Quản lý tài nguyên nước thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng

Tóm tắt: Biến đổi khí hậu (BĐKH) có tác động đến tài nguyên nước (TNN); làm thay đổi các phương

pháp quản lý, các dịch vụ về nước, các đối tượng/lĩnh vực sử dụng nước, Thích ứng với BĐKH là một

quá trình đòi hỏi sự thay đổi tư duy trong đầu tư phát triển dài hạn hướng tới phát triển bền vững.

Việc sử dụng kiến thức bản địa, chủ động ứng phó sẽ đóng vai trò quan trọng trong lựa chọn cách

thức phát triển của các địa phương, sử dụng và quản lý có hiệu quả và bền vững TNN tại địa phương.

Do vậy, dựa vào nguồn lực của cộng đồng sẽ là cách > ếp cận hiệu quả để giảm chi phí; chuyển từ bị

động đối phó sang chủ động phòng ngừa đối với quản lý TNN trong bối cảnh thích ứng với BĐKH.

Nghiên cứu này trình bày cách > ếp cận trong gắn kết giữa quản lý tài nguyên (trong đó có TNN) dựa

vào cộng đồng và thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng trong các nghiên cứu và ứng dụng thực > ễn

đối với quản lý TNN trong điều kiện BĐKH.

pdf 7 trang yennguyen 2680
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý tài nguyên nước thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản lý tài nguyên nước thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng

Quản lý tài nguyên nước thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng
22 TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC THÍCH ỨNG
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
Phạm Ngọc Anh(1), Huỳnh Thị Lan Hương(2)
(1) Cổng thông " n điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường
(2) Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
Tóm tắt: Biến đổi khí hậu (BĐKH) có tác động đến tài nguyên nước (TNN); làm thay đổi các phương 
pháp quản lý, các dịch vụ về nước, các đối tượng/lĩnh vực sử dụng nước, Thích ứng với BĐKH là một 
quá trình đòi hỏi sự thay đổi tư duy trong đầu tư phát triển dài hạn hướng tới phát triển bền vững. 
Việc sử dụng kiến thức bản địa, chủ động ứng phó sẽ đóng vai trò quan trọng trong lựa chọn cách 
thức phát triển của các địa phương, sử dụng và quản lý có hiệu quả và bền vững TNN tại địa phương. 
Do vậy, dựa vào nguồn lực của cộng đồng sẽ là cách > ếp cận hiệu quả để giảm chi phí; chuyển từ bị 
động đối phó sang chủ động phòng ngừa đối với quản lý TNN trong bối cảnh thích ứng với BĐKH. 
Nghiên cứu này trình bày cách > ếp cận trong gắn kết giữa quản lý tài nguyên (trong đó có TNN) dựa 
vào cộng đồng và thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng trong các nghiên cứu và ứng dụng thực > ễn 
đối với quản lý TNN trong điều kiện BĐKH.
Từ khóa: Quản lý TNN dựa vào cộng đồng; thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng, quản lý TNN 
thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng.
1. Đặt vấn đề
BĐKH ảnh hưởng mạnh mẽ tới TNN, làm 
thay đổi các phương thức khai thác, sử dụng 
và quản lý TNN. Ở Việt Nam, thống kê cho thấy 
BĐKH tác động đến dòng chảy năm (tăng đối 
với các sông Bắc Bộ và phần phía Bắc của Bắc 
Trung Bộ; giảm đối với các sông ở phần phía 
Nam từ Hà Tĩnh trở vào; tăng đối với sông Mê 
Công,); tác động đến dòng chảy mùa lũ, tăng 
ở phần lớn các sông (trừ sông Đồng Nai); làm 
gia tăng mức độ nguy hiểm của lũ lụt (tăng lưu 
lượng đỉnh lũ và tổng lượng lũ); tác động đến 
dòng chảy mùa cạn (giảm ở hầu hết các sông); 
tác động đến ngập lụt, xâm nhập mặn (đặc 
biệt, ở Đồng bằng sông Cửu Long trong 50 năm 
tới, diện W ch xâm nhập mặn trên 4 g/l chiếm 
45% diện W ch, gần 4/5 diện W ch vùng bán đảo 
Cà Mau bị xâm nhập mặn); tác động đến nhu 
cầu dùng nước của các ngành (nông nghiệp, 
thủy điện,) (Trần Thanh Xuân và nnk, 2011).
Đã có nhiều biện pháp quản lý TNN ứng 
phó với những thay đổi của khí hậu, như 
đắp đê phòng chống lũ, thay đổi giống và cơ 
cấu cây trồng, vật nuôi, lịch thời vụ, áp dụng 
công nghệ tưới " ết kiệm, nâng cao hiệu quả 
sử dụng nước, đào giếng lấy nước ăn và nước 
tưới, chung sống với lũ bằng cách xây đê bao, 
quy hoạch khu dân cư ở đồng bằng ven biển 
thường bị bão lũ hay khu vực miền núi thường 
bị lũ quét, Đến nay, đã có nhiều chính sách, 
giải pháp được nghiên cứu, đề xuất thực hiện 
ở quy mô quốc gia, vùng, địa phương như 
quản lý tổng hợp TNN theo lưu vực sông có 
xét tới BĐKH (lập quy hoạch lưu vực sông, quy 
hoạch phát triển bền vững TNN gắn với quy 
hoạch phát triển kinh tế - xã hội; điều hòa, 
phân phối sử dụng nguồn nước hợp lý giữa các 
ngành, các địa phương); củng cố, nâng cấp các 
công trình khai thác nước; hoàn chỉnh, nâng 
cấp, hiện đại hóa hệ thống quan trắc, dự báo, 
cảnh báo lũ, lụt; tăng cường nghiên cứu khoa 
học và phát triển công nghệ về điều tra, khảo 
sát, quan trắc và đánh giá TNN; hoàn thiện 
thể chế, chính sách, tổ chức quản lý TNN hiệu 
quả,... Đây là các giải pháp thích ứng với BĐKH 
cần nhiều thời gian và đầu tư kinh phí lớn. 
Thích ứng với BĐKH là một quá trình đòi 
hỏi sự thay đổi tư duy trong đầu tư phát triển 
23
TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
dài hạn hướng tới phát triển bền vững. Đồng 
thời, việc sử dụng kiến thức bản địa, chủ động 
ứng phó đóng một vai trò quan trọng trong 
lựa chọn cách thức sử dụng và quản lý có hiệu 
quả và bền vững TNN tại địa phương. Dựa vào 
nguồn lực của cộng đồng là cách ; ếp cận hiệu 
quả để giảm chi phí, chuyển từ bị động đối 
phó sang chủ động phòng ngừa đối với quản lý 
TNN trong bối cảnh BĐKH. Hơn nữa, giảm chi 
phí cũng chính là giải pháp nội tại trong cộng 
đồng nghèo - những cộng đồng dễ/hoặc phải 
chịu nhiều tổn thương hơn do BĐKH (Koppen, 
2007).
Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng 
(Community-based Natural Resource 
Management, CBNRM) và quản lý TNN dựa 
vào cộng đồng (Community-based Water 
Resources Management, CBWRM) đã được áp 
dụng và thực hiện có hiệu quả từ lâu; trong 
khi thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng 
(Communty-based Adapta! on, CBA) mới chỉ 
được thực hiện trong thời gian gần đây. Do 
vậy, nhiều nội dung, khái niệm về quản lý TNN 
thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng vẫn 
đang được ; ếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.
2. Quản lý tài nguyên nước thích ứng với biến 
đổi khí hậu dựa vào cộng đồng
2.1. Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng 
đồng 
Khái niệm về sự tham gia của cộng đồng 
trong sử dụng nước lần đầu ; ên được giới 
thiệu tại Hội nghị Thế giới về Nước năm 1977 
ở Argen; na cho Chương trình quốc tế Thập kỷ 
về cung cấp nước sạch và vệ sinh trong những 
năm 1980. Sau đó, ý tưởng về quản lý nước 
bởi cộng đồng và phi tập trung hóa trong cấp 
nước ; ếp tục được thử nghiệm, củng cố và lan 
rộng trong thập kỷ 1990, đặc biệt ở các nước 
đang phát triển sau các sự kiện Hội nghị tư vấn 
toàn cầu về nước sạch tổ chức ở New Delhi 
(1990), Tuyên bố Dublin về nước và phát triển 
bền vững (1992), Hội nghị thượng đỉnh về Trái 
đất ở Rio de Janiero (1992). Một trong 6 tuyên 
bố chính thức của Hội nghị quốc tế về nước 
ngọt ở CHLB Đức (2001) đã xác nhận tầm quan 
trọng của quản lý dựa vào cộng đồng.
CBWRM thường được đặt trong bối cảnh 
quản lý TNN tổng hợp. Đây là một quá trình 
có sự tham gia của cộng đồng, trong đó cộng 
đồng là trung tâm của hệ thống quản lý nước 
có hiệu quả; từ việc lập kế hoạch, vận hành, tới 
duy trì các hệ thống cấp nước mà cộng đồng 
được hưởng lợi. Theo Molle (2005), sự tham 
gia này có thể được xem như một công cụ (để 
quản lý tốt hơn) hoặc một quá trình (để trao 
quyền cho cộng đồng). Sự tham gia của cộng 
đồng rất đa dạng, phụ thuộc vào bối cảnh địa 
phương, quy mô của cộng đồng, luật pháp nhà 
nước, thể chế, năng lực địa phương và công 
nghệ được sử dụng. Mô hình này có thể xác lập 
dưới dạng các hội người ; êu dùng, các nhóm 
hành động cộng đồng ở khu vực thành thị, cho 
đến các nhóm sử dụng nước và hợp tác xã thủy 
lợi ở vùng nông thôn (Bandaragoda, 2005). 
CBWRM dựa trên các nguyên tắc cơ bản: 
(i) Trách nhiệm (cộng đồng tham gia làm 
chủ - có quyền sở hữu và có nghĩa vụ tham 
dự vào hệ thống cấp nước để đảm bảo việc 
vận hành và duy trì thành công); (ii) Quyền 
lực (với tư cách vừa là người sử dụng, vừa là 
người quản lý TNN, cộng đồng có quyền hợp 
pháp đề ra những quyết định liên quan đến 
kiểm soát, vận hành, duy trì TNN và hệ thống 
cấp nước đi kèm; (iii) Kiểm soát (cộng đồng 
có khả năng thực hiện và xác định được kết 
quả từ các quyết định của mình có liên quan 
đến hệ thống). Các nguyên tắc này chính là đề 
cập đến năng lực của cộng đồng ở khả năng 
đóng góp về kỹ thuật, nhân công và tài chính, 
cũng như sự hỗ trợ về thể chế của cộng đồng 
trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện và duy 
trì ‚ nh bền vững của hệ thống cung cấp nước 
(Madeleen, 1998). Tuy nhiên, CBWRM không 
hàm ý cộng đồng phải có trách nhiệm đối với 
tất cả các khía cạnh trong hệ thống nước mà 
họ đang sử dụng. Họ có thể phải tham gia vào 
một, một vài hoặc tất cả công việc quản lý, vận 
hành, kỹ thuật và tài chính của một hệ thống 
24 TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
Hình 1. Mối quan hệ giữa năng lực cộng đồng và năng lực thích ứng với BĐKH
(Nguồn: Sharmalene, 2003)
cấp nước. Mức độ tham gia của cộng đồng là 
rất đa dạng, từ việc đơn thuần chia sẻ thông 
1 n về kế hoạch nước, cho đến thảo luận để 
đưa ra các ý tưởng; hoặc từ việc tham gia như 
hình thức “nhân công giá rẻ” hoặc là “chia sẻ 
chi phí”, hoặc tham gia để xây dựng quyết định 
dựa trên sự đồng thuận đến chuyển giao trách 
nhiệm và quyền để kiểm soát hệ thống tại địa 
phương.
Koppen (2007), Chishakwe (2012), tổng 
hợp nhiều kinh nghiệm CBNRM/CBWRM ở các 
nước đang phát triển, đã cho thấy sự tham gia 
của cộng đồng trong quản lý TNN khá hiệu quả 
và thiết thực để giải quyết các vấn đề về nguồn 
cấp nước cũng như bảo vệ TNN. Các mô hình 
này hầu hết đều nâng cao sinh kế của người 
dân địa phương và tăng cường sự tham gia 
của cộng đồng trong quản lý và bảo vệ nguồn 
nước, đồng thời góp phần hoàn thiện hệ thống 
chính sách quản lý TNN của quốc gia.
2.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào 
cộng đồng
CBA đã được bắt đầu từ việc người dân 
phải quản lý các rủi ro thiên tai trong hàng thế 
kỷ qua; được xem là cách ứng xử tự nhiên, gốc 
rễ của chiến lược sinh tồn của cộng đồng và 
các cá nhân trước thảm họa hay thiên tai. 
Theo CARE (2012), CBA được thiết lập dựa 
trên 4 thành phần cơ bản: (i) Sinh kế bền vững; 
(ii) Giảm thiểu rủi ro thiên tai; (iii) Nâng cao 
năng lực thích ứng địa phương/cộng đồng; (iv) 
Giảm thiểu nguyên nhân gây ra tổn thương. Sự 
tham gia của cộng đồng trong cả 4 thành phần 
này quyết định thành công của một chương 
trình/dự án thích ứng với BĐKH.
Khác với cách 1 ếp cận từ trên xuống, CBA 
nhấn mạnh tới sự tham gia của cộng đồng 
trong việc xác định các hành động ưu 1 ên, nhận 
thức và năng lực của cộng đồng địa phương, 
bao gồm cả việc xây dựng và chuyển giao công 
nghệ nhằm nâng cao năng lực thích ứng và 
làm giảm các tổn thương của cộng đồng thông 
qua việc đánh giá các rủi ro mà cộng đồng phải 
đối mặt. Đồng thời cũng nhấn mạnh rằng phụ 
nữ và trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương 
nhất; nên tập trung nhiều vào các giải pháp 
đối với người nghèo và những nhóm người dễ 
bị tổn thương (Chishakwe, 2012; CARE, 2012); 
mối quan hệ giữa tổn thương - các nguồn lực 
Nguồn lực/Năng lực Quá trình Đầu ra
- Năng lực kinh tế
- Kinh tế
- Hạ tầng
- Công nghệ
- Năng lực văn hóa - xã hội
- Các liên kết thể chế
- Hợp tác cộng đồng
- Sự công bằng
- Năng lực con người
- Thông 1 n
- Giáo dục
- Kỹ năng
Thúc đẩy
Tiếp cận tài nguyên
Chiến lược QL
QL thích ứng
Sự tham gia
Xây dựng 
năng lực 
cộng đồng 
thích ứng với 
BĐKH
(Năng lực 
thích ứng)
Thay đổi
 chính sách
Thích ứng
Đánh giá 
cộng đồng
Phản hồi và 
đánh giá lại
25
TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
- khả năng thích ứng của cộng đồng trong ( ếp 
cận với quản lý TNN (đặc biệt đối với các cộng 
đồng làm nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào 
nguồn nước cho tưới ( êu) (Commonwealth of 
Australia, 2008; Brooks, 2003). Nhiều nghiên 
cứu chỉ ra vai trò của CBA trong việc giúp tăng 
cường khả năng thích ứng của người dân, đặc 
biệt những cộng đồng sinh sống phụ thuộc vào 
khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên; 
coi CBA là cách đáp ứng hiệu quả và bền vững 
về môi trường đối với các tác động của BĐKH 
đến TNN, trong đó nhấn mạnh tới mối quan 
hệ giữa tăng cường thích ứng với BĐKH của hệ 
sinh thái và cộng đồng; đồng thời với hỗ trợ 
giảm nhẹ các thảm họa thiên tai; và các nỗ lực 
thích ứng với BĐKH (Eyzaguirre, J., 2014).
Trên cơ sở khung khái niệm về năng lực 
cộng đồng được đề xuất bởi Doak và Kusel 
(1996), Nadeau (1999), Goodman (1998) đề 
xuất và được Mendis và Reed (2002) ( ếp tục 
hoàn thiện, Sharmalene (2003) đưa ra mối 
quan hệ giữa năng lực cộng đồng và năng lực 
thích ứng với BĐKH (Hình 1).
2.3. Mối quan hệ giữa quản lý tài nguyên 
nước dựa vào cộng đồng và thích ứng với 
biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng
CBA có thể là cơ hội và cung cấp những 
kinh nghiệm, sáng kiến từ cộng đồng, và do 
vậy nó thiết lập khả năng, tổ chức, các mô hình 
cho cộng đồng giải quyết các áp lực của chính 
mình với sự hỗ trợ tối thiểu từ bên ngoài. Ở 
các nước đang phát triển, CBNRM và CBWRM 
được sử dụng như một cách ( ếp cận tập trung 
để bảo tồn và phát triển tài nguyên bằng chính 
cộng đồng (Chishakwe, 2012). 
Như vậy, cả CBA và CBNRM/CBWRM đều 
“cho cộng đồng” và “tập trung vào cộng đồng”. 
Cả hai đều là một quá trình trao quyền cho 
cộng đồng trong xác định, quản lý tài nguyên 
của họ, và theo cách này, mục ( êu của họ liên 
quan trực ( ếp tới cách ( ếp cận và vấn đề của 
họ (Hình 2). 
Hình 2. Giao thoa giữa CBA và CBNRM/CBWRM 
(Nguồn: Sabates-Wheeler, 2008)
 Chishakwe (2012) cho rằng CBA có thể học 
được nhiều bài học kinh nghiệm từ CBNRM/
CBWRM. Các nghiên cứu điển hình về CBNRM 
được tổng hợp bao gồm: Sinh kế bền vững, 
khuyến khích, ủy quyền và vai trò nòng cốt 
(Bảng 1).
Theo Chishakwe (2012), BĐKH là một quá 
trình kéo theo sự cân bằng các ưu ( ên hiện tại 
và khả năng giải quyết các tác động tương lai 
trong xu hướng không chắc chắn của BĐKH; 
thích ứng bền vững được thực hiện trên cơ sở 
( ếp cận địa phương hơn là ( ếp cận từ trên 
xuống, sự can thiệp theo kiểu mệnh lệnh từ 
bên ngoài.
CBNRM
• Chính sách
• Năng lực
• Thể chế
• Thích ứng
CBA
• BĐKH
• Tổn thương
• Khả năng thích ứng
• Không chắc chắn
Giảm đói 
nghèo
Quản trị
QLHST
26 TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
Bảng 1. Các bài học từ CBNRM/CBWRM có thể áp dụng cho CBA
Bài học từ CBNRM Bài học áp dụng cho CBA
Bài học 
về sinh kế bền vững
- Chiến lược quản lý môi trường và sinh kế bền vững dựa vào cộng đồng: 
năng lực thích ứng chính là bài học giúp cộng đồng thích ứng với những tác 
động của BĐKH trong tương lai.
- Năng lực địa phương là nhân tố quan trọng để bảo đảm rằng cộng đồng có 
thể ứng phó được các ảnh hưởng lớn từ bên ngoài.
Bài học 
về khuyến khích
- Khả thi và trực > ếp tạo động lực cho cộng đồng.
- Thu nhập bền vững của các hộ gia đình là nhân tố quan trọng bảo đảm khả 
năng cộng đồng ứng phó được các tổn thương gây ra do BĐKH.
Bài học
 về thể chế
- Các quy định và thể chế truyền thống hỗ trợ thực thi có hiệu quả.
- Vai trò quan trọng của các quy định CBA trong quá trình thực hiện đối với 
các bên liên quan như những người đại diện được lựa chọn, cộng đồng, các 
tổ chức phí chính phủ, các tổ chức tư nhân.
Bài học 
về vai trò nòng cốt
- Những người có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng đóng vai trò quan trọng và 
là biểu tượng của cộng đồng đối với các dự án CBA.
- Các yếu tố về năng lực xã hội như “mối quan hệ gắn bó” giữa cộng đồng và 
những người có ảnh hưởng, giữa những người có ảnh hưởng và việc thực 
hiện dự án CBA có thể là những nhân tố quan trọng.
(Nguồn: Chishakwe, 2012)
Hình 3. Kết nối giữa CBNRM và CBA (Nguồn: Chishakwe, 2012)
Mục đích trung tâm của CBA và CBNRM: 
CBA là cách % ếp cận hiệu quả để giảm các tổn 
thương do BĐKH và nâng cao năng lực thích 
ứng; CBNRM là cách % ếp cận để giảm nghèo 
đói và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (Hình 3).
Thể chế,
 KTXH
Tác động 
của BĐKH
Xây dựng 
tổ chức
Nâng cao 
năng lực 
cộng đồng
Sử dụng bền 
vững tài nguyên
Giáo dục và các 
kỹ năng 
được cải thiện
Khuyến khích
Chính sách
Năng lực
Thể chế
Quyền sở hữu
Giáo dục và 
kỹ năng 
được cải thiện
Công nghệ
Kỹ năng
Thông > n
Sức khỏe
Hạ tầng
Quản trị
Mạng lưới xã hội
Công bằng
27
TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
Hình 3 cho thấy CBA có thể sử dụng những 
kết quả từ CBNRM/CBWRM. Nhiều dự án 
CBNRM/CBWRM có xem xét đến các vấn đề 
liên quan tới BĐKH và tổn thương do BĐKH, vì 
thế CBNRM có thể hỗ trợ giải quyết những ảnh 
hưởng dài hạn của BĐKH. Ví dụ, CBWRM giải 
quyết những vấn đề về TNN. BĐKH sẽ làm tăng 
nguy cơ không chắc chắn về TNN, CBA được 
áp dụng trong CBWRM nhằm giải quyết vấn đề 
không chắc chắn này trong lập kế hoạch có xét 
đến BĐKH.
4. Kết luận
Gắn kết giữa CBA và CBNRM là cách D ếp 
cận nhằm hỗ trợ và mang lại lợi ích cho nhau. 
Sự gắn kết này sẽ giúp đẩy mạnh việc chuyển 
giao kiến thức giữa thích ứng với BĐKH và các 
lĩnh vực khác. Sự gắn kết giữa CBNRM và CBA 
có thể thực hiện được ở cấp độ hành động, tổ 
chức, chính trị và kinh tế. Thực hiện CBA sẽ tập 
trung chủ yếu và tổn thương của cộng đồng 
và thích ứng từ dưới lên, điều này sẽ hiệu quả 
hơn là từ trên xuống.
Quản lý TNN thích ứng với BĐKH dựa vào 
cộng đồng, xây dựng khả năng quản lý TNN 
thích ứng với BĐKH trên cơ sở kinh nghiệm 
của cộng đồng là một sáng kiến để thích ứng 
với những tác động của BĐKH đến TNN, giảm 
các áp lực liên quan đến khí hậu trong quản lý, 
khai thác và sử dụng TNN bền vững. 
Tài liệu tham khảo
1. Bandaragoda, D. J. (2005), Stakeholder par cipa on in developing ins tu ons for integrated 
water resources management: Lessons from Asia. Working Paper 96. Colombo, Sri Lanka: 
InternaD onal Water Management InsD tute (IWMI).
2. Brooks, N. (2003), Vulnerability, risk and adapta! on: a conceptual framework (Tyndall Centre 
Working Paper No. 38). University of East Anglia. 
3. CARE (2012), Par cipatory Monitoring, Evalua on, Refl ec on and Learning for Community-
based Adapta on: A Manual for Local Prac  onerS. Available at: www.careclimatechange.
org/fi les/adaptaD on/CARE_PMERL_Manual_2012.pdf.
4. Chishakwe, N., Murray, L. and Chambwera M. (2012), Building climate change adapta on 
on community experiences: Lessons from community-based natural resource management in 
southern Africa, InternaD onal InsD tute for Environment and Development. London.
5. Commonwealth of Australia (2008), Assessing a community’s capacity to manage change: A 
resilience approach to social assessment. Brigit Maguire and Sophie Cartwright. May 2008. 
6. Doak, S. & J. Kusel (1996), Well-being in forest-dependent communi es, Part II: A social 
assessment focus. In: Davis, C.A. (ed.) Sierra nevada ecosystem project: fi nal report to 
congress, vol. II, ssessments and scienD fc basis for management opD ons, University of 
California, Centers for Water and Wildland Resources. 
7. Eyzaguirre, J. and Warren, F.J. (2014), Adapta on: Linking Research and Prac ce; in Canada 
in a Changing Climate: Sector Perspec ves on Impacts and Adapta on, edited by F.J. Warren 
and D.S. Lemmen; Government of Canada, O‰ awa, ON, p. 260.
8. Goodman, R. M., Speers, M. A., McLeroy, K., Fawce‰ , S., Kegler, M., Parker, E., Smith, S. R., 
Sterling, T. D., & N. Wallerstein (1998), Iden fying and defi ning the dimensions of community 
capacity to provide a basis for measurement. Health EducaD on & Behavior, 25(3):258-278. 
9. Koppen, B.V. et al (2007), Communty-based Water Law and Water Resource Management 
Reform in Developing Countries.
10. Madeleen W.S. (1998), Community management models for small scale water supply 
systems. IRC Interna onal Water and Sanita on Center.
28 TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
11. Mendis, S. Forthcoming & M.G. Reed (2002), A framework for assessing community capacity 
for ecosystem management. Paper given at the Environmental Studies Associa! on of Canada 
(ESAC) conference, May 31, 2002, Toronto, ON. 
12. Molle. F. (2005), Irriga! on and water policies in the Mekong region: Current discourses and 
prac! ces. Colombo, Sri Lanka: IWMI. 43p. (Research report 95).
13. Nadeau., Schindler, B., & C. Kakoyannis (1999), Forest communi! es: new frameworks for 
assessing sustainability. Forestry Chronicle, 75(5):747-754. 
14. Prowse, M. and Sco" L. (2008), Assets and Adapta! on: An Emerging Debate. IDS Bulle! n vol 
39: 4.
15. Sabates-Wheeler, R., Mitchell, T. and Ellis F. (2008), Avoiding Repe! ! on: Time for CBA to 
Engage with the Livelihoods Literature? IDS Bulle! n 39: 4.
16. Sharmalene, M., Suzanne, M., Jennifer, Yants (2003), Building Community Capacity to Adapt 
to Climate Change in Resource-Based Communi! es.
17. Trần Thanh Xuân, Trần Thục, Hoàng Minh Tuyển (2011), Tác động của biến đổi khí hậu đến 
tài nguyên nước Việt Nam, NXB Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội.
COMMUNITY-BASED WATER RESOURCES
MANAGEMENT TO ADAPT TO CLIMATE CHANGE
Pham Ngoc Anh(1), Huynh Thi Lan Huong(2)
(1) Ministry of Natural Resources and Environment Portal,
(2) Viet Nam Ins! tute of Meteorology, Hydrology and Climate Change
Abstract: Climate change may impact on water resources; caused changes in water resources 
management measures, water services and actors/fi elds using water, Climate change adapta! on is 
a process that requires a change of thinking in the long-term investment and development towards 
sustainable development. Using of local knowledge, ac! vely respond will play a key role in choosing 
development methods of locali! es, effi cient and sustainable use and management of water resource 
in locali! es. Therefore, it will be an effi cient approach based community resources to reduce cost and 
ac! ve in water resource managing in the context of climate change. The ar! cle deals with 
an theore! cal approach to combined community-based natural resources management and 
community-based climate change adapta! on in some studies and prac! cal applica! on in water 
resources management in the context of climate change.
Keywords: community-base water resource management, climate change adapta! on and 
community-base climate change adapta! on.

File đính kèm:

  • pdfquan_ly_tai_nguyen_nuoc_thich_ung_voi_bien_doi_khi_hau_dua_v.pdf