Phong tục cưới hỏi của người Sán Dìu ở huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên và những vấn đề đặt ra hiện nay

TÓM TẮT

Cưới xin là việc hệ trọng trong cuộc đời mỗi người. Phong tục cưới xin truyền thống của người

Sán Dìu ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên chứa đựng những giá trị nhân văn, văn hóa tốt đẹp

của tộc người. Những giá trị truyền thống ấy biến đổi theo thời gian, không gian. Qua sự biến đổi

ấy, nó đã tự “gạn đục khơi trong” để phù hợp với thời đại con người đang sống và khẳng định sức

sống trường tồn. Tuy nhiên, có những thay đổi theo trào lưu, đang trượt dài theo quan niệm mới

của con người làm xói mòn các giá trị truyền thống. Nguy cơ mất dần những giá trị văn hóa truyền

thống đang là vấn đề đặt ra đối với phong tục cưới xin của người Sán Dìu ở huyện Phú Bình, tỉnh

Thái Nguyên hiện nay

pdf 5 trang yennguyen 5220
Bạn đang xem tài liệu "Phong tục cưới hỏi của người Sán Dìu ở huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên và những vấn đề đặt ra hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phong tục cưới hỏi của người Sán Dìu ở huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên và những vấn đề đặt ra hiện nay

Phong tục cưới hỏi của người Sán Dìu ở huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên và những vấn đề đặt ra hiện nay
Dương Thùy Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 175 - 179 
 175
PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI SÁN DÌU 
Ở HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN 
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY 
Dương Thùy Linh* 
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Cưới xin là việc hệ trọng trong cuộc đời mỗi người. Phong tục cưới xin truyền thống của người 
Sán Dìu ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên chứa đựng những giá trị nhân văn, văn hóa tốt đẹp 
của tộc người. Những giá trị truyền thống ấy biến đổi theo thời gian, không gian. Qua sự biến đổi 
ấy, nó đã tự “gạn đục khơi trong” để phù hợp với thời đại con người đang sống và khẳng định sức 
sống trường tồn. Tuy nhiên, có những thay đổi theo trào lưu, đang trượt dài theo quan niệm mới 
của con người làm xói mòn các giá trị truyền thống. Nguy cơ mất dần những giá trị văn hóa truyền 
thống đang là vấn đề đặt ra đối với phong tục cưới xin của người Sán Dìu ở huyện Phú Bình, tỉnh 
Thái Nguyên hiện nay. 
Từ khóa: Sán Dìu, cưới xin, phong tục, nghi lễ, văn hóa dân tộc. 
Phú Bình là huyện có các dân tộc Kinh, Tày, 
Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, Hmông và 
người dân tộc Hoa sinh sống. Dân số của 
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên theo điều 
tra dân số 01/04/2009 là 134.150 người, trong 
đó người Sán Dìu là 3.115 người, chiếm 2,3% 
dân số toàn huyện. Quá trình định cư và phát 
triển của người Sán Dìu ở Phú Bình đã hình 
thành cho tộc người những đặc trưng văn hóa 
riêng. Đồng thời, chính sự cộng cư, xen kẽ và 
tiếp thu văn hóa các dân tộc khác càng góp 
phần khẳng định giá trị văn hóa của tộc 
người, tạo nên một bản sắc văn hóa tộc người 
Sán Dìu khu biệt. Theo phong tục của người 
Sán Dìu ở Thái Nguyên, đám cưới truyền thống 
của họ trải qua những nghi lễ chính sau:* 
Lễ xin lá số (loổng nén sang): Hôn nhân 
truyền thống của người Sán Dìu do cha mẹ 
quyết định và phụ thuộc nhiều vào số mệnh 
của đôi trai gái. Các đôi thanh niên nam nữ 
muốn nên vợ nên chồng đều phải so tuổi vì họ 
tin rằng hợp tuổi nhau thì sẽ hoà thuận, ăn nên 
làm ra, nếu không hợp tuổi thì sẽ gặp phải 
nhiều đau khổ, bất hạnh. Việc xin lá số do 
ông mối (moi nhin) đảm nhận - người này 
phải là người tháo vát, kinh tế khá giả, được 
mọi người trong làng bản kính trọng. Đặc 
biệt, phải là người thông hiểu về phong tục 
*
 Tel: 0979 919609, Email: thuylinh030986@gmail.com 
tập quán của dân tộc và có tài ứng đối. Ông 
mối không chỉ chịu trách nhiệm tiến hành các 
nghi lễ trong cưới xin còn chịu trách nhiệm 
với đôi vợ chồng trẻ và con cháu của họ trong 
suốt cuộc đời, coi như con cái trong gia đình. 
Đôi vợ chồng trẻ vì thế cũng phải sống có lễ, 
chết để tang đối với ông bà mối như cha mẹ 
mình“sống Tết, chết giỗ”. Việc xin lá số của 
người Sán Dìu có nét độc đáo ở chỗ: Nếu nhà 
gái có hai người con gái đến tuổi lấy chồng 
thì ông mối sẽ xin lá số của cả hai người về so 
ai hợp với tuổi của chú rể thì hỏi người đó. 
Nếu cả hai cùng hợp tuổi, nhà trai sẽ tìm hiểu 
tính nết, cách ăn ở của cô gái để chọn một 
người. Điều này thể hiện rất rõ vai trò của 
bố mẹ trong việc quyết định hôn nhân của 
con cái. 
Sau khi có lá số, nhà trai nhờ thầy cúng thông 
thạo tử vi để so tuổi, xem số mệnh của đôi trai 
gái có hợp nhau không, phép xem tuổi căn cứ 
vào ngày tháng năm sinh của đôi nam nữ. 
Trong đó ngày tháng năm sinh đều được quy 
về mệnh thuộc ngũ hành để xem xét sự tương 
sinh, tương khắc của hai lá số. Nếu so tuổi 
thấy hợp, ông mối sẽ báo cho nhà gái biết 
việc xem lá số đã thành công bằng một lễ nhỏ 
gồm nải chuối, 10 lá trầu, 10 quả cau. Sau 
mười ngày nếu nhà gái không đồng ý sẽ đem 
lễ vật đến trả nhà trai, nếu đồng ý sẽ tiến hành 
lễ ăn hỏi. 
Dương Thùy Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 175 - 179 
 176
Lễ ăn hỏi (hỵ mun nghén cạ): Nhà trai 
chuẩn bị thực hiện nghi lễ ăn hỏi với các lễ 
vật gồm trầu: 10 – 20 lá, cau: 10 – 20 quả, 
rượu, kẹo bánh để mang sang nhà gái. Trong 
lễ ăn hỏi, hai họ cùng nhau bàn đến những thứ 
sính lễ mà nhà trai phải nộp trong ngày cưới. 
Người Sán Dìu coi trọng hôn nhân "môn đăng 
hộ đối" và lễ vật thách cưới thể hiện giá trị 
của cô gái. Theo quan niệm của đồng bào, 
con gái lấy chồng là “mai nhúy”, tức là bán 
con gái. Gia đình có con gái đi lấy chồng 
cũng có nghĩa là gia đình ấy mất đi một lao 
động. Để bù đắp lại sự mất mát ấy, nhà trai 
phải trả cho nhà gái một số của cải tương ứng, 
do đó đồ thách cưới thường cao. Đồ thách 
cưới được nhà gái viết ra giấy đỏ cho ông mối 
mang về. Thông thường, đồ thách cưới buộc 
phải có trầu cau, lợn 80 -100 cân, rượu 80 – 
100 lít, gà 4 – 8 đôi, một đôi vòng tay bạc, 
một đôi hoa tai bạc hoặc vàng, đồ tư trang, y 
phục cô dâu. 
Lễ sang bạc (Hỵ cô nghén): Sau khi hai bên 
gia đình nhất trí về số lễ vật thách cưới, nhà 
trai chọn ngày lành tháng tốt, chuẩn bị trầu 
cau, rượu, bánh kẹo và có lời mời ông mối đi 
sang bàn bạc với nhà gái. Ông mối sắp đồ lễ 
gồm tiền thách cưới, vòng tay, hoa tai, trầu 
cau, rượu, bánh vào mâm đặt lên bàn thờ tổ 
tiên nhà gái. Gia chủ thắp hương báo cho tổ 
tiên biết về việc nhà trai sắm lễ sang bạc. 
Cũng có trường hợp, trong ngày này nhà trai 
mới chỉ đưa 2/3 lễ vật, còn lại 1/3 khất đến lễ 
báo ngày cưới sẽ trao nốt cho nhà gái. 
Lễ gánh gà (tam cay bạo nhít): Nhà trai 
chọn quan lang trưởng - là người có tài hát 
soọng cô, giỏi đối đáp, vợ chồng song toàn, 
con cháu đầy đủ. Quan lang trưởng được mời 
đến từ ngày hôm trước để đan lồng gà với 
mong ước chú rể sau này được vía như quan 
lang trưởng. 
Tre đan lồng gà được chọn là cây tre cao, có 
ngọn dài, không được dùng tre cụt ngọn vì 
như thế sẽ ảnh hưởng đến hậu thế, không sinh 
được con... 
Đến nơi nhà gái cử người nhận lễ, đón cất gà 
để làm lễ cúng tổ tiên. Đồng bào quan niệm 
rằng “cắt cổ gà là thành vợ thành chồng”. 
Nghĩa là từ nghi lễ này, đôi nam nữ được bố 
mẹ hai gia đình coi là vợ chồng, coi như con 
cái trong nhà. 
Lễ nộp cheo (nạp cheo): Trước ngày cưới 
một tháng, nhà trai phải chuẩn bị gánh lễ vật 
nộp cho Khán trại (người đứng đầu một thôn 
xóm) để cúng ở đình làng. Lễ vật gồm có 20 
quả cau, 20 lá trầu, 2 đôi gà thiến, 4 đồng bạc 
trắng được dâng cúng Thành hoàng làng. 
Nghi lễ này là hình thức công nhận các cuộc 
hôn nhân (trước khi có những quy định về 
pháp luật). 
Lễ cưới (sếnh ca chíu): Đồng bào xem ngày 
cưới dựa vào tháng sinh của người con gái. Ví 
dụ như cô dâu sinh vào tháng Giêng không tổ 
chức cưới vào tháng tư, tháng năm; cô dâu 
sinh tháng ba, tháng năm thì không tổ chức 
cưới vào tháng tám, tháng chín. Về ngày cưới 
thì tránh những ngày kỵ ra, như tháng Giêng 
kỵ cưới ngày Bính Tý, Kỷ Mão, Tân Mão, 
Đinh Tỵ Xem ngày cưới phải tránh những 
ngày “không phòng” (sợ không có con), tránh 
những ngày mà bố mẹ nhà trai hay bố mẹ nhà 
gái không được ở nhà tổ chức cưới cho con 
do tuổi không hợp... 
Lễ cưới ở nhà gái: Khi hai nhà bắt đầu dựng 
rạp cũng là lúc đoàn nhà trai mang đồ thách 
cưới sang nhà gái. Tất cả đồ lễ đều được dán 
giấy đỏ vì đồng bào quan niệm: màu đỏ là 
màu của hạnh phúc, sự đủ đầy. Ông mối và 
đoàn đưa lễ ngủ lại nhà gái đêm thứ nhất. 
Ngày thứ hai ở nhà gái là ngày chính đám. 
Một điều đặc biệt thú vị ở người Sán Dìu là 
cô dâu thức dậy khóc than từ sáng sớm tinh 
mơ. Lời khóc của cô dâu kể về công lao nuôi 
dưỡng của cha mẹ, phận làm gái không được 
ở nhà chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, thờ 
cúng tổ tiên. Nếu không khóc, sẽ bị mọi 
người chê bai, cho là cô thích đi lấy chồng. 
Đoàn nhà trai dẫn lễ và đến đón dâu sẽ phải 
vượt qua những chặng chăng dây của nhà gái. 
Đại diện nhà gái hát, nhà trai phải hát đối lại, 
nếu được thì nhà gái để cho nhà trai vào nhà, 
nếu không hát đối được, phải nộp một ít tiền 
nhỏ và ít trầu cau mới được vào nhà. 
Vào nhà, quan lang trưởng làm lễ trình báo 
với tổ tiên nhà gái. Sau bữa cơm tối là lễ 
“Khai hoa tửu”, đây là nghi lễ không thể thiếu 
trong đám cưới và là đặc trưng văn hóa của 
Dương Thùy Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 175 - 179 
 177
người Sán Dìu. Lễ vật do nhà trai chuẩn bị 
trước gồm có hai quả trứng luộc, hai sợi chỉ 
xanh, đỏ xuyên qua quả trứng và mỗi bên 
buộc hai đồng tiền xu, đặt trên chiếc đĩa có 
giấy trắng, giấy đỏ cắt hình hoa. Đặt bên cạnh 
là bình rượu đã mở nút sẵn. Lọ rượu này có ý 
nghĩa rằng đôi vợ chồng này có cưới, có hỏi, 
có cheo làng, có ông mối xe duyên, số tiền 
trong lọ là để trả công ơn cha mẹ sinh thành 
giáo dưỡng, họ hàng bảo ban. Vị đại diện nhà 
gái bắt đầu bài diễn ca mừng tổ tiên. Nội 
dung bài diễn ca kính báo tổ tiên về lễ cưới, 
ca ngợi công sinh thành dưỡng dục của cha 
mẹ, căn dặn đôi vợ chồng trẻ về nết ăn, nết 
ở... Sau cùng hai quả trứng luộc được bóc vỏ, 
lấy lòng đỏ hoà rượu mời mọi người dự cưới 
uống. Theo quan niệm của đồng bào nơi đây, 
trong quả trứng có lòng trắng, lòng đỏ, lòng 
trắng là bạc, lòng đỏ là vàng. Lòng đỏ còn là 
sự hòa thuận, sinh sôi, nảy nở, phát triển. 
Lòng trắng là âm, tượng trưng cho nữ, lòng 
đỏ là dương, tượng trưng cho nam. Hai hợp 
làm một, quả trứng tròn trịa, âm dương kết 
hợp, nam nữ kết hôn. Vì vậy, quả trứng được 
dâng lên tổ tiên là nhằm cầu chúc cho đôi vợ 
chồng trẻ sinh sống đến đầu bạc răng long, 
làm ra nhiều của cải, con cái đề huề. Tiếp 
theo, đại diện người già họ nhà gái lên hát đố 
về chữ. Sau lễ “Khai hoa tửu”, mọi người hân 
hoan hát chúc mừng cô dâu chú rể hạnh 
phúc. Trai gái vui hát Soọng cô suốt đêm, 
đoàn nhà trai ở lại để hôm sau đưa cô dâu 
về nhà chồng. 
Lễ cưới ở nhà trai: Đoàn nhà trai đem lễ đi 
theo con đường nào, thì lúc đón dâu về, vẫn 
phải đi đúng con đường ấy để tránh cho đôi 
vợ chồng trẻ sau này làm ăn khỏi nhầm 
đường, lạc lối; tránh đi đường tắt, đường gập 
gềnh, khó đi để mong cho đôi vợ chồng làm 
ăn được thuận lợi, không gặp khó khăn. Đoàn 
quan lang nhà trai đi đón dâu đi số lẻ về số 
chẵn. Khác với một số dân tộc khác, coi số lẻ 
là số sinh, số có thể thêm vào, với mong 
muốn sự sinh sôi, nảy nở thì ở đồng bào Sán 
Dìu thường dùng số chẵn trong ngày cưới. 
Đồng bào quan niệm số chẵn là số tốt đẹp, là 
con số sinh, thể hiện mong muốn sự sinh sôi, 
nảy nở về đường con cái và vật chất. Điều 
này thể hiện rõ qua các lễ vật dẫn cưới, đều 
có đôi, có cặp, kiêng lẻ. 
Cô dâu bước ra khỏi nhà, ông trưởng đoàn 
nhà trai sẽ cầm ô che cho cô dâu khi đi qua 
giọt gianh. Theo quan niệm của đồng bào che 
như vậy để nước ở trên mái gianh không rớt 
xuống đầu cô dâu, nếu chẳng may để nước rơi 
vào người cô dâu thì sau này sẽ làm ăn khó 
khăn. Nhưng điều quan trọng hơn là khi cô 
dâu ra khỏi giọt gianh chiếc ô được cụp lại, có 
nghĩa là linh hồn của cô dâu đã được gói gọn 
trong chiếc ô. Chiếc ô được trao lại cho tánh 
cả giữ, đến khi cô dâu vào nhà chồng thì trao 
ô cho chủ nhà cất đi. 
Khác với các dân tộc khác, con gái người Sán 
Dìu đi lấy chồng, thường được bố mẹ cho của 
hồi môn là con trâu làm vốn làm ăn. Con trâu 
sẽ được dán giấy đỏ hai bên sừng và được 
người nhà cô dâu dắt về nhà chồng trong lễ 
tiễn dâu. Trên đường đi đưa dâu, nếu đi qua 
sông suối, đoàn đưa dâu phải thả tiền hoặc 
trầu cau xuống để thần sông thần núi phù hộ 
cho cô dâu chú rể và cho cuộc sống lứa đôi 
sau này được hạnh phúc. Người Sán Dìu rất 
kị hai đám cưới gặp nhau trên đường đi. Đồng 
bào cho rằng, hai đám cưới mà gặp nhau trên 
đường đi thì sẽ có một người được hạnh phúc, 
một người sẽ gặp rủi ro. Vậy nên nếu gặp 
nhau hai cô dâu sẽ trao đổi khăn tay hoặc 
khăn mặt cho nhau với mong muốn niềm vui, 
niềm hạnh phúc sẽ đến với cả hai người. 
Đoàn đón dâu về đến nhà trai, trưởng họ nhà 
trai thắp hương báo với tổ tiên rằng hôm nay 
là ngày lành tháng tốt, đưa dâu về nhà, mong 
tổ tiên kết phúc cho cả gia đình, cho cô dâu 
được nhập vào dòng họ, coi như con cháu 
trong nhà. Khi cô dâu làm lễ nhận tổ tiên, đại 
diện hai gia đình cất lên những làn điệu soọng 
cô chúc mừng, chúc phúc. Cuộc vui soọng cô 
kéo dài suốt đêm, thậm chí còn đến sáng ngày 
hôm sau. 
Sáng hôm sau, cô dâu được sự chỉ dẫn bảo 
ban của các bà bá hoặc cô dì lần lượt đi nhận 
mặt họ hàng. Em gái của chú rể phải chuẩn bị 
cho cô dâu một thau nước và khăn mặt để cô 
dâu bưng đến chào mọi người họ hàng bề trên 
của nhà trai. Mỗi chậu có một khăn mặt mới, 
Dương Thùy Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 175 - 179 
 178
ai rửa mặt xong thì giữ lấy chiếc khăn và tặng 
cho cô dâu ít tiền làm vốn. 
Lễ lại mặt (choọp thạp kioóc chiéc): 
Thường được tiến hành vào ngày thứ năm 
trong lễ cưới. Đây là dịp để nhắc nhở đạo 
hiếu của con cái. Đồng thời cũng là dịp thắt 
chặt mối quan hệ thông gia. Đoàn đi lễ lại mặt 
phải về trước khi trời tối bởi theo quan niệm 
của đồng bào nếu về nhà sau khi mặt trời lặn 
sẽ gặp khó khăn trong làm ăn. Lọ rượu tình 
(chíu sếnh ang) được nhà trai mang sang thực 
hiện lễ khai hoa tửu thì ngày lại mặt người mẹ 
trao cho con gái mang về nhà chồng. Trong lọ 
có các hạt giống như lúa ,ngô, lạc, đỗvới ý 
muốn cô dâu chăm lo việc làm nông nghiệp, 
thể hiện sự cấp phát giống cho con gái về nhà 
chồng. Sau lễ lại mặt, cô dâu và chú rể mới 
được động phòng. 
Qua nghiên cứu đám cưới truyền thống của 
người Sán Dìu cho thấy rất rõ sự ảnh hưởng 
của văn hóa Hán đến các quan niệm, các 
phong tục, tập quán của đồng bào như quan 
niệm ngũ hành, tương sinh tương khắc, màu 
đỏ là màu hạnh phúc 
Trên đây là những nghi lễ được thực hiện 
trong phong tục cưới hỏi truyền thống của 
đồng bào Sán Dìu ở Phú Bình, Thái Nguyên. 
Hiện nay, việc thực hiện phong trào toàn dân 
xây dựng nếp sống văn hóa mới của Đảng và 
Nhà nước đã làm cho phong tục cưới xin của 
người Sán Dìu ở Phú Bình, Thái Nguyên có 
những thay đổi đáng kể. Nhìn chung, đám 
cưới của người Sán Dìu hiện nay đã có những 
thay đổi khá tích cực, đáng ghi nhận như 
giảm bớt nghi lễ rườm rà, thách cưới cao... 
Nhưng bên cạnh đó, một vấn đề đặt ra chính 
là sự xói mòn, mất dần các giá trị văn hóa 
truyền thống. 
Một sự biến đổi đậm nét trong cưới xin của 
đồng bào Sán Dìu huyện Phú Bình, tỉnh Thái 
Nguyên là sự thay đổi về trang phục ngày 
cưới. Đồng bào không còn diện bộ trang phục 
truyền thống của dân tộc mà thay vào đó là 
váy cưới, comple tân thời. Không ai còn thích 
mặc bộ trang phục truyền thống. Họ cho rằng 
như thế không đẹp, không hợp thời, lạc hậu. 
Đó là do họ chưa hiểu hết được giá trị văn 
hóa dân tộc mình trong bộ trang phục truyền 
thống. Sự mai một này dần dần sẽ kéo theo 
những thay đổi khác trong ý thức tộc người 
và là căn nguyên dẫn đến những biến đổi văn 
hóa truyền thống. 
Nghi lễ ăn hỏi, dẫn cưới không còn là những 
buổi gánh gà, gánh lợn, trầu cau, chè thuốc, 
bánh kẹo cùng bạc trắng sang nhà gái để 
chuẩn bị cho ngày ăn hỏi, ngày báo cưới nữa 
mà được gói gọn lại bằng một khoản tiền mặt 
tùy theo thỏa thuận giữa hai gia đình. Thậm 
chí đồ lễ dẫn đám ăn hỏi hiện nay đều là 
những đồ lễ sắp sẵn được đặt tại những cửa 
hàng cho thuê dịch vụ cưới hỏi. Đây có thể là 
sự tiện lợi trong nếp sống mới, không phải 
rườm rà, cầu kì trong chuẩn bị đồ lễ, chọn 
người gánh lễ nhưng thực sự làm mất đi giá 
trị truyền thống trong những nghi lễ quan 
trọng, mang đậm dấu ấn tộc người như lễ 
sang bạc, lễ gánh gà... 
Giao thoa văn hóa giữa các dân tộc xảy ra 
mạnh mẽ đặc biệt là văn hóa của người Kinh, 
hôn nhân của người Sán Dìu hầu như chỉ còn 
có 3 nghi lễ chính: lễ dạm hỏi, lễ ăn hỏi và lễ 
cưới. Một số nghi lễ mang đậm giá trị văn hóa 
truyền thống và là đặc trưng của tộc người 
dần bị xóa bỏ như không còn nghi lễ khai hoa 
tửu, bố mẹ cho con trâu làm của hồi môn, đôi 
vòng bạc làm vốn làm ăn khi về nhà chồng, lễ 
bưng chậu nước rửa mặt, rửa chân cho quan 
lang trưởng, ông mối, những làn điệu soọng 
cô mang đậm dấu ấn tộc người cũng không 
còn nữa... Thực tế điền dã cho thấy từ khoảng 
những năm 1990, việc cưới hỏi của người Sán 
Dìu ở đây cơ bản không còn được thực hiện 
theo những nghi lễ đó nữa. 
Văn hóa “phong bì” hiện nay trong đám cưới 
của người Sán Dìu ở Phú Bình cũng rất được 
coi trọng. Việc cưới hỏi không đơn thuần là 
niềm vui lớn của gia đình, dòng họ, làng xóm. 
Các thành viên của tộc người đi dự đám cưới 
không phải là đến uống chén rượu mừng, góp 
vui bằng những câu hát, lời đối đáp hóm hỉnh 
vừa để thử tài, vừa để chúc phúc cho đôi vợ 
chồng mới, cho hai họ mà việc đi ăn cưới 
hiện nay còn là việc ngoại giao, quan hệ, đi ăn 
cưới “trả nợ”, đến ăn cỗ rồi về, còn đâu 
những buổi tối giao lưu soọng cô với những 
lời ca điệu hát sâu lắng tình người, đậm tình 
Dương Thùy Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 175 - 179 
 179
yêu quê hương đất nước. Vẫn biết đây là sự 
ảnh hưởng của lối sống hiện đại nhưng có 
giản tiện mà mất đi sự gắn kết giữa các thành 
viên trong những sinh hoạt văn hóa chung của 
tộc người thì lại là điều phải bàn đến. Bởi con 
người không chỉ là chủ thể mà còn là khách 
thể của các giá trị văn hóa. Những nét đẹp 
văn hóa ấy chỉ có thể tồn tại và phát huy một 
cách tốt nhất trong chính môi trường đã sản 
sinh ra nó. 
Việc mất đi những nghi lễ cưới xin truyền 
thống ấy có ảnh hưởng không nhỏ đến giáo 
dục văn hóa dân tộc cho giới trẻ người Sán 
Dìu – thế hệ trao truyền và phát huy những 
giá trị văn hóa của tộc người. Thiết nghĩ rằng, 
lịch sử có thay đổi, điều kiện kinh tế – xã hội 
khác trước, văn hóa biến đổi là tất yếu nhưng 
những phong tục tập quán truyền thống tạo 
nên sự khu biệt, đặc trưng cho văn hóa tộc 
người thì cần được giữ gìn và phát huy. Điều 
này có ý nghĩa quan trọng trong việc thực 
hiện Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) về 
xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam 
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh 
phía Bắc), Nxb Khoa học xã hội, 1978. 
[2]. Diệp Thanh Bình, Dân ca Sán Dìu, Nxb Văn 
hóa dân tộc, 1987. 
[3]. Diệp Trung Bình, Phong tục và chu kỳ đời 
người của người Sán Dìu, Nxb Văn hóa thông tin, 
Hà Nội, 2005. 
[4]. Đỗ Thúy Bình, Hôn nhân và gia đình các dân 
tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học 
xã hội, Hà Nội, 1994. 
[5]. Ma Khánh Bằng, Người Sán Dìu ở Việt Nam, 
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983. 
[6]. Nguyễn Ngọc Thanh, Văn hóa truyền thống 
dân tộc Sán Dìu ở Tuyên Quang, Nxb Khoa học 
xã hội, 2011. 
[7]. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Nxb Văn 
học, 2008. 
SUMMARY 
TRADITIONAL WEDDING CUSTOMS 
OF SAN DIU ETHNIC MINORITY IN PHU BINH DISTRICT, 
THAI NGUYEN PROVINCE AND PROBLEMS RAISED TODAY 
Duong Thuy Linh* 
 College of Sciences – TNU 
Wedding is an important event in one’s life. Traditional wedding customs of San Diu people in 
Phu Binh district, Thai Nguyen province contain beautiful humane and cultural values. These 
traditional values vary by time and place. Through the variations, they are selected to be the most 
suitable to life and self-affirm their immortal existence and development. However, there are 
changes following new tendencies which are unsuitable and cause traditional values to be eroded 
and fainted. The risk of losing the traditional cultural values in wedding customs is being raised 
seriously to the San Diu people in Phu Binh district - Thai Nguyen province. 
Key words: San Diu, wedding, customs, rituals, national cultures. 
*
 Tel: 0979 919609, Email: thuylinh030986@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfphong_tuc_cuoi_hoi_cua_nguoi_san_diu_o_huyen_phu_binh_tinh_t.pdf