Sổ tay Thực hành công tác xã hội I (Công tác xã hội với cá nhân)

VẤN ĐỀ AN TOÀN TRONG KHI THỰC HÀNH TẠI CƠ SỞ

Sinh viên cần phải nhận biết rằng tại địa bàn thực hành có những nguy cơ có thể gây hại cho sinh viên trong khi thực hành, nhất là khi đi thăm viếng các gia đình thân chủ.

Các nguy cơ có thể là mất đồ, mất xe, trộm cướp, thân chủ có thể có hành vi bạo lực (thân chủ say rượu hoặc thân chủ bị phấn khích khi hút hay tiêm chất ma túy), tai nạn giao thông,

Với sự hướng dẫn và cảnh báo của Cán bộ hướng dẫn thực hành cũng như cơ sở thực hành, sinh viên sẽ được thông báo về những nguy cơ đã nêu trên để sinh viên nhận thức được và có ý thức phòng tránh.

SINH VIÊN CẦN PHẢI THẬN TRỌNG ĐỂ ĐẢM BẢO

CHO SỰ AN TOÀN CỦA CHÍNH MÌNH

Sinh viên cần tránh ở lại một mình tại cơ sở. Trước khi đi thăm viếng các gia đình của thân chủ sinh viên cần thăm dò lai lịch của thân chủ và môi trường thân chủ sinh sống, và nếu cần nên có người thứ hai đi kèm (có thể là người của cơ sở). Sinh viên cần thận trọng khi tiếp xúc với những người mang bệnh truyền nhiễm (HIV/AIDS, lao, ).

 

doc 16 trang yennguyen 4800
Bạn đang xem tài liệu "Sổ tay Thực hành công tác xã hội I (Công tác xã hội với cá nhân)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sổ tay Thực hành công tác xã hội I (Công tác xã hội với cá nhân)

Sổ tay Thực hành công tác xã hội I (Công tác xã hội với cá nhân)
T R Ư Ờ N G CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KON TUM
KHOA CƠ BẢN 
SỔ TAY THỰC HÀNH
CÔNG TÁC XÃ HỘI I
(CTXH VỚI CÁ NHÂN)
KON TUM - 2020
QUI ĐỊNH THỰC HÀNH DÀNH CHO SINH VIÊN
Trong suốt thời gian thực hành, sinh viên thực hiện đầy đủ các qui định của đoàn (nhóm) thực hành và của Cán bộ hướng dẫn thực hành (về thời gian thực hành, lên kế hoạch thực hành, thời gian nộp các báo cáo thực hành, tham dự đầy đủ các buổi họp thực hành, ).
Sinh viên viết nhật ký thực hành và các nội dung thực hành theo sự hướng dẫn cụ thể của Cán bộ hướng dẫn thực hành. Bài báo cáo cuối đợt thực hành, sinh viên phải đánh máy vi tính, đóng bìa và trình bày theo mẫu qui định bởi Cán bộ hướng dẫn thực hành.
Đối với sinh viên tự ý bỏ thực hành nửa chừng hoặc điểm thực hành dưới 5 thì xem như sinh viên đó không tích lũy được học phần thực hành và phải đăng ký lại học phần này vào học kỳ kế tiếp.
Trong thời gian thực hành, nếu vì lý do nào đó mà sinh viên nghỉ thực hành thì phải xin phép Cán bộ hướng dẫn thực hành. Thời gian được nghỉ phép không quá hai tuần và sinh viên phải thực hành bù số buổi đã nghỉ. 
Trong thời gian thực hành, nếu cơ sở thực hành yêu cầu sinh viên tham dự các buổi hội thảo hoặc hội họp tại cơ sở, sinh viên không được tự ý nghỉ học đi dự hội thảo hoặc họp mà phải được phép của giảng viên đang dạy vào các buổi đó, đồng thời phải thông báo đến Cán bộ hướng dẫn thực hành.
Sinh viên không được biếu quà cáp cho thân chủ và cũng không được phép nhận quà cáp của thân chủ (sinh viên cần trao đổi với Cán bộ hướng dẫn thực hành nếu như không biết phải làm như thế nào).
Sinh viên phải báo cho Cán bộ hướng dẫn thực hành và cơ sở thực hành biết số điện thoại hoặc phương tiện liên lạc với sinh viên trong thời gian thực hành.
Cuối đợt thực hành, sinh viên phải nộp cho Cán bộ hướng dẫn thực hành Sổ nhật ký và Báo cáo thực hành theo đúng thời hạn được qui định bởi Cán bộ hướng dẫn thực hành.
VẤN ĐỀ AN TOÀN TRONG KHI THỰC HÀNH TẠI CƠ SỞ
Sinh viên cần phải nhận biết rằng tại địa bàn thực hành có những nguy cơ có thể gây hại cho sinh viên trong khi thực hành, nhất là khi đi thăm viếng các gia đình thân chủ.
Các nguy cơ có thể là mất đồ, mất xe, trộm cướp, thân chủ có thể có hành vi bạo lực (thân chủ say rượu hoặc thân chủ bị phấn khích khi hút hay tiêm chất ma túy), tai nạn giao thông, 
Với sự hướng dẫn và cảnh báo của Cán bộ hướng dẫn thực hành cũng như cơ sở thực hành, sinh viên sẽ được thông báo về những nguy cơ đã nêu trên để sinh viên nhận thức được và có ý thức phòng tránh.
SINH VIÊN CẦN PHẢI THẬN TRỌNG ĐỂ ĐẢM BẢO
CHO SỰ AN TOÀN CỦA CHÍNH MÌNH
Sinh viên cần tránh ở lại một mình tại cơ sở. Trước khi đi thăm viếng các gia đình của thân chủ sinh viên cần thăm dò lai lịch của thân chủ và môi trường thân chủ sinh sống, và nếu cần nên có người thứ hai đi kèm (có thể là người của cơ sở). Sinh viên cần thận trọng khi tiếp xúc với những người mang bệnh truyền nhiễm (HIV/AIDS, lao, ).
KẾ HOẠCH THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI I
LỚP K23 CTXH - HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2019-2020
I. Mục tiêu thực hành
Đợt thực hành “Thực hành Công tác xã hội I” nhằm cung cấp cho sinh viên cơ hội thực hành phương pháp công tác xã hội với cá nhân và gia đình tại các cơ sở, cơ quan, tổ chức làm về công tác xã hội (gọi chung là cơ sở) hiện đang hoạt động. 
Các kết quả giáo dục dự kiến sinh viên sẽ đạt được sau khi hoàn thành đợt thực hành: 
Hình thành khả năng vận dụng kiến thức môn học Công tác xã hội với cá nhân và gia đình vào thực tế thông qua thực hành với các đối tượng xã hội cụ thể. 
Hình thành và phát triển các kỹ năng thực hành công tác xã hội với cá nhân và gia đình như kỹ năng truyền thông, phân tích hành vi, vấn đàm, vãng gia, ghi chép, quản lý trường hợp và phát triển tác phong làm việc chuyên nghiệp.
Hình thành thái độ tích cực và động lực hướng đến học tập nhằm phát triển nghề nghiệp bản thân, tham gia xây dựng đất nước.
Phát triển tinh thần phục vụ cộng đồng, và tinh thần dấn thân của một tác viên xã hội vì một xã hội công bằng.
II. Tổ chức đoàn thực hành
Lớp K23 CTXH gồm 15 sinh viên, trong đó: 
Địa điểm thực hành là tổ chức xã hội. Cụ thể bao gồm:
Đối tượng
Địa điểm thực hành
Trẻ em
Mồ côi
Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Kon Tum
III. Thời gian thực hành 
Thời lượng thực hành là 75 tiết, bao gồm:
Làm việc tại lớp: 11 tiết, dành cho công tác chuẩn bị và tổng kết thực hành.
Làm việc tại cơ sở: 64 tiết, dành cho thực hành trực tiếp tại địa bàn.
Thời lượng thực hành tại cơ sở 64 tiết được chuyển đổi thành thời gian thực hành tổng cộng là 30 ngày, được phân bổ trong khoảng thời gian từ ngày 06/04/2020 đến ngày 05/06/2020.
Việc thực hành tại cơ sở được chia làm 3 giai đoạn bao gồm:
Giai đoạn 1:
Tìm hiểu cở sở thực hành và chọn ca
Thời gian 5 ngày
 Từ ngày 06/04 đến ngày 19/04
Giai đoạn 2:
Thực hành CTXH cá nhân 
Thời gian 20 ngày 
 2 ngày trong tuần lễ 20/04 – 26/04
 2 ngày trong tuần lễ 27/04 – 03/05
 2 ngày trong tuần lễ 4/05 – 10/05
2 ngày trong tuần từ 11/5 – 17/5
2 ngày trong tuần từ 18/5-24/5
2 ngày trong tuần từ 25/5-31/5
Giai đoạn 3:
Tổng kết và đánh giá thực hành
Thời gian 2 ngày
 Từ ngày 01/06 đến ngày 05/06
IV. Các hoạt động thực hành
Các hoạt động thực hành bao gồm 2 phần:
Phần làm việc trên lớp: 10 tiết
- Trước khi thực hành (05 tiết): Các đoàn được phổ biến mục tiêu, yêu cầu, nội dung, tổ chức, các hoạt động thực hành, quy chế và cách đánh giá đợt thực hành. 
- Sau khi thực hành (05 tiết): Các đoàn tổng kết thực hành, trình bày các kết quả giáo dục thu nhận được từ đợt thực hành, trao đổi các kinh nghiệm thực hành, đánh giá và bình bầu cá nhân xuất sắc, hoàn chỉnh bài thu hoạch. 
Phần làm việc tại cơ sở: 64 tiết
Gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (5 ngày): Tìm hiểu cơ sở thực hành và chọn ca.
Trong giai đoạn này, sinh viên thiết lập mối quan hệ tốt với cơ sở, tìm hiểu tổ chức và hoạt động của cơ sở, tiếp cận các đối tượng trong cơ sở và qua đó chọn ca để thực hành công tác xã hội cá nhân. Các hoạt động chính trong giai đoạn này bao gồm:
Tìm hiểu lịch sử thành lập cơ sở.
Tìm hiểu mục tiêu và chức năng của cơ sở.
Tìm hiểu các đối tượng xã hội được chăm sóc.
Tìm hiểu các hoạt động và dịch vụ chăm sóc.
Tìm hiểu vai trò của cơ sở trong bối cảnh của cộng đồng.
Ý kiến và nhận xét của sinh viên đối với cơ sở.
Chọn lựa thân chủ để thực hành CTXH với cá nhân, gia đình.
Trong trường hợp địa bàn thực hành không phải là một cơ sở hoặc tổ chức xã hội mà là một cộng đồng dân cư thì sinh viên sẽ thiết lập mối quan hệ tốt với ban lãnh đạo địa phương, tìm hiểu và nhận dạng các đặc điểm của cộng đồng. Các hoạt động chính trong giai đoạn này bao gồm:
Tìm hiểu khái quát về môi trường thực hành.
Đặc điểm địa lý và dân cư.
Đặc điểm văn hóa xã hội.
Đặc điểm kinh tế.
Đặc điểm giáo dục.
Các đặc điểm khác.
Ý kiến và nhận xét của sinh viên đối với môi trường thực hành.
Chọn lựa thân chủ để thực hành CTXH với cá nhân, gia đình.
Giai đoạn 2 (20 ngày): Thực hành công tác xã hội cá nhân và gia đình.
Trong giai đoạn này, sinh viên chọn lựa và áp dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân và gia đình cho một trường hợp cụ thể (gọi là thân chủ) được cơ sở hoặc cộng đồng chấp thuận. Trong tiến trình làm việc với thân chủ, sinh viên sẽ thực hành dưới sự giám sát và hỗ trợ về mặt chuyên môn của các giáo viên hướng dẫn thực hành cũng như ban lãnh đạo của cơ sở hoặc cộng đồng; đồng thời phải ghi chép nhật ký thực hành một cách có hệ thống, đầy đủ và chính xác. Ngoài ra khi kết thúc đợt làm việc với thân chủ, sinh viên phải hoàn thành một báo cáo thực hành.
Giai đoạn 3 (2 ngày): Tổng kết và đánh giá thực hành tại cơ sở.
Trong giai đoạn này, sinh viên trao đổi và chia sẻ các kinh nghiệm thực hành; đồng thời lắng nghe những nhận xét và góp ý của cơ sở hoặc cộng đồng và giáo viên hướng dẫn thực hành.
V. Đánh giá thực hành
Các sinh viên phải tham gia đầy đủ các hoạt động thực hành; chấp hành tốt các nội quy và quy chế thực hành, các nội quy và điều lệ của cơ sở thực hành; làm việc dưới sự giám sát và hướng dẫn chuyên môn của Trưởng đoàn thực hành và cơ sở hoặc cộng đồng. 
Trong quá trình thực hành, sinh viên phải ghi nhật ký thực hành hằng ngày nhằm phản ảnh đầy đủ các hoạt động thực hành của từng cá nhân. Kết thúc đợt thực hành, mỗi sinh viên phải nộp một báo cáo thực hành. Nhật ký và báo cáo thực hành phải được thực hiện theo đúng các yêu cầu và hình thức qui định. 
Quá trình thực hành được đánh giá như sau:
STT
Đánh giá
Điểm
1
Đánh giá nhật ký thực hành
20%
2
Đánh giá báo cáo thực hành
40%
3
Đánh giá của giáo viên hướng dẫn
20%
4
Đánh giá của cơ sở thực hành
	20%
T R Ư Ờ N G CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KON TUM
KHOA XÃ HỘI
Mẫu báo cáo thực tập
BÁO CÁO THỰC HÀNH
CÔNG TÁC XÃ HỘI I
(CTXH VỚI CÁ NHÂN)
 Sinh viên: Nguyễn Văn A
 Mã số SV: 1512004
 Lớp: K23 CTXH
 GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Hồng Chuyên
 Học kỳ II – Năm học 2019-2020
Đà Lạt, 2004
PHẦN 1
KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH
1. Lịch sử thành lập cơ sở
Phần này trình bày lịch sử thành lập của cơ sở là nơi sinh viên đến thực hành (Cơ sở được thành lập khi nào? Lý do thành lập? Hoàn cảnh thành lập? Được thành lập bằng cách nào, bởi ai? Cơ sở hiện được cơ quan nào quản lý? ).
2. Tổ chức cơ sở
Phần này trình bày cấu trúc tổ chức của cơ sở (Ban lãnh đạo tổ chức, các phòng ban hiện có trong tổ chức, quan hệ chức năng giữa các phòng ban, ). Sơ đồ tổ chức của cơ sở cũng sẽ được trình bày ở đây.
3. Mục tiêu hoạt động của cơ sở
Phần này trình bày các mục tiêu hoạt động của cơ sở (Cơ sở được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu nào của xã hội? Các hoạt động của cơ sở nhằm hướng đến giải quyết vấn đề xã hội nào?  ). Phần các chức năng của cơ sở, tức là sự cụ thể hóa của mục tiêu cũng sẽ được trình bày ở đây.
4. Các đối tượng xã hội được cơ sở phục vụ
Phần này mô tả cụ thể những đối tượng xã hội cụ thể mà cơ sở hướng đến phục vụ (Cơ sở hoạt động nhằm phục vụ ai: người già, người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ đường phố, ? Những đối tượng xã hội nào được cơ sở hướng đến phục vụ: trẻ ở độ tuổi nào và trong hoàn cảnh nào, trẻ khuyết tật ra sao, người già trong tình trạng nào và trong hoàn cảnh nào? )
5. Các dịch vụ do cơ sở cung cấp
Phần này trình bày cụ thể những dịch vụ do cơ sở cung cấp cho các đối tượng xã hội nêu ở phần trên. Những dịch vụ này có thể là giáo dục, chăm sóc, hỗ trợ, nuôi dưỡng, giúp đỡ, 
6. Vai trò của cơ sở trong bối cảnh của cộng đồng
Phần này trình bày các quan niệm của chính cơ sở và cộng đồng về vai trò của cơ sở. Chẳng hạn chính bản thân cơ sở suy nghĩ, quan niệm như thế nào về vai trò của cơ sở đối với cộng đồng. Sau đó đến cộng đồng suy nghĩ, cảm nhận, đánh giá,  về cơ sở ra sao. Sinh viên cần tiếp xúc trực tiếp với cơ sở và cộng đồng để thu thập thông tin cho phần này. 
7. Ý kiến, nhận xét của sinh viên về cơ sở
Phần này trình bày những suy nghĩ của chính bản thân sinh viên đối với cơ sở. 
PHẦN 2
THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN
1. Bối cảnh chọn thân chủ
Trong phần này sinh viên mô tả bối cảnh chọn lựa thân chủ (sinh viên có được thân chủ trong hoàn cảnh nào, với cách tiếp cận nào).
2. Hồ sơ xã hội của thân chủ
Thông tin cá nhân thân chủ
Họ và tên: Nguyễn Văn A	
Phái tính: Nam
Ngày tháng năm sinh: Ngày 10 tháng 10 năm 1960
Nơi sinh: Đaktô – Kon Tum
Hiện cư ngụ tại: Số nhà 02, đường Urê, Phường Duy Tân, Tỉnh Kon Tum
Các thông tin khác về thân chủ như:
Quá trình sinh sống và lớn lên.
Tình trạng học vấn, chuyên môn.
Tình trạng nghề nghiệp.
Tình trạng sức khỏe thể chất.
Tình trạng sức khỏe tâm thần.
Các vấn đề khác.
Thông tin môi trường thân chủ
Các thông tin về môi trường của thân chủ được trình bày ở đây:
Thông tin về cha mẹ, anh chị em, vợ chồng, con cái, những người thân có ảnh hưởng quan trọng đến thân chủ.
Môi trường sống chung quanh thân chủ như môi trường sống gia đình như khu phố, tổ dân phố, , môi trường sống nghề nghiệp của thân chủ như nơi thân chủ làm việc, 
Vấn đề của thân chủ
Mô tả vắn tắt vấn đề xã hội của thân chủ mà sinh viên cùng thân chủ nhận diện được trong quá trình tiếp cận và tìm hiểu thân chủ. Phần mô tả chi tiết về phần này sẽ được đề cập đến ở phần sau.
3. Quá trình thực hành 
Giai đoạn 1: Tìm hiểu cơ sở thực hành và chọn ca thực hành
Ngày giờ
Địa điểm
Công việc
03/04/2009
7:30 – 9:30
TT BTXH
Gặp gỡ Ban lãnh đạo tìm hiểu về mục tiêu hoạt động và các chức năng của cơ sở.
Giai đoạn 2: Thực hành công tác xã hội với cá nhân 
Ngày giờ
Địa điểm
Công việc
03/04/2009
8:30 – 10:30
Nhà thân chủ
- Phỏng vấn ba mẹ thân chủ: Tìm hiểu thêm tình trạng nghề nghiệp của thân chủ. 
Trong phần công việc, sinh viên cần mô tả vắn tắt các sự kiện xảy ra dựa trên nhật ký thực hành. Chú ý cần làm rõ các điểm sau đây khi mô tả công việc:
Gặp ai (thân chủ, ba mẹ, thầy cô giáo, )? 
Khi nào (ngày nào, giờ nào)? 
Ở đâu (nhà thân chủ, nơi thân chủ làm việc, trường học, )?
Thu thập thông tin về cái gì (vấn đề thân chủ, tình trạng học vấn, )? 
Bằng cách nào (phỏng vấn, đọc tài liệu, quan sát, )? 
4. Tiến trình làm việc với thân chủ
Giai đoạn 1: Tiếp cận và khám phá 
Trong phần này sinh viên cần trình bày các phần sau đây:
Quá trình tiếp cận thân chủ: Sinh viên đã tiếp cận và thiết lập quan hệ với thân chủ như thế nào? Khó khăn và thuận lợi.
Nhận diện vấn đề của thân chủ: Sinh viên đã khám phá, nhận diện những vấn đề của thân chủ là gì? Mô tả chi tiết vấn đề mà thân chủ đang gặp phải, có thể kèm theo đánh giá sơ bộ. 
Giai đoạn 2: Đánh giá và lập kế hoạch giúp đỡ
Trong phần này sinh viên cần trình bày các phần sau đây:
Đánh giá vấn đề của thân chủ: Sinh viên cùng thân chủ phân tích và đánh giá vấn đề của thân chủ (mức độ, tình trạng, ) nhằm xác định những loại giúp đỡ nào là cần thiết đối với thân chủ dựa trên ý kiến, suy nghĩ và cảm xúc của thân chủ. Sinh viên chú trọng đến những sức mạnh tiềm năng của thân chủ.
Lập kế hoạch giúp đỡ thân chủ: Sinh viên cùng thân chủ lên kế hoạch nhằm có được những giúp đỡ đã được xác định trong quá trình đánh giá vấn đề của thân chủ. Kế hoạch cần có tính khả thi và thực tế.
Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch giúp đỡ (quá trình can thiệp)
Trong phần này sinh viên cần trình bày quá trình can thiệp của sinh viên, thân chủ hoặc/và cả hai vào tiến trình giúp đỡ thân chủ. Những hành động can thiệp này có thể trực tiếp vào thân chủ, có thể vào những cá nhân khác, nhóm, cộng đồng, tổ chức, chính sách,  nhằm hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề của chính mình, tạo ra sự thay đổi tích cực nơi thân chủ.
Giai đoạn 4: Lượng giá và kết thúc
Trong phần lượng giá sinh viên cần trình bày những lượng giá đối với tiến trình can thiệp đã thực hiện đã đạt được những kết quả gì. So với các mục tiêu giúp đỡ đã được xây dựng trong kế hoạch giúp đỡ giải quyết vấn đề của thân chủ thì mức độ đạt ra sao. Xem thử nhu cầu (vấn đề) của thân chủ có được giải quyết không, được giải quyết ra sao, ở mức độ nào, 
Trong phần kết thúc sinh viên cần trình bày những vấn đề liên quan đến pháp lý và đạo đức. Chẳng hạn như những hành động can thiệp liệu có ảnh hưởng gì đến thân chủ về mặt pháp lý và đạo đức không. Hoặc sinh viên có làm điều gì có khuynh hướng hoặc khả năng trái với quy điều đạo đức dành cho nhân viên xã hội không, 
PHẦN 3
TỰ LƯỢNG GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH
1. Những bài học và kinh nghiệm
Trong phần này sinh viên nêu ra những bài học và kinh nghiệm mà bản thân mình đã rút ra được trong quá trình thực hành công tác xã hội với cá nhân.
2. Những thay đổi bản thân
Trong phần này sinh viên nêu ra những thay đổi, chuyển biến mà bản thân sinh viên đã thu được trong quá trình thực hành công tác xã hội với cá nhân. Những thay đổi này có thể bao gồm thay đổi về nhận thức, quan niệm; thay đổi về khả năng ứng dụng, phân tích, đánh giá những gì đã được học vào thực tế; thay đổi về năng lực giải quyết vấn đề; và thay đổi về các kỹ năng làm việc (kỹ năng thiết lập quan hệ với thân chủ, kỹ năng truyền thông giao tiếp, kỹ năng phỏng vấn hướng mục tiêu, kỹ năng lắng nghe thấu cảm, ).
PHẦN 4
Ý KIẾN VÀ ĐỀ NGHỊ
Trong phần này sinh viên nêu ra những ý kiến và đề nghị đóng góp với Giáo viên hướng dẫn và Ban Chủ nhiệm khoa. Các ý kiến và đề nghị sẽ là các thông tin phản hồi nhằm giúp Giáo viên hướng dẫn và Ban Chủ nhiệm giúp tổ chức các đợt thực hành sau tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sinh viên liệt kê những tài liệu mà sinh viên đã tham khảo đến trong quá trình thực hành. Danh sách các tài liệu tham khảo được liệt kê theo qui định sau.
[1] Tên tác giả (năm xuất bản). Tên tài liệu. Lần xuất bản nếu có. Nhà xuất bản.
Sau đây là các ví dụ tham khảo:
[1] Grace Mathew. Lê Chí An dịch (1999). Nhập môn Công tác xã hội cá nhân. Ban xuất bản Đại học Mở - Bán công, Tp Hồ Chí Minh.
[2] Lê Văn Phú (2004). Công tác xã hội. Xuất bản lần thứ hai. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
T R Ư Ờ N G CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KON TUM
KHOA XÃ HỘI
Mẫu nhật ký thực tập
NHẬT KÝ THỰC HÀNH
CÔNG TÁC XÃ HỘI I
(CTXH VỚI CÁ NHÂN)
Sinh viên: Nguyễn Văn A
Mã số SV: 12120001
Lớp: K23 CTXH
GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Hồng Chuyên
Học kỳ II – Năm học 2019-2020
Đà Lạt, 2004
NHẬT KÝ THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Trong phần này, sinh viên ghi nhật ký toàn bộ các hoạt động diễn ra trong đợt thực hành, bao gồm:
Các hoạt động chuẩn bị trước khi xuống cơ sở hoặc cộng đồng.
Các hoạt động thực hành CTXH cá nhân, gia đình tại cơ sở hoặc cộng đồng.
Các hoạt động tổng kết, đánh giá sau khi hoàn tất thực hành.
Các hoạt động phải được ghi theo diễn tiến thời gian. Mỗi hoạt động cần ghi rõ các thông tin nhằm cho biết:
Hoạt động diễn ra khi nào (ngày, giờ)?
Hoạt động diễn ra ở đâu (địa điểm)?
Hoạt động nhằm đạt được mục tiêu gì?
Hoạt động đã thực sự được diễn ra như thế nào?
Sinh viên nhận xét, đánh giá, suy nghĩ như thế nào về hoạt động?
Sinh viên có thể trình bày các hoạt động theo trục thời gian như sau:
TRƯỚC KHI THỰC HÀNH
Nhật ký các hoạt động chuẩn bị trước khi thâm nhập cơ sở hoặc cộng đồng.
TRONG KHI THỰC HÀNH
Nhật ký các hoạt động thực hành diễn ra khi thực hành CTXH cá nhân và gia đình tại cơ sở hoặc cộng đồng.
Giai đoạn 1: Tìm hiểu cơ sở hoặc cộng đồng và chọn ca
Giai đoạn 2: Thực hành CTXH cá nhân và gia đình
Giai đoạn 3: Tổng kết và đánh giá thực hành tại cơ sở
SAU KHI THỰC HÀNH
Nhật ký các hoạt động tổng kết, đánh giá sau khi hoàn tất đợt thực hành.

File đính kèm:

  • docso_tay_thuc_hanh_cong_tac_xa_hoi_i_cong_tac_xa_hoi_voi_ca_nh.doc