Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện bình chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Vấn đề giáo dục kỹ năng sống (GD KNS) ngày càng được quan

tâm hơn ở Việt Nam, nên việc nâng cao GD KNS trong nhà trường nói

chung và cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Bình Chánh, Tp Hồ

Chí Minh nói riêng là điều rất cần thiết. Nghiên cứu này đề cập đến thực

trạng về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trung học phổ

thông đối với GD KNS và nội dung, hình thức tổ chức, cách phối hợp với

phụ huynh và các đoàn thể, tổ chức xã hội có liên quan, cũng như thực trạng

công tác quản lý GDKNS. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp để nâng cao

hiệu quả quản lý hoạt động GD KNS cho học sinh các trường trung học phổ

thông như: Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ thực hiện

công tác GD KNS; Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo giáo viên triệt để tích hợp

GD KNS vào các môn học; Tổ chức quản lý các hoạt động GD KNS theo

từng học kỳ và năm học phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế

của nhà trường; Tổ chức việc phối hợp đồng bộ giữa nhà trường - gia đình -

xã hội; Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất trong nhà trường nhằm

nâng cao hiệu quả GD KNS cho HS; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá

và thi đua, khen thưởng trong hoạt động GD KNS.

pdf 12 trang yennguyen 6140
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện bình chánh, thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện bình chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện bình chánh, thành phố Hồ Chí Minh
 Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 
ISSN 1859-1612, Số 4(52)A/2019: tr.195-206 
Ngày nhận bài: 12/5/2019; Hoàn thiện phản biện: 28/5/2019; Ngày nhận đăng: 2/6/2019 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG 
CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
PHAN NGỌC SANG 
Trung tâm hỗ trợ Thanh niên công nhân TP Hồ Chí Minh 
Email: ngocsang2312@gmail.com 
Tóm tắt: Vấn đề giáo dục kỹ năng sống (GD KNS) ngày càng được quan 
tâm hơn ở Việt Nam, nên việc nâng cao GD KNS trong nhà trường nói 
chung và cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Bình Chánh, Tp Hồ 
Chí Minh nói riêng là điều rất cần thiết. Nghiên cứu này đề cập đến thực 
trạng về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trung học phổ 
thông đối với GD KNS và nội dung, hình thức tổ chức, cách phối hợp với 
phụ huynh và các đoàn thể, tổ chức xã hội có liên quan, cũng như thực trạng 
công tác quản lý GDKNS. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp để nâng cao 
hiệu quả quản lý hoạt động GD KNS cho học sinh các trường trung học phổ 
thông như: Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ thực hiện 
công tác GD KNS; Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo giáo viên triệt để tích hợp 
GD KNS vào các môn học; Tổ chức quản lý các hoạt động GD KNS theo 
từng học kỳ và năm học phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế 
của nhà trường; Tổ chức việc phối hợp đồng bộ giữa nhà trường - gia đình - 
xã hội; Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất trong nhà trường nhằm 
nâng cao hiệu quả GD KNS cho HS; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá 
và thi đua, khen thưởng trong hoạt động GD KNS. 
Từ khóa: Giáo dục kỹ năng sống, thực trạng, biện pháp quản lý. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Báo cáo của Ủy ban quốc tế về Giáo dục cho thế kỷ XXI, trực thuộc UNESCO, nhấn 
mạnh: Giáo dục là “kho báu tiềm ẩn” và đã đưa ra một tầm nhìn về giáo dục cho thế kỷ 
XXI dựa trên 4 trụ cột: “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để tự 
khẳng định mình” - Đó là phương châm mà UNESCO khẳng định về mục đích của giáo 
dục. 
Thế giới đang bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của khoa học kỹ thuật và công 
nghệ. Xu thế toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng kèm theo những thách 
thức. Đảng ta từng nhận định: “kinh tế thị trường với sức mạnh tự phát ghê gớm của 
nó đã khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, làm cho người ta chỉ chú ý 
đến lợi ích vật chất mà coi nhẹ giá trị tinh thần, chú ý đến lợi ích cá nhân mà coi nhẹ lợi 
ích cộng đồng, chỉ chú ý đến lợi ích trước mắt mà coi nhẹ lợi ích lâu dài”. Chính điều 
này đã ảnh hưởng đến thế hệ trẻ Việt Nam, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông. 
Vậy làm thế nào để học sinh – sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường – có đủ khả 
196 PHAN NGỌC SANG 
năng để vượt qua những khó khăn, thách thức đó. Câu trả lời chính là “Giáo dục kỹ 
năng sống”. 
Trong thực tế hiện nay, nhận thức của một bộ phận đội ngũ cán bộ, giáo viên về 
GDKNS chưa cao; nhận thức của cán bộ quản lý các trường THPT về GDKNS, tích hợp 
GDKNS vào các môn học chưa đúng mức; tình trạng trẻ tuổi vị thành niên phạm tội có 
xu hướng tăng; bạo lực học đường vẫn còn diễn ra. Nhiều em học giỏi, chăm ngoan 
nhưng ngoài việc học để đạt điểm cao thì khả năng tự chủ và kỹ năng giao tiếp lại rất 
kém. Một số học sinh căng thẳng khi bị bố mẹ, thầy cô trách mắng hoặc khi gặp rắc rối 
trong cuộc sống. Các em có thể chửi bậy, đánh nhau, sa vào các tệ nạn xã hội, thậm chí 
liều mình bỏ cả mạng sống. Tất cả những vấn đề trên đều do các em còn thiếu kỹ năng 
sống trong giải quyết tình huống, đối mặt với stress, làm chủ cảm xúc,... 
Nhưng hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa có bộ giáo trình GDKNS chính 
thống cho học sinh THPT mà chỉ lồng ghép vào một số môn học. Công tác giáo dục ở 
nhà trường còn “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người”. Vấn đề GDKNS còn nhiều điều 
“bỏ ngỏ”, chưa được quan tâm đúng mức và còn nhiều bất cập. 
Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống 
cho học sinh các trường Trung học phổ thông huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí 
Minh là điều rất cần thiết. 
2. KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Khách thể nghiên cứu 
Hoạt động quản lý GD KNS cho học sinh các trường Trung học phổ thông. Đối tượng 
khảo sát: CBQL (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng), GV (GVCN, GVBM, cán bộ Đoàn) và 
học sinh. Địa bàn khảo sát: gồm 03 trường THPT trên địa bàn huyện Bình Chánh, thành 
phố Hồ Chí Minh là trường THPT Vĩnh Lộc B, trường THPT Lê Minh Xuân, trường 
THPT Tân Túc. 
2.2. Nội dung và thời gian nghiên cứu 
Nội dung nghiên cứu gồm: Khảo sát về mức độ nhận thức, thái độ của cán bộ quản lý, 
giáo viên, học sinh với hoạt động GD KNS ở các trường THPT huyện Bình Chánh, 
thành phố Hồ Chí Minh; Khảo sát về thực trạng của hoạt động GD KNS ở các trường 
THPT huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh; Khảo sát về thực trạng quản lý hoạt 
động GD KNS của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí 
Minh. Khảo sát được tiến hành từ tháng 02 đến tháng 3 năm 2019. 
2.3. Phương pháp nghiên cứu 
Nhằm thu thập những thông tin và số liệu chính xác nhất về thực trạng GD KNS và 
quản lý hoạt động GD KNS ở các trường THPT huyện Bình Chánh, chúng tôi đã sử 
dụng chủ yếu phương pháp Anket (điều tra bằng phiếu hỏi). Bên cạnh đó, chúng tôi còn 
sử dụng các phương pháp hỗ trợ khác như: Phương pháp quan sát, phương pháp phỏng 
vấn để thu thập thêm thông tin bổ sung cho phương pháp điều tra bằng Anket. Cuối 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH... 197 
cùng là phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả nghiên cứu (Phần mềm SPSS 
16.0). 
Quy trình khảo sát: tiến hành xây dựng phiếu điều tra; gửi phiếu điều tra đến các đối 
tượng khảo sát; thu phiếu điều tra và xử lý kết quả nghiên cứu. 
Cách xử lý số liệu: Đối với những câu hỏi đóng tính theo tỉ lệ phần trăm (%) số người 
lựa chọn trên tổng số người tham gia khảo sát. Trên cở sở tỉ lệ % câu trả lời, phân tích 
để rút ra kết luận cần thiết. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Thực trạng về hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trường THPT tại huyện 
Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh 
3.1.1. Thực trạng nhận thức KNS của CBQL, GV và HS THPT huyện Bình Chánh, 
TP Hồ Chí Minh 
Bảng 1. Nhận thức của CBQL, GV và HS về những KNS cần giáo dục cho HS THPT 
TT Các kỹ năng 
CBQL, GV 
(N= 106) 
Học sinh 
(N= 815) 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
(%) 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
(%) 
1 Kỹ năng giao tiếp 102 96,2 721 88,5 
2 Kỹ năng tự nhận thức 84 79,2 438 53,7 
3 Kỹ năng xác định giá trị 31 29,2 292 35,8 
4 Kỹ năng ra quyết định 56 52,8 546 67 
5 Kỹ năng kiên định 30 28,3 366 44,9 
6 Kỹ năng hợp tác 78 73,6 464 56,9 
7 Kỹ năng thể hiện sự cảm thông 79 74,5 315 38,7 
8 Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng 90 84,9 627 76,9 
9 Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ 60 56,6 336 41,2 
10 Kỹ năng đặt mục tiêu 72 67,9 533 65,4 
Kết quả khảo sát cho thấy, có 6/10 kỹ năng được CBQL, GV và HS đánh giá trên 50%. 
Điều này chứng tỏ việc GD KNS rất cần thiết đối với HS THPT. Nhóm kỹ năng cần 
thiết được xếp đầu trên 75% số phiếu là: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng ứng phó với tình 
huống căng thẳng. Qua đó, ta thấy rằng nhóm kỹ năng này đóng vai trò rất quan trọng 
đối với HS THPT. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại còn một số kỹ năng chưa được CBQL, 
GV và HS đánh giá cao như Kỹ năng xác định giá trị (HS đánh giá: 35,8%, CBQL, GV: 
29,2%), Kỹ năng kiên định (HS đánh giá: 44,9%, CBQL, GV: 28,3%), Kỹ năng thể hiện 
sự cảm thông (HS đánh giá: 38,7%, CBQL, GV: 74,5%), Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ 
(HS đánh giá: 41,2%, CBQL, GV: 56,6%). Việc cho rằng Kỹ năng xác định giá trị, Kỹ 
năng kiên định là không cần thiết trong cuộc sống dẫn đến việc các em không đánh giá 
đúng năng lực của bản thân, từ đó, có thái độ dựa dẫm, sống phụ thuộc, làm theo kế 
198 PHAN NGỌC SANG 
hoạch vạch sẵn mà chưa có ý thức cao trong việc lên kế hoạch phát triển cho bản thân; 
dễ thay đổi do những tác động bên ngoài bởi thiếu sự kiên định, thờ ơ trong lối sống, 
thiếu sự thể hiện cảm thông và tìm kiếm sự hỗ trợ hợp tác từ người khác. 
Như vậy, nhà quản lý cần quan tâm đến việc giáo dục các kỹ năng trên cho học sinh và 
đặc biệt chú ý đến tầm quan trọng của các loại kỹ năng. Từ đó, nhà quản lý có kế hoạch 
và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả GD KNS cho học sinh THPT. 
3.1.2. Thực trạng mức độ thực hiện nội dung GD KNS cho HS các trường THPT 
huyện Bình Chánh 
Kết quả khảo sát 815 học sinh và 106 CBQL, GV các trường THPT huyện Bình Chánh 
về mức độ thực hiện nội dung GD KNS cho HS được trình bày ở Bảng 2. 
Bảng 2. Đánh giá của CBQL, GV và HS về mức độ thực hiện các nội dung GD KNS 
T 
T 
Nội dung giáo dục KNS 
Đánh giá CBQL, GV 
(N= 106) 
Đánh giá của HS 
(N= 815) 
Mức độ thực hiện (%) Mức độ thực hiện (%) 
RTX TX TT CTH RTX TX TT CTH 
1 Kỹ năng giao tiếp 16 35,8 48,2 0 21,8 46,6 28,2 3,4 
2 Kỹ năng tự nhận thức 9,4 55,7 34,9 0 15,3 53,2 25 6,5 
3 Kỹ năng xác định giá trị 11,3 57,5 27,4 3,8 12,3 41,3 38,2 8,2 
4 Kỹ năng ra quyết định 8,5 57,5 34 0 14,6 48,1 31,4 5,9 
5 Kỹ năng kiên định 11,3 51,9 33 3,8 12,3 43,7 35,1 9 
6 Kỹ năng hợp tác 7,5 55,7 33 3,8 26,3 44,7 23,3 5,7 
7 Kỹ năng thể hiện sự cảm thông 1,9 62,3 35,8 0 21,6 41,8 28,3 8,2 
8 
Kỹ năng ứng phó với tình huống 
căng thẳng 16 42,5 37,7 3,8 13,7 37,9 37,4 11 
9 Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ 12,3 53,8 34 0 14,7 38,4 37,3 9,6 
10 Kỹ năng đặt mục tiêu 21,7 50,9 27,4 0 19,9 41,3 29,7 9,1 
Ghi chú: RTX: Rất thường xuyên; TX: Thường xuyên; TT: Thỉnh thoảng; CTH: Chưa thực hiện 
Kết quả khảo sát ở Bảng 2 cho thấy, theo đánh giá của CBQL và GV, tất cả các KNS 
nêu trên đều được thực hiện trong quá trình giảng dạy và trong các hoạt động giáo dục 
của GV. Tuy nhiên, mức độ thực hiện các KNS có sự khác nhau. Một số kỹ năng được 
CBQL, GV đánh giá ở mức độ thực hiện “Thường xuyên” và “Rất thường xuyên” khá 
cao. Đó là, Kỹ năng đặt mục tiêu (72,6%), Kỹ năng xác định giá trị (68,8%), Kỹ năng 
tìm kiếm sự hỗ trợ (66,1%), Kỹ năng ra quyết định (66%). Song ngược lại, một số kỹ 
năng khác chỉ được đánh giá thực hiện ở mức độ “Thỉnh thoảng”. Cụ thể như Kỹ năng 
giao tiếp (48,2%), Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng (37,7%), Kỹ năng sự 
cảm thông (35,8%). 
Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng công tác GD KNS cho HS ở các trường THPT 
trong huyện Bình Chánh vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Các trường phải 
quan tâm hơn nữa, làm tốt hơn nữa công tác GD KNS cho HS để góp phần thực hiện 
mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Đặc biệt, đội ngũ thực hiện 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH... 199 
công tác GD KNS cần quan tâm hơn nữa đến việc GD KNS cho HS, nhất là các kỹ năng 
các em còn “Thiếu” và “Yếu”. 
3.1.3. Thực trạng quản lý kế hoạch, nội dung, chương trình, hình thức thực hiện 
giáo dục KNS 
Để tìm hiểu thực trạng quản lý kế hoạch, nội dung, chương trình, hình thức thực hiện 
GD KNS của Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn huyện Bình Chánh, tiến hành 
khảo sát 106 CBQL, GV. Kết quả được trình bày trong Bảng 3. 
Bảng 3. Thực hiện về quản lý kế hoạch, nội dung, chương trình, hình thức thực hiện GD KNS 
của nhà trường 
T
T 
Quản lý kế hoạch, nội dung, 
chương trình, hình thức thực 
hiện GD KNS 
Đánh giá của CBQL, GV (N = 106) 
Mức độ thực hiện 
Tốt Khá 
Trung 
bình 
Yếu 
SL TL SL TL SL TL SL TL 
1 
Xây dựng kế hoạch quản lý nội 
dung, chương trình hình thức thực 
hiện GD KNS của lãnh đạo nhà 
trường 
27 25,5 67 63,2 12 11,3 0 0 
2 
Xây dựng kế hoạch quản lý việc tổ 
chức thực hiện GD KNS của các 
lực lượng giáo dục trong nhà 
trường 
23 21,6 68 64,2 15 14,2 0 0 
3 
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng 
năng lực tổ chức hoạt động cho đội 
ngũ GD KNS 
13 12,3 59 55,7 34 32 0 0 
4 
Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa 
các lực lượng giáo dục trong việc 
GD KNS cho học sinh 
20 18,9 58 54,7 28 26,4 0 0 
5 
Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh 
phí, đầu tư CSVC cho hoạt động 
GD KNS 
21 19,8 57 53,8 28 26,4 0 0 
6 
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh 
giá việc thực hiện hoạt động giáo 
dục KNS theo nội dung chương 
trình, kế hoạch 
20 18,9 52 49,1 34 32 0 0 
Ghi chú: SL: Số lượng; TL: Tỉ lệ % 
Qua kết quả ở Bảng 3 có thể nhận thấy rằng việc quản lý kế hoạch, nội dung, chương 
trình, hình thức thực hiện giáo dục KNS của Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn 
huyện Bình Chánh là tương đối tốt. Trong 6 tiêu chí được khảo sát, không có tiêu chí 
nào xếp loại “Yếu”. Các tiêu chí ở mức “Tốt - Khá”, như: Xây dựng kế hoạch quản lý 
nội dung, chương trình hình thức thực hiện GD KNS của lãnh đạo nhà trường (94 phiếu, 
chiếm 88,7%), Xây dựng kế hoạch quản lý việc tổ chức thực hiện GD KNS của các lực 
200 PHAN NGỌC SANG 
lượng giáo dục trong nhà trường (91 phiếu, chiếm 85,8%). Tuy nhiên, một số tiêu chí 
chiếm tỷ lệ khá cao ở mức “Trung bình” như: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ 
chức hoạt động cho đội ngũ GD KNS (34 phiếu, chiếm 32%); Xây dựng kế hoạch kiểm 
tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục KNS theo nội dung chương trình, kế 
hoạch (34 phiếu, chiếm 32%); Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng giáo dục 
trong việc GD KNS cho học sinh (28 phiếu, chiếm 26,4%); Xây dựng kế hoạch sử dụng 
kinh phí, đầu tư CSVC cho hoạt động GD KNS (28 phiếu, chiếm 26,4%). Có thể do 
nhiều lý do khác nhau dẫn đến tình trạng này và đã làm ảnh hưởng đến kết quả GD 
KNS của HS. 
Vì vậy, Hiệu trưởng các trường cần quan tâm, phát huy những mặt mạnh, khắc phục 
những tồn tại, hạn chế để tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng GD KNS 
cho HS. 
3.1.4. Thực trạng quản lý đội ngũ thực hiện GD KNS 
Trong quá trình GD KNS cho HS, đội ngũ GD KNS đóng vai trò rất quan trọng. Để biết 
thực trạng về quản lý đội ngũ GD KNS, tác giả tiến hành điều tra 106 CBQL, GV và kết 
quả như sau: 
Bảng 4. Thực trạng quản lý về đội ngũ thực hiện giáo dục KNS 
T
T 
Quản lý đội ngũ thực hiện GD 
KNS 
Đánh giá của CBQL, GV (N=106) 
Mức độ thực hiện 
Tốt Khá Trung bình Yếu 
SL TL SL TL SL TL SL TL 
1 
Chỉ đạo giáo viên (CN,BM), đoàn 
trường, ban hoạt động NGLL lập 
kế hoạch, xây dựng các nội dung, 
chương trình, hình thức tổ chức 
hoạt động GD KNS 
26 24,5 56 52,9 21 19,8 3 2,8 
2 
Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, theo dõi 
giám sát, kiểm tra việc GVBM tích 
hợp, lồng ghép GD KNS vào môn 
học 
15 14,2 62 58,4 29 27,4 0 0 
3 
Chỉ đạo tổ chức thực hiện, theo dõi 
giám sát, kiểm tra việc GVCN giáo 
dục KNS cho học sinh thông qua 
các hoạt động giáo dục... 
23 21,7 54 50,9 29 27,4 0 0 
4 
Chỉ đạo tổ chức thực hiện, theo dõi 
giám sát, kiểm tra Ban chấp hành 
Đoàn trường GD KNS thông qua 
các hoạt động của Đoàn 
14 13,2 60 56,6 29 27,4 3 2,8 
5 
Chỉ đạo, theo dõi giám sát, kiểm tra 
Ban hoạt động NGLL, giáo dục 
KNS cho học sinh qua các buổi 
sinh hoạt NGLL-HN 
19 17,9 59 55,7 28 26,4 0 0 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH... 201 
Kết quả khảo sát ở Bảng 4 cho thấy, lãnh đạo các trường THPT ở huyện Bình Chánh 
đều quan tâm đến công tác quản lý đội ngũ thực hiện GD KNS cho HS. Trong các nội 
dung quản lý đội ngũ thực hiện GD KNS, có 5/5 nội dung được nhận xét, đ ...  dõi giám sát, kiểm 
tra việc GD KNS cho HS thông qua các hoạt động. Tuy nhiên, điều đáng băn khoăn ở 
đây là công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện, theo dõi giám sát, kiểm tra Ban chấp hành 
Đoàn trường GD KNS thông qua các hoạt động của Đoàn còn “yếu” (2,8%). Đó là thực 
trạng của các trường ngoại thành nói chung và của huyện Bình Chánh nói riêng. Hoạt 
động Đoàn ở các trường PTTH huyện Bình Chánh chưa thực sự mạnh về nội dung cũng 
như hình thức để thu hút các em HS tham gia. Mặt khác, các em HS chưa thấy được 
việc tham gia đoàn thể có giúp ích gì cho bản thân, còn một số HS khác không có thời 
gian tham gia công tác Đoàn do phải học kiến thức, do phải phụ gia đình lo kinh tế. Bên 
cạnh đó, các phong trào Đoàn thể chưa thật sự có nhiều sân chơi để các em HS có thể 
phát huy khả năng của mình. 
Trong những năm gần đây, các trường đã quan tâm chỉ đạo việc tích hợp nội dung GD 
KNS vào các bài dạy. Tuy nhiên, việc triển khai mới chỉ mang tính hình thức, phong 
trào, đang giai đoạn đi sâu khai thác các biện pháp thực hiện, đánh giá kết quả thực 
hiện. Nguyên nhân của vấn đề này chủ yếu là do vấn đề GD KNS còn mới đối với GV 
và HS. Bên cạnh đó, chương trình học còn nặng lý thuyết, thời gian trên lớp dành cho 
việc dạy kiến thức văn hóa chiếm lượng lớn hơn hoạt động GD KNS. Ngoài ra, do điều 
kiện kinh tế, các em HS chưa có đủ điều kiện để tiếp cận với kiến thức KNS một cách 
thường xuyên. Mặt khác, khả năng tiếp thu của một phần học sinh còn thấp. 
Đối với GV, một bộ phận nhỏ GV hiểu được tầm quan trọng của việc GD KNS cho HS. 
GVBM thực hiện việc tích hợp KNS vào các bài dạy còn hạn chế vì áp lực chương trình 
dạy bài mới cũng như việc luyện tập cho HS. Họ cho rằng việc GD KNS cũng giống 
việc rèn luyện đạo đức cho HS mà việc đó là nhiệm vụ của một số môn như: Giáo dục 
công dân, Ngữ văn. Một số GVBM khác thì cho rằng nhiệm vụ đó là của Đoàn thanh 
niên và GVCN. Việc đùn đẩy trách nhiệm trên đây chứng tỏ công tác chỉ đạo của Hiệu 
trưởng các trường chưa quyết liệt, chưa rõ ràng để nâng cao nhận thức của CBGV đối 
với nội dung tích hợp, lồng ghép GD KNS vào các môn học. Vậy, trong thời gian tới, 
Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn cần tăng cường công tác quản lý đội ngũ 
thực hiện GD KNS thông qua các kế hoạch, biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả 
GD KNS cho HS. 
3.1.5. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động GD KNS 
Bảng số liệu dưới cho thấy rằng Hiệu trưởng của các trường THPT ở huyện Bình Chánh 
đã quan tâm đến việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động GD KNS cho HS. Điều này 
thể hiện: 4/6 tiêu chí được khảo sát xếp loại “Khá- Tốt” chiếm tỉ lệ trên 50%. Tuy 
nhiên, việc kiểm tra của các Hiệu trưởng chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Tiêu 
202 PHAN NGỌC SANG 
chí “Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNS thông qua hồ sơ, sổ 
sách” được đánh giá ở mức “Trung bình - Yếu” với 38,7%; tiêu chí “Kiểm tra việc phối 
hợp giữa các lực lượng giáo dục thực hiện hoạt động giáo dục KNS” chiếm 36,8%. 
Việc kiểm tra, đánh giá đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình GD KNS cho HS, 
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Qua kiểm tra, đánh giá, GV sẽ 
thực hiện công việc nghiêm túc hơn, có trách nhiệm hơn và đầu tư, tìm kiếm những giải 
pháp phù hợp để giáo dục HS. Từ đó, HS cũng nhận thức được tầm quan trọng của GD 
KNS trong thời đại ngày nay. Việc kiểm tra thiếu chặt chẽ, thường xuyên, giáo viên sẽ 
có thái độ chủ quan trong chuẩn bị nội dung, soạn giảng, hình thức tổ chức các hoạt 
động. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến HS chán học, thiếu ý thức tự giác trong khi 
tham gia các hoạt động GD KNS. 
Qua thực tế trên, Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn huyện Bình Chánh cần tăng 
cường công tác quản lý về kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động GD KNS cho HS 
nhằm đánh giá đúng mức độ thực hiện của đội ngũ GV; mức độ hưởng ứng tham gia 
của giáo viên và mức độ đảm bảo kế hoạch, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của 
nhà trường, hướng đến hoàn thiện nhân cách HS và phát triển toàn diện con người. 
Bảng 5. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động GD KNS 
STT 
Nội dung kiểm tra, đánh giá hiệu 
quả hoạt động GD KNS 
Đánh giá của CBQL, GV (N=106) 
Mức độ thực hiện 
Tốt Khá Trung bình Yếu 
SL TL SL TL SL TL SL TL 
1 
Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch 
hoạt động giáo dục KNS thông qua 
hồ sơ, sổ sách 
11 10,4 54 50,9 35 33 6 5,7 
2 
Kiểm tra thường xuyên việc thực 
hiện kế hoạch hoạt động giáo dục 
KNS của các lực lượng giáo dục 
trong nhà trường 
13 12,3 59 55,7 31 29,2 3 2,8 
3 
Kiểm tra đột xuất việc thực hiện kế 
hoạch hoạt động giáo dục KNS của 
các lực lượng giáo dục trong nhà 
trường 
14 13,2 54 50,9 29 27,4 9 8,5 
4 
Kiểm tra việc lồng ghép nội dung 
giáo dục KNS thông qua chủ đề HĐ 
GD NGLL của các bộ phận được 
phân công 
13 12,3 59 55,7 31 29,2 3 2,8 
5 
Kiểm tra việc phối hợp giữa các lực 
lượng giáo dục thực hiện hoạt động 
giáo dục KNS 
17 16 50 47,2 33 31,1 6 5,7 
6 
Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động 
giáo dục KNS thông qua kết quả rèn 
luyện của học sinh. 
17 16 55 51,9 28 26,4 6 5,7 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH... 203 
3.1.6. Đánh giá chung về thực trạng 
Những mặt đã đạt được: Trước hết, điều chúng ta dễ nhận ra nhất là đa số CBQL, GV 
và HS bước đầu đã quen với thuật ngữ “Kỹ năng sống”. Với đặc thù là các trường 
THPT thuộc ngoại ô thành phố, có nhiều học sinh là dân nhập cư, Hiệu trưởng các 
trường đã thực sự cố gắng trong quản lý GD KNS cho HS. Các CBQL, GV nhà trường 
đã có nhiều hình thức thực hiện công tác GD KNS cho học sinh, đã quan tâm đến việc 
phối hợp các lực lượng giáo dục như: Ban giám hiệu, GVCN, GVBM, Ban HĐ NGLL, 
Hội cha mẹ học sinh, gia đình học sinh, cơ quan Công an, y tế. Bên cạnh đó, Hiệu 
trưởng các trường đã chú ý đến việc quản lý đội ngũ thực hiện GD KNS, đã quan tâm 
tốt đến công tác bảo quản CSVC, phương tiện phục vụ GD KNS cho HS. Nhờ vậy, nhận 
thức và hiểu biết của CBQL, GV và HS công tác GD KNS và quản lý hoạt động GD 
KNS đã được nâng lên rõ rệt và đã đạt được một số kết quả đáng kể. 
Tiếp theo đó, đội ngũ BGH các trường đã xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo triển khai 
thực hiện, kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện theo các mức độ khác nhau của từng 
trường. Một số lãnh đạo các trường đã có ý thức xây dựng kế hoạch, nội dung chương 
trình hoạt động, và đưa công tác giáo dục này vào kế hoạch năm học của trường. Đồng 
thời, các Hiệu trưởng cũng đã chỉ đạo đội ngũ thực hiện công tác GD KNS xây dựng kế 
hoạch và tổ chức triển khai thực hiện. Nhìn chung, hoạt động GD KNS đã được triển 
khai đầy đủ và khá nghiêm túc. 
Hạn chế: Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác GD KNS và hoạt động quản lý 
GD KNS cho HS các trường THPT trên địa bàn huyện Bình Chánh vẫn còn nhiều hạn 
chế, bất cập. 
Có trường chưa xây dựng được kế hoạch chi tiết cụ thể cho hoạt động, cũng như chưa 
có những biện pháp tích cực trong việc quản lý, tổ chức, chỉ đạo hoạt động GD KNS 
cho HS. Mặc dù GV nhà trường đều ý thức được tầm quan trọng của hoạt động nhưng 
vẫn còn GV vẫn chưa tâm huyết, thực hiện còn mang tính đối phó khi được phân công 
nhiệm vụ. Mặt khác, đội ngũ thực hiện công tác GD KNS chủ yếu là GV kiêm nhiệm, 
kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động GD KNS còn hạn chế, họ lại chưa được trải qua 
khóa tập huấn hoặc đào tạo nào. Vì vậy, hiệu quả hoạt động GD KNS của nhà trường 
chưa cao. 
Đối với nội dung GD KNS cho HS, một số trường chưa tìm ra phương pháp giáo dục 
thích hợp, có hiệu quả để triển khai thực hiện. Hoạt động GD KNS chủ yếu thông qua 
hoạt động NGLL của nhà trường, các tiết sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần các buổi sinh 
hoạt khóa, hoạt động văn nghệ TDTT. Tuy nhiên, các nội dung đó vẫn mới dừng lại ở 
kế hoạch tổng thể, tức là lựa chọn những ngày lễ lớn để tổ chức. Hình thức tổ chức 
nhiều lúc còn đơn điệu, chưa phát huy tính tích cực tự giác của HS. 
Công tác tham mưu, phối hợp với chính quyền, mặt trận và các đoàn thể các xã, phường 
của CBQL ở một số địa phương thiếu thường xuyên và chưa chặt chẽ. Nên dẫn đến hiệu 
quả chưa cao, nhất là tham mưu trong huy động nguồn lực, thực hiện công tác xã hội 
hóa giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất trường lớp. 
204 PHAN NGỌC SANG 
Công tác quản lý còn lỏng lẻo, chưa xây dựng được những tiêu chí kiểm tra đánh giá cụ 
thể. Việc kiểm tra đánh giá chưa được thường xuyên, khen thưởng chưa kịp thời. Dẫn 
đến hiệu quả quản lý hoạt động GD KNS của nhà trường chưa cao. 
Vì vậy, cần có những biện pháp quản lý hoạt động GD KNS của Hiệu trưởng nhà 
trường một cách hợp lý và khoa học, tạo sự chuyển biến mới trong nhận thức và hành 
động của đội ngũ GV nhà trường, nâng cao hiệu quả của hoạt động GD KNS nói riêng 
và công tác giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung. 
3.2. Đề xuất các biện pháp 
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng GD KNS và quản lý GD KNS, chúng tôi đề 
xuất 4 nhóm biện pháp tập trung nâng cao và khắc phục các hạn chế trong công tác quản 
lý hoạt động GD KNS cho học sinh các trường THPT ở huyện Bình Chánh, đó là: Nâng 
cao nhận thức, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ thực hiện công tác GD KNS; Xây dựng 
kế hoạch, chỉ đạo giáo viên triệt để tích hợp GD KNS vào các môn học; Tổ chức quản 
lý các hoạt động GD KNS theo từng học kỳ và năm học phù hợp với đối tượng học sinh 
và điều kiện thực tế của nhà trường; Tổ chức việc phối hợp đồng bộ giữa nhà trường - 
gia đình - xã hội; Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất trong nhà trường nhằm 
nâng cao hiệu quả GD KNS cho HS; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và thi đua, 
khen thưởng trong hoạt động GD KNS. 
Các biện pháp được đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể 
thống nhất, bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhằm phát huy tối đa hiệu quả GD KNS. Kết quả 
khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đều có tính cấp thiết và tính khả thi cao. Trong đó, 
biện pháp “Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ thực hiện công tác 
GD KNS” được đánh giá ở mức cấp thiết là 100%, mức khả thi là 95,24%. Thực tế cho 
thấy các trường THPT ở địa bàn huyện Bình Chánh nói riêng đã có những nhận thức 
đúng đắn về việc GD KNS cho học sinh là một việc làm hết sức quan trọng, nên BGH 
nhà trường đã tổ chức những lớp học chuyên đề, những buổi tập huấn nâng cao nhận 
thức, năng lực cho đội ngũ GV thực hiện công tác GD KNS trong nhà trường. Bên cạnh 
đó, BGH nhà trường còn xây dựng, lên kế hoạch tổ chức quản lý các hoạt động GD 
KNS cụ thể từng kỹ năng lồng ghép trong từng môn học, từng nội dung bài học. Có kế 
hoạch cụ thể, được quản lý chặt chẽ và được xây dựng một cách khoa học thì việc tiếp 
thu vận dụng các KNS của các em học sinh mới đạt hiệu quả. Vì vậy, có thể nói biện 
pháp “Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo giáo viên triệt để tích hợp GD KNS vào các môn 
học, tổ chức quản lý các hoạt động GD KNS theo từng học kỳ và năm học phù hợp với 
đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường” là tiền đề quan trọng trong việc 
GD KNS cho HS trong nhà trường. Có thực hiện thì phải có kiểm tra đánh giá, và thi 
đua khen thưởng. Do đó biện pháp “Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và thi đua, 
khen thưởng trong hoạt động GD KNS” cũng được đánh giá rất cao tính cấp thiết 100% 
- tính khả thi 100%. Giáo viên đánh giá kết quả GD KNS của HS thông qua hiệu quả 
việc tham gia các hoạt động của nhà trường, gắn việc đánh giá với việc xếp loại hạnh 
kiểm học sinh qua từng tháng, học kỳ và năm học. BGH, Tổ chuyên môn sẽ đánh giá 
người thực hiện GD KNS (GV hay người thực hiện công tác GD KNS riêng biệt). Qua 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH... 205 
kết quả kiểm tra, đánh giá, Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện tốt công tác thi đua, khen 
thưởng; kịp thời uốn nắn, điều chỉnh những hạn chế, thiếu sót, đồng thời biểu dương, 
nhân rộng những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc nhằm khích lệ tinh thần tham 
gia và nâng cao hiệu quả GD KNS cho HS. 
Mỗi biện pháp được đề xuất trong luận văn này đều có những mặt ưu thế và những hạn 
chế nhất định. Các biện pháp có môi quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể 
thống nhất. Hiệu trưởng các trường THPT, trong quá trình quản lý, cần áp dụng các 
biện pháp một cách linh hoạt, tùy vào từng thời điểm, tùy điều kiện thực tế của nhà 
trường mà phối hợp các biện pháp một cách phù hợp và hiệu quả nhất. 
4. KẾT LUẬN 
Trên cơ sở khái quát tình hình phát triển GD&ĐT, phát triển GD THPT, luận văn đã tập 
trung phân tích, đánh giá thực trạng GD KNS, thực trạng quản lý GD KNS các trường 
THPT huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, đề xuất các biện pháp phát 
triển phù hợp với yêu cầu của nhà trường và địa phương. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2001), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung 
ương Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Hà Nội. 
[2] Ban Chấp hành Trung ương (2012), Kết luận Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng 
khóa XI về Đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ 
nghĩa và hội nhập quốc tế", số 51 - KL/TW, ngày 29/10/2012, Hà Nội. 
[3] Ban Chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi 
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013, Hà Nội. 
[4] Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Vũ Phương Liên (2012), 
Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông, Tài liệu dành 
cho giáo viên THPT, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội. 
Title: MANAGEMENT OF LIFE SKILLS EDUCATION ACTIVITIES FOR STUDENTS OF 
HIGH SCHOOLS IN BINH CHANH DISTRICT, HO CHI MINH CITY 
Abstract: The issue of life skills education is getting more and more interested in Vietnam, so 
the improvement of life skills education in schools in general and for high school students in 
Binh Chanh, Ho Chi Minh city in particular is very necessary. This study refers to the status of 
awareness of managers, teachers, and high school students for life skills education and the 
contents, organizational forms, ways to coordinate with parents, unions and related social 
organizations, as well as status of management of life skills education in schools. On that basis, 
we propose measures to improve management of life skills education for students in high 
206 PHAN NGỌC SANG 
schools such as: Raising awareness and building capacity for the staff to perform life skills 
education; Develop plans and direct teachers to thoroughly integrate pedagogical skills 
education into subjects; Organize management of life skills education activities for each 
semester and the school year suitable to the students and the actual conditions of the school; 
Organizing synchronous coordination between schools - families - society; Strengthen the 
conditions of facilities in the school to improve the effectiveness of teaching life skills for 
students; Strengthen the inspection, evaluation and emulation, rewarding in the operation of life 
skills education. 
Keywords: Life skills education, status, management measures 

File đính kèm:

  • pdfquan_ly_hoat_dong_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_cac_tru.pdf