Phương pháp giảng dạy, học tập ngành Mỹ thuật ứng dụng đáp ứng nhu cầu xã hội và mối liên hệ với thị trường

Tóm tắt: Mục tiêu của đào tạo ngành Mỹ thuật ứng dụng là làm sao để tiếp cận và ứng

dụng được sản phẩm thiết kế vào thị trường nhằm mục đích phát triển kinh doanh, không chỉ

là đào tạo các chuyên gia lý thuyết mà phải là các chuyên gia thực hành, những người được

trang bị các kỹ năng đầy đủ để có thể làm việc được ngay. Vì thế xây dựng phương pháp

giảng dạy là một vấn đề không dễ so sánh và bàn luận. Phương pháp giảng dạy trong đào tạo

họa sĩ Thiết kế chủ yếu vẫn là truyền nghề, truyền kinh nghiệm. Tố chất "nghề" gắn với "kỹ

năng thực hành" là năng lực không thể thiếu ở người họa sĩ thiết kế, đặc biệt là việc liên hệ

với doanh nghiệp trong giảng dạy những nội dung liên quan đến thực tế thi công sản xuất, thị

trường nhằm phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo, chủ động của sinh viên, tiến tới việc dạy

và học, phát hiện và tìm giải pháp cụ thể theo nhu cầu thực tế. Đây là định hướng cơ bản

nhất đối với việc xây dựng phương pháp giảng dạy ngành Mỹ thuật ứng dụng nhằm tạo ra

hiệu quả trong đào tạo, từ bỏ thói quen thụ động, chuyển sang cách học có nghiên cứu sáng

tạo gắn liền với ứng dụng thực tiễn và thị trường. Theo định hướng này phải xây dựng đổi

mới cách dạy của của giảng viên và cách học của sinh viên một cách hệ thống theo các

nguyên tắc và quy trình đặc thù ngành Mỹ thuật ứng dụng.

pdf 7 trang yennguyen 6240
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp giảng dạy, học tập ngành Mỹ thuật ứng dụng đáp ứng nhu cầu xã hội và mối liên hệ với thị trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương pháp giảng dạy, học tập ngành Mỹ thuật ứng dụng đáp ứng nhu cầu xã hội và mối liên hệ với thị trường

Phương pháp giảng dạy, học tập ngành Mỹ thuật ứng dụng đáp ứng nhu cầu xã hội và mối liên hệ với thị trường
 Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội 57 (07/2019) 59-66 59 
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY, HỌC TẬP 
NGÀNH MỸ THUẬT ỨNG DỤNG ĐÁP ỨNG 
NHU CẦU XÃ HỘI VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI THỊ TRƯỜNG 
TEACHING AND LEARNING METHODS OF APPLIED FINE ARTS 
TO MEET SOCIAL NEEDS AND SUITABLE FOR THE MARKET 
Bùi Văn Long *§§ 
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 5/01/2019 
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 5/7/2019 
Ngày bài báo được duyệt đăng: 26/7/2019 
 Tóm tắt: Mục tiêu của đào tạo ngành Mỹ thuật ứng dụng là làm sao để tiếp cận và ứng 
dụng được sản phẩm thiết kế vào thị trường nhằm mục đích phát triển kinh doanh, không chỉ 
là đào tạo các chuyên gia lý thuyết mà phải là các chuyên gia thực hành, những người được 
trang bị các kỹ năng đầy đủ để có thể làm việc được ngay. Vì thế xây dựng phương pháp 
giảng dạy là một vấn đề không dễ so sánh và bàn luận. Phương pháp giảng dạy trong đào tạo 
họa sĩ Thiết kế chủ yếu vẫn là truyền nghề, truyền kinh nghiệm. Tố chất "nghề" gắn với "kỹ 
năng thực hành" là năng lực không thể thiếu ở người họa sĩ thiết kế, đặc biệt là việc liên hệ 
với doanh nghiệp trong giảng dạy những nội dung liên quan đến thực tế thi công sản xuất, thị 
trường nhằm phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo, chủ động của sinh viên, tiến tới việc dạy 
và học, phát hiện và tìm giải pháp cụ thể theo nhu cầu thực tế. Đây là định hướng cơ bản 
nhất đối với việc xây dựng phương pháp giảng dạy ngành Mỹ thuật ứng dụng nhằm tạo ra 
hiệu quả trong đào tạo, từ bỏ thói quen thụ động, chuyển sang cách học có nghiên cứu sáng 
tạo gắn liền với ứng dụng thực tiễn và thị trường. Theo định hướng này phải xây dựng đổi 
mới cách dạy của của giảng viên và cách học của sinh viên một cách hệ thống theo các 
nguyên tắc và quy trình đặc thù ngành Mỹ thuật ứng dụng. 
 Từ khóa: Phương pháp, Mỹ thuật ứng dụng, năng lực, giải pháp, quy trình đặc thù 
Abstracts: The goal of training in Applied Arts is how to access and apply design 
products to the market for the purpose of business development, not only to train theoretical 
experts but also professionals. Practicing people, who are equipped with sufficient skills to be 
able to work immediately. Therefore, building teaching methods is a problem that is not easy 
to compare and discuss. Teaching methods in the design training of artists are mainly 
vocational training and experience transfer. The quality of "profession" associated with 
"practical skills" is an indispensable capacity for design artists, especially the contact with 
§§* Trường Đại học Mở Hà Nội 
 60 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
enterprises in teaching content related to actual production and marketing to promote the 
activeness, creative thinking, initiative of students, proceed to teaching and learning, discover 
and find specific solutions according to actual needs. This is the most basic orientation for 
building teaching methods of Applied Fine Arts in order to create effective in training, 
abandon passive habits, and switch to studying with creative research associated with the 
application. practical and market uses. In this orientation, it is necessary to build and 
innovate the teaching-learning methods of teachers and students in a systematic way 
according to specific principles and procedures of Applied Fine Arts. 
Keywords: Methods, applied fine arts, capacity, solutions, specific procedures 
1. Đặt vấn đề 
Đào tạo họa sĩ thiết kế Mỹ thuật 
ứng dụng có tầm quan trọng đối với sự 
nghiệp xây dựng đất nước, góp phần tạo 
lập ngành MTUD hiện đại, giàu bản sắc 
dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa và cuộc 
cách mạng công nghiệp 4.0. Trong thời kỳ 
đất nước mở cửa, cũng như các nghề khác, 
nghề thiết kế ở Việt Nam đang đứng trước 
thách thức cạnh tranh khi các nhà thiết kế 
nước ngoài sẵn sàng tham gia thị trường 
MTUD tiềm năng của nước ta. Vì vậy việc 
nâng cao chất lượng đào tạo, cải thiện tay 
nghề đội ngũ họa sĩ thiết kế là nhu cầu tất 
yếu. Đi đôi với việc đổi mới chương trình, 
giáo trình, phương pháp giảng dạy, học tập 
chủ động là yêu cầu tất yếu nhằm đào tạo 
nguồn nhân lực lao động chất lượng phù 
hợp với thị trường và đáp ứng nhu cầu 
tuyển dụng của doanh nghiệp. Mục tiêu của 
đào tạo ngành MTUD là làm sao để họa sĩ 
thiết kế có thể tiếp cận và ứng dụng được 
sản phẩm thiết kế vào thị trường nhằm mục 
đích phát triển kinh doanh, không phải là 
đào tạo các chuyên gia lý thuyết mà là các 
chuyên gia thực hành, vì vậy việc đổi mới 
nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập 
ngành Mỹ thuật ứng dụng là những yêu cầu 
cấp thiết trong kỷ nguyên số hiện nay để 
trang bị các kỹ năng đầy đủ về thẩm mỹ, 
nguyên lý thiết kế, cập nhật về công nghệ, 
kỹ thuật để sau khi học xong ra trường sinh 
viên có thể làm việc được ngay, phù hợp 
với nhu cầu tuyển dụng, đáp ứng được các 
sản phẩm cho thị trường sử dụng. 
2. Thực trạng giảng dạy mỹ 
thuật ứng dụng hiện nay 
Phương pháp giảng dạy trong đào 
tạo họa sĩ Thiết kế mỹ thuật ứng dụng chủ 
yếu vẫn là truyền nghề, truyền kinh 
nghiệm. Tố chất "nghề" gắn với "kỹ năng 
thực hành" là năng lực không thể thiếu ở 
người họa sĩ thiết kế từ trước đến nay. 
Trong việc đào tạo kiến thức mỹ 
thuật cơ sở (hình họa, cơ sở tạo hình, trang 
trí, bố cục) cho sinh viên mỹ thuật ứng 
dụng hiện nay, cũng tồn tại nhiều quan 
niệm chưa thống nhất. Một số họa sĩ thiết 
kế là giảng viên mỹ thuật lâu năm cho 
rằng: “Khi phác thảo ý tưởng, mọi họa sĩ, 
dù là nhà thiết kế mỹ thuật ứng dụng 
(designer), cũng phải có kỹ năng vẽ bằng 
tay thuần thục để cho kịp những suy nghĩ, 
ý tưởng nảy ra trong đầu. Máy tính chẳng 
qua chỉ là phương tiện, công cụ giúp hoàn 
thiện ý tưởng ấy. Nếu như sinh viên học 
mỹ thuật ứng dụng mà vẽ hình họa đạt như 
sinh viên mỹ thuật tạo hình thì càng tốt? 
Không nên hướng dẫn sinh viên bắt chước 
cái của người khác. 
trong thực tế hiện nay đa số sinh 
viên chỉ tập trung vào việc lo diễn họa cho 
sản phẩm đẹp mắt, giống thật nhất mà bỏ 
 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 61 
qua phần nghiên cứu phát triển ý tưởng sao 
cho có hệ thống, nội dung hay chủ đề, tính 
khả thi ứng dụng của sản phẩm thiết kế. 
Trong việc đào tạo kiến thức mỹ 
thuật cơ sở (hình họa, cơ sở tạo hình, trang 
trí, bố cục, phương pháp thiết kế) cho 
sinh viên mỹ thuật ứng dụng hiện nay, 
cũng tồn tại nhiều quan niệm chưa thống 
nhất. Một số họa sĩ thiết kế là giảng viên 
mỹ thuật lâu năm cho rằng: “Khi phác thảo 
ý tưởng, mọi họa sĩ, dù là nhà thiết kế mỹ 
thuật ứng dụng (designer), cũng phải có kỹ 
năng vẽ bằng tay thuần thục để cho kịp 
những suy nghĩ, ý tưởng nảy ra trong đầu. 
Máy tính chẳng qua chỉ là phương tiện, 
công cụ giúp hoàn thiện ý tưởng ấy. Nếu 
như sinh viên học mỹ thuật ứng dụng mà 
vẽ hình họa đạt như sinh viên mỹ thuật tạo 
hình thì càng tốt? Không nên hướng dẫn 
sinh viên bắt chước cái của người khác, vẽ 
hình họa theo kiểu Manga, Chibi, mà cần 
phải dạy các em vẽ đúng, có phân tích và 
tưởng tượng, khi vững cơ bản rồi thì bóp 
hình kiểu gì cũng thấy hợp lý” (1). 
Song, có những ý kiến lại không 
đồng tình khi cho rằng, các nhà thiết kế đồ 
họa, thời trang, nội thất, tạo dáng công 
nghiệp không cần và không phải vẽ như 
họa sĩ. Họ chỉ cần biết thành thạo sử dụng 
các phần mềm thiết kế trong máy tính là 
được. Theo hướng quan niệm này, một bài 
vẽ hình họa không cần thiết phải đi chuyên 
sâu thâm diễn mà chỉ cần khái quát được 
về đặc điểm hình thể, khối, chất và biểu 
cảm vật mẫu qua kỹ năng quan sát, phân 
tích hình khối, hệ thống đường nét, sáng 
tối, hòa sắc, bố cục từ mẫu vẽ của không 
gian ba chiều thể hiện trên khổ giấy hai 
chiều, biết lắp ghép, sắp xếp mẫu mã đồ 
vật như bàn, ghế, giường, tủ (thiết kế nội 
thất) quần, áo, váy(thiết kế thời trang), 
xe cộ (tạo dáng), bao bì, tem, nhãn (đồ họa, 
quảng cáo) sao cho phù hợp với kích 
thước, tỷ lệ và công năng sử dụng phục vụ 
con người. 
Như vậy qua các ý kiến về vai trò 
của các môn học mỹ thuật cơ sở đối với 
việc đào tạo giảng dạy, học tập ngành mỹ 
thuật ứng dụng cần phải đổi mới phương 
pháp giảng dạy, học tập nhằm mục đích 
đào tạo hiệu quả các họa sĩ thiết kế sản 
phẩm ứng dụng để phục vụ con người, thị 
trường... các sản phẩm Đồ họa, Nội thất, 
Thời trang, Tạo dáng Công nghiệp, nếu 
không hiểu và nắm bắt được nhu cầu thị 
trường lao động sản xuất, kinh doanh ở 
Việt Nam nói riêng và trên thị trường quốc 
tế nói chung thì thiết kế ra sản phẩm không 
phục vụ được con người. Mặt khác thiết bị 
công nghệ cũng rất hữu ích hỗ trợ tốt cho 
việc giảng dạy, học tập thiết kế, thay đổi so 
sánh các phương án, giả định không gian, 
tạo không gian ảođến quy trình chế tác 
sản phẩm, tính toán vật liệu, dự toán kinh 
tế sản phẩmhọa sĩ thiết kế cũng chưa 
được vận dụng một cách đồng bộ có hệ 
thống, mà cần tập chung vào một số 
phần để giải quyết công việc hay bài tập 
trước mắt. 
Một số giảng viên lên lớp thiếu cập 
nhật thông tin hoặc khả năng, kỹ năng 
chuyên môn còn yếu, giảng dạy chưa tâm 
huyết dẫn đến sinh viên khó hiểu, học tập 
thiếu nhiệt huyết. Mặt khác do tuyển sinh 
đầu vào chất lượng sinh viên có năng khiếu 
thật sự giữa các trường không đồng đều. 
Do đó, hơn bao giờ hết, cần đánh 
giá, điều chỉnh mục tiêu đổi mới phương 
pháp giảng dạy, học tập nâng cao chất 
lượng đầu ra nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội 
trong việc tiếp nhận, sử dụng nguồn nhân 
lực thiết kế mỹ thuật. Cần đào tạo ra những 
 62 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
họa sĩ, những nhà thiết kế sáng tạo có năng 
lực tư vấn thiết kế các công trình, sản phẩm 
mỹ thuật ứng dụng đảm bảo các tiêu chí, 
nhu cầu sử dụng phù hợp với thị trường là 
yêu cầu cần thiết trong bối cảnh của xã hội 
hiện nay 
3. Giải pháp nâng cao phương 
pháp giảng dạy và chất lượng 
học tập nhằm đáp ứng tốt nhu 
cầu xã hội. 
Một trong những phương pháp 
giảng dạy hiểu quả hiện nay là phương 
pháp giảng dạy qui nạp. Từ sự trải nghiệm 
thực tế với những kinh nghiệm mà SV có 
được, SV sẽ được thực hành theo yêu cầu 
của GV (theo định hướng nội dung bài 
học). Đây là khâu thực hành mang tính cảm 
tính. Thông qua thực hành, GV sẽ hỏi SV 
một số cảm nhận, phản xạ, khó khăn hay 
những giải pháp mà SV rút ra được. Từ đó, 
GV sẽ chốt lại những nội dung lý thuyết. 
- SV thực hành sau khi học lý 
thuyết về thiết kế: áp dụng những lý thuyết 
vừa học vào thực hành. Yêu cầu chỉ ở mức 
độ tái hiện tức là bắt chước lại y nguyên 
những gì GV hướng dẫn. 
- Sau khi SV thực hành ở mức độ 
“bắt chước”, thông qua hướng dẫn cũng 
như tham khảo tư liệu thiết kế, GV sẽ 
hướng dẫn SV các phân tích giải thích vì 
sao lại làm các bước thiết kế theo các khâu, 
các động tác như vậy. Từ đó, SV sẽ đạt 
được yêu cầu ở mức độ tái tạo. 
- Sau bước tái tạo là bước thực 
hành sáng tạo. GV chọn những bài tập thực 
hành với yêu cầu cao hơn, phức tạp hơn 
đòi hỏi SV phải huy động hết những kiến 
thức lý thuyết đã học, những kinh nghiệm 
từ những bước thực hành thiết kế ở trên. 
Từ đó, SV thực hành một cách thành thạo, 
nâng cao lên thành mức độ kỹ năng và kỹ 
xảo, nghệ thuật. 
- GV lưu ý nội dung thực hành thiết 
kế: các nội dung thực hành phải sát với nội 
dung học, mang tính điển hình cao, tăng 
dần về mức độ khó độ phức tạp. 
- Sau khi giảng dạy nội dung thực 
hành trên lớp, GV cần hướng dẫn SV thực 
hành ở nhà và trong suốt khóa học cũng 
như trong đời sống để SV thành thạo 
“nghề”. Xây dựng được phương pháp 
giảng dạy và học tập hiệu quả cần đảm bảo 
một số tiêu chí sau: 
- Cơ sở vật chất phải đủ những điều kiện 
tối thiểu 
- Giáo viên cần cải tiến việc dạy bằng 
cách nghiên cứu việc học của sinh viên, 
nghiên cứu làm sáng rõ bản chất của tư 
duy sáng tạo. 
- Giáo viên học cách làm thế nào để cải 
tiến thành công chính việc dạy của mình, 
gây hứng thú cho người học. 
- Tăng cường sự tham dự, tính độc lập tư 
duy của sinh viên, giáo viên cần coi trọng 
phương pháp tư duy hơn là dạy các kỹ 
năng thuần túy. 
- Liên hệ doanh nghiệp giảng dạy trên 
giảng đường về những nội dung liên quan 
đến thực tế thi công sản xuất, thị trường. 
Đã có nhiều thảo luận về vấn đề trách 
nhiệm của công tác đào tạo và trách nhiệm 
của giới chuyên môn trong việc trang bị 
kiến thức và kỹ năng cho người học. Bên 
cạnh việc tiếp tục phát huy các lợi thế 
truyền thống từ cá nhân các giảng viên, 
triết lý đào tạo, hệ thống cơ sở vật chất,.. 
các trường hiện nay đang đẩy mạnh sự gắn 
kết với thực tiễn thông qua việc mời các 
Họa sĩ thiết kế, KTS đang hành nghề tham 
gia giảng dạy nhưng chưa sắp xếp hợp lý 
về việc phần nào GV chuyên môn dạy, 
phần nào doanh nghiệp tham gia mà chỉ 
giao cho các nhà thiết kế có kinh nghiệm 
duyệt các đồ án điều đó dẫn đến tình trạng 
 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 63 
SV hiểu và nắm được cách thức thể hiện 
nhưng thiếu những kiến thức tư duy về 
sáng tạo theo hệ thống và sản phẩm thiết kế 
không có gì đặc biệt về mẫu mã hay giải 
pháp về công năng dẫn đến không phù hợp 
với thị trường., . Vai trò của nhà trường là 
đào tạo những người có khả năng suy nghĩ 
phân tích, trang bị cho họ sự nhạy bén và 
kỹ năng để giải quyết các vấn đề đặt ra 
theo phương pháp tư duy sáng tạo. Một họa 
sĩ thiết kế được nhận bằng tốt nghiệp sẽ 
phải thành thạo một số kỹ năng nhất định 
(chứ không chỉ là kiến thức về công nghệ - 
kỹ thuật) để có thể tham gia đóng góp trực 
tiếp cho lực lượng thiết kế MTUD. 
- Tăng cường hoạt động ngoại khóa 
của sinh viên thông qua các cuộc thi, 
festival, thực tập, tham quan. Sinh viên 
được hướng dẫn cách quan sát, chụp hình, 
cách đo, vẽ hiện trạng... thể hiện tính 
chuyên nghiệp trong từng thao tác. Giảng 
viên trực tiếp hướng dẫn từng thao tác cho 
sinh viên, giải đáp những câu hỏi cũng như 
những vướng mắc của sinh viên, những 
buổi đi thực tế rút ngắn khoảng cách giữa 
lý thuyết & thực hành, giữa người dạy & 
người học, tạo sự gắn kết & học tập lẫn 
nhau giữa các sinh viên 
- Về trình độ giảng viên thì cần thiết tiến 
hành đào tạo tiếp tục và thường xuyên, liên 
kết và mở rộng hoạt động thực tiễn của 
giáo viên. Tổ chức định kỳ các lớp nghiệp 
vụ sư phạm cho giáo viên. 
Để đổi mới phương pháp dạy học trước hết 
phải đổi mới quan điểm và cách tư duy cũ 
(lấy giáo viên làm trung tâm, giáo viên 
luôn đúng, giáo viên đọc gì trò chép nấy...) 
sau đó là hướng đến cho trò cách tư duy và 
nhận thức đúng đắn với từng môn học, rồi 
mới bàn đến hệ thống giáo dục và chương 
trình dạy học cụ thể, tư đó mới có phương 
pháp đúng đắn, phù hợp. 
Xây dựng phương pháp dạy học 
(PPDH) tốt phù hợp với đặc thù đào tạo 
MTUD các môn chuyên ngành hiện đang 
là một yêu cầu cấp thiết đối với các trường 
đại học đào tạo về thiết kế, nhằm đáp ứng 
yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Sự đổi 
mới PPDH chuyên ngành thiết kế cần triển 
khai theo các định hướng sau đây: 
 - Phải tiến hành một cách đồng bộ có 
hệ thống 
 PPDH là một yếu tố của quá trình đào 
tạo đại học, có mối quan hệ với các yếu tố 
khác. Do đó muốn đổi mới PPDH, đặc biệt 
lĩnh vực thiết kế không thể không đổi mới 
mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, 
xây dựng và phát triển đội ngũ GV; cơ sở 
vật chất thiết bị phục vụ đào tạo như xưởng 
thực hành, xưởng sản xuất sản phẩm mẫu, 
máy móc công nghệ phục vụ việc thể hiện 
triển khai các bản vẽ; kiểm tra, đánh giá kết 
quả đào tạo. Điều rõ ràng là việc đổi mới 
PPDH chuyên ngành thiết kế của trường 
đại học chỉ thực hiện được khi mục tiêu 
của trường đại học hướng vào việc đào tạo 
nhân lực tư duy nhân lực tạo nghiệp; Các 
học phần có đủ tài liệu, giáo trình được 
biên soạn dưới dạng vấn đề, tình huống có 
vấn đề; Nhà trường có thiết bị dạy học mới 
như overhead, projector, multimedia; Việc 
kiểm tra, đánh giá nhằm vào lĩnh vực nhận 
thức bậc cao của SV (áp dụng, phân tích, 
tổng hợp, đánh giá) 
 - Phải hướng vào việc phát huy tính tích 
cực tư duy sáng tạo, chủ động của SV, 
tránh lối truyền thụ một chiều, nhồi nhét lý 
thuyết, tiến tới dạy học phát hiện và tìm 
giải pháp cụ thể theo nhu cầu thực tế. 
 64 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
 Đây là định hướng cơ bản nhất đối với 
việc đổi mới PPDH ngành MTUD, nhằm 
tạo ra khâu đột phá, từ bỏ thói quen thụ 
động, chuyển sang cách học có nghiên cứu 
sáng tạo gắn liền với ứng dụng, tích cực, 
chủ động. Theo định hướng này phải đổi 
mới cách dạy của của GV và cách học 
của SV. 
 + Về cách dạy của GV 
 GV phải dạy cho SV năng lực nhận thức, 
năng lực tư duy sáng tạo từ ý tưởng đến 
các sản phẩm ứng dụng cụ thể. Muốn thế 
người GV phải nắm vững kiến thức thực tế, 
kinh nghiệm thiết kế, khả năng truyền đạt 
cuốn hút hấp dẫn, năng lực tư duy của SV 
và phải áp dụng các phương pháp khác 
nhau, tùy theo mục tiêu, tính chất của từng 
môn học, đặc thù của ngành học, người 
học, lớp học 
Xây dựng phương pháp giảng dạy 
của giáo viên chuyên ngành thiết kế cần 
ứng dụng CNTT trong xây dựng bài giảng, 
hướng dẫn: 
Muốn ứng dụng CNTT trong đổi 
mới PPGD thiết kế trước hết người GV 
phải có những kiến thức cơ bản về tin học 
các kỹ năng sử dụng máy tính và một số 
thiết bị CNTT thông dụng như: Microsoft 
Word, Power point và một số phần mềm 
tạo Video như : 
(Proshow Producer, Window Movie 
Maker, Proshow Gold) tiếp đến là các 
phần mềm đồ họa phù hợp với từng chuyên 
ngành thiết kế cơ bản đến nâng cao như : 
Auto Cad, 3ds Max, Photoshop, Illustrator, 
Coreldraw, InDesign, Sketchup, 
Maya...Các kỹ năng sử dụng công nghệ để 
xây dựng bài giảng sẽ giúp người học tiếp 
thu dễ dàng nội dung muốn truyền tải hoặc 
kỹ năng sáng tạo, tìm kiếm thông tin trên 
mạng Internet nhanh và có hiệu quả kỹ 
năng tra cứu lưu giữ xử lý thông tin các kỹ 
năng tạo ra các sản phẩm tích hợp dạng 
multimedia bao gồm nhiều dạng tài liệu 
như văn bản video hình ảnh âm thanh tạo 
các siêu liên kết và tích hợp nó trong một 
sản phẩm trình diễn và kiến thức kỹ năng 
sử dụng máy tính làm chủ các phần mềm 
ứng dụng trong dạy học chuyên ngành 
thiết kế như: Đồ họa, Nội thất, Thời trang, 
Thiết kế công nghiệp 
Để đồng bộ hoá phương pháp giảng 
dạy, học tập tích cực ứng dụng khoa học 
công nghệ trong sáng tạo thiết kế, tạo cảm 
hứng học tập của SV phải coi trọng môn tin 
học và khả năng ứng dụng CNTT. Từ 
những phương tiện này GV có thể khai 
thác sử dụng cập nhật và trao đổi thông tin 
trên nhiều phương tiện, công cụ, phần mềm 
giúp cho bài giảng được trực quan sinh 
động. Sinh viên tiếp thu bài học một cách 
chủ động nếu GV biết kết hợp với các hình 
thức tổ chức dạy học phù hợp. Đây là một 
trong những yêu cầu đặc biệt cần thiết đối 
với GV giảng dạy thiết kế công nghiệp. 
Chúng ta đều biết Design và mỹ thuật ứng 
dụng là một môn học đặc thù bởi yếu tố 
thực hành và khả năng cảm thụ thẩm mỹ là 
chủ yếu để thể hiện ý tưởng sáng tạo trong 
sản phẩm của mình bằng ngôn ngữ hình 
ảnh, sản phẩm thiết kế và những phương 
tiện biểu đạt đòi hỏi quá trình rèn luyện 
học tập kỹ năng lâu dài khác với các ngành 
học khác. Mặt khác dạy học mỹ thuật ứng 
dụng ở các trường chuyên nghiệp giống 
như sự truyền nghề truyền kỹ năng kinh 
nghiệm thiết kế sáng tạo cho người học. 
Một ưu điểm lớn khi GV ứng dụng CNTT 
trong giảng dạy mỹ thuật hay mỹ thuật ứng 
dụng là nó giúp GV tiết kiệm được nhiều 
thời gian trong việc ghi bảng. 
 + Về cách học của SV 
 Trong cách học của SV cần chú trọng 
đến phương pháp tự học, chủ động nghiên 
 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 65 
cứu những giải pháp thiết kế sản phẩm 
MTUD về các yêu cầu, tiêu chí... Có hình 
thành được phương pháp tự học, SV mới 
có thể thích ứng nhanh với phương thức 
đào tạo theo hệ thống tín chỉ (HTTC) và 
việc học tập suốt đời, trong bối cảnh khoa 
học-công nghệ phát triển mạnh mẽ. Bên 
cạnh tự học, cần chú ý đến “cùng học”. 
Cùng học (theo nhóm, tổ, lớp) mới rèn 
luyện cho SV khả năng hợp tác, khả năng 
thuyết phục và khả năng quản lý thiết kế. 
 Hiện nay, ở nhiều trường đại học đào 
tạo về thiết kế còn có khó khăn về giáo 
trình, tài liệu học tập của SV, về đội ngũ 
GV (nhất là đối với những ngành mới) và 
về cơ sở vật chất, thiết bi trong khi quy 
mô đào tạo không ngừng tăng lên. Điều đó, 
đòi hỏi việc đổi mới xây dựng phương 
pháp dạy học nghành thiết kế ở đại học 
phải có bước đi thích hợp, cụ thể là: 
 +) Cần xác định xây dựng PPDH ở đại 
học là một quá trình lâu dài, phức tạp. Kinh 
nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, 
muốn thay đổi một cách dạy, một cách học 
(ví dụ chuyển từ dạy học thụ động sang dạy 
học tích cực) ở đại học phải mất nhiều 
năm. Điều đó lưu ý chúng ta không nên 
nóng vội nhưng cũng cần phải khẩn trương 
ở những khâu có thể cải tiến, “đột phá” 
ngay được. 
 +) Lựa chọn các học phần, các môn 
học, có điều kiện triển khai trước việc đổi 
mới PPDH để rút kinh nghiệm chung cho 
toàn ngành. 
 +) Tiến hành đổi mới PPDH theo các 
mức độ khác nhau: Thuyết trình có đàm 
thoại, thảo luận, thể hiện, triển khai bản vẽ; 
Tổ chức dạy học theo cách hướng dẫn SV 
học tập là chính; Tổ chức dạy học theo 
hướng phát hiện và giải quyết vấn đề; Tổ 
chức dạy học theo hướng nghiên cứu liên 
hệ thực tế 
Ngoài các kỹ năng sáng tác các 
nguyên tắc thiết kế hệ thống phương pháp 
luận về nghề còn cần được trang bị hệ 
thống sử dụng các kỹ năng sử dụng phần 
mềm tin học ứng dụng xuyên suốt, từ đó 
người học hiểu được thực chất những gì 
diễn ra phía sau các công cụ phần mềm và 
biết cách xây dựng các sản phẩm mỹ thuật 
ứng dụng có chất lượng cao một cách sáng 
tạo và có phương pháp. 
Trong quá trình giảng dạy giáo viên 
phải liên hệ với thực tế công việc nghề 
nghiệp, chia sẻ những kinh nghiệm trong 
sáng tác các sản phẩm MTUD để người 
học có thể hiểu và hình dung được bản chất 
và công việc của một người thiết kế sinh 
viên sẽ trưởng thành rất nhiều qua các dự 
án thực tế. Những dự án này đòi hỏi sinh 
viên phải huy động tất cả các kiến thức và 
kỹ năng tổng hợp đã được trang bị và rèn 
luyện trong kỳ. 
Chủ động liên hệ tham quan thực 
tập chuyên môn tại các công trình, xưởng 
sản xuất để tìm hiểu vận dụng thực tế vào 
bài tập qua đó cũng là tìm hiểu về thị 
trường, nhu cầu xã hội về các xu hướng 
thiết kế hay xu hướng sử dụng chất liệu, 
màu sắcNhư vậy khi sinh viên thể hiện 
các đồ án sẽ có tính khả thi hơn và các sản 
phẩm có thể ứng dụng được ngay với thị 
trường trong quá trình học chứ không phải 
chờ học hết 5 năm sản phẩm thiết kế mới 
có thể tham gia vào thị trường. Tư duy và 
các phẩm chất nghề nghiệp thiết kế được 
đặc biệt coi trọng. Sinh viên được rèn 
luyện cách tiếp cận dự án từ góc độ thương 
mại, luôn hướng đến mục tiêu làm thỏa 
mãn nhu cầu khách hàng. Sinh viên được 
đào tạo các kỹ năng lắng nghe, tôn trọng 

File đính kèm:

  • pdfphuong_phap_giang_day_hoc_tap_nganh_my_thuat_ung_dung_dap_un.pdf