Phòng chống rửa tiền: Những vấn đề còn nan giải
1. Đặt vấn đề
Rửa tiền, tài trợ khủng bố
đang là vấn nạn làm cả thế giới
đau đầu. Theo thống kê của Quỹ
Tiền tệ Quốc tế, số tiền tội phạm
“rửa” hàng năm khoảng 1.000
đến 1.500 tỉ USD, trong đó 70%
là tiền mặt. VN là một quốc gia
sử dụng tiền mặt chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng phương tiện thanh
toán, nên VN nằm trong sách đen
về rửa tiền.
Trước vấn nạn rửa tiền xuyên
quốc gia ngày càng tinh vi, đồng
nghĩa với việc VN đang phải đương
đầu với tội phạm rửa tiền, nên hoạt
động PCRT càng trở nên cấp bách
và đang là mối quan tâm hàng đầu
không chỉ với NHNN mà là của
lãnh đạo tất cả các ban, ngành tại
VN. Rửa tiền không chỉ ảnh hưởng
rất xấu đến sự lành mạnh về lưu
thông tiền tệ của một quốc gia,
làm giảm giá trị của nội tệ, làm ảnh
hưởng xấu đến sự phát triển kinh
tế - xã hội của bất kỳ nước nào nếu
bị vấn nạn này hoành hành mà còn
gây ra những tác hại khôn lường
đối với kinh tế, xã hội và an ninh
toàn cầu. Việc tìm ra giải pháp để
hạn chế tiêu cực của nạn rửa tiền
là việc làm cấp bách của chính phủ
các nước nói chung và của ngân
hàng trung ương (NHTW) nói
riêng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phòng chống rửa tiền: Những vấn đề còn nan giải
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015 Nghiên Cứu & Trao Đổi 78 1. Đặt vấn đề Rửa tiền, tài trợ khủng bố đang là vấn nạn làm cả thế giới đau đầu. Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, số tiền tội phạm “rửa” hàng năm khoảng 1.000 đến 1.500 tỉ USD, trong đó 70% là tiền mặt. VN là một quốc gia sử dụng tiền mặt chiếm tỷ trọng lớn trong tổng phương tiện thanh toán, nên VN nằm trong sách đen về rửa tiền. Trước vấn nạn rửa tiền xuyên quốc gia ngày càng tinh vi, đồng nghĩa với việc VN đang phải đương đầu với tội phạm rửa tiền, nên hoạt động PCRT càng trở nên cấp bách và đang là mối quan tâm hàng đầu không chỉ với NHNN mà là của lãnh đạo tất cả các ban, ngành tại VN. Rửa tiền không chỉ ảnh hưởng rất xấu đến sự lành mạnh về lưu thông tiền tệ của một quốc gia, làm giảm giá trị của nội tệ, làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ nước nào nếu bị vấn nạn này hoành hành mà còn gây ra những tác hại khôn lường đối với kinh tế, xã hội và an ninh toàn cầu. Việc tìm ra giải pháp để hạn chế tiêu cực của nạn rửa tiền là việc làm cấp bách của chính phủ các nước nói chung và của ngân hàng trung ương (NHTW) nói riêng. 2. Cơ sở lý thuyết về rửa tiền và phòng, chống rửa tiền 2.1. Rửa tiền Có thể hiểu rửa tiền theo một trong các cách sau đây: (i) Rửa tiền là hành động chuyển lợi nhuận thu được từ những hoạt động phạm pháp sang lợi nhuận hợp pháp. (ii) Rửa tiền là “chuyển trốn tư bản” hay còn gọi là “vốn bay” (flight capital). Flight capital là vốn được rút một cách cấp tốc khỏi một nước. Rửa tiền còn được hiểu là “tiền nóng” là tiền được chuyển từ một địa điểm này đến một địa điểm khác có thể do sự lo ngại về các chính sách của chính phủ, hoặc do sự mất lòng tin vào chính phủ khi tại nước đó xảy ra những biến động về kinh tế, chính trị. Liên quan trực tiếp việc rửa tiền, đó là Smurfing (Smurf), Smurf là những nhân vật giúp chuyển tiền từ một tổ chức này sang một tổ chức khác, hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác. Hoạt động của các smurf thường liên quan đến người cầm đầu, gọi là Papa Smurf, người trực tiếp chỉ đạo các Smurf gửi tiền thu được từ buôn bán ma tuý tại nhiều các ngân hàng với số lượng nhỏ hơn số lượng tối thiểu mà các tổ chức tài chính (TCTC) được yêu cầu phải báo cáo. (iii) Theo Khoản 1, Điều 4, Chương 1, Luật PCRT (07/ 2012/ QH13) rửa tiền là hành vi của tổ Phòng chống rửa tiền: Những vấn đề còn nan giải Lê THị MậN & NguyễN THANH giANg Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM Nhận bài: 20/09/2015 – Duyệt đăng: 05/11/2015 Bài viết nhằm đánh giá thực trạng hoạt động phòng, chống rửa tiền (PCRT) cũng như hạn chế của hoạt động này làm ảnh hưởng xấu đến việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước VN (NHNN) nói riêng và quản lý vĩ mô nền kinh tế của Chính phủ nói chung. Đặc biệt là từ sau khi Luật PCRT có hiệu lực thi hành từ 01/01/2013 đến nay, qua đó đánh giá những mặt mạnh cũng như những hạn chế, những bất cập trong hoạt động PCRT. Bài viết cũng dự báo về hiệu quả của hoạt động PCRT trong nước cũng như khả năng mở rộng hoạt động PCRT quốc tế của NHNN, từ đó tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất để hạn chế nạn rửa tiền. Từ khóa: Rửa tiền, phòng chống rửa tiền, hoạt động ngân hàng. Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Nghiên Cứu & Trao Đổi 79 chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có. Hoạt động rửa tiền không chỉ xảy ra ở các quốc gia có Luật Bí mật ngân hàng; có những quy định về tài chính, luật pháp lỏng lẻo; các quan chức, nhân viên của các TCTC dễ bị mua chuộc, v.v. mà rửa tiền còn thường xuyên xảy ra tại những quốc gia có Luật PCRT cực kỳ nghiêm ngặt như Mỹ và Anh. 2.2. Một số vấn đề có liên quan đến phòng, chống rửa tiền - PCRT: là việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi rửa tiền được thực hiện theo quy định của Luật PCRT. - Nguyên tắc PCRT: (i) Phải thực hiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia; bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; chống lạm quyền, lợi dụng việc PCRT để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan; và (ii) Các biện pháp PCRT phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời; các hành vi rửa tiền phải được xử lý nghiêm minh. (theo Khoản 1, Điều 5, Chương 1, Luật số 07/ 2012/QH13) - Chính sách của Nhà nước về PCRT: (i) PCRT là trách nhiệm của Nhà nước và các cơ quan nhà nước. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia, hợp tác, tài trợ cho hoạt động PCRT; (ii) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia PCRT; (iii) Ban hành chính sách thúc đẩy hợp tác quốc tế trong PCRT; và (iv) Tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác PCRT được Nhà nước khen thưởng. (theo Khoản 1, Điều 6, Chương 1, Luật số 07/ 2012/ QH13). 2.3. Luật PCRT của một số nước trên thế giới Mỹ: Nước có hệ thống luật pháp về PCRT toàn diện và nghiêm khắc nhất trên thế giới mà tất cả các TCTC và nhân viên đều phải tuân theo, Luật Bí mật ngân hàng (BSA) năm 1970 và Luật Sửa đổi, bổ sung BSA (BSA*). Mục đích của BSA & BSA* là tạo ra một văn bản pháp lý tạo điều kiện điều tra tội phạm rửa tiền, trốn thuế bằng cách yêu cầu các TCTC phải lưu giữ những chứng từ liên quan đến giao dịch có trị giá tới 10.000 USD. Luật và quy định về PCRT tại Mỹ luôn được bổ sung, sửa chữa cho phù hợp với những thay đổi của tội phạm rửa tiền. Việc không tuân thủ những quy tắc và luật lệ liên quan đến hoạt động PCRT của các nhân viên của TCTC có thể dẫn tới bị phạt dân sự và hình sự. Về mặt dân sự, nhân viên TCTC có thể bị phạt ≥ 100.000 USD cho việc cố tình vi phạm những quy định về báo cáo và lưu giữ chứng từ của BSA. Về mặt hình sự, người vi phạm có thể bị phạt: (i) Tiền ≥ 250.000 USD; (ii) 5 năm tù hoặc cả hai. Một trong những vụ sớm nhất và nổi tiếng nhất liên quan đến việc ngân hàng thương mại (NHTM) bị phạt do vi phạm các quy định và luật lệ liên quan đến hoạt động rửa tiền tại Mỹ là trường hợp Ngân hàng Boston, kết quả là Ngân hàng Boston đã bị kết án và bị phạt 500.000 USD. Anh: Tháng 12/1990, Anh ban hành Luật PCRT và một loạt văn bản hướng dẫn các TCTC trong việc phát hiện và chấm dứt các hoạt động rửa tiền, trong đó tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ của NHTM trong việc cảnh báo cho các cơ quan quyền lực những hoạt động và giao dịch đáng ngờ. Các hướng dẫn này được xây dựng bởi NHTW Anh và các NHTM với sự phối hợp, tham gia của cơ quan tình báo quốc gia, hải quan, cảnh sát. Liên quan đến PCRT, các NHTM phải lưu giữ tất cả các chứng từ giao dịch trong 6 năm để phục vụ điều tra, các nhân viên của các TCTC phải hợp tác một cách toàn diện với các cơ quan pháp luật và phải thông báo trước cho các cơ quan này các giao dịch đáng ngờ. Trong khi các NHTM là chủ thể chính, các TCTC khác như công ty bảo hiểm, tổ chức môi giới cũng phải thực hiện những hướng dẫn này. Bên cạnh Luật PCRT, còn có Luật Chống buôn bán ma tuý năm 1986, Luật Phòng, chống khủng bố năm 1987, Luật Hình sự (Hợp tác quốc tế) năm 1990/ 1993 (sửa đổi, bổ sung). Theo quy định của Luật Ngân hàng và các hướng dẫn thực hành giám sát của Cộng đồng Châu Âu yêu cầu tất cả các nhân viên NHTM đều phải nhận biết khách hàng của họ; đồng thời cải thiện hệ thống lưu giữ chứng từ, ngăn chặn kịp thời những hành động đáng ngờ và tập huấn các nhân viên để họ tuân theo các luật lệ ngân hàng một cách chủ động và có thể nhận biết, báo cáo các hành động rửa tiền. Úc: Theo Luật PCRT, bất kỳ một giao dịch tiền tệ nào ≥ 10.000 USD đều phải báo cáo. Những dữ liệu này sau đó được truyền tự động tới Cơ quan Báo cáo giao dịch tiền tệ. Nhật: Các TCTC được yêu cầu phải báo cáo tất cả các giao dịch tiền tệ trong nước ≥ 30.000.000 JPY và các giao dịch tiền tệ quốc tế ≥ 5.000.000 JPY. Nếu trong trường hợp liên quan đến ma tuý, toà án có thể kết án TCTC về tội rửa tiền. PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015 Nghiên Cứu & Trao Đổi 80 Các nước trong khu vực: Indonesia, Myanmar, Singapore, Philippines, Thái Lan đều có Luật về PCRT và thành lập những cơ quan chuyên trách riêng để xử lý vấn đề liên quan đến PCRT như AMLO hay AMLC. Các cơ quan này có chức năng chủ yếu là thu thập và xử lý thông tin liên quan đến tài sản liên quan đến buôn bán ma tuý và rửa tiền. 3. Thực trạng hoạt động phòng, chống rửa tiền tại VN Do nhận được nhiều sự hỗ trợ kỹ thuật và trợ giúp xây dựng năng lực PCRT từ các tổ chức quốc tế và các cơ quan hành pháp tiên tiến, nên VN đã có nhiều cố gắng để chống lại nạn rửa tiền của bọn tối phạm. Trong vài năm gần đây, đặc biệt là sau khi có LPCRT, các cơ quan, ban ngành và các TCTC đã có hướng tiếp cận tích cực trong việc củng cố hệ thống PCRT. Hoạt động PCRT đã và đang được Chính phủ VN quan tâm, điều này được thể hiện trong LPCRT và nhiều văn bản dưới luật hướng dẫn LPCRT và các Luật khác của VN. Hệ thống văn bản pháp quy về PCRT đã được ban hành, gồm: - Trong điều kiện chưa ban hành được Luật Phòng, chống rửa tiền (LPCRT), ngày 7 tháng 6 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ban hành Nghị định PCRT số 74 (74/2005/NĐ-CP). Nghị định số 74 của Chính phủ ra đời nhằm thực hiện mục tiêu PCRT, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. - Liên quan đến phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, ngày 24/9/2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 148/2010/ TT- BTC hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền đối với lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và trò chơi có thưởng. Thông tư 148/2010/TT-BTC ra đời đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hành lang pháp lý hướng dẫn các công ty quản lý quỹ thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền. - Ngày 16/8/2012, Quốc hội VN đã ban hành LPCRT số 07 (07/2012/QH13). LPCRT ra đời không chỉ tạo ra hành lang pháp lý về PCRT mà còn quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế về PCRT. - Theo đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 116 (116/2013/NĐ- CP) hướng dẫn thi hành Luật số 07 (04/ 10/ 2013) và Thống đốc NHNN ban hành Thông tư số 35 (35/2013/TT-NHNN) để hướng dẫn thực hiện Nghị định số 116 của Chính phủ (31/ 12/ 2013). Thực tế về vấn nạn rửa tiền: Sau khi mở cửa kinh tế (1988), VN đã trở thành mục tiêu cho các tổ chức tội phạm rửa tiền quốc tế, do nền kinh tế sử dụng đa phần là tiền mặt. Nhưng đến năm 2009, tội danh rửa tiền mới xuất hiện trong Bộ luật Dân sự, chế tài xử phạt đến ngày 7/2/2012 mới bắt đầu có hiệu lực, LPCRT có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2013. Đã từ lâu, các nhóm tội phạm quốc tế đã nhắm đến VN để thực hiện hành vi rửa tiền. Tuy nhiên, hành vi rửa tiền chỉ xuất hiện khá rõ nét trong những năm gần đây, một số vụ rửa tiền thông qua việc: đầu tư, mở tài khoản, kinh doanh chứng khoán, đánh bạc, chuyển ngoại hối trái phép ra nước ngoài, sử dụng thẻ tín dụng, v.v.. - Một số vụ rửa tiền xuyên quốc gia thông qua việc đầu tư hoặc mở tài khoản tại các NHTM (Báo Công an nhân dân) [1] + Năm 2004, Việt kiều Lê Thị Phương Mai đầu tư tiền từ hoạt động ma tuý vào các dự án của Công ty Viet – Can Resorts & Plannation Inc. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho biết, Lê Thị Phương Mai là nhân vật đã đứng ra tổ chức một tập đoàn tội phạm quốc tế lớn tại Bắc Mỹ, hoạt động theo quy trình khép kín từ sản xuất, tiêu thụ ma túy đến rửa tiền. Đầu năm 2004, Lê Thị Phương Mai bị FBI bắt giữ. [1] + Năm 2005, Công an VN đã phối hợp với Trung tâm thông tin phòng chống rửa tiền của NHNN (năm 2006 là Cục Phòng chống rửa tiền) đã ngăn chặn giao dịch nghi vấn liên quan đến hoạt động rửa tiền, khi nhận đực thông tin từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN (BIDV) nhận được email từ một số doanh nhân Nigeria yêu cầu mở tài khoản 28 triệu USD, hứa hẹn sẽ chi lại 15% tổng số tiền. [1] + Hành vi chuyển tiền có nguồn gốc bất hợp pháp từ nước ngoài vào VN khá phổ biến. Đặc biệt, một số đối tượng, băng nhóm tội phạm người gốc Phi vào VN sử dụng giấy tờ giả mở tài khoản tại các NHTM để đồng bọn ở nước ngoài chuyển tiền vào, sau đó rút hết tiền trong các tài khoản này. Từ tháng 4/2004 đến tháng 7/2006, các cơ quan chức năng đã phát hiện James Edmund Corbett (công dân Australia, tạm trú tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM) có dấu hiệu bất thường, nghi vấn là rửa tiền. James E.Corbett đã mở tài khoản vãng lai USD tại một số NHTM ở TPHCM, thông qua các Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Nghiên Cứu & Trao Đổi 81 tài khoản này, đã nhận hơn 3,2 triệu USD từ nước ngoài chuyển vào VN, sau đó lần lượt chuyển cho một số công ty ở VN và ở nước ngoài. [1] + Tháng 10 năm 2008, Công an Đà Nẵng đã phát hiện 2 thủ phạm là Baggio Carlitos Linska và Massamba Lendebe Vis (quốc tịch Mozambique) khi bọn chúng đến một chi nhánh của NHTM tại Đà Nẵng mở cùng lúc 2 tài khoản. Ngay sau khi mở được tài khoản, lập tức có 4,1 tỷ đồng được chuyển vào và tức tốc chúng làm thủ tục để rút tiền. Công an Đà Nẵng đã tiến hành tạm giữ Linska và Massamba Lendebe Vis). Riêng tên Niaty Lokasso Djamba (quốc tịch Congo), người đã mở tài khoản và được chuyển số tiền hơn 3,34 tỷ đồng tại Bà Rịa – Vũng Tàu đã tẩu thoát. [1] - Rửa tiền thông qua kinh doanh chứng khoán Việc rửa tiền qua chứng khoán là dễ dàng và khá phổ biến, do đặc thù của chứng khoán là mọi người đều có quyền mua đi bán lại cổ phiếu và tái đầu tư trong khi giá cổ phiếu lại lên xuống thất thường. Kinh doanh chứng khoán cũng dễ rửa tiền, nhưng các chuyên gia của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và quản lý chức vụ của Bộ Công an VN và Cục Phòng chống rửa tiền trực thuộc NHNN chưa phát hiện được vụ nào. - Các vụ rửa tiền thông qua đánh bạc Việc rửa tiền qua đánh bạc cũng là phương pháp rửa tiền của bọn tội phạm, các vụ điển hình tại VN trong những năm gần đây, như: + Năm 2007, tại huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cảnh sát đặc nhiệm (Cục CSBV & HTTP) và Công an tỉnh Hà Tây đồng loạt tấn công ổ bạc lớn tại nhà Đồng Văn Hoa, xã Thạch Hòa, Thạch Thất, Hà Nội, tạm giữ 125 đối tượng, 24 xe ôtô và nhiều tang vật. + Công an VN phối hợp với Canada điều tra trùm cá độ bóng đá Ngô Tiến Dũng (Dũng “Kiều” là người cầm đầu đường dây cá độ bóng đá với quy mô lớn) có dấu hiệu mang hàng chục triệu USD từ nước ngoài về VN, Mánh khoé của tội phạm rửa tiền là dùng “tiền bẩn” mở tài khoản ở ngân hàng, sau đó chúng sẽ dùng số tiền đó rót vào những trận cá độ bóng đá trên mạng, với số tiền luân chuyển tới 1 hoặc 2 triệu USD/đêm. + Ngày 14/03/2013 Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an phối hợp với Công an huyện Sóc Sơn, Hà Nội, bắt quả tang vụ đánh bạc tại một lán tre thuộc xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, bắt giữ 68 đối tượng. Đây là vụ án đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa có tổ chức, quy mô lớn nhất miền Bắc. Các bị cáo bị nhận các mức án từ tù treo cho tới 54 tháng tù giam. + Ngày 28/05/2014, Ủy ban Nhân dân quận Hải An, Hải Phòng đã có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Đông Hải 1 - Nguyễn Văn Kính, để phục vụ công tác điều tra của cơ quan công an về hành vi tham gia đánh bạc bị bắt quả tang tại địa chỉ trên. + Ngày 27/5/2014, Công an TPHCM triệt phá đường dây đánh bạc và tổ chức đánh bạc (dưới hình thức thầu đề) rất lớn tại 14 điểm của đường dây thầu đề liên quận tới nhiều quận (Bình Thạnh, Tân Phú, Gò Vấp, Phú Nhuận, 2, 3, 8, 10, 11) 28 đối tượng đã bị bắt cùng với nhiều tang vật. Phương thức hoạt động của các đối tượng là nhận các phơi đề từ đại lý gửi về qua máy fax và chi trả qua thẻ ATM của ba NHTM khác nhau, giao dịch có lúc đến hàng tỷ đồng/ngày. + Ngày 09/07/2014, Công an Thanh Hóa đã phối hợp với Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an phá chuyên án XĐ414 quy mô lớn qua mạng Internet do Dương Bá Liệu SN 1966, phường Bắc Sơn, Thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa cầm đầu với khoảng 40 đầu mối ở 7 huyện, thị xã của các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định, Ninh Bình mua trang mạng của Liệu để đánh bạc với số tiền lên đến gần 5 nghìn tỉ đồng. + Ngày 17/03/2014, 86 bị cáo bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Ninh đưa ra xét xử với các tội danh tổ chức đánh bạc và đánh bạc. Theo thống kê của Bộ Công an VN thì sới bạc bị triệt phá tại tỉnh Bắc Ninh là sới bạc lớn nhất ở Miền Bắc. + Ngày 04/09/2003 TAND thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử 24 người, bị truy tố về các tội giết người, tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, gá bạc. - Hoạt động chuyển hối trái phép Hoạt động chuyển hối trái phép cũng chính là hành vi rửa tiền: theo thống kê của ngành Hải quan, từ đầu năm đến 15/11/2014, các đơn vị Hải quan đã bắt giữ, xử lý 10 vụ mang ngoại tệ, vàng vượt định mức không khai báo với số tiền vi phạm hơn 57.000 USD, 880 triệu đồng và 105 lượng vàng. 4. Tổng kết Rửa tiền đang là vấn nạn mang tính toàn cầu, gây ra những tác hại khôn lường đối với kinh tế, xã hội và an ninh toàn thế giới. Riêng ở VN, theo báo cáo của NHNN, năm PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015 2012 tổng số giao dịch khả nghi trị giá khoảng 51.000 tỷ đồng, năm 2013, tổng số giao dịch khả nghi trị giá khoảng 79.000 tỷ đồng, năm 2014, tổng số giao dịch khả nghi trị giá khoảng 119.000 tỷ đồng. Nguyên nhân chính làm hạn chế hoạt động phòng, chống rửa tiền - Thói quen sử dụng tiền mặt của dân cư và việc không bắt buộc chứng minh nguồn gốc dòng tiền đây, là nguyên nhân chính khiến VN trở thành mục tiêu của bọn tội phạm rửa tiền. - Tình trạng sở hữu chéo trong các doanh nghiệp, NHTM tại VN cũng khiến việc phát hiện tội phạm rửa tiền thêm khó khăn. - Vốn đầu tư nước ngoài vào VN không ngừng gia tăng cộng với việc kiểm soát kém hiệu quả việc sử dụng vốn tại các khu công nghiệp có đầu tư nước ngoài. - Không kiểm soát được lượng kiều hối về nước. Hàng năm, VN nhận kiều hối rất lớn, nên được đánh giá là một trong chín nước có lượng kiều hối gửi về nhiều nhất thế giới, theo thống kê của NHNN, năm 2012 có tới 10,5 tỉ USD; năm 2013 có tới 11 tỉ USD; năm 2014 có tới 18 tỉ USD. - Tuy đã có LPCRT và văn bản hướng dẫn thi hành LPCRT, nhưng việc chấp hành luật pháp của công dân VN còn chưa nghiêm. Mặt khác, một số điều khoản của LPCRT còn sơ hở; các quy định hướng dẫn thi hành LPCRT chưa rõ ràng; nhiều quy định chưa được cụ thể hóa trong hoạt động của các cơ quan pháp luật nên chưa phát huy được năng lực và thẩm quyển của các cơ quan thi hành luật, làm cho bọn tội phạm luồn lách LPCRT để rửa tiền ở VN. - Các TCTC nói chung và NHTM nói riêng thiếu kinh nghiệm trong việc phát hiện những hành vi tuồn tiền “bẩn” từ nước ngoài về để hợp pháp hóa, chuyển sang tiền “sạch” của bọn tội phạm rửa tiền, đặc biệt là việc sử dụng Visa Debit. - LPCRT có hiệu lực thi hành từ 01/01/2013, nhưng ứng dụng công nghệ thông tin vào PCRT tại các NHTM chưa đáp ứng đủ yêu cầu, còn rất lúng túng trong việc lựa chọn phần mềm hỗ trợ PCRT. Nhiều NHTM hiện nay còn thiếu sự đào tạo nâng cao nhận thức cho nhân viên, bên cạnh đó ngân sách dành cho đầu tư công nghệ thông tin còn rất hạn chế. - Các TCTC và đặc biệt là NHTM chưa nâng cao nhận thức về công tác PCRT, bằng chứng họ đã thiếu sự chú ý đến: danh sách cảnh báo, danh sách đen, danh sách cấm vận quốc tế; những báo cáo, giao dịch có giá trị lớn, giao dịch đáng ngờ. - Chế tài, tiền phạt đối với với cán bộ và nhân viên vi phạm của các TCTC không tuân thủ LPCRT tuy đã được thực hiện nhưng không thỏa đáng. - Chưa kiểm soát số tiền bất hợp pháp thường được đầu tư vào các lĩnh vực nhà hàng, sòng bạc, sàn nhảy, khu du lịch,...và cả các công ty “ma”. - Chưa khống chế được nạn rửa tiền qua mạng Internet đang có xu hướng tăng nhanh, trong khi bọn tội phạm mạng có khá nhiều mánh khóe để rửa tiền trên Internet. - Các TCTC chưa theo dõi chính xác các khoản giao dịch đáng nghi ngờ và giao dịch bằng tiền mặt hoặc bằng ngoại tệ, nên việc báo cáo với Cục PCRT chưa đươc chính xác để có giải pháp phòng ngừa hoặc chế tài chính xác. 82 Nghiên Cứu & Trao Đổi Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 5. Đề xuất giải pháp 5.1. Giải pháp chung - LPCRT và các văn bản quy phạm pháp luật về PCRT của nước ta được xây dựng theo kinh nghiệm và luật pháp quốc tế; tuy nhiên, những chuyển động của dòng tiền tại VN có những đặc thù khác. Cần sửa đổi và bổ sung LPCRT cho phù hợp tình hình thực tế VN và thông lệ quốc tế. - Cần sửa đổi và bổ sung các Luật có liên quan đến thanh toán, như: Luật Giao dịch bằng tiền mặt; Luật Séc, Luật Hối phiếu nhằm giảm thiểu các giao dịch bằng tiền mặt tại VN. - Việc cho phép các khoản TCTC nhận tiền gửi bằng USD cũng như việc sử dụng tràn lan USD tại VN đã làm gia tăng quá trình đôla hóa. Đôla hóa sẽ làm tăng nạn rửa tiền qua ngoại tệ. Bởi vậy, cần có các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng đô la hóa trên thị trường tiền tệ VN. - Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có liên quan trong lĩnh vực PCRT, như: NHNN, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng trong việc hướng dẫn, kiểm tra chấp hành các biện pháp phòng chống rửa tiền của các tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý. - Cần tăng mức độ xử phạt đối với hành vi rửa tiền để răn đe. - Lọc khách hàng khỏi danh sách “đen”. - Cần ngăn chặn kịp thời và kiểm soát giao dịch đáng ngờ. 5.2. Giải pháp cho các tổ chức tài chính - Cần ứng dụng công nghệ thông tin với công nghệ hiện đại, theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Đây là giải pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao năng lực phòng, chống rửa tiền của các NHTM. - Các TCTC cần xây dựng cơ chế sàng lọc các giao dịch tiền mặt lớn và giao dịch tiền mặt nhiều lần liên tục có chủ ý, và xây dựng báo cáo tự động có thể báo cáo kịp thời trong nội bộ và cho cơ quan quản lý. Các NHTM phải báo cáo với Cục PCRT những giao dịch đáng ngờ và giao dịch bằng tiền mặt hoặc bằng ngoại tệ, vàng. - Việc ứng dụng công nghệ để phát hiện, xử lý tình trạng rửa tiền dưới những chiêu thức ngày càng tinh vi của bọn tội phạm ở các TCTC nói chung và các NHTM nói riêng còn nhiều hạn chế. Bởi vậy, cần thường xuyên tổ chức tập huấn về phòng chống rửa tiền cho các định chế tài chính. - Kiểm soát chặt chẽ các giao dịch đáng ngờ và các giao dịch với giá trị thanh toán lớn phải cung cấp thông tin cho Cục Phòng chống rửa tiền. - Hệ thống công nghệ thông tin của các NHTM cần đồng bộ hóa và nâng cấp hệ thống theo hướng: đáp ứng đúng quy định của pháp luật, phân tích giao dịch, hỗ trợ sàng lọc, nhận biết khách hàng, báo cáo, lưu trữ thông tin, v.v.. - Cần tăng chế tài, tiền phạt đối với các cơ quan tài chính không tuân thủ quy định, báo cáo giao dịch đáng ngờ, thiết lập hình phạt nặng với cán bộ và nhân viên vi phạm. - Ngăn chặn rửa tiền trong lĩnh vực chứng khoán, bằng cách: Yêu cầu các công ty chứng khoán phải có nghĩa vụ báo cáo giao dịch đáng ngờ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng văn bản; phải tuyệt đối tuân thủ quy tắc không tiết lộ cho khách hàng về việc báo cáo giao dịch nhằm tránh khả năng giúp người rửa tiền có thể có cách trốn tránh hoặc gây hoang mang cho các khách hàng không có mục đích rửa tiền; cần phải có hệ thống lưu trữ hồ sơ chứng khoán theo quy định của pháp luật. - Cần tăng cường kiểm tra các nhà hàng, sòng bạc, sàn nhảy, khu du lịch và đặc biệt là các công ty mới thành lập để tránh việc bỏ sót công ty “ma”. - Kiểm tra chặt chẽ để hạn chế mánh khóe rửa tiền qua mạng Internet. - Phối hợp chặt chẽ giữa TCTC và khách hàng nhằm chấp hành tốt LPCRT để hạn chế nạn rửa tiền. 6. Kết luận PCRT không chỉ là công việc riêng của Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ, mà là việc làm của mọi ngành, mọi giới và mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Công việc này hết sức phức tạp và xác định là việc làm lâu dài, đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao độ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ việc có liên quan đến rửa tiền và tài trợ khủng bố. PCRT không chỉ góp phần cho nền kinh tế đất nước phát triển ổn định mà còn bảo vệ an ninh kinh tế và chủ quyền tiền tệ quốc gial TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo Công an Nhân dân; Báo Công an Nhân dân điện tử (cad.com.vn) Dịch vụ luật sư tư vấn trực tuyến qua tổng đài 19006162 com Luật Phòng chống rửa tiền số 07 (07/2012/ QH13), và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật số 07. 83 Nghiên Cứu & Trao Đổi
File đính kèm:
- phong_chong_rua_tien_nhung_van_de_con_nan_giai.pdf