Phối hợp đồng bộ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Việt Nam khi khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát

Tóm tắt

Từ khi khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát, kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, sự phối hợp

đồng bộ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là giải pháp vĩ mô quan trọng nhằm hạn chế

những khó khăn để đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển trở lại. Mặc dù trong thời gian qua sự phối hợp

giữa hai chính sách đã có những dấu hiệu tích cực, tuy nhiên, vẫn còn nguy cơ bất ổn đối với nền kinh

tế Việt Nam trong thời gian tới, như là lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại, nợ công đang đến ngưỡng cho

phép của Quốc Hội. Trên cơ sở các phân tích, bài viết đã gợi ý những khuyến nghị nhằm tăng cường sự

phối hợp động bộ hơn nữa giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để tạo điều kiện cho nền kinh

tế Việt Nam tiếp tục phát triển vượt bậc, trở thành một nền kinh tế lớn trong khu vực.

pdf 8 trang yennguyen 5560
Bạn đang xem tài liệu "Phối hợp đồng bộ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Việt Nam khi khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phối hợp đồng bộ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Việt Nam khi khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát

Phối hợp đồng bộ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Việt Nam khi khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 30 (55) - Thaùng 7/2017 
17 
Phối hợp đồng bộ giữa chính sách tài khóa và 
chính sách tiền tệ của Việt Nam khi khủng hoảng 
tài chính toàn cầu bùng phát 
Coordination between the fiscal policy and monetary policy in Vietnam since the 
global financial crisis 
TS. Võ Đức Toàn, 
Trường Đại học Sài Gòn 
Vo Duc Toan, Ph.D., 
Saigon University 
Tóm tắt 
Từ khi khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát, kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, sự phối hợp 
đồng bộ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là giải pháp vĩ mô quan trọng nhằm hạn chế 
những khó khăn để đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển trở lại. Mặc dù trong thời gian qua sự phối hợp 
giữa hai chính sách đã có những dấu hiệu tích cực, tuy nhiên, vẫn còn nguy cơ bất ổn đối với nền kinh 
tế Việt Nam trong thời gian tới, như là lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại, nợ công đang đến ngưỡng cho 
phép của Quốc Hội. Trên cơ sở các phân tích, bài viết đã gợi ý những khuyến nghị nhằm tăng cường sự 
phối hợp động bộ hơn nữa giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để tạo điều kiện cho nền kinh 
tế Việt Nam tiếp tục phát triển vượt bậc, trở thành một nền kinh tế lớn trong khu vực. 
Từ khóa: phối hợp đồng bộ, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ. 
Abstract 
Since the global financial crisis broke out and Vietnam's economy encountered many difficulties, the 
synchronized coordination between fiscal and monetary policies has been an important macro solution 
to limit difficulties and boost Vietnam's economy. Although the coordination between the two policies 
has shown positive signs, there are still risks for the Vietnamese economy in the future, such as the 
rebounding of rising inflation, the approaching of public debt to the threshold allowed by Congress. On 
the basis of the analysis, the paper suggests some recommendations in order to strengthen further 
coordination between fiscal and monetary policies to facilitate the economic development in Vietnam, 
becoming a major economy in the region. 
Keywords: synchronous coordination, fiscal policy, monetary policy 
1. Đặt vấn đề 
Chính sách tài khóa và chính sách tiền 
tệ là hai công cụ ổn định kinh tế vĩ mô 
quan trọng ở mọi quốc gia và có mối liên 
hệ phụ thuộc lẫn nhau. Để đạt được các 
mục tiêu kinh tế vĩ mô tối ưu gồm tăng 
trưởng kinh tế và ổn định giá cả, hai chính 
sách này cần có sự phối hợp đồng bộ và bổ 
sung cho nhau. Việc phối hợp đồng bộ sẽ 
được điều chỉnh nhằm ứng phó linh hoạt 
PHỐI HỢP ĐỒNG B GIỮA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN T CỦA VI T NAM 
18 
hơn đối với thực trạng của nền kinh tế 
trong và ngoài nước. Hai văn bản Luật 
Ngân hàng Nhà nước và Luật Ngân sách 
Nhà nước là cơ sở pháp lý quan trọng cho 
sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách tiền tệ 
và chính sách tài khóa thông qua việc xây 
dựng và thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ 
mô trong từng thời kỳ. Nền kinh tế Việt 
Nam đã trải qua cuộc khủng hoảng tài 
chính toàn cầu từ năm 2008, dẫn đến 
những bất ổn kéo dài nhiều năm tiếp theo 
về kinh tế vĩ mô. Đến nay, có thể nói nền 
kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu 
phát triển tích cực, đánh dấu một thời kỳ 
phát triển mới, có được như vậy không thể 
không nói đến đó là sự phối hợp đồng bộ 
giữa chính sách tài khóa và chính sách về 
tiền tệ trong thời gian qua. 
2. Phối hợp đồng bộ giữa chính sách 
tài khóa và chính sách tiền tệ 
Chính sách tài khóa là hệ thống các 
quan điểm, chủ trương, biện pháp hình 
thành và sử dụng ngân sách nhà nước. 
Trong đó chính sách thuế, phí và lệ phí 
đóng vai trò quan trọng trong việc hình 
thành nguồn thu cho ngân sách. Bên cạnh 
chính sách thuế, phí và lệ phí, việc huy 
động ngân sách thông qua các hình thức 
phát hành giấy tờ có giá trong và ngoài 
nước sẽ thu hút sự tham gia của công 
chúng và nhà đầu tư. Ngoài ra nhà nước 
cũng cần tận dụng những nguồn vốn ưu đãi 
từ các tổ chức và các nước trên thế giới để 
phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội. 
Một vấn đề quan trọng nữa là bố trí nguồn 
vốn huy động được hướng vào việc phát 
triển kinh tế - xã hội một cách có hiệu quả, 
tiết kiệm, đảm bảo an ninh quốc phòng. 
Chính sách tiền tệ là tổng hòa những 
phương thức mà Ngân hàng Trung ương 
thông qua các hoạt động của mình tác động 
đến khối lượng tiền trong lưu thông, nhằm 
phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu 
kinh tế – xã hội của đất nước trong từng 
thời kỳ nhất định. Các mục tiêu đó là Phát 
triển kinh tế, gia tăng sản lượng, tạo công 
ăn việc làm và kiểm soát lạm phát. 
Ở Việt Nam Chính sách tài khóa do 
Bộ tài chính thực hiện, Ngân hàng Nhà 
nước thực thi Chính sách tiền tệ. Trong 
một nền kinh tế hội nhập đầy biến động, 
việc thực thi chính sách tài khóa có thể tác 
động xấu đến mục tiêu chính sách tiền tệ 
và ngược lại, vì vậy việc phối hợp đồng bộ 
giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền 
tệ là hết sức cần thiết để đạt được mục tiêu 
chung của quốc gia trong mỗi thời kỳ phát 
triển. Sự đồng bộ của hai chính sách thể 
hiện ở chỗ khi thực thi chính sách này 
không làm giảm tính thực thi của chính 
sách kia mà hai chính sách có sự cộng 
hưởng với nhau, tạo ra một tổng lực để đạt 
mục tiêu chung một cách hiệu quả nhất. 
Nếu hai chính sách phối hợp không đồng 
bộ thì việc thực thi chính sách này sẽ làm 
giảm tính thực thi của chính sách kia, do 
đó không tạo ra được một tổng lực để đạt 
các mục tiêu chung và hệ quả của nó sẽ 
làm bất ổn kính tế - xã hội của một quốc 
gia, đặc biệt là những quốc gia có mô hình 
Ngân hàng trung ương trực thuộc chính 
phủ, Việt Nam là một quốc gia theo mô 
hình này. 
3. Thực trạng phối hợp đồng bộ giữa 
chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 
Việt Nam 
Từ khi khủng hoảng bùng phát năm 
2008, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng 
được các mục tiêu đồng bộ, đúng hướng và 
phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội từng 
thời kỳ: sử dụng chính sách tài khóa và 
chính sách tiền tệ chặt chẽ nhằm kiềm chế 
lạm phát, ngăn chặn sự suy giảm phát triển 
kinh tế, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, cơ 
cấu hệ thống ngân hàng và đẩy mạnh tốc 
độ phát triển kinh tế. 
VÕ ĐỨC TOÀN 
19 
Biểu đồ 1: Chỉ tiêu lạm phát từ năm 2008 – 2016 và kế hoạch năm 2017 
19.87%
6.04%
0.63%
1.84%
6.81%
5.00%
4.74%
18.13%
11.75%
6.52%
0%
5%
10%
15%
20%
25%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Nguồn: Tổng cục Thống Kê, Ngân hàng Nhà nước 
Giai đoạn từ 2008 đến 2011 nền kinh 
tế Việt Nam ở trong tình trạng lạm phát 
cao, do đó, Chính phủ đã xác định nhiệm 
vụ của giai đoạn này là tập trung chủ yếu 
vào việc kiểm soát lạm phát. Chính sách tài 
khóa và tiền tệ trong giai đoạn này được 
thực hiện theo hướng thắt chặt thông qua 
các biện pháp như tăng lãi suất, quy định 
trần lãi suất huy động, tăng lãi suất chiết 
khấu, tái cấp vốn; tăng dự trữ bắt buộc, 
theo Quyết định số 187/2008/QĐ-NHNN 
ngày 16/1/2008, đối với VND không kỳ 
hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, tỷ lệ dự 
trữ bắt buộc là 11%, đối với tiền gửi có kỳ 
hạn từ 12 tháng trở lên, tỷ lệ dự trữ bắt 
buộc là 5%; hạn chế tăng trưởng tín dụng 
và cung tiền; cắt giảm đầu tư, tiết kiệm triệt 
để chi tiêu, chỉ tập trung đầu tư những công 
trình mang tính cấp thiết có tác động đến 
phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc 
phòng. Từ năm 2012 đến nay lạm phát đã 
được kiềm chế, năm 2014 và 2015 lạm 
phát ở mức khá thấp, hay còn gọi là thiểu 
phát, điều này cho thấy những biện pháp 
phối hợp đồng bộ giữa chính sách tài khóa 
và chính sách tiền tệ đã có tác dụng tạo tiền 
đề cho một giai đoạn phát triển mới đối với 
nền kinh tế Việt Nam. 
Biểu đồ 2: Chỉ tiêu lãi suất từ năm 2008 – 2016 và kế hoạch năm 2017 
0%
5%
10%
15%
20%
Lãi suất cơ bản 8.50% 8.00% 9.00% 9.00% 9.00% 9.00% 9.00% 9.00% 9.00% 9.00%
Lãi suất tái chiết khấu 7.50% 6.00% 7.00% 13.00% 7.00% 7.00% 4.50% 4.50% 4.50% 4.50%
Lãi suất tái cấp vốn 9.50% 8.00% 9.00% 15.00% 9.00% 5.00% 6.50% 6.50% 6.50% 6.50%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Nguồn: Tổng cục Thống Kê, Ngân hàng Nhà nước 
PHỐI HỢP ĐỒNG B GIỮA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN T CỦA VI T NAM 
20 
Biểu đồ 2 cho thấy giai đoạn 2008 đến 
2011 lãi suất cơ bản đã được điều chỉnh 
tăng từ 8,5% lên 9% và giữ nguyên cho 
đến nay, đây là lãi suất tham chiếu cho các 
quan hệ tín dụng trong nền kinh tế; lãi suất 
tái chiết khấu điều chỉnh tăng từ 7,5% năm 
2008 lên 13% năm 2011 và giảm dần đến 
nay chỉ 4,5%; lãi suất tái cấp vốn cũng 
được điều chỉnh tăng từ 9,5% năm 2008 
lên 15% năm 2011 và sau đó giảm, hiện 
nay là 6,5%. Như vậy, khi đạt được mục 
tiêu kiềm chế lạm phát, từ năm 2012 Ngân 
hàng Nhà nước đã nới lõng chính sách tiền 
tệ để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. 
Biểu đồ 3: Chỉ tiêu tăng trưởng M2, tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động 
vốn từ năm 2008 – 2016 và kế hoạch năm 2017 
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
40%
45%
Tăng trưởng M2 20.31% 28.99% 33.30% 12.07% 18.46% 18.51% 17.69% 16.23% 18.38% 18.00%
Tăng trưởng tín dụng 23.38% 39.57% 32.43% 14.70% 8.85% 12.51% 14.16% 17.29% 18.71% 18.00%
Tăng trưởng huy động 22.84% 29.88% 36.24% 12.39% 17.87% 19.78% 15.15% 14.31% 18.38% 16.23%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Nguồn: Tổng cục Thống Kê, Ngân hàng Nhà nước 
Tăng trưởng M2, tăng trưởng tín 
dụng là một trong những nguyên nhân 
làm cho lạm phát cao giai đoạn 2008 đến 
2011, để kiểm soát lạm phát từ năm 2011 
Ngân hàng Nhà nước đã giảm mạnh tăng 
trưởng M2 từ mức 33,3% năm 2010 
xuống còn 12,07%, tăng trưởng tín dụng 
từ mức 32,43% xuống còn 14,7%, hiện 
nay duy trùy trong giới hạn từ 17% đến 
20%, có thể nói đây là mức phù hợp đối 
với thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện 
nay, đảm bảo được vấn đề kiềm chế lạm 
phát và kích thích tăng trưởng kinh tế 
bềnh vững. 
Biểu đồ 4: Chỉ tiêu tỷ lệ bội chi ngân sách và nợ công so với GDP từ năm 2008 – 2016 
và kế hoạch năm 2017 
6.90% 5.50% 4.40% 4.95% 3.50%5.36% 5.69% 5.30%6.60%4.58%
52.90%
51.70%
44.30%
50.10%
50.80%
54.20%
60.30%
64.00% 64.98%
65.00%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Bội chi NSNN so với GDP Nợ công so với GDP
Nguồn: Tổng cục Thống Kê, Ngân hàng Nhà nước 
VÕ ĐỨC TOÀN 
21 
Một vấn đề lo ngại hiện nay là tỷ lệ bội 
chi ngân sách so với GDP năm sau tăng hơn 
năm trước, năm 2008 là 44.3%, đến năm 
2016 là 64.98% và dự kiến năm 2017 là 
65%, đây là tỷ lệ trần nợ công cho phép của 
Quốc hội Việt Nam. Tỷ lệ bội chi ngân sách 
so với GDP năm 2008 là 4.58%, cao nhất là 
năm 2009 với tỷ lệ 6.9%, đến năm 2016 là 
4.95% và dự kiến năm 2017 là 3.5% đây là 
tín hiệu tốt, đảm bảo tỷ lệ bội chi ngân sách 
so với GDP không vượt quá 5% theo yêu 
cầu của Quốc hội. Vấn đề trần nợ công và 
bội chi ngân sách đã được các chuyên gia 
kinh tế và Quốc hội bàn rất nhiều trong thời 
gian qua, tuy nhiên những con số chúng ta 
đưa ra cũng chỉ mang tính cảnh báo chứ 
chưa khẳng định được điều gì, theo quan 
điểm cá nhân tôi con số tỷ lệ nợ công và tỷ 
lệ bội chi ngân sách bao nhiêu không quan 
trọng mà vấn đề là hiệu quả trong việc sử 
dụng ngân sách, nếu chúng ta có công cụ 
hữu hiệu để đánh giá hiệu quả sử dụng ngân 
sách thì hoàn toàn có thể điều chỉnh tỷ lệ nợ 
công và tỷ lệ bội chi ngân sách một cách 
linh hoạt phù hợp với từng thời kỳ phát triển 
kinh tế ở Việt Nam, với thực trạng kinh tế 
hiện nay, việc tăng đầu tư vào nền kinh tế là 
cần thiết để kích thích tăng trưởng kinh tế 
sau thời gian khủng hoảng, với mục tiêu 
tăng trưởng kinh tế năm 2017 là 6.7% và 
còn cao hơn nữa cho những năm sau thì 
việc cho phép tỷ lệ nợ công và tỷ lệ bội chi 
ngân sách kịch trần thậm chí nới trần là việc 
nên xem xét, đồng thời phối hợp đồng bộ 
với các chỉ tiêu của chính sách tiền tệ để 
làm động lực cho phát triển. 
Biểu đồ 5: Số lượng ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2008 – 2016 và ước tính 
năm 2017 
38
42
35
38
39
3535
42
42
42
30
32
34
36
38
40
42
44
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước 
Hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân 
hàng diễn ra mạnh mẽ từ năm 2011 đến 
nay, nhằm lành mạnh hóa và tăng cường 
năng lực tài chính cho hệ thống ngân hàng, 
tránh đổ vỡ hệ thống ngân hàng từ đó góp 
phần phát triển kinh tế Việt Nam. 
Thương vụ hợp nhất đầu tiên là năm 
2011, ba ngân hàng gồm Ngân hàng Sài 
Gòn, Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng 
Đệ Nhất hợp nhất và cùng thống nhất lấy 
tên Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), vốn 
điều lệ năm 2011 của SCB tăng lên gần 
10,600 tỷ đồng, vươn lên đứng thứ 6 trong 
số các Ngân hàng TMCP ở thời điểm này. 
Thương vụ tiếp theo là Ngân hàng Nhà 
Hà Nội – Habubank (HBB) sáp nhập vào 
Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB), vào 
năm 2012. 
Cuối năm 2013 thương vụ sáp nhập 
Ngân hàng Đại Á (DaiABank - DAB) vào 
PHỐI HỢP ĐỒNG B GIỮA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN T CỦA VI T NAM 
22 
Ngân hàng Phát triển Tp.HCM (HDBank) đã 
được chính thức công bố, sau sáp nhập cũng 
nâng vị trí Ngân hàng từ 18 lên 12 từ cuối 
năm 2013 với vốn điều lệ 8,100 tỷ đồng. 
Các thương vụ tiếp theo chủ yếu diễn 
ra trong năm 2015. Ngày 21/7/2015, Ngân 
hàng Nhà nước đã có Quyết định số 
1391/QĐ-NHNN chấp thuận sáp nhập 
Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông 
(MDB) vào Ngân hàng TMCP Hàng Hải 
Việt Nam (Maritime Bank). Quyết định 
này có hiệu lực từ ngày 12/8/2015, nâng 
vốn điều lệ của Ngân hàng lên 11,750 tỷ 
đồng, vượt qua Ngân hàng Quân Đội 
(MBB) và Ngân hàng Á Châu (ACB) lên 
đứng thứ 7. Cuối tháng 5/2015 Ngân hàng 
Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 
chính thức nhận sáp nhập Ngân hàng Phát 
triển Nhà Đồng Bằng Sông Cữu Long và 
tăng vốn lên gần 31,500 tỷ đồng. Cuối 
tháng 10/2015 Ngân hàng TMCP Sài Gòn 
Thương Tín (Sacombank) cũng hoàn tất 
nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Phương 
Nam (SouthernBank), tăng vốn lên hơn 
16,400 tỷ đồng. 
Trong năm 2015 các ngân hàng: Ngân 
hàng Đại Dương (Oceanbank), Ngân hàng 
Xây Dựng (VNCB), Ngân hàng Dầu Khí 
Toàn Cầu (GPBank) cũng đã hoàn toàn 
thuộc về Nhà nước sau những thương vụ 
mua lại bắt buộc với giá 0 đồng và chuyển 
thành ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một 
thành viên. 
Như vậy tính đến nay, có 35 ngân hàng 
thương mại, trong đó có 4 ngân hàng 
thương mại Nhà nước sở hữu 100% vốn và 
31 Ngân hàng TMCP, theo chủ trương của 
Ngân hàng Nhà nước và Chính Phủ, từ 
2017 tiếp tục cơ cấu lại hệ thống ngân hàng 
để giảm số lượng ngân hàng xuống ở mức 
thấp nhất có thể nhằm tăng năng lực tài 
chính và đảm bảo an toàn hệ thống Ngân 
hàng Việt Nam tạo điều kiện cho phát triển 
kinh tế trong thời gian tới. 
Biểu đồ 6: Chỉ tiêu tăng trưởng GDP từ năm 2008 – 2016 và kế hoạch năm 2017 
5.42%5.66%
6.68%
5.98%
5.25%
6.70%
6.21%6.24%
6.42%
5.40%
0%
1%
2%
3%
4%
5%
6%
7%
8%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Nguồn: Tổng cục Thống Kê, Ngân hàng Nhà nước 
Sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách 
tài khóa và chính sách tiền tệ trong thời 
gian qua đã kiềm chế được lạm phát, lạm 
phát đã nằm trong ngưỡng an toàn (lạm 
phát phải thấp hơn tốc độ tăng trưởng 
GDP). Tốc độ tăng GDP đã tăng từ mức 
4.66% trong năm 2008 lên cao nhất là 
6.68% năm 2015 và dự kiến năm 2017 là 
6.7%, có thể nói đó là nhờ sự phối hợp 
đồng bộ giữa chính sách tài khóa và chính 
sách tiền tệ trong thời gian qua. 
Một vấn đề không kém quan trong là 
VÕ ĐỨC TOÀN 
23 
sự hỗ trợ tháo gỡ khó khăn của Chính Phủ 
đối doanh ngiệp, người lao động, đặc biệt 
là doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn 
từ 2008 đến nay, đã thúc đẩy quá trình sản 
xuất kinh doanh và tăng tổng cầu trong nền 
kinh tế. Trong đó đáng chú ý là chính sách 
miễn giảm, hoãn thuế thu nhập doanh 
nghiệp từ năm 2008 đến 2012, thuế Thu 
nhập doanh nghiệp cũng đã giảm mức thuế 
suất phổ thông từ mức 25% xuống 22% từ 
ngày 01/01/2014 và theo mức 20% từ ngày 
01/01/2016, áp dụng mức thuế suất 20% từ 
ngày 01/7/2013 đối với doanh nghiệp có 
quy mô vừa và nhỏ. Đối với người lao 
động, thuế Thu nhập cá nhân cũng đã được 
nâng mức khởi điểm chịu thuế cho bản 
thân từ 4 triệu đồng/tháng lên 9 triệu 
đồng/tháng, nâng mức khấu trừ gia cảnh 
cho người phụ thuộc từ mức 1.6 triệu 
đồng/tháng lên 3.6 triệu đồng/tháng. 
4. Khuyến nghị 
Thứ nhất, trong từng thời kỳ phát triển 
kinh tế cần xác định cụ thể mục tiêu kinh tế 
vĩ mô ưu tiên. Các mục tiêu kinh tế vĩ mô 
cần ưu tiên trong thời gian tới là kiềm chế 
lạm phát thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP 
từ 1% đến 2%; đảm bảo tốc độ tăng trưởng 
GDP năm sau cao hơn năm trước; kiểm 
soát nợ công; giữ ổn định lãi suất thị 
trường (lãi suất huy động không quá 
7%/năm, lãi suất cho vay không quá 
10%/năm) để giảm chi phí tài chính cho 
doanh nghiệp; tạo môi trường thuận lợi cho 
doanh nghiệp phát triển để đảm bảo đến 
năm 2020 Việt Nam có ít nhất 1.000.000 
doanh nghiệp, trong đó chú trọng hỗ trợ 
doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp 
khởi nghiệp. Trên cơ sở các mục tiêu đó 
Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước cần 
phối hợp đồng bộ chính sách tài khóa và 
chính sách tiền tệ một cách linh hoạt và 
chặt chẽ hơn. 
Thứ hai, kiểm soát thu, chi ngân sách 
kết hợp với chính sách tín dụng nhà nước 
để đảm bảo tỷ lệ nợ công so với GDP 
không vượt quá 65% và tỷ lệ bội chi ngân 
sách so với GDP không vượt quá 5%. Thu, 
chi ngân sách cần có tính kỹ luật cao 
nhưng phải đảm bảo tính linh hoạt và chủ 
động của các đơn vị sử dụng ngân sách, 
chính sách tín dụng nhà nước cần tính toán 
kỹ phải đảm bảo tính kịp thời và hiệu quả. 
Thứ ba, cần tiếp tục cải cách thủ tục 
hành chính để giảm bớt chi phí cho xã hội, 
đặc biệt là các thủ tục hành chính liên quan 
đến hoạt động kinh doanh của người dân 
và doanh nghiệp; cần xây dựng các kênh 
cung cấp thông tin kinh tế - tài chính minh 
bạch, chính xác và nhanh; tăng cường tiếp 
xúc của lãnh đạo các cơ quan chức năng 
với doanh nghiệp và dân doanh để có sự hỗ 
trợ kịp thời khi cần thiết. 
Thứ tư, cần ổn định và minh bạch các 
chính sách, chính sách sau phải tạo điều 
kiện thuận lợi hơn chính sách trước, để 
đảm bảo sự yên tâm đầu tư sản suất kinh 
doanh của doanh nghiệp và dân doanh. 
Công tác tuyên truyền pháp luật, chính 
sách của Nhà nước cũng nên quan tâm hơn 
nữa, nhằm hạn chế tối đa sự vi phạm pháp 
luật của doanh nghiệp và dân doanh vì 
không nắm và hiểu được pháp luật và 
chính sách của Nhà nước. 
Năm là, trong bối cảnh ngày càng hội 
nhập sâu rộng, Chính Phủ cần tăng cường 
giám sát dòng vốn đi vào và đi ra để đảm 
bảo tính cân đối từ đó ổn định được môi 
trường kinh tế vĩ mô, tránh những biến 
động bất lợi đối với thị trường chứng 
khoán, tỷ giá hối đoái và cán cân thanh 
toán quốc tế. 
Thứ sáu, tiếp tục cơ cấu hệ thống ngân 
hàng, giảm số lượng ngân hàng xuống mức 
thấp nhất có thể, tập trung công tác xử lý 
PHỐI HỢP ĐỒNG B GIỮA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN T CỦA VI T NAM 
24 
tài sản đảm bảo đề giảm nợ xấu đưa dòng 
vốn vào nền kinh tế phụ vụ cho hoạt động 
sản xuất kinh doanh. 
5. Kết luận 
Qua những phân tích ở trên, có thể 
thấy rằng sự phối hợp đồng bộ giữa chính 
sách tài khóa và chính sách tiền tệ từ năm 
2008 đến nay đã đạt được những thành quả 
nhất định: (i) đã giúp nền kinh tế Việt Nam 
thoát khỏi khủng hoảng và suy thoái kinh 
tế; (ii) đã kiểm soát được lạm phát đưa tỷ 
lệ lạm phát từ 19.87% năm 2008 xuống 
còn 4.74% năm 2016; (iii) tốc độ tăng 
trưởng tín dụng đã được kiểm soát trong 
giới hạn phù hợp; (iv) tỷ lệ nợ công và tỷ lệ 
bội chi ngân sách được kiểm soát trong 
giới hạn an toàn; (v) kinh tế có dấu hiệu 
tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, vẫn còn 
nguy cơ bất ổn đối với nền kinh tế Việt 
Nam trong thời gian tới, như là lạm phát có 
dấu hiệu tăng trở lại, nợ công đang đến 
ngưỡng cho phép của Quốc Hội. Chính vì 
vậy, trong thời gian tới cần có sự phối hợp 
động bộ hơn nữa giữa chính sách tài khóa 
và chính sách tiền tệ để đảm bảo nền kinh 
tế Việt Nam tiếp tục có những phát triển 
vượt bậc trở thành một nền kinh tế lớn 
trong khu vực. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Viết Lợi (2016), “Phối hợp chính 
sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam 
giai đoạn 2011-2015 và giải pháp đến năm 
2020”, Tạp chí Tài chính kỳ 1+2 tháng 
1/2016. 
2. Bộ tài chính,  
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 
https://www.sbv.gov.vn/. 
4. Tạp chí Tài chính,  
5. Tổng cục Thống kê Việt Nam, 
6. Viện chiến lược và Chính sách tài chính, 
Ngày nhận bài: 04/6/2017 Biên tập xong: 15/7/2017 Duyệt đăng: 20/7/2017 

File đính kèm:

  • pdfphoi_hop_dong_bo_giua_chinh_sach_tai_khoa_va_chinh_sach_tien.pdf