Quản lý rủi ro tín dụng định hướng theo tiêu chuẩn Basel II tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên

Abstract

In any stage of development, credit is always one of the core activities of commercial banks. In order to

effectively manage credit risk, it is necessary to set up a governance model that is in line with

international standards and in line with international integration conditions. The objective of this paper

is to analyze the current situation of credit risk management and assess the level of response to credit

risk management policies in VIB Thai Nguyen under the Basel II standard. From there, some solutions

to strengthen credit risk management of Viet Nam International Commercial Joint Stock Bank - Thai

Nguyen Branch.

pdf 6 trang yennguyen 9220
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý rủi ro tín dụng định hướng theo tiêu chuẩn Basel II tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản lý rủi ro tín dụng định hướng theo tiêu chuẩn Basel II tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên

Quản lý rủi ro tín dụng định hướng theo tiêu chuẩn Basel II tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên
 Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 06 (2018) 
80 
QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỊNH HƢỚNG THEO TIÊU CHUẨN BASEL II TẠI NGÂN 
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN 
Tạ Thúy Hằng1, Dƣơng Thanh Tình2, 
Mai Thanh Giang
3
Tóm tắt 
Trong b t kỳ giai đoạn phát triển nào, hoạt động tín d ng luôn là một trong những hoạt động c t lõi của 
Ngân hàng Thư ng mại (NHTM). Giữa b i cảnh cạnh tranh và hội nhập như hiện nay, để quản lý rủi ro 
tín d ng có hiệu quả cần phải xây dựng một mô hình quản trị theo chuẩn mực qu c t và phù hợp với 
điều kiện hội nhập. M c tiêu của bài vi t này nh m phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín d ng và đánh 
giá mức độ đáp ứng các chính sách về quản lý rủi ro tín d ng tại NHTM Cổ phần Qu c t Việt Nam – 
Chi nhánh Thái Nguyên (VIB Thái Nguyên) theo tiêu chuẩn Basel II. Từ đó, đề xu t một s giải pháp 
tăng cường quản lý rủi ro tín d ng của Ngân hàng TMCP Qu c t Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên. 
Từ khóa: Rủi ro tín d ng, tiêu chuẩn Basel II, Ngân hàng TMCP Qu c t Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên. 
CREDIT RISK MANANGEMENT TOWARDS BASELL II STANDARD IN VIETNAM 
INTERNATIONAL COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – THAI NGUYEN BRANCH 
Abstract 
In any stage of development, credit is always one of the core activities of commercial banks. In order to 
effectively manage credit risk, it is necessary to set up a governance model that is in line with 
international standards and in line with international integration conditions. The objective of this paper 
is to analyze the current situation of credit risk management and assess the level of response to credit 
risk management policies in VIB Thai Nguyen under the Basel II standard. From there, some solutions 
to strengthen credit risk management of Viet Nam International Commercial Joint Stock Bank - Thai 
Nguyen Branch. 
Key words: Credit risk, Basel II standard, International Commercial Joint Stock Bank - Thai Nguyen Branch.
1. Đặt vấn đề 
Vào n m 1988, Ủy ban Basel về giám sát 
ngân hàng đã công bố khung rủi ro tín dụng 
( asel I), qua đó xác định các tiêu chuẩn về vốn 
nhằm hạn chế rủi ro kinh doanh của các ngân 
hàng, góp ph n t ng cường sự hoạt động ổn định 
của hệ thống tài chính. Cùng với sự phát triển 
của hệ thống tài chính toàn c u và quá trình hội 
nhập và phát triển của ngành ngân hàng, các quy 
định của asel I đã được xem xét, sửa đổi, bổ 
sung thêm các quy định mới. Tháng 6/2004, 
 asel II đã chính thức được ban hành [2]. Uỷ ban 
 asel đã đề xuất khung đo lường với 3 trụ cột 
chính trong Basel II: 
Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn 
b t buộc; tỷ lệ vốn b t buộc tối thiểu (CAR) vẫn 
là 8% của tổng tài sản có rủi ro như asel I. Tuy 
nhiên, rủi ro được tính toán theo 3 yếu tố chính 
mà ngân hàng phải đối mặt như rủi ro tín dụng, 
rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro 
thị trường [2] 
Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định 
chính sách ngân hàng, Basel II cung cấp cho các 
nhà hoạch định chính sách những ―công cụ‖ tốt 
hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp 
một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng 
đối mặt như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi 
ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp 
lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro 
còn lại [2]. 
Trụ cột thứ III: Các ngân hàng c n công 
khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên 
t c thị trường. 
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng 
thương mại (NHTM) Việt Nam hiện nay, bên 
cạnh sự phát triển nhanh của mảng dịch vụ ngân 
hàng, hoạt động cấp tín dụng vẫn là hoạt động 
đem lại lợi nhuận chủ yếu và ngày càng gia t ng, 
đòi hỏi các NHTM c n chú trọng hơn nữa đến 
công tác quản lý rủi ro tín dụng. Về chủ trương, 
NHNN Việt Nam đang ban hành các chính sách 
và từng bước áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong 
quản lý rủi ro tín dụng (RRTD) của NHTM. Tiêu 
chuẩn quản lý RRTD của NHTM quốc tế hiện nay 
đang vận dụng theo các tiêu chuẩn do Ủy ban 
Basel về giám sát ngân hàng công bố khung rủi ro 
tín dụng. NHNN Việt Nam đã đưa ra lộ trình 
triển khai Basel II trong hệ thống NHTM theo 2 
giai đoạn cụ thể: Giai đoạn 1: Thí điểm áp dụng 
Basel II tại 10 ngân hàng bao gồm Vietcombank, 
VietinBank, BIDV, MB, Sacombank, Techcombank, 
ACB, VPBank, VIB và Maritime Bank. 
 Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 06 (2018) 
81 
Chương trình thí điểm b t đ u từ tháng 
2/2016, mục tiêu là đến cuối n m 2018 các ngân 
hàng này phải cơ bản đáp ứng các yêu c u của 
 asel II. Giai đoạn 2: Đến n m 2020 cơ bản các 
NHTM có mức vốn tự có theo chuẩn mực của 
 asel II, trong đó có ít nhất 12 - 15 NHTM áp 
dụng thành công Basel II (theo nghị quyết của 
Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai 
đoạn 2016 - 2020 ngày 8/11/2016) [5, 7]. Do đó, 
việc từng bước n m vững các quy định về quản lý 
rủi ro nói chung, quản lý rủi ro tín dụng nói riêng 
của NHNN đối với hoạt động tín dụng của 
NHTM, từ đó có những điều chỉnh trong quản lý 
NHTM là rất c n thiết. 
2. Phƣơng pháp nghiên cứu 
Nguồn số liệu phân tích gồm có dữ liệu thứ 
cấp và số liệu sơ cấp. 
- Dữ liệu sơ cấp được sử dụng thông qua 
phỏng vấn, trao đổi với cán bộ nhân viên, lãnh 
đạo và khách hàng của Ngân hàng TMCP Quốc 
tế Việt Nam (VIB) – Chi nhánh Thái Nguyên. 
- Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu được thu 
thập qua các tài liệu, báo cáo của ngân hàng, các 
đối tượng vay vốn ngân hàng, các báo cáo tổng 
kết hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính từ 
n m 2014 - 2017 tại Ngân hàng VIB - Chi nhánh 
Thái Nguyên. 
Phương pháp phân tích số liệu: Từ các số 
liệu thu thập được tiến hành phân tích, tổng hợp, 
chọn lọc bằng các phương pháp thống kê mô tả, 
phân tích so sánh, phương pháp phân tích tổng 
hợp nhằm đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín 
dụng tại Chi nhánh theo các tiêu chuẩn basel II. 
3. Kết quả nghiên cứu quản lý rủi ro t n 
d ng theo ti u chu n asel II tại VI 
Thái Ngu n 
3.1. Chiến lược và chính sách quản lý rủi ro 
tín d ng 
Xác định chiến lược và khẩu vị RRTD được 
coi là vấn đề cốt lõi trong quản lý RRTD. Với 
chiến lược kinh doanh đã được xây dựng và ban 
hành trong từng giai đoạn, VIB Thái Nguyên 
hoạch định chiến lược tín dụng và quản lý RRTD. 
Trên cơ sở đó xác định mức chấp nhận RRTD phù 
hợp cho từng thời kỳ. Chiến lược quản lý RRTD 
và khẩu vị RRTD được cụ thể hóa trong mục tiêu 
quản lý RRTD hằng n m: Mục tiêu t ng trưởng 
tín dụng, mục tiêu mức độ tập trung tín dụng, mục 
tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu, các tiêu chuẩn, điều 
kiện và giới hạn cấp tín dụng. 
Hiện nay, trên cơ sở chiến lược kinh doanh 
với t m nhìn đến n m 2020, VI Thái Nguyên 
hoạch định chiến lược quản lý RRTD, xác định 
khẩu vị RRTD phù hợp với chiến lược kinh 
doanh và cụ thể hóa bằng chính sách quản lý 
RRTD. Chiến lược quản lý RRTD và khẩu vị 
RRTD được đánh giá lại và điều chỉnh hằng n m 
hoặc khi có sự thay đổi quan trọng, bất thường 
về môi trường kinh doanh và khuôn khổ thể chế. 
3.2. Tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng 
VIB Thái Nguyên thiết lập 03 bộ phận có 
thể tách biệt độc lập hoặc nằm cùng một phòng 
khách hàng doanh nghiệp/khách hàng cá nhân đó 
là: Bộ phận quan hệ khách hàng, Bộ phận thẩm 
định tín dụng và Bộ phận Hỗ trợ quan hệ khách 
hàng. Mặc dù các bộ phận này có thể bố trí tách 
biệt nhưng do có giới hạn về nhân sự và để bộ 
máy tổ chức gọn nhẹ, VIB Thái Nguyên bố trí 
các bộ phận này cùng một phòng quản lý khách 
hàng doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc khó 
tách biệt các công đoạn trong quản lý rủi ro tín 
dụng từ khâu tiếp cận khách hàng đến thẩm định 
hồ sơ tín dụng và hoàn thiện hồ sơ tín dụng. Việc 
này ph n nào làm cho công tác quản lý rủi ro 
chưa đảm bảo nguyên t c độc lập, khách quan. 
Tuy nhiên, đối với các khoản tín dụng vượt hạn 
mức phê duyệt của chi nhánh mà thuộc quyền 
phán quyết của Hội sở hoặc Trung tâm phê duyệt 
tín dụng khu vực thì công tác thẩm định đảm bảo 
nguyên t c độc lập, khách quan. 
3.3. Tổ chức thực hiện quản lý rủi ro tín dụng 
Thực trạng việc tổ chức thực hiện quản lý 
rủi ro tín dụng tại VIB Thái Nguyên được xem 
xét, đánh giá trên tất cả các khâu: Nhận biết rủi 
ro tín dụng; Phân tích, đánh giá và đo lường rủi 
ro tín dụng; Ứng phó rủi ro tín dụng và Kiểm 
soát rủi ro tín dụng. 
3.3.1. Nhận bi t rủi ro tín d ng 
VIB Thái Nguyên tiến hành nhận diện rủi ro 
đối với từng khoản tín dụng và danh mục tín dụng. 
Quá trình nhận diện rủi ro được theo dõi trên tất cả 
các giai đoạn cấp tín dụng như giai đoạn trước khi 
cấp tín dụng và sau khi cấp tín dụng. 
Hiện nay, việc nhận diện RRTD đối với các 
khoản vay đang còn dư nợ được hỗ trợ bởi hệ 
thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng tự động 
của VIB Thái Nguyên. Khi các thông tin liên 
quan được nhập vào hệ thống, hệ thống tự tính 
điểm, xác định hạng khách hàng, trường hợp xác 
định có phát sinh RRTD, hệ thống sẽ đưa ra cảnh 
báo để t ng cường kiểm tra, giám sát. Ngoài ra, 
hệ thống này cho phép người truy cập có thể xác 
định được hạng khách hàng mọi thời điểm trong 
lịch sử để làm c n cứ đánh giá, xem xét RRTD 
của khách hàng đó. Theo quy định, việc đánh giá 
lại tín dụng được giao cho cán bộ tín dụng trực 
tiếp quản lý khoản vay thực hiện. 
 Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 06 (2018) 
82 
3 3 2 Đo lường, đánh giá rủi ro tín d ng 
Để đánh giá được mức độ rủi ro tín dụng, 
ngân hàng c n phân tích đánh giá và đo lường rủi 
ro tín dụng đối với cả khách hàng và bản thân nội 
bộ ngân hàng. Sau khi thu thập thông tin, đánh 
giá rủi ro, ngân hàng c n lượng hóa các rủi ro đó 
thông qua các phương pháp, mô hình đo lường 
rủi ro tín dụng. 
* Phân tích, đánh giá rủi ro tín d ng đ i với 
hoạt động tín d ng của ngân hàng. 
Rủi ro tín dụng của VIB Thái Nguyên trong 
giai đoạn 2014 – 2017 có sự biến động lớn. Biểu 
hiện rõ nét nhất là có sự biến động lớn của dư nợ 
xấu và tỷ lệ nợ xấu còn lớn và duy trì ở mức cao. 
Dư nợ xấu của VIB Thái Nguyên t ng lên 
liên tục trong giai đoạn 2014 – 2016, từ mức 
21.986 triệu đồng n m 2014 lên mức 52.821 triệu 
đồng n m 2016. Mức t ng nhanh và đột biết lên 
gấp đôi trong n m 2015 – 2016. Đáng ch ý đây 
là giai đoạn nền kinh tế có sự t ng trưởng mạnh 
mẽ, ngân hàng cũng tích cực mở rộng thị ph n, 
cạnh tranh với các ngân hàng khác trong hệ thống 
ngân hàng. Điều này làm cho tỷ lệ nợ xấu của 
VI Thái Nguyên t ng cao và nhanh từ mức 4% 
n m 2014 lên mức 8% n m 2016, tỷ lệ này cao 
hơn rất nhiều so với mức 3,32% của toàn hệ thống 
VI n m 2016. Tỷ lệ nợ xấu trong 3 n m 2014 – 
2016 của VI Thái Nguyên đều cao hơn rất nhiều 
so với hệ thống VIB (bình quân 3,54%). Tuy 
nhiên, sang n m 2017, dự nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu 
có sự điều chỉnh nhanh và mạnh mẽ. Dự nợ xấu 
giảm nhanh từ mức 52.821 triệu đồng n m 2016 
xuống còn 26.788 triệu đồng, mức giảm đi một 
nửa so với n m 2016. Điều này kéo theo tỷ lệ nợ 
xấu cũng giảm từ 8% n m 2016 xuống 6% n m 
2017. Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống đã đáp ứng ph n 
nào yêu c u quản lý của VI , nhưng mức tỷ lệ 
này vẫn còn quá cao so với tỷ lệ nợ xấu của toàn 
hệ thống n m 2017 (3,42%). Như vậy, mức dư nợ 
xấu và tỷ lệ nợ xấu của VIB Thái Nguyên mặc dù 
đã giảm xuống nhưng vẫn còn duy trì ở mức khá 
cao so với toàn hệ thống VIB và có sự biến động 
lớn, không có sự ổn định. 
Đánh giá, xem xét về cơ cấu nợ xấu của 
VIB Thái Nguyên qua bảng số 1. 
Bảng 1: C c u nợ x u của VIB Thái Nguyên 
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 
Nợ c n ch ý 18,75% 1,09% 7,50% 11,67% 
Nợ dưới tiêu chuẩn 1,75% 1,30% 25,00% 1,17% 
Nợ nghi ngờ 0,25% 0,65% 12,50% 1,67% 
Nợ có khả n ng mất vốn 79,25% 96,96% 55,00% 85,50% 
Nguồn: Báo cáo tài chính của VIB Thái Nguyên 
Bảng 1 cho thấy cơ cấu nợ xấu của VIB 
Thái Nguyên, các khoản nợ có khả n ng mất vốn 
chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nợ xấu của 
ngân hàng, bình quân trong giai đoạn 2014 – 
2017 là 79,18%. Đây là con số đáng báo động 
trong công tác quản lý tín dụng của ngân hàng, 
cho thấy ph n nào công tác quản lý và chính 
sách tín dụng của ngân hàng là chưa tốt, tiềm ẩn 
rất nhiều rủi ro tín dụng cho ngân hàng. 
* Phân tích, đánh giá và đo lường rủi ro tín 
d ng đ i với hách hàng theo phư ng pháp cho 
điểm tín d ng: VI đo lường rủi ro khoản vay 
thông qua các mô hình cho điểm tín dụng, và mô 
hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo tiêu chuẩn 
quốc tế dưới sự tư vấn và kiểm soát của Ngân 
hàng Commonwealth Bank of Australia. Các mô 
hình cho điểm tín dụng đánh giá rủi ro của 
khách hàng trên cơ sở cho điểm khách hàng đó, 
xem khách hàng đang ở các mức rủi ro nào thì 
để đưa ra mức đánh giá và cảnh báo phù hợp. 
3.3.3. Ứng phó rủi ro tín d ng 
* Quản lý khoản vay: Ngân hàng có chính 
sách thường xuyên đánh giá lại tình trạng khoản 
vay, việc sử dụng vốn vay, phân tích đảm bảo nợ 
vay, tình hình tài chính của khách hàng, ít nhất 
mỗi n m một l n. Riêng với những món vay lớn 
hoặc khi có dấu hiệu bất thường xuất hiện thì 
việc đánh giá lại được thực hiện thường xuyên 
hơn (ít nhất mỗi l n một quý). 
* Xây dựng một s giới hạn rủi ro: Một số 
giới hạn rủi ro trong tín dụng chỉ đạo toàn hệ 
thống đã được ngân hàng xây dựng và chỉ đạo 
trong chỉ tiêu kế hoạch hàng n m, được tiến 
hành kiểm điểm hàng quý qua các cuộc họp giao 
ban, như: Tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo 
đảm; tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ; 
Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ và khống chế cả 
về số tuyệt đối; Tỷ lệ cho vay đối với nhóm 
khách hàng là doanh nghiệp nhà nước được điều 
chỉnh giảm d n. 
* Phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro 
tín d ng: Ngân hàng thường xuyên phân tích và 
theo dõi danh mục tín dụng, đặc biệt là các 
khoản nợ xấu, nợ có vấn đề để có những biện 
pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra. 
 Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 06 (2018) 
83 
Bảng 2: Dự phòng rủi ro tín d ng của VIB Thái Nguyên 
Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 2017 
Dự phòng rủi ro Triệu đồng 8,659 5,007 5,473 4,970 
Dự phòng cụ thể Triệu đồng 4,487 914 840 1,825 
Dự phòng chung Triệu đồng 4,172 4,093 4,633 3,144 
Nguồn: Báo cáo tài chính của VIB Thái Nguyên 
Bảng 2 cho thấy, mức dự phòng rủi ro tín 
dụng của VIB Thái Nguyên có sự biến động lớn, 
và có xu hướng giảm xuống. Mức dự phòng 
RRTD n m 2014 là 8.659 triệu đồng giảm 
xuống còn 4.970 triệu đồng n m 2017. Trong cơ 
cấu dự phòng RRTD, các khoản dự phòng chung 
chiếm tỷ trọng chủ yếu, bình quân đạt 69,5% 
giai đoạn 2014 – 2017. N m 2017, mức dự 
phòng cụ thể t ng rất lớn so với n m 2016, với 
tốc độ t ng là 117,26%. 
* Xử lý nợ x u và quản lý các khoản tín 
d ng có v n đề 
Khi phát hiện ra nợ xấu, các cán bộ quan hệ 
khách hàng, thẩm định tín dụng và hỗ trợ quan 
hệ khách hàng của ngân hàng tiến hành theo dõi 
chặt chẽ hơn tình hình hoạt động và tình hình tài 
chính của khách hàng, đôn đốc khách hàng thực 
hiện cam kết trong hợp đồng cho vay. Đồng 
thời, c n cứ vào tình trạng tài sản đảm bảo, cán 
bộ quan hệ khách hàng và cán bộ thẩm định tín 
dụng của ngân hàng phân tích khả n ng thu hồi 
để lựa chọn biện pháp xử lý nợ xấu thích hợp 
trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. 
* Kiểm soát rủi ro tín d ng 
Để đảm bảo rằng các hoạt động tín dụng 
tuân thủ với các chính sách và thủ tục của ngân 
hàng và trong khuôn khổ hướng dẫn của Hội 
đồng quản trị và an Điều hành, ngân hàng VIB 
đã xây dựng một hệ thống kiểm tra, kiểm soát 
nội bộ trực thuộc Tổng Giám đốc có chức n ng, 
nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi việc tuân thủ các 
yêu c u về tác nghiệp tín dụng nhằm kịp thời 
phát hiện và ng n ngừa các rủi ro phát sinh do vi 
phạm các chính sách, thủ tục và giới hạn. Bên 
cạnh đó, tại các bộ phận quản trị rủi ro tín dụng 
cũng như các chi nhánh chủ động kiểm soát rủi 
ro trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau 
khi cho vay. 
3.4. Thảo luận về mức độ đáp ứng quản lý rủi 
ro tín dụng tại VIB Thái Nguyên theo các tiêu 
chuẩn Basell II 
Từ đánh giá thực trạng quản lý RRTD tại 
VIB nói chung và VIB Thái Nguyên nói riêng 
trong giai đoạn 2014 - 2017, đối chiếu với nội 
dung quản lý RRTD trong các chính sách quản lý 
rủi ro tín dụng của NHNN hướng đến các tiêu 
chuẩn của Basel II, có thể thấy mức độ đáp ứng 
Basel II về quản lý RRTD tại VIB Thái Nguyên 
như sau: 
- Thứ nh t, về chi n lược và chính sách 
quản lý rủi ro tín d ng: VIB nói chung và VIB 
Thái Nguyên nói riêng đã quan tâm đến việc xác 
định, đánh giá lại hàng n m chiến lược và khẩu 
vị RRTD, trên cơ sở đó ban hành chính sách 
quản trị RRTD, trong đó HĐTV chịu trách 
nhiệm phê duyệt cuối cùng. Sau thời gian thực 
hiện Basel II, khung quản trị rủi ro của VIB 
đang tiệm cận với các ngân hàng quốc tế, giúp 
ch ng tôi có cơ sở để cạnh tranh với họ khi trở 
thành ngân hàng lành mạnh và an toàn hơn. Tuy 
nhiên, việc xây dựng chiến lược, xác định khẩu 
vị RRTD và thiết lập chính sách quản trị RRTD 
do Tổng Giám đốc phối hợp với các Ban tín 
dụng thực hiện là chưa đảm bảo sự phân tách 
giữa chức n ng kinh doanh và chức n ng quản lý 
RRTD theo khuyến nghị của asel II, điều này 
dẫn đến tình trạng ―vừa đá bóng, vừa thổi còi‖. 
- Thứ hai, về công tác nhận diện rủi ro tín 
d ng: Hội đồng quản trị và an điều hành VIB 
đã ban hành nhiều quy trình, quy định về cấp tín 
dụng đối với từng đối tượng khách hàng, trong 
đó bao gồm những quy định, hướng dẫn thẩm 
định khách hàng, góp ph n hỗ trợ cán bộ tín 
dụng trong công tác tiếp cận, thẩm định khách 
hàng và nhận diện RRTD. Trong giai đoạn 2014 
- 2017, VIB nói chung và VIB Thái Nguyên nói 
riêng tiếp tục tích cực triển khai và hoàn thiện 
dự án trang bị giải pháp quản lý khoản vay nhằm 
hỗ trợ công tác đề xuất, thẩm định và phê duyệt 
tín dụng . Sau khi dự án được triển khai sẽ giúp 
quản lý thông tin tập trung, rút ng n thời gian xử 
lý hồ sơ tín dụng, t ng hiệu quả và chất lượng xử 
lý hồ sơ, nâng cao tính minh bạch, an toàn hệ 
thống ngân hàng, góp ph n phục vụ triển khai 
 asel II theo quy định của NHNN. 
- Thứ ba, về công tác đo lường rủi ro tín 
dụng: VI đã hoàn thành và đưa vào triển khai 
hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới cùng 
chương trình phân loại nợ và trích lập dự phòng 
rủi ro, gi p đáp ứng tốt hơn đối với các yêu c u 
về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng được 
quy định theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN của 
NHNN, đồng thời, tạo bước quan trọng trong 
việc thu thập các dữ liệu c n thiết để tiến tới xây 
 Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 06 (2018) 
84 
dựng mô hình định lượng RRTD theo tiêu chuẩn 
quốc tế (Basel II). 
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VIB 
đã đáp ứng các điều kiện về xây dựng hệ thống 
xếp hạng tín dụng nội bộ của NHNN. Đây là 
một bước đi mới, nhằm tiếp cận từng bước với 
việc đo lường và tính toán rủi ro theo Hiệp ước 
 asel II (theo phương pháp tiếp cận xếp hạng 
nội bộ). Tuy nhiên, các chỉ tiêu nợ xấu của VIB 
Thái Nguyên trong giai đoạn 2014 – 2017 là rất 
cao, cao hơn rất nhiều so với hệ thống VIB và 
theo yêu c u của NHNN. Do đó, chỉ tiêu này 
chưa đảm bảo theo được yêu c u của Basel II. 
- Thứ tư, về công tác kiểm soát rủi ro tín 
dụng: Xây dựng môi trường RRTD thích hợp và 
quy trình cấp tín dụng lành mạnh: Những n m 
qua, VI đã xây dựng hệ thống chế độ, chính 
sách tín dụng khá đồng bộ trên cơ sở nghiên cứu 
và đề xuất của các phòng, ban nghiệp vụ và sự 
tham mưu của các đơn vị, chuyên gia tư vấn, 
được phê duyệt bởi an lãnh đạo và HĐQT. 
Triển khai thực hiện mô hình cấp tín dụng 
và quản lý RRTD tập trung: Một trong những 
nguyên t c quản lý RRTD theo Hiệp ước Basel 
II nhằm thực hiện quá trình cấp tín dụng lành 
mạnh trên nguyên t c phân tách bộ máy cấp tín 
dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân 
tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng. 
Thành lập và phát huy vai trò của bộ phận kiểm 
tra, kiểm soát nội bộ: Bộ phận kiểm tra, kiểm 
soát nội bộ được thành lập và luôn tồn tại song 
song với các hoạt động cấp tín dụng tại ngân 
hàng. Như vậy, mô hình kiểm tra, kiểm soát nội 
bộ tại VIB khá chặt chẽ, với 3 vòng kiểm soát, 
từ nội bộ chi nhánh đến các cấp cao hơn. Điều 
này giúp cho công tác quản lý RRTD được thực 
hiện một cách toàn diện hơn. Thực tế cho thấy, 
hoạt động của các bộ phận kiểm tra trong thời 
gian qua khá hiệu quả, đã phát hiện nhiều trường 
hợp vi phạm nghiêm trọng của các đơn vị, các vi 
phạm có khả n ng mất vốn, các rủi ro tiềm ẩn, 
để từ đó có biện pháp cảnh báo và xử lý tín dụng 
kịp thời để hạn chế RRTD. 
- Thứ n m, về công tác dự phòng và xử lý 
rủi ro tín dụng: N m 2017, VI đã hoàn thành 
và đưa vào triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng 
nội bộ mới c ng chương trình phân loại nợ và 
trích lập dự phòng rủi ro, qua đó đáp ứng tốt hơn 
đối với các yêu c u về việc phân loại nợ và trích 
lập dự phòng được quy định theo Thông tư 
02/2013/TT-NHNN của NHNN, đồng thời, tạo 
bước quan trọng trong việc thu thập các dữ liệu 
c n thiết để tiến tới xây dựng mô hình định 
lượng RRTD theo tiêu chuẩn quốc tế (Basel II). 
Ngoài ra, VI đã từng bước áp dụng các kỹ 
thuật giảm thiểu RRTD đối với khách hàng như: 
Thế chấp tài sản bảo đảm, bảo lãnh của bên thứ 
ba. Đối với việc nhận bảo lãnh, VI đánh giá 
phạm vi bảo lãnh trong mối quan hệ với mức độ 
tín nhiệm, n ng lực pháp lý và tiềm lực của bên 
bảo lãnh. VIB còn thành lập Công ty quản lý nợ 
và khai thác tài sản để tiếp nhận tài sản thế chấp, 
c m cố, bảo lãnh; định giá tài sản đảm bảo và hỗ 
trợ ngân hàng trong công tác phát mại và bán 
đấu giá tài sản. 
Như vậy có thể thấy, quản lý RRTD tại VIB 
Thái Nguyên về cơ bản chưa đáp ứng được yêu 
c u của Basel II. Thực trạng này một ph n do, hệ 
thống quản lý RRTD tại VIB Thái Nguyên còn 
nhiều bất cập, gây cản trở cho việc áp dụng Basel 
II như: thiếu hạ t ng công nghệ quản lý RRTD, cơ 
sở dữ liệu thiếu cả về chất và lượng, hệ thống 
XHTDNB kém hiệu quả, đội ngũ cán bộ còn thiếu 
và yếu theo yêu c u của Basel II. Một thực tế là 
những n m g n đây, chất lượng tài sản có suy 
giảm mạnh tác động không nhỏ đến kết quả kinh 
doanh, cản trở việc VI Thái Nguyên tích lũy 
nguồn lực cho việc đ u tư hạn t ng quản lý RRTD. 
Bên cạnh đó, hệ thống v n bản pháp lý, chủ trương 
của Nhà nước chưa thực sự tạo điều kiện cho VIB 
Thái Nguyên tuân thủ Basel II. 
4. Các huyến nghị nhằm hoàn thiện quản 
lý RRTD định hƣớng theo tiêu chuẩn Basel 
II tại VIB Chi nhánh Thái nguyên 
Một là, hoàn thiện chi n lược quản lý rủi ro 
tín d ng 
Ngân hàng c n hoàn thiện chiến lược quản 
lý rủi ro tín dụng toàn diện và đảm bảo các yêu 
c u sau: 
- Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng phải 
làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình quản lý rủi 
ro phù hợp với từng giai đoạn phát triển của 
Ngân hàng 
- Chiến lược quản lý rủi ro phải phản ánh 
được mức độ chấp nhận rủi ro (khẩu vị rủi ro) 
của ngân hàng và mức sinh lời mà ngân hàng kỳ 
vọng khi chấp nhận các rủi ro tín dụng. 
- Chiến lược quản lý rủi ro c n xem xét, đánh 
giá các mục tiêu về chất lượng tín dụng, thu nhập 
và t ng trưởng trong mối tương quan qua lại, trong 
quan hệ với tiềm n ng nội tại của ngân hàng và với 
môi trường kinh doanh tổng thể. 
Hai là, hoàn thiện hệ th ng văn bản quản lý 
rủi ro tín d ng 
- Hoàn thiện các quy trình, thủ tục về cấp 
tín dụng, kiểm tra - giám sát tín dụng, kiểm tra, 
kiểm soát nội bộ, nhận diện, đo lường, kiểm 
soát, giám sát và báo cáo RRTD, đảm bảo sự 
 Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 06 (2018) 
85 
độc lập giữa các chức n ng: giao dịch, thẩm 
định, phê duyệt và đánh giá lại tín dụng, giữa 
chức n ng bán hàng, quản lý RRTD, kiểm tra 
kiểm soát nội bộ theo mô hình hiện đại. 
- Xây dựng và ban hành cơ chế phối hợp 
giữa bộ phận quan hệ khách hàng, quản lý 
RRTD và kiểm soát kiểm tra nội bộ. 
- Nghiên cứu và ban hành khung quản lý 
RRTD. Khung quản lý RRTD được coi là v n 
bản chính thức quy định những vấn đề cơ bản về 
chức n ng, nhiệm vụ và cơ chế thực hiện quản lý 
RRTD của một ngân hàng. 
Ba là, nâng cao ch t lượng nguồn nhân lực 
phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy quản lý 
RRTD. 
- Sử dụng những chuyên gia giỏi chuyên 
nghiên cứu về rủi ro và quản trị rủi ro làm hạt 
nhân trong việc tham mưu cho lãnh đạo Ngân 
hàng và trong việc phổ cập kiến thức và kinh 
nghiệm của cán bộ công nhân viên về rủi ro và 
quản trị rủi ro. 
- Tích cực tìm kiếm cơ hội đào tạo kết hợp 
với việc chủ động mở các lớp đào tạo ng n hạn 
về chuyên môn nghiệp vụ và ý thức đạo đức 
nghề nghiệp cho cán bộ, nhân viên theo mô hình 
và phương thức các lớp bồi dưỡng kiến thức về 
rủi ro trên đây để nâng cao trình độ chuyên môn 
nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh 
doanh khác của ngân hàng. 
- Bố trí s p xếp có hiệu quả đội ngũ cán bộ 
nghiệp vụ theo nguyên t c đ ng người đ ng 
việc, bố trí công tác phù hợp với khả n ng, trình 
độ và sở trường của mỗi người sẽ tránh được 
những rủi ro trong hoạt động kinh doanh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Ngô V n Chiến. (2017). Tác động và lộ trình của việc áp dụng chuẩn mực Basel II tại Việt Nam. 
Tạp chí Tài chính. Hà Nội, truy cập ngày, tại trang web 
doanh/tac-dong-va-lo-trinh-cua-viec-ap-dung-chuan-muc-basel-ii-tai-viet-nam-115479.html. 
[2]. Lê Thị Huyền Diệu. (2010). Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ 
thống NHTM Việt Nam. Luận án Ti n sĩ inh t . Học viện Ngân hàng Hà Nội. 
[3]. Chu Thị Hương Giang. (2012). Ứng dụng Hiệp ước Basel 2 vào hệ thống quản trị rủi ro tại các 
NHTM Việt Nam. Luận văn thạc sỹ kinh t . Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 
[4]. Lê Thị Hạnh. (2017). Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ ph n Ngoại thương 
Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel II. Luận án ti n sĩ inh t . Học viện Tài chính, Hà Nội. 
[5]. Nguyễn Hồng Hà. (2017). Ứng dụng chuẩn Basel II vào quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM Việt 
Nam: Trường hợp Lienvietpostbank. Tạp chí Công Thư ng. 
[6]. Ngân hàng Nhà nước. (2014). Công văn 1601/NHNN-TTGSNH ngày 17/3/2014 về việc thực hiện 
Hiệp ước v n Basel II. 
[7]. Ngân hàng nhà nước. (2014). Thông tư Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt 
động của tổ chức tín d ng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 
[8]. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên. (2014,2015,2016,2017). Báo cáo 
tổng k t tài sản, Thái Nguyên. 
[9]. Đặng Anh Tuấn và các cộng sự. (2017). Báo cáo tổng thuật hội thảo: Áp dụng Basel II trong quản 
trị rủi ro của các Ngân hàng thương mại Việt Nam: Cơ hội, thách thức và lộ trình thực hiện". Kỷ y u hội 
thảo khoa học qu c gia, NXB Kinh tế Quốc dân. 
[10]. Tr n Thị Việt Thạch. (2016). Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel 2 tại Ngân hàng Nông 
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Luận án ti n sĩ inh t . Học viện Tài chính, Hà Nội. 
Thông tin tác giả: 
1. Tạ Thúy Hằng 
- Đơn vị công tác: Ngân hàng Quốc tế - Chi nhánh Thái Nguyên 
- Địa chỉ email: tathuyhang.tth@gmail.com 
2. Dƣơng Thanh Tình 
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD 
3. Mai Thanh Giang 
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD 
Ngày nhận bài: 04/5/2018 
Ngày nhận bản sửa: 18/06/2018 
Ngày duyệt đ ng: 29/06/2018 

File đính kèm:

  • pdfquan_ly_rui_ro_tin_dung_dinh_huong_theo_tieu_chuan_basel_ii.pdf