Đặc điểm gia đình truyền thống ở tỉnh Thái Nguyên

TÓM TẲT

Gia đình truyền thống Việt Nam mang ba đặc trưng cơ bản đó là tính cộng đồng, tính lưu truyền và

tính ổn định. Ở Thái Nguyên gia đình truyền thống cũng mang trong mình những dấu ấn đặc trưng

ấy nhưng đồng thời cũng thể hiện được sự khác biệt của mình thông qua 3 đặc điểm cơ bản: về

quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng; về quan hệ kinh tế, pháp lý, đạo đức, giáo dục và về

đời sống văn hóa tinh thần. Gia đình truyền thống giờ đã biến đổi để thích nghi với điều kiện xã

hội hiện nay để trở thành những gia đình hiện đại. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm truyền thống

của gia đình ở tỉnh Thái Nguyên là điều hết sức cần thiết để từ đó có thể đưa ra được những giải

pháp thích hợp góp phần gìn giữ phát huy nét đặc sắc trong văn hóa gia đình nói chung và bản sắc

dân tộc Thái Nguyên nói riêng. Bảo tồn văn hoá các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên chính là bảo tồn

văn hoá Việt Nam, bảo tồn mối dây liên hệ giữa hiện tại và quá khứ của cha ông

pdf 8 trang yennguyen 2260
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm gia đình truyền thống ở tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm gia đình truyền thống ở tỉnh Thái Nguyên

Đặc điểm gia đình truyền thống ở tỉnh Thái Nguyên
Phùng Thanh Hoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 179 - 185 
179 
ĐẶC ĐIỂM GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN 
Phùng Thanh Hoa
*
Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẲT 
Gia đình truyền thống Việt Nam mang ba đặc trưng cơ bản đó là tính cộng đồng, tính lưu truyền và 
tính ổn định. Ở Thái Nguyên gia đình truyền thống cũng mang trong mình những dấu ấn đặc trưng 
ấy nhưng đồng thời cũng thể hiện được sự khác biệt của mình thông qua 3 đặc điểm cơ bản: về 
quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng; về quan hệ kinh tế, pháp lý, đạo đức, giáo dục và về 
đời sống văn hóa tinh thần. Gia đình truyền thống giờ đã biến đổi để thích nghi với điều kiện xã 
hội hiện nay để trở thành những gia đình hiện đại. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm truyền thống 
của gia đình ở tỉnh Thái Nguyên là điều hết sức cần thiết để từ đó có thể đưa ra được những giải 
pháp thích hợp góp phần gìn giữ phát huy nét đặc sắc trong văn hóa gia đình nói chung và bản sắc 
dân tộc Thái Nguyên nói riêng. Bảo tồn văn hoá các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên chính là bảo tồn 
văn hoá Việt Nam, bảo tồn mối dây liên hệ giữa hiện tại và quá khứ của cha ông. 
Từ khóa: gia đình; truyền thống; gia đình truyền thống; gia đình Việt Nam; đặc điểm gia đình 
truyền thống 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Gia đình là vấn đề của mọi dân tộc và mọi 
thời đại. Ở mọi nơi, mọi lúc gia đình đều 
chứng tỏ sức mạnh của mình. Gia đình luôn 
luôn là điểm tựa, là cội nguồn, là cái nôi của 
sự bình yên và là nền tảng đem lại hạnh phúc 
cho con người. Hiện nay, vấn đề về gia đình 
mang một ý nghĩa hết sức quan trọng với các 
quốc gia ở Phương Đông cũng như Phương 
Tây. Nó không chỉ mang tính cấp thiết của 
hiện tại mà còn gắn liền với quá khứ góp 
phần quyết định đối với tương lai. Vì lẽ đó, 
gia đình trở thành một vấn đề của toàn cầu, có 
ý nghĩa quan trọng với sự phát triển chung 
của toàn nhân loại tiến bộ. 
Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế - xã hội 
lớn của khu vực đông bắc hay cả Vùng trung 
du và miền núi phía Bắc. Sau quá trình thực 
hiện đường lối đổi mới của Đảng, đặc biệt từ 
ngày 1/1/1997 sau khi tỉnh Thái Nguyên được 
tái lập từ việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai 
tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, Đảng bộ và 
nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục phát 
huy truyền thống quê hương cách mạng, nỗ 
lực phấn đấu vươn lên, vượt qua khó khăn thử 
thách, sáng tạo trong lao động sản xuất, tạo ra 
những bước tiến quan trọng trên con đường 
xây dựng và phát triển. Cùng với sự phát triển 
của đất nước, đời sống các gia đình ở tỉnh 
*
 Tel: 0915 987978, Email: pthoa@ictu.edu.vn 
Thái Nguyên ngày càng được nâng cao về 
chất lượng. Tuy nhiên, cùng với đó là những 
hệ lụy do sự tác động của kinh tế thị trường 
truyền thống gia đình xưa bị phá vỡ, nét văn 
hóa mới chưa định hình, trật tự bị đảo lộn ở 
nhiều gia đình, ở nhiều cá thể người khác 
nhau. Vì thế, gìn giữ những nét đẹp truyền 
thống của gia đình chính là tạo dựng một nền 
văn hóa với cái gốc chính là tình yêu thương, 
lòng nhân ái, sự tôn trọng giữa các thế hệ 
trong gia đình trên cơ sở tiếp thu sự tiến bộ, 
văn minh của thời đại, để gia đình – một 
thành tố văn hóa chuẩn mực của xã hội được 
phát triển sao cho đảm bảo được bình đẳng, 
công bằng, tương thân, tương ái. Chính vì lẽ 
đó, việc làm cấp bách đặt ra cho lãnh đạo 
chính quyền và nhân dân các dân tộc ở tỉnh 
Thái Nguyên hiện nay đó là cần thực hiện có 
hiệu quả việc gìn giữ những nét đẹp truyền 
thống của gia đình. 
NỘI DUNG 
Bất cứ dân tộc nào trên thế giới cũng đều có 
truyền thống của mình. Truyền thống của một 
dân tộc không phải tự nhiên mà có, cũng 
không phải do một cộng đồng người nào đó 
tự do lựa chọn cho mình, mà nó được hình 
thành, được quy định bởi những điều kiện 
lịch sử, kinh tế - xã hội nhất định mà dân tộc 
đó trải qua. Chính vì vậy, khi nói tới truyền 
thống người ta thường nghĩ ngay đến đó là 
những thói quen đã được hình thành trong quá 
Phùng Thanh Hoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 179 - 185 
180 
khứ và được truyền lại đến hôm nay. Trong 
Từ điển Tiếng Việt “truyền thống là thói quen 
đã hình thành lâu đời trong lối sống và nếp 
nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này sang thế 
hệ khác” [4, tr. 1020]. 
Gia đình truyền thống Việt Nam mang ba đặc 
trưng cơ bản đó là tính cộng đồng, tính lưu 
truyền và tính ổn định. Việc đề cao và tuân 
thủ tính cộng đồng là cơ sở hình thành các giá 
trị văn hóa gia đình Việt, đó chính là sự tôn 
trọng gia đình, tôn trọng các quan hệ gia đình, 
coi trọng tình nghĩa và đề cao hạnh phúc gia 
đình. Tại tỉnh Thái Nguyên, gia đình cũng 
mang trong mình dấu ấn đặc trưng của những 
truyền thống ấy nhưng đồng thời cũng thể 
hiện được sự khác biệt của mình . 
Tỉnh Thái Nguyên với 46 thành phần dân tộc 
cùng sinh sống trong đó có 8 dân tộc đông 
nhất: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, 
Dao, H’mông, Hoa. Dân cư phân bố không 
đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa 
thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng 
dân cư lại dày đặc. Mỗi dân tộc trong tỉnh đều 
có bản sắc văn hóa riêng của mình, đồng thời 
trên cơ sở cộng cư đã hình thành niềm cộng 
cảm trong cộng đồng các dân tộc, đã tiếp 
nhận các giá trị văn hóa của nhau, góp phần 
tạo nên tính cộng đồng cao của nhiều thế hệ 
người dân. Tất nhiên, sự giao lưu văn hóa là 
hiện tượng mang tính phổ biến và quen thuộc 
trong các dân tộc ở một quốc gia đa dân tộc. 
Song trên mảnh đất Thái Nguyên, sự giao lưu 
diễn ra không phải lẻ tẻ và rời rạc, mà là một 
sự tiếp thu, bồi đắp lâu dài, có hệ thống, tạo 
nên những chuyển biến căn bản trong việc 
hình thành, phát triển một truyền thống văn 
hóa phong phú, đặc sắc. Đảng ta đã xác định 
“xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình 
đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của 
mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là 
môi trường quan trọng hình thành, nuôi 
dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo 
tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, 
tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây 
dựng và bảo vệ tổ quốc” [1, tr.103-104]. Vì 
vậy, trên cơ sở phân tích những đặc điểm về 
địa lý, kinh tế, xã hội, dân tộc, văn hóa tộc 
người có thể khái quát một vài những đặc 
điểm cơ bản của gia đình truyền thống ở tỉnh 
Thái Nguyên như sau: 
Thứ nhất, về quan hệ hôn nhân, huyết 
thống và nuôi dưỡng 
Gia đình truyền thống ở tỉnh Thái Nguyên 
thuộc loại hình tiểu gia đình phụ quyền, mỗi 
gia đình chủ yếu gồm hai thế hệ, bố mẹ và các 
con chưa lập gia đình, đôi khi gồm cả cặp vợ 
chồng của người con trai mới cưới vợ và 
những con gái đã cưới chồng nhưng chưa có 
con. Loại hình gia đình này phổ biến ở hầu 
hết các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán 
Dìu, Sán Chay, H’mông. Tại Phú Lương và 
Đồng Hỷ, gia đình người Ngái, người Hoa 
vẫn tồn tại những gia đình lớn phổ biến loại 
hình ba thế hệ, tại Phú Lương và Đồng hỷ 
xuất hiện nhiều gia đình bốn thế hệ. Trong khi 
đó ở người Hoa vẫn tồn tại những gia đình có 
số lượng thành viên khá đông với 30 – 40 
nhân khẩu. 
Trong các gia đình ở tỉnh Thái Nguyên hôn 
nhân phải đảm bảo nghiêm ngặt nguyên tắc 
ngoại hôn dòng họ và nội hôn tộc người với 
hình thức hôn nhân một vợ, một chồng bền 
vững, cư trú bên nhà chồng. Về nguyên tắc, 
người Tày cho rằng, người trong cùng một họ 
thì không kể bao nhiêu đời, cùng tổ tiên thì 
không thể lấy nhau, nhưng con chị em gái có 
thể lấy nhau được. Người tày có câu: “lục ca 
lục noong ảu cẳn hắm hải lục ca, lục noong 
ảu cẳm đay kỉn” (con anh, con em trai lấy 
nhau chém chết; con chị, con em gái lấy nhau 
được ăn). Người H’mông cũng có quy định 
như vậy, những người vi phạm nguyên tắc 
này sẽ bị đưa ra xét xử theo luật tục, thường 
là phải nộp cho dân bản một con lợn, một số 
bạc trắng để dân bản làm lễ cúng tạ thần linh. 
Các chàng trai cô gái khi đến tuổi yêu đương 
thường được bố mẹ dặn dò kỹ lưỡng tránh tìm 
hiểu phải những người cùng họ. Còn ở người 
Ngái bất luận là bao nhiêu đời nếu biết là họ 
hàng thì cũng không được lấy nhau. Phong 
tục cưới xin của người Ngái có nhiều nét 
tương đồng với người Hoa. Vì thế, người 
Ngái cho rằng các cặp vợ chồng chỉ có thể 
sống hạnh phúc nếu tuổi của họ nằm trong 
tam hợp không rơi vào tứ hành xung thì mới 
có thể đi đến hôn nhân. Theo luật tục của 
Phùng Thanh Hoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 179 - 185 
181 
Người Dao, những người cùng thờ cúng một 
ma tổ tiên dòng họ thì không được lấy nhau, 
thậm chí ngay cả những người trong thực tế 
khác dòng họ, khác chi (do đổi họ) nhưng 
cùng huyết thống cũng không được lấy nhau. 
Những quy định này được ghi chép trong thư 
tịch cổ Đặng Hành và Bàn Đại Hộ như sau: 
“ Cầu hôn xin đừng cầu dòng họ, cùng 
dòng họ lấy nhau người trách cười, cùng 
dòng họ lấy nhau nên chuyện xấu, con cháu 
đời sau nát cửa nhà”[3, tr.630] . Trong hôn 
nhân, việc chọn vợ, gả chồng cho con tiêu chí 
“môn đăng hộ đối” thường được đặt lên hàng 
đầu. Đàn ông con nhà gia thế có thể lấy con 
gái nhà nghèo về làm vợ nhưng rất hiếm khi 
các gia đình nhà giàu gả con gái cho nhà 
nghèo. Trai gái thường xây dựng gia đình 
sớm ở tuổi 16 – 17. 
Thứ hai, về quan hệ kinh tế, pháp lý, đạo 
đức, giáo dục 
Về kinh tế, mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế 
độc lập, có tài sản riêng, chế độ phụ quyền, 
gia trưởng chi phối mọi hoạt động trong gia 
đình. Các hộ gia đình tự sản xuất những sản 
phẩm tiêu dùng cho gia đình mình, ngoài việc 
cày cấy mỗi gia đình làm thêm một số nghề 
thủ công như đan lát, dệt vải. Công việc trong 
gia đình được phân công khá chặt chẽ cho 
từng thành viên. Người chủ gia đình là người 
cha, người chồng có quyền quyết định hết 
thảy công việc trong nhà, có trách nhiệm cúng 
bái, mua bán gia súc, tu sửa nhà cửa, chuồng 
trại vật nuôi, chế tác và mua sắm các loại 
nông cụ và là người thay mặt gia đình giải 
quyết những vấn đề liên quan với bên ngoài. 
Người phụ nữ trong gia đình chăn nuôi, trồng 
lúa và hoa màu, làm chàm, may thêu, giặt giũ 
và truyền dạy các công việc thêu thùa may vá 
cho con gái. 
Về pháp lý, thể hiện qua việc phân chia tài 
sản cho con cái. Trong gia đình, con trai được 
hưởng gia tài, hưởng ruộng hương hỏa và 
được tôn trọng ngang với người cha. Ở mỗi 
tộc người, vấn đề này được thể hiện khác 
nhau, người Nùng và người Tày là theo 
truyền thống “nhằng lục pai, thai lục cốc” có 
nghĩa khi bố mẹ về già sẽ chia đều tài sản cho 
những người con trai, một phần tài sản giữ lại 
để dưỡng già, họ chọn ở với người con trai út, 
đến khi chết sẽ đến ở nhà người con cả. Đối 
với người Sán Chay và Sán Dìu, người nuôi 
dưỡng cha mẹ sẽ được hưởng nhiều ruộng, 
nương hơn cùng toàn bộ tài sản trong ngôi 
nhà bố mẹ đã dựng lên, thông thường người 
con trai cả sẽ nắm vai trò quyết định. Tại 
huyện Đồng Hỷ, người Ngái thường ở với gia 
đình con trai cả, người con trai cả này được 
chia nhiều tài sản hơn, đồng thời có trách 
nhiệm nặng nề hơn. Tính phụ quyền được thể 
hiện ngay từ khi đứa trẻ mới chào đời. Nếu là 
nhau thai con trai mới được chôn ở cột chính 
của nhà, còn nhau thai con gái chỉ được chôn 
ở chân giường. Người H’mông có câu: “đẻ 
con gái rồi như gáo nước đổ đi không lấy lại 
được”, “con gái chỉ giúp nhà một thời, con 
trai mới giúp nhà cả đời”. Hầu hết trong gia 
đình của nhiều tộc người con gái không được 
phân chia tài sản. Người Kinh, người Hoa, 
người Ngái đều quan niệm người con gái khi 
đi lấy chồng tức là thoát ly kinh tế của gia 
đình cha mẹ đẻ, chỉ được chia một phần tái 
sản dưới dạng của hồi môn. Đây thực chất là 
phần đóng góp của cô gái đối với kinh tế gia 
đình trong thời gian còn sống với bố mẹ đẻ. 
Sau đó cô gái sẽ không có quyền đòi hỏi và 
không được thừa kế bất cứ thứ gì nữa. Thậm 
chí ở người H’mông, người con gái khi đi lấy 
chồng, ngay cả cái tên mà bố mẹ đặt cho cũng 
phải đổi theo tên chồng và cũng từ đó trở đi 
vĩnh viễn trở thành người nhà chồng. Đó là 
biểu hiện cao của chế độ gia trưởng tôn pháp. 
Về đạo đức, giáo dục trong gia đình truyền 
thống ở tỉnh Thái Nguyên được thể hiện rõ 
nét thông qua việc coi trọng văn hóa gia đình 
và sự cố kết cộng đồng. Người dân sống 
trong các xóm, bản có những mối liên quan 
chặt chẽ với nhau trong tất cả các khía cạnh 
của đời sống từ lao động sản xuất đến đời 
sống tinh thần, tôn giáo tín ngưỡng. Đặc biệt 
coi trọng tình nghĩa xóm làng. Chẳng hạn 
người Tày hiện nay vẫn duy trì tổ chức xã hội 
gọi là “phe”, Người Nùng có “thư thưa” 
chuyên lo việc cưới xin, làm nhà mới tang 
ma, thậm chí, phe còn đứng ra giải quyết 
những khúc mắc giữa các thành viên trong gia 
đình với nhau. Trong các gia đình tinh thần 
trọng lão luôn được đề cao với câu châm 
Phùng Thanh Hoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 179 - 185 
182 
ngôn: “kính già, già để tuổi cho”, có sự phân 
chia trật tự trên dưới, vai trò, trách nhiệm 
cũng như quyền lợi, nghĩa vụ rõ ràng giữa các 
thành viên trong gia đình thể hiện: gia đình 
người Nùng nam giới đảm nhận những công 
việc nặng nhọc như cày bừa, phát nương, làm 
nhà cửa phụ nữ lo việc may vá, cấy hái, 
nấu nướng, chăm sóc con cái. Trong gia đình 
có chuẩn mực ngặt nghèo về quan hệ bố 
chồng, anh chồng với con dâu, em dâu. Đối 
với người Tày, quan hệ anh em trong gia đình 
và quan hệ con chú, con bác, con cô, con dì, 
con bác phải thương yêu đùm bọc và đoàn kết 
với nhau, xưng hô theo trật tự trên dưới “bé 
bằng củ khoai, cứ vai mà gọi”. Trường hợp 
của người Sán Chay lại khác, họ không phân 
biệt ngành trưởng, ngành thứ, cứ ai sinh ra 
trước làm anh, làm chị, ai sinh ra sau làm em. 
Cha mẹ thông qua tấm gương sống để dạy 
con cách ứng xử, làm việc, sinh hoạt, dùng 
thực tiễn đời sống hàng ngày để uốn nắn nhắc 
nhở, xây dựng mối quan hệ giữa các thành 
viên trong gia đình trên cơ sở đoàn kết, yêu 
thương, tương trợ giúp đỡ. Đối với cha mẹ, 
chữ hiếu được đặt lên hàng đầu, với anh em 
phải có trách nhiệm, tình cảm, nhường nhịn, 
không có chuyện cãi cọ, tranh giành, tôn ti 
trật tự trong nhà được coi trọng, mỗi người 
đều phải tự giác chấp hành. Trong gia đình, 
vun đắp sự thuận hoà giữa vợ và chồng, cha 
mẹ và con cái, đó chính là sức mạnh để gia 
đình vượt qua khó khăn đảm bảo đời sống 
hạnh phúc, ổn định. Đây là nét đẹp trong gia 
đình truyền thống của đồng bào các dân tộc ở 
tỉnh Thái Nguyên. 
Thứ ba, về đời sống văn hóa tinh thần. 
Đời sống văn hóa tinh thần của gia đình các 
dân tộc vô cùng phong phú và mang nhiều nét 
độc đáo, đó là các hình thức tôn giáo, tín 
ngưỡng, quan niệm vũ trụ, thế giới người 
sống và người chết. Từ đó, ảnh hưởng tới các 
hình thức ma chay, các sinh hoạt văn hóa – xã 
hội cộng đồng, lễ hội, văn học dân gian, nghệ 
thuật dân gian Mặc dù cùng tập quán thờ 
cúng tổ tiên, song ở các dân tộc có sự khác 
biệt, chẳng hạn như: Người Tày còn thờ ma 
bếp, ma chuồng, mỗi bản đều có miếu thờ thổ 
công; người Nùng có thêm bàn thờ “thánh 
tướng âm binh”, “ma ngoài làng”; người Sán 
Dìu thờ Phật bà Quan âm, tam thanh, tổ sư, 
thờ mụ. Tín ngưỡng liên quan đến nông 
nghiệp còn khá đậm nét gắn với các hoạt 
động nông nghiệp theo chu kỳ nông lịch như: 
hạ điền, thượng điền, cơm mới, cúng lễ khi 
gieo hạt như: chọn đất, phát nương, gặt lúa 
Với nền văn hóa dân gian phong phú, đa dạng 
mang nhiều nét độc đáo gồm nhiều thể loại 
khác nhau: thần thoại, truyền thuyết, truyện 
cổ tích, ca dao, dân ca, tục ngữ, truyện thơ, 
truyện cười gắn liền với các sinh hoạt văn 
hóa; các buổi hát đối đáp của người con trai, 
con gái; các cuộc trò chuyện bên bếp lửa; các 
mốc đánh dấu những chặng quan trọng của 
đời người: từ sinh đẻ, cưới xin, ma chay, giỗ, 
các sinh hoạt trong phạm vi gia đình tới các 
sinh hoạt trong cộng đồng làng xóm, các dịp 
hội hè Ở đó, các yếu tố ngôn từ kết hợp 
chặt chẽ với các hình thức diễn xướng và tạo 
hình mà hiệu quả của nó vượt ra ngoài phạm 
vi của sự sáng tạo và hưởng thụ các giá trị 
văn hóa, là môi trường giao tiếp xã hội, 
truyền tải các giá trị văn hóa cộng đồng. 
Thái Nguyên một vùng đất văn hóa phong 
phú với những điệu hát then, hát si, hát lượn, 
những tiếng khèn, đàn tính, kèn môi, cùng 
đặc sản cơm lam, trám đen, rau rừng, những 
lễ hội với nghi thức muôn màu. Thái Nguyên 
có nhiều làng nghề nổi tiếng, như Bờ Đậu với 
bánh chưng; thôn Thù Lâm với nghề mây tre 
đan; xóm Toàn Thắng, vùng Tân Cương với 
nghề trồng và chế biến chè. Đặc sản trà Thái 
nổi tiếng vị ngon, có ảnh hưởng tới văn hóa 
trà trong đời sống người Việt. Di sản văn hóa 
ngàn đời còn để lại trên mỗi địa danh tâm linh 
như: Chùa Hang, Chùa Phủ Liễn, Chùa Sơn 
Dược, núi Văn núi Võ, đền Đuổm, đền Mẫu 
phố Cò, đền Xương Rồng, đình Quyên Hóa, 
đình Bảo Nang, đình Vân Trai... Thái Nguyên 
cũng đang đầu tư xây dựng nhiều khu du lịch 
trở thành điểm nhấn: khu du lịch Hồ Núi Cốc, 
khu du lịch Hang Phượng Hoàng, Suối Mỏ 
Gà , khu di tích lịch sử ATK huyện Định Hoá, 
thác Khuôn Tát, khu Bảo tàng Văn hoá các 
dân tộc Việt Nam, các công trình kiến trúc 
nghệ thuật đền chùa như Đền Đuổm (Phú 
Lương), chùa Hang (Đồng Hỷ), chùa Phủ 
Phùng Thanh Hoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 179 - 185 
183 
Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn (thành 
phố Thái Nguyên) 
Như vậy, có thế thấy được rằng đời sống văn 
hoá tinh thần của các dân tộc trong tỉnh vô 
cùng phong phú và đa dạng với những phong 
tục tập quán truyền thống, những lễ hội, 
những làng nghề truyền thống, những danh 
lam thắng cảnh, những khu du lịch, những giá 
trị văn hoá vật thể và phi vật thểTuy nhiên, 
bên cạnh những giá trị tích cực đó thì gia đình 
ở Thái Nguyên cũng có những yếu điểm nhất 
định: nhiều gia đình vẫn thể hiện tính chất gia 
trưởng, người đàn ông, người cha giữ vai trò 
là người chủ trong gia đình có quyền lực tuyệt 
đối quyết định tất cả các công việc trong nhà 
vì thế tình trạng bất bình đẳng, bạo lưc trong 
gia đình vẫn còn tồn tại giữa vợ và chồng, 
giữa các con trai, con gái trong gia đình. Thể 
hiện rõ nhất ở việc thừa kế tài sản, tham gia 
các công việc dòng họ, tôn giáo, tín 
ngưỡng Trong gia đình dân tộc Sán Dìu (xã 
Nam Hòa huyện Đồng Hỷ), con dâu không 
được ngồi chung mâm với bố chồng, anh 
chồng, trên đường đi gặp bố chồng, anh 
chồng phải dừng lại chờ cho bố chồng, anh 
chồng đi qua mới được đi tiếp, muốn đưa vật 
gì cho bố chồng và anh chồng phải đưa gián 
tiếp không được đưa trực tiếp, bố chồng, anh 
chồng tuyệt đối không vào buồng của con 
dâu, em dâu. Người phụ nữ trong gia đình có 
địa vị thấp kém và hoàn toàn phụ thuộc vào 
nam giới điển hình ở một số bản người Ngái 
con gái không được đến lớp học, mọi ý kiến 
của người vợ, người mẹ về các công việc 
trong gia đình chỉ có ý nghĩa tham khảo. 
Thậm chí hệ quả của tâm lý thích nhiều con 
và tư tưởng trọng nam khinh nữ được thể hiện 
khá phổ biến ở người Nùng khi trong gia đình 
người vợ chỉ sinh được con gái hoặc sinh 
được ít con trai, thì người vợ sẽ phải cưới vợ 
lẽ cho chồng để sinh thêm con. 
Mặt khác, do loại hình canh tác là nương rẫy 
và trồng lúa nước đòi hỏi việc sử dụng nhiều 
sức lao động cơ bắp mỗi gia đình phải cần 
nhiều người lao động, cho nên việc duy trì 
chế độ nhiều vợ, tục ở rể cư trú bên nhà vợ, 
luân phiên bên vợ và bên chồng có xu hướng 
phục hồi. Vì vậy, nhận thức của đồng bào 
không vượt qua được khuôn mẫu khép kín của 
các tập tục mà trong đó có nhiều thứ đã trở nên 
lỗi thờiVì vậy, tác giả xin được đề xuất một 
số những giải pháp để gìn giữ và phát huy 
những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình 
trong giai đoạn hiện nay. 
Thứ nhất: Tăng cường sự lãnh đạo của các 
cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo của các cấp quản lí 
đối với công tác gia đình. 
Đưa công tác gia đình là một nội dung quan 
trọng trong các kế hoạch, chương trình công 
tác thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính 
quyền, các địa phương cơ sở, gắn các chỉ tiêu 
về gia đình với các chỉ tiêu phát triển kinh tế - 
xã hội của địa phương, cơ sở. 
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội 
ngũ cán bộ làm công tác gia đình các cấp đủ 
mạnh để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý, 
tổ chức thực hiện công tác gia đình. Tăng 
cường kiểm tra việc thi hành luật pháp, chính 
sách, thực hiện các nhiệm vụ công tác liên 
quan đến gia đình nhằm bảo vệ quyền và lợi 
ích hợp pháp của các gia đình, thúc đẩy việc 
thực hiện nghĩa vụ của các gia đình, xử lý 
nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong 
lĩnh vực gia đình. 
Thứ hai: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về 
gia đình 
Tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng 
cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia 
đình và cộng đồng về vị trí, vai trò của gia 
đình trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất 
nước, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa đất nước; về chủ trương, luật pháp, 
chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến 
gia đình; về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của 
các gia đình, các cơ quan; những người thi 
hành công vụ liên quan đến gia đình để bảo 
đảm, thúc đẩy việc thực hiện chủ trương, luật 
pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan 
đến gia đình. Tích cực đẩy mạnh tuyên truyền 
nêu gương người tốt, việc tốt, phê phán những 
biểu hiện không đúng trong việc xây dựng gia 
đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, phê 
phán những biểu hiện không lành mạnh ảnh 
hưởng đến cuộc sống gia đình 
Phùng Thanh Hoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 179 - 185 
184 
Thứ ba: Phát triển kinh tế gia đình 
Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn 
lực tài chính cho công tác gia đình; ưu tiên 
nguồn lực cho vùng nông thôn, vùng nghèo, 
vùng miền núi còn nhiều tập tục lạc hậu, vùng 
đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện chính 
sách phát triển kinh tế gia đình và tạo lập nền 
tảng kinh tế gia đình vững chắc thuận lợi để 
nâng cao chất lượng cuộc sống cho các thành 
viên trong gia đình. Phát triển kinh tế vùng là 
động lực quan trọng góp phần tạo nên thành 
công của phong trào xây dựng gia đình văn 
hóa và gìn giữ những nét đẹp truyền thống 
của gia đình 
Thứ tư: Đẩy mạnh việc thực hiện các chủ 
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của 
Nhà nước về gia đình 
Đẩy mạnh việc tổ chức, chỉ đạo, quản lý, triển 
khai thực hiện các chủ trương, chính sách liên 
quan đến gia đình, bảo đảm cho các gia đình 
được tiếp cận, được thụ hưởng đầy đủ các 
chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước và 
thực hiện trách nhiệm đối với việc xây dựng 
gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, tích cực 
đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển 
quê hương,đất nước. Tiến hành sơ kết, tổng 
kết việc triển khai, thực thi các văn bản pháp 
luật liên quan đến gia đình và công tác gia 
đình, đặc biệt là việc thi hành Luật hôn nhân 
và gia đình, Luật phòng, chống bạo lực gia 
đình, Luật bình đẳng giới; trên cơ sở đó, 
nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các 
văn bản pháp luật còn nhiều vướng mắc, bất 
cập trong đời sống thực tiễn 
Thứ năm: Nâng cao chất lượng phong trào 
"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn 
hoá" và Chương trình Xây dựng Nông thôn mới 
Đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân 
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ”, nhân 
rộng các mô hình xây dựng gia đình no ấm, 
tiến bộ, hạnh phúc, đặc biệt là mô hình giáo 
dục kỹ năng làm cha mẹ cho những người sắp 
làm cha, mẹ hoặc người có con trong độ tuổi 
vị thành niên. Theo “Báo cáo tình hình kinh tế - 
xã hội quý III và 9 tháng năm 2018” việc thực 
hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng 
đời sống văn hóa cấp tỉnh, đánh giá kết quả 
chỉ đạo thực hiện phong trào năm 2017; các 
huyện, thành phố, thị xã thực hiện các chỉ tiêu 
phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời 
sống văn hóa theo Nghị quyết Hội đồng nhân 
dân tỉnh; triển khai công tác đăng ký các danh 
hiệu văn hóa năm 2018; thực hiện công tác 
gia đình; các hoạt động, sơ kết 05 năm thực 
hiện Đề án tổ chức ngày Quốc tế hạnh phúc 
20/3; tổ chức các hoạt động tuyên truyền 
Ngày gia đình Việt Nam (28/6). Đánh giá 
thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục đạo 
đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai 
đoạn 2010 - 2020”; kết quả triển khai thực 
hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng 
nông thôn mới năm 2017 và kế hoạch năm 
2018. Phối hợp thực hiện 18 số chuyên mục 
truyền hình về phong trào Toàn dân đoàn kết 
xây dựng đời sống văn hóa, “Nếp sống văn 
hóa và gia đình”; phát hành 3.320 cuốn sách 
“Chuyện quê hương” tuyên truyền phong trào. 
Cùng với sự phát triển của đất nước, gia đình 
các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên đã và đang có 
những bước chuyển mình để gìn giữ và bảo 
tồn những đặc trưng vốn có làm nên nét đặc 
sắc trong văn hóa gia đình nói chung và bản 
sắc dân tộc Thái Nguyên nói riêng. Đồng 
thời, tiếp biến những giá trị đích thực của gia 
đình hiện đại về bình đẳng, quyền tự do, dân 
chủ để hoàn thiện khẳng định gia đình là 
giá trị bền vững nhất, bảo vệ sự trường tồn 
của xã hội. Xét đến cùng, trong quan hệ gia 
đình, bình đẳng chính là ở chỗ các thành viên 
chia sẻ thiên chức cho nhau, các yếu tố tích 
cực của gia đình truyền thống và hiện đại cần 
kết hợp với nhau một cách hợp lý để tạo ra 
một mẫu gia đình ổn định và bền vững. Đối 
với tỉnh Thái Nguyên gia đình văn hóa là sự 
lựa chọn tích hợp đầy đủ nhất mà ai cũng 
mong muốn để đảm bảo hạnh phúc cho mỗi 
người và cộng đồng xã hội. 
KẾT LUẬN 
Thái Nguyên là trung tâm quy tụ và phát tán 
di sản văn hoá của đồng bào các dân tộc miền 
núi – trung du phía bắc. Những người con của 
Thái Nguyên dù đi đâu, ở đâu cũng hướng về 
cội nguồn và giữ gìn bản sắc văn hoá để hoà 
nhập, giao lưu với các dân tộc khác tại vùng 
đất mới. Bảo tồn văn hoá các dân tộc ở tỉnh 
Thái Nguyên chính là bảo tồn văn hoá Việt, 
Phùng Thanh Hoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 179 - 185 
185 
bảo tồn mối dây liên hệ giữa hiện tại và quá 
khứ của cha ông. 
Chính vì lẽ đó, các hộ gia đình ở tỉnh Thái 
Nguyên đã và đang có sự lựa chọn những 
điểm tích cực của gia đình hiện đại trên cơ sở 
tính ưu việt của gia đình truyền thống mang 
đặc điểm bản sắc văn hoá Việt Nam. Trật tự 
mà không cứng nhắc, kỷ cương và linh hoạt, 
bền chặt mà không khắt khe, cá nhân mà 
không mâu thuẫn với cộng đồng, coi trọng lý 
trí nhưng không coi thường tình cảm, tình 
nghĩa. Phản ánh bản chất văn hoá trong các 
gia đình ở tỉnh Thái Nguyên, hỗ trợ đắc lực 
trong chiến lược chung: chiến lược phát huy 
nhân tố con người để xây dựng đất nước giàu 
mạnh công bằng, dân chủ, văn minh. Có làm 
được như vậy, các gia đình ở tỉnh Thái 
Nguyên mới tiến kịp miền xuôi đóng góp 
phần sức lực nhỏ bé của mình vào sự nghiệp 
chung của quê hương đất nước. Nguyễn Khoa 
Điềm - Uỷ viên Bộ Chính trị khẳng định: 
“Văn hoá có trách nhiệm với mỗi con người, 
mỗi gia đình và ngược lại mỗi con người, mỗi 
gia đình sẽ đem tới cho văn hoá sự phong phú 
vô tận của một xã hội luôn luôn vươn tới 
thống nhất trong đa dạng” [2, tr.29]. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại 
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị 
Quốc gia, Hà Nội 
2. Trần Hữu Tòng – Trương Thìn (1997), Xây 
dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới, 
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 
3. Uỷ ban nhân dân dân tỉnh Thái Nguyên 
(2009), Địa chí Thái Nguyên, Nxb Chính trị 
Quốc gia, Hà Nội 
4. Viện Ngôn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng Việt, 
Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 
5. Uỷ ban nhân tỉnh Thái Nguyên (2018) “Báo cáo 
tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 
2018” 
6. https://vi.wikipedia.org/wiki/Thái_Nguyên.
SUMMARY 
CHARACTERISTICS OF TRADITIONAL FAMILIES IN THAI NGUYEN 
PROVINCE 
Phung Thanh Hoa
*
 University of Information Technology and Communication – TNU 
Traditional Vietnamese families have three basic characteristics: community, transmission and 
stability. In Thai Nguyen, the traditional families also have these three characteristics, but at the 
same time express its difference through the three basic characteristics: marriage, blood and 
nurture relationship; Economic, legal, ethical, educational relationship and cultural life. Traditional 
families have now changed to adapt to today's social conditions to become modern families. 
Therefore, studying the traditional characteristics of the families in Thai Nguyen province is 
crucially essential so that we can give appropriate solutions to contribute to preserving the special 
characteristics of the family culture in general and Thai Nguyen ethnic identity in particular. 
Preserving the culture of ethnic groups in Thai Nguyen is preserving Vietnamese culture and 
preserving the connection between the present and the past of our ancestors. 
Keyword: family; tradition; traditional families; Vietnamese families; characteristics of 
traditional families 
Ngày nhận bài: 17/8/2018; Ngày phản biện: 30/9/2018; Ngày duyệt đăng: 12/10/2018
*
 Tel: 0915 987978, Email: pthoa@ictu.edu.vn 
186 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_gia_dinh_truyen_thong_o_tinh_thai_nguyen.pdf