Triển vọng phát triển của tổ chức xã hội trong đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay

TÓM TẮT

Với những ưu thế và đặc thù nổi trội của mình, ngày nay các tổ chức xã hội đang thể hiện rõ

nét vai trò quan trọng trong đời sống chính trị của mỗi quốc gia; góp phần thỏa mãn các nhu cầu bức

thiết, giải quyết các vấn đề cấp bách, chính đáng, hợp pháp của xã hội, người dân hoặc một nhóm

dân cư, đồng thời là giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý xã hội, quản lý nhà nước trên

các lĩnh vực. Tuy nhiên, triển vọng về sự phát triển của tổ chức xã hội ở mỗi hình thức chính thể là

không giống nhau mà bị chi phối, rằng buộc bởi nhiều yếu tố chủ quan, khách quan. Bài viết đi sâu

phân tích một số vấn đề nhằm luận giải về triển vọng tồn tại, phát triển từ đó gián tiếp khẳng định vị

thế, vai trò của các tổ chức xã hội trong đời sống chính trị - xã hội Việt Nam hiện nay.

pdf 9 trang yennguyen 1460
Bạn đang xem tài liệu "Triển vọng phát triển của tổ chức xã hội trong đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Triển vọng phát triển của tổ chức xã hội trong đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay

Triển vọng phát triển của tổ chức xã hội trong đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay
85
TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG ĐỜI 
SỐNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
 Bùi Nghĩa *, Nguyễn Hữu Hoàng **
TÓM TẮT
Với những ưu thế và đặc thù nổi trội của mình, ngày nay các tổ chức xã hội đang thể hiện rõ 
nét vai trò quan trọng trong đời sống chính trị của mỗi quốc gia; góp phần thỏa mãn các nhu cầu bức 
thiết, giải quyết các vấn đề cấp bách, chính đáng, hợp pháp của xã hội, người dân hoặc một nhóm 
dân cư, đồng thời là giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý xã hội, quản lý nhà nước trên 
các lĩnh vực. Tuy nhiên, triển vọng về sự phát triển của tổ chức xã hội ở mỗi hình thức chính thể là 
không giống nhau mà bị chi phối, rằng buộc bởi nhiều yếu tố chủ quan, khách quan. Bài viết đi sâu 
phân tích một số vấn đề nhằm luận giải về triển vọng tồn tại, phát triển từ đó gián tiếp khẳng định vị 
thế, vai trò của các tổ chức xã hội trong đời sống chính trị - xã hội Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: Tổ chức xã hội, triển vọng, quản lý xã hội, Việt Nam.
DEVELOPMENT PROSPECTS OF SOCIAL ORGANIZATIONS IN THE 
SOCIAL LIFE IN VIETNAM NOW
ABSTRACT 
 With its outstanding advantages and peculiarities, today social organizations are clearly 
showing the important role in the political life of each nation; contribute to satisfy urgent needs, solve 
urgent, legitimate and legitimate issues of society, people or a population group, ... at the same time 
as a solution to enhance the effectiveness of commune management Assembly, state management on 
the field. However, the prospect of social organization development in each form of government is not 
the same but dominated, that is forced by many subjective and objective factors. The article analyzes 
in depth a number of issues to interpret the persistence, develop and indirectly affirm the position and 
role of social organizations in the current political and social life of Vietnam. 
 Keyword: Social organization, prospects, social management, Vietnam
* Th.s, NCS, Học viện Chính trị khu vực II, Email: buinghia72@gmail.com
** CN, học viên cao học, Học viện Chính trị khu vực II, Sđt: 0333513343
Triển vọng phát triển của...
86
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỗi quốc gia thường phân chia thành các 
khu vực khu vực nhà nước, khu vực dân sự và 
khu vực hỗn hợp của hai khu vực này. Mỗi khu 
vực đều gắn với những chủ thể, phương thức 
và mục đích hoạt động với các đặc trưng khác 
nhau. Trong đó, khu vực xã hội (khu vực dân sự) 
là nơi diễn ra các phong trào xã hội, của những 
nỗ lực chung gắn với hoạt động của các tổ chức 
xã hội (TCXH), mạng lưới xã hội mang tính phi 
lợi nhuận, phúc lợi, từ thiện.
Hiện nay, quan niệm được nhiều người biết 
đến và thừa nhận thường về TCXH đấy chính là 
một “mảng” của đời sống xã hội, theo đó chứa 
những đặc trưng về tính độc lập (thoát khỏi các 
thiết chế chính trị và kinh tế), phi lợi nhuận và 
là tập hợp hoàn toàn mang tính tự nguyện của 
những công dân, thường được hình thành dưới 
dạng các tổ chức như các hội từ thiện, hiệp hội, 
nghiệp đoàn, các nhóm tương trợ, các phong 
trào xã hội, các hiệp hội kinh doanh, các liên 
minh và các nhóm vận động, tư vấn1. Ngoài ra, 
TCXH còn là lĩnh vực ở bên ngoài gia đình, nhà 
nước và thị trường, nơi người dân kết hợp hoạt 
động nhằm đạt được các lợi ích chung.
Ở nước ta, theo nghĩa rộng, TCXH bao 
hàm tất cả các tổ chức hợp thành xã hội và trong 
xã hội bao gồm (1) tổ chức chính trị, (2) tổ chức 
chính trị - xã hội, (3) tổ chức chính trị - xã hội - 
nghề nghiệp, 4) tổ chức xã hội - nghề nghiệp và 
5) tổ chức xã hội2. Tuy nhiêu, theo nghĩa hẹp, 
TCXH chỉ là tập hợp của các hình thức phi nhà 
nước và phi chính trị, bao gồm các tổ chức phi 
chính phủ, tổ chức tự quản, cộng đồng, hội nghề 
nghiệp và từ thiện. Theo nghĩa này, TCXH dùng 
chỉ một hình thức liên kết giữa các cá nhân và 
1 London School of Economics, What is 
civilsociety? 
CCS/what_is_civil_society.htm(accessed 
12.03.10)
2 Quyết định 68/2010/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 
năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy 
định Hội có tính chất đặc thù
nhóm xã hội không dựa trên bất cứ mối liên kết 
chính trị nào mà dựa trên mối liên kết dân sự 
giữa họ - mối liên kết giữa những thành viên tự 
nguyện, tự quản thành các tổ chức của các cộng 
đồng, đoàn thể nhân dân. Đây chính là tổ chức 
của các cộng đồng, đoàn thể nhân dân3. Như vậy, 
TCXH là tổ chức rộng lớn, có nhiều tên gọi và 
biểu hiện ở phạm vi rộng hẹp, quy mô lớn nhỏ 
khác nhau, thậm chí vươn đến những lĩnh vực, 
khu vực mà nhà nước ít hoặc chưa can thiệp đến. 
Để làm rõ triển vọng phát triển của TCXH trong 
đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, trong bài viết 
này, TCXH (civic organization) chính là tổ chức 
không thuộc các tổ chức trong hệ thống chính 
trị Việt Nam, thành lập dựa trên nguyên tắc tự 
nguyện và không chú trọng vào tính lợi nhuận. 
Thực tế cho thấy, ở Việt Nam, dù muốn 
hay không thì sự tồn tại và phát triển của các 
TCXH là không thể chối bỏ; vai trò, sự đóng 
góp của chúng vào quá trình phát triển kinh tế, 
xã hội qua suốt thời kỳ lịch sử, phản biện chính 
sách, đóng góp và thực thi chủ trương của Đảng, 
chính sách Nhà nước, đảm bảo quyền lợi ích 
hợp pháp chính đáng hội viên, các nhóm yếu thế 
ở nhiều ngóc ngách của đời sống xã hội là vô 
cùng to lớn. Cho đến nay, bên cạnh các tổ chức 
chính trị - xã hội: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn 
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông 
dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, 
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chính phủ 
đã cho phép thành lập 498 hội cấp trung ương 
có phạm vi toàn quốc, bao gồm các hội nghề 
nghiệp, hội nhân đạo từ thiện, các hội của các tổ 
chức kinh tế... và 52.082 hội hoạt động phạm vi 
địa phương). Trong đó có 8.792 hội có tính chất 
đặc thù (28 hội hoạt động phạm vi cả nước và 
8.764 hội hoạt động phạm vi địa phương)4.
3 Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của 
Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
4 Dự thảo Tờ trình Bộ Nội vụ trình Chính phủ 
tháng 9/2015 về tình hình phát triển các hội 
trong cả nước
87
Triển vọng phát triển của...
Tuy vậy, các số liệu này vẫn chưa tính 
tới các tổ chức tự lập của nhân dân (hội đồng 
hương, hội chơi tem,...), theo Bộ Nội vụ, đây 
là những tổ chức không có tư cách pháp nhân, 
hoạt động chỉ thuần túy thông qua các buổi giao 
lưu, hội họp. Đồng thời, chưa có đủ thông tin 
để xác định rằng số liệu chính thức nêu trên đã 
hoặc chưa bao gồm số lượng các tổ chức xã hội 
(trung tâm, viện, quỹ, diễn đàn,...) được thành 
lập trực thuộc các tổ chức quần chúng công như 
Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Liên hiệp các Hội 
Khoa học Kỹ thuật Việt Nam... đã đăng ký hoạt 
động trong lĩnh vực khoa học công nghệ, bảo trợ 
xã hội, tư vấn pháp luật, tài chính vi mô, các quỹ 
xã hội, quỹ từ thiện... 
Dù tồn tại với tên gọi hay hoạt động ở 
phạm vi nào thì các tổ chức này đều có chung 
đặc điểm: i). Được tổ chức, hoạt động theo 
nguyên tắc: tự nguyện, tự quản, tự chủ về tài 
chính, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật; ii). 
Không nằm trong hệ thống bộ máy nhà nước 
và iii). Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, 
nhân đạo. Điều này góp phần bổ sung luận 
chứng thuyết phục, minh chứng cho những triển 
vọng về sự tồn tại, phát triển rất tích cực của các 
TCXH trong xã hội Việt Nam. 
Bài viết cung cấp thêm một số luận 
chứng nhằm chỉ ra các yếu tố tạo nên tính triển 
vọng của các TCXH trong thời gian tới tại Việt 
Nam, những tồn tại mà các tổ chức này cần 
nhận diện, vượt qua để khẳng định vị thế, vai 
trò của mình trong đời sống chính trị xã hội ở 
nước ta hiện nay.
2. NHỮNG LUẬN CỨ LUẬN GIẢI VỀ 
TRIỂN VỌNG CỦA CÁC TCXH VIỆT 
NAM HIỆN NAY
Trong suốt quá trình xây dựng và phát 
triển đất nước, nhất là từ sau khi đất nước thực 
hiện công cuộc Đổi mới 1986, qua hoạt động 
thực tiễn cho thấy, các TCXH có các vai trò rất 
đa dạng, góp phần xây dựng kinh tế xã hội trên 
nhiều khía với mức độ phong phú khác nhau: 
là người đại diện cho các đối tượng cần sự trợ 
giúp; có thể hỗ trợ về mặt kỹ thuật; tập huấn và 
xây dựng năng lực; cung cấp dịch vụ; góp phần 
xác định vấn đề và giải pháp, mở rộng sự hiểu 
biết của công chúng về các vấn đề phát triển; 
cung cấp thông tin; tư vấn, phản biện và giám 
định xã hội, thẩm định những chủ trương, chính 
sách, kế hoạch hoạt động của các cơ quan nhà 
nước; góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao 
dân trí, bảo vệ hội viên; tham gia xã hội hóa 
các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục 
thể thao, các hoạt động từ thiện nhân đạo; thực 
hiện những dịch vụ xã hội không vụ lợi, phi lợi 
nhuận; tiến hành các hoạt động công tác xã hội 
hướng vào việc thực hiện an sinh xã hội, phúc 
lợi xã hội; tham gia giám sát thực hiện luật pháp, 
chính sách, Tất cả điều này phản ánh ý nghĩa 
tồn tại, địa vị chính trị cũng như triển vọng phát 
triển của các TCXH ở Việt Nam hiện tại và giai 
đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, triển vọng về sự tồn 
tại và phát triển của TCXH còn được thể hiện 
rõ nét, cụ thể trên các phương diện, nội dung cơ 
bản như sau:
Một là, hành động với tôn chỉ, mục đích 
và sứ mệnh dựa trên các giá trị văn hóa, đạo lí 
dân tộc, nhân văn, phi lợi nhuận, TCXH đang 
chứng minh một cách sinh động rằng mình đang 
góp phần lan tỏa giá trị nhân văn cho xã hội 
một cách vô tư, mang đến những giá trị mà xã 
hội cần, nhất là đối với các nhóm yếu thế trong 
xã hội.
Dân tộc Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái. 
Càng trong hoạn nạn khó khăn, tinh thần đó 
càng được nhân lên gấp bội. Với những đặc tính 
nổi bật và linh hoạt như: quy mô lớn, nhỏ khác 
nhau, phạm vi hoạt động rộng khắp, tính “hành 
chính” ít nên linh hoạt, cơ động, có khả năng tiếp 
cận, hỗ trợ trong tình huống khẩn cấp, cần thiết 
như bão lũ, hạn hán, dịch bệnh; hoạt động đi 
“sát” vào cái cần thiết cho hội viên và cộng đồng 
xã hội theo nguyên tắc “kịp thời - cần thiết” và 
cả khả năng có thể kêu gọi, vận động nguồn lực, 
không vụ lợi, hỗ trợ trực tiếp đang được các 
TCXH thực hiện khá tốt. Chẳng hạn, Hội Nạn 
88
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
nhân chất độc màu da cam Việt Namphát động 
Chương trình nhắn tin “Chung tay xoa dịu nỗi 
đau da cam” năm 2017, tặng quà cho trẻ em nạn 
nhân chất độc da cam, hỗ trợ hội viên vay vốn, 
thành lập Qũy tấm lòng vàng, vận động và đấu 
tranh đòi công lý, cho các nạn nhân chất độc 
da cam Việt Nam. Hội Người mù Việt Nam cùng 
với các chi hội người mù toàn quốc đã và đang 
thực hiện tốt, góp phần cùng toàn xã hội thực 
hiện có hiệu quả, kịp thời các hoạt động chăm 
lo, động viên, giúp đỡ hội viên có hoàn cảnh éo 
le mù lòa vượt lên số phận bằng các công việc 
như: vận động quỹ mổ mắt cho hội viên, tặng 
quà cho hội viên mù có hoàn cảnh khó khăn, hỗ 
trợ phục hồi chức năng, hướng ứng Ngày “Cây 
gậy trắng quốc tế”, Hay như Hội Chữ thập đỏ 
Việt Nam với phương châm “Đổi mới tư duy - 
Tạo dựng vị thế và Bảo vệ sự sống”, thông qua 
07 lĩnh vực hoạt động quan trọng như cứu trợ 
khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo, chăm sóc sức 
khỏe, hiến máu, hiến mô, bộ phận cơ thể người 
và hiến xác, tìm kiếm thân nhân thất lạc do chiến 
tranh, thảm họa, ứng phó thảm họa, hay sáng 
kiến “Ngân hàng Bò” cho người nghèo, Hội 
Cựu giáo chức Việt Nam, Hội Khuyến học tại 
các địa phương, ngày càng thể hiện và phản 
ánh rõ nét sự mệnh cao cả của các TCXH này 
trong đời sống chính trị Việt Nam; đồng thời, 
thông qua các hoạt động của mình, các tổ chức 
này cũng bồi đắp và khẳng định giá trị nhân văn, 
truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đây 
là sơi dây nối chặt sự tồn tại và phát triển TCXH 
trong đời sống hiện thực Việt Nam,là điểm ưu 
thế và nhân tố tạo nên triển vọng phát triển của 
tổ chức này tại Việt Nam hiện nay.
Hai là, nhu cầu của hội viên và cộng 
đồng về sự hỗ trợ, giúp đỡ một cách nhanh 
chóng, vô tư, hiệu quả hay vai trò kết nối bền 
vững các nhóm, mạng lưới, thành viên xã hội 
lại với nhau vì những mục tiêu chân chính là 
nhân tố góp phần tạo nên triển vọng về sự phát 
triển của các TCXH.
Nhu cầu cần trợ giúp của cộng đồng đối 
với các TCXH hoạt động không vụ lợi là rất lớn 
trong khi sự nỗ lưc và những tồn tại trong hoạt 
động của các cơ quan nhà nước chưa thể đáp 
ứng hoàn toàn các nhu cầu, mong mỏi hết sức 
chính đáng của xã hội. Theo báo cáo của Bộ Lao 
động Thương binh và Xã hội1, cả nước có hơn 
9 triệu người nghèo, 7,5 triệu người cao tuổi, 
5,4 triệu người khuyết tật, 1,4 triệu trẻ em có 
hoàn cảnh đặc biệt, hơn 180 nghìn người nhiễm 
HIV, gần 170 nghìn người nghiện ma túy.... Ở 
một góc độ khác,Việt Nam là một trong những 
quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và 
biếnđổi khí hậu. Theo ước tính, trung bình mỗi 
năm Việt Nam phải chịu từ 6 đến 7 cơn bão. Từ 
năm 1990 đến 2010, đã xảy ra 74 trận lũ trên các 
hệ thống sông của Việt Nam. Hạn hán nghiêm 
trọng, xâm nhập mặn, sạt lở đất, và nhiều thiên 
tai khác đã và đang gây trở ngại cho sự phát 
triển của Việt Nam2. Mỗi năm thiên tai cướp đi 
mạng sống của 466 người, thiệt hại trên 1,5 tỷ 
USD tương đương 1,5% GDP3. Đặc biệt, trong 
những năm gần đây, các thiên tai mang tính cực 
đoan đã xảy ra nhiều hơn, gây thiệt hại nhiều 
hơn về người và ảnh hưởng đáng kể đến nền 
kinh tế đất nước, Do vậy, chính từ thực tế con 
người đang đứng trước nhiều rủi ro, nguy cơ đe 
dọa toàn diện, hoặc nhu cầu cần một sự trợ giúp 
thực sự cần thiết, kịp thời và có tính chất nhân 
đạo để chống chọi với các thách thức thiên tai, 
1 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Báo cáo 
tại Hội nghị triển khai Đề án phát triển nghề 
công tác xã hội tronggiáo dục Đại học giai đoạn 
2013 - 2020, Hà Nội, 2013
2 Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi 
ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm 
thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu, Nhà 
xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ 
Việt Nam, 2/2015
3 Tình hình thiên tai của Việt Nam, Trang thông 
tin điện tử Viện Quy hoạch Thủy lợi, truy cập: 
cua-viet-nam.html
89
vượt qua kém may mắn, khó khăn, thì sự xuất 
hiện với tôn chỉ, mục đích và sứ mệnh của mình, 
các TCXH đã từng bước cùng với Nhà nước tạo 
nên sức mạnh tổng thể, to lớn để giải quyết các 
vấn đề lớn, cấp thiết thậm chí có tính “khủng 
hoảng” của xã hội. 
Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ các giá 
trị về mặt vật chất, các TCXH ngày càng thể 
hiện rõ vai trò, tính liên kết, cố kết một cách 
hiệu quả, chặt chẽ và có sức lan tỏa từ hoạt động 
của mình trong đời sống văn hóa, tinh thần của 
cộng đồng và xã hội. Nhiều giá trị là tài sản 
tinh thần của dân tộc như “đờn ca tài tử”, “quan 
họ”, nghệ thuật thơ ca, hò vè, thông qua các 
tổ chức này mà được gìn giữ, phát huy và lan 
tỏa rộng rãi; từ đó mà mối quan hệ “tình làng 
nghĩa xóm” được thắ chặt và duy trì, góp phần 
đem lại bình yên và diện mạo mới cho đời sống 
xã hội, dù nông thôn hay thành thị. Theo thống 
kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, hiện 
tại từ khu vực Bình Thuận trở về Cà Mau có 
hơn 2 000 câu lạc bộ đờn ca tài tử. Ước tính có 
khoảng 30.000 thành viên tham gia. Riêng tại 
TP. Hồ Chí Minh, mỗi quận, huyện đều có một 
câu lạc bộ với hàng ngàn hội viên. Chẳng hạn 
Câu lạc bộ đờn ca tài tử cải lương “Tiếng Tre 
xanh” được lậ ... p nạn, trao 
tận tay cho chính những người khó khăn, hoạn 
nạn cần được cứu trợ mà không cần thông qua 
hội họp, ban bệ, báo cáo,.... Trong bối cảnh đẩy 
mạnh xã hội hóa trong các hoạt động giáo dục 
- đào tạo, xây dựng “xã hội học tập”, sự “đuối 
sức” của nhiều nhà trường vùng nông thôn (cuối 
năm không đủ tiền tặng thưởng cho học sinh 
giỏi; không đủ kinh phí tặng học bổng cho nhiều 
em học giỏi có hoàn cảnh khó khăn,) thì sự 
có mặt, giúp sức kịp thời của Hội khuyến học 
các thôn, xã; vai trò của Ban Đại diện cha mẹ 
học sinh tại các trường học, góp phần gỡ khó 
cho các cơ quan quản lý nhà nước, ít nhất là về 
nguồn lực, đồng hành góp phần chăm lo cho các 
Triển vọng phát triển của...
90
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
em hiếu học, khó khăn, Tất cả điều này đang 
tạo thành ưu thế, là điểm “nhấn nổi bật” của 
các TCXH đang tồn tại hiện nay trong xã hội 
Việt Nam. 
Bốn là, nhận thức, sự quan tâm và tạo 
điều kiện của Đảng, Nhà nước về các TCXH 
bước đầu có chuyển biến tích cực, mạnh mẽ và 
đồng thời tạo căn cứ pháp lý mạnh mẽ cho triển 
vọng phát triển của các tổ chức này
Ngay từ khi giành được chính quyền, Nhà 
nước đã tạo điều kiện để các tổ chức của dân 
ra đời và phát triển. Hiến pháp 1946 (Điều 10), 
tiếp theo là 1959 (Điều 25), 1980, (Điều 67), 
1992 (Điều 69), 2013 (Điều 25) đều công nhận 
“Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, 
tự do báo chí, có quyền thông tin, có quyền hội 
họp, lập hội... theo quy định của pháp luật”. 
Nhà nước ban hành Sắc lệnh số 101/SL/003 
ngày 20/5/1957 về “quyền tự do hội họp” và số 
102SL/004 ngày 27/5/1957 về “quyền lập hội”. 
Nghị quyết 8B-NQ/HNTW (khoá VI) Đảng đã 
nêu rõ: “trong giai đoạn mới cần thành lập các 
hội đáp ứng nhu cầu chính đáng về nghề nghiệp 
và đời sống nhân dân, hoạt động theo hướng ích 
nước lợi nhà, tương thân tương ái. Các tổ chức 
này được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, 
tự quản và tự trang trải về tài chính trong khuôn 
khổ pháp luật”. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng 
cũng đã khẳng định: “Mở rộng và đa dạng hóa 
các hình thức tập hợp nhân dân tham gia các 
đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, các hội 
nghề nghiệp...”1 và “hỗ trợ và khuyến khích các 
hoạt động không vì lợi nhuận mà vì nhu cầu 
lợi ích của nhân dân. Những tổ chức này được 
nhà nước ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ 
cung ứng một số dịch vụ công với sự giám sát 
của cộng đồng”. Đánh giá về vai trò của các tổ 
chức, Đại hội X của Đảng đã ghi nhận: “Các tổ 
chức chính trị xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo và 
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội 
đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. CTQG, H., 
2001, tr.130-131
các tổ chức xã hội khác có nhiều hình thức hoạt 
động đa dạng, phong phú đã góp phần tích cực 
vào phát triển kinh tế xã hội”2 và trách nhiệm 
của Đảng là “Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt 
động của Mặt trận, các đoàn thể nhân dân và các 
hội quần chúng, khắc phục tình trạng hành chính 
hóa... làm tốt công tác dân vận theo phong cách 
trọng dân, gần dân và có trách nhiệm với dân”3.
Đại hội XII của tiếp tục nhấn mạnh:“có 
hình thức, cơ chế, biện pháp cụ thể, thích 
hợp để nhân dân bày tỏ chính kiến, nguyện 
vọng và thực hiện quyền làm chủ của mình 
thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể 
nhân dân; trân trọng, tôn vinh những đóng 
góp, cống hiến của nhân dân”4 và “Phát huy 
vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các 
đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội và nhân 
dân trong việc thực hiện và giám sát thực hiện 
phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - 
xã hội 5 năm 2016 – 2020”5.
Về địa vị pháp lý của các tổ chức xã hội 
hiện nay được quy định trong Nghị định số 
45/2010/NĐ CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ 
quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; 
một số văn bản khác như Nghị định số 148/2007/
NĐ CP về tổ chức, hoạt động của Quỹ xã hội, 
quỹ từ thiện; Nghị định số 77/2008/NĐ CP, ngày 
16/7 /2008, của Chính phủ về tổ chức, hoạt động 
tư vấn pháp luật; Quyết định số 14/2014/QĐ-
TTg về hoạt động tư vấn, phản biện và giám 
định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và 
Kỹ thuật Việt Nam... và các văn bản quy định 
cho các hoạt động cụ thể khác. Đặc biệt, hiện 
2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội 
đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. CTQG, H., 
2006, tr.160, 124, 310
3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội 
đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. CTQG, H., 
2016, tr.160
4 5 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội 
toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nxb.CTQG, 
H., 2016, tr.316 
91
nay, Quốc hội đang khẩn trương lấy ý kiến, 
hoàn thiện dự thảo Luật về hội để trình Quốc hội 
khóa XIV. Tại Khoản 1, Điều 3, Dự thảo Luật 
về hội (ngày 16/9/2016) đã nhấn mạnh: “Hội 
là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện 
của cá nhân, tổ chức cùng chung mục đích; hoạt 
động không vì lợi nhuận; nhằm bảo vệ quyền và 
lợi ích hợp pháp của hội, hội viên và cộng đồng 
theo quy định của pháp luật; góp phần thực hiện 
chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước 
trong lĩnh vực hoạt động”, đồng thời xác định 
rõ chức năng rất cơ bản cũng là sự kỳ vọng của 
xã hội vào TCXH. Nếu được Quốc hội chính 
thức thông qua, có thể thấy đó là sự thừa nhận 
cao nhất về mặt pháp lý của Nhà nước, cũng 
như sự ghi nhận về vai trò và địa vị quan trọng 
của các TCXH trong đời sống xã hội Việt Nam, 
là hành lang pháp lý vừa để quản lý vừa tạo ra 
không gian “đủ rộng” cho các tổ chức này phát 
huy hết vai trò và sứ mệnh của mình đối với sự 
phát triển chung của xã hội Việt Nam, vì mục 
tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, 
văn minh.
Như vậy, ở nước ta, dựa trên các luận giải 
nêu trên có thể thấy triển vọng tồn tại và phát 
triển của các TCXH là tích cực và có căn cứ. 
Trong thời gian tới, với vị trí và vai trò ngày 
càng lớn trong đời sống dân sinh và phát triển 
đất nước, cùng với việc Luật Về hội được 
thông qua sẽ tạo nên sự phát triển mới cho các 
tổ chức này.
3. NHỮNG KHÓ KHĂN, TRỞ NGẠI ĐỐI 
VỚI TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA 
CÁC TCXH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngoài những luận cứ khẳng định triển 
vọng tích cực của các TCXH trong đời sống xã 
hội Việt Nam thì bản thân các tổ chức này cũng 
đã và đang “vướng” phải nhiều khó khăn và các 
thách thức cần nhận diện và khắc phục - đây là 
vấn đề có tính quy luật cho sự tồn tại và phát 
triển bền vững, thực chất của các tổ chức TCXH 
hiện nay:
Một là, nhận thức thực chất và đúng đắn 
về vai trò của các TCXH hiện nay trong xã hội 
Việt Nam
Xuất phát từ nhiều nguyên nhân (chủ 
quan, khách quan) nên thực tế, cả phía các chủ 
thể quản lý, người dân và xã hội đôi khi chưa có 
cái nhìn toàn diện, đúng đắn về vai trò và sự tồn 
tại, phát triển của các TCXH trong xã hội đã có 
nhiều biến chuyển. Điều này dẫn đến có vẫn còn 
một số tư duy, quan điểm khá “dè dặt”, thiếu cởi 
mở, thậm chí đôi lúc có phần “siết chặt” của các 
cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động của các 
TCXH “ngại bàn về các tổ chức dân sự”1, sự 
băn khoăn về vai trò của TCXH và của chính 
nhà nước trong công cuộc quản trị quốc gia.
Hai là, tổ chức quản lý của TCXH vẫn còn 
nhiều hạn chế như công tác điều hành, quản lý 
chưa chuyên nghiệp, khoa học, thiếu người dẫn 
dắt; thiếu thông tin, dữ liệu, kinh nghiệm và tri 
thức dẫn đến khiếm khuyết trong hoạt động
Thông thường, hoạt động của TCXH ít 
được trang bị đội ngũ nhân sự quản trị, nghiệp 
vụ chuyên nghiệp mà chủ yếu dựa trên kinh 
nghiệm, uy tín cá nhân của hội viên được bầu 
chọn. Thực tế, nhiều thiết chế tự quản như khu 
phố, tổ dân phố, ban công tác mặt trận tại các 
khu dân cư, hội khuyến học - khuyến tài,... mà 
ban điều hành, bộ phân phụ trách chủ yếu là 
người cao tuổi, hưu trí hoặc thành viên nòng 
cốt khác chưa được trang bị đầy đủ, kịp thời kỹ 
năng, nghiệp vụ cần thiết. Do vậy, dù có sẵn sự 
hăng hái, tích cực nhưng việc thiếu nghiệp vụ cơ 
bản trong tổ chức, điều hành; hay sự thiếu nhạy 
1 Luật về Hội bắt đầu xây dựng và trình Quốc 
hội khóa XI tại kỳ họp lần 9 (6/2006); đã trải 
qua hàng chục lần dự thảo, là dự thảo luật có 
thời gian công bố để lấy ý kiến đóng góp lâu và 
cũng có nhiều ý kiến tranh luận, thu hút được 
sự quan tâm rộng rãi của xã hội so với các dự 
thảo luật khác Dự thảo Luật về hội dù được thảo 
luận, lấy ý kiến từ Quốc hội khóa XI, nhiều lần 
dự thảo, chỉnh sửa, bổ sung, lấy ý kiến nhưng 
đến nay vẫn chưa thông qua.
Triển vọng phát triển của...
92
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
bén, bức phá trong triển khai chương trình, mục 
tiêu của các tổ chức này đã dẫn đến sự trì trệ, 
hoạt động có phần hình thức hay kém hiệu quả 
của các TCXH thời gian qua.
Bên cạnh đó, dù vị thế của các TCXH dần 
được thừa nhận và khẳng định ở tầm hiến pháp, 
đạo luật, trong văn kiện,... nhưng thực tế sự cam 
kết, ghi nhận vai trò của các TCXH của xã hội, 
cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn khiêm tốn. 
Ngoài ra, cơ chế phối hợp mang tính dè dặt, 
“không mấy mặn mà”, thậm chí miễn cưỡng 
của các cơ quan công quyền đối với hoạt động 
của các TCXH chẳng hạn trong tư vấn pháp lý, 
đảm bảo quyền lợi, tính sẵn sàng thực hiện cơ 
chế thông tin phối hợp,...) vẫn còn là “rào cản” 
lớn tạo nên những khó khăn trong quá trình phát 
triển của các tổ chức này.
Ba là, hoạt động của các TCXH đôi lúc 
còn mang tính tự phát, phong trào, hoặc “nhà 
nước hóa”, “hành chính hóa” tổ chức bộ máy 
và hoạt động dẫn đến hiệu quả và quyền lợi hội 
viên ít nhiều chưa được bảo vệ thỏa đáng
Tính phong trào vừa là ưu điểm giúp cho 
các TCXH bám sâu, lan rộng trong các lĩnh vực 
của đời sống xã hội, song cũng mang đến hạn 
chế nhất định trong hoạt động của các TCXH 
hiện nay. Một số hoạt động thay vì hướng đến ý 
nghĩa nhân văn, có chiều sâu thì lại được tổ chức 
“hoành tráng”, lấy thành tích, khếch trương vị 
thế hay mang nặng tính hình thức,... mà quên 
đi lợi ích cao nhất là cho hội viên, vì hội viên 
và sự phát triển của cộng đồng. Mặc khác, các 
nguyên tắc như tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, 
vận động, tính tự giác, tự nguyện,... vốn được đề 
cao trong các TCXH nay bị vi phạm, xem nhẹ 
và được thay thế bởi tính mệnh lệnh, hành chính 
hóa, giấy tờ hóa. Vì vậy, thực tế này đã làm mất 
đi sứ mệnh và vị thế cũng như đe dọa đến triển 
vọng của các TCXH hiện nay.
4. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM CỦNG 
CỐ, ĐẢM BẢO TRIỂN VỌNG PHÁT 
TRIỂN CỦA CÁC TCXH Ở VIỆT NAM 
HIỆN NAY
Một là, Quốc hội cần xem xét và sớm ban 
hành Luật Về hội để tạo khuôn khổ pháp lý có 
giá trị đủ mạnh, toàn diện, khả thi, có nghiên 
cứu trường hợp của quốc tế,... trong việc quản 
lý, định hướng sự phát triển của các tổ chức này. 
Hiện nay, Việt Nam có số lượng TCXH đông 
nhưng chưa thực sự mạnh, có phần tự phát, đôi 
khi cục bộ, địa phương,... Chính vì vậy, việc 
sớm thông qua Luật về hội góp phần khẳng định 
quan điểm nhất quán của Đảng ta về vị trí, vai 
trò của các TCXH trong sự nghiệp chung của 
đất nước, đồng thời, hình thành khung pháp lí 
cần thiết để quản lý thống nhất, hiệu quả và khơi 
dậy sức mạnh to lớn của các TCXH, làm thất 
bại âm mưu xuyên tạc, chia rẽ của các thế lực 
chống phá.
Hai là, việc trang bị kỹ năng, nghiệp vụ 
cho các TCXH (trước mắt là các tổ chức có tư 
cách pháp nhân) cũng cần được các cấp quản 
lý quan tâm thông qua các đợt tập huấn, chia sẻ 
kinh nghiệm thường kỳ. Từ đây, các tri thức về 
quản trị tổ chức, quản trị nhân sự, kỹ năng vận 
động quần chúng, tri thức pháp luật,... sẽ là hành 
trang cần thiết giúp các tổ chức này hoàn thiện 
và hoạt động hiệu quả hơn.
Ba là, các TCXH cần tránh hình thức 
hóa, hành chính hóa các hoạt động của mình; 
đặc biệt, cần tôn trọng tôn chỉ, nguyên tắc hoạt 
động và bản chất của TCXH - tổ chức có tính xã 
hội, vì hội viên và xã hội hơn là tổ chức có tính 
“chính trị” và “quản lý” nhà nước. Trong hoạt 
động, ban điều hành, các cơ quan quản lý cần 
hướng các hoạt động, chương trình của TCXH 
sang các hoạt động mang tính thiết thực, bám sát 
yêu cầu của hội viên, đòi hỏi từ thực tiễn xã hội, 
cộng đồng, tránh lãng phí, bệnh hình thức.
Bốn là, cần nghiên cứu cơ chế, mô hình 
quản trị nội bộ tổng thể đối với các TCXH nói 
chung và TCXH có tính đặc thù. Mô hình thí 
điểm trước mắt nên áp dụng ở TCXH có tư 
cách pháp nhân, cần tập trung chủ yếu vào: 
mô hình tổng thể, thống nhất chung; cơ cấu 
nhân sự điều hành hợp lí, khoa học; trang bị 
93
kỹ năng quản trị tổ chức và một số nội dung 
quan trọng khác.
Năm là, tăng cường công tác tuyên truyền, 
hội thảo khoa học, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm 
trong và ngoài nước để từ đó làm rõ về vị trí, vai 
trò và triển vọng, khả năng đóng góp của các 
TCXH ở phương diện lý luận và thực tiễn cụ thể 
ở Việt Nam, trong tiến trình phát triển và công 
cuộc Đổi mới của đất nước. Đặc biệt, việc tuyên 
truyền cần nhấn mạnh và nhận thức khi xem xét 
TCXH là công cụ, thiết chế rất hữu hiệu bên 
cạnh bộ máy quản lý nhà nước góp phần tăng 
cường tính “hiệu quả” trong hoạt động quản lý 
xã hội, giải quyết các vấn đề ở tầm quốc gia thay 
vì xem đó là rào cản của sự phát triển và mầm 
móng của bất ổn xã hội.
5. KẾT LUẬN
Triển vọng phát triển của các TCXH trong 
đời sống chính trị xã hội ở Việt Nam là tập hợp 
có hệ thống giữa các phương diện chủ quan và 
khách quan xoay quanh hoạt động của chủ thể 
này. Có thể thấy, mặc dù vẫn còn một số tồn tại, 
trở ngại, nhưng sự phát triển của TCXH ở Việt 
Nam hiện nay xuất phát từ những nhu cầu nội 
tại, bức thiết, chính đáng của xã hôi, vừa phù 
hợp với định hướng lớn phát triển của Đảng, 
phương thức quản lý của Nhà nước. Để thúc đẩy 
quá trình này diễn ra nhanh chóng, thực chất đòi 
hỏi cần có sự nỗ lực lớn, lâu dài, tích cực của các 
chủ thể liên quan, trong đó, nổi bật là vai trò của 
chính các TCXH và cơ quan công quyền.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bùi Thế Cường (2010), Các tổ chức xã hội 
ở Việt Nam, Tạp chí Xã hội học, số 2 (90), 
2005.
2. Dự thảo Luật Về hội (bản thảo ngày 
16/9/2016).
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội 
đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI, XII, Nhà 
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Hiến pháp nước CHXH Chủ nghĩa Việt Nam 
năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013.
5. London School of Economics, What 
is civilsociety? 
collections/CCS/what_is_civil_society.
htm(accessed 12.03.10).
6. Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 
của Chính phủ về tổ chức hoạt động, quản 
lý hội.
7. Đỗ Thị Ngọc Phương, Vai trò của các tổ chức 
xã hội và một vài khuyến nghị, Tạp chí Lý 
luận chính trị Học viện Chính trị quốc gia Hồ 
Chí Minh, số 10/2015.
8. Tài liệu Hội thảo: “Pháp luật về tổ chức xã 
hội của một số nước trên thế giới và đóng 
góp cho dự thảo Luật về hội ở Việt Nam”, 
UNDP và Học viện Chính trị quốc gia Hồ 
Chí Minh, 13/5/2016.
9. Nguyễn Thị Tố Uyên (2016), Vai trò của các 
tổ chức xã hội và thực trạng quy định pháp 
luật về tổ chức xã hội ở Việt Nam, http://
www.lyluanchinhtri.vn, nguồn: 
lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dien-dan/
item/1673-vai-tro-cua-cac-to-chuc-xa-hoi-
va-thuc-trang-quy-dinh-phap-luat-ve-to-
chuc-xa-hoi-o-viet-nam.html, ngày đăng tải: 
17/10/2016.
10. Quyết định 68/2010/QĐ-TTg ngày 01 
tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ 
về việc quy định Hội có tính chất đặc thù.
Triển vọng phát triển của...

File đính kèm:

  • pdftrien_vong_phat_trien_cua_to_chuc_xa_hoi_trong_doi_song_xa_h.pdf