Vai trò của lý thuyết hệ thống trong công tác xã hội đối với hoạt động trợ giúp học sinh nghiện Internet

Mạng internet ra đời đã đem đến cho con người những lợi ích rất

thiết thực, đối với học sinh internet được xem là kho tàng tri thức

khổng lồ giúp các em tra cứu thông tin phục vụ cho việc học tập cũng

như vui chơi giải trí và giao lưu với bạn bè. Tuy nhiên, việc quá lạm

dụng vào internet đã khiến nhiều em học sinh rơi vào trạng thái

nghiện. Việc vận dụng lý thuyết hệ thống trong CTXH giúp nhân viên

CTXH đánh giá về nguyên nhân, hậu quả của hành vi nghiện internet

của học sinh và đồng thời với lý thuyết này cho phép nhân viên CTXH

thiết lập các hệ thống trợ giúp nhằm hỗ trợ các em cai nghiện internet

có hiệu quả nhất.

pdf 6 trang yennguyen 920
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của lý thuyết hệ thống trong công tác xã hội đối với hoạt động trợ giúp học sinh nghiện Internet", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của lý thuyết hệ thống trong công tác xã hội đối với hoạt động trợ giúp học sinh nghiện Internet

Vai trò của lý thuyết hệ thống trong công tác xã hội đối với hoạt động trợ giúp học sinh nghiện Internet
 TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN 
 88 
VAI TRÒ CỦA LÝ THUYẾT HỆ THỐNG TRONG 
CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG 
TRỢ GIÚP HỌC SINH NGHIỆN INTERNET 
Nguyễn Văn Nga* 
Title: The role of systems theory 
in social work to help the student 
activities internet addiction 
Từ khóa: Hệ thống; công tác xã 
hội; học sinh; nghiện internet 
Keywords: system; social work; 
student; internet addiction. 
Thông tin chung: 
Ngày nhận bài: 14/09/2016; 
Ngày nhận kết quả bình duyệt: 
15/10/2016; 
Ngày chấp nhận đăng bài: 
05/01/2017. 
Tác giả: 
* ThS., NCS., trường Đại học Quy 
Nhơn 
nguyenvannga@qnu.edu.vn 
TÓM TẮT 
Mạng internet ra đời đã đem đến cho con người những lợi ích rất 
thiết thực, đối với học sinh internet được xem là kho tàng tri thức 
khổng lồ giúp các em tra cứu thông tin phục vụ cho việc học tập cũng 
như vui chơi giải trí và giao lưu với bạn bè. Tuy nhiên, việc quá lạm 
dụng vào internet đã khiến nhiều em học sinh rơi vào trạng thái 
nghiện. Việc vận dụng lý thuyết hệ thống trong CTXH giúp nhân viên 
CTXH đánh giá về nguyên nhân, hậu quả của hành vi nghiện internet 
của học sinh và đồng thời với lý thuyết này cho phép nhân viên CTXH 
thiết lập các hệ thống trợ giúp nhằm hỗ trợ các em cai nghiện internet 
có hiệu quả nhất. 
ABSTRACT 
Internet has brought people many pratical benefits. With 
internet, students are able to considere huge wealth of knowledge to 
help them look up information for learning as well as entertainment 
and communication with friends. However, the abuse of the internet 
has made many students fall prey to addiction. The application of 
systems theory in social work helps social workers assess the causes 
consequences of acts of internet addiction; and allows employees to set 
up social workers assistance systems to support most effectively thur 
internet addiction. 
1. Đặt vấn đề 
Internet ra đời đánh dấu sự tiến bộ vượt 
bậc của xã hội loài người trong thế kỷ XX. Đây 
là phát minh có tính chất vĩ đại trong lĩnh vực 
công nghệ thông tin, bởi bên cạnh các phương 
tiện truyền thông đại chúng truyền thống như: 
Radio, truyền hình, email, thì Internet được 
đánh giá là loại phương tiện tiến bộ với những 
công dụng hữu ích rất phù hợp với mọi người 
ở những lứa tuổi và lĩnh vực ngành nghề khác 
nhau trong xã hội. Đặc biệt với học sinh, 
internet là kho tàng kiến thức giúp các em tra 
cứu các thông tin phục vụ cho quá trình học 
tập, nghiên cứu; vui chơi, giải trí sau những giờ 
học tập căng thẳng. Đồng thời, mạng internet 
cũng là môi trường để các em thỏa sức sáng 
tạo niềm đam mê, học tập những hệ tư tưởng 
tiến bộ, các giá trị “chân, thiện, mỹ” và nét văn 
hóa đặc trưng của từng vùng miền ở các quốc 
gia khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, mặt trái 
của internet là nhiều thông tin đưa lên mạng có 
nguồn gốc không rõ ràng, mức độ chính xác 
không cao và không mang tính chính thống; 
một số thông tin mang mục đích cá nhân nhằm 
xuyên tạc, lừa đảo, vu khống, vi phạm pháp 
luật, đi ngược lại lợi ích chính đáng của cộng 
đồng, xã hội, đe dọa an ninh quốc gia; nhiều 
trang web có nội dung và hình ảnh không lành 
mạnh, mang tính đồi trụy, không phù hợp với 
thuần phong mỹ tục của dân tộc. Bên cạnh đó, 
với tính năng dễ sử dụng và sự hấp dẫn của 
nhiều loại hình giải trí như: Game online, 
yahoo, facebooke, Twitter và các công cụ nghe 
nhạc khác đã khiến nhiều em học sinh không 
kiểm soát được hành vi của bản thân, quá lệ 
thuộc vào internet (hay còn gọi là nghiện 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN 
 89 
internet), từ đó ảnh hưởng đến kết quả học 
tập, hành vi, sức khỏe, lối sống của học sinh và 
những hao hụt khác về mặt kinh tế đối với gia 
đình các em. 
Theo Kiberly Young (Năm 1998) một nhà 
tâm lý học đã cho rằng: “Nghiện internet là một 
khái niệm rộng bao gồm hàng loạt các vấn đề về 
hành vi và rối loạn kiểm soát. Young đã phân 
thành năm nhóm chính mà theo đó người sử 
dụng Internet có thể gặp phải những nguy cơ 
sau: Nghiện tình dục trên mạng (sử dụng quá 
mức các trang web người lớn về tình dục), 
nghiện giao tiếp trên mạng (tham gia quá mức 
trong các mối quan hệ trực tuyến, thậm chí là 
quan hệ ảo), đánh bạc, mua sắm trực tuyến, tìm 
kiếm thông tin trên mạng một cách thôi thúc 
(sử dụng quá mức trong việc lướt web hay tìm 
các cơ sở dữ liệu), chơi trò chơi trực tuyến quá 
mức” (Nguyễn Thị Minh Phương, 2014, tr.15). 
Hiện nay ở Việt Nam, theo số liệu thống kê của 
Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội, trong năm học 
2009-2010 toàn thành phố có 5805 học sinh 
nghiện game online1; tại thành phố Biên Hòa, 
Đồng Nai trong năm 2011 tỷ lệ nghiện internet 
ở học sinh Trung học cơ sở (THCS) là 12,3 % 
(Lê Minh Công, 2013, tr.32). Những số liệu nêu 
trên cho thấy, tình trạng nghiện internet ở học 
sinh đang trở thành vấn đề xã hội rất cần sự 
quan tâm của các bậc phụ huynh, nhà trường 
và các cấp ban ngành, để tìm ra những giải 
pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực 
của mạng internet đối với học sinh. 
Ở Việt Nam, hoạt động trợ giúp học sinh 
nghiện internet luôn được các nhân viên Công 
tác xã hội (CTXH) quan tâm. Các hoạt động như 
can thiệp về mặt tâm lý, hành vi; giáo dục nâng 
cao nhận thức về những tác động của internet 
đối với học sinh bước đầu đã được áp dụng tại 
một số cơ sở trường học và đạt được những 
kết quả nhất định. Trong tiến trình trợ giúp 
học sinh nghiện internet, nhân viên CTXH 
thường vận dụng dựa trên nhiều lý thuyết khác 
nhau như lý thuyết hành vi - nhận thức, lý 
thuyết nhu cầu và lý thuyết hệ thống. Trong đó, 
1 
minh-ve-hs-voi-game-online/c/5452783.epi 
lý thuyết hệ thống là một trong những lý 
thuyết có vai trò quan trọng giúp nhân viên 
CTXH đánh giá về nguyên nhân, hậu quả của 
hành vi nghiện internet và thiết lập các hệ 
thống trợ giúp nhằm hỗ trợ học sinh thay đổi 
hành vi của mình. Để chứng minh tầm quan 
trọng của lý thuyết hệ thống trong hoạt động 
can thiệp đối với học sinh nghiện internet, 
trong bài viết này tác giả chỉ giới hạn phân tích 
ứng dụng của lý thuyết với đối tượng là học 
sinh Trung học cơ sở (THCS). 
2. Nội dung 
2.1. Nội dung quan điểm về lý thuyết hệ 
thống trong công tác xã hội 
Lý thuyết hệ thống được đề xướng năm 
1940 bởi nhà sinh vật học Ludwig von 
Bertalanffy. Sau này lý thuyết hệ thống được 
các nhà khoa học khác nghiên cứu và phát 
triển như Hanson (1995), Mancoske (1981), 
Siporin (1980). Thuyết này dựa trên quan 
điểm lý thuyết sinh học cho rằng mọi tổ chức 
hữu cơ đều là những hệ thống được tạo nên từ 
các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một 
phần của hệ thống lớn hơn. Do đó con người là 
một bộ phận của xã hội và được tạo nên từ các 
phân tử , mà được tạo dựng từ các nguyên tử 
nhỏ hơn (Trần Đình Tuấn, 2009, tr.29). 
Lý thuyết này lúc đầu chỉ được áp dụng 
trong lĩnh vực sinh học, sau đó được chuyển 
sang việc giải quyết những vấn đề của các 
chuyên ngành khác, trong đó có các ngành 
thuộc khoa học xã hội, nghiên cứu về mối quan 
hệ giữa con người với vấn đề xã hội như: Xã 
hội học, công tác xã hội. 
Trong quá trình nghiên cứu về lý thuyết 
hệ thống cần chú ý đến một số khái niệm, 
nguyên tắc hoạt động và cách phân loại về hệ 
thống như sau: 
Hệ thống được định nghĩa là "một tổng thể 
phức hợp gồm nhiều thành tố tương tác và phụ 
thuộc lẫn nhau" (Bertalanffy), còn dưới góc độ 
công tác xã hội: “Hệ thống là một tập hợp các 
thành tố được xắp xếp có trật tự và liên hệ với 
nhau để hoạt động thống nhất. Con người phụ 
thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN 
 90 
nhằm đáp ứng nhu cầu trực tiếp của mình trong 
cuộc sống” (Bùi Thị Xuân Mai, 2010, Tr.40). 
Hệ thống mở: Là hệ thống có sự tương tác 
với môi trường bên ngoài hệ thống nhằm mục 
đích mang lại những thay đổi trong suốt tiến 
trình. Hệ thống mở thường linh hoạt giữa các 
thành tố bên trong với các yếu tố bên ngoài của 
môi trường. Những hệ thống này sẵn sàng có 
những thay đổi cần thiết cho sự phát triển. 
Hệ thống đóng: Là hệ thống có những giới 
hạn cha ̣ t chẽ và không có sự tương tác với bên 
ngoài. Hệ thống này thường khá cứng nhắc và 
không sẵn sàng với những thay đổi 
Ranh giới: Là những hạn định hoa ̣ c bie n 
giới với vai trò là nền tảng cho việc thiết lập 
một hệ thống cụ thể với những hệ thống be n 
ngoa i nó. Y nghĩ a của “ranh giới đóng hay mở” 
sẽ thay đổi theo các hệ thống khác nhau. Có 
những ranh giới giúp cho hệ thống phát triển, 
nhưng cu ng có ranh giới ngăn cản sự phát triển 
của hệ thống. 
Động năng: Là những tương tác nhằm duy 
trì chu trình hoạt động của hệ thống thông qua 
việc trao đổi với các thành tố be n ngoa i hoa ̣ c từ 
nguồn lực bên ngoài trong hệ thống. 
Sự phản hồi: Là tiến trĩ nh đa ̣ c biệt trong 
một hệ thống mở, ở đó hệ thống đón nhận va 
sử dụng các thông tin thu nhận được, lấy đó 
làm nền tảng chi sự thay đổi của hệ thống. 
Thuyết hệ thống hoạt động tuân thủ theo 
nguyên tắc: a/ mọi tiểu hệ thống đều nằm 
trong hệ thống lớn hơn. b/ mối quan hệ chặt 
chẽ giữa tiểu hệ thống này với hệ thống khác. 
c/ mọi hệ thống đều có đầu vào và đầu ra. d/ 
mọi hệ thống đều có xu thế tìm kiếm sự cân 
bằng với hệ thống khác. Thuyết hệ thống hoạt 
động tuân thủ theo nguyên tắc: Một là, mọi tiểu 
hệ thống đều nằm trong hệ thống lớn hơn. Hai 
là, mối quan hệ chặt chẽ giữa tiểu hệ thống này 
với hệ thống khác. Ba là, mọi hệ thống đều có 
đầu vào và đầu ra. Bốn là, mọi hệ thống đều có 
xu thế tìm kiếm sự cân bằng với hệ thống khác. 
Trong công tác xã hội, hai hình thức cơ 
bản của lý thuyết hệ thống được phân biệt đó 
là lý thuyết hệ thống tổng quát và lý thuyết hệ 
thống sinh thái: (1) Lý thuyết hệ thống tổng 
quát: Trọng tâm là hướng đến những cái tổng 
thể và nó mang tính hòa nhập trong công tác xã 
hội. Nguyên tắc về cách tiếp cận này chính là 
các cá nhân phụ thuộc vào hệ thống trong môi 
trường xã hội trung gian của họ nhằm thỏa 
mãn được cuộc sống riêng, do đó công tác xã 
hôi nhấn mạnh đến các hệ thống tổng thể; (2) 
Thuyết hệ thống dựa trên quan điểm sinh thái 
là Hearn, Siporin, Germain & Gitterman (Karen, 
K, Krist, Ashman, 2001). Thuyết sinh thái nhấn 
mạnh vào sự tương tác giữa con người với môi 
trường sinh thái của mình. Vì vậy, nguyên tắc 
tiếp cận chủ đạo của lý thuyết này là cuộc sống 
bình thường của con người phụ thuộc vào môi 
trường xã hội hiện tại của họ. Thuyết nhấn 
mạnh: Sự can thiệp tại bất kỳ điểm nào trong 
hệ thống cũng sẽ ảnh hưởng hoặc tạo ra sự 
thay đổi trong toàn bộ hệ thống. Điều này cảnh 
báo cho nhân viên CTXH rằng phải lưu ý khi 
lựa chọn hành động để có sự thay đổi như 
mong muốn và không gây ra hiệu ứng tiêu cực. 
Nhân viên CTXH cần khéo léo và sáng tạo khi 
lập kế hoạch với thân chủ, tạo ra những hệ 
thống liên quan, hướng tới việc hỗ trợ đối 
tượng một cách hiệu quả nhất (Trần Đình 
Tuấn, 2009, tr.31). 
Lý thuyết hệ thống được ứng dụng trong 
thực hành CTXH từ những năm 1970 và người 
có công đưa lí thuyết hệ thống áp dụng vào 
thực tiễn công tác xã hội phải kể đến công lao 
của Pincus va Minahan cùng các đồng sự khác. 
Nguyên tắc về cách tiếp cận này chính là các 
cá nhân phụ thuộc vào hệ thống trong môi 
trường xã hội trung gian của họ nhằm thoả 
mãn được cuộc sống riêng, do đó công tác xã 
hội phải nhấn mạnh đến các hệ thống. Ba hình 
thức hệ thống như thế này có lẽ giúp được các 
cá nhân bao gồm: Hệ thống tự nhiên hoặc 
không chính thức: Gia đình, bạn bè, nhóm 
người tự do; hệ thống chính thức: Nhóm cộng 
đồng, tổ chức đoàn, đội, công đoàn; hệ thống 
xã hội: Bệnh viện, trường học Trên cơ sở xác 
định được vấn nạn của thân chủ và các hệ 
thống mà thân chủ đang thiếu hoặc yếu hoặc 
chưa có, Pincus và Minahan đưa ra một tiến 
trình can thiệp cho nhân viên CTXH với các 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN 
 91 
bước như sau: (1) Lượng giá vấn đề; (2) Thu 
thập dữ liệu; (3) Tiến hành tiếp xúc ban đầu; 
(4) Thoả thuận về các hợp đồng; (5) Hình 
thành các hệ thống hành động; (6) Duy trì và 
phối hợp các hệ thống hành động; (7) tạo ảnh 
hưởng về các hệ thống hành động; (8) kết 
thúc những nỗ lực tạo thay đổi (lượng giá) (Lê 
Văn Phú, 2004, tr.60). 
2.2. Vai trò của thuyết hệ thống trong 
hoạt động trợ giúp học sinh nghiện internet 
Từ những quan điểm về lý thuyết hệ thống 
trong công tác xã hội, trước hết giúp nhân viên 
CTXH nhìn nhận học sinh nói chung và học 
sinh nghiện internet là một hệ thống được tạo 
nên từ tiểu hệ thống nhỏ hơn như: Hệ thống 
tâm lý, hệ thống sinh học và hệ thống hành vi. 
Các tiểu hệ thống đó có sự tác động qua lại với 
nhau giúp cá nhân con người tồn tại và phát 
triển. Đây là cơ sở quan trọng giúp người làm 
công tác xã hội có cơ sở để đánh giá về những 
tổn hại có thể xảy ra đối với những học sinh có 
hành vi nghiện internet, đó là những ảnh 
hưởng về sức khỏe như: Mất ăn, rối loạn giác 
ngủ, đau ốm, bệnh tật,; ảnh hưởng về đời 
sống tâm lý tinh thần như: Sa sút trí tuệ, ảo 
tưởng, bất an; và những ảnh hưởng khác đến 
hành vi như: Chống đối, vi phạm pháp luật, 
trốn học Nói đến hệ thống bao giờ cũng có 
những điểm chung và nét khác biệt, chính vì 
thế khi làm việc với học sinh nghiện internet 
nhân viên CTXH nên có những lượng định cụ 
thể và chính xác về mức độ nghiện, đặc điểm 
tâm sinh lý và hoàn cảnh gia đình học sinh để 
trên cơ sở đó đưa ra những cách thức trợ giúp 
phù hợp với mỗi học sinh. 
Như ở phần điểm luận nêu trên, khi nhìn 
nhận học sinh nghiện internet là một hệ 
thống thì bản thân nó luôn chịu sự tác động 
và ảnh hưởng bởi các hệ thống khác. Việc học 
sinh nghiện internet không chỉ xuất phát từ 
bản thân của các em mà còn chịu sự ảnh 
hưởng từ tác động của hệ thống tự nhiên 
(không chính thức), hệ thống chính thức và 
hệ thống xã hội, đây cũng được xem là cơ sở 
quan trọng để nhân viên CTXH xem xét về 
các nguyên nhân dẫn đến hành vi nghiện 
internet của học sinh. Cụ thể: 
Thứ nhất, đối với hệ thống tự nhiên (hệ 
thống không chính thức): Trong hệ thống tự 
nhiên, gia đình được xem là yếu tố quan trọng 
có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi nghiện 
internet của học sinh. Bởi gia đình được coi là 
môi trường giáo dục đầu tiên mà bất kỳ cá 
nhân nào cũng được thừa hưởng từ lúc sinh ra 
cho đến khi trưởng thành, những hành vi 
nuông chiều con cái hoặc con cái không được 
chăm sóc giáo dục đúng đắn, là nguyên nhân 
dẫn đến nhiều em học sinh sa vào con đường 
nghiện internet. Cùng với cách thức giáo dục 
trong gia đình đối với con cái, thì bạn bè cũng 
là tác nhân lôi kéo, dụ dỗ các em học sinh đến 
với thế giới mạng internet. 
Thứ hai, các hệ thống chính thức cũng có 
những tác động đáng kể đến hành vi nghiện 
internet của học sinh, thông thường nếu các cơ 
quan chức năng như UBND các phường/xã/tổ 
dân phố, có cơ chế quản lý chặt chẽ đối với 
loại hình kinh doanh cũng như thời gian hoạt 
động động đúng quy định hiện hành đối với các 
cơ sở cung cấp dịch vụ internet sẽ góp phần 
hạn chế tình trạng học sinh quá lạm dụng vào 
thế giới mạng và ngược lại nếu các hệ thống đó 
không có sự liên kết với nhau sẽ mở ra những 
lỗ hổng làm cho học sinh dễ dàng lạm dụng về 
thời gian sử dụng internet; sự quan tâm của 
các cơ quan đoàn thể như đoàn thanh niên, hội 
phụ nữ, hội cựu chiến binh, đối với học sinh 
cũng như gia đình của các em cũng là tác nhân 
quan trọng giúp họ cải thiện cuộc sống và có 
cái nhìn đúng đắn về những tác động tích cực 
lẫn tiêu cực của mạng internet đối với con 
người. 
Thứ ba, hệ thống xã hội như bệnh viện, 
trường học, các thiết chế xã hội, hay hệ thống 
chính sách đều có những ảnh hưởng đến học 
sinh nghiện Internet. Khi xem xét hệ thống này, 
nhân viên CTXH cần quan tâm đến yếu tố 
trường học, bởi vì trường học không chỉ là môi 
trường giúp học sinh học tập mà còn là nơi rèn 
luyện nhân cách, kỹ năng cho các em. Vì vậy, 
trong nhà trường nếu có những cơ chế quản lý 
chặt chẽ, đúng đắn với lứa tuổi học sinh hay 
những hình thức giáo dục mang tính chủ động, 
sáng tạo và hấp dẫn sẽ góp phần nâng cao nhận 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN 
 92 
thức của học sinh về những tác động tích cực 
lẫn tiêu cực của việc sử dụng internet, cũng 
như việc hình thành các kỹ năng cần thiết để 
các em có những cách thức lựa chọn sử dụng 
mạng internet phù hợp cả về thời gian lẫn hình 
thức. Bên cạnh yếu tố trường học, nhân viên 
CTXH cần xem xét các thiết chế xã hội, bởi 
trong các thiết chế này (như chính trị, kinh tế, 
pháp luật, đạo đức, dư luận xã hội) đều có 
những ảnh hưởng nhất định đến hành vi 
nghiện internet của học sinh. Chẳng hạn, việc 
quản lý chưa chặt chẽ và các chế tài xử phát 
chưa thật sự nghiêm minh dẫn đến việc có rất 
nhiều điểm dịch vụ internet mọc lên ngày càng 
nhiều, thậm chí ngay bên cạnh trường học; 
hoặc trong giáo dục, chúng ta vẫn chưa có 
hướng dẫn pháp luật cụ thể về internet cho học 
sinh nhằm tạo điều kiện, định hướng để các em 
sử dụng internet vào các hoạt động có ích, thiết 
thực trong học tập, cuộc sống của bản thân và 
gia đình 
Một vai trò khá quan trọng của lý thuyết 
hệ thống là giúp nhân viên CTXH đánh giá về 
các hệ thống chính sách trợ giúp xã hội cũng 
như hệ thống hỗ trợ khác xung quanh học sinh 
nghiện internet. Để hỗ trợ học sinh nghiện 
internet giảm thiểu những hành vi không mong 
muốn và giúp các em cai nghiện có hiệu quả, 
nhân viên CTXH không chỉ dựa vào hệ thống 
gia đình, mà còn phải phải dựa vào các hệ 
thống xã hội khác. Các chính sách dành cho học 
sinh nghèo, học sinh mồ côi, học sinh hiếu học 
 hay sự hỗ trợ của các thiết chế xã hội (Hội 
phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, 
các doanh nghiệp) chính là sức mạnh về tinh 
thần, vật lực, tài lực nhằm khuyến khích học 
sinh nghiện internet tập trung cho công việc 
học tập và từ bỏ dần các thói quen sử dụng 
mạng internet. Tuy nhiên, khi đánh giá về các 
hệ thống trợ giúp học sinh nghiện internet, 
nhân viên CTXH nên tìm hiểu xem gia đình của 
các em thuộc vào loại hệ thống nào – đóng 
(closed) hay mở (open), xa cách (disengaged) 
hay không gắn bó (enmeshed); tìm hiểu sự 
phản hồi (feedback) trong gia đình; những 
ranh giới (boundaries) chức năng phân chia 
theo vai trò; và các qui tắc (rules) trong gia 
đình để đưa ra những đánh giá xác thực làm 
căn cứ hỗ trợ các em học sinh và gia đình các 
em có hiệu quả hơn. 
Có thể nói việc vận dụng lý thuyết hệ 
thống trong CTXH nhằm hỗ trợ học sinh 
nghiện internet ở Việt Nam hiện nay là một 
lĩnh vực khá mới mẻ, chính vì vậy mà việc vận 
dụng lý thuyết này trong quá trình làm việc đã 
vấp phải những hạn chế nhất định từ cách thức 
trợ giúp cho đến hiệu quả cuối cùng. Những 
hạn chế đó, trước hết xuất phát từ nhận thức 
của xã hội về vai trò của nghề Công tác xã hội 
(CTXH) nói chung và Công tác xã hội trong lĩnh 
vực trợ giúp học sinh nghiện internet nói riêng. 
Còn một số người, ngay cả các cấp quản lý 
chưa hiểu được nội hàm bản chất của CTXH; họ 
vẫn đồng nhất CTXH với các hoạt động từ thiện 
đơn thuần; nhiều phụ huynh học sinh không 
tin tưởng vào sự trợ giúp của các nhân viên 
CTXH khi con em họ gặp phải những khó khăn 
về đời sống tâm lý tinh thần do những những 
áp lực từ cuộc sống, học tập hay các vấn nạn 
của học đường và những hành vi nghiện 
internet, game online tạo nên. Bên cạnh đó, 
trước xu thế hội nhập quốc tế và những nhu 
cầu của xã hội, việc triển khai Đề án 32 (Số: 
32/2010/QĐ-TTg, ngày 25 tháng 03 năm 
2010) công nhận CTXH chính thức trở thành 
một nghề mới ở Việt Nam là một chủ trương 
hoàn toàn đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. 
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn 
một số hạn chế nhất định, chẳng hạn hiện nay 
trong lĩnh vực học đường chưa có một vị trí cụ 
thể cho nhân viên CTXH (trong khi trên thế 
giới nhân viên CTXH ở trường học đã có từ lâu 
đời). Hạn chế cuối cùng có lẽ xuất phát từ năng 
lực của nhân viên CTXH, nhìn chung ở Việt 
Nam hiện nay hầu như các nhân viên CTXH 
chưa được đào tạo một cách bài bản về kiến 
thức lẫn kỹ năng thực hành, do đó việc hiểu và 
áp dụng lý thuyết hệ thống vào hỗ trợ học sinh 
nghiện internet đã vấp phải những hạn chế 
nhất định chẳng hạn như thiếu kỹ năng trong 
việc sàng lọc mức độ nghiện internet; ảnh 
hưởng của các hệ thống lên học sinh và việc 
xác định các hệ thống hỗ trợ phù hợp với hoàn 
cảnh gia đình đối tượng. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN 
 93 
3. Kết luận 
Tóm lại, sự phát triển mạnh mẽ của mạng 
lưới internet đang mang lại những giá trị thiết 
thực cho con người cả về phương diện vật 
chất lẫn đời sống tinh thần. Ở Việt Nam, 
internet được coi là phương tiện truyền thông 
rất được giới trẻ quan tâm sử dụng, trong đó 
tập trung khá phổ biến ở lứa tuổi thanh niên, 
học sinh và sinh viên. Nhìn chung, intrenet 
làm cho lối sống của học sinh trở nên năng 
động và sáng tạo hơn so với các thế hệ học 
sinh trước đây. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng 
vào internet đã khiến nhiều học sinh rơi vào 
trạng thái nghiện internet: Như nghiện Game 
online, mạng xã hội (Facebook) và các phần 
mềm tin học, từ đó ảnh hưởng đến kết quả 
học tập, hành vi, sức khỏe và đời sống tinh 
thần của các em. Các hoạt động can thiệp của 
nhân viên CTXH nhằm trợ giúp học sinh 
nghiện internet là nhiệm vụ rất thiết thực và 
có ý nghĩa về mặt xã hội to lớn. Mặc dù vậy, 
đây là công việc rất khó khăn, đòi hỏi quy 
trình can thiệp khoa học và những phương 
pháp đặc thù vừa phù hợp với đặc điểm tâm -
sinh lý cũng như hoàn cảnh của gia đình học 
sinh. Cho nên, để vận dụng có hiệu quả lý 
thuyết hệ thống trong quá trình can thiệp, 
nhân viên CTXH cần nắm vững bản chất của lý 
thuyết hệ thống và rèn luyện những kỹ năng 
cần thiết để áp dụng một cách đúng đắn và 
sáng tạo nhằm đem lại kết quả cao. Bên cạnh 
đó, nhân viên CTXH phải tận tâm với nghề và 
biết thương yêu con người (học sinh) thì quá 
trình trợ giúp mới mang lại giá trị thiết thực. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lê Minh Công. (2013). Thực trạng 
nghiện Internet ở học sinh THCS tại TP. Biên 
Hoà, Đồng Nai. Tạp chí y tế công cộng, 28, 32 
- 39. 
2. Phạm Huy Dũng. (2006). Lý thuyết và 
thực hành công tác xã hội trực tiếp. Hà Nội: 
NXB. Đại học Sư phạm 
3. Vũ Quang Hà. (2001). Các Lý thuyết xã 
hội học. Hà Nội: NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội 
4. Lê Ngọc Hùng. (2011). Lịch sử và lý 
thuyết Xã hội học. Hà Nội: NXB. Đại học Quốc 
gia Hà Nội 
5. Malcolm Payne. (2005). Lý thuyết công 
tác xã hội hiện đại. Chicago: NXB. Lyceum 
Books, Inc, 5758 S.Blacktone Avenue. Người 
dịch Ths Trần Văn Kham (Trường Đại học 
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội) 
6. Bùi Thị Xuân Mai. (2010).Giáo trình 
Nhập môn Công tác xã hội. Hà Nội: và thực 
hành công tác xã hội trực tiếp. Hà Nội: NXB. 
Lao động - Xã hội 
7. Lê Văn Phú. (2004). Công tác xã hội. 
Hà Nội: NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội 
8. Nguyễn Thị Minh Phương. (2014). 
Thực trạng nghiện internet và các yếu tố liên 
quan của sinh viên Đại học Ngoại thương Hà 
Nội năm 2014. Luận văn thạc sỹ, Y tế cộng 
cộng. Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội 
9. Trần Đình Tuấn. (2009). Lý thuyết và 
thực hành công tác xã hội. Hà Nội: NXB. Đại học 
Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_ly_thuyet_he_thong_trong_cong_tac_xa_hoi_doi_voi.pdf