Phát triển bền vững các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam và những vấn đề đặt ra

Tại Việt Nam những năm qua, ngành tài chính vi mô (TCVM) đã đóng vai trò quan trọng

trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là với công cuộc giảm nghèo. Bên cạnh

hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) như Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng

Hợp tác xã, các Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,

một số ngân hàng thương mại khác. cũng có những tổ chức cung cấp TCVM với quy mô

nhỏ đang hoạt động khá hiệu quả. Bài viết chủ yếu bàn về các tổ chức cung cấp TCVM quy

mô nhỏ, qua đó đánh giá thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong phát triển bền vững của

các tổ chức TCVM tại Việt Nam.

pdf 7 trang yennguyen 9240
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển bền vững các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam và những vấn đề đặt ra", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển bền vững các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam và những vấn đề đặt ra

Phát triển bền vững các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam và những vấn đề đặt ra
9THAÙNG 8.2016 - SOÁ 171
Phát triển bền vững các tổ chức tài chính 
vi mô Việt Nam và những vấn đề đặt ra
 Chính sách & thị trường tài chính - tiền tệ 
PGS. TS. LÊ VĂN LUYỆN - TS. NGUYỄN ĐỨC HẢI
Tại Việt Nam những năm qua, ngành tài chính vi mô (TCVM) đã đóng vai trò quan trọng 
trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là với công cuộc giảm nghèo. Bên cạnh 
hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) như Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng 
Hợp tác xã, các Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 
một số ngân hàng thương mại khác... cũng có những tổ chức cung cấp TCVM với quy mô 
nhỏ đang hoạt động khá hiệu quả. Bài viết chủ yếu bàn về các tổ chức cung cấp TCVM quy 
mô nhỏ, qua đó đánh giá thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong phát triển bền vững của 
các tổ chức TCVM tại Việt Nam.
10 SOÁ 171 - THAÙNG 8.2016
Từ khóa: Phát triển bền vững, tài chính vi mô, tổ 
chức tài chính vi mô.
1. Đặt vấn đề
ại Việt Nam, trong những năm qua, ngành tài 
chính vi mô (TCVM) đã đóng vai trò hết sức 
quan trọng đối với việc phát triển kinh tế- xã hội, 
đặc biệt là với công cuộc giảm nghèo khi các tổ 
chức TCVM hoạt động với mục đích cung cấp dịch 
vụ tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, 
hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu 
nhỏ. Trong bối cảnh đó, sự phát triển bền vững của 
các tổ chức tài chính vi mô được xem như điều kiện 
tiên quyết để các tổ chức này hoàn thành được vai 
trò quan trọng của mình.
Hiện nay, các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam 
được chia thành 2 loại: Tổ chức TCVM chính 
thức (Tổ chức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 
cấp phép hoạt động); Tổ chức TCVM bán chính 
thức (Tổ chức do các Bộ, Ngành, Chính quyền địa 
phương, Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị- xã hội 
cấp phép hoạt động). 
Phạm vi nghiên cứu của bài viết này tập trung 
vào mức độ bền vững của các Tổ chức TCVM 
chính thức và bán chính thức. Những tổ chức 
được lựa chọn trong mẫu nghiên cứu là những tổ 
chức có số lượng khách hàng lớn, hoạt động định 
hướng chuyên nghiệp, có số liệu, thông tin cập 
nhật rõ ràng, có sự đánh giá minh bạch và được 
quốc tế đánh giá cao (Được xếp hạng 3/5 của The 
Mixmarket).
Trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau đánh 
giá sự bền vững hoạt động của tổ chức TCVM. 
Trong khuôn khổ bài viết này, phát triển bền vững 
trong hoạt động của các tổ chức TCVM được đánh 
giá theo quan điểm của Ngân hàng Thế giới. Đây là 
quan điểm được nhiều tổ chức áp dụng và dựa trên 2 
mức độ: Bền vững về hoạt động và Bền vững về tài 
chính.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), bền vững về hoạt 
động (OSS) đối với tổ chức TCVM là khi thu nhập 
từ hoạt động của tổ chức đủ bù đắp các chi phí hoạt 
động, chi phí vốn vay và dự phòng mất vốn. 
OSS = Thu nhập từ hoạt động / (Chi phí hoạt 
động + Chi phí vốn vay + Dự phòng mất vốn)
Nguồn: J.Ledgerwood (2013), “The New Microfinance 
Handbook”, WorldBank.
Trong khi đó, bền vững về tài chính (FSS) là khả 
năng mà tổ chức TCVM có đủ thu nhập để trang trải 
các chi phí hoạt động, chi phí tài chính, dự phòng 
mất vốn và chi phí vốn điều chỉnh. Tiêu chuẩn đảm 
bảo bền vững về tài chính là khi chỉ số FSS đạt tối 
thiểu 100%.
FSS = Thu nhập từ hoạt động / (Chi phí hoạt 
động + Chi phí vốn vay + Dự phòng mất vốn + 
Chi phí tài chính)
Nguồn: J.Ledgerwood (2013), “The New Microfinance 
Handbook”, WorldBank.
Ngoài hai chỉ số trên, tính bền vững trong hoạt động 
của tổ chức TCVM còn có thể được xem xét dựa 
trên khả năng sinh lời của tổ chức qua hai chỉ số về 
mức độ sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) 
và mức độ sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân 
(ROE). Tùy theo dữ liệu, các tổ chức TCVM có thể 
sử dụng FSS hoặc ROA để phân tích mức độ bền 
vững. Theo thông lệ quốc tế, ROA > 2% là Tổ chức 
TCVM đạt được mức độ hiệu quả tốt.
ROA = Thu nhập ròng / Tổng tài sản bình quân
ROE = Thu nhập ròng / Vốn tự có trung bình
Từ quan điểm của WB, chúng tôi xem xét mức độ 
bền vững của các tổ chức TCVM Việt Nam dựa trên 
nguồn số liệu hiện có (dù hạn chế) để phân tích.
2. Thực trạng của các tổ chức tài chính vi mô 
Việt Nam 
2.1. Giới thiệu về các loại hình tổ chức TCVM tại 
Việt Nam
- Tổ chức TCVM được Ngân hàng Nhà nước 
(NHNN) cấp phép hoạt động: Đây là loại hình 
TCTD được thành lập theo Nghị định 28/2005/NĐ-
CP và Nghị định 165/2007/NĐ-CP về hoạt động của 
các tổ chức tài chính quy mô nhỏ (từ 2010 được gọi 
là tổ chức TCVM- Luật Các TCTD) và do NHNN 
cấp phép thành lập.
- Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện: Được thành lập và 
hoạt động theo Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 
12/04/2012 quy định về tổ chức, hoạt động của quỹ 
xã hội, quỹ từ thiện do Bộ Nội vụ cấp phép thành 
lập.
- Các quỹ thuộc tổ chức Hội (tổ chức phi Chính phủ 
trong nước): Được thành lập thuộc các tổ chức hội 
theo Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 
11THAÙNG 8.2016 - SOÁ 171
quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội do 
các tổ chức Hội, Đoàn thể thành lập.
- Các quỹ thuộc tổ chức phi Chính phủ quốc tế 
(INGO): Được thành lập thuộc các tổ chức hội theo 
Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 quy 
định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội do Bộ 
Ngoại giao cấp phép hoạt động.
Ngoài ra còn nhiều tổ chức TCVM khác do các 
chính quyền địa phương, tổ chức chính trị, xã hội 
thành lập không theo những quy định pháp lý kể 
trên.
2.2. Một số kết quả hoạt động của các tổ chức tài 
chính vi mô tại Việt Nam
Do số liệu của một số tổ chức TCVM chưa có sẵn, 
nên dưới đây xem xét đối với những tổ chức có 
nguồn số liệu được 
công bố trên The 
Mixmarket.
- Về giá trị tổng tài 
sản 
Bảng 1 cho thấy, 
các tổ chức TCVM 
đều có sự tăng 
trưởng về tổng 
tài sản trong giai 
đoạn 2012-2014 
(trừ SEDA), với 
mức tăng bình 
quân các năm trên 
23,6%, một số 
tổ chức có tỷ lệ tăng trưởng rất cao (Quỹ Anh Chị 
Em tăng 42,8%), cá biệt tổng tài sản của M7 STU 
bình quân trên 83%. CEP Tp. Hồ Chí Minh có mức 
tăng tổng tài sản tương đối ổn định, bình quân đạt 
mức 22,52% với tổng tài sản năm 2014 đạt 1.856 
tỷ đồng, lớn hơn nhiều lần tổ chức TCVM có tổng 
tài sản đứng vị trí thứ hai là MOM Tiền Giang với 
trên 128 tỷ đồng. Tổ chức có tổng tài sản nhỏ nhất 
là Quỹ An Phú chỉ khiêm tốn với 4,83 tỷ đồng. So 
sánh tổng tài sản của các tổ chức TCVM trên, CEP 
chiếm tỷ trọng bình quân trên mức 82%, đây là một 
sự chênh lệch quá lớn và điều này cho thấy đa phần 
các tổ chức TCVM Việt Nam còn rất nhỏ bé.
- Về số lượng khách hàng
Số lượng khách hàng của các tổ chức TCVM trong 
giai đoạn 2012-2014 đều tăng qua 3 năm, tỷ lệ 
Bảng 1. Tổng tài sản của một số tổ chức TCVM (2012- 2014)
TT Tên tổ chức
Tổng tài sản (VND) Tăng trưởng (%)
2012 2013 2014 2013 2014 BQ
1 Tổ chức Anh Chị Em 11.194.752.873 18.693.606.795 22.169.785.814 66,99 18,60 42,79
2 Quỹ HTPT An Phú 3.647.546.400 4.042.184.130 4.829.023.281 10,82 19,47 15,14
3 TC TCVM- Bến Tre 19.505.015.070 29.145.106.671 37.340.540.423 49,42 28,12 38,77
4 Quỹ HTPT VũngTàu 41.186.137.755 46.341.236.918 51.707.769.868 12,52 11,58 12,05
5 Quỹ CEP Tp. HCM 1.236.374.378.000 1.513.473.299.512 1.856.010.000.000 22,41 22,63 22,52
6 M7 Điện Biên 6.696.127.167 7.188.355.926 7.869.268.956 7,35 9,47 8,41
7 M7 STU 4.214.895.117 8.922.658.697 13.859.650.169 111,69 55,33 83,51
8 MOM Tiền Giang 77.404.500.429 98.009.824.647 128.340.413.440 26,62 30,95 28,78
9 Tổ chức SEDA 24.872.222.168 21.738.809.655 22.426.767.287 -12,60 3,16 -4,72
10 TCVM Thanh Hóa 55.428.118.695 76.081.405.004 109.819.290.253 37,26 44,34 40,80
Nguồn: Tổng hợp từ The Mixmarket
Bảng 2. Số lượng khách hàng của một số tổ chức TCVM (2012- 2014)
Tổ chức
Số khách hàng Tăng trưởng
2012 2013 2014 2013 2014 BQ
Quỹ HTPT An Phú 702 755 775 7,55 2,65 5,1
Tổ chức TCVM Bến Tre 5.920 8.500 9.039 43,58 6,34 24,96
M7 Điện Biên 2.494 2.635 2.843 5,65 7,89 6,77
Tổ chức Anh Chị Em 3.389 4.193 4.760 23,72 13,52 18,62
Quỹ HTPT Vũng Tàu (CAFPE) 10.400 10.800 9.800 3,85 -9,26 -2,71
Quỹ HTPT cộng đồng (MFCDI) 4.362 5.462 6.313 25,22 15,58 20,40
Quỹ CEP-Tp.HCM 218.031 242.725 260.810 11,33 7,54 9,39
Trung tâm CWCD 1.350 1.570 1.363 16,30 -13,18 1,56
Tổ chức SEDA - 4.976 4.323 - -13,12 -6,56
Tổ chức TCVM Thanh Hóa - 15.328 17.676 - 15,32 7,66
TCVM MOM Tiền Giang - 31.967 36.047 - 12,76 6,38
Nguồn: Tổng hợp từ The Mixmarket
12 SOÁ 171 - THAÙNG 8.2016
tăng trưởng bình quân đạt 13,17%. Tuy nhiên mức 
tăng trưởng lại không đồng đều giữa các tổ chức, 
một số tổ chức đạt mức tăng trưởng khách hàng 
trên 20%, TCVM Bến Tre đạt mức tăng bình quân 
thậm chí tới 25%, MFCDI 22%, tổ chức Anh Chị 
Em đạt mức 18,62%. Bên cạnh những tổ chức có 
số lượng khách hàng tăng trưởng ấn tượng, một số 
tổ chức như SEDA, CAFPE lại có mức tăng trưởng 
âm, SEDA số lượng khách hàng sụt giảm tới 13%, 
CAFPE giảm gần 3%. Trong đó riêng Quỹ CEP có 
mức tăng trưởng bình quân 9,4% đều đặn qua các 
năm với tổng số lượng khách hàng năm 2014 đạt 
trên 260 ngàn khách hàng.
Nếu tính riêng số lượng khách hàng trong năm 
2014, tổng số khách hàng của tất cả các tổ chức 
TCVM cộng lại đạt gần 354.000 khách hàng, riêng 
khách hàng của CEP chiếm gần 74% tổng số. Tức 
là số khách hàng của 10 tổ chức cộng lại chỉ ở mức 
trên 92.000 khách hàng, riêng CEP mỗi năm khách 
hàng tăng thêm trên 26.000 khách hàng. Như vậy, 
có một sự chênh lệch lớn giữa CEP với các tổ chức 
TCVM khác.
2.3. Đánh giá về sự bền vững của các tổ chức 
TCVM
- Đánh giá về sự bền vững hoạt động (OSS) 
Tính bền vững trong hoạt động của các tổ chức 
TCVM theo chỉ số OSS bình quân đạt trên 120% 
trong 2 năm 2013-2014 (có 5 tổ chức), riêng trong 
năm 2014, OSS của nhiều tổ chức có sự cải 
thiện. Một số tổ chức CAFPE, MOM Tiền 
Giang đạt mức OSS bình quân rất cao trên 
160%, thậm chí CAFPE còn có chỉ số OSS 
bình quân gấp đôi so với tổ chức có chỉ số 
OSS thấp nhất là Anh Chị Em. 
Mặc dù một số tổ chức như Tổ chức Anh Chị 
Em, TCVM Bến Tre, TCVM MFCDI chưa 
đạt được mức độ bền vững song chỉ số bền 
vững của các tổ chức này có xu hướng cải 
thiện rõ nét. Tổ chức Anh Chị Em có mức 
cải thiện rất đáng kể từ 72,06% năm 2013 
lên mức 99,14% trong năm 2014, đặc biệt 
TCVM Thanh Hóa và SEDA đã có bước 
cải thiện đáng khích lệ nhất từ 110,97% và 
117,06 năm 2013 tăng lên 129% và 121,5 
vào năm 2014 và đạt được sự bền vững hoạt 
động theo tiêu chuẩn chung. 
- Đánh giá về sự bền vững tài chính (FSS)
Về mức độ bền vững tài chính, do thiếu dữ liệu về 
chi phí tài chính của nhiều tổ chức nên việc tính 
toán chưa được đầy đủ, nhất là các tổ chức TCVM 
bán chính thức tại Việt Nam chưa công bố trên trang 
thông tin chính thức, tuy nhiên với nguồn dữ liệu 
hiện có thì có thể cho thấy nhiều tổ chức TCVM bán 
chính thức tại Việt Nam vẫn chưa đạt được sự bền 
vững về tài chính, tức là có FSS dưới 100%. 
- Đánh giá theo chỉ số ROA và ROE
Nếu như hệ số ROA cho biết hiệu quả sử dụng tài 
sản của tổ chức thì ROE lại phản ánh hiệu quả đồng 
vốn tự có mà tổ chức bỏ ra là bao nhiêu. Theo dữ 
liệu hiện có, chúng tôi tính toán được thì ROA bình 
quân của các tổ chức TCVM tại Việt Nam trong 
giai đoạn 2012-2014 đạt mức 5,35%. Hầu hết các 
tổ chức đều có mức ROA dương, thậm chí cao hơn 
hẳn so với các loại hình tổ chức tài chính khác, điển 
hình là MOM Tiền Giang, CAFPE, CEP, SEDA. 
So với năm 2013, nhiều tổ chức đã có ROA bị suy 
giảm nhưng một số tổ chức như: Tổ chức Anh Chị 
Em, Tổ chức TCVM của Hội Phụ nữ tỉnh Bến Tre 
có hệ số ROA âm năm 2013 nhưng đã được cải 
thiện trong năm 2014.
Hệ số ROE của các tổ chức TCVM ở Việt Nam 
trong giai đoạn 2012-2014 lại có sự suy giảm, từ 
mức 31,7% năm 2012 đã xuống 17,9% trong năm 
2014. Trong khi M7 Điện Biên có mức ROE vượt 
Bảng 3. Bền vững hoạt động (OSS) của các tổ chức 
TCVM
Đơn vị tính: %
Tên tổ chức 2013 2014 BQ
Tổ chức Anh Chị Em 72,06 99,14 86,5
Quỹ HTPT An Phú 114,72 114,69 114,7
Tổ chức TCVM BếnTre 85,10 106,08 95,59
Quỹ HTPT VũngTàu (CAFPE) 181,62 181,53 181,57
Quỹ CEP Tp.HCM 155,93 140,95 148,44
Trung tâm CWCD - 105,30 -
M7 Điện Biên 135,45 146,74 141,1
M7 STU 154,63 123,67 139,15
Quỹ TCVM MFCDI 105,67 100,62 103,14
TCVM MOM Tiền Giang 182,59 168,19 178,39
Trung tâm SEDA 117,06 121,50 119,28
Tổ chức TCVM Thanh Hóa 110,97 129,00 119,98
Nguồn: Tính toán từ nguồn số liệu của The Mixmarket
13THAÙNG 8.2016 - SOÁ 171
trội trong những năm 
trước (khoảng 135% 
năm 2013 và 150% năm 
2012) lại có xu hướng 
giảm mạnh trong năm 
2014 chỉ còn trên 32%; 
Tổ chức Anh Chị Em có 
mức ROE âm trong giai 
đoạn này nhưng đang 
xu hướng cải thiện rất 
rõ rệt (từ -16,265 xuống 
còn -0,42%); Quỹ CEP 
Thành phố Hồ Chí Minh 
có mức ROE năm 2013 
giảm so với năm 2012 
nhưng lại giữ ổn định 
trong năm 2014.
Nếu so sánh các hệ số ROA và ROE của các tổ chức 
TCVM Việt Nam và các nước khác trên thế giới, 
cho thấy các tỷ lệ này bình quân cao hơn so với 
nhiều nước và thậm chí so với với cả các NHTM. 
Mức trung bình ROA của các NHTM là 2%, và 
ROE là 20%, đặc biệt ấn tượng là các TCTCVM lớn 
của Việt Nam có hệ số rất cao. Một trong những lý 
do căn bản là hoạt động của các tổ chức TCVM đều 
có quy mô tương đối nhỏ so với các NHTM, cùng 
với mô hình tổ chức gọn nhẹ nên tiết kiệm được 
nhiều chi phí, nhất là chi phí lao động do còn nhiều 
cán bộ kiêm nhiệm- nhận trả lương tại các Hội Phụ 
nữ, Hội đoàn thể khác... dẫn đến chi phí thực tế 
giảm.
3. Một số vấn đề tồn tại trong phát triển bền 
vững của các tổ chức tài chính vi mô
Những số liệu thống kê cho thấy chỉ số bền vững 
của các tổ chức TCVM tại Việt Nam đạt được là 
rất đáng suy nghĩ trong tổng thể thị trường tài chính 
hiện nay. Hầu hết các tổ chức đã bù đắp được chi 
phí hoạt động và nhiều tổ chức có mức bù đắp cho 
chí phí vốn vay cao hơn hẳn mức chung của ngành 
và thậm chí là mức bình quân quốc tế, từ đó làm 
cho các hệ số ROA và ROE của các tổ chức TCVM 
cũng lớn hơn nhiều so với mức chung tham chiếu 
trên thế giới. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cũng cho 
thấy một số vấn đề còn tồn tại nhìn từ góc độ phát 
triển bền vững của các tổ chức TCVM Việt Nam 
như sau: 
Thứ nhất, quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu của các 
tổ chức TCVM còn hạn chế, nguồn vốn hoạt động 
chủ yếu từ tài trợ, vốn góp của các thành viên. Hầu 
hết các các tổ chức TCVM tại Việt Nam vẫn hoạt 
động dựa vào các tổ chức chính trị- xã hội (trừ các 
tổ chức đã và đang trong quá trình được NHNN cấp 
phép) đạt được các tiêu chí về bền vững nhờ các 
khoản tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước. 
Điều này một mặt cho thấy sự thiếu vắng trong hoạt 
động huy động vốn và vay nợ cũng như cho vay 
mang tính thương mại của các tổ chức TCVM (cả 
về cơ sở pháp lý và thực tiễn hoạt động). Mặt khác, 
bản thân các tổ chức TCVM tại Việt Nam đều có 
quy mô còn rất nhỏ và mức tín nhiệm chưa cao để 
thu hút được các đối tác lớn trong cho vay hoặc đầu 
tư dài hạn. Từ đây dẫn đến nhận định rằng sự bền 
vững của các tổ chức hiện nay chưa vững chắc, các 
chỉ số đánh giá hiện tại chưa được phản ánh đúng 
khả năng tự vững của tổ chức.
Thứ hai, số lượng khách hàng của các tổ chức 
TCVM bán chính thức Việt Nam ít và các hoạt động 
cũng chưa đa dạng. Số khách hàng của các tổ chức 
TCVM ở Việt Nam chỉ bằng 50% so với mức bình 
quân của các tổ chức TCVM khác trên thế giới và 
bằng 30% mức bình quân của các tổ chức TCVM 
trong khu vực Châu Á (mặc dù được thành lập và 
hoạt động trong cùng một khoảng thời gian tương 
đương). Quy mô hoạt động tương đối nhỏ nên đã 
làm tăng cơ cấu chí phí hoạt động tính trên mỗi 
Bảng 4. Khả năng sinh lời của các tổ chức TCVM Việt Nam
Đơn vị tính: %
Tổ chức
ROA ROE
2012 2013 2014 2012 2013 2014
Tổ chức Anh Chị Em -21,52 -6,57 -0,17 -94,57 -16,26 -0,42 
Quỹ hỗ trợ phát triển An Phú 5,11 2,27 2,55 9,52 4,20 4,64 
TCVM Bến Tre 0,52 -2,59 0,86 1,05 -7,69 1,42 
CAFPE 9,49 9,13 8,64 21,81 20,33 17,51 
CEP 8,73 7,62 5,68 24,81 18,38 18,38 
M7 Điện Biên Phủ 8,81 6,71 8,07 150,04 135,45 32,78 
SEDA 9,44 3,30 4,15 21,39 8,94 11,76 
Tổ chức TCVM Thanh Hóa 7,05 2,00 4,38 18,34 6,94 19,02 
M7 STU 1,47 8,98 4,02 13,57 72,35 33,49 
TC MOM Tiền Giang 8,68 10,08 8,04 25,17 31,82 21,98 
MFCDI - 0,57 0,06 - 0,97 0,13 
Nguồn: Tổng hợp từ Bản tin Tài chính vi mô (The Mixmarket)
14 SOÁ 171 - THAÙNG 8.2016
khách hàng mà họ phục vụ, từ đó rất hạn chế khả 
năng đạt hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. 
Thứ ba, năng lực hoạt động của các tổ chức TCVM 
còn khiêm tốn. Hầu hết các tổ chức TCVM còn 
rất nhỏ và hoạt động manh mún (ngoại trừ Quỹ 
CEP Tp. Hồ Chí Minh của Tổng Liên đoàn Lao 
động Thành phố Hồ Chí Minh). Chất lượng nguồn 
nhân lực không cao, tính chuyên nghiệp và trình 
độ chuyên môn rất hạn chế do đa phần cán bộ 
của tổ chức TCVM đều làm việc kiêm nhiệm và 
được chuyển từ quá trình hoạt động xã hội, phong 
trào sang làm quản lý và nhân viên trong lĩnh vực 
TCVM. Kiến thức của đội ngũ cán bộ về quản lý tài 
chính, ngân hàng và về TCVM hầu như chưa được 
trang bị một cách cơ bản mà chủ yếu tích lũy một 
cách thiếu hệ thống qua tác nghiệp, thực hành; hầu 
hết chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và ý nghĩa của 
tổ chức TCVM như một trung gian tài chính thực sự 
trong tổng thể hệ thống tài chính chung. Thêm vào 
đó, kiến thức pháp luật trong lĩnh vực tài chính cũng 
còn nhiều hạn chế nên đã có nhiều trường hợp vi 
phạm các quy định pháp luật rất đáng tiếc xảy ra.
Thứ tư, nguồn lực tài chính đầu tư cho khu vực 
TCVM bán chính thức cũng rất hạn chế. Hoạt động 
TCVM ban đầu hình thành ở Việt Nam là thông qua 
các kênh giao lưu, hợp tác kinh tế cùng với chính 
sách mở cửa và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Sau 
một thời hạn hoạt động của các chương trình, dự 
án do nước ngoài quản lý đến khi kết thúc, tổ chức 
TCVM đã định hình qua những chương trình, dự án 
đó được bàn giao lại cho phía Việt Nam. Điều đó 
đồng nghĩa với nguồn lực đầu tư chính từ nguồn tài 
trợ hay chương trình ban đầu cho tổ chức TCVM 
không còn nữa, trong khi các tổ chức TCVM không 
thể tiếp cận các nguồn tài chính trong nước như các 
NHTM hay các loại hình định chế tài chính khác 
do bị giới hạn bởi cơ chế chính sách và luật pháp. 
Nguồn ngân sách nhà nước, của địa phương, tổ 
chức, vốn ủy thác hầu như cũng không được triển 
khai qua kênh của tổ chức TCVM mà chủ yếu tập 
trung qua các ngân hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ledgerwood (2013), “The New Microfinance Handbook”, WorldBank.
2. Bản tin Tài chính vi mô (The Mixmarket)
3. Nguyễn Đức Hải (2015), “Hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức-Thực trạng và khuyến nghị”, Đề tài cấp 
Ngành Mã số: DTNH.22/2014
Ngoài ra, để đánh giá mức độ bền vững của các tổ 
chức TCVM của các cơ quan quản lý gặp nhiều 
khó khăn do tính chất bán chính thức của nó và tính 
minh bạch thông tin, từ đó việc thu thập thông tin để 
đánh giá các chỉ số bền vững khó chính xác. Ngay 
việc ghi nhận vốn chủ sở hữu, tính toán giá trị trung 
bình vốn chủ sở hữu hay việc tính tổng chi phí hoạt 
động đã điều chỉnh cũng không đồng nhất giữa các 
tổ chức. Chẳng hạn, khi tính tổng chi phí hoạt động 
thì nhiều tổ chức chỉ cập nhập số liệu về chi phí vốn 
thực tế mà họ phải chi trả cho khách hàng tại kỳ báo 
cáo được thể hiện trên báo cáo tài chính, không thực 
hiện việc điều chỉnh chi phí vốn trên cơ sở tổng nợ 
phải trả tính theo lãi suất thương mại tại thời điểm 
báo cáo theo thông lệ. Thêm vào đó, khi tính toán 
chỉ số này các nhà quản lý, hoặc bộ phận nghiệp vụ 
chưa tính đến các khoản chi phí không bằng tiền mà 
đáng lẽ tổ chức phải trả khi không có nhà tài trợ, 
như chi phí chuyên gia, cố vấn Trên thực tế có rất 
nhiều tổ chức TCVM đang ghi nhận phần vốn tài trợ 
trên khoản mục nợ dài hạn, nhưng có tổ chức lại ghi 
nhận phần vốn này vào nguồn vốn chủ sở hữu. Việc 
ghi nhận khác nhau cũng làm cho việc tính toán các 
chỉ số bền vững cho kết quả khác nhau.
4. Kết luận
Trong thời gian qua, hoạt động của các tổ chức 
TCVM nói chung và tính bền vững của những tổ 
chức này nói riêng mặc dù đã đạt được nhiều kết 
quả đáng ghi nhận, nhưng ngành TCVM Việt Nam 
vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức để có thể 
đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Do vậy cần 
có các giải pháp phát triển các tổ chức TCVM kết 
hợp hài hòa giữa mục đích tìm kiếm lợi nhuận và 
mục đích xã hội, đáp ứng nhu cầu của khách hàng 
và quan trọng hơn là trở thành lực lượng đóng góp 
tích cực cho sự nghiệp giảm nghèo, giảm khoảng 
cách bất bình đẳng của các tầng lớp dân cư Việt 
Nam trong thời gian tới. ■
15THAÙNG 8.2016 - SOÁ 171
SUMMARY
The sustainable development of Vietnamese Microfinance Institutions
In recent years, the micro-finance sector has played an important role in the process of socio-economic development, 
especially in poverty reduction. Besides the activities of credit institutions such as the Social Policy Bank, Cooperative 
Bank, the People’s Credit Fund, Bank for Agriculture and Rural Development and other commercial banks..., there 
are small-scale organizations that provide micro-finance quite effectively. This paper mainly discusses small-scale 
organizations supplying micro-finance, thereby assesses issues raising in sustainable development of Vietnamese Micro-
finance Institutions.
Keywords: Sustainable development, Microfinance, Microfinance Institutions
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Lê Văn Luyện, Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Đơn vị công tác: Học viện Ngân hàng
Lĩnh vực nghiên cứu chính: Tài chính- ngân hàng, tài chính vi mô, kế toán kiểm toán.
Tạp chí tiêu biểu đã có bài viết đăng tải: Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Tạp chí Phát triển kinh tế, Tạp chí Ngân hàng, Tạp 
chí KH&ĐT Ngân hàng, Tạp chí Thị trường Tài chính- Tiền tệ, Tạp chí Thương mại.
Email: luyenlvhvnh@yahoo.com
Nguyễn Đức Hải, Tiến sĩ
Đơn vị công tác: Trung tâm Tài chính vi mô, Học viện ngân hàng
Lĩnh vực nghiên cứu chính: Kinh tế học, Tài chính ngân hàng, Tài chính vi mô
Tạp chí tiêu biểu đã có bài viết đăng tải: Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, Tạp chí 
Thị trường tiền tệ, Tạp chí Lao động và Xã hội.
Email: haind@hvnh.edu.vn
sở cân đối cung cầu tiền, NHNN cần xem xét bơm 
mạnh tay hơn vốn vào thị trường từ kênh này để 
làm giảm mặt bằng lãi suất huy động vốn của các 
TCTD.
(2) Đẩy mạnh xử lý các khoản nợ xấu VAMC đã 
mua từ các TCTD. Hiện có hơn 210.000 tỷ nợ xấu 
của hệ thống TCTD đang được “nhốt” tại VAMC, 
trong khi các TCTD vẫn phải trích đều đặn hàng 
năm 20% trên số nợ xấu đã bán. Để đẩy nhanh xử lý 
nợ xấu đã mua, cần thực hiện đồng bộ các gải pháp 
chủ yếu sau: (i) Tạo môi trường pháp lý thống nhất 
và đồng bộ để hoạt động mua, bán và xử lý nợ xấu 
bảo đảm thông suốt; (ii) tạo điều kiện thuận lợi để 
các tổ chức kinh tế- tài chính có năng lực và kinh 
nghiệm nhanh chóng tham gia thị trường mua bán 
nợ xấu; (iii) Ngân sách Nhà nước là nguồn tài chính 
cần thiết để xử lý nhanh và hiệu quả nợ xấu của các 
TCTD; (iv) tăng thêm và cấp đủ vốn điều lệ cho 
VAMC để có thể mua nợ theo giá thì trường, hoán 
đổi nợ thành vốn góp đối với những doanh nghiệp 
có khả năng phục hồi, qua đó giảm nợ xấu cho các 
TCTD; (v) tiếp tục hoàn thiện mô hình và cơ chế xử 
lý nợ xấu cho VAMC, nhất là cơ chế về tài chính và 
xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.
(3) Xem xét giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các 
TCTD. Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc là công cụ điều 
tiếp theo trang 8 hành chính sách tiền tệ thường được nhiều ngân 
hàng trung ương lựa chọn khi áp dụng chính sách 
giảm mặt bằng lãi suất thị trường. Khả năng thanh 
khoản của các TCTD Việt Nam đã được cải thiện 
đáng kể trong thời gian gần đây, NHNN có thể sử 
dụng công cụ này để hỗ trợ giảm mặt bằng lãi suất 
cho vay trong những tháng cuối năm 2016.
(4) Đối với TCTD, thực hiện tiết giảm chi phí hoạt 
động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có điều kiện 
giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với 
khách hàng vay nhưng đảm bảo an toàn tài chính 
trong hoạt động theo đúng tinh thần chỉ đạo tại Chỉ 
thị 04/CT- NHNN ngày 30/5/2016 của Thống đốc 
NHNN.
(5) Với điều kiện hiện nay, có thể cung ứng tiền 
thông qua kênh thu mua ngoại tệ. Việc dùng VND 
mua ngoại tệ thực chất là tiền được phát hành trên 
cơ sở hàng hóa nên hạn chế được lạm phát. Như 
vậy, mua ngoại tệ vừa góp phần hỗ trợ giảm lãi suất 
VND, vừa tăng dự trữ ngoại hối cho nhà nước. Tuy 
nhiên, cần cân đối ở mức hợp lý để không tạo hiệu 
ứng tăng tỷ giá cũng như lạm phát trong dài hạn.
(6) Chính phủ cần duy trì bội chi ngân sách trong 
khuôn khổ chỉ tiêu được Quốc hội phê duyệt. Lạm 
phát do bội chi ngân sách là câu chuyện được đề 
cập nhiều ở nước ta. Tuy nhiên, nếu Chính phủ cam 
xem tiếp trang 30

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_ben_vung_cac_to_chuc_tai_chinh_vi_mo_viet_nam_va.pdf