng hỗn loài tre 
nứa và gỗ không có khả năng phục hồi thành 
rừng có giá trị kinh tế, có thể áp dụng 3 biện 
pháp sau: 
Cải tạo toàn diện: áp dụng ở những nơi có độ 
dốc dưới 25°, khai thác trắng trên toàn bộ diện 
tích lô rừng, giữ lại cây gỗ và cây tái sinh mục 
đích sau đó tiến hành trồng rừng. 
Cải tạo cục bộ theo băng: áp dụng ở nơi có 
độ dốc từ 25° trở lên, khai thác trắng cục bộ theo 
băng, chiều rộng của băng chặt và băng chừa từ 
8 - 12 m; giữ lại cây gỗ và cây tái sinh mục đích 
trên băng chặt sau đó tiến hành trồng rừng. 
Cải tạo cục bộ theo đám: áp dụng ở nơi có độ 
dốc trên 25°, khai thác trắng cục bộ theo đám với 
diện tích từ 3000 - 5000 m
2
; giữ lại cây gỗ và cây 
tái sinh mục đích và tiến hành trồng rừng. 
- Trồng mới và phát triển vườn hộ 
* Trồng mới: Áp dụng ở phân khu phục hồi 
sinh thái Khu BTTN Pù Luông gồm: Diện tích đất 
chưa có rừng, đất trống, đất có thực bì là cỏ 
thưa, lau lách, đất có cây bụi, cây gỗ rải rác, cây 
tái sinh mục đích có chiều cao trên 0,5m với số 
lượng dưới 100 cây/ha. 
Loài cây trồng: Sến mật, Mun, Thông tre, Vầu, 
Lát hoa, Lim, Xoan ta, Luồng; chọn cây có bầu, 
cao trên 0,5m; Xử lý phát dọn thực bì theo băng 
hoặc theo đám, gom lại từng dải dọc theo đường 
đồng mức. Khi xử lý thực bì phải chừa lại cây gỗ 
có sẵn và cây tái sinh mục đích; Cuốc hố, bón 
phân theo hàng, kích thước hố trồng từ 30 x 30 x 
30 cm trở lên, lấp hố kết hợp với bón lót trước 
khi trồng; Trồng hỗn giao theo băng hoặc theo 
đám, hai loài cây trở lên; trồng thuần loài ở nơi có 
điều kiện lập địa đặc thù hoặc loài cây ưa sáng; 
mật độ trồng trên 500 cây/ha. 
* Phát triển vườn hộ: Các mô hình phát triển 
vườn hộ trồng các loài rau, Su su, Rau sắng, 
Mướp đắng và cây ăn quả có giá trị Cam, Quýt 
bản địa ở một số xã như Cổ Lũng, Lũng Cao, 
Thành Lâm, Phú Lệ,... đã đạt được hiệu quả 
Kết quả nghiên cứu Khoa học BVTV – Số 3/2019 
 34 
kinh tế cao. Do đó có thể nhân rộng các mô 
hình này, trên các dạng sinh cảnh như trảng cỏ 
thứ sinh; trảng cây bụi xen cây gỗ thứ sinh; 
quanh bản làng + nương rẫy thuộc phân khu 
phục hồi sinh thái và vùng đệm để đảm bảo sinh 
kế cho cộng đồng. 
Có thể tổng hợp các biện pháp KTLS áp dụng 
cho từng sinh cảnh theo bảng 5. 
Bảng 5. Tổng hợp các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo từng dạng sinh cảnh 
Sinh cảnh Biện pháp kỹ thuật lâm sinh 
Rừng nguyên sinh Bảo vệ rừng; Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên (KNXTTSTN) 
Rừng thứ sinh 
Bảo vệ rừng; Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; KNXTTSTN có trồng bổ 
sung; Nuôi dưỡng rừng; Làm giàu rừng theo băng và theo đám; Cải tạo và 
trồng mới rừng 
Trảng cỏ thứ sinh Bảo vệ rừng; Làm giàu rừng theo băng và theo đám; Cải tạo; Trồng mới 
Trảng cây bụi xen 
cây gỗ thứ sinh 
Áp dụng các biện pháp như ở rừng thứ sinh nhưng không thực hiện biện 
pháp Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên 
Rừng tre luồng Áp dụng các biện pháp như ở sinh cảnh Trảng cây bụi xen cây gỗ thứ sinh 
Quanh bản làng + 
nương rẫy 
Cải tạo rừng; Trồng mới và xây dựng vườn hộ 
3.3.2. Bi n pháp sinh học 
Gây nuôi một số loài CTCC có giá trị bảo tồn 
thuộc các họ Bọ hung, Kẹp kìm, Giả kẹp kìm, Bọ 
rùa, theo phương thức bán nhân tạo nhằm bảo 
tồn và phát triển những loài có giá trị thẩm mỹ, 
kinh tế, vai trò sinh thái, chỉ thị sinh học. 
Phương thức nuôi: Nuôi theo phương thức 
bán nhân tạo, kết hợp nuôi trong phòng thí 
nghiệm để xác định chi tiết hơn những đặc điểm 
sinh học, sinh thái học của chúng, từ đó có thể 
gia tăng số lượng, chất lượng những cá thể hay 
những loài mong muốn. 
Kỹ thuật nuôi: Chọn nơi có sẵn cây bụi, gốc 
cây mục làm chuồng nuôi với diện tích 25m
2
, cao 
2m, xung quanh và bên trên được bao bọc bởi 
lưới mùng loại 150 lỗ/cm, chất liệu lưới bằng 
cước, cách 1m đóng 1 cọc (cọc dài 2,5m) để cố 
định lưới chắn. Tiến hành thu thập các loài 
CTCC ở pha sâu non, pha nhộng hay pha trưởng 
thành cùng với giá thể của chúng, đồng thời 
trong khu nuôi bổ sung thân cây đang mục, rỗng 
ruột được thu thập từ rừng để làm thức ăn, chỗ 
trú ngụ, nghỉ ngơi và di chuyển của CTCC. Đối 
với côn trùng họ Bọ hung, họ Kẹp kìm, họ Giả 
kẹp kìm có thể bổ sung thêm phân trâu bò, dê; 
quả chuối chín, quả vả, mùn cưa; đối với côn 
trùng họ Bọ rùa thì cung cấp lá cây (ngô, bầu bí, 
mướp) làm thức ăn cho CTCC, định kỳ sau từ 
3-5 ngày kiểm tra lượng thức ăn để bổ sung. 
Thường xuyên vệ sinh, tạo vị trí kín đáo để 
côn trùng lột xác và đẻ trứng, khi chúng đẻ trứng 
có thể thu thập trứng để ở vị trí kín đáo an toàn 
hoặc cho vào lọ nhựa có khoan lỗ nhỏ và có giá 
thể trong lọ, tạo môi trường thuận lợi cho trứng 
nở. Thực hiện các biện pháp bảo vệ CTCC bằng 
cách kiểm tra chuồng nuôi phải được kín đáo, 
phòng tránh CTCC bò ra ngoài hoặc các loài 
động vật khác vào trong chuồng gây hại CTCC. 
Rải vôi bột xung quanh chuồng nuôi phòng tránh 
các loài kiến, gặm nhấm gây hại CTCC. Trong 
quá trình nuôi cần có nhật ký, theo dõi diễn biến 
hàng ngày về tập tính, thời gian phát triển các 
pha, thời gian phát triển các giai đoạn của sâu 
non, đặc điểm ăn, lột xác... của CTCC. 
3.3.3. Xây dựng Chương trình giám sát đ 
dạng sinh học 
CTCC rất đa dạng về thành phần loài nên 
không thể giám sát được số lượng của tất cả mà 
chỉ chọn một số loài tiêu biểu, có tính chỉ thị cho 
các sinh cảnh, những loài được giám sát cũng 
không quá phong phú và thường gặp nhưng lại 
dễ quan sát và bẫy bắt. 
Khu BTTN Pù Luông có nhiều thôn bản sinh 
sống do đó không thể tránh được những tác 
động của con người lên sinh cảnh như khai thác 
sử dụng tài nguyên rừng, canh tác nương rẫy. 
Chính vì vậy cần phái có chương trình giám sát 
sinh cảnh và những tác động đến sinh cảnh để 
biết được xu hướng biến đổi diện tích, thành 
phần loài (bảng 6). 
Kết quả nghiên cứu Khoa học BVTV – Số 3/2019 
 35 
Bảng 6. Đối tƣợng giám sát và các chỉ số giám sát 
Đối tượng giám sát Các chỉ số giám sát 
1. Giám sát loài 
Đối tượng giám sát: Những CTCC có giá trị bảo tồn: 
những loài thuộc họ Kẹp kìm (Dorcus affinis, 
Odontolabis dalmanni intermedia, Serrognathue 
platymelus sika; Prosopocoilus inquinatus nigritus, P. 
confucius, P. buddha, Prismognathus angularis); họ Giả 
Kẹp kìm (Aceraius grandis, Ceracupes arrowi); họ Bọ 
hung (Xylotrupes gideon, Oryctes rhinoceros, 
Onthophagus kindermanni, Blabephorus pinguis, 
Chalcosoma atlas) (hình 3.1). 
Nội dung: Giám sát về số lượng và kích thước quần 
thể của các loài CTCC. 
- Giám sát mật độ và tần suất xuất hiện của 
các loài CTCC; 
- Phạm vi phân bố của loài; 
- Loài cây thức ăn chủ yếu của loài; 
Các loài thiên địch và các mối đe dọa 
nghiêm trọng khác đối với quần thể loài đó; 
- Sự thay đổi các mối đe dọa; 
- Xu hướng thay đổi lâu dài kích thước quần 
thể loài đó 
2. Giám sát sinh cảnh và tác động củ con người 
- Đối tượng: Rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, trảng 
cỏ thứ sinh, quanh bản làng + nương rẫy, rừng tre 
luồng, trảng cây bụi + cây gỗ thứ sinh 
- Nội dung: Mức độ gây tác động đến sinh cảnh của 
các loài CTCC 
 - Loài đại diện cho từng sinh cảnh; 
- Số lượng người tác động, hình thức và 
mức độ tác động đến sinh cảnh; 
- Diện tích sinh cảnh bị tác động 
- Số lượng cá thể phát hiện bị thu bắt. 
Blabephorus pinguis Chalcosoma atlas Oryctes rhinoceros Eophileurus chinensis 
Xylotrupes 
gideon 
Onthophagus 
kindermanni O. seniculus Catharsius molossus Onitis virens 
Copris iris Paragymnopleurus 
melanarius 
Prosopocoilus 
confucius 
Serrognathue 
platymelus sika 
Odontolabis dalmanni 
intermedia 
Kết quả nghiên cứu Khoa học BVTV – Số 3/2019 
 36 
Leptaulax 
formosanus 
L. dentatus 
Ceracupes 
arrowi 
P. inquinatus 
nigritus 
P. buddha 
Aceraius 
grandis 
Hình 1. Một số loài côn trùng Cánh cứng có giá trị bảo tồn và phát triển 
ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù luông 
4. KẾT LUẬN 
Biện pháp bảo tồn và phát triển CTCC có hiệu 
quả cao nhất là phát dọn và tỉa thưa cây theo 
băng, đã xuất hiện là 75 loài (chiếm 74,26%) 
thuộc 14 họ (chiếm 93,33%); chỉ số Shannon H = 
2,5 và độ phong phú tương đối cao nhất 17,7 ở 
họ Carabidae. Biện pháp trồng bổ sung có các 
chỉ tiêu tương ứng là 70 loài (chiếm 63,37%) 
thuộc 14 họ (chiếm 93,33%); H = 2,3 và độ 
phong phú tương đối cao nhất 15,6 ở họ 
Scarabaeidae. Biện pháp bảo vệ rừng tương ứng 
có 62 loài, chiếm 61,39% tổng số loài với 13 họ 
chiếm 86,67%; chỉ số đa dạng Shannon H = 2,2 
và độ phong phú tương đối cao nhất 17,3 ở họ 
Carabidae. Không tác động thì các chỉ tiêu tương 
ứng là 37 loài (chiếm 36,63%), 11 họ (chiếm 
73,33%); chỉ số H = 1,9 và độ phong phú tương 
đối cao nhất 16,2 ở họ Carabidae. 
Đề xuất danh sách những loài cần bảo tồn và 
phát triển gồm có 43 loài thuộc 5 họ, trong đó họ 
Kẹp kìm có 7 loài, họ Giả kẹp kìm có 4 loài, họ 
Bọ hung có 11 loài, họ Bọ rùa có 4 loài và họ Bọ 
chân chạy có 17 loài. Để bảo tồn và phát triển 
những loài này có thể áp dụng 3 biện pháp chủ 
yếu. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh cần kết hợp các 
biện pháp bảo vệ sinh cảnh; khoanh nuôi xúc tiến 
tái sinh tự nhiên; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự 
nhiên có trồng bổ sung, nuôi dưỡng rừng, làm 
giàu rừng theo băng và theo đám, cải tạo rừng, 
trồng mới rừng và phát triển vườn hộ. Với biện 
pháp sinh học, có thể gây nuôi một số loài thuộc 
các họ Bọ hung, Kẹp kìm, Giả kẹp kìm, Bọ rùa 
theo phương thức bán nhân tạo. Đồng thời xây 
dựng Chương trình giám sát loài, giám sát sinh 
cảnh và tác động của con người trong công tác 
bảo tồn và phát triển côn trùng Cánh cứng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thông 
tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018, Quy 
định v các bi n pháp lâm sinh. 
2. Brown, J.; Scholtz, C. H.; Janeau, J. L.; Grellier, 
S.; Podwojewski, P., 2010. "Dung beetles (Coleoptera: 
Scarabaeidae) can improve soil hydrological 
properties". Applied Soil Ecology. 46: 9. doi:10.1016/j. 
apsoil.2010.05.010. 
3. Cao Văn Cường, 2018. Nghiên cứu quản lý bảo 
tồn đ dạng sinh học thực vật tại Khu bảo tồn thiên 
nhiên Pù Luông, Th nh Hó . Luận án tiến sĩ, Trường 
Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. 
4. Đặng Thị Đáp, Trần Thiếu Dư, 2003. Những loài 
và phân loài bọ c p kìm (Coleopter , Luc nid e) đã 
được phát hi n ở Vi t N m”, Tạp chí Sinh học, 25(4): 
11-17. 
5. Monastyrskii, A.L., 2004. Khu h bướm ở Khu 
bảo tồn tự nhiên Pù Luông, Tỉnh Th nh Hoá, Băc trung 
bộ Vi t N m. Dự án Bảo tồn sinh cảnh dãy núi đá vôi 
Pù Luông-Cúc Phương, Fauna Flora International – 
Chương trình Việt Nam và Cục Kiểm lâm, Hà Nội. 
6. Shepherd, V.E., Chapman, C.A., 1998. Dung 
beetles as secondary seed dispersers: impact on seed 
predation and germination. Journal of Tropical Ecology 
14, 199–215. 
Phản biện: PGS.TS. Lê Văn Tịnh

File đính kèm:

  • pdfnhung_loai_con_trung_canh_cung_coleoptera_co_gia_tri_bao_ton.pdf