Quy trình lấy mẫu xét nghiệm

QUY TRÌNH LẤY VÀ CHUYỂN BỆNH PHẨM CÁC XÉT NGHIỆM SINH

HỌC PHÂN TỬ, GIẢI PHẨU BỆNH VÀ MIỄN DỊCH ĐẶC THÙ TRONG DA

LIỄU

1. Xét nghiệm sinh học phân tử.

1.1. Chlamydia spp, N.gonororrheae (Xác định, định loại và chẩn đoán lậu cầu

kháng thuốc); HPV và HPV định type nguy cơ cao gây ung thư CTC:

1.1.1. Chỉ định:

- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hội chứng tiết dịch âm đạo, niệu đạo.

- Viêm kết mạc mắt nghi do Chlamydia, các bệnh nghi hạt cơm phẳng, nghi u

mềm lây.

- Sàng lọc HPV nhóm nguy cơ cao gây ung thư CTC cho phụ nữ ở độ tuổi có sinh

hoạt tình dục, tuổi sinh đẻ và tiền mãn kinh.

pdf 11 trang yennguyen 4660
Bạn đang xem tài liệu "Quy trình lấy mẫu xét nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy trình lấy mẫu xét nghiệm

Quy trình lấy mẫu xét nghiệm
Quy trình lấy mẫu xét nghiệm 
QUY TRÌNH LẤY VÀ CHUYỂN BỆNH PHẨM CÁC XÉT NGHIỆM SINH 
HỌC PHÂN TỬ, GIẢI PHẨU BỆNH VÀ MIỄN DỊCH ĐẶC THÙ TRONG DA 
LIỄU 
1. Xét nghiệm sinh học phân tử. 
1.1. Chlamydia spp, N.gonororrheae (Xác định, định loại và chẩn đoán lậu cầu 
kháng thuốc); HPV và HPV định type nguy cơ cao gây ung thư CTC: 
1.1.1. Chỉ định: 
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hội chứng tiết dịch âm đạo, niệu đạo. 
- Viêm kết mạc mắt nghi do Chlamydia, các bệnh nghi hạt cơm phẳng, nghi u 
mềm lây.... 
- Sàng lọc HPV nhóm nguy cơ cao gây ung thư CTC cho phụ nữ ở độ tuổi có sinh 
hoạt tình dục, tuổi sinh đẻ và tiền mãn kinh... 
1.1.2. Chuẩn bị dụng cụ: 
Bệnh phẩm được lấy trong phòng kín đáo, tốt nhất là phòng dùng riêng để lấy 
bệnh phẩm STI. 
Bệnh nhân phải được tư vấn và giải thích trước khi lấy bệnh phẩm. 
- Bàn khám phụ khoa và đèn khám phụ khoa. 
- Mỏ vịt, kẹp, kéo mũi cong, bông, gạc vô trùng. 
- Que tăm bông, que gỗ Spatula, ống nghiệm vô trùng (loại có nút vặn) 
- Nước muối sinh l y vô trùng. 
1.1.3. Tiến hành lấy bệnh phẩm: 
- Bệnh nhân nữ: 
Nằm trên bàn khám phụ khoa theo tư thế sản khoa. Đặt mỏ vịt. Lau sạch CTC 
(thao tác này rất quan trọng) cho que tăm bông vào lỗ CTC (vùng tiếp giáp CTC 
trong và CTC ngoài) xoay nhẹ vài lần và giữ khoảng 1 phút, lấy que tăm bông ra 
không để chạm vào thành âm đạo. 
Trong trường hợp đã lấy bệnh phẩm bằng que bẹt (Spatula) cho xét nghiệm tế bào 
thì dùng tăm bông quết bệnh phẩm còn dính trên que gỗ sau đó cho tăm bông có 
bệnh phẩm vào ống nghiệm vô trùng. 
Trong trường hợp bệnh nhân có các nốt sùi ở thành âm đạo, âm hộ.. dùng kéo mũi 
cong, bấm cắt u sùi, mảnh sùi chỉ cần nhỏ 1mm là đủ. 
Cho tăm bông hoặc mảnh cắt vào ống nghiệm, bảo quản ngăn mát tủ lạnh hoặc 
thùng đá. 
Gửi mẫu đến phòng xét nghiệm chuyên khoa theo quy trình vận chuyển mẫu bằng 
phương tiện công cộng. 
- Bệnh nhân nam: 
Làm ẩm que tăm bông bằng nước muối sinh lý, cho que tăm bông vào lỗ niệu đạo 
khoảng 2-3 cm (đến hố thuyền), xoay nhẹ vài lần và giữ khoảng 1 phút, lấy que 
tăm bông ra, Cho tăm bông vào ống nghiệm bảo quản ngăn mát tủ lạnh hoặc thùng 
đá. 
Trong trường hợp bệnh nhân có các nốt sùi ở dương vật nghi ngờ do HPV dùng 
kéo mũi cong, bấm cắt u sùi, mảnh sùi chỉ cần nhỏ 1mm là đủ. Hoặc dùng lancet 
trích thủ các nốt sùi cho đến khi vùng sùi rớm máu, dùng que tăm bông quệt lấy 
phần dịch rớm ra từ vết trích, cho tăm bông hoặc mảnh cắt vào ống nghiệm bảo 
quản ngăn mát tủ lạnh hoặc thùng đá. 
Gửi mẫu đến phòng xét nghiệm chuyên khoa theo quy trình vận chuyển mẫu bằng 
phương tiện công cộng 
1.2. HSV và định type HSV: 
1.2.1. Chỉ định: 
Bệnh nhân có thương tổn chợt, mụn nước hay bọng nước ở môi, miệng và sinh 
dục hoặc ở da nghi do HSV. 
1.2.2. Chuẩn bị dụng cụ: 
Tăm bông và ống nghiệm vô trùng 
1.2.3. Tiến hành lấy bệnh phẩm 
Thông thường các thương tổn trong bệnh da liễu do HSV gây nên là các vết loét 
niêm mạc ở miệng, sinh dục... dùng que tăm bông vô trùng lau nhẹ vết loét nhằm 
loại bỏ các vật chất bám trên bề mặt vết loét, sau đó dùng một tăm bông khác tì 
trên nền vết loét và lăn nhẹ tăm bông để lấy bệnh phẩm. 
Nếu bệnh phẩm là các bọng nước nên chọc vỡ bọng nước dùn tăng bông lấy dịch 
trên nền hoặc trần bọng nước. 
Cho tăm bông có bệnh phẩm vào ống nghiệm bảo quản ngăn mát tủ lạnh hoặc 
thùng đá. 
Gửi mẫu đến phòng xét nghiệm chuyên khoa theo quy trình vận chuyển mẫu bằng 
phương tiện công cộng 
1.3. PCR – Realtime PCR chẩn đoán M.leprae 
1.3.1. Chỉ định: 
Bệnh nhân có thương tổn da nghi ngờ phong. 
1.3.2. Chuẩn bị dụng cụ: 
- Cán dao, lười dao mổ số 11 (hoặc 12, 13). Ống nghiệm nút vặn. 
- Cồn sát trùng, bông, gạc, băng dán vô trùng. 
- Cồn ethanol 70%. 
1.3.3. Tiến hành lấy bệnh phẩm: 
Bệnh phẩm được lấy như kỹ thuật rạch da tìm BH, nhưng bệnh phẩm sau khi lấy 
trên lưỡi dao không phết lên lam kính mà nhúng dao nhiều lần vào một ống 
nghiệm có chứa 2ml cồn Ethanol 70%, chú ý phải làm cho bệnh phẩm phải được 
hoà trộn vào trong cồn 70. Giữ ống nghiệm ở nhiệt độ phòng và gửi đến phòng xét 
nghiệm. 
Trong trường hợp bệnh phẩm là mảnh sinh thiết thì mảnh sinh thiết cũng được 
ngâm trong 2ml cồn 70 độ, không ngâm trong dung dịch Formol. 
Gửi mẫu đến phòng xét nghiệm chuyên khoa theo quy trình vận chuyển mẫu bằng 
phương tiện công cộng 
1.4. PCR, Realtime- PCR chẩn đoán M.tuberculosis: 
1.4.1. Chỉ định: 
Các trường hợp nghi ngờ lao phổi, màng phổi, lao màng bụng, lao thận, lao da... 
Các trường hợp xét nghiệm nuôi cấy âm tính, hoặc mong muốn có kết quả sớm 
hơn kết quả nuôi cấy. 
1.4.2. Chuẩn bị dụng cụ và cách lấy bệnh phẩm: 
- Lọ đựng đàm vô trùng. Nếu bệnh phẩm là dịch màng phổi, màng bụng, nước tiểu 
thì bệnh phẩm lấy khoảng 30-50 ml cho vào ống Falcon nút vặn 500ml vô trùng. 
- Bệnh phẩm là mảnh sinh thiết da, mô... ngâm trong ống nghiệm chứa 2ml cồn 
Ethanol 70%. 
1.5. HBV, HCV định tính, định lượng, chẩn đoán genotype hoặc đột biến kháng 
thuốc: 
Bệnh phẩm là 300 – 500 µl huyết thanh được chiết từ máu toàn phần không chống 
đông đựng trong ống nghiệm vô trùng. Ống nghiệm đựng huyết thanh được bảo 
quản ngăn mát tủ lạnh hoặc thùng đá. 
Gửi mẫu đến phòng xét nghiệm chuyên khoa theo quy trình vận chuyển mẫu bằng 
phương tiện công cộng 
2. Xét nghiệm miễn dịch chẩn đoán bệnh tự miễn. 
2.1. Chỉ định: 
Các bệnh tự miễn như: Lupus đỏ hệ thống, viêm bì cơ, hội chứng overlapse, viêm 
đa cơ... 
Sử dụng cho các mục đích sau: phát hiện và lượng giá kháng thể kháng nhân bằng 
kỹ thuật huỳnh quang gián tiếp trên tế bào Hep-2 hoặc trên KST Crithidia lucinae 
và kỹ thuật ELISA để phát hiện các nhóm kháng thể kháng nDNA, kháng 
histones, kháng DNP; hoặc kháng thể kháng Sm, RNP, Scl-70, SSA, SSB; hoặc 
kháng thể kháng ds-DNA, kháng thể kháng k-DNA.... 
2.2. Lấy bệnh phẩm: 
Bệnh phẩm là 500 µl huyết thanh được chiết từ máu toàn phần không chống đông 
đựng trong ống nghiệm có nắp vặn vô trùng. 
Gửi mẫu đến phòng xét nghiệm chuyên khoa theo quy trình vận chuyển mẫu bằng 
phương tiện công cộng 
3. Lấy bệnh phẩm xét nghiệm khẳng định HIV: 
3.1. Chỉ định: 
Xét nghiệm khẳng định mẫu huyết thanh HIV dương tính. 
3.2. Cách lấy và vận chuyển bệnh phẩm: 
Tuân thủ theo quy định về những nguyên tắc quản lý, vận chuyển và gửi các mẫu 
bệnh phẩm xét nghiệm HIV của Bộ Y tế. Cụ thể như sau: 
3.2.1. Mẫu huyết thanh 200µl được cho vào ống nghiệm được gọi là ống số 1, kín, 
không thấm nước, bằng thuỷ tinh hay chất dẻo chất lượng tốt. Nút chặt tránh rò rỉ 
bằng nap xoáy, nút cao su hay nút li-e. Nút ống nghiệm được buột chặt. 
3.2.2. Bọc mẫu ống nghiệm số 1 bằng vật liệu hút nước như giấy thấm, bông hút 
nước để có thể hút hết dịch rò rỉ. 
3.2.3. Lồng ống số 1 đã được bọc kỹ vao một ống dày và kín được gọi là ống số 2. 
Có thể lồng nhiều ống số 1 vào một ống số 2. Dùng vật liệu hút nước đệm cho đủ 
dày để làm đệm lót cho khớp chặt vào ống số 2. 
3.2.4. Ống số 2 được đóng gói chặt chẽ đủ để bảo vệ đối với các va chạm vật lý 
trong quá trình vận chuyển. 
3.2.5. Mẫu không được gửi trước khi người gửi và người nhận chưa có liên lạc 
thoả thuận với nhau. 
3.2.6. Phiếu xét nghiệm và dữ liệu về mẫu thử  có tính chất xác định hay mô tả 
phải được đánh máy và dán ở ngoài ống số 2. 
3.2.7. Phải tôn trọng những quy tắc quốc gia hay quốc tế về đóng gói và vận 
chuyển bệnh phẩm HIV. 
4. Lấy bệnh phẩm cho xét nghiệm giải phẩu bệnh. 
4.1. Chỉ định 
Tất cả các bệnh da cần có chẩn đoán mô bệnh học 
4.2. Chuẩn bị bệnh nhân và dụng cụ: 
- Kim tiêm, bông, gạc, keo dính vô trùng. 
- Khoan sinh thiết sử dụng 1 lần đường kính 2-4-6 mm. Hoặc lưỡi dao và cán dao 
mổ vô trùng. 
- Thuốc tê Lidocain 2%. 
- Bệnh nhân phải được giải thích trước khi làm thủ thuật, rằng họ sẽ được cắt một 
mảnh da nhỏ kích thước chỉ bằng nửa hạt thóc hoặc mảnh nhỏ có dường kính 
4mm,sâu 3mm, vết cắt sẽ để lại một vết sẹo nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến vấn 
đề thẩm mỹ. Hỏi bệnh nhân về tiền sử dị ứng với thuốc tê trước đó nếu có. 
4.3. Tiến hành lấy bệnh phẩm: 
- Sát trùng kỹ vùng da định cắt sinh thiết. Gây tê bằng cách tiêm trong da 0.1ml 
thuốc tê, chờ khoảng 1 phút, kiểm ta cảm giác bệnh nhân bằng đầu kim tiêm. 
- Dùng khoan sinh thiết xoay nhẹ trên vùng thương tổn, lưỡi khoan sẽ lún sâu vào 
da khoảng 4mm, cắt mẫu da bằng kẹp và kéo hoặc dao. 
- Bệnh phẩm phải là mảnh sinh thiết da không nát vụn hoặc bị giập nát. 
- Cho vào lọ chứa dung dịch Formol 10%, thể tích formol tối thiểu gấp 10 lần thể 
tích mẫu. Vặn kín nắp tuyết đối không chảy đổ trong quá trình vận chuyển. 
5. Vận chuyển bệnh phẩm bằng phương tiện công cộng 
5.1. Nơi gửi mẫu phải thông báo cho khoa xét nghiệm biết ngày giờ gửi mẫu, số 
lượng mẫu và các thông tin liên quan trước khi gửi mẫu. 
5.2. Ống nghiệm hoặc lọ chứa bệnh phẩm phải được đóng kín, đệm lót bằng vật 
liệu thấm nước, tuyệt đối tránh làm chảy đổ trong khi vận chuyển. 
5.3. Tất cả các bệnh phẩm trên được bảo quản trong nhiệt độ mát (thùng xốp chứa 
đá lạnh), được đựng trong hộp bìa cứng không đổ, vỡ 
5.4. Mỗi bệnh phẩm gửi kèm một phiếu chỉ định xét nghiệm có đầy đủ thông tin 
về bệnh nhân, thông tin về ngày giờ lấy mẫu và thời điểm gửi mẫu. 
5.5. Bảo đảm nguyên tắc an toàn y tế, phải thông báo cho dịch vụ vận chuyển biết 
:”Đây là sinh phẩm y tế có khả năng lây nhiễm”. 
5.6. Thời gian từ khi lấy mẫu đến khi phòng xét nghiệm nhận được không quá 72 
giờ. 

File đính kèm:

  • pdfquy_trinh_lay_mau_xet_nghiem.pdf