Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và chế tạo phao neo, phao tín hiệu

II QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

CHƯƠNG 1 QUY ĐỊNH CHUNG VỀ GIÁM SÁT KỸ THUẬT VÀ PHÂN CẤP

1.1 Quy định chung

1.1.1 Quy định chung về giám sát kỹ thuật và phân cấp

1 Các phao neo sẽ được Đăng kiểm trao cấp phù hợp với 1.1.2 nếu được Đăng kiểm kiểm

tra phân cấp và xác nhận phao thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này.

2 Các phao tín hiệu sẽ được Đăng kiểm cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phao tín

hiệu sau khi được Đăng kiểm kiểm tra lần đầu và xác nhận phao thỏa mãn các yêu cầu

của Quy chuẩn này.

3 Các phao neo đã được Đăng kiểm phân cấp và cấp giấy chứng nhận phân cấp hoặc các

phao tín hiệu đã được cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phải được duy trì cấp hoặc

trạng thái kỹ thuật theo các quy định ở Chương 3.

4 Kiểm tra phân cấp, kiểm tra lần đầu phao bao gồm:

(1) Kiểm tra trong quá trình chế tạo;

(2) Kiểm tra không có giám sát của Đăng kiểm trong quá trình chế tạo.

1.1.2 Cấp của phao neo

1 Ký hiệu cấp cơ bản

Phao neo được Đăng kiểm phân cấp khi đã thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này sẽ

được trao cấp với các ký hiệu cấp cơ bản sau:

* VRSPM, * VRSPM, hoặc (*) VRSPM

Trong đó:

VRSPM: Biểu thị phao neo do Đăng kiểm phân cấp;

*: Biểu thị phao neo được Đăng kiểm thẩm định thiết kế và giám sát trong chế tạo;

*: Biểu thị phao neo được tổ chức phân cấp khác được Đăng kiểm uỷ quyền và/

hoặc công nhận thẩm định thiết kế và giám sát trong chế tạo;

(*): Biểu thị phao neo không được thẩm định thiết kế và giám sát trong chế tạo của tổ

chức phân cấp nào hoặc của tổ chức phân cấp không được Đăng kiểm công

nhận/ủy quyền.

2 Dấu hiệu bổ sung

Ký hiệu cấp cơ bản của phao neo có thể được bổ sung thêm các dấu hiệu theo trình tự

sau đây:

(1) Dấu hiệu phân biệt:

Đối với phao neo dầu khí, bổ sung thêm: P

Ví dụ: *VRSPM P

(2) Dấu hiệu về vùng

pdf 66 trang yennguyen 5020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và chế tạo phao neo, phao tín hiệu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và chế tạo phao neo, phao tín hiệu

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và chế tạo phao neo, phao tín hiệu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
QCVN 72: 2014/BGTVT 
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA 
VỀ PHÂN CẤP VÀ CHẾ TẠO PHAO NEO, PHAO TÍN HIỆU 
National Technical Regulation on Classification and 
Building of Single Point Moorings and Floating Light Buoys 
HÀ NỘI 2014 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
QCVN 72: 2014/BGTVT 
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA 
VỀ PHÂN CẤP VÀ CHẾ TẠO PHAO NEO, PHAO TÍN HIỆU 
National Technical Regulation on Classification and 
Building of Single Point Moorings and Floating Light Buoys 
HÀ NỘI 2014 
Lời nói đầu 
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp phao neo, phao tín hiệu QCVN 72: 2014/BGTVT 
do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng 
Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 24/2014/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 
năm 2014. 
QCVN 72: 2014/BGTVT 
5 
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA 
VỀ PHÂN CẤP VÀ CHẾ TẠO PHAO NEO, PHAO TÍN HIỆU 
National Technical Regulation on Classification and 
Building of Single Point Moorings and Floating Light Buoys 
MỤC LỤC 
Trang 
I QUY ĐỊNH CHUNG .................................................................................................... 7 
1.1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng ................................................... 7 
1.2 Tài liệu viện dẫn và giải thích từ ngữ ........................................................... 7 
II QUY ĐỊNH KỸ THUẬT .............................................................................................. 9 
CHƯƠNG 1 QUY ĐỊNH CHUNG VỀ GIÁM SÁT KỸ THUẬT VÀ PHÂN CẤP .............. 9 
1.1 Quy định chung ........................................................................................... 9 
1.2 Giấy đề nghị kiểm tra ................................................................................... 10 
1.3 Duy trì cấp phao neo và duy trì trạng thái kỹ thuật phao tín hiệu ................. 10 
1.4 Giấy chứng nhận ......................................................................................... 12 
1.5 Hồ sơ kiểm tra phân cấp hoặc lần đầu và kiểm tra duy trì cấp, duy trì 
trạng thái kỹ thuật ....................................................................................... 14 
1.6 Chuẩn bị kiểm tra và các vấn đề khác ......................................................... 14 
CHƯƠNG 2 KIỂM TRA PHÂN CẤP, LẦN ĐẦU ............................................................ 16 
2.1 Kiểm tra phân cấp hoặc lần đầu trong chế tạo: .......................................... 16 
2.2 Kiểm tra phân cấp hoặc lần đầu các phao không có giám sát của Đăng 
kiểm trong chế tạo ...................................................................................... 21 
CHƯƠNG 3 KIỂM TRA CHU KỲ ................................................................................... 22 
3.1 Kiểm tra hàng năm ..................................................................................... 22 
3.2 Kiểm tra định kỳ .......................................................................................... 23 
3.3 Kiểm tra trên đà hoặc tương đương ........................................................... 25 
CHƯƠNG 4 VẬT LIỆU................................................................................................... 26 
4.1 Quy định chung ........................................................................................... 26 
CHƯƠNG 5 HÀN VÀ CHẾ TẠO .................................................................................... 27 
5.1 Quy định chung ........................................................................................... 27 
CHƯƠNG 6 THIẾT KẾ HỆ THỐNG NEO ...................................................................... 28 
6.1 Vùng làm việc và điều kiện môi trường ....................................................... 28 
6.2 Tải trọng thiết kế .......................................................................................... 32 
QCVN 72: 2014/BGTVT 
6 
6.3 Kết cấu và ổn định ....................................................................................... 36 
6.4 Buộc và neo ................................................................................................ 44 
CHƯƠNG 7 THIẾT BỊ VÀ HỆ THỐNG .......................................................................... 46 
7.1 Hệ thống chuyển hàng hoặc sản phẩm ...................................................... 46 
7.2 Hệ thống và thiết bị phụ trợ ......................................................................... 49 
7.3 Vùng nguy hiểm và trang thiết bị điện ......................................................... 50 
7.4 Quy tắc an toàn ........................................................................................... 52 
CHƯƠNG 8 CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHAO TÍN HIỆU ............................................... 53 
8.1 Quy định chung .......................................................................................... 53 
8.2 Báo hiệu hàng hải ....................................................................................... 53 
III QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ......................................................................................... 54 
1.1 Quy định về chứng nhận và đăng ký kỹ thuật phao .................................... 54 
1.2 Rút cấp, phân cấp lại và sự mất hiệu lực của giấy chứng nhận ................. 54 
1.3 Quản lý hồ sơ ............................................................................................. 56 
1.4 Thủ tục cấp Giấy chứng nhận .................................................................... 56 
IV TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ................................................... 59 
1.1 Trách nhiệm của chủ phao, cơ sở thiết kế, chế tạo, hoán cải và sửa 
chữa phao .................................................................................................. 59 
1.2 Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam ................................................ 59 
1.3 Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải ..................................................... 59 
V TỔ CHỨC THỰC HIỆN ............................................................................................. 60 
Phụ lục MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN KỸ THUẬT PHAO TÍN HIỆU, 
PHÂN CẤP PHAO NEO GIẤY ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ VÀ 
GIẤY ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA ........................................................................ 61 
QCVN 72: 2014/BGTVT 
7 
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHÂN CẤP 
VÀ CHẾ TẠO PHAO NEO, PHAO TÍN HIỆU 
National Technical Regulation on Classification and 
Building of Single Point Moorings and Floating Light Buoys 
I QUY ĐỊNH CHUNG 
1.1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 
1.1.1 Phạm vi điều chỉnh 
Quy chuẩn này áp dụng cho việc kiểm tra, chứng nhận các phao neo không có người ở 
như định nghĩa ở 1.2.2, dự định dùng để chằng buộc tàu biển, phương tiện phục vụ thăm 
dò, khai thác dầu khí và các loại phương tiện nổi khác (sau đây, nếu không được nêu rõ 
thì được gọi chung là tàu) và các phao tín hiệu dùng để lắp các báo hiệu hàng hải được 
lắp đặt trong các vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam (sau đây, nếu không được 
nêu rõ thì được gọi chung là phao). 
1.1.2 Đối tượng áp dụng 
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý, kiểm 
tra chất lượng an toàn kỹ thuật, thiết kế, chế tạo, hoán cải, phục hồi, sửa chữa và khai 
thác phao thuộc phạm vi điều chỉnh nêu tại 1.1.1 bao gồm: Cục Đăng kiểm Việt Nam (sau 
đây, viết tắt là “Đăng kiểm”); các chủ phao; các cơ sở thiết kế, chế tạo phao. 
1.2 Tài liệu viện dẫn và giải thích từ ngữ 
1.2.1 Các tài liệu viện dẫn sử dụng trong quy chuẩn 
1 QCVN 20: 2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải. 
2 QCVN 21: 2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Quy phạm phân cấp và đóng tàu 
biển vỏ thép. 
3 QCVN 39: 2011/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa 
Việt Nam. 
4 QCVN 49: 2012/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật 
giàn cố định trên biển. 
5 Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT ngày 26 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông 
Vận tải, Quy định về biểu mẫu giấy chứng nhận và sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ 
môi trường cấp cho tàu biển, phương tiện thủy nội địa và sản phẩm công nghiệp sử dụng 
cho phương tiện thủy nội địa. 
6 Thông tư số 33/2011/TT-BGTVT ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông 
Vận tải, Quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ 
môi trường phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển. 
7 TCVN 8404: 2010 Tiêu chuẩn quốc gia về Quy phạm phân cấp và giám sát hệ thống 
đường ống mềm. 
1.2.2 Giải thích từ ngữ 
1 Trong Quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 
QCVN 72: 2014/BGTVT 
8 
(1) Phao neo (Single point mooring) là hệ thống cho phép tàu dịch chuyển theo thời tiết 
khi tàu được chằng buộc vào một kết cấu cố định hoặc nổi được neo giữ vào đáy biển 
bằng hệ thống kết cấu cứng hoặc kết cấu khớp hoặc được chằng giữ bằng dây xích. 
Ví dụ: hệ thống kiểu này là phao neo CALM (Catenary Anchored Leg Mooring) , phao 
neo SALM (Single Anchor Leg Mooring) và neo tháp (tower mooring). Phao neo gồm 
các kiểu sau đây: 
(a) Phao neo cố định (fixed single point mooring) 
Phao neo dạng tháp (tower mooring) và phao neo dạng SALM có đế trọng lực (cố 
định hoặc chốt) được xem như là phao neo cố định. 
(b) Phao neo nổi (floating single point mooring) 
Phao neo CALM là ví dụ của phao neo nổi. 
(2) Phao tín hiệu là phao có dạng tương tự phao neo nhưng được sử dụng để lắp đặt 
các thiết bị báo hiệu hàng hải (đèn hiệu). 
(3) Báo hiệu hàng hải như trong định nghĩa của QCVN 20: 2010/BGTVT. 
(4) Phao neo dầu khí là các phao neo dùng để chằng buộc các phương tiện phục vụ cho 
việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí trên biển. 
(5) Chủ phao (owner) là chủ sở hữu hoặc người quản lý hoặc người khai thác hoặc 
người thuê phao 
(6) Hồ sơ kiểm tra phao bao gồm các giấy chứng nhận, các phụ lục đính kèm Giấy 
chứng nhận, các báo cáo kiểm tra hoặc thử và các tài liệu liên quan theo quy định. 
QCVN 72: 2014/BGTVT 
9 
II QUY ĐỊNH KỸ THUẬT 
CHƯƠNG 1 QUY ĐỊNH CHUNG VỀ GIÁM SÁT KỸ THUẬT VÀ PHÂN CẤP 
1.1 Quy định chung 
1.1.1 Quy định chung về giám sát kỹ thuật và phân cấp 
1 Các phao neo sẽ được Đăng kiểm trao cấp phù hợp với 1.1.2 nếu được Đăng kiểm kiểm 
tra phân cấp và xác nhận phao thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này. 
2 Các phao tín hiệu sẽ được Đăng kiểm cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phao tín 
hiệu sau khi được Đăng kiểm kiểm tra lần đầu và xác nhận phao thỏa mãn các yêu cầu 
của Quy chuẩn này. 
3 Các phao neo đã được Đăng kiểm phân cấp và cấp giấy chứng nhận phân cấp hoặc các 
phao tín hiệu đã được cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phải được duy trì cấp hoặc 
trạng thái kỹ thuật theo các quy định ở Chương 3. 
4 Kiểm tra phân cấp, kiểm tra lần đầu phao bao gồm: 
 (1) Kiểm tra trong quá trình chế tạo; 
(2) Kiểm tra không có giám sát của Đăng kiểm trong quá trình chế tạo. 
1.1.2 Cấp của phao neo 
1 Ký hiệu cấp cơ bản 
Phao neo được Đăng kiểm phân cấp khi đã thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này sẽ 
được trao cấp với các ký hiệu cấp cơ bản sau: 
* VRSPM, * VRSPM, hoặc (*) VRSPM 
Trong đó: 
VRSPM: Biểu thị phao neo do Đăng kiểm phân cấp; 
*: Biểu thị phao neo được Đăng kiểm thẩm định thiết kế và giám sát trong chế tạo; 
*: Biểu thị phao neo được tổ chức phân cấp khác được Đăng kiểm uỷ quyền và/ 
hoặc công nhận thẩm định thiết kế và giám sát trong chế tạo; 
(*): Biểu thị phao neo không được thẩm định thiết kế và giám sát trong chế tạo của tổ 
chức phân cấp nào hoặc của tổ chức phân cấp không được Đăng kiểm công 
nhận/ủy quyền. 
2 Dấu hiệu bổ sung 
Ký hiệu cấp cơ bản của phao neo có thể được bổ sung thêm các dấu hiệu theo trình tự 
sau đây: 
(1) Dấu hiệu phân biệt: 
 Đối với phao neo dầu khí, bổ sung thêm: P 
 Ví dụ: *VRSPM P 
(2) Dấu hiệu về vùng 
QCVN 72: 2014/BGTVT 
10 
Dấu hiệu về vùng là ghi chú vị trí địa lý mà phao neo được lắp đặt (các dữ liệu như 
kinh độ, vĩ độ vị trí neo buộc). Ngoài ra, đối với các phao neo được bố trí tại khu vực 
có tên thì bổ sung thêm tên của khu vực đó. 
Ví dụ: Mỏ Rồng. 
(3) Dấu hiệu về giới hạn hoạt động 
Dấu hiệu về giới hạn hoạt động là ghi chú về những chỉ tiêu thiết kế bị giới hạn trong 
hoạt động (có thể là giới hạn về trạng thái biển và vận tốc gió cho phép tàu buộc vào 
phao neo, chiều dài toàn bộ và lượng chiếm nước của tàu chọn khi thiết kế để buộc, 
chiều sâu vùng nước, lực căng lớn nhất trên dây và loại hàng vận chuyển...). 
1.2 Giấy đề nghị kiểm tra 
1.2.1 Kiểm tra phân cấp hoặc kiểm tra lần đầu 
Việc kiểm tra phân cấp hoặc kiểm tra lần đầu sẽ được Đăng kiểm thực hiện sau khi nhận 
được Giấy đề nghị của chủ phao hoặc cơ sở chế tạo phao. 
1.2.2 Kiểm tra chu kỳ phao neo hoặc kiểm tra trạng thái kỹ thuật phao tín hiệu 
Việc kiểm tra chu kỳ để duy trì cấp của phao neo hoặc tình trạng kỹ thuật của phao tín 
hiệu sẽ được Đăng kiểm thực hiện sau khi nhận được giấy đề nghị kiểm tra của chủ phao. 
1.3 Duy trì cấp phao neo và duy trì trạng thái kỹ thuật phao tín hiệu 
1.3.1 Kiểm tra chu kỳ 
1 Phao neo đã được Đăng kiểm trao cấp và đăng ký và các phao tín hiệu đã được Đăng 
kiểm kiểm tra lần đầu phải được Đăng kiểm viên kiểm tra chu kỳ hoặc kiểm tra bất thường 
như nêu dưới đây nhằm duy trì cấp của phao neo hoặc tình trạng kỹ thuật của phao tín 
hiệu phù hợp với các yêu cầu của Quy chuẩn này. Tuy nhiên, theo yêu cầu của chủ phao 
khi có lý do xác đáng, Đăng kiểm có thể xem xét và quy định khoảng thời gian kiểm tra 
chu kỳ thích hợp. 
(1) Kiểm tra chu kỳ 
(a) Kiểm tra hàng năm 
 Kiểm tra hàng năm bao gồm các nội dung như nêu ở 3.1, phải được tiến hành 
trong khoảng thời gian ba tháng trước hoặc sau ngày ấn định kiểm tra hàng năm 
trong đợt kiểm tra phân cấp hoặc lần đầu hoặc đợt kiểm tra định kỳ trước đó. 
(b) Kiểm tra định kỳ 
(i) Thời hạn kiểm tra: Kiểm tra định kỳ phải được thực hiện trong khoảng thời 
gian 5 năm. Kiểm tra định kỳ lần thứ nhất phải được thực hiện trong khoảng 
thời gian 5 năm, tính từ ngày kết thúc chế tạo phao neo hoặc tính từ ngày kết 
thúc kiểm tra lần đầu để phân cấp và sau đó cứ 5 năm một lần, tính từ ngày 
kết thúc đợt kiểm tra định kỳ lần trước. 
(ii) Bắt đầu kiểm tra định kỳ: Kiểm tra định kỳ có thể bắt đầu vào đợt kiểm tra 
hàng năm lần thứ tư sau đợt kiểm tra phân cấp hoặc sau đợt kiểm tra định kỳ 
lần trước và được kéo dài trong cả năm để kết thúc vào ngày kiểm tra hàng 
năm lần thứ năm. Để chuẩn bị cho đợt kiểm tra định kỳ, tuỳ theo điều kiện 
thực tế, trong đợt kiểm tra hàng năm lần thứ tư phải tiến hành đo chiều dày 
tôn. 
QCVN 72: 2014/BGTVT 
11 
(iii) Kiểm tra định kỳ trước hạn: Kiểm tra định kỳ có thể được tiến hành trước thời 
hạn nhưng không được sớm hơn 12 tháng, trừ khi có thoả thuận trước với 
Đăng kiểm. 
(iv) Kết thúc kiểm tra định kỳ: Nếu đợt kiểm tra định kỳ mà khối lượng kiểm tra 
không được kết thúc toàn bộ vào cùng một lúc thì ngày kết thúc đợt kiểm tra 
định kỳ sẽ là ngày mà tại đó các yêu cầu kiểm tra về cơ bản đã thoả mãn. 
(v) Trong các trường hợp đặc biệt hay phao  ... chưa có sự đồng ý trước của chủ phao, trừ trường hợp đặc biệt - do yêu 
cầu của cơ quan có thẩm quyền. 
1.4 Thủ tục cấp giấy chứng nhận 
1.4.1 Thủ tục cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế và Giấy chứng nhận phân cấp 
cho phao neo dầu khí 
Phao neo dầu khí được cấp Giấy thẩm định thiết kế và Giấy chứng nhận phân cấp theo 
quy định tại Thông tư số 33/2011/TT-BGTVT. 
1.4.2 Thủ tục cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế cho phao tín hiệu và phao neo 
không phải phao neo dầu khí 
1 Trình tự thực hiện 
(1) Cơ sở thiết kế hoàn thiện hồ sơ thiết kế theo quy định và nộp hồ sơ thiết kế cho Cục 
Đăng kiểm Việt Nam; 
(2) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ thiết kế, kiểm tra thành phần hồ sơ thiết kế: 
nếu hồ sơ thiết kế chưa đầy đủ thành phần theo quy định thì trả lời bằng văn bản 
hướng dẫn Cơ sở thiết kế hoàn thiện lại, thời gian trong vòng 1 ngày làm việc, kể từ 
ngày tiếp nhận hồ sơ; nếu hồ sơ thiết kế đầy đủ thành phần theo quy định thì viết 
Giấy hẹn thời gian trả kết quả. 
(3) Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện thẩm định thiết kế: nếu hồ sơ thiết kế chưa đạt 
yêu cầu thì lời bằng văn bản cho Cơ sở thiết kế để bổ sung, sửa đổi; nếu hồ sơ thiết 
kế đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế cho phao tín hiệu và phao 
neo không phải phao neo dầu khí. 
2 Cách thức thực hiện 
Cơ sở thiết kế nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở Cục Đăng kiểm Việt Nam 
hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua Fax, Email. 
QCVN 72: 2014/BGTVT 
57 
3 Quy định về hồ sơ thiết kế 
(1) Thành phần hồ sơ, bao gồm: 01 giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu số 3 tại Phụ 
lục của Quy chuẩn này và 03 tài liệu thiết kế phao (bản chính). 
Khối lượng, nội dung tài liệu thiết kế phao được quy định tại Quy chuẩn phải được 
trình bày theo các quy định hiện hành. 
(2) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 
4 Thời hạn giải quyết 
Thời gian thẩm định thiết kế và cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế hoặc thông báo 
hồ sơ thiết kế không đạt yêu cầu chậm nhất trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận 
đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp thiết kế phao kiểu mới hoặc phức tạp, thời gian thẩm 
định thiết kế có thể kéo dài, Cơ quan Đăng kiểm thẩm định thiết kế sẽ thỏa thuận với Cơ 
sở thiết kế. 
5 Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đăng kiểm Việt Nam. 
6 Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: gồm hồ sơ thiết kế được thẩm định và Giấy chứng 
nhận thẩm định thiết kế. 
7 Yêu cầu, điều kiện thẩm định thiết kế 
Hồ sơ thiết kế phao phải thoả mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này. 
8 Phí và lệ phí 
Mức phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho 
cơ quan cấp giấy chứng nhận. 
1.4.3 Thủ tục cấp giấy chứng nhận phân cấp cho phao neo không phải phao neo dầu 
khí và Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phao tín hiệu 
1 Trình tự thực hiện 
(1) Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ cho Cục Đăng kiểm 
Việt Nam; 
(2) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ chưa 
đầy đủ thành phần theo quy định thì trả lời bằng văn bản hướng dẫn tổ chức, cá nhân 
hoàn thiện lại, thời gian trong vòng 1 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; nếu 
hồ sơ đầy đủ thành phần theo quy định thì tiến hành kiểm tra theo địa điểm và thời 
gian do tổ chức, cá nhân yêu cầu; 
(3) Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện kiểm tra: nếu kết quả kiểm tra chưa đạt yêu cầu 
thì trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện; nếu kết quả kiểm tra đạt 
yêu cầu thì tiến hành cấp các Giấy chứng nhận phân cấp phao neo theo mẫu số 2 tại 
Phụ lục hoặc Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phao tín hiệu theo mẫu số 1 tại Phụ 
lục của Quy chuẩn này. 
2 Cách thức thực hiện 
(1) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ, thiết bị trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua 
hệ thống bưu chính hoặc qua Fax, Email; 
(2) Tổ chức, cá nhân nhận kết quả qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại Cục Đăng 
kiểm Việt Nam thực hiện kiểm tra. 
3 Quy định về hồ sơ 
QCVN 72: 2014/BGTVT 
58 
(1) Thành phần hồ sơ: Giấy đề nghị kiểm tra theo mẫu số 4 tại Phụ lục của Quy chuẩn 
này (bản chính hoặc bản sao chụp trong trường hợp hồ sơ nộp qua fax hoặc email); 
(2) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 
4 Thời hạn giải quyết 
Giấy chứng nhận được cấp trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành kiểm tra lần 
đầu, định kỳ và trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành kiểm tra hàng năm, 
trung gian, dưới nước, trên đà và bất thường. 
5 Cơ quan thực hiện: Cục Đăng kiểm Việt Nam. 
6 Kết quả thực hiện thủ tục hành chính bao gồm: Giấy chứng nhận phân cấp cho phao neo 
hoặc Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phao tín hiệu. 
7 Yêu cầu, điều kiện kiểm tra 
Phao được cấp giấy chứng nhận phải thoả mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này. 
8 Phí và lệ phí 
Mức phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho 
cơ quan cấp giấy chứng nhận. 
QCVN 72: 2014/BGTVT 
59 
IV TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN 
1.1 Trách nhiệm của chủ phao, cơ sở thiết kế, chế tạo, hoán cải và sửa chữa phao 
1.1.1 Trách nhiệm của chủ phao 
 Thực hiện đầy đủ các quy định nêu trong Quy chuẩn này khi phao được đóng mới, hoán 
cải, sửa chữa, nhập khẩu, khai thác nhằm đảm bảo và duy trì tình trạng kỹ thuật của 
phao. 
1.1.2 Các cơ sở thiết kế 
1 Thiết kế phao thỏa mãn các quy định của Quy chuẩn này. 
2 Cung cấp đầy đủ khối lượng hồ sơ thiết kế theo yêu cầu và trình thẩm định hồ sơ thiết kế 
theo quy định của Quy chuẩn này. 
1.1.3 Các cơ sở chế tạo mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa phao 
1 Phải có đủ năng lực, bao gồm cả trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực có trình độ 
chuyên môn đáp ứng nhu cầu chế tạo mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa phao. 
2 Phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật khi chế tạo mới, hoán cải, phục hồi, 
sửa chữa phao và tuân thủ thiết kế đã được thẩm định. 
3 Chịu sự kiểm tra giám sát của Đăng kiểm Việt Nam về chất lượng, an toàn kỹ thuật của 
phao. 
1.2 Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam 
1.2.1 Thẩm định thiết kế, giám sát 
Bố trí các Đăng kiểm viên có năng lực, đủ tiêu chuẩn để thực hiện thẩm định thiết kế, 
giám sát trong chế tạo mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa và khai thác phao phù hợp với 
các yêu cầu kỹ thuật nêu trong Quy chuẩn này; 
1.2.2 Hướng dẫn thực hiện/ áp dụng 
Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các quy định của Quy chuẩn này đối với các chủ phao, 
công ty khai thác phao, cơ sở thiết kế, chế tạo mới, hoán cải, phục hồi và sửa chữa phao, 
các đơn vị đăng kiểm thuộc hệ thống Đăng kiểm Việt Nam trong phạm vi cả nước. 
1.2.3 Rà soát và cập nhật Quy chuẩn 
Căn cứ yêu cầu thực tế, Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm báo cáo và kiến nghị Bộ 
Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này theo thời hạn quy định của Luật Tiêu 
chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. 
1.3 Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải 
Bộ Giao thông vận tải (Vụ Khoa học - Công nghệ) có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất 
kiểm tra việc tuân thủ Quy chuẩn này của các đơn vị có hoạt động liên quan. 
QCVN 72: 2014/BGTVT 
60 
V TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
1 Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức in ấn, phổ biến, tuyên truyền cho các tổ chức và cá 
nhân có liên quan thực hiện/áp dụng Quy chuẩn này. 
2 Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Quy chuẩn này với quy định của 
quy phạm, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật khác liên quan đến phao thì áp dụng quy định 
của Quy chuẩn này. 
3 Khi có các văn bản tài liệu được viện dẫn trong quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung 
hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định trong văn bản mới. 
QCVN 72: 2014/BGTVT 
61 
PHỤ LỤC 
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN PHAO TÍN HIỆU, PHÂN CẤP 
PHAO NEO, GIẤY ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ, 
 GIẤY ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA 
Mẫu số 1 
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM 
VIETNAM REGISTER 
Số: 
No. 
GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN KỸ THUẬT 
PHAO TÍN HIỆU 
Cấp theo các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 72: 2014 
Tên phao: 
Số đăng kiểm: 
Mô tả phao: 
Vị trí: 
Năm và nơi chế tạo: 
Chủ phao: 
CHỨNG NHẬN RẰNG 
Phao tín hiệu này và các thiết bị liên quan thỏa mãn các yêu cầu của QCVN 72:2014. Do đó phao đươc chứng nhận an toàn 
phao tín hiệu (*)/Duy trì trạng thái kỹ thuật phao tín hiệu (*). 
Giấy chứng nhận có hiệu lực đến ngày với điều kiện phải có xác nhận hàng năm phù hợp với Quy chuẩn 
QCVN 72: 2014. 
 Cấp tại.............................................................. ,ngày....................................... 
 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM 
 VIETNAM REGISTER 
QCVN 72: 2014/BGTVT 
62 
XÁC NHẬN HÀNG NĂM LẦN THỨ NHẤT 
Căn cứ kết quả kiểm tra đã tiến hành, phao được xác nhận. 
 Nơi kiểm tra: .......................................................................... 
 Ngày: ..................................................................................... 
 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM 
XÁC NHẬN HÀNG NĂM LẦN THỨ HAI 
Căn cứ kết quả kiểm tra đã tiến hành, phao được xác nhận. 
 Nơi kiểm tra: .......................................................................... 
 Ngày: ..................................................................................... 
 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM 
XÁC NHẬN HÀNG NĂM LẦN THỨ BA 
Căn cứ kết quả kiểm tra đã tiến hành, phao được xác nhận. 
 Nơi kiểm tra: .......................................................................... 
 Ngày: ..................................................................................... 
 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM 
XÁC NHẬN HÀNG NĂM LẦN THỨ TƯ 
Căn cứ kết quả kiểm tra đã tiến hành, phao được xác nhận. 
 Nơi kiểm tra: .......................................................................... 
 Ngày: ..................................................................................... 
 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM 
NHỮNG LƯU Ý VÀ HẠN CHẾ TẠM THỜI 
Chú ý: Giấy chứng nhận này sẽ bị mất hiệu lực trong các trường hợp quy định Điều 1.2.5 Mục III tại QCVN 72:2014 
(*) Gạch bỏ khi không thích hợp. 
QCVN 72: 2014/BGTVT 
63 
Mẫu số 2 
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM 
VIETNAM REGISTER 
Số: 
No. 
GIẤY CHỨNG NHẬN PHÂN CẤP PHAO NEO 
Cấp theo các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 72: 2014 
Tên phao: 
Số đăng kiểm: 
Mô tả phao: 
Vị trí: 
Năm và nơi chế tạo: 
Chủ phao: 
Căn cứ vào kết quả kiểm tra đã tiến hành, chứng nhận rằng phao này và các thiết bị liên quan thỏa mãn các yêu cầu của QCVN 
72:2014, do đó phao được nhận cấp (*)/phục hồi cấp(*) với ký hiệu dưới đây: 
Các hạn chế thường xuyên: 
Các đặc tính khác: 
Giấy chứng nhận có hiệu lực đến ngày với điều kiện phải có xác nhận hàng năm phù hợp với Quy chuẩn 
QCVN 72: 2014. 
 Cấp tại.............................................................. ,ngày....................................... 
 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM 
 VIETNAM REGISTER 
QCVN 72: 2014/BGTVT 
64 
XÁC NHẬN HÀNG NĂM LẦN THỨ NHẤT 
Căn cứ kết quả kiểm tra đã tiến hành, phao được xác nhận. 
 Nơi kiểm tra: .......................................................................... 
 Ngày: ..................................................................................... 
 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM 
XÁC NHẬN HÀNG NĂM LẦN THỨ HAI 
Căn cứ kết quả kiểm tra đã tiến hành, phao được xác nhận. 
 Nơi kiểm tra: ......................................................................... 
 Ngày: .................................................................................... 
 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM 
XÁC NHẬN HÀNG NĂM LẦN THỨ BA 
Căn cứ kết quả kiểm tra đã tiến hành, phao được xác nhận. 
 Nơi kiểm tra: .......................................................................... 
 Ngày: ..................................................................................... 
 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM 
XÁC NHẬN HÀNG NĂM LẦN THỨ TƯ 
Căn cứ kết quả kiểm tra đã tiến hành, phao được xác nhận. 
 Nơi kiểm tra: .......................................................................... 
 Ngày: ..................................................................................... 
 CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM 
 NHỮNG LƯU Ý VÀ HẠN CHẾ TẠM THỜI 
Chú ý: Giấy chứng nhận này sẽ bị mất hiệu lực trong các trường hợp quy định Điều 1.2.5 Mục III tại QCVN 72:2014 
(*) Gạch bỏ khi không thích hợp. 
QCVN 72: 2014/BGTVT 
65 
 Mẫu số 3 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
GIẤY ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ 
Số:..................Ngày:........................ 
Kính gửi: Cục Đăng kiểm Việt Nam 
Cơ sở thiết kế: ........................................... .................................................................. 
Địa chỉ: ....................................................... .................................................................. 
Điện thoại: .................... ....................... Fax:............................ Email: ........................... 
Tên/ký hiệu thiết kế: .......................................................... ........................................... 
Các thông số và đặc tính cơ bản: 
 ...................................................................................................................................... 
 ...................................................................................................................................... 
 ...................................................................................................................................... 
 ...................................................................................................................................... 
 ...................................................................................................................................... 
 ...................................................................................................................................... 
 ...................................................................................................................................... 
 ...................................................................................................................................... 
 ...................................................................................................................................... 
Quy chuẩn kỹ thuật/Tiêu chuẩn áp dụng: ............................. ....................................... 
Chủ sử dụng thiết kế: ........................................................... ....................................... 
Cơ sở chế tạo: ...................................................................... ....................................... 
Số lượng chế tạo: ................................................................. ....................................... 
Chúng tôi đồng ý trả đầy đủ phí và lệ phí thẩm định thiết kế theo quy định. 
Người đề nghị 
 (Ký tên & đóng dấu) 
QCVN 72: 2014/BGTVT 
66 
Mẫu số 4 
 TỔ CHỨC/CÁ NHÂN 
Số:. 
V/v: 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
 ., Ngày . tháng.năm.. 
GIẤY ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA 
Kính gửi: (Tên Đơn vị Đăng kiểm) 
Tên tổ chức/cá nhân:.. 
Địa chỉ : 
.. 
Điện thoại :Fax:.Email: 
.. 
Nội dung đề nghị:.. 
.. 
.. 
.. 
Địa điểm và thời gian: 
.. 
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN 
(Ký tên & đóng dấu) 
Nơi nhận: 
- Như trên ; 
- Lưu: 

File đính kèm:

  • pdfquy_chuan_ky_thuat_quoc_gia_ve_phan_cap_va_che_tao_phao_neo.pdf