Quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục Trung học Phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt. Từ năm học 2016-2017 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 102 cơ sở giáo dục trung

học phổ thông ngoài công lập; trong đó, có 20 trường phổ thông có yếu tố nước ngoài. Trước yêu

cầu phát triển của giáo dục, đào tạo và thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo

dục trung học phổ thông ngoài công lập đặt ra thách thức lớn đối với Thành phố Hồ Chí Minh. Bài

viết khái quát về thực trạng phát triển của các cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập

và thực tiễn công tác quản lý nhà nước của cơ quan hành chính Thành phố Hồ Chí Minh ở lĩnh vực

này, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác nhà nước đối với cơ sở

giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập, phát triển hài hòa giữa giáo dục công lập và ngoài

công lập.

pdf 9 trang yennguyen 3980
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục Trung học Phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục Trung học Phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục Trung học Phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT
Journal of Education Management, 2017, Vol. 9, No. 11, pp. 17-25
This paper is available online at 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Hoài Thương1
Tóm tắt. Từ năm học 2016-2017 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 102 cơ sở giáo dục trung
học phổ thông ngoài công lập; trong đó, có 20 trường phổ thông có yếu tố nước ngoài. Trước yêu
cầu phát triển của giáo dục, đào tạo và thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo
dục trung học phổ thông ngoài công lập đặt ra thách thức lớn đối với Thành phố Hồ Chí Minh. Bài
viết khái quát về thực trạng phát triển của các cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập
và thực tiễn công tác quản lý nhà nước của cơ quan hành chính Thành phố Hồ Chí Minh ở lĩnh vực
này, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác nhà nước đối với cơ sở
giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập, phát triển hài hòa giữa giáo dục công lập và ngoài
công lập.
Từ khóa: Cơ sở giáo dục, trung học phổ thông, ngoài công lập, quản lý nhà nước.
1. Khái quát về sự phát triển và hoạt động của cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài
công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Từ năm 1997, một số trường dân lập cấp 2-3 đầu tiên xuất hiện như Trường Trung học phổ
thông (THPT) Dân lập An Đông, Phương Nam, Đăng Khoa, Bắc Sơn, Hòa Bình, Hưng Đạo, Phạm
Ngũ Lão, Việt Úc. Đến năm 2007, Thành phố Hồ Chí Minh có 42 trường phổ thông dân lập được
thành lập. Thực hiện chủ trương thành lập trường tư thục và chuyển đổi loại hình các trường phổ
thông dân lập sang tư thục, hệ thống các cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập tiếp
tục phát triển mạnh về số lượng, tính đến năm học 2016-2017, số lượng cơ sở giáo dục trung học
phổ thông ngoài công lập là 102 (cơ sở giáo dục THPT tư thục là 80, cơ sở giáo dục THPT có yếu
tố nước ngoài là 20) trong khi tổng số lượng cơ sở giáo dục THPT của toàn Thành phố là 236.
Số lượng trường THPT tư thục phát triển mạnh mẽ ở hầu hết 24 quận/huyện trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh, hiện có 78 cơ sở đang hoạt động với nhiều điểm trường khác nhau. Mặc dù số
lượng trường THPT tư thục ngày càng tăng, trong khi số lượng học sinh có chiều hướng tăng chậm,
hoặc thậm chí giảm đi trong giai đoạn 2010 - 2015 (xem Biểu đồ 1).
Từ thực hiện chủ trương hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, từ
năm 1997, Thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện 20 trường THPT có yếu tố nước ngoài như trường
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Bắc... Các trường THPT có yếu tố nước ngoài áp dụng khá đa dạng các
Ngày nhận bài: 17/07/2017. Ngày nhận đăng: 25/09/2017.
1Học viện Hành chính Quốc gia, Cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh;
e-mail: thuonglth@napa.vn.
17
Lê Thị Hoài Thương JEM., Vol. 9 (2017), No. 11.
chương trình giảng dạy quốc tế. Đa số các trường đều lựa chọn giảng dạy nội dung của Chương
trình Trung học quốc tế (IGCSE) đối với lớp 10, 11 và Chương trình Tú tài Quốc tế (IBDP) đối
với lớp 12. Một số trường lựa chọn giảng dạy chương trình tiểu bang của Úc, Hoa Kỳ, Canada,
Singapore. Hầu hết các trường này đều kết hợp giảng dạy chương trình quốc tế với Chương trình
MOET như trường Dân lập Quốc tế Việt Úc, Trường Song ngữ Quốc tế Horizon; hoặc thực hiện
Chương trình Việt Nam học với các môn học bắt buộc như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý Việt Nam.
Riêng trường THCS và THPT Đinh Thiện Lý sử dụng hoàn toàn Chương trình giáo dục quốc gia
Việt Nam và thực hiện giảng dạy môn tiếng Anh theo Hướng dẫn số 791/HD-BGDĐT ngày 25
tháng 6 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà
trường phổ thông.
Biểu đồ 1. Số lượng học sinh THPT tư thục giai đoạn 2010-2015
Mặt bằng chung mức học phí tại các trường THPT có yếu tố nước ngoài khá cao.
Bảng 1. Mức học phí của các trường THPT có yếu tố nước ngoài
Trường Học phí (đồng/ năm)
Trường Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (ISHCMC) 654,300,000
Trường Quốc tế dạy bằng tiếng Anh (BIS) 641,800,000
Trường TiH, THCS, THPT Khai Sáng (RISS) 625,790,000
Trường Quốc tế Nam Sài Gòn (SISS) 604,000,000
Trường TiH, THCS, THPT Quốc tế Canada (CIS) 540,760,000
Trường Quốc tế Úc (AIS) 520,200,000
Trường Quốc tế Châu Âu (EIS) 517,374,000
Trường Quốc tế Mỹ (AIS) 507,000,000
Trường Quốc tế TAS 434,000,000
Trường Quốc tế Singapore (SIS) 430,064,000
Trường Quốc tế Đức (IGS) 400,000,000
Trường Quốc tế Anh Việt - Thành phố Hồ Chí Minh (BVIS HCMC) 398.300.000
Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS) 374,812,000
Trường THCS, THPT Quốc tế APU 353,760,000
Trường Song ngữ Quốc tế Horizon (HIBS) 190,000,000
Trường Pháp Quốc tế Marguerite Duras 184,885,000
Trường Quốc tế Hàn Quốc (KIS) 84,307,000
Trường Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh 58,950,000
Nguồn: Tổng hợp từ trang thông tin điện tử của các cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập
18
NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 9 (2017), No. 11.
Tuy mức học phí cao nhưng các trường THPT có yếu tố nước ngoài vẫn thu hút một số lượng
không nhỏ (khoảng hơn 7,000 học sinh) gồm cả học sinh nước ngoài và học sinh Việt Nam theo
học (Biểu đồ 2). Các trường THPT có yếu tố nước ngoài nổi trội hơn đa số các trường THPT tư
thục với cơ sở vật chất được xây mới, khang trang, được đầu tư thiết bị dạy học hiện đại. Đồng
thời, đội ngũ nhân sự quản lý và giáo viên hầu hết được tuyển dụng nghiêm ngặt nên chất lượng
giáo dục đảm bảo tốt, đáp ứng nhu cầu học tập học sinh.
Biểu đồ 2. Số lượng học sinh tại một số trường THPT
có yếu tố nước ngoài năm học 2015-2016
Như vậy, có thể thấy mạng lưới cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh rất phát triển; song, chỉ mới đáp ứng một số lượng học sinh. Trong năm
học 2016-2017, UBND Thành phố Hồ Chí Minh quyết định thành lập 02 cơ sở giáo dục trung học
phổ thông ngoài công lập mới; bao gồm trường THCS và THPT Ngọc Viễn Đông tại Quận 12 và
trường TiH, THCS và THPT Vinschool tại quận Bình Thạnh.
2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài công
lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Theo phân cấp quản lý về giáo dục và đặc thù loại hình cơ sở giáo dục trung học phổ thông
ngoài công lập, quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thuộc thẩm quyền quản lý của UBND Thành phố theo sự tham
mưu của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố. Thực tiễn công tác quản lý đối với cơ sở giáo dục
THPT ngoài công lập thời gian qua tại Thành phố Hồ Chí Minh gặp một số vấn đề như sau:
2.1. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục trung học
phổ thông ngoài công lập
Trong suốt 10 năm thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục trung
học phổ thông ngoài công lập cũng phát triển nở rộ; tuy nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh chưa có
văn bản chính thức về quy hoạch mạng lưới trường học loại hình ngoài công lập nói chung cũng
như quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập nói riêng. Quy hoạch
hiện tại được thực hiện theo Quyết định số 02/2003/QĐ-UB về phê duyệt quy hoạch phát triển
mạng lưới trường học ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố đến năm 2020 đến nay không còn
phù hợp vì biến động dân số khá lớn (chủ yếu do gia tăng dân số cơ học) và địa giới hành chính
đối với quận/huyện cũng có sự thay đổi. Hơn nữa, trong quy hoạch cũng không nêu rõ mạng lưới
19
Lê Thị Hoài Thương JEM., Vol. 9 (2017), No. 11.
trường lớp có bao gồm cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập hay không? cũng như
không có nội dung quy hoạch quỹ đất đối với cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập
mà chỉ đưa ra các chỉ tiêu về quỹ đất, nhu cầu cơ sở vật chất cần đạt được cho đến năm 2005, 2010,
2020. Thực tế cho thấy, quỹ đất của Thành phố Hồ Chí Minh là có hạn, do đó, đa số cơ sở giáo
dục trung học phổ thông ngoài công lập đều được xây dựng mới dưới dạng thuê mặt bằng là nhà
phố, sau đó cải tạo, sửa chữa thành các cơ sở giáo dục, đa số cơ sở giáo dục trung học phổ thông
ngoài công lập không có địa điểm hoạt động ổn định (chủ yếu là các trường THPT tư thục), việc
chuyển địa điểm của các cơ sở giáo dục này vẫn thường diễn ra đã gây khó khăn cho công tác quản
lý cũng như hiệu suất sử dụng và chất lượng giáo dục tại các cơ sở này không đảm bảo. Như vậy,
để đáp ứng được “Lộ trình xã hội hóa giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm
nhìn đến 2030” theo tinh thần “Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2020”
của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất, công tác quy hoạch phát triển mạng lươí cơ sở
giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập cần phải được xem trọng và đưa vào mạng lưới quy
hoạch chiến lược phát triển chung của Thành phố.
2.2. Thiếu văn bản quy phạm pháp luật quy định về quy chế hoạt động cũng như cách thức
quản lý đối với cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập
Để thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài
công lập hoạt động quản lý nhà nước đối với đối tượng này không hoàn toàn giống các cơ sở THPT
công lập, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bên cạnh việc ban hành các chính sách phát triển
ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung thì đối với các cơ sở và cơ sở giáo dục trung học phổ thông
ngoài công lập cần có những Quy định riêng về chương trình giáo dục, đánh giá học sinh cùng
những nội dung có liên quan đến quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục trung học phổ thông
ngoài công lập. Hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố ban hành ở lĩnh vực giáo
dục mới chỉ chú trọng các định hướng, mục tiêu chung đối với ngành giáo dục và đào tạo của
Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các định hướng và nhiệm vụ đối với cơ sở giáo dục THPT công
lập mà chưa có một văn bản quy phạm pháp luật quy định về quy chế hoạt động cũng như cách
thức quản lý đối với cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập như việc giảng dạy chương
trình Việt Nam cũng như chương trình MOET tại các trường THPT có yếu tố nước ngoài chưa
được hướng dẫn cũng như có văn bản chỉ đạo định hướng giảng dạy cụ thể. Chính vì vậy, công tác
quản lý các cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập đạt hiệu quả tốt nhất.
2.3. Hoạt động hướng dẫn, tổ chức thực hiện và tuyên truyền pháp luật, chính sách giáo dục
đối với cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập chưa đảm bảo hiệu quả ở một
số nội dung
Công tác quản lý đối với các trường THPT có yếu tố nước ngoài còn lỏng lẻo, chưa có cơ chế
giám sát và quản lý thích hợp. Từ những thiếu sót trong thực trạng quản lý như đa số các trường
THPT có yếu tố nước ngoài không thực hiện báo cáo học kỳ, hay chưa thể quản lý về chuyên môn
đối với các trường này, có thể nhận định quản lý đối với các trường THPT có yếu tố nước ngoài
là một hoạt động phức tạp. Trên thực tế, trong 20 trường THPT có yếu tố nước ngoài có đến 14
trường được thành lập nhờ vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; đa số trong đó là các tổ chức
kinh tế nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam. Do đó, hoạt động quản lý đối với loại hình trường
này không chỉ đòi hỏi cơ chế pháp luật vững chắc mà còn yêu cầu phương pháp quản lý hợp lý.
20
NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 9 (2017), No. 11.
Hạn chế trong công tác quản lý đối với loại hình trường này sẽ gây khó khăn trong việc hướng dẫn
về chuyên môn đối với các trường thực hiện chương trình Việt Nam học.
Cơ quan quản lý hiện nay vẫn chưa nắm bắt cụ thể khái niệm trường THPT có yếu tố nước
ngoài. Một số trường được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định quốc tế và tiến hành các chương
trình giảng dạy quốc tế nhưng lại liệt kê vào danh sách các trường THPT tư thục, chẳng hạn (xem
Bảng 2).
Bảng 2. Các trường THPT tư thục có thông tin giảng dạy chương trình quốc tế
Trường Nhà đầu tư Tổ chức kiểm định Chương trình giáo dục
Trường Quốc tế Bắc Mỹ -
International schools of North
America (SNA)
Tập đoàn
Nguyễn Hoàng
WASC
- Chương trình giáo dục Hoa
Kỳ theo chuẩn nội dung bang
California.
- Chương trình MOET.
Trường THCS, THPT Việt
Mỹ - Vietnamese American
School (VASS.
Công ty TNHH
Hệ thống
trường Việt
Mỹ.
-
- Chương trình MOET kết
hợp Chương trình Đại học
Cambridge.
- Chương trình MOET (tăng
cường tiếng Anh).
Trường THCS & THPT
Mùa Xuân (Wellspring
International School)
Tập đoàn SSG
- Sở Giáo dục Bang
Massachusetts.
- Hội đồng trường
cao đẳng (College
Board).
- Chương trình giáo dục của
Hoa Kỳ theo chuẩn nội dung
bang Massachusetts.
- Chương trình MOET.
Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
Song song đó, một số trường THPT tư thục có tên trường gây nhầm lẫn đối với phụ huynh. Một
số trường THPT tư thục kèm cụm từ quốc tế theo tên của trường nhưng chỉ giảng dạy chương trình
MOET kết hợp với chương trình tăng cường tiếng Anh bao gồm Trường THPT Châu Á Thái Bình
Dương; Trường TiH, THCS & THPT Quốc tế Á Châu; Trường TiH, THCS & THPT Úc Châu;
Trường TiH, THCS, THPT Tây Úc; Trường Quốc tế Mỹ Úc; Trường TiH, THCS, THPT Quốc tế;
Trường TiH, THCS, THPT Albert Einstein. Hầu hết người dân sẽ không hiểu rõ được việc một
trường có tên quốc tế thì có yếu tố nước ngoài hay không. Vì vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành
phố Hồ Chí Minh phải có góc tiếp cận rõ ràng về khái niệm trường THPT có yếu tố nước ngoài thì
mới có thể tạo điều kiện cho người dân hiểu rõ về loại hình trường này tại Việt Nam và định hướng
người dân có sự lựa chọn thích hợp.
Kiểm soát hoạt động công khai thông tin của hầu hết cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài
công lập chưa được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Sở Giáo dục và Đào tạo chưa có
cơ chế giám sát đối với việc công khai thông tin của cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài
công lập trên trang thông tin điện tử của các cơ sở này. Hầu hết các trường THPT tư thục không
công khai đầy đủ về chất lượng giáo dục thực tế từ lúc thành lập trường hoặc theo niên giám 05
năm, vẫn còn tình trạng các trường THPT có yếu tố nước ngoài không thực hiện báo cáo học kỳ.
Đồng thời, các thông tin được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo về
các cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập cũng chưa được quan tâm thường xuyên,
kiểm tra định kỳ
21
Lê Thị Hoài Thương JEM., Vol. 9 (2017), No. 11.
2.4. Cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục trung học
phổ thông ngoài công lập
Hoạt động quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập chủ yếu
là do Phòng Giáo dục Trung học đảm nhận thực hiện. Trong đó, công tác quản lý cơ sở giáo dục
trung học phổ thông ngoài công lập do 01 phó trưởng phòng và 01 chuyên viên phụ trách. Chuyên
viên phụ trách quản lý cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập đồng thời cũng thực hiện
kiêm nhiệm nhiều công tác quản lý khác nhau như quản lý văn phòng đại diện nước ngoài, hoạt
động tư vấn du học, hoạt động dạy thêm - học thêm... Đồng thời, đa số nhân sự thực hiện công tác
quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập vốn các viên chức
xuất phát từ vị trí giảng dạy ở các cơ sở giáo dục THPT nên kinh nghiệm quản lý đối với lĩnh vực
này còn hạn chế.
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục
trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
3.1. Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục trung học phổ thông
ngoài công lập
Thực trạng hiện nay cho thấy Thành phố Hồ Chí Minh đang thu hút số lượng lớn người dân
nhập cư và đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Việc thiết lập kế hoạch phát triển, xây dựng quy hoạch
phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập cùng các chính sách thực
hiện sẽ tạo hành lang pháp lý để quản lý nhà nước tốt đối với loại hình cơ sở giáo dục này. Yêu cầu
khi xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục THPT cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Một là, công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục trung học
phổ thông ngoài công lập cần phù hợp với quy hoạch chung về tổng thể Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay
Hai là, xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục THPT là công tác
cần được phối hợp từ nhiều sở, ban ngành Thành phố Hồ Chí Minh; trong đó, Sở Giáo dục và Đào
tạo có trách nhiệm chủ trì.
Ba là, Bản kế hoạch phải dự báo được xu hướng phát triển của ngành giáo dục và đào tạo trong
thời gian tới. Ngoài ra, quy hoạch phát triển mạng lưới trường lớp cần xác định rõ quỹ đất đối với
cơ sở giáo dục THPT nói chung cũng như đối với từng loại hình như công lập và ngoài công lập;
đưa ra các chỉ tiêu đạt được cụ thể trong 05 năm,10 năm.
3.2. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Sau khi các cơ sở giáo dục này được thành lập, cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy
định về công tác quản lý đối với các cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập. Việc ban
hành thể chế quản lý đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đồng nhất công tác quản lý đối với các cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập,
không phân biệt hoạt động quản lý đối với trường THPT tư thục và trường THPT có yếu tố nước
ngoài. Đồng nhất hoạt động quản lý là điều kiện thuận lợi để các trường THPT tư thục và trường
22
NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 9 (2017), No. 11.
THPT có yếu tố nước ngoài được đưa vào hệ thống quản lý như nhau; giúp cho bộ máy và nhân sự
thực hiện công tác quản lý nhà nước dễ dàng sâu sát với hoạt động phát triển của loại hình này.
- Văn bản được xây dựng trên cơ sở đóng góp ý kiến từ nhiều tổ chức, cơ quan có liên quan;
trong đó, Sở Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ chủ trì. Sau khi quy chế chung bước đầu được dự
thảo hoàn chỉnh, cần cân nhắc xem xét ý kiến đóng góp phản hồi từ các trường THPT tư thục, các
trường THPT có yếu tố nước ngoài cũng như các cơ quan, ban, ngành có liên quan khác.
- Đảm bảo điều chỉnh các quy tắc xử sự chung trong hoạt động quản lý cơ sở giáo dục trung
học phổ thông ngoài công lập. Theo đó, quy chế chung được xây dựng đảm bảo các quy định cơ
bản về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; cơ cấu tổ chức nhà trường; tiêu chuẩn hiệu
trưởng phó hiệu trưởng; tiêu chuẩn giáo viên; quyền và nghĩa vụ của học sinh; cơ chế tài chính;
công khai thông tin; kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm. Các quy định cơ bản này phải đảm bảo
tuân thủ các Nghị định hướng dẫn điều kiện về đầu tư và cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà
đầu tư trong nước, hướng dẫn về hoạt động đầu tư đối với lĩnh vực giáo dục của nhà đầu tư nước
ngoài, các văn bản hướng dẫn về quy chế hoạt động của trường THPT tư thục và hướng dẫn việc
thực hiện Chương trình nước ngoài tại các cơ sở giáo dục. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến các
văn bản hướng dẫn về chế độ công khai thông tin, công tác tài chính và chính sách đối với giáo
viên, học sinh.
3.3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách giáo dục đối với cơ sở giáo dục
trung học phổ thông ngoài công lập
Hướng dẫn, tổ chức thực hiện và tuyên truyền, phổ biến pháp luật chính sách giáo dục đến cơ
sở giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập là một hoạt động cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước đối với loại hình này, đồng thời là hoạt động giúp cho các cơ sở giáo dục THPT
thực hiện công tác giáo dục và đào tạo theo đúng pháp luật. Công tác này cần được thực hiện trên
cơ sở tạo ra sự bình đẳng giữa hệ thống giáo dục và đào tạo công lập và ngoài công lập.
Cần thiết lập chế độ họp giao 01 lần/tháng hoặc 01 lần/quý đối với Hiệu trưởng hoặc cán bộ
quản lý tại cơ sở đối với cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập. Chế độ họp giao ban
hàng tháng hoặc hàng quý là một dạng cơ chế giám sát để nắm bắt tình hình hoạt động của các
cơ sở này và có những chỉ đạo sâu sát, kịp thời đối với các cơ sở có các hoạt động đi ngược với
chủ trương chung của ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, chế độ họp
giao ban là một công cụ, một kênh thông tin hữu hiệu để lãnh đạo ngành giáo dục và đào tạo có
thể tiếp cận và thu thập những góp ý nhiệt tình, sáng tạo đối với công tác quản lý nhà nước đối với
cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập.
Ngoài ra, với các nội dung khẩn cấp và cần được báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời, Sở Giáo
dục và Đào tạo hoàn toàn có thể tổ chức họp với các cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài
công lập hoặc tổ chức họp riêng với các trường THPT tư thục, các trường THPT có yếu tố nước
ngoài tùy vào tình hình và nhu cầu thực tiễn.
Tổ chức và hướng dẫn các hoạt động giảng dạy chuyên môn chung đối với các cơ sở giáo dục
THPT công lập và cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập. Hoạt động này bao gồm
việc xây dựng văn bản hướng dẫn giảng dạy chuyên môn, tổ chức họp chuyên môn. Đặc biệt, đối
23
Lê Thị Hoài Thương JEM., Vol. 9 (2017), No. 11.
với các trường THPT có yếu tố nước ngoài, cần xây dựng các văn bản hướng dẫn giảng dạy chương
trình MOET hoặc chương trình Việt Nam học (bao gồm các môn thuộc khoa học xã hội) để đảm
bảo học sinh Việt Nam tại các trường THPT có yếu tố nước ngoài có kiến thức nền tảng về nước
nhà, trau dồi tinh thần yêu nước và quý trọng phong tục tập quán, văn hóa truyền thống. Đồng thời,
qua đó, Sở Giáo dục và Đào tạo có thể định hướng nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy và
cách thức đánh giá học sinh khi học các môn này tại các trường THPT có yếu tố nước ngoài.
Tổ chức các buổi giáo dục pháp luật, chính sách của nhà nước, tập huấn chuyên sâu trong công
tác giảng dạy chuyên môn đối với các cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập. Cán bộ
quản lý tại cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập chỉ có thể quản lý có hiệu quả và
tuân theo chủ trương của ngành giáo dục và đào tạo khi hiểu biết và nắm vững kiến thức pháp luật,
chính sách của nhà nước. Các hoạt động này tập trung vào các nội dung chính như:
- Tổ chức buổi giáo dục pháp luật về các công tác tổ chức, quản lý cơ sở giáo dục THPT, các
hình thức xử lý vi phạm trong hoạt động giáo dục và đào tạo.
- Tổ chức buổi tập huấn công tác tự kiểm tra tại các cơ sở nhằm tăng cường tính tự chịu trách
nhiệm trong hoạt động giáo dục và đào tạo.
- Tổ chức buổi tập huấn chuyên sâu về hoạt động giảng dạy các môn học; riêng đối với các
trường THPT có yếu tố nước ngoài cần có những buổi tập huấn giảng dạy các môn khoa học xã
hội. Đối tượng của hoạt động này là các giáo viên phụ trách môn học hoặc tổ trưởng tổ bộ môn
tại các trường. Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động
quản lý nhà nước.
Trong đó, Sở Giáo dục và Đào tạo cần rà soát và đảm bảo tính chính xác thông tin về địa chỉ
trang thông tin điện tử của các trường THPT tư thục và trường THPT có yếu tố nước ngoài trên
Cổng thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo. Việc rà soát và đảm bảo tính chính xác sẽ tạo
động lực thúc đẩy các trường này quan tâm đến công tác của ngành giáo dục và đào tạo thành phố
và có những góp ý xây dựng đối với công tác quản lý khi cần thiết.
3.4. Xây dựng đội ngũ công chức chuyên trách
Xây dựng đội ngũ công chức chuyên trách thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở
giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập đảm bảo về chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững quan
điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật nhà nước còn cần có phương án riêng nhằm
nâng cao chất lượng đội ngũ công chức đảm đương nhiệm vụ này.
4. Kết luận
Giáo dục và đào tạo được Thành phố Hồ Chí Minh đặt trọng tâm ưu tiên phát triển hàng đầu.
Sự nở rộ của các cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập đòi hỏi công tác quản lý nhà
nước có hiệu quả để đảm bảo chất lượng giáo dục cũng như tạo ra môi trường tiếp cận giáo dục
công bằng giữa nhiều đối tượng khác nhau. Việc tập trung nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với
cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là vô
cùng cần thiết, cần có những phương án quản lý cụ thể, hợp lý và có tính chiến lược nhằm thúc đẩy
và tạo điều kiện phát triển và đối với cơ sở giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập.
24
NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 9 (2017), No. 11.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Kế hoạch số 1309/KH-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố
Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
[2] Quyết định số 4887/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện
Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 - Khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh.
[3] Quyết định số 172/2006/QĐ-UBND ngày 30/11/2006 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh ban hành Chương trình hành động chấn chỉnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố.
[4] Quyết định số 02/2003/QĐ-UB ngày 03 tháng 01 năm 2003 của Ủy ban nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh về phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới trường học ngành giáo dục và đào
tạo thành phố đến năm 2020.
[5] Sở Giáo dục và Đào tạo (2017), Đề cương Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chủ trương
chính sách của Đảng và nhà nước về xã hội hóa dịch vụ công ở Thành phố Hồ Chí Minh
(2006 - 2016), phần Giáo dục và Đào tạo, Thành phố Hồ Chí Minh.
ABSTRACT
State management of the non-public upper-secondary education institutions in Ho Chi
Minh city
From school years 2016 to 2017, in Ho Chi Minh City, there are 102 non-public high schools,
20 of which are schools with foreign elements. Coping with the development requirements of
education, training and current state management for the non-public upper-secondary education
institutions have posed a major challenge for Ho Chi Minh City. This article provides an
overview of the current state of development of non-public high schools and the practice of state
management of the Ho Chi Minh City in this area while developing harmony between public and
non-public education.
Keywords: Educational institutions, upper-secondary education, non-public, state
management.
25

File đính kèm:

  • pdfquan_ly_nha_nuoc_doi_voi_co_so_giao_duc_trung_hoc_pho_thong.pdf