Phát huy vai trò của các tôn giáo ở Việt Nam tham gia công tác xã hội, từ thiện

Tóm tắt: Công tác xã hội, từ thiện của các tôn giáo là một nhu

cầu tự thân, là chức năng xã hội và là truyền thống “đồng hành

cùng dân tộc”, “gắn bó Đạo - Đời” của các tôn giáo, phù hợp

với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chương

trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nói cách khác,

công tác xã hội, từ thiện của các tôn giáo là một trong những

nguồn lực sẵn có của xã hội để thực hiện xã hội hóa công tác xã

hội. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tôn giáo ở Việt Nam

tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện là một yêu cầu,

nhiệm vụ quan trọng trong tình hình hiện nay.

pdf 11 trang yennguyen 3700
Bạn đang xem tài liệu "Phát huy vai trò của các tôn giáo ở Việt Nam tham gia công tác xã hội, từ thiện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát huy vai trò của các tôn giáo ở Việt Nam tham gia công tác xã hội, từ thiện

Phát huy vai trò của các tôn giáo ở Việt Nam tham gia công tác xã hội, từ thiện
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 – 2017 115 
LÊ BÁ TRÌNH* 
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÁC TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM 
THAM GIA CÔNG TÁC XÃ HỘI, TỪ THIỆN 
Tóm tắt: Công tác xã hội, từ thiện của các tôn giáo là một nhu 
cầu tự thân, là chức năng xã hội và là truyền thống “đồng hành 
cùng dân tộc”, “gắn bó Đạo - Đời” của các tôn giáo, phù hợp 
với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chương 
trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nói cách khác, 
công tác xã hội, từ thiện của các tôn giáo là một trong những 
nguồn lực sẵn có của xã hội để thực hiện xã hội hóa công tác xã 
hội. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tôn giáo ở Việt Nam 
tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện là một yêu cầu, 
nhiệm vụ quan trọng trong tình hình hiện nay. 
Từ khóa: Tôn giáo, Việt Nam, công tác xã hội, từ thiện. 
Dẫn nhập 
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng chỉ rõ: 
“Tiếp tục hoàn thiện chính sách, khuyến khích tham gia của cộng 
đồng, nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội... Đẩy mạnh xã hội 
hóa các hoạt động văn hóa, xã hội để thực hiện bảo đảm an sinh xã 
hội... Phát triển đa dạng các hình thức từ thiện, đẩy mạnh phong trào 
toàn dân tham gia giúp đỡ những người yếu thế”1. Trong các thành 
phần tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện, các tôn giáo ở 
nước ta có sự đóng góp không hề nhỏ, là nguồn lực rất lớn góp phần 
thành công việc thực hiện chủ trương, chính sách xã hội hóa công tác 
xã hội, từ thiện mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. 
1. Sự cần thiết thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác xã hội 
ở Việt Nam 
Theo báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, đến năm 
2016 số người cần trợ giúp xã hội của Việt Nam chiếm hơn 25% dân 
*
 Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 
Ngày nhận bài: 12/7/2017; Ngày biên tập: 20/7/2017; Ngày duyệt đăng: 28/7/2017. 
116 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2017 
cư trong cả nước. Trong đó có khoảng 9,4 triệu người cao tuổi; 7,2 
triệu người khuyết tật; trên 9 triệu người có vấn đề sức khỏe tâm thần; 
1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; khoảng 1,8 triệu lượt hộ gia 
đình cần được trợ giúp đột xuất hàng năm; 234.000 người nhiễm HIV 
được phát hiện; 204.000 người nghiện ma tuý, hơn 48.000 người hành 
nghề mại dâm, khoảng 30.000 nạn nhân bị bạo lực, bạo hành trong gia 
đình; ngoài ra, còn nhiều phụ nữ, trẻ em bị ngược đãi, bị mua bán, bị 
xâm hại hoặc lang thang kiếm sống trên đường phố; đồng thời, có 
khoảng 10% hộ nghèo, 5% hộ cận nghèo2. 
Đến năm 2016 nước ta có 2,7 triệu3 người đã được nhận trợ cấp xã 
hội hàng tháng và cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định số 
136/2013/NĐ-CP, trong đó: 37.348 trẻ em mồ côi; 88.594 người đơn 
thân nuôi con thuộc hộ nghèo; 1,495 triệu người cao tuổi trên 80 tuổi 
không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội; 90 ngàn người cao tuổi 
cô đơn, không nguồn nuôi dưỡng; 896.644 người khuyết tật nặng và 
đặc biệt nặng; 69.257 gia đình, cá nhân nhận chăm sóc tại cộng đồng; 
8.185 người nhiễm HIV thuộc hộ nghèo. Mạng lưới các cơ sở trợ giúp 
xã hội đã được hình thành và phát triển trên phạm vi cả nước với 413 
cơ sở trợ giúp xã hội, trong đó có 195 cơ sở công lập và 218 cơ sở 
ngoài công lập, gồm 32 cơ sở chăm sóc người cao tuổi, 73 cơ sở chăm 
sóc người khuyết tật, 141 cơ sở chăm sóc trẻ em, 102 cơ sở tổng hợp, 
31 cơ sở chăm sóc người tâm thần và 34 trung tâm công tác xã hội. 
Kinh phí do ngân sách nhà nước chi trợ giúp xã hội gần 15.000 tỷ 
đồng/năm4. 
Như vậy, mặc dù Nhà nước đã chi một khoản ngân sách lớn nhưng 
mới chỉ chăm lo được một số lượng rất ít các đối tượng cần trợ giúp 
xã hội. Đây là một thách thức rất lớn, nếu không có sự chung sức, góp 
tay của các tổ chức, cá nhân, các thành phần trong xã hội, trong đó có 
các tổ chức tôn giáo ở nước ta. 
2. Các cơ sở phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia xã hội 
hóa công tác xã hội, từ thiện 
Có thể nói, cơ sở để phát huy mạnh mẽ vai trò của các tôn giáo 
tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện đó là sự tương đồng giữa 
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước với giáo luật, giáo lý, 
phương thức thực hành đạo của các tôn giáo. 
Lê Bá Trình. Phát huy vai trò của các tôn giáo 117 
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước đến nay, Đảng đã ban 
hành nhiều chủ trương cụ thể về xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện. 
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng nêu rõ: 
“Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội 
hóa. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt đồng thời động viên mỗi người 
dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và tổ 
chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết các vấn đề xã hội”5. 
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “Các chính 
sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hóa, đề cao trách 
nhiệm của chính quyền các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân 
dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội”6. 
Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 
(bổ sung và phát triển năm 1991) ghi: “Hoàn thiện hệ thống an sinh xã 
hội. Thực hiện tốt chính sách đối với người và gia đình có công với 
nước. Chú trọng cải thiện điều kiện sống, lao động và học tập của 
thanh niên, thiếu niên, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Chăm lo đời sống 
những người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật, mất sức lao động và trẻ mồ 
côi”7. Trên cơ sở đó, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI 
xác định: “Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã 
hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện 
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân”8. 
Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành 
Trung ương khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 
2012-2020 cũng nhấn mạnh: “Nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã 
hội, tiếp tục mở rộng đối tượng thụ hưởng với hình thức hỗ trợ thích 
hợp; nâng dần mức trợ cấp xã hội thường xuyên phù hợp với khả năng 
ngân sách nhà nước. Xây dựng mức sống tối thiểu phù hợp với điều 
kiện kinh tế-xã hội làm căn cứ xác định người thuộc diện được hưởng 
trợ giúp xã hội. Tiếp tục hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội. Củng cố, 
nâng cấp hệ thống cơ sở trợ giúp xã hội, phát triển mô hình chăm sóc 
người có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng, khuyến khích sự tham gia 
của khu vực tư nhân vào triển khai các mô hình chăm sóc người cao 
tuổi, trẻ em mồ côi, người khuyết tật, nhất là mô hình nhà dưỡng lão”9. 
 Về chính sách, pháp luật của Nhà nước, đến nay đã có trên 10 Bộ 
luật, luật; 7 Pháp lệnh và hơn 30 Nghị định, Quyết định của Chính 
118 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2017 
phủ; hơn 40 Thông tư, Thông tư liên tịch và nhiều văn bản có nội 
dung liên quan quy định khuôn khổ pháp luật, chính sách trợ giúp xã 
hội. Trong đó có những văn bản quan trọng như Luật Người cao tuổi, 
Luật Người khuyết tật, Luật Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, 
Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, 
Nghị định số 13/2010/NĐ-CP, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP quy 
định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Đặc 
biệt, Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo và Điều 55 của Luật Tín 
ngưỡng, Tôn giáo được Quốc hội ban hành tháng 11/2016 (có hiệu lực 
thi hành từ 01/01/2018) quy định về việc các tôn giáo tham gia các 
hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo 
theo quy định của pháp luật là những quy định cụ thể để các tôn giáo 
tham gia công tác xã hội, từ thiện ngày càng hiệu quả hơn. 
Về quan niệm, giáo luật, giáo lý của các tôn giáo đối với công tác 
xã hội, từ thiện có những nội dung đáng chú ý: 
Trong giáo lý của Phật giáo: “Lục độ” là sáu hạnh của Bồ tát (Bố 
thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ), là con đường 
dẫn đến sự giác ngộ. Điều đầu tiên trong thực hành “Lục độ” là “Bố 
thí”, tức là đề cao những người có lòng thương và hành động về lòng 
thương rộng lớn đối với tất cả người và vật. Đồng thời, giáo lý của 
Phật giáo khuyên con người thực hành từ, bi, hỉ, xả (Tứ vô lượng tâm) 
để đi đến con đường giải thoát, là nhân tố chủ yếu định hướng và phát 
triển mọi hoạt động vì con người trong giáo lý Phật giáo. Để chức sắc 
và Phật tử thực hiện hạnh Bố thí một cách cụ thể, trong cơ cấu tổ chức 
của các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam có Ban Từ thiện, Xã hội. 
Hoạt động từ thiện xã hội của Công giáo dựa trên cơ sở Thánh Kinh 
và Thần học Công giáo về lòng bác ái; đồng thời là một giá trị tốt đẹp 
về văn hóa, đạo đức, hạt nhân tích cực trong giáo lý của đạo Công giáo. 
Kinh thánh đặc biệt nhấn mạnh và khuyến khích tín đồ làm việc thiện, 
cứu giúp người nghèo khổ, bệnh tật trên cơ sở đề cao tình yêu thương, 
bác ái. Trong Bài giảng trên núi của Chúa Jesus có điều răn dạy các tín 
đồ rất quan trọng: “Phúc thay ai xót thương người vì họ sẽ được Thiên 
Chúa xót thương”. Để cụ thể hóa công tác bác ái, từ thiện của Giáo hội, 
chức sắc và tín đồ, trong cơ cấu tổ chức của Hội đồng Giám mục Việt 
Nam có Ủy ban Bác ái, Xã hội chuyên lo việc làm từ thiện, xã hội. 
Lê Bá Trình. Phát huy vai trò của các tôn giáo 119 
 Đạo Tin Lành quan niệm Đức Chúa Trời sáng tạo ra con người là 
vì điều thiện và để làm việc thiện. Tín đồ đạo Tin Lành tin vào Chúa 
Trời, Kinh Thánh và Ân Điển10. Việc thiện là kết quả của đức tin của 
tín đồ đạo Tin Lành, nếu không có việc thiện thì đời sống của một tín 
đồ đạo Tin Lành sẽ là tiêu cực và sáo rỗng. Trên cơ sở đó, đối với tín 
đồ đạo Tin Lành, trách nhiệm xã hội là một sứ mệnh của Chúa Trời 
giao cho họ. Công tác xã hội của tín đồ đạo Tin Lành nhằm bày tỏ tình 
thương một cách cụ thể đối với những người trong Đạo và với đồng 
bào, là trách nhiệm của mỗi tín đồ và cũng là nghĩa vụ công dân của 
họ. Ủy ban Xã hội là một tổ chức của các Hội thánh Tin Lành để chăm 
lo công các xã hội, từ thiện. 
Đạo Cao Đài quan niệm các tôn giáo đều có chung một nguồn gốc 
là Đức Cha Trời và đều nhằm mục đích hướng thiện con người. Khi 
mọi người đều có chung quan niệm này thì sẽ tạo nên “thế giới đại 
đồng” và hòa bình sẽ đến với toàn nhân loại. Trên cơ sở đó, tín đồ đạo 
Cao Đài thi hành những giáo điều của Đạo như không sát sinh, sống 
lương thiện, hòa đồng, làm lành lánh dữ, giúp đỡ xung quanh, cầu 
nguyện, thờ cúng tổ tiên, và thực hành tình yêu thương. Phước thiện 
(Một trong 4 cơ quan của hành chánh đạo Cao Đài) là cơ quan giải 
khổ cho chúng sinh, tìm cách giúp đỡ, bao bọc những kẻ tật nguyền, 
cô độc 
Phật giáo Hòa Hảo với tôn chỉ hành đạo là “học Phật, tu Nhân”, tại 
gia cư sĩ thực hiện Tứ ân: Ân Tổ tiên cha mẹ, Ân Đất nước, Ân Tam 
bảo, Ân Đồng bào nhân loại. Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Hòa 
Hảo xác định đường hướng hành đạo là “Vì Đạo pháp, vì Dân tộc” với 
trọng tâm hoạt động là phổ truyền giáo lý và thực hành công tác xã 
hội, từ thiện, bố thí. Vì vậy, hoạt động từ thiện, xã hội là nét đẹp 
truyền thống và nội dung hành đạo của Phật giáo Hòa Hảo. 
Ngoài ra, các tôn giáo khác trong 15 tôn giáo ở Việt Nam như: 
Islam giáo, Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam, Đạo Baha’i, Đạo Bửu 
Sơn Kỳ Hương, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Minh Sư đạo, Minh Lý đạo, 
Đạo Bàlamôn, Đạo Mormon (Giáo hội Các Thánh hữu ngày sau của 
Chúa Giêsu Kitô), Phật giáo Hiếu nghĩa Tà Lơn đều lấy công tác xã 
hội, từ thiện là một trong những phương thức hành đạo để giáo hóa tín 
đồ, đem hạnh phúc, yên vui đến cho con người. 
120 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2017 
Như vậy, công tác xã hội, từ thiện của các tôn giáo là một nhu cầu 
tự thân, là chức năng xã hội và là truyền thống “đồng hành cùng dân 
tộc”, “gắn bó Đạo-Đời” của các tôn giáo, phù hợp với chủ trương, 
chính sách của Đảng, Nhà nước và Chương trình hành động của Mặt 
trận Tổ quốc Việt Nam. Nói cách khác, công tác xã hội, từ thiện của 
các tôn giáo là một trong những nguồn lực sẵn có của xã hội để thực 
hiện xã hội hóa công tác xã hội. 
3. Thực tiễn công tác xã hội, từ thiện của các tôn giáo ở Việt 
Nam 
Công tác xã hội, từ thiện của các tôn giáo góp phần quan trọng vào 
việc thực hiện xã hội hóa công tác xã hội, nhân đạo, từ thiện; góp phần 
giảm gánh nặng về chi ngân sách của Nhà nước trong việc chăm sóc, 
nuôi dưỡng nhiều nhóm đối tượng bảo trợ xã hội khác nhau, trong đó 
tập trung là người khuyết tật, tâm thần, trẻ em mồ côi và bị bỏ rơi, 
người cao tuổi cô đơn, người nhiễm HIV/AIDS, nạn nhân bị bạo lực, 
bạo hành... và công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó 
khăn ở bậc học mầm non. 
Các trung tâm hoạt động xã hội, cơ sở trợ giúp xã hội, dạy nghề, 
giáo dục mầm non và các hoạt động xã hội, từ thiện trực tiếp với cộng 
đồng của các tôn giáo, về cơ bản thực hiện đầy đủ các chức năng của 
công tác xã hội: Cung cấp các dịch vụ tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, 
nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội; tổ chức hoạt động phục hồi 
chức năng, dạy văn hóa, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp và cung cấp 
các dịch vụ công tác xã hội; đáp ứng nhu cầu trợ giúp xã hội ở các đối 
tượng có hoàn cảnh khó khăn, nhu cầu cấp bách của những người yếu 
thế trong hoàn cảnh gặp tai ương, hoạn nạn mà các cơ quan của Nhà 
nước và các tổ chức xã hội khác chưa đáp ứng kịp. 
Công tác xã hội, từ thiện, giáo dục mầm non của các tôn giáo hoạt 
động theo tinh thần phi lợi nhuận, mang tính nhân văn nên được sự ủng 
hộ tích cực của xã hội, các nhà hảo tâm, là sự đóng góp tích cực của các 
tôn giáo để xây dựng đời sống văn hóa, đạo đức xã hội tốt đẹp. 
Bên cạnh đó, việc tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện của 
các tôn giáo còn bộc lộ một số khó khăn, bất cập. 
Các cơ sở bảo trợ xã hội của các tôn giáo chưa am hiểu sâu sắc về 
các quy định của pháp lý để bảo đảm hoạt động có hiệu quả, bền 
Lê Bá Trình. Phát huy vai trò của các tôn giáo 121 
vững. Do vậy, việc thực hiện các thủ tục pháp lý về tổ chức và hoạt 
động của các cơ sở này chưa được tốt; nghiệp vụ về quản lý, chăm 
sóc, bảo trợ, nuôi dạy ở các cơ sở chưa đồng đều, thậm chí có nhiều 
nơi chưa đạt yêu cầu, quy định về pháp lý đặt ra. 
Các cơ sở trợ giúp xã hội của các tôn giáo giáo thường hoạt động 
một cách riêng rẽ, độc lập trong tôn giáo mình, thiếu sự kết nối mang 
tính hệ thống với các cơ quan quản lý, phúc lợi xã hội, các cơ sở cung 
cấp dịch vụ chăm sóc, trợ giúp xã hội khác. Do đó, đến nay vẫn còn 
nhiều cơ sở trợ giúp xã hội của các tôn giáo tổ chức nuôi dưỡng nhiều 
đối tượng bảo trợ xã hội nhưng chưa đủ điều kiện hoặc chưa muốn 
thành lập cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định. Điều này dẫn đến tình 
trạng không ít người sống trong các cơ sở này mặc dù đáp ứng tiêu 
chuẩn được hưởng các chế độ trợ cấp xã hội, như: bảo hiểm y tế, miễn 
giảm học phí, trợ cấp hàng tháng... nhưng chưa được giải quyết. 
Nguồn kinh phí của các cơ sở trợ giúp xã hội của các tôn giáo chủ 
yếu có được từ các nguồn trợ giúp của các cá nhân và tổ chức từ thiện 
trong xã hội nên còn thiếu tính chủ động. Một số trung tâm trợ giúp xã 
hội của các tôn giáo có cơ sở vật chất xuống cấp, thiếu các trang thiết 
bị phục vụ nhưng chưa có điều kiện sửa chữa, bổ sung, nâng cấp. 
Nhân viên công tác xã hội làm việc tại một số cơ sở trợ giúp xã 
hội của tôn giáo còn thiếu về số lượng, chưa được đào tạo chuyên 
nghiệp về công tác xã hội, thiếu kỹ năng và phương pháp chăm sóc 
khoa học, hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng. Về giáo dục mầm 
non, giáo viên đứng lớp và người làm công tác quản lý không ổn 
định do phải luân chuyển địa bàn phục vụ thường xuyên theo quy 
định của giáo luật (Công giáo). Hoặc các ni của Phật giáo chỉ làm 
nhiệm vụ quản lý (Hiệu trưởng), không thể đứng lớp vì trang phục 
của ni sư không phù hợp với quy định của ngành giáo dục11. Đây là 
một trong những khó khăn lớn làm hạn chế công tác quản lý, điều 
hành và giảng dạy trực tiếp của các nữ tu sỹ tại các trường mầm non 
do tổ chức tôn giáo mở. 
Công tác quản lý Nhà nước đối với các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng 
các đối tượng bảo trợ của tôn giáo còn mang tính chất hành chính; 
chưa chủ động tiếp cận, hướng dẫn, giúp đỡ các đối tượng. Các cơ 
quan chuyên môn liên quan ở các tỉnh, thành phố còn chưa chú trọng 
122 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2017 
xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng 
đối tượng bảo trợ xã hội định kỳ và đột xuất để kịp thời hỗ trợ về 
chuyên môn, nghiệp vụ, chấn chỉnh đối với các cơ sở hoạt động chưa 
đúng quy định. 
Thay lời kết luận 
Về công tác quản lý nhà nước: 
Các cơ quan chức năng cần tiếp tục cụ thể hóa và hoàn hiện các 
quy định pháp lý theo hướng hiện thực hóa các chủ trương của Đảng, 
chính sách pháp luật của Nhà nước về phát huy vai trò các tôn giáo 
tham gia xã hội hóa công tác xã hội, nhân đạo, từ thiện. Đặc biệt là 
việc cụ thể hóa Điều 55 của Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo về quy định 
việc cá nhân, tổ chức tôn giáo tham gia hoạt động giáo dục, y tế, bảo 
trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo12 vừa phù hợp với pháp luật, vừa đáp 
ứng yêu cầu thực tế về phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia xã 
hội hóa công tác tác xã hội, nhân đạo, từ thiện hiện nay. 
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước một cách đồng bộ từ 
Trung ương đến cơ sở bằng việc rà soát, kiểm tra, chấn chỉnh, hỗ trợ 
các hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội do các cá nhân, tổ chức 
tôn giáo thực hiện nhằm củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng công 
tác xã hội của tôn giáo, góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về 
xã hội hóa công tác xã hội trên phạm vi toàn quốc. 
Tăng cường công tác phối hợp giữa Bộ Lao động - Thương binh và 
Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Tôn giáo Chính phủ và Ủy 
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức giáo hội của các 
tôn giáo với chính quyền các cấp trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát 
hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội của tôn giáo để kịp thời hướng 
dẫn, thực hiện các biện pháp tháo gỡ những vướng mắc về thành lập hoặc 
hoàn thiện thủ tục thành lập theo đúng quy định; công tác hướng dẫn, hỗ 
trợ về chuyên môn, thực hiện chính sách của Nhà nước đối với các đối 
tượng đang được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở. 
Tổ chức các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng mô hình 
thực hiện tốt công tác xã hội của các tôn giáo ra các địa phương và các 
cấp của tổ chức tôn giáo; kịp thời phát hiện, biểu dương, tôn vinh các 
cá nhân, tập thể của các tôn giáo đã làm tốt công tác xã hội. 
Lê Bá Trình. Phát huy vai trò của các tôn giáo 123 
Định kỳ và thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, lớp tập huấn, 
bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội theo từng lĩnh vực cho các cá 
nhân, tổ chức hoạt động trong các cơ sở hoạt động xã hội, giáo dục 
mầm non của các tôn giáo. 
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với các 
cơ quan chức năng liên quan đề xuất và trình Quốc hội dự án Luật về 
công tác xã hội để hoàn thiện về mặt pháp lý việc thực hiện xã hội hóa 
công tác xã hội nói chung và công tác xã hội, từ thiện của các tôn giáo 
nói riêng. 
Đối với các tôn giáo: 
Triển khai tổng rà soát việc tổ chức và hoạt động của các trung tâm 
công tác xã hội, cơ sở giáo dục mầm non của các tôn giáo để tìm ra 
những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức và hoạt động; nhu cầu cần 
hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ để đề xuất với ngành Lao động - 
Thương binh và Xã hội, ngành Y tế, ngành Giáo dục và Đào tạo, Mặt 
trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giải quyết. 
Tổ chức các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình 
với mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xã hội của các 
tôn giáo, cụ thể: 
Công tác quản lý, điều hành, hoạt động chuyên môn của các cơ sở; 
phương thức liên hệ, phối hợp giữa người điều hành cơ sở với chính 
quyền và các ngành chức năng liên quan ở địa phương để bảo đảm 
cho cơ sở hoạt động đúng quy định của pháp luật, kịp thời giải quyết 
những vướng mắc xảy ra. 
Việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí, hàng hóa do 
các cá nhân, tổ chức tài trợ cho công tác xã hội; công khai, minh bạch, 
đúng quy định pháp luật và phục vụ công việc hiệu quả. 
Cùng với những đợt cứu trợ, giúp đỡ giải quyết những khó khăn 
đột xuất của người dân như thiên tai, đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong 
sinh hoạt hằng ngày của người nghèo,... các tổ chức tôn giáo cần 
nghiên cứu quy hoạch mạng lưới trung tâm hoạt động xã hội của nhà 
nước để xây dựng kế hoạch, quy hoạch xây dựng các trung tâm công 
tác xã hội của tôn giáo theo từng lĩnh vực để tránh sự thiếu đồng bộ, 
chồng chéo, đồng thời nâng cao hiệu quả tham gia xã hội hóa công tác 
xã hội, từ thiện của của tôn giáo./. 
124 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2017 
CHÚ THÍCH: 
1 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà 
Nội, 2016. 
2 Cổng Thông tin điện tử Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cập nhật ngày 
01/12/2016.  
3 Theo thống kê dân số thế giới, tính đến ngày 16/01/2017, dân số Việt Nam có 
gần 95 triệu người (chính xác là 94,970,597 người). Với 2,7 triệu người thuộc 
diện cần trợ giúp xã hội đã nhận được trợ cấp xã hội của nhà nước trên 23,75 
triệu người thuộc diện này (25 % dân cư cả nước) thì mới được 1/8. 
4 Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Lao 
động, Thương binh và Xã hội. Báo cáo tình hình các tôn giáo tham gia hoạt 
động trợ giúp xã hội và dạy nghề, ngày 24/02/2017. 
5 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà 
Nội, 1998. 
6 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà 
Nội, 2001. 
7 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà 
Nội, 2011. 
8 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà 
Nội, 2011. 
9 Nghị Quyết số 15-NQ/TW, ngày 01/6/2012 của BCHTW khóa XI về một số vấn 
đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. 
10 Jean Baubérot (2006), Lịch sử đạo Tin Lành, người dịch: Trần Sa, Nxb. Thế giới, Hà 
Nội: 10. 
11 Phỏng vấn sâu tại Trường Mầm non Quảng Tế thuộc Giáo hội Phật giáo Việt 
Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, tháng 5/2017. 
12 Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam, khóa XIV, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 18 tháng 11 năm 2016. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Lao 
động - Thương binh và Xã hội. Báo cáo tình hình các tôn giáo tham gia hoạt 
động trợ giúp xã hội và dạy nghề, ngày 24/02/2017. 
2. Baubérot, Jean (2006), Lịch sử đạo Tin Lành, người dịch: Trần Sa, Nxb. Thế 
giới, Hà Nội. 
3. Cổng Thông tin điện tử Bộ Lao động-Thương binh và xã hội, cập nhật ngày 
01/12/2016.  
4. Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam, khóa XIV, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 18/11/2016. 
5. NQ số 15-NQ/TW, ngày 01/6/2012 của BCHTW khóa XI về một số vấn đề 
chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. 
6. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà 
Nội, 1998. 
Lê Bá Trình. Phát huy vai trò của các tôn giáo 125 
7. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà 
Nội, 2001. 
8. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà 
Nội, 2011. 
9. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà 
Nội, 2016. 
Abstract 
PROMOTING THE ROLE OF RELIGIONS IN SOCIAL 
WORK AND CHARITY IN VIETNAM 
Social and charitable work of the religions is a self-demand, a 
social function and a tradition of “companion with the nation”, 
“attachment of religion - secular life” of religions, in accordance with 
guidelines and policies of the Party, the State and the action program 
of the Vietnam Fatherland Front. In other words, social and charitable 
work of religions is one of available resources of society to socialize 
social work. Promoting the role and responsibility of the religions in 
Vietnam to participate in the socialization of social and charitable 
work is an important requirement and task in the current situation. 
Keywords: Religion, Vietnam, social work, charity. 

File đính kèm:

  • pdfphat_huy_vai_tro_cua_cac_ton_giao_o_viet_nam_tham_gia_cong_t.pdf