Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Quản trị rủi ro thanh khoản luôn là quan tâm hàng đầu của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) trong những
năm gần đây, bởi ban lãnh đạo Agribank luôn nhận thức sâu sắc hệ quả
từ rủi ro này xảy ra đối với bản thân ngân hàng, khách hàng cũng như
toàn bộ nền kinh tế. Nhìn lại toàn diện quản trị rủi ro thanh khoản (RRTK)
tại Ngân hàng Agribank để tìm ra những hạn chế cũng như nguyên nhân
của nó sẽ giúp Ngân hàng định hướng tổ chức công tác quản trị rủi ro
hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Bạn đang xem tài liệu "Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
53 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 186- Tháng 11. 2017 Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP Nguyễn Hải Long Nguyễn Minh Phương Ngày nhận: 18/10/2017 Ngày nhận bản sửa: 24/10/2017 Ngày duyệt đăng: 24/10/2017 Quản trị rủi ro thanh khoản luôn là quan tâm hàng đầu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) trong những năm gần đây, bởi ban lãnh đạo Agribank luôn nhận thức sâu sắc hệ quả từ rủi ro này xảy ra đối với bản thân ngân hàng, khách hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế. Nhìn lại toàn diện quản trị rủi ro thanh khoản (RRTK) tại Ngân hàng Agribank để tìm ra những hạn chế cũng như nguyên nhân của nó sẽ giúp Ngân hàng định hướng tổ chức công tác quản trị rủi ro hiệu quả hơn trong thời gian tới. Từ khóa:Rủi ro thanh khoản, Agribank, Quản trị rủi ro thanh khoản 1. Mô hình tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản của Agribank rước cuối năm 2012, công tác quản trị RRTK tại Agribank được tổ chức theo mô hình phân tán nằm trong bộ máy quản trị rủi ro chung của Ngân hàng (NH), không tổ chức thành bộ phận độc lập. Với việc thực hiện quản trị RRTK phân tán, thì từng chi nhánh phải tự chịu trách nhiệm về công tác quản trị rủi ro của mình trong giới hạn hướng dẫn của Agribank soạn thảo dựa trên các qui định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Từng chi nhánh không có bộ phận quản trị rủi ro riêng, mỗi cá nhân không được phân công trách nhiệm cụ thể trong công tác quản trị rủi ro nói chung, trong đó có quản trị RRTK. Từ cuối năm 2012, việc quản trị RRTK tại Agribank được thực hiện như sau: Tại Hội sở chính, nhiệm vụ của các Phòng/Ban được qui định: - Ban Thống kê và Dự báo kinh tế: (i) Tổ chức xây dựng hệ thống mẫu biểu báo cáo kết quả thực hiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn theo qui định của NHNN; (ii) báo cáo kết quả thực hiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn cho Tổng Giám đốc, Hội đồng Thành viên, NHNN theo qui định; - Ban Tín dụng (TD) doanh nghiệp: Là đầu mối phối hợp với Ban TD hộ sản xuất và cá nhân kiểm tra, giám sát các đơn vị trong hệ thống Agribank trong thực hiện các giới hạn TD. - Ban Đầu tư: Có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện giới hạn góp vốn, mua cổ phần theo qui định trong hệ thống Agribank. - Ban Kế hoạch tổng hợp: (i) Là đầu mối quản QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 54 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 186- Tháng 11. 2017 lý quĩ an toàn chi trả; (ii) Giám sát, kiểm tra kết quả thực hiện tỷ lệ an toàn chi trả trong hệ thống Agribank; (iii) Tham mưu cho Tổng Giám đốc, Hội đồng Thành viên và triển khai thực hiện kịp thời các biện pháp đảm bảo khả năng chi trả, thanh khoản của Agribank. Với cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro như vậy, việc quản trị được tiến hành như sau: NH sẽ xây dựng cấu trúc quản trị dựa trên 3 tầng bảo vệ cùng với trách nhiệm giám sát của Hội đồng thành viên và Ban Điều hành. 2. Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản của Agribank Chiến lược thể hiện một định hướng rõ ràng và cam kết của Ban Điều hành đối với vai trò, mục tiêu và tuyên bố về ngưỡng chấp nhận rủi ro và chiến lược kinh doanh nói chung. Chiến lược quản trị RRTK được xây dựng thông qua việc xem xét và tích hợp các chiến lược kinh doanh với việc hoạch định và phát triển nguồn lực của NH trong từng giai đoạn. NH sử dụng phương pháp tiếp cận từ trên xuống để xác định chiến lược và khẩu vị rủi ro trên cơ sở có xem xét đến quan điểm của các bên có lợi ích liên quan chính trong công tác quản trị rủi ro cũng như đảm bảo Ban điều hành có cùng khẩu vị rủi ro. Đồng thời, NH xác định các ngưỡng chấp nhận đối với từng khu vực rủi ro cụ thể trước khi đi vào quá trình thiết lập các giới hạn rủi ro. Hiện nay, hoạt động quản trị RRTK của Agribank tập trung chủ yếu cho mục đích tuân thủ các quy định pháp lý do NHNN đưa ra, nhưng NH cũng đang từng bước cải thiện và xây dựng khung quản trị RRTK tương xứng với mức độ phức tạp và hồ sơ RRTK của mình. Các mục tiêu chiến lược quản trị RRTK của Agribank bao gồm: Thứ nhất, tập trung các biện pháp nhằm tăng trưởng nguồn vốn huy động và đảm bảo an toàn thanh khoản là mục tiêu hàng đầu. Thứ hai, tăng trưởng TD phù hợp, tập trung ưu tiên bảo đảm đủ vốn cho nông nghiệp, nông thôn, kiểm soát chặt chẽ cho vay bất động sản, chứng khoán, nâng cao chất lượng TD. Thứ ba, tại các chi nhánh Cấp I, Cấp II và các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh chủ động tính toán, cân đối tổng cung, tổng cầu thanh toán hàng ngày để bảo đảm khả năng chi trả. Thứ tư, hàng tuần, các phòng giao dịch phải tính toán nhu cầu lĩnh, nộp ngoại tệ về chi nhánh để đảm bảo khả năng chi trả ngoại tệ. 3. Thực trạng công tác quản trị rủi ro thanh khoản của Agribank 3.1. Chỉ tiêu định tính ○ Về mô hình tổ chức quản trị: Như đã phân tích thì mô hình tổ chức quản trị RRTK tại Agribank đã có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị: Từ mô hình quản trị rủi ro phân tán theo từng chi nhánh với hệ thống thông tin phục vụ cho công tác phòng ngừa rủi ro chưa phát triển sang quản trị RRTK theo mô hình hoàn toàn mới tại Hội sở chính với việc qui định rất chi tiết các nhiệm vụ cho từng Phòng/Ban chức năng và theo cấu trúc 3 tầng bảo vệ theo khuyến cáo của Basel, chú trọng nhiều hơn vào mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn huy động và quản lý chặt chẽ nguồn vốn trong toàn hệ thống để bảo đảm an toàn thanh khoản gắn với kiểm soát tăng trưởng TD. Việc giám sát và báo cáo thanh khoản cũng đang từng bước được điều chỉnh theo hướng thiết lập các giới hạn/tiêu chuẩn nội bộ thay vì hoàn toàn tuân thủ các giới hạn qui định của NHNN. ○ Về uy tín và thương hiệu của Agribank: Trong những năm trước 2012, tăng trưởng TD của Agribank khá nóng và việc kiểm soát TD chưa thực sự hiệu quả. Điều này đã ảnh hưởng lớn tới an toàn thanh khoản của NH và ít nhiều làm xói mòn uy tín và thương hiệu của NH. Tuy vậy, nhờ có các biện pháp quyết liệt trong xử lý nợ xấu kết hợp với kiểm soát tốt hoạt động TD gắn với các biện pháp nhằm tăng cường công tác huy động nguồn vốn, nên RRTK của Agribank đã được kiểm soát tốt, niềm tin của KH đối với sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của Agribank đã từng bước được củng cố và tăng cường. ○ Về việc đáp ứng các nhu cầu của KH về dịch vụ: Là một ngân hàng thương mại (NHTM) lớn cung cấp các dịch vụ tài chính- NH chủ yếu QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 55Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 186- Tháng 11. 2017 trong khu vực nông nghiệp và nông thôn, bên cạnh đó các phân khúc dịch vụ cung cấp tại các khu vực đô thị cũng vẫn là thế mạnh của NH nên các nhu cầu về dịch vụ NH tại Agribank luôn rất lớn, đặc biệt là các dịch vụ TD, chuyển tiền, kiều hối, thanh toán biên mậu ○ Về tuân thủ hành lang pháp luật và thông lệ quốc tế trong quản trị RRTK: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH luôn diễn biến rất phức tạp mà một trong những nguyên nhân là do dịch vụ cung cấp đa dạng, phạm vi hoạt động rộng nên tuân thủ pháp luật luôn là yêu cầu bắt buộc với tất cả các NHTM. Ý thức được yêu cầu này, Agribank luôn tuân thủ hành lang pháp luật và các thông lệ quốc tế về hoạt động NH, đặc biệt là tuân thủ các giới hạn do NHNN qui định. 3.2. Chỉ tiêu định lượng Nhóm tác giả sẽ thông qua các chỉ số để đánh giá mức độ cải thiện trong từng chỉ số đo lường năng lực thanh khoản của Agribank. Thông thường, các chỉ số sau đây có thể được sử dụng để đánh giá: ○ Về chỉ số vốn điều lệ và hệ số CAR Là một NHTM 100% vốn Nhà nước, vốn điều lệ của Agribank phụ thuộc vào vốn Ngân sách cấp bổ sung. Những năm qua, Agribank đã được Ngân sách cấp bổ sung với qui mô tương đối lớn nên hiện tại đây là NHTMNN có qui mô vốn điều lệ lớn, đạt 29 nghìn tỷ đồng năm 2016 (Bảng 1). Tuy vậy, so với các NHTMNN khác thì vốn điều lệ của Agribank vẫn còn thấp. Bảng 2 cho thấy vốn điều lệ của BIDV và Vietcombank có sự tăng lên rất nhanh trong giai đoạn 2013-2016 trong khi Agribank cũng có sự tăng lên song mức tăng không cao dẫn tới kết cục là nếu như vào năm 2013 vốn điều lệ của Agribank cao hơn so Vietcombank nhưng đến năm 2016 tức là chỉ sau đó 3 năm, vốn điều lệ của NH này cao hơn hẳn của Agribank. Về lý thuyết, CAR (tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu) là một thước đo độ an toàn vốn của NH, được tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của NH. Bảng 1 cho thấy hệ số CAR của Agribank có sự tăng lên tương đối nhanh trong giai đoạn 2011- 2016: Nếu như năm 2011 hệ số này mới chỉ đạt tỷ lệ 8% thì đến năm 2016 đã đạt tỷ lệ 11,05%, hệ số này cao hơn so với các NHTMNN khác như BIDV, Vietcombank và Vietinbank (Bảng 3). Mặc dù hệ số CAR của Agribank năm 2016 cao hơn đôi chút so với các NHTMNN khác, nhưng Bảng 1. Một số chỉ tiêu đo lường tình trạng thanh khoản của Agribank giai đoạn 2011-2016 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Vốn điều lệ (nghìn tỷ VND) 21,63 26,08 26,20 28,84 29,00 29,00 CAR (%) 7,9 9,49 9,12 8,00 9,17 11,05 Chỉ số trạng thái tiền mặt (%) 12,63 10,99 11,54 9,61 14,41 9,16 Chỉ số chứng khoán thanh khoản (%) 6,33 7,54 9,62 13,28 13,16 15,75 Chỉ số năng lực cho vay (%) 77 78 76 72 71 81 Chỉ số cấu trúc tiền gửi (%) 22 22 22 19 20 18 Chỉ số TD so tiền gửi KH (%) 88 86 84 79 77 81 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Agribank các năm 2011-2016 Bảng 2. Vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại Nhà nước tại Việt Nam Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng Ngân hàng 2013 2014 2015 2016 Agribank 26,20 28,84 29,00 29,00 BIDV 28,11 28,11 34,19 34,19 Vietcombank 23,17 26,65 26,65 35,98 Vietinbank 37,23 37,23 37,23 37,23 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các NH năm 2013- 2016 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 56 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 186- Tháng 11. 2017 nếu so sánh với hệ số CAR trung bình của toàn bộ hệ thống NH Việt Nam năm 2016 là 12,8% thì hệ số CAR của các NHTMNN là khá thấp (con số này có thể còn thấp hơn nữa nếu tính theo chuẩn mực Basel III) và lại càng thấp hơn nếu so sánh với hệ thống các NHTM trong khu vực (hệ số CAR của Thái Lan và Indonesia được tính theo chuẩn mực Basel 3 lần lượt ở mức 17% và 21,4%). ○ Chỉ số trạng thái ngân quĩ và trạng thái tiền mặt Chỉ số trạng thái tiền mặt được đo lường bằng tỷ lệ tiền mặt của chính ngân hàng và tiền gửi tại các TCTD khác trên tổng nợ phải trả của NH tính tại thời điểm kết thúc năm tài chính, tiền gửi tại các TCTD (tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn); không tính đến tiền gửi tại NHNN, bởi lẽ tiền gửi thanh toán tại NHNN của các NH chiếm tỷ trọng rất nhỏ vì chủ yếu tài khoản này là tiền gửi dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ NH có khả năng vững vàng trong việc giải quyết các yêu cầu tức thời về tiền mặt. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá cao cũng là dấu hiệu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn không cao vì NH sẽ phải tốn nhiều chi phí cơ hội, điều này làm lợi nhuận NH giảm xuống. Bảng 1 cho thấy chỉ số trạng thái tiền mặt của Agribank có sự biến động trong giai đoạn 2011- 2016, cụ thể: 12,63% (năm 2011), 10,99% (năm 2012), 11,54% (năm 2013), 9,61% (năm 2014). Năm 2015 chỉ số này lại tăng lên 14,41% và năm 2016 lại giảm xuống còn 9,16%. So sánh chỉ số này với các NHTMNN khác thì thấy rằng các NHTMNN khác cũng có những biến động trong chỉ số trạng thái tiền mặt nhưng không cùng chiều nhau, chẳng hạn nếu như giai đoạn 2011-2014 chỉ số này tại Agribank liên tục giảm xuống phản ánh thực tế là nguy cơ khách hàng rút tiền gửi giảm xuống, sau đó lại tăng mạnh năm 2015 thì trái lại, Vietinbank lại tăng mạnh chỉ số này năm 201, năm 2012 có sự giảm sâu (chỉ còn 4,76%) sau đó lại tăng lên trong các năm 2013 và 2014 và lại giảm nhẹ năm 2015. Vietcombank lại luôn duy trì chỉ số trạng thái tiền mặt khá cao, trong khi đó BIDV lại duy trì chỉ số này khá thấp, cao nhất cũng chỉ ở tỷ lệ 11,25% vào năm 2011. ○ Chỉ số chứng khoán thanh khoản Chỉ số chứng khoán thanh khoản phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt so với tổng tài sản “Có” của NH. Tỷ lệ này càng cao, trạng thái thanh khoản của NHTM càng tốt. Bảng 1 cho thấy, chỉ số chứng khoán thanh khoản của Agribank có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2011-2016, đặc biệt các năm 2014- 2016 chỉ số này có sự tăng lên khá mạnh và đạt tỷ lệ 15,75% vào năm 2016. Sự tăng lên của chỉ số này cho thấy năng lực thanh khoản của Agribank có xu hướng được cải thiện tích cực. Tuy vậy, các kết luận này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối trong giai đoạn hiện nay khi mà thị trường chứng khoán ở nước ta hoạt động rất thiếu ổn định và điều này tác động rất bất lợi đến việc đa dạng hóa các giải pháp kiểm soát cung thanh khoản của hệ thống NH trong nước. Bảng 5 cho thấy: Diễn biến chỉ số chứng khoán Bảng 3. Hệ số CAR của các ngân hàng thương mại Nhà nước tại Việt Nam Đơn vị tính: % Ngân hàng 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Agribank 8,00 9,49 9,11 8,00 9,17 11,05 Vietcombank 11,14 14,63 13,13 11,61 11,04 10,21 BIDV 11.07 9,65* 10,23* - 9,81 10,19 Vietinbank 10,57 10,33 13,17 10,4 10,6 10,4 Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của các NHTMNN Bảng 4. So sánh chỉ số trạng thái tiền mặt ở một số ngân hàng thương mại Nhà nước giai đoạn 2011-2015 Đơn vị: % Ngân hàng 2011 2012 2013 2014 2015 Agribank 12,63 10,99 11,54 9,61 14,41 Vietcombank 19,45 15,96 19,16 16,85 14,99 BIDV 11,25 6,25 6,91 6,42 6,38 Vietinbank 23,97 4,76 10,82 10,86 8,91 Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính các NHTMNN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 57Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 186- Tháng 11. 2017 thanh khoản của các NHTMNN có sự khác biệt khá lớn. Nếu như chỉ số này của Agribank có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2011-2015 thì tại Vietcombank chỉ số này có xu hướng giảm dần và chỉ còn 1,4% vào năm 2015, trong khi đó Vietinbank luôn duy trì chỉ số này khá cao còn BIDV thì chỉ số này biến động thất thường. ○ Chỉ số năng lực cho vay Chỉ số năng lực cho vay của NH hay còn gọi là chỉ số TD, bằng tổng dư nợ cho vay trên tổng tài sản có của ngân hàng. Bảng 1 cho thấy chỉ số này luôn duy trì ở mức khá cao trong các năm 2011-2012, sau đó có xu hướng giảm dần xuống mức 76% năm 2013, 72% năm 2014 và 71% năm 2015. Nhưng đến năm 2016 lại tăng vọt lên mức 81%. Do hoạt động TD thường đem lại mức thu nhập kỳ vọng là cao nhất, nên các NHTM phải hết sức chú trọng trong việc duy trì một tỷ lệ TD hợp lý trên tổng tài sản nhằm bảo đảm hài hòa giữa khả năng thanh khoản với thu nhập của mình, bởi dư nợ TD càng cao thì RRTK sẽ càng diễn biến phức tạp (diễn biến cùng chiều). Cùng với những bất ổn về kinh tế vĩ mô trong những năm gần đây nên tăng trưởng dư nợ TD NH đạt ở mức khiêm tốn, phản ánh đúng thực trạng sức khỏe nền kinh tế. Bước sang năm 2016 nhu cầu vốn TD cho nền kinh tế lại gia tăng, đặc biệt nhu cầu TD ... ong khi nhu cầu vay vốn trung dài hạn ngày càng gia tăng dẫn tới tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn còn lớn. 4.3. Nguyên nhân của những hạn chế Nhóm tác giả sẽ phân tích các nguyên nhân chủ quan từ phía bản thân Agribank đối với những hạn chế nêu trên như sau: Thứ nhất, qui trình quản trị RRTK của Agribank còn bất cập - NH đã có quy định về vai trò và trách nhiệm của Hội đồng thành viên và Ban Điều hành về việc giám sát rủi ro toàn hệ thống trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Agribank. Tuy nhiên, các vai trò và trách nhiệm này chưa được nêu trong một chính sách quản trị rủi ro chính thức. - Agribank đã thành lập hoặc có chủ trương thành lập một số Ủy ban/Hội đồng hỗ trợ cho Hội đồng thành viên và Ban Điều hành thực hiện chức năng giám sát rủi ro, tuy nhiên còn nhiều hạn chế trong việc vận hành. Ủy ban quản lý rủi ro hiện chưa bao quát các rủi ro khác (trong đó có RRTK) ngoài RRTD. - Việc giám sát rủi ro của Hội đồng thành viên và Ban Điều hành chưa thực sự hiệu quả do chưa có cơ chế trao đổi thông tin nội bộ và cơ chế chia sẻ thông tin giữa bộ phận kiểm toán nội bộ, bộ phân kiểm soát nội bộ với Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro và các bộ phận khác như: Ban Pháp chế, Ban Kế toán Ngân quỹ. - Vai trò và trách nhiệm của bộ phận Kiểm toán nội bộ chưa được xác định rõ ràng và quy định bằng văn bản về việc thực hiện rà soát độc lập QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 61Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 186- Tháng 11. 2017 tính hiệu quả của khung quản trị rủi ro. - Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phòng ngừa và Xử lý rủi ro chưa bao gồm các đơn vị chuyên biệt đối với Rủi ro hoạt động, RRTK, Rủi ro thị trường - Tại một số chi nhánh còn thiếu sự phân tách trách nhiệm giữa chức năng quản lý rủi ro và chức năng kinh doanh. - NH chưa ban hành văn bản chính thức quy định vai trò và trách nhiệm liên quan tới quản trị rủi ro của các bộ phận kinh doanh. Thứ hai, còn có sự chủ quan, ỷ lại vào cơ chế của Nhà nước Điều này thể hiện rất rõ trong việc duy trì hệ số an toàn tối thiểu CAR cũng như một số chỉ tiêu khác. Sự chủ quan ỷ lại này còn được biểu hiện ở việc Agribank chưa chú trọng đúng mức tới công tác nghiên cứu dự báo những diễn biến của kinh tế vĩ mô, xu thế biến động của thị trường, các nhân tố tác động đến cung- cầu về thanh khoản. Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực trong công tác quản trị tại Agribank còn bất cập. 5. Giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản - Xây dựng khuôn khổ, hoàn thiện chính sách, qui trình, phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản trong Ngân hàng. Agribank cần phải thiết lập một chiến lược thống nhất về quản trị RRTK và chiến lược này phải được phổ biến trong toàn hệ thống. Chiến lược quản trị RRTK bao gồm các chính sách cụ thể về một số khía cạnh nhất định của quản trị RRTK: Cơ cấu tài sản Nợ, tài sản Có, cách thức quản trị khả năng thanh khoản bằng các đồng tiền khác nhau, việc sử dụng các công cụ tài chính, tính lỏng và tính khả mại của các tài sản Có Đồng thời, Ban Tổng Giám đốc của Agribank cần đặt ra các giới hạn để đảm bảo thanh khoản đầy đủ, có thể xác định các giới hạn đối với các chênh lệch dòng tiền lũy kế trong những thời kỳ nhất định. Mặt khác, chiến lược quản trị RRTK cũng cần đưa ra các tình huống khủng hoảng thanh khoản giả định, qua đó, kiểm tra sức chịu đựng RRTK của NH cũng như đưa ra các giới hạn tương ứng để bảo đảm tính linh hoạt và tính thực tiễn. Để đổi mới quản trị RRTK theo hướng hiện đại, yêu cầu Agribank phải đổi mới hoàn thiện các cơ chế, chính sách có liên quan, trên cơ sở vận dụng linh hoạt các phương pháp phân tích thanh khoản. Có một số phương pháp giúp NH phân tích thanh khoản, trong đó NH có thể sử dụng 2 phương pháp là phân tích thanh khoản tĩnh và phân tích thanh khoản động. - Đa dạng hóa hoạt động huy động vốn, tăng tính ổn định của nguồn vốn. Để giúp phòng ngừa RRTK một cách hiệu quả, bên cạnh việc hoàn thiện chính sách, qui trình, phương pháp quản trị RRTK thì đòi hỏi NH phải tăng cường công tác kế hoạch hóa nguồn vốn, bảo đảm sự ổn định của nguồn vốn. Muốn vậy, đòi hỏi NH phải thường xuyên xem xét, đánh giá các mối quan hệ với các nhà cung cấp vốn, mức độ tập trung của các nhà cung cấp vốn. Để tiếp cận nguồn vốn hiệu quả thì đòi hỏi NH cần áp dụng các biện pháp sau đây: Thứ nhất, cần duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, nhất là với những người gửi tiền lớn, các đối tác, các NH đại lý Nghĩa là cần xây dựng mối quan hệ chiến lược khách hàng hiệu quả. Thứ hai, đa dạng hóa danh mục tài sản Nợ, từ đó mở rộng phạm vi tiếp cận nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau, giúp NH có thể tránh được rủi ro trong huy động nguồn. - Nâng cao chất lượng cấp tín dụng: Tín dụng là hoạt động tạo ra sức cầu thanh khoản rất lớn, đồng thời, khi chất lượng tín dụng thấp sẽ khiến RRTK tăng cao, do vậy, vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng phải được đặt ra cấp thiết, nhất là trong điều kiện chất lượng tín dụng khá thấp hiện nay của Agribank đang đe dọa lớn tới an toàn thanh khoản của NH. Để nâng cao chất lượng tín dụng đòi hỏi NH phải thực thi hàng loạt các giải pháp đồng bộ, trong đó, cần chú trọng một số biện pháp chính sau đây: Thứ nhất, chất lượng TD thấp trước hết là do NH coi nhẹ công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ. Do vậy thời gian tới đòi hỏi NH phải tăng cường khâu kiểm tra kiểm soát tất cả các hoạt động kinh doanh, trong đó phải đặc biệt chú trọng kiểm soát hoạt động TD. Thực hiện tốt QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 62 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 186- Tháng 11. 2017 khâu kiểm soát nội bộ sẽ giúp NH có thể dự báo được các rủi ro tiềm ẩn trong tương lai. Thứ hai, nâng cao chất lượng khâu thẩm định TD. Chú ý khai thác hiệu quả hệ thống thông tin TD từ CIC. Khi có đủ thông tin thì công tác thẩm định TD mới đạt hiệu quả cao. Đối với công tác thẩm định TD đòi hỏi phải nâng cao năng lực phân tích thẩm định KH cho các cán bộ TD, chú ý đề cao hoạt động tái thẩm định TD để có thể đưa ra các quyết định TD đúng đắn. - Tăng cường năng lực tài chính: Vốn điều lệ nhỏ đã và đang làm hạn chế khả năng phòng vệ RRTK của Agrbank và đe dọa nghiêm trọng sự an toàn của hệ thống NHTM Việt Nam. Nếu như các NHTM cổ phần có nhiều giải pháp khác nhau cho vấn đề tăng vốn điều lệ (như tăng cường việc phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, tăng cường các hoạt động mua bán sáp nhập, tăng cường hoạt động liên doanh), thì đối với Agribank, các biện pháp trên trước mắt chưa thể vận dụng. Do vậy để tăng vốn điều lệ cho Agribank, đòi hỏi tăng vốn điều lệ từ Ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, NH cũng có thể từng bước tăng vốn điều lệ thông qua việc tăng trích lập các quĩ, tăng cường phần lợi nhuận giữ lại để bổ sung vốn hoạt động. - Đa dạng hóa các công cụ dự phòng rủi ro thanh khoản: Tài sản dự phòng thanh khoản của các NHTM Việt Nam hiện nay nhìn chung còn khá đơn điệu, chúng bao gồm các tín phiếu NHNN, tín phiếu Kho bạc Nhà nước. Do vậy, trong thời gian tới đòi hỏi các NHTM Việt Nam, trong đó có Agribank, phải da dạng hóa các công cụ dự phòng thanh khoản. - Tăng cường hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ ngân hàng, hoàn thiện hệ thống quản trị RRTK. Kiểm tra kiểm soát nội bộ là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong kinh doanh của NH, vì nó bảo đảm rằng NH đang và sẽ chấp hành đúng các quy định trong tất cả các nghiệp vụ kinh doanh được Hội đồng thành viên và Ban lãnh đạo thông qua. Vì vậy, NH cần hoàn thiện các thủ tục kiểm soát nội bộ cần thiết đặt trong quy trình quản trị RRTK. Để tăng cường hệ thống quản lý rủi ro, các NHTM cần chú ý các vấn đề sau: (i) Hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro theo hướng tiếp cận thông lệ quốc tế. Muốn vậy, NH cần tiếp tục củng cố và tăng cường hoạt động này thông qua cơ chế phân cấp ủy quyền cho từng hoạt động nghiệp vụ, từng đơn vị kinh doanh và từng cấp quản lý trong nội bộ Agribank. (ii) Xây dựng và ban hành bộ cẩm nang quản lý rủi ro, cẩm nang kiểm soát nội bộ phù hợp với đặc thù của NH. Hiện nay, Agribank đang triển khai áp dụng mô hình Quản trị Rủi ro toàn diện. Để có thể phát huy tác động của mô hình quản trị rủi ro này, cần thiết phải nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý của NH. (iii) Hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro cho phù hợp với từng loại rủi ro ở NH. (iv) Xác định các hạn mức rủi ro cho từng giai đoạn, từng lĩnh vực, từng đơn vị thành viên và cán bộ nghiệp vụ trong NH. (v) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các công cụ quản lý rủi ro, bao gồm: Các chỉ tiêu đo lường và chương trình quản lý rủi ro. (vi) Tăng cường công tác kiểm toán, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ rủi ro tiềm ẩn theo định kỳ và đột xuất. - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản trị thanh khoản: Rủi ro xuất hiện do nhiều nguyên nhân, khách quan lẫn chủ quan, tuy nhiên, con người vẫn là nguyên nhân bao trùm của mọi nguyên nhân, có nghĩa là mọi nguyên nhân rủi ro trong hoạt động kinh doanh ở các NHTM đều có nguyên do từ con người mà ra. Chính vì thế, vấn đề nâng cao năng lực của cán bộ nhân viên trong NH, đặc biệt là năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý là cực kỳ quan trọng. Năng lực ở đây không chỉ hàm nghĩa về năng lực chuyên môn, mà còn bao hàm cả về ý thức đạo đức và tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ trong NH cho dù hoạt động tác nghiệp hay quản lý ở bất cứ lĩnh vực hay bộ phận nào của NHTM. - Cải thiện, hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật công nghệ: Vấn đề nâng cấp, hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đang và tiếp tục được đặt ra một cách cấp thiết đối với tất cả các NHTM Việt Nam, trong đó có Agribank. QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 63Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 186- Tháng 11. 2017 Tuy vậy, trong điều kiện vốn tự có ở mức khá thấp như hiện nay thì vấn đề từng NHTM tự cải thiện sẽ là vô cùng khó khăn mà phải có một giải pháp tổng thể thông qua một “gói” đầu tư chung. Làm như vậy sẽ khắc phục được tình trạng hạ tầng cơ sở thiếu đồng bộ giữa các NHTM và tiết giảm được chi phí đầu tư. Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ hợp lý từ phía Chính phủ thông qua các giải pháp đầu tư hợp lý hướng tới cải thiện hạ tầng kỹ thuật tổng thể, không những chỉ cho hệ thống các định chế tài chính, mà cho cho tất cả các lĩnh vực. - Tăng cường củng cố thương hiệu của ngân hàng. Đối với Agribank, việc xây dựng và củng cố niềm tin trong điều kiện hiện nay lại càng có tầm quan trọng đặc biệt, bởi thực tế cho thấy những năm gần đây, do kinh doanh quá rủi ro làm suy giảm niềm tin từ công chúng, và vì vậy, làm thế nào để củng cố niềm tin trở lại của công chúng đang đặt ra cấp thiết đối với các NHTM Việt Nam, trong đó đặc biệt với Agribank do các rủi ro đạo đức trong kinh doanh của NH diễn biến tương đối phức tạp, với hàng loạt các cán bộ NH bị truy tố trước pháp luật. Hơn nữa, hiện nay một bộ phận không nhỏ nhân viên của NH vẫn còn có tư tưởng trì trệ, quan liêu, có thái độ chưa thực sự đúng mực đối với KH, chưa tôn trọng KH, làm xấu đi hình ảnh của một NHTM hàng đầu tại Việt Nam. Để góp phần củng cố và tăng cường uy tín, thương hiệu của Agribank, thì đòi hỏi NH cần phải thực hiện các giải pháp sau: Thứ nhất, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ và năng lực cho cán bộ nhân viên của NH, không chỉ về nghiệp vụ mà còn về khả năng giao tiếp. Thứ hai, có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh đối với nhân viên trong tiếp xúc KH. Thứ ba, hình ảnh, thương hiệu của một NHTM còn phải được thể hiện thông qua các tác phong giao dịch cũng như những tiện ích trong giao dịch, muốn vậy NH phải xây dựng và cung cấp cho KH các sản phẩm dịch vụ NH đa dạng, phù hợp với từng đối tượng KH trên từng địa bàn trong từng thời kỳ, có chất lượng cao và có tính cạnh tranh. ■ Tài liệu tham khảo 1. Phạm Thị Hoàng Anh (2015) “Chỉ số thanh khoản hệ thống (Systematic Liquidity Index) và khả năng ứng dụng đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”. Đề tài Cấp cơ sở Học viện Ngân hàng. 2. Vũ Ngọc Duy (2011) Khủng hoảng tài chính Một số vấn đề lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển của hệ thống NH Việt Nam. Đề tài cấp ngành Ngân hàng. Mã số KNH 2010-07. 3. Đại học Kinh tế Quốc dân (2015: Công cụ và khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô. Hội thảo An ninh tài chính tiền tệ Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và những giải pháp bảo đảm an ninh tài chính tiền tệ (Tháng 4/2015). 4. Học viện Ngân hàng (2016): Tăng cường giám sát rủi ro hệ thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Hội thảo Quốc tế Phát triển bền vững thị trường tài chính trong bối cảnh hội nhập quốc tế, (Tháng 10/2016). 5. Lê Công Hội (2016): Thách thức đối với ổn định hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 14, T7/2916. 6. Nguyễn Bảo Huyền (2015) “Rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Luận án Tiến sĩ kinh tế (Học viện Ngân hàng). 7. Vũ Quang Huy (2016): Quản lý RRTK trong hệ thống NHTM Việt Nam. Luận án Tiến sĩ kinh tế (Học viện Ngân hàng) 8. Tô Ngọc Hưng (2010): Tăng cường năng lực quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại Việt Nam. Đề tài cấp ngành Ngân hàng. Mã số KNH 2007-10) 9. Tùng Lâm (2016) (1b): Ngân hàng nào đang “an toàn vốn” nhất?. nhat-20161203071307796.chn (Truy cập ngày 3/12/2016) 10. Nguyễn Trọng Tài (2008): Quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM- Nhìn từ góc độ lý luận và vấn đề đặt ra đối với các NHTM Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia. NXB Thống kê 11. Nguyễn Đức Trung (2012): “Đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trên cơ sở áp dụng tiêu chuẩn vốn quốc tế mới- Basel II”. Luận án Tiến sĩ kinh tế (Học viện Ngân hàng) 12. Báo cáo tài chính Agribank và các ngân hàng thương mại. Thông tin tác giả Nguyễn Hải Long, Thạc sĩ Phó Tổng Giám đốc Agribank Email: hailong74@gmail.com QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 64 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 186- Tháng 11. 2017 Nguyễn Minh Phương, Tiến sĩ Học viện Ngân hàng Email: phuongnm@hvnh.edu.vn Summary Liquidity risk management in Agribank This study aims at describing the overview of liquidity risk management in Agribank in the recent years from 2011 to 2016 by both qualitative and quantitative ratios. The qualitative evaluations include corporate governance, bank service ability in meeting the demand of customers, adherence of international law and practices of the bank. The quantitative ratios such as charter capital, cash ratio, loan to deposit ratio, liquid stock ratio ect are also mentioned and analysed. Furthermore, the paper also aims to identify not only the strengths but also the limitations in this progress. Finally, the authors suggest a system of solutions to enhance the liquidity risk management in Agribank. Key words: Liquidy risk, Agribank, Liquidity risk management. Long Hai Nguyen, MEc Deputy General Director of Agribank Phuong Minh Nguyen, Ph.D Deputy Head of Bank accounting division, Banking Faculty, Banking Academy
File đính kèm:
- quan_tri_rui_ro_thanh_khoan_tai_ngan_hang_nong_nghiep_va_pha.pdf