Quyền lực thị trường của ngân hàng và khả năng truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng: Bằng chứng tại một số nước ASEAN

Tóm tắt

Mục đích của nghiên cứu nhằm phân tích mối quan hệ giữa quyền lực

thị trường của ngân hàng và khả năng truyền dẫn chính sách tiền tệ

qua kênh tín dụng. Tác giả sử dụng dữ liệu của 206 ngân hàng tại 5

quốc gia khu vực ASEAN giai đoạn 1999–2013 để phân tích. Kết quả

cho thấy những ngân hàng có quyền lực thị trường lớn có khả năng

ứng phó tốt hơn trước các tác động tiêu cực của chính sách tiền tệ lên

tăng trưởng tín dụng và hoạt động cho vay. Tuy nhiên, trong giai đoạn

khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự linh hoạt của những ngân hàng này

trước thay đổi của chính sách tiền tệ trở nên yếu đi; do đó nâng cao

hiệu quả truyền dẫn chính sách tiền tệ.

pdf 18 trang yennguyen 5940
Bạn đang xem tài liệu "Quyền lực thị trường của ngân hàng và khả năng truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng: Bằng chứng tại một số nước ASEAN", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quyền lực thị trường của ngân hàng và khả năng truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng: Bằng chứng tại một số nước ASEAN

Quyền lực thị trường của ngân hàng và khả năng truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng: Bằng chứng tại một số nước ASEAN
26 Nguyễn Thị Thùy Linh & cộng sự. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(9), 26-43 
Quyền lực thị trường của ngân hàng 
và khả năng truyền dẫn chính sách tiền tệ 
qua kênh tín dụng: 
Bằng chứng tại một số nước ASEAN 
NGUYỄN THỊ THÙY LINH 
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM - Linh.Nguyen@ueh.edu.vn 
TRẦN HOÀNG NGÂN 
Trường Đại học Tài chính – Marketing - th.ngan@ufm.edu.vn 
TRƯƠNG THỊ HỒNG 
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM - tshongnh@gmail.com 
Ngày nhận: 
 16/01/2015 
Ngày nhận lại: 
 09/09/2015 
Ngày duyệt đăng: 
 15/09/2015 
Mã số: 
 1214-G-05 
Tóm tắt 
Mục đích của nghiên cứu nhằm phân tích mối quan hệ giữa quyền lực 
thị trường của ngân hàng và khả năng truyền dẫn chính sách tiền tệ 
qua kênh tín dụng. Tác giả sử dụng dữ liệu của 206 ngân hàng tại 5 
quốc gia khu vực ASEAN giai đoạn 1999–2013 để phân tích. Kết quả 
cho thấy những ngân hàng có quyền lực thị trường lớn có khả năng 
ứng phó tốt hơn trước các tác động tiêu cực của chính sách tiền tệ lên 
tăng trưởng tín dụng và hoạt động cho vay. Tuy nhiên, trong giai đoạn 
khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự linh hoạt của những ngân hàng này 
trước thay đổi của chính sách tiền tệ trở nên yếu đi; do đó nâng cao 
hiệu quả truyền dẫn chính sách tiền tệ. 
Abstract 
This article examines the relation between bank market power, 
measured by Lerner index at bank level along with banks’ marginal 
costs, and monetary policy transmission through the credit channel. 
On using the data from 206 banks in five ASEAN countries between 
1999 and 2013, we find that banks with high market power are likely 
to perform better against the adverse impact of monetary policy on 
credit growth as well as the banks’ lending activities. This implies that 
these banks’ credit supply is less sensitive (as with flexible self-
adjustment) to abrupt changes in the monetary policy, thus impairing 
efficiency in the transmission through the credit channel. 
Từ khóa: 
Quyền lực thị trường, 
ngân hàng, chính sách 
tiền tệ, tăng trưởng tín 
dụng, rủi ro, ASEAN. 
Keywords: 
Market power, bank, 
monetary policy, 
credit growth, risk, 
ASEAN. 
 Nguyễn Thị Thùy Linh & cộng sự. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(9), 26-43 27 
1. Lời giới thiệu 
Hiệu quả truyền dẫn chính sách tiền tệ phụ thuộc rất lớn vào mức độ phát triển của 
thị trường tài chính và cách thức mà các doanh nghiệp quản lí nguồn lực tài chính bên 
ngoài của mình (Goodhart & Schoenmaker, 1995). Ở những quốc gia mà chức năng của 
thị trường chứng khoán chưa được phát triển đầy đủ thì kênh tín dụng đóng vai trò đặc 
biệt quan trọng trong việc truyền dẫn các chính sách (Yoshimi, 2014). Xu hướng này có 
thể quan sát được ở hầu hết các nền kinh tế mới nổi, trong đó khu vực ASEAN là một ví 
dụ điển hình. Các nghiên cứu gần đây phát hiện nguồn lực tài chính bên ngoài của các 
doanh nghiệp trong khu vực ASEAN phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống ngân hàng, mặc 
dù vai trò của thị trường vốn cũng như các tổ chức tài chính phi ngân hàng đã ngày càng 
trở nên quan trọng (Chen, 2012). 
Các nghiên cứu trước đây phần lớn tập trung vào tác động trong việc thay đổi chính 
sách tiền tệ tại các nền kinh tế mới nổi khu vực ASEAN (Abdel-Baki, 2010; Devereux, 
Lane, & Xu, 2006); và sự cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng và điều hành chính sách 
tiền tệ tại các quốc gia đang phát triển (Morgan, 2012; Yoshimi, 2014); hay tác động của 
hiệu quả hoạt động ngân hàng và hoạt động chứng khoán hoá khoản vay đến khả năng 
truyền dẫn chính sách tiền tệ ở các nước châu Âu (Altunbas, Gambacorta, & Marques-
Ibanez, 2009, 2012). Nhiều kết quả cho thấy mức độ hiệu quả truyền dẫn phụ thuộc vào 
giới hạn trong hoạt động cho vay hay tài trợ đầu tư (Devereux & cộng sự, 2006). 
Altunbas & cộng sự (2009) chỉ ra việc chứng khoán hoá các khoản vay sẽ ảnh hưởng 
đến khả năng cung ứng tín dụng phục vụ cho mục tiêu của chính sách tiền tệ. Hoạt động 
này tuy làm tăng khả năng của ngân hàng trong việc cung ứng các khoản vay mới, nhưng 
lại phụ thuộc vào điều kiện và chu kì kinh doanh, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động ngân 
hàng mà cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 là một ví dụ. Bên cạnh đó, tác 
động của phần chênh lệch không mong đợi giữa lãi suất cho vay và tiền gửi đối với việc 
truyền dẫn chính sách tiền tệ phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong nền 
kinh tế (Yoshimi, 2014). 
Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa cho thấy tác động của quyền lực thị trường đến 
khả năng cung ứng tín dụng và hiệu quả truyền dẫn chính sách tiền tệ. Vấn đề mở này 
sẽ là trọng tâm nghiên cứu của bài viết. Điều này rất có ý nghĩa trong việc điều hành 
chính sách tiền tệ tại các quốc gia khu vực ASEAN, nơi mà nguồn vốn cho khu vực sản 
suất kinh doanh cũng như tiêu dùng phụ thuộc rất nhiều vào kênh cho vay của ngân 
hàng. 
28 Nguyễn Thị Thùy Linh & cộng sự. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(9), 26-43 
2. Cơ sở lí thuyết 
2.1. Truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng 
Lí thuyết về truyền dẫn chính sách tiền tệ cho rằng chính sách tiền tệ có tác động trực 
tiếp đến nguồn cung tín dụng của ngân hàng và do đó tác động đến nền kinh tế, bởi vì 
những khoản tài trợ thông qua hoạt động cho vay của ngân hàng chính là nhân tố quan 
trọng tạo nên lượng tiền lưu thông trong xã hội (Bernanke & Gertler, 1995; Kashyap & 
Stein, 1994, 2000). Quy mô những khoản cho vay này có đặc điểm là gắn liền với tỉ lệ 
dự trữ bắt buộc cũng như lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu hay tái cấp vốn của ngân 
hàng trung ương. Như vậy, khi ngân hàng trung ương tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, hay điều 
chỉnh tăng lãi suất, các ngân hàng thương mại chịu áp lực điều chỉnh giảm quy mô hoạt 
động cho vay (do tác động của việc tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc) hay điều chỉnh tăng lãi 
suất cho vay và do đó làm giảm doanh số cho vay của ngân hàng. Khi ngân hàng thương 
mại điều chỉnh như vậy, chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng trung ương đã được 
truyền dẫn tốt đến nền kinh tế qua kênh tín dụng ngân hàng. Những ngân hàng thương 
mại có sự điều chỉnh nhiều hơn (nhạy cảm hơn) với những thay đổi về lãi suất hay tỉ lệ 
dự trữ bắt buộc sẽ được xem là truyền dẫn chính sách tiền tệ hiệu quả hơn, so với những 
ngân hàng ít có sự thay đổi hay điều chỉnh. 
Việc xác định tác động truyền dẫn qua kênh tín dụng thông thường được ước tính với 
mô hình tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Theo đó, chính sách tiền tệ sẽ có những tác 
động khác nhau lên hoạt động cho vay của ngân hàng, phụ thuộc vào quy mô hoạt động, 
mức độ vốn hoá, khả năng thanh khoản và rủi ro trong hoạt động ngân hàng (Kashyap 
& Stein, 2000; Gambacorta & cộng sự, 2004). Chẳng hạn như đối với hai ngân hàng 
giống nhau về phạm vi hoạt động và quy mô nhưng lại khác nhau về khả năng thanh 
khoản sẽ có khả năng chống đỡ khác nhau trước các thay đổi đột ngột trong chính sách 
tiền tệ bằng cách sử dụng những nguồn thanh khoản dự phòng để tài trợ cho hoạt động 
cho vay trong tương lai. Tương tự như vậy, những ngân hàng có mức độ rủi ro khác nhau 
trong hoạt động tín dụng sẽ chịu những tác động khác nhau từ chính sách tiền tệ 
(Kashyap & Stein, 2000; Ashcraft, 2006). 
Nhiều nghiên cứu khác cũng xem xét tác động của quy mô vốn tự có (tỉ lệ vốn trên 
tổng tài sản) đến hiệu quả truyền dẫn chính sách tiền tệ của ngân hàng (Gambacorta & 
Mistrulli, 2004; Meh & Moran, 2010; Van den Heuvel, 2002). Theo đó, việc truyền dẫn 
chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng sẽ ít có hiệu quả hơn khi quy mô vốn tự có của ngân 
hàng bằng hoặc thấp hơn tỉ lệ vốn theo quy định. Điều này được giải thích là do quy định 
 Nguyễn Thị Thùy Linh & cộng sự. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(9), 26-43 29 
mức vốn tối thiểu, ngân hàng không thể mở rộng hoạt động cho vay của mình (trong 
điều kiện chính sách tiền tệ nới lỏng) nếu không có khả năng tăng vốn tự có. Việc tăng 
vốn tự có không dễ trong khi chi phí lại rất cao. Trong điều kiện này, truyền dẫn chính 
sách tiền tệ qua kênh tín dụng sẽ trở nên kém hiệu quả. 
2.2. Quyền lực thị trường và hiệu quả truyền dẫn chính sách tiền tệ 
Bên cạnh những yếu tố truyền thống liên quan đến đặc điểm hoạt động ngân hàng (tỉ 
lệ vốn tự có, tính thanh khoản, quy mô ngân hàng, hay mức độ rủi ro) có tác động đến 
khả năng truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng, thì mối liên hệ giữa quyền lực 
thị trường hay mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng với khả năng truyền dẫn 
chính sách tiền tệ cũng là vấn đề rất được quan tâm. Theo các nghiên cứu trước đây, 
quyền lực thị trường của ngân hàng (Bank Market Power) thể hiện khả năng của ngân 
hàng trong việc điều chỉnh giá cao hơn chi phí biên (Agoraki, Delis, & Pasiouras, 2011; 
Soedarmono, Machrouh, & Tarazi, 2011). Ngân hàng có quyền lực thị trường càng lớn, 
nghĩa là có khả năng tăng giá cao hơn so với chi phí biên của chính mình, và như vậy có 
vị thế độc quyền càng cao (Turk Ariss, 2010). 
Hiện nay tồn tại hai quan điểm đối lập nhau khi xem xét mối liên hệ giữa quyền lực 
thị trường của ngân hàng với hiệu quả truyền dẫn tiền tệ. Quan điểm thứ nhất cho rằng 
khi quyền lực thị trường giảm đi, có nghĩa là mức độ cạnh tranh của thị trường tăng lên 
thì khả năng truyền dẫn chính sách tiền tệ sẽ trở nên kém hiệu quả (Freixas & Rochet, 
1997; Gunji, Miura, & Yuan, 2009; Stiglitz & Greenwald, 2003). Quan điểm thứ hai, 
đối lập với quan điểm thứ nhất, lập luận trong điều kiện quyền lực thị trường của mỗi 
ngân hàng rất nhỏ hay thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thì ngân hàng càng nhạy cảm với 
những biến động trong lãi suất và như vậy việc truyền dẫn chính sách tiền tệ càng trở 
nên hiệu quả. Nghiên cứu của Leroy (2014) và Olivero, Li, & Jeon (2011) cho thấy hệ 
thống ngân hàng càng ít tập trung hay có mức độ cạnh tranh càng cao thì càng có khả 
năng truyền dẫn chính sách tiền tệ tốt hơn. Tương tự, Amidu & Wolfe (2013) cũng chỉ 
ra khi mức độ cạnh tranh trên thị trường tăng lên thì chính sách tiền tệ thông qua kênh 
tín dụng càng trở nên kém hiệu quả. 
Trong khi quan điểm thứ nhất chủ yếu dựa vào giải thích liên quan đến cấu trúc và 
mức độ tập trung trong hệ thống ngân hàng - vốn bị chỉ trích là không thể đại diện cho 
mức độ cạnh tranh hay quyền lực thị trường của ngân hàng (Soedarmono, Machrouh, & 
Tarazi, 2013) thì những lập luận dựa trên quan điểm thứ hai tập trung giải thích quyền 
lực thị trường và lí thuyết cạnh tranh không hoàn hảo. Theo đó, nếu ngân hàng có quyền 
30 Nguyễn Thị Thùy Linh & cộng sự. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(9), 26-43 
lực thị trường lớn sẽ dễ dàng tiếp cận những nguồn tài chính khác nhau, bao gồm cả 
nguồn tài chính không được bảo hiểm. Điều này giúp cho quy mô hoạt động tín dụng 
của ngân hàng trở nên ít phụ thuộc vào cung ứng vốn từ ngân hàng trung ương; do đó ít 
chịu tác động của những thay đổi đột ngột trong chính sách tiền tệ. 
Ngoài ra, ngân hàng có quyền lực thị trường lớn thông thường sẽ có lợi nhuận cao 
hơn, và ít có xu hướng gia tăng rủi ro trong hoạt động (Wu, Luca, & Jeon, 2011). Vì vậy, 
việc nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ ít có tác động mạnh đến những ngân hàng này; theo 
nghĩa các ngân hàng không nhất thiết phải tìm kiếm những nơi đầu tư có suất sinh lời 
cao (đồng thời rủi ro cũng cao) khi lãi suất định hướng của ngân hàng trung ương giảm. 
Theo lí thuyết về chi phí cận biên trong kinh tế học vi mô, trong thị trường cạnh tranh 
không hoàn hảo, giá cả tín dụng (lãi suất) sẽ chịu tác động trực tiếp bởi chi phí biên của 
việc cung ứng tín dụng. Trong khi chi phí biên lại chịu tác động trực tiếp của lãi suất 
trên thị trường tiền tệ (thường là lãi suất qua đêm), vốn thể hiện mức giá mà các ngân 
hàng chấp nhận để có được nguồn vốn có thể cho vay (den Haan, Sumner, & Yamashiro, 
2007). Tuy nhiên, những ngân hàng có quyền lực thị trường lớn không phụ thuộc vào 
những nguồn vốn này, vì có khả năng tiếp cận các nguồn vốn khác trên thị trường, hoặc 
huy động tiền gửi ngắn hạn từ khách hàng một cách dễ dàng. Điều này dẫn đến việc tăng 
chi phí biên trong ngắn hạn, ngược lại với mục tiêu của chính sách tiền tệ; do đó sẽ ít có 
tác động đến hoạt động cho vay (Bhaumik, Dang, & Kutan, 2011). 
Như vậy, trên cơ sở những lập luận đã phân tích, tác giả tập trung vào giả thuyết 
nghiên cứu theo quan điểm thứ hai, cho rằng quyền lực của ngân hàng càng lớn thì việc 
truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng càng trở nên kém hiệu quả. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
Mô hình nghiên cứu được tác giả sử dụng dựa trên lí thuyết nền do Bernanke & Mihov 
(1998) phát triển và phổ biến trong các bài nghiên cứu cùng lĩnh vực (Altunbas & cộng 
sự, 2009; Bhaumik & cộng sự, 2011; Fungáčová, Solanko, & Weill, 2014; Leroy, 2014; 
Olivero & cộng sự, 2011; Wu & cộng sự, 2011). Theo đó chính sách tiền tệ thắt chặt 
(hay nới lỏng) được thể hiện bằng việc tăng (hoặc giảm) lãi suất. Lãi suất trên thị trường 
liên ngân hàng được sử dụng trong trường hợp này cho 5 quốc gia khu vực Đông Nam 
Á. Nếu lãi suất trên thị trường liên ngân hàng không được cung cấp, lãi suất tín phiếu 
kho bạc hoặc lãi suất chiết khấu được sử dụng để thay thế. Những lãi suất này được lựa 
chọn trong các nghiên cứu trước đây về chính sách tiền tệ ở các nền kinh tế trên thế giới1. 
 Nguyễn Thị Thùy Linh & cộng sự. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(9), 26-43 31 
Việc nghiên cứu ở cấp độ ngân hàng đối với cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ 
cho phép tác giả phân định rõ giữa kênh tín dụng ở phía cung của việc truyền dẫn chính 
sách tiền tệ và kênh lãi suất ở phía cầu. Ngoài ra, điều này cũng cho phép tác giả xác 
định kênh tín dụng bằng cách nghiên cứu các ứng dụng thực tiễn dưới góc nhìn tín dụng 
- đó là sự phản ứng lại của cung tín dụng đối với những cú sốc của chính sách tiền tệ, 
vốn được kì vọng sẽ là khác nhau giữa từng ngân hàng với các đặc điểm và thế mạnh tài 
chính khác nhau. 
Như thảo luận ở trên, mô hình nghiên cứu được áp dụng trong bài viết (mô hình 1) 
xem xét tác động của quyền lực thị trường và những đặc điểm khác của ngân hàng đến 
khả năng truyền dẫn chính sách tiền tệ. Mô hình này biểu diễn hàm hồi quy của tỉ lệ tăng 
trưởng tín dụng (y) của ngân hàng i tại quốc gia j vào năm t với chỉ số của chính sách 
tiền tệ (MP), quyền lực thị trường của ngân hàng (LERNER) và biến tương tác giữa chính 
sách tiền tệ với quyền lực thị trường của ngân hàng (MP*LERNER). Biến tương tác 
nhằm ghi nhận tác động biên của quyền lực thị trường của ngân hàng lên tác động của 
chính sách tiền tệ đối với tăng trưởng tín dụng. Ngoài biến quan tâm chính là quyền lực 
thị trường của ngân hàng, đo bằng chỉ số LERNER và tương tác của biến này với biến 
chỉ số chính sách tiền tệ MP, các biến SIZE, LIQ, CAP và RISK trong mô hình (1) nhằm 
kiểm soát quy mô, khả năng thanh khoản, tỉ lệ vốn hoá và rủi ro trong hoạt động của 
ngân hàng lên tác động đối với tăng trưởng tín dụng. 
Theo đó, ngân hàng có quy mô (SIZE) lớn hơn được kì vọng sẽ chịu chi phí thấp hơn 
(phần bù rủi ro được yêu cầu thấp hơn) và dễ dàng đối phó với những cú sốc trong nguồn 
tiền gửi của khách hàng bằng cách chuyển sang các hình thức huy động vốn khác và vẫn 
đảm bảo tăng trưởng tín dụng của mình. SIZE được đo lường dựa trên giá trị Logarit của 
tỉ lệ tài sản ngân hàng so với tổng tài sản của tấ ... tính thanh khoản cao (tiền mặt, các khoản dự trữ) trên tổng 
nguồn tiền gửi ngắn hạn. Tăng trưởng tín dụng là tỉ lệ % thay đổi của tổng tín dụng hàng năm. Chỉ số 
LERNER mô tả quyền lực thị trường của ngân hàng, giá trị càng cao nghĩa là ngân hàng có quyền lực 
thị trường càng lớn và mức độ cạnh tranh của thị trường là kém. 
Bảng 3 trình bày kết quả nghiên cứu theo mô hình (1). Cột 1 và 2 trong Bảng 3 mô 
tả kết quả hồi quy sử dụng phương pháp ước lượng ngẫu nhiên bình phương nhỏ nhất 
trong khi cột 3 và 4 trình bày kết quả hồi quy sử dụng phương pháp GMM hệ thống. 
Bảng 3 
Kết quả hồi quy - Tác động của quyền lực thị trường đến khả năng truyền dẫn chính 
sách tiền tệ qua kênh tín dụng 
Biến phụ thuộc: Tăng trưởng tín dụng 
(LOANGR) 
(1) (2) (3) (4) 
MP -1,034*** -1,280*** -1,045*** -1,765*** 
 (5,42) (5,35) (4,06) (3,56) 
LERNER -12,431* -13,976** -12,516** -13,852** 
 (2,38) (2,64) (3,27) (3,03) 
38 Nguyễn Thị Thùy Linh & cộng sự. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(9), 26-43 
Biến phụ thuộc: Tăng trưởng tín dụng 
(LOANGR) 
(1) (2) (3) (4) 
MP * LERNER 0,018*** 0,019*** 0,162*** 0,169*** 
 (3,53) (3,73) (12,62) (13,14) 
GDPG 2,123*** 2,107*** 1,975** 1,615* 
 (7,47) (7,41) (2,67) (2,19) 
SIZE -2,720*** -2,679*** -2,542*** -2,968*** 
 (4,64) (4,55) (3,97) (6,48) 
LIQ -15,356** -16,388** -10,302** -10,302** 
 (3,07) (3,25) (-3,18) (-3,20) 
CAR 4,088*** 3,661* 6,430** 8,224*** 
 (5,59) (2,37) (3,24) (3,71) 
CRISIS -3,588** -3,349* -5,921 -7,795* 
 (2,68) (2,49) (1,72) (2,26) 
L. LOANGR 0,071** 0,072** 0,236*** 0,231*** 
 (3,22) (3,26) (10,32) (10,18) 
RISK 0,066* 0,069* 0,650*** 0,642*** 
 (2,34) (2,42) (8,74) (8,71) 
MP * RISK -1,799 1,202*** 
 (1,70) (5,07) 
Hằng số 27,483*** 26,208*** 22,495*** 24,157*** 
 (4,77) (4,50) (5,14) (7,29) 
Số quan sát 2,389 2,389 2,389 2,389 
Số ngân hàng 206 206 206 206 
R2 0,387 0,312 
Wald χ2 67,84 48,31 289,01 115,74 
Prob, 0,000 0,000 0,000 0,000 
 Nguyễn Thị Thùy Linh & cộng sự. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(9), 26-43 39 
Biến phụ thuộc: Tăng trưởng tín dụng 
(LOANGR) 
(1) (2) (3) (4) 
AR(1) test (p-value) 0,011 0,009 
AR(2) test (p-value) 0,312 0,253 
Hansen test of over-identification 0,509 0,424 
Diff-in-Hansen tests of exogeneity 0,377 0,235 
Ghi chú: (*)(**) và (***) theo thứ tự cho biết mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%. LOANGR là tăng trưởng 
tín dụng hàng năm (%). L.LOANGR là tăng trưởng tín dụng năm trước. Các biến khác như được định 
nghĩa ở Bảng 1. 
Theo đó, kết quả từ cột 1 đến 4 (Bảng 3) cho thấy hệ số tương quan của biến tương 
tác giữa chính sách tiền tệ và quyền lực thị trường (MP * LERNER) trong mối tương 
quan với tăng trưởng tín dụng của ngân hàng (LOANGR) là dương (>0) và đạt mức ý 
nghĩa thống kê 1%. Điều này chỉ ra những ngân hàng có quyền lực thị trường lớn sẽ ít 
nhạy cảm trước các thay đổi trong lãi suất (trên thị trường liên ngân hàng hoặc tín phiếu 
kho bạc). Ví dụ, khi so sánh tác động của chính sách tiền tệ đối với hai ngân hàng, ngân 
hàng A có quyền lực thị trường lớn, LERNER =1 (độc quyền hoàn toàn), và ngân hàng 
B có quyền lực thị trường nhỏ, LERNER = 0 (cạnh tranh hoàn toàn); lúc này hệ số tương 
quan đối với tác động của chính sách tiền tệ (sự thay đổi trong lãi suất, biểu thị bằng 
biến MP) lên tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng A sẽ là (ρ+π) = (-1,034 + 0,018) = -
1,016, nhỏ hơn hệ số tương quan của tác động đó đối với ngân hàng B với ρ = -1,034 
(cột 1 - Bảng 3). Bên cạnh đó, tung độ góc của hàm tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng 
A là (𝛼𝑖 + 𝛿) sẽ nhỏ hơn tung độ góc của hàm tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng B (𝛼𝑖) 
vì δ <0. Việc sử dụng phương pháp ước lượng khác nhau và các biến kiểm soát khác 
nhau, thể hiện ở cột (2) đến (4), cũng không làm thay đổi kết quả này. Như vậy, khi giá 
trị LERNER càng lớn, thì hiệu quả truyền dẫn của việc thay đổi MP lên tăng trưởng tín 
dụng ngân hàng sẽ giảm xuống, thể hiện ở hệ số (ρ+π*LERNER) sẽ càng nhỏ với π >0 
và 0 < LERNER <1 và ngược lại. Kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu thảo 
luận ở phần 2, cho rằng quyền lực thị trường của ngân hàng đóng vai trò quan trọng 
trong việc quyết định nguồn cung tín dụng và khả năng điều chỉnh từ những thay đổi 
trong chính sách tiền tệ. Những ngân hàng có quyền lực thị trường lớn có khả năng điều 
chỉnh linh hoạt hơn đối với hoạt động tín dụng của mình trước các cú sốc tiền tệ bởi vì 
những ngân hàng này dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn thay thế. Kết quả nghiên cứu của 
bài viết đóng góp vào những thảo luận hiện tại về các yếu tố tác động đến hiệu quả truyền 
40 Nguyễn Thị Thùy Linh & cộng sự. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(9), 26-43 
dẫn của chính sách tiền tệ vào nền kinh tế. Kết quả khá phù hợp với quan điểm hiện đại 
trong chính sách tiền tệ, thường biết đến là “quan điểm tín dụng”. Theo quan điểm này, 
cấu trúc tài chính, đặc biệt là hệ thống ngân hàng, đóng vai trò trung tâm trong việc gia 
tăng hiệu quả của chính sách tiền tệ. Những biến số khác trong mô hình, như rủi ro, quy 
mô ngân hàng, tính thanh khoản và mức độ vốn hoá cũng phù hợp với kì vọng ban đầu 
và các kết quả nghiên cứu trước đây. 
6. Kết luận và gợi ý chính sách 
Bài viết sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính của ngân hàng để đánh giá tác động của 
quyền lực thị trường của ngân hàng đến khả năng truyền dẫn chính sách tiền tệ thông 
qua kênh tín dụng ngân hàng tại 5 quốc gia khu vực ASEAN trong giai đoạn từ năm 
1999–2013. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy với biến tăng trưởng tín dụng là biến phụ 
thuộc và chỉ số về vị thế của chính sách tiền tệ, rủi ro ngân hàng, các đặc điểm của ngân 
hàng (quy mô, khả năng thanh khoản, tỉ lệ vốn hoá và quyền lực thị trường) và tốc độ 
tăng trưởng GDP là những biến độc lập trong mô hình. 
Bằng việc tập trung vào kênh tín dụng, kết quả nghiên cứu cho thấy quyền lực thị 
trường của ngân hàng có quan hệ nghịch chiều với hiệu quả truyền dẫn của chính sách 
tiền tệ. Những ngân hàng có quyền lực thị trường lớn dễ dàng trong việc ứng phó với 
các thay đổi đột ngột trong chính sách tiền tệ và do đó hiệu quả truyền dẫn chính sách 
kém hơn. Kết quả này càng đúng đối với những ngân hàng có quy mô lớn, khả năng 
thanh khoản tốt hơn và tỉ lệ vốn hoá cao hơn. 
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số gợi ý chính sách đối với hệ thống ngân 
hàng thương mại VN nói riêng và các quốc gia khu vực ASEAN nói chung như sau: 
- Dưới góc độ quản lí ngân hàng, cần thiết phải tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường 
nhằm giảm quyền lực thị trường của những ngân hàng đơn lẻ, từ đó góp phần vào việc 
thực thi chính sách tiền tệ (trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước muốn thắt chặt hay 
nới lỏng chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng). 
Bên cạnh đó, dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả cũng kì vọng việc thường xuyên 
giám sát hoạt động ngân hàng, cùng với những yêu cầu gia tăng về vốn và khả năng 
thanh khoản sẽ làm tăng khả năng truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh tín dụng 
của ngân hàng và từ đó đạt được những mục tiêu đề ra trong điều hành chính sách tiền 
tệ. 
 Nguyễn Thị Thùy Linh & cộng sự. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(9), 26-43 41 
Ngoài ra, ngân hàng cũng cần chú trọng đến việc tăng cường quản trị rủi ro ở cấp độ 
ngân hàng. Mỗi ngân hàng thương mại nên rà soát lại bộ máy quản trị rủi ro của ngân 
hàng mình, từ quản trị rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro thanh khoản đến quản trị nội bộ. 
Mặt khác, một quy trình quản trị rủi ro hoàn thiện nhưng nếu không thực hiện đúng thì 
cũng không mang lại kết quả mong đợi. Do vậy, với những nhân viên, những nhà quản 
lí trong lĩnh vực này cần được đào tạo đúng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và 
quan trọng hơn là phải có đạo đức nghề nghiệp. 
Nhìn chung, để tăng sức mạnh thị trường cho các ngân hàng nhằm giảm những tác 
động tiêu cực đến hoạt động tín dụng khi Ngân hàng Nhà nước có những thay đổi quá 
nhanh trong điệc điều hành chính sách tiền tệ cần nhiều giải pháp từ vĩ mô đến vi mô. 
Trong phạm vi bài viết, tác giả chỉ gợi ý một số vấn đề, liên quan đến quyền lực thị 
trường và mức độ cạnh tranh của các ngân hàng thương mại, hy vọng góp phần nhỏ vào 
những giải pháp lớn trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia nhằm thực hiện 
những mục tiêu kinh tế quan trọng của đất nước 
Chú thích 
1 Tuy vẫn có những tranh cãi rằng một số quốc gia có thể sử dụng các chỉ số khác ngoài lãi suất để 
thể hiện vị thế trong việc áp dụng chính sách tiền tệ (thắt chặt hoặc nới lỏng), việc dựa vào những chỉ 
tiêu này là không khả thi vì các mục tiêu sẽ thay đổi theo thời gian và theo từng quốc gia. Sự khác 
biệt trong các chỉ số đo lường này rất khó thực hiện được khi nghiên cứu trong cùng một mô hình ở 
những giai đoạn khác nhau (Olivero & cộng sự, 2011). 
2 Mặc dù dữ liệu của ngân hàng được thu thập từ năm 1995–2013 nhưng kết quả chạy hồi quy chỉ dựa 
trên dữ liệu từ năm 1999–2013 và dữ liệu từ năm 1995–1998 được sử dụng để tính các giá trị trung 
bình và độ lệch chuẩn di động. Điều này là do trong bài sử dụng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn 
di dộng với vòng lặp là 5 năm. Ví dụ như: Giá trị của biến RISK (đo lường bằng chỉ số Z-SCORE) 
của năm 1999 được tính dựa trên tỉ suất lợi nhuận trên 
3 BankScope cung cấp dữ liệu tài chính của 90% thị phần ngân hàng trên thế giới. 
Tài liệu tham khảo 
Abdel-Baki, M. (2010). The effects of bank reforms on the monetary transmission mechanism in 
emerging market economies: Evidence from Egypt. African Development Review, 22(4), 526-539. 
Agoraki, M. E. K., Delis, M. D., & Pasiouras, F. (2011). Regulations, competition and bank risk-
taking in transition countries. Journal of Financial Stability, 7(1), 38-48. 
Altunbas, Y., Gambacorta, L., & Marques-Ibanez, D. (2009). Securitisation and the bank lending 
channel. European Economic Review, 53(8), 996-1009. 
42 Nguyễn Thị Thùy Linh & cộng sự. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(9), 26-43 
Altunbas, Y., Gambacorta, L., & Marques-Ibanez, D. (2010). Bank risk and monetary policy. Journal 
of Financial Stability, 6(3), 121-129. 
Altunbas, Y., Gambacorta, L., & Marques-Ibanez, D. (2012). Do bank characteristics influence the 
effect of monetary policy on bank risk? Economics Letters, 117(1), 200-222. 
Amidu, M., & Wolfe, S. (2013). The effect of banking market structure on the lending channel: 
Evidence from emerging markets. Review of Financial Economics, 22(4), 146-157. 
Bernanke, B. S., & Gertler, M. (1995). Inside the black box: The credit channel of monetary policy 
transmission. Journal of Economic Perspectives, 9(4), 27-48. 
Bernanke, B. S., & Mihov, I. (1998). Measuring monetary policy. Quarterly Journal of Economics, 
113(3), 869-902. 
Bhaumik, S. K., Dang, V., & Kutan, A. M. (2011). Implications of bank ownership for the credit 
channel of monetary policy transmission: Evidence from India. Journal of Banking and Finance, 
35(9), 2418-2428. 
Caprio, G., Jr., Klingebiel, D., Laeven, L. A., & Noguera, G. (2005). Appendix: banking crisis 
database. In P. Honohan & L. A. Laeven (Eds.), Systemic financial crises: containment and 
resolution (pp. 307-340). Cambridge, UK: Cambridge University Press. 
Chen, X. (2012). The dampening effect of bank foreign liabilities on monetary policy: Revisiting 
monetary cooperation in East Asia. Journal of International Money and Finance, 31(2), 412-427. 
den Haan, W. J., Sumner, S. W., & Yamashiro, G. M. (2007). Bank loan portfolios and the monetary 
transmission mechanism. Journal of Monetary Economics, 54(3), 904-924. 
Devereux, M. B., Lane, P. R., & Xu, J. (2006). Exchange rates and monetary policy in emerging 
market economies. Economic Journal, 116(511), 478-506. 
Freixas, X., & Rochet, J.-C. (1997). Microeconomics of banking (Vol. 2): MIT press Cambridge, MA. 
Fungáčová, Z., Solanko, L., & Weill, L. (2014). Does competition influence the bank lending channel 
in the euro area? Journal of Banking and Finance, 49(1), 356-366. 
Gambacorta, L., & Mistrulli, P. E. (2004). Does bank capital affect lending behavior? Journal of 
Financial Intermediation, 13(4), 436-457. 
Gambacorta, L. (2005). Inside the bank lending channel. European Economic Review, 49(7), 1737-
1759. 
Goodhart, C., & Schoenmaker, D. (1995). Should the functions of monetary policy and banking 
supervision be separated? Oxford Economic Papers, 47(4), 539-560. 
Gunji, H., Miura, K., & Yuan, Y. (2009). Bank competition and monetary policy. Japan and the 
World Economy, 21(1), 105-115. 
Kashyap, A. K., & Stein, J. C. (1994). Monetary policy and bank lending. Monetary Policy, 221-261. 
The University of Chicago Press. 
 Nguyễn Thị Thùy Linh & cộng sự. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(9), 26-43 43 
Kashyap, A. K., & Stein, J. C. (2000). What do a million observations on banks say about the 
transmission of monetary policy? The American Economic Review, 90(3), 407-428. 
Laeven, L. A., & Valencia, F. V. (2013). Systemic banking crises database. IMF Economic Review, 
61(2), 225-270. 
Leroy, A. (2014). Competition and the bank lending channel in Eurozone. Journal of International 
Financial Markets, Institutions and Money, 31(1), 296-314. 
Meh, C. A., & Moran, K. (2010). The role of bank capital in the propagation of shocks. Journal of 
Economic Dynamics and Control, 34(3), 555-576. 
Mishkin, F. S. (2010). Monetary policy flexibility, risk management, and financial disruptions. 
Journal of Asian Economics, 21(3), 242-246. 
Morgan, P. J. (2012). The role of macroeconomic policy in rebalancing growth. Journal of Asian 
Economics, 23(1), 13-25. 
Nguyen, M., Skully, M., & Perera, S. (2012). Market power, revenue diversification and bank 
stability: Evidence from selected South Asian countries. Journal of International Financial 
Markets, Institutions and Money, 22(4), 897-912. 
Olivero, M. P., Li, Y., & Jeon, B. N. (2011). Competition in banking and the lending channel: 
Evidence from bank-level data in Asia and Latin America. Journal of Banking and Finance, 35(3), 
560-571. 
Soedarmono, W., Machrouh, F., & Tarazi, A. (2011). Bank market power, economic growth and 
financial stability: Evidence from Asian banks. Journal of Asian Economics, 22(6), 460-470. 
Soedarmono, W., Machrouh, F., & Tarazi, A. (2013). Bank competition, crisis and risk taking: 
Evidence from emerging markets in Asia. Journal of International Financial Markets, Institutions 
and Money, 23(0), 196-221. 
Stiglitz, J., & Greenwald, B. (2003). Towards a new paradigm in monetary economics: Cambridge 
University Press. 
Turk Ariss, R. (2010). On the implications of market power in banking: Evidence from developing 
countries. Journal of Banking & Finance, 34(4), 765-775. 
Van den Heuvel, S. J. (2002). Does bank capital matter for monetary transmission? Economic Policy 
Review, 8(1), 259-265. 
Wu, J., Luca, A. C., & Jeon, B. N. (2011). Foreign bank penetration and the lending channel in 
emerging economies: Evidence from bank-level panel data. Journal of International Money and 
Finance, 30(6), 1128-1156. 
Yoshimi, T. (2014). Lending rate spread shock and monetary policy arrangements: A small open 
economy model for ASEAN countries. Asian Economic Journal, 28(1), 19-39. 

File đính kèm:

  • pdfquyen_luc_thi_truong_cua_ngan_hang_va_kha_nang_truyen_dan_ch.pdf