Phong cách nghiên cứu, phê bình văn học của Kiều Thanh Quế

TÓM TẮT

Kiều Thanh Quế là nhà nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX.

Ông được xem là một cây bút nghiên cứu với phong cách hiếm có ở Nam Bộ. Trong khoảng 10 năm

cầm bút, Kiều Thanh Quế đã để lại di sản tác phẩm khá đồ sộ. Bài viết này tìm hiểu các phương

diện từ phương pháp nghiên cứu, phê bình đến cách kết cấu, văn phong, ngôn ngữ trong các bài

nghiên cứu, phê bình của Kiều Thanh Quế, qua đó chúng ta thấy được sự linh hoạt trong việc vận

dụng đa dạng phương pháp nghiên cứu, phê bình; kết cấu bài nghiên cứu logic, tuân thủ chặt chẽ

các nguyên tắc khoa học; lối viết thẳng thắn, thể hiện cái nhìn bộc trực đối với đối tượng nghiên

cứu và vốn ngôn ngữ Nam Bộ khá đặc trưng.

pdf 12 trang yennguyen 6800
Bạn đang xem tài liệu "Phong cách nghiên cứu, phê bình văn học của Kiều Thanh Quế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phong cách nghiên cứu, phê bình văn học của Kiều Thanh Quế

Phong cách nghiên cứu, phê bình văn học của Kiều Thanh Quế
 TẠP CHÍ KHOA HỌC 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
Tập 17, Số 4 (2020): 743-754 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION 
JOURNAL OF SCIENCE 
Vol. 17, No. 4 (2020): 743-754 
ISSN: 
1859-3100 Website:  
743 
Bài báo nghiên cứu* 
PHONG CÁCH NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH VĂN HỌC 
CỦA KIỀU THANH QUẾ 
Trần Thị Mỹ Hiền 
Trường Đại học Thủ Dầu Một, Việt Nam 
Tác giả liên hệ: Trần Thị Mỹ Hiền – Email: nguyenhau_1134@yahoo.com 
Ngày nhận bài: 11-12-2019; ngày nhận bài sửa: 17-02-2020, ngày chấp nhận đăng: 27-4-2020 
TÓM TẮT 
Kiều Thanh Quế là nhà nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX. 
Ông được xem là một cây bút nghiên cứu với phong cách hiếm có ở Nam Bộ. Trong khoảng 10 năm 
cầm bút, Kiều Thanh Quế đã để lại di sản tác phẩm khá đồ sộ. Bài viết này tìm hiểu các phương 
diện từ phương pháp nghiên cứu, phê bình đến cách kết cấu, văn phong, ngôn ngữ trong các bài 
nghiên cứu, phê bình của Kiều Thanh Quế, qua đó chúng ta thấy được sự linh hoạt trong việc vận 
dụng đa dạng phương pháp nghiên cứu, phê bình; kết cấu bài nghiên cứu logic, tuân thủ chặt chẽ 
các nguyên tắc khoa học; lối viết thẳng thắn, thể hiện cái nhìn bộc trực đối với đối tượng nghiên 
cứu và vốn ngôn ngữ Nam Bộ khá đặc trưng. 
Từ khóa: Kiều Thanh Quế; nghiên cứu văn học; phê bình văn học; phong cách 
1. Mở đầu 
Trong giới nghiên cứu, phê bình ở Việt Nam, những cây bút được xem là có phong cách 
không quá nhiều, bởi phong cách không đi cùng với số lượng tác phẩm nhiều hoặc quá trình 
hoạt động lâu dài. Phong cách được hiểu như một màu sắc riêng mà chỉ riêng người đó mới có. 
Từ trước đến nay, Kiều Thanh Quế không phải là một cái tên quá nổi bật ở phương diện được 
nhắc đến trong các bộ văn học sử, hay là tác giả có lượng trích dẫn cao. Mặc dù vậy, khi tiếp 
cận sâu và đặt trong chính thời đại của ông, giai đoạn của nền nghiên cứu, lí luận, phê bình văn 
học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, ta sẽ nhận thấy ở cây bút họ Kiều này có một năng lực hiếm 
thấy. Bắt đầu hoạt động văn học từ năm 24 tuổi, sự nghiệp cầm bút của Kiều Thanh Quế 
không quá 10 năm, cho ra đời trên dưới 10 đầu sách từ nghiên cứu, phê bình cho đến dịch 
thuật, khoảng 50 bài viết nghiên cứu, phê bình đăng trên các báo và tạp chí đương thời từ Nam 
ra Bắc. Con người ấy lúc sinh thời như cảm nghiệm trước được số phận của mình, lúc nào 
cũng gấp rút, hối hả trên con đường văn học, không thể hoặc không muốn chờ đợi, nhờ vậy mà 
tính đến năm 1945, hầu như không có cây bút nghiên cứu, phê bình nào vào thời đó có được 
khối lượng tác phẩm được xuất bản đồ sộ như ông. Bàn về phong cách nghiên cứu, phê bình 
của Kiều Thanh Quế, chúng tôi sẽ tìm hiểu các phương diện gồm phương pháp nghiên cứu phê 
bình, kết cấu, văn phong và ngôn ngữ. 
Cite this article as: Tran Thi My Hien (2020). Style of literature research and criticism by Kieu Thanh Que. 
Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 17(4), 743-754. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 4 (2020): 743-754 
744 
2. Nội dung 
2.1. Phương pháp nghiên cứu, phê bình của Kiều Thanh Quế 
Trong tình hình các lí thuyết nghiên cứu văn học mới du nhập vào Việt Nam, mỗi 
người tùy vào sở trường và định hướng tư tưởng mà chọn cho mình một hướng đi. Hoài 
Thanh tạo ấn tượng với trường phái phê bình trực cảm; Trần Thanh Mại làm nên tên tuổi 
với phương pháp phê bình tiểu sử; Trương Tửu chọn phương pháp phê bình văn hóa – lịch 
sử và phần nào là phương pháp phê bình phân tâm học; Vũ Ngọc Phan hòa trộn giữa 
phương pháp phê bình tiểu sử, phê bình văn hóa xã hội, phê bình trực cảm, Đặng Thai Mai 
theo phương pháp phê bình xã hội học marxist Mỗi người một thể nghiệm khác nhau và 
ít nhiều để lại dấu ấn riêng. Có một điều rằng, ở Việt Nam trong giai đoạn đó, các nhà 
nghiên cứu phê bình chủ yếu đi theo hướng thể nghiệm, ứng dụng các lí thuyết vào phê 
bình chứ không chủ trương giới thiệu lí thuyết văn học. Kiều Thanh Quế là một trong 
những người tiên phong trong việc giới thiệu và hệ thống hóa về mặt lí thuyết các phương 
pháp phê bình. Làm công việc đó, ông có điều kiện tiếp cận tìm hiểu sâu lí thuyết từng 
trường phái. Tuy nhiên, trong khi áp dụng vào công việc nghiên cứu phê bình, ta lại thấy 
ông không theo hẳn một trường phái hay một phương pháp nào mà luôn có sự lựa chọn 
ứng dụng phù hợp với mỗi đối tượng. Cũng như từ đầu đến cuối, ta thấy ông vẫn luôn giữ 
một thái độ khách quan, khoa học, tuân theo các nguyên tắc biện chứng để thẩm định, đánh 
giá một tác phẩm, ít khi ông để lộ cái tôi hoặc đường hướng tư tưởng của mình trong các 
bài nghiên cứu, phê bình. Đó là một trong những điểm đặc biệt và cũng là đáng trọng ở 
ngòi bút này. Tổng kết lại trong toàn bộ di sản văn học của Kiều Thanh Quế, chúng tôi 
nhận thấy ông có vận dụng một số phương pháp nghiên cứu, phê bình chính như: phương 
pháp phê bình tiểu sử của Sainte Beuve; phương pháp phê bình văn hóa – lịch sử của H. 
Taine; phương pháp phê bình giáo khoa của Lanson; phương pháp so sánh, phương pháp 
phê bình trực giác, cũng như vận dụng thuyết tiến hóa văn học của Brunetière. 
2.1.1. Phương pháp nghiên cứu văn hóa – lịch sử 
Phương pháp nghiên cứu này thể hiện rõ trong công trình Cuộc tiến hóa văn học Việt 
Nam (1943) của Kiều Thanh Quế. Mặc dù tác phẩm được kết cấu tựa trên bình diện ngôn 
ngữ, nhưng ở đó, tác giả khảo cứu rất kĩ lưỡng các yếu tố về lịch sử, văn hóa trong nước 
cũng như khu vực Đông Á có tác động đến việc hình thành các trào lưu, khuynh hướng văn 
học thời trung đại. Đây là phương pháp nghiên cứu thông dụng trong các công trình khảo 
cứu văn học thời bấy giờ như Việt Hán văn khảo, Việt Nam cổ văn học sử Tuy nhiên, 
với Kiều Thanh Quế, phương pháp này có phần phát huy hiệu quả hơn, bởi ông đã chọn 
lọc và dựa trên nhiều tài liệu lịch sử để mô tả và lí giải các vấn đề của văn học. Phương 
pháp này cũng cho thấy quan niệm Văn - Sử - Triết bất phân vẫn có một sự chi phối nhất 
định trong lĩnh vực khảo cứu văn học lúc bấy giờ. Do dòng văn học mà ông đang nghiên 
cứu chủ yếu là văn học thời kì trung đại nên cảm quan lịch sử không tách rời văn chương, 
tư tưởng. Phương pháp này cũng được Kiều Thanh Quế vận dụng trong công trình Ba 
mươi năm văn học (1942). Phương diện văn hóa được ông trình bày từ sự hình thành, vận 
động và phát triển của chữ quốc ngữ cùng các thiết chế văn hóa, nghệ thuật, tư tưởng 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Trần Thị Mỹ Hiền 
745 
phương Tây du nhập vào Việt Nam. Về lịch sử xã hội, Kiều Thanh Quế cho thấy một xã 
hội đang vận động theo xu hướng hiện đại hóa với sự trợ lực của ngành xuất bản, báo chí 
và ngành thương mại văn học đang khởi sắc. Nhu cầu đọc của dân chúng ngày càng cao là 
kết quả của một xã hội đang phát triển. Cùng lúc đó, văn hóa đọc là bệ phóng cho văn học 
chữ quốc ngữ ra đời đa dạng về thể loại, đáp ứng được thị hiếu thẩm mĩ của người đương 
thời, từ thơ ca, đến là tiểu thuyết, phóng sự, truyện ngắn, kịch nói, phê bình, dịch thuật 
Ngoài ra, ta còn thấy Kiều Thanh Quế kế thừa tinh thần thuyết tiến hóa văn học của 
Brunetière để dẫn dắt, lí giải, giúp người đọc có thể hình dung quá trình vận động, phát 
triển của văn hóa, văn học nước nhà. Cùng với đó, tác giả còn cho thấy một cơ chế xã hội 
học văn học đã hình thành, tồn tại và chi phối sự phát triển của văn học Việt Nam nửa đầu 
thế kỉ XX. Có thể nói, với công trình này, Kiều Thanh Quế đã kết hợp khá hiệu quả các 
phương pháp nghiên cứu nhằm vẽ nên một bức tranh 30 năm văn học Việt Nam. 
Trở lại phương pháp chủ đạo là văn hóa – lịch sử, Kiều Thanh Quế còn vận dụng khi 
bàn về Truyện Kiều trong bài “Nỗi lòng Tố Như dưới triều Gia Long”. Bài viết dẫn ra 
nhiều cứ liệu về lịch sử cuối Lê đầu Nguyễn cũng như các yếu tố về tiểu sử của Nguyễn 
Du nhằm minh giải một số tình tiết trong Truyện Kiều. Ông đã cho thấy được mối liên hệ 
cũng là sự tương đồng trong chính cuộc đời của Nguyễn Du được thể hiện qua một số câu 
thơ trong Truyện Kiều. Cuối cùng, ông xác định “Truyện Kiều phản ánh tấm lòng Tố Như 
dưới triều Gia Long” (Nguyen & Phan, 2009, p.65). 
2.1.2. Phương pháp phê bình tiểu sử 
Phương pháp phê bình tiểu sử vốn là một phương pháp rất thịnh hành trong môi 
trường nghiên cứu văn học lúc bấy giờ. Tuy nhiên, với phương pháp này, Kiều Thanh Quế 
sử dụng khá chừng mực. Một phần vì Kiều Thanh Quế không chú trọng mảng phê bình 
nhân vật mà thường phê bình tác phẩm hoặc các sự kiện văn học. Do vậy, phương pháp 
này không phải là thông dụng và tối ưu đối với ông. Trong một số trường hợp cụ thể, khi 
nhận thấy phần tiểu sử nhà văn ánh xạ rõ nét trong sự hình thành cốt truyện và phong cách 
viết văn, Kiều Thanh Quế mới vận dụng phương pháp này. Bài phê bình “Chân trời cũ” của 
Hồ Dzếnh là một trong những trường hợp đặt biệt đó. Ông cho rằng “cốt truyện tác giả dàn 
xếp trong đoản thiên của mình toàn là chuyện gia đình tác giả - một gia đình Trung Hoa sống 
trên đất Việt Nam Điều khiến tôi cảm động là lòng sầu xứ không thôi cộng với nỗi đau khổ 
của tác giả” (Nguyen & Phan, 2009, p.88) Ngoài ra, trong phần phê bình tác phẩm của Vũ 
Trọng Phụng, Kiều Thanh Quế cũng ít nhiều sử dụng phương pháp này khi tìm mối liên hệ 
với tiểu sử nhà văn, nhằm lí giải khuynh hướng sáng tác của nhà văn họ Vũ này. 
2.1.3. Phương pháp liên tưởng, so sánh 
So với các phương pháp nghiên cứu, phê bình khác, đây là phương pháp được ông 
vận dụng nhiều nhất, đan xen trong các bài phê bình. Đặt đối tượng nghiên cứu trong mối 
liên hệ liên tưởng, so sánh, Kiều Thanh Quế cho thấy biên độ cũng như sự giao thoa giữa 
các vùng văn học hoặc các đối tượng khác nhau, từ đó khắc họa rõ nét đối tượng nghiên 
cứu. Phương pháp này được ông sử dụng một cách uyển chuyển, linh hoạt, tạo cho bài viết 
có một đường dây dẫn dắt, tạo sự hấp dẫn cho người đọc cũng như dùng để cập nhật các 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 4 (2020): 743-754 
746 
kiến thức văn học cho độc giả. Chính Kiều Thanh Quế trong một bài phê bình khác đã cho 
rằng vận dụng phương pháp đối chiếu (so sánh) sẽ giúp cho những lời bàn giải có thêm căn 
cứ và điểm tựa để tăng sức thuyết phục trong lập luận (Nguyen & Phan, 2009, p.70). Như 
vậy, so sánh là một phương pháp được Kiều Thanh Quế ý thức lựa chọn nhằm làm mạnh 
mẽ, sáng rõ thêm các vấn đề mà ông đang đề cập. Chẳng hạn khi phê bình Giông tố của Vũ 
Trọng Phụng, ông liên hệ với Tiêu sơn tráng sĩ của Khái Hưng và Trường đời của Lê Văn 
Trương để so sánh về dung lượng, cũng là một cứ liệu để giúp ông khẳng định giá trị của 
Giông tố. Ông cho rằng “Giông tố của Vũ Trọng Phụng về lượng ngang ngửa với Trường 
đời của Lê Văn Trương nhưng về phẩm thì vượt cao hẳn lên một cách trông thấy” 
(Nguyen, & Phan, 2009, p.297). Và cũng đề phòng ý kiến cho rằng một tác phẩm hay 
không nhất thiết phải dài, ông lập luận và dẫn chứng các tác phẩm của các nhà văn nổi 
tiếng trên thế giới để làm vững chắc thêm ý kiến của mình. 
Các bạn đừng vội tin câu: “văn hay bất luận đặt dài” của bọn văn sĩ bất tài đem ra phỉnh phờ 
các bạn. Vì chúng tôi đố các bạn tìm đâu ra được một cuốn tiểu thuyết Âu châu (trừ nước 
Pháp) mỏng meo sốc sếch như đa số tiểu thuyết ta trình bày nhan nhản ở khắp hàng sách 
trong nước hiện nay. Cuốn tiểu thuyết nào của Marxim Gorki, Léon Tolstoy, Dostoievsky, 
Sinclair Lewis, Stefan Zweig, Somerset Maugham, Vicki Baum, Blasco, Hânez, Pearl Buck 
cũng dày ba bốn trăm trang. (Nguyen, & Phan, 2009, p.296). 
Không chỉ so sánh về kĩ thuật viết, ông còn có những liên tưởng, so sánh về nội dung 
đề tài. Trong khi phê bình Quê người của Tô Hoài, ông đã liên hệ với Sau lũy tre xanh của 
Khái Hưng và Con trâu của Trần Tiêu để khái quát thành một bộ “nhân sinh hí kịch sau 
lũy tre xanh” ở đất Bắc (Nguyen, & Phan, 2009, p.91). Cùng hệ đề tài này, ông cũng liên 
hệ các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh ở Nam Bộ như: Con nhà nghèo, Ngọn cỏ gió đùa, Cay 
đắng mùi đời 
Cũng bằng phương pháp so sánh này, ở nhiều chỗ đã cho thấy cặp mắt phát hiện khá 
tinh tường của Kiều Thanh Quế. Chẳng hạn trong bài phê bình Đồng bệnh - kịch của Khái 
Hưng, ông nhận thấy “kịch Khái Hưng khác kịch của Đoàn Phú Tứ ở điểm: người đàn bà 
là chủ động trong kịch của Đoàn Phú Tứ, trong khi người đàn ông đóng vai trò quan trọng 
ở kịch Khái Hưng” (Nguyen, & Phan, 2009, p.72). Cuối cùng, thẩm định lại tài năng của 
tác giả này, ông thay nhận định bằng một phép so sánh: “Ngòi bút Khái Hưng dồi dào lắm! 
Nhưng dồi dào đâu phải đồng nghĩa với đặc sắc! Khái Hưng viết tiểu thuyết diễm tình, gia 
đình thành công không ai chối cãi được. Bắt sang lịch sử tiểu thuyết, tác giả Tiêu Sơn tráng 
sĩ vẫn còn đáng trọng hơn Lan Khai. Nhưng trong phạm vi kịch bản, chúng tôi không làm 
sao khỏi đặt Khái Hưng dưới Vi Huyền Đắc, Đoàn Phú Tứ!” (Nguyen, & Phan, 2009, p.73). 
2.1.4. Phương pháp phê bình trực cảm 
Cùng với các phương pháp nghiên cứu văn hóa – lịch sử, phương pháp phê bình tiểu 
sử, Kiều Thanh Quế đâu đó vẫn có sử dụng phương pháp trực cảm (hay còn gọi là trực 
giác) để cảm nhận và đánh giá một vài đối tượng văn học. Vận dụng phương pháp này, 
theo chúng tôi, là một trong những cách làm mềm hóa ngòi bút trọng về tư duy biện chứng 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Trần Thị Mỹ Hiền 
747 
của Kiều Thanh Quế. Thật ra đây không phải là một phương pháp thuần túy mang tính chủ 
quan. Kiều Thanh Quế từng phê bình “Triết học Bergson” và đã nhận thấy rằng: 
Trực giác là một phương pháp nhận thức biệt hẳn ra ngoài lí trí nhưng không phải 
phản với lí trí. Thực tại nào mà trực giác đã tìm ra cũng có thể dùng lí trí để thí 
nghiệm xem xét lại. Thế thì tiếng “trực giác” đây không phải theo nghĩa thông 
thường, chỉ một cách ức đoán, một sự cảm giác thuần thuộc về chủ quan, một cái tâm 
trạng thuộc về tình cảm đâu. Trái lại đó là một cách suy nghĩ, một cách chú ý thâm 
trầm, không thiết đến sự hành động ở ngoài, bỏ cả những tiếng nói và lí luận thông 
thường để mà trực tiếp cảm xúc lấy cái chân tướng. (Nguyen, & Phan, 2009, p.71). 
Ông cho rằng trực giác của Bergson là trực giác suy lí. Nó khác với trực giác của nhà 
Phật, là trực giác thần bí. Trong một số bài phê bình, Kiều Thanh Quế hay có những nhận 
định ban đầu theo hướng trực cảm này nhằm tóm lấy toàn bộ ý cốt lõi của vấn đề, mới xem 
qua thấy có phần hơi chủ quan; tuy nhiên, ngay sau đó bằng những lập luận, dẫn dắt, diễn 
giải cận văn bản, ông đã cho người đọc thấy được vì sao ông có cảm nhận đó. Hoặc cũng 
có một số đoạn ta thấy ông để mạch văn chiều theo cảm xúc của mình. Đó là những lúc 
ngòi bút vốn rắn rỏi của ông trở nên mềm mại, nhẹ nhàng, gợi sự liên tưởng. Phương pháp 
này cũng có phần gần với lối phê bình văn học cổ điển phương Đông, làm mềm hóa tính 
rạch ròi của ý thức. Mặc dù mạnh ở tinh thần khúc chiết, khoa học kiểu phương Tây, 
nhưng về cảm quan chung, Kiều Thanh Quế vẫn giữ lại phần nào nét cổ điển. Có thể nói 
rằng, đối với các thể loại có sự tiếp nhận kĩ thuật viết của phương Tây, về mặt hình thức, 
Kiều Thanh Quế luôn chú trọng kĩ thuật viết, còn về nội dung, ông sẽ đứng trên quan điểm 
xã hội tiến bộ. Nhưng khi phê bình thơ ông lại để tâm hồn mình nghiêng về phía cổ điển 
nhiều hơn. Đối với Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân, khi phê bình, Kiều 
Thanh Quế gián t ... động văn học giai đoạn này. 
2.2.2. Đặc điểm về văn phong 
Sức mạnh của ngòi bút phê bình Kiều Thanh Quế được tạo nên bởi văn phong súc 
tích, chặt chẽ cùng với lối viết thẳng thắn, đi trực diện vào vấn đề. Đây là một lối viết khá 
thẳng thắn, không vòng vo, thể hiện cái nhìn bộc trực, chỉ rõ những điểm hay, dở của tác 
phẩm chứ không câu nệ, cả nể. Nhiều câu trong bài viết, ông sắp đặt theo lối diễn giải, tạo 
sự rành mạch, dễ hiểu. Ví dụ như câu: “Những nhát bay giản dị là nghệ thuật Tô Hoài: câu 
văn ngắn mà đủ nghĩa nhờ những chữ không cầu kì mà đặt đúng chỗ” (Nguyen & Phan, 
2009, p.90). Hoặc cũng có khi ông viết theo lối nêu khái niệm: “Nhà văn là nhà sáng tác. 
Nhà bác học là bực học rộng chuyên biên khảo, dịch thuật chớ không có sáng tác nào đáng 
kể” (Nguyen & Phan, 2009, p.91). Nhiều đoạn trong bài viết Kiều Thanh Quế cũng dùng 
giọng văn trao đổi, tranh luận: “Thế nào là nhà văn? Ở đầu tác phẩm của mình, Vũ Ngọc 
Phan đã định nghĩa []. Định nghĩa như thế Vũ Ngọc Phan chỉ mới phân biệt nhà văn với 
nhà báo thôi! Ông còn quên cho độc giả rõ thế nào là nhà văn, thế nào là nhà bác học!” 
(Nguyen & Phan, 2009, p.91). Ông cũng hay dùng các cụm từ chỉ ý trao đổi, tranh luận 
làm sáng tỏ vấn đề như: “đố ai tìm được”, “sao có thể gọi là”, “một tác phẩm được 
mọi người cho hay, vị tất đã là hay! Điều gì cổ nhân bảo phải, vị tất đã là phải!” (Nguyen, 
& Phan, 2009, p.93). 
Là một cây bút phê bình văn chương, nhưng không chỉ dừng lại ở chủ đích thẩm 
bình, khen chê, Kiều Thanh Quế còn xem nghệ thuật phê bình là một cách thức để góp 
phần xây dựng, làm thay đổi tương lai nền văn học nước nhà. Chính vì vậy mà những lập 
luận của nhà phê bình họ Kiều khá thẳng thắn trên tinh thần góp ý, xây dựng. Phê bình 
“Triết học Bergson” của Lê Chí Thiệp, ông góp ý: “Ước gì ông (tác giả cuốn sách) vừa bàn 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Trần Thị Mỹ Hiền 
751 
về trực giác của Bergson lại vừa nói chút đỉnh đến “trí lương tri” của Vương Dương Minh 
thì hay biết mấy. Chỗ dị đồng giữa Vương Dương Minh và Bergson cũng như chỗ dị đồng 
giữa Bergson và Tagore chắc hẳn là không phải không có (Nguyen & Phan, 2009, p.70). 
Hay trong bài phê bình tác phẩm “Trở lửa vỏ ra”, một tiểu thuyết của Phan Khôi, Kiều 
Thanh Quế thẳng thắn góp ý vị tiền bối của mình: “Ông Phan Khôi nên dành để nghệ thuật 
quý báu của mình (nghệ thuật khảo cứu) mà phụng sự những điều mình sở đắc. Tiểu thuyết 
không phải địa hạt của Phan tiên sinh” (Nguyen & Phan, 2009, p.36). Ngòi bút ấy còn mạnh 
dạn trong việc đúc kết vấn đề, tạo điểm nhấn cũng như sức gợi cho người đọc. “Sau Khái 
Hưng còn có Trần Tiêu, Tô Hoài Sau Hồ Biểu Chánh chỉ có Hồ Biểu Chánh hay sao? Nếu 
thế, đáng buồn thay cho làng tiểu thuyết Nam Kỳ!” (Nguyen, & Phan, 2009, p.91). 
Có thể nói, tính cách thẳng thắn, bộc trực đã đi vào văn phong, cách triển khai bài 
viết cũng như sự quan tâm đến những vấn đề văn học của Kiều Thanh Quế. Đôi khi tự biết 
sự thẳng thắn của mình sẽ gây ra nhiều ý kiến bất lợi, nhưng trước sau ông vẫn giữ vững 
thái độ đó trong ngòi bút. Hơn một lần ngòi bút phê bình của Kiều Thanh Quế thể hiện 
quan điểm “yêu công lí” khi chỉ ra những trường hợp không thành thật trong văn chương. 
Đó là nghi án đạo thơ của Lưu Trọng Lư trong bài viết “Thi sĩ Lưu Trọng Lư với “Tiếng 
thu” đăng trên Tri Tân, số 138 (tháng 4-1944), chỉ ra sự không thành thật của Lan Khai 
trong bài phê bình “Cuộc hội ngộ Lan Khai – Zweig: “Tội và thương” gặp “La Peur” đăng 
trên Tạp chí Tri Tân số 43 (tháng 4-1942), rồi đến bài “Vở “Jalousie” của Sacha Guitry 
biến thể trong ‘Ghen’” đăng trên Tạp chí Tri Tân số 76 (17-12-1942). Cũng trong bài viết 
này, Kiều Thanh Quế đã nêu rõ quan điểm của mình: “Sau bài phê bình Tội và thương của 
Lan Khai, nhiều người chuộng sự thành thật trong văn chương tỏ lời khuyến khích ngọn 
bút hèn kém này, nhưng cũng có lắm kẻ nệ chấp cho chúng tôi làm thế là vì ác ý với tác 
giả. Ở đây chúng tôi xin miễn thân oan cho mình, và xin theo đuổi công việc của mình” 
(Nguyen, & Phan, 2009, p.99). 
Từ đó ta thấy, trong phê bình, Kiều Thanh Quế là một ngòi bút có cá tính, yêu sự 
chân thật, rõ ràng. Nhiệt tâm với công việc xây dựng nền văn học, ông đã bộc lộ tinh thần 
“trượng nghĩa” vốn hiện diện sâu đậm trong đời sống người dân Nam Bộ. Mặc dù vậy, ông 
cũng ý thức được đâu là điểm dừng của một nhà phê bình. Phê bình một tác giả hay tác 
phẩm, Kiều Thanh Quế chủ trương: “Thi tài của một nhà thơ cần phải đem phân tích, rồi 
để độc giả nhân đó nhận thức, đánh giá trình độ, cái hay của thi sĩ ấy. Nhà phê bình, nhà 
làm truyện kí khỏi cần phải lôi thôi thêu dệt bằng lắm lời hoa mĩ” (Nguyen, & Phan, 
2009, p.57). Phê bình một tác phẩm, theo ông, nhà phê bình cần phải chừng mực trong 
ngòi bút, tránh dẫn dắt độc giả tin theo những ý tưởng chủ quan của mình. 
2.2.3. Đặc điểm về ngôn ngữ 
Trong nghiên cứu cũng như phê bình, ngôn ngữ Kiều Thanh Quế có những đặc điểm như: 
Sử dụng nhiều từ Hán Việt hoặc trích dẫn những câu chữ Hán thường dùng 
trong lí luận truyền thống. Ví dụ như trong bài phê bình ngòi bút viết truyện của Phan 
Khôi, Kiều Thanh Quế mở đầu bằng câu: “Người đời xưa bảo: “Không nên lấy từ hại ý”. 
Ông Phan Khôi không nghe lời” (Nguyen, & Phan, 2009, p.34). Người xưa ở đây là chỉ 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 4 (2020): 743-754 
752 
những nhà tư tưởng lí luận văn học Trung Quốc, cụ thể ở đây là của Lưu Hiệp trong cuốn 
Văn tâm điêu long. Ngoài ra, nhiều khi trong một đoạn mà tác giả sử dụng xen kẽ những từ 
Hán Việt và những từ dịch ra từ tiếng Pháp, như: “Trong phương hoạch hành văn (procédé 
de style), trọng yếu nhất là hình tượng (image) và tả ảnh từ (métaphore). Tả ảnh từ dạy 
cách chuyển tánh chất một thứ dễ ý hội sang một thứ khó ý hội. Cách chuyển hóa này biến 
thành lối so sánh, tỉ giảo (comparasion)” (Nguyen, & Phan, 2009, p.29). Trong bài “Phiên 
dịch cũng là cách đào luyện văn chương” đăng trên Tri Tân số 49 (6-1942), có đoạn: 
Biết bao danh sĩ Tàu, Nhật sở dĩ quảng kiến đa văn được là nhờ học ở sách dịch. Lương Khải 
Siêu, một danh sĩ Tàu hồi Trung Hoa dân quốc thành lập chẳng hạn, nhờ học ở sách dịch mà 
uyên bác được tất cả uyên nguyên học phái: triết học, khoa học, sử học từ thượng cổ trải 
qua trung cổ đến tân kim thời đại, từ Hy Lạp trải qua La Mã đến Anh, Pháp, Đức, Mĩ: thông 
hiểu được thuyết thực nghiệm của Bacon, thuyết tồn nghi của Descartes, thuyết xã ước của 
Rousseau, thuyết chánh trị, tạm quyền của Montesquieu, thuyết nguyên phú của Smith, 
thuyết quốc gia của Bluntchi, thuyết thiên diễn của Darwin, thuyết triết học điều hòa của 
Kant, thuyết lợi lạc của Bentham (Nguyen, & Phan, 2009, p.60). 
Lối sử dụng ngôn ngữ này có trong các bài nghiên cứu và phê bình của Kiều Thanh 
Quế khá nhiều. 
Viết nguyên âm những từ tiếng Pháp mà không dịch nghĩa. Ví dụ đoạn Kiều 
Thanh Quế viết về chủ nghĩa hiện thực: “Ở nước ta trước thời kì 1935-1936 hay ở vào 
nước Pháp trước năm 1850, tức sanh nhằm một thời đại nó phân cách hậu diệp chánh thể 
dân chủ buộc joa (démocratie bourgeoise) với sơ diệp chánh thể dân chủ xã hội 
(démocratie sociale)” (Nguyen, & Phan, 2009, p.285). Điều này có thể tạo nên sự khó hiểu 
cho người đọc bây giờ, nhưng giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX, đó có lẽ là một hiện tượng phổ 
biến ở Nam Bộ. Bởi ngay cả trong ca dao Nam Bộ cũng có hiện tượng viết nguyên âm 
tiếng Pháp mà không dịch này. Như câu: “Bước vô Trường Án, vỗ ván cái rầm/ Bủa xua 
ông Tham Biện, bạc tiền ông để đâu” (Cao dao Nam Bộ). Bủa xua là tiếng bồi đọc trại từ 
chữ bonjour của Pháp. So với các cây bút miền Bắc vào giai đoạn này, sự ảnh hưởng Hán 
học đã lùi dần, nhường chỗ cho văn hóa phương Tây, thì ở Nam Bộ, sự ảnh hưởng của nền 
Hán học vẫn còn tồn tại. Ngoài ra còn do thói quen sử dụng ngôn ngữ của người Nam Bộ. 
Nguyễn Văn Trung khi khảo sát văn học trên tờ Lục tỉnh Tân văn đầu thế kỉ đã nhận thấy 
rằng “riêng về từ, lời nói thường dùng từ nôm na bình dân, nhưng cũng có thể dùng nhiều 
từ Hán Việt, kể cả câu xuôi của chữ Nho mà người trí thức thời đó khi nói vẫn quen dùng 
nên khi viết cũng cứ để nguyên như vậy. Đến khi tiếp xúc với văn hóa Pháp, đôi khi nói 
cũng pha tiếng Pháp, thì khi viết cũng viết như khi nói, không dịch ra” (Nguyen, 2015, 
p.450). Nam Bộ là nơi có sự ảnh hưởng, giao lưu văn hóa khá đa dạng, lại thêm việc sử 
dụng tiếng Pháp từ rất sớm nên nhiều người đã quen với việc dung hợp nhiều thứ ngôn ngữ 
trong đời sống để thích nghi. Do vậy, trong ý thức, họ không cần dịch mà phát nguyên âm 
và mọi người vẫn có thể hiểu. Hơn nữa, văn học Nam Bộ còn có một đặc điểm là “văn viết 
học theo văn nói” (trong khi miền Bắc thì ngược lại) nên dần dần những yếu tố thuộc về 
phát âm cũng đi vào văn viết một cách tự nhiên. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Trần Thị Mỹ Hiền 
753 
Ít chọn lọc ngôn ngữ viết thuần túy mà đã giữ lại cách diễn đạt tự nhiên, dân dã, 
đậm đặc ngôn ngữ của người bình dân Nam Bộ. Đặc điểm này hiện diện trong hầu hết 
các tác phẩm của Kiều Thanh Quế, kể cả nghiên cứu, dịch thuật và phê bình, nên phần nào 
cũng làm ảnh hưởng đến tính chuyên nghiệp trong văn phong nghiên cứu của ông. Ta có 
thể bắt gặp các từ như: sanh, nhứt, lộn xộn, lôi thôi, dài ngoằng, cỏn con, vẽ vời, bưng, na 
ná, lèo tèo, nói qua loa Theo Nguyễn Văn Trung, “Cuộc sống của miền Nam đưa người 
lưu dân đến chỗ dễ tước bỏ những cái trang trọng, đài các, chải chuốt, tế nhị, thâm trầm khi 
thực ra chúng chỉ còn là hình thức khuôn sáo quanh co ngăn chặn những thông cảm chân 
thành trực tiếp”. “Nói, viết văn cũng vậy. Trở về với cái chân thực, chân tình, thông cảm 
trực tiếp là trở về với ngôn ngữ nói hằng ngày, và nếu viết văn thì đó là thứ văn nói, nghĩa 
là thứ văn viết ra để đọc, để trình diễn cho mọi người xem, nghe bằng con mắt, lỗ tai, 
không phải thứ văn để đọc một mình” (Nguyen, 2015, p.482). Cũng theo học giả này, sự 
trở về với lời nói hàng ngày trong văn chương không phải là một trường hợp riêng của 
miền Nam. Đó là một biểu lộ văn hóa ở những miền đất mới. Xét về một phương diện nào 
đó, nó biểu lộ “sự sống động, phong phú về ngôn ngữ của con người ở vùng đất mới, như 
một trở lại với cái khởi đầu, chưa có sự phân biệt, quy định chặt chẽ. Hiện tượng trên 
không phải là đặc thù, mà đúng ra chỉ bày tỏ một quy luật về văn hóa trong quan hệ của 
con người vùng đất cũ và vùng đất mới”, “biểu hiện một xã hội sống động đang chuyển 
mình, đổi mới” (Nguyen, 2015, p.450, 452). 
Như vậy có thể nói, ngôn ngữ nghiên cứu, phê bình của Kiều Thanh Quế thể hiện 
một đặc trưng rất Nam Bộ giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX. Do tiếp thu cả hai nền phê bình 
truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây, nên trong ngôn ngữ phê bình, ta 
thấy Kiều Thanh Quế thường sử dụng trộn lẫn ba ngôn ngữ: vừa dùng từ Hán Việt, vừa sử 
dụng những thuật ngữ về văn học hoặc chính trị, tư tưởng bằng tiếng Pháp, vừa kết hợp lớp 
ngôn ngữ bình dân Nam Bộ. Tùy vào cách nhìn nhận của mỗi người, nhưng theo chúng tôi, 
điều này ít nhiều đã cho thấy được bản lĩnh, sự tự tin của một nhà nghiên cứu. Bởi một trí 
thức Tây học như Kiều Thanh Quế vốn đã tiếp thu một lối hành văn khúc chiết, khoa học 
từ phương Tây thì không lẽ nào không thể khắc phục được những hạn chế về cách dùng từ 
mang tính chất địa phương. Hơn nữa các tác phẩm của Kiều Thanh Quế không chỉ xuất bản 
trong phạm vi địa phương Nam Bộ mà còn được ông chủ động đưa “tiếng nói địa phương” 
ra tận miền Bắc thông qua việc đăng bài trên Tạp chí Tri Tân. Vì thế, có thể xem đây là một 
hành động có chủ đích trong việc tạo nên một chất giọng riêng hiếm có thời bấy giờ. 
3. Kết luận 
Có thể thấy phong cách nghiên cứu, phê bình của Kiều Thanh Quế gắn liền với lối tư 
duy thiên về lí trí, logic, xem trọng tính khoa học hơn là thiên về duy cảm; do đó, các tác 
phẩm của Kiều Thanh Quế dù là nghiên cứu hay phê bình cũng ít nhiều có giá trị về mặt lí 
luận và mang tính khoa học chứ không đơn thuần chỉ là tiếp nhận hoặc cảm thụ nghệ thuật. 
Về mặt kết cấu, các bài viết và công trình nghiên cứu của ông đôi chỗ có thể chưa được 
chặt chẽ nhưng cái chính là ông đã đóng góp cho độc giả và các nhà nghiên cứu sau này 
nhiều dữ liệu về các hoạt động trong đời sống văn học đương thời. Ngoài ra, do kiến văn 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 4 (2020): 743-754 
754 
rộng rãi, với lối so sánh và liên hệ linh hoạt, các công trình và bài viết của ông đã dẫn dắt, 
gợi mở cho người đọc nhiều vấn đề văn học có liên quan không chỉ trong nước mà còn trên 
thế giới. Quan trọng là ông không làm điều này chỉ để tăng sự sang trọng cho bài viết mà là 
muốn cung cấp thêm tri thức cho các độc giả trong nước thời bấy giờ. Cùng với Lê Thọ 
Xuân, Kiều Thanh Quế là một trong những nhà nghiên cứu tiên phong trong vấn đề mở 
rộng giao lưu học thuật giữa miền Nam và miền Bắc thông qua việc nhiều bài nghiên cứu, 
trao đổi, phê bình của ông được đăng trên Tạp chí Tri Tân. Riêng điểm này đã cho thấy 
được bản lĩnh và sự tự tin của ông trong môi trường giao lưu học thuật bấy giờ. Và mặc dù 
công bố các bài viết của mình ở môi trường học thuật miền Bắc nhưng Kiều Thanh Quế 
không vì thế mà làm giảm đi văn phong mang tính cách Nam Bộ. Khác với lối viết của 
Đông Hồ hay Trúc Hà rất gần với văn phong miền Bắc, trước sau Kiều Thanh Quế vẫn giữ 
được chất giọng Nam Bộ rất riêng của mình. Tất cả những điều này có lẽ không nằm ngoài 
dự định muốn tạo nên một diễn ngôn mới trong nghiên cứu văn học dân tộc. 
 Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Hoai Anh (2001). Literary portrait [Chan dung van hoc]. Hanoi: Writers' Association Publishing 
House. 
Nguyen, H. S., & Phan, M. H. (compilation) (2009). Evolution of Vietnamese literature [Cuoc tien 
hoa van hoc Viet Nam]. Hochiminh City: Thanh nien Publishing House. 
Nguyen, V. T. (1968). Literary profile (Vol.3): Literary research and criticism [Luoc khao van 
hoc: nghien cuu va phe binh van hoc]. Saigon: Nam Son Press. 
Nguyen, V. T. (2015). Research profile of the six provinces of Southern Vietnam [Ho so luc chau 
hoc]. Hanoi: Tre Publishing House. 
STYLE OF LITERATURE RESEARCH AND CRITICISM BY KIEU THANH QUE 
Tran Thi My Hien 
Thu Dau Mot University, Vietnam 
Corresponding author: Tran Thi My Hien – Email: nguyenhau_1134@yahoo.com 
Received: December 11, 2019; Revised: February 17, 2020; Accepted: April 27, 2020 
ABSTRACT 
Kieu Thanh Que is a Vietnamese researcher and literary critic in the first half of the 
twentieth century. Within 10 years of professional activities, he has a large number of works. He is 
considered as an outstanding researcher in the South. This article will explore not only his 
research methods and literary criticism but also his textual structure, style, and language in his 
works. The results show that he is flexible in applying various research methods, his structure of 
the research is logical and coherent, and his style is frank and direct to the research objectives. In 
addition, he also used the typical research language of the South Vietnamese in the first half of the 
twentieth century. 
Keywords: Kieu Thanh Que; literary research; literary criticism; style 

File đính kèm:

  • pdfphong_cach_nghien_cuu_phe_binh_van_hoc_cua_kieu_thanh_que.pdf