Quyền sao chép của người học: Nhìn từ góc độ quyền sử dụng hợp lý

Tóm tắt: Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 trao quyền sao chép mà không phải xin phép, trả thù lao

cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả để phục vụ mục đích nghiên cứu, giảng dạy của cá nhân (theo

Điểm a, Khoản 1, Điều 25). Hiện điều khoản này được giải thích và áp dụng theo hướng quyền sao

chép nêu trên chỉ được áp dụng đối với giáo viên, giảng viên, nhà nghiên cứu để thực hiện các hoạt

động nghiên cứu, giảng dạy, không áp dụng đối với học sinh, sinh viên, do học tập không thuộc

phạm vi “nghiên cứu, giảng dạy”. Bài viết dựa trên cơ sở lý thuyết về quyền tác giả, đặc biệt là

quyền sử dụng hợp lý (fair use) để đề xuất quyền sao chép đã đề cập nên được trao cho người học

để mở rộng tiếp cận với tri thức khoa học, nâng cao hiệu quả đào tạo, từ đó thúc đẩy sáng tạo từ

phía các chủ thể này đối với kho tàng tri thức của xã hội. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát vẫn

phải được đặt ra để tránh tổn hại đến lợi ích của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

pdf 8 trang yennguyen 4500
Bạn đang xem tài liệu "Quyền sao chép của người học: Nhìn từ góc độ quyền sử dụng hợp lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quyền sao chép của người học: Nhìn từ góc độ quyền sử dụng hợp lý

Quyền sao chép của người học: Nhìn từ góc độ quyền sử dụng hợp lý
 46 
Quyền sao chép của người học: 
nhìn từ góc độ quyền sử dụng hợp lý 
Lê Thị Yến1, Nguyễn Thị Minh Hạnh1, Vũ Văn Tuấn1, Đỗ Thị Kim Hương1 
1
 Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 
Email: yenluatkt25a@gmail.com, ntmhanh.hua@gmail.com 
vvtuan@vnua.edu.vn, dtkhuong@vnua.edu.vn 
Nhận ngày 22 tháng 1 năm 2019. Chấp nhận đăng ngày 1 tháng 3 năm 2019. 
Tóm tắt: Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 trao quyền sao chép mà không phải xin phép, trả thù lao 
cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả để phục vụ mục đích nghiên cứu, giảng dạy của cá nhân (theo 
Điểm a, Khoản 1, Điều 25). Hiện điều khoản này được giải thích và áp dụng theo hướng quyền sao 
chép nêu trên chỉ được áp dụng đối với giáo viên, giảng viên, nhà nghiên cứu để thực hiện các hoạt 
động nghiên cứu, giảng dạy, không áp dụng đối với học sinh, sinh viên, do học tập không thuộc 
phạm vi “nghiên cứu, giảng dạy”. Bài viết dựa trên cơ sở lý thuyết về quyền tác giả, đặc biệt là 
quyền sử dụng hợp lý (fair use) để đề xuất quyền sao chép đã đề cập nên được trao cho người học 
để mở rộng tiếp cận với tri thức khoa học, nâng cao hiệu quả đào tạo, từ đó thúc đẩy sáng tạo từ 
phía các chủ thể này đối với kho tàng tri thức của xã hội. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát vẫn 
phải được đặt ra để tránh tổn hại đến lợi ích của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. 
Từ khóa: Quyền tác giả, quyền sử dụng hợp lý, quyền sở hữu trí tuệ. 
Phân loại ngành: Luật học 
Abstract: Intellectual Property Law of 2005 provides the case of reproduction of copyrighted work 
for scientific research or teaching purpose where permission and payment of royalties are not 
required (according to Item a, Clause 1, Article 25). This provision has strictly been interpreted and 
implemented in the way that such right is only accorded to those carrying out research or teaching 
activities as researchers, teachers, lectures, without being extended to students since learning 
does not fall within the scope of “research or teaching”. The paper bases on the theory of copyright, 
especially fair use, to propose that the mentioned right should be extended to learners with a view 
to facilitating their access to knowledge, enhancing training quality, thereby promoting their 
contribution to science and knowledge of the society as the whole. Nonetheless, preventive 
measures should also be adopted so as to avoid abuse of right that may infringe legitimate rights 
and interests of authors or copyright owners. 
Keywords: Copyright, fair use, intellectual property rights. 
Subject Classification: Jurisprudence 
Lê Thị Yến, Nguyễn Thị Minh Hạnh, Vũ Văn Tuấn, Đỗ Thị Kim Hương 
47 
1. Đặt vấn đề 
Quyền sao chép trong môi trường giáo dục 
đã được nhiều tác giả khai thác nên không 
còn là một đề tài mới. Tuy nhiên, trong bối 
cảnh tình trạng sao chép thiếu kiểm soát 
xảy ra một cách phổ biến trong môi trường 
giáo dục, các bài viết đều tập trung làm rõ: 
quyền sao chép không phải xin phép và trả 
thù lao cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm 
theo Điểm a, Khoản 1, Điều 25 chỉ thuộc về 
giáo viên, giảng viên, các nhà nghiên cứu, 
không thuộc về học sinh, sinh viên. Đặc 
biệt, quan điểm này càng được nhấn mạnh 
sau vụ việc sinh viên Trường Đại học Luật 
Thành phố Hồ Chí Minh mang tài liệu 
photo vào trường xảy ra năm 2017. Tuy 
nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, trên cơ 
sở lý thuyết, phân tích ý nghĩa, mục tiêu 
quyền tác giả và nhìn từ góc độ quyền sử 
dụng hợp lý, chúng tôi đưa ra quan điểm 
ngược lại: quyền sao chép theo phạm vi 
Điểm a, Khoản 1, Điều 25 nên được mở 
rộng cho người học. Song song với sự mở 
rộng này, các biện pháp quản lý nên được 
thắt chặt để tránh sự lạm dụng quyền, xâm 
hại đến lợi ích chính đáng của tác giả, chủ 
sở hữu quyền tác giả. 
2. Cơ sở lý thuyết 
2.1. Lý thuyết chung về quyền tác giả và 
quyền sử dụng hợp lý 
Theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 
(LSHTT), quyền tác giả là quyền của tổ 
chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình 
sáng tạo ra hoặc sở hữu (Khoản 1, Điều 4). 
Về cơ bản, pháp luật quyền tác giả chống 
lại sự xâm phạm bất hợp pháp từ bên thứ ba 
đối với tác phẩm được bảo hộ. Do đó, pháp 
luật trao cho tác giả hai nhóm quyền cơ 
bản: quyền nhân thân và quyền tài sản. 
Quyền nhân thân luôn gắn liền với tác giả 
mà không được chuyển giao cho người 
khác, đó là quyền đặt tên tác phẩm, đứng 
tên tác phẩm, công bố tác phẩm và bảo vệ 
sự toàn vẹn của tác phẩm (Điều 18, 
LSHTT). Quyền tài sản là nhóm quyền có 
thể làm phát sinh lợi ích kinh tế cho tác giả, 
bao gồm: làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn 
tác phẩm trước công chúng; sao chép tác 
phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc 
bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến 
công chúng; cho thuê bản gốc hoặc bản sao 
tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính 
(Điều 20, LSHTT). Trong đó, quyền sao 
chép tác phẩm được nhận định là quyền tài 
sản cơ bản và quan trọng nhất. Khác với 
quyền nhân thân, quyền tài sản có thể được 
chuyển giao cho người khác, có nghĩa là 
người khác có thể thực hiện một, một số 
hoặc toàn bộ các quyền tài sản nêu trên nếu 
được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép và 
phải trả tiền nhuận bút, thù lao và các lợi ích 
vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu 
quyền tác giả (Khoản 3, Điều 20, LSHTT). 
Trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi 
quốc gia, quyền tác giả là phương tiện hữu 
hiệu để khuyến khích sáng tạo, thúc đẩy và 
truyền bá tri thức trong công chúng. Quyền 
tác giả bù đắp công sức, lao động trí tuệ của 
tác giả, tạo động lực để tác giả mang tác 
phẩm đến với công chúng và là nền tảng 
cho các sáng tạo mới trong xã hội trên cơ sở 
các tri thức đã có [10, tr.40]. Do sự sáng tạo 
của mỗi cá nhân và sự phổ biến tri thức là 
điều kiện tất yếu cho sự tiến bộ của mỗi 
quốc gia, quyền tác giả chính là thành tố 
quan trọng của quá trình phát triển [10, 
tr.41.] Tuy nhiên, theo công ước Berne bảo 
hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật năm 
1886 (sau đây gọi là công ước Berne) và 
pháp luật của các quốc gia trên thế giới, 
quyền tác giả không trao cho tác giả và chủ 
sở hữu quyền tác giả sự độc quyền tuyệt đối 
đối với đứa con tinh thần của mình. Điều 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 4 - 2019 
 48 
này được giải thích trên nhiều góc độ khác 
nhau. Thứ nhất, nếu sự bảo hộ quyền tác 
giả được đẩy lên mức tuyệt đối, tác giả lợi 
dụng quyền này để độc quyền, tuyệt đối hóa 
lợi ích kinh tế của mình thì sẽ dẫn tới tình 
trạng hạn chế sự tiếp cận của công chúng 
đối với tác phẩm, từ đó sẽ làm phương hại 
đến mục tiêu truyền bá tri thức và kích 
thích sự sáng tạo mới từ phía công chúng 
[6, tr.1109]. Thứ hai, bản thân tác phẩm do 
tác giả sáng tạo ra cũng được hình thành, kế 
thừa từ tri thức đã có của công chúng hoặc 
của các tác giả khác, do vậy, tác phẩm 
không phải là một sản phẩm độc quyền của 
bản thân tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác 
giả [6, tr.1110]. Thứ ba, quy định này sẽ 
đảm bảo hài hòa lợi ích của tác giả, chủ sở 
hữu quyền tác giả và toàn xã hội, bởi mục 
đích cao nhất của quyền tác giả vẫn là để 
“thúc đẩy, phát triển và truyền bá văn hóa, 
tri thức” [3, tr.454]. Do vậy, quyền tác giả 
sẽ bị hạn chế ở một số khía cạnh nhất định, 
ví dụ như thời hạn bảo hộ đối với quyền tác 
giả không kéo dài vĩnh viễn mà chỉ giới hạn 
50 năm sau ngày tác giả mất (điểm b, 
Khoản 2, Điều 27, LSHTT), sau khoảng 
thời gian này tác phẩm sẽ thuộc về công 
chúng. Tuy nhiên, hạn chế điển hình nhất 
vẫn là quyền sử dụng hợp lý của công 
chúng đối với tác phẩm mà không phụ 
thuộc vào ý chí của tác giả, chủ sở hữu 
quyền tác giả. 
Quyền sử dụng hợp lý xuất hiện trong 
Công ước Berne và pháp luật của các quốc 
gia thành viên, cho phép các chủ thể khác 
được sao chép, trích dẫn tác phẩm phục vụ 
cho một số mục đích nhất định như phê 
bình, bình luận, giảng dạy, nghiên cứu 
mà không phải xin phép hoặc trả thù lao 
cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Công 
ước Berne không quy định cụ thể, chỉ quy 
định mang tính chất khung về điều khoản 
này, theo đó: quyền sử dụng tác phẩm 
không phải xin phép sẽ nằm trong “một số 
trường hợp đặc biệt” (do pháp luật quốc gia 
quy định), việc sử dụng không được ảnh 
hưởng đến khả năng khai thác bình thường 
tác phẩm, không được gây hại đến các 
quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả 
(Điều 10.2 Công ước Berne). Tùy theo pháp 
luật của mỗi quốc gia, các “trường hợp đặc 
biệt” được quy định khác nhau. Theo Luật 
Sở hữu trí tuệ của Việt Nam, quyền sử dụng 
hợp lý được quy định trong một số “trường 
hợp đặc biệt” như: tự sao chép một bản 
nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng 
dạy của cá nhân; trích dẫn tác phẩm để bình 
luận, minh họa, viết báo, giảng dạy sao 
chép để lưu trữ trong thư viện với mục đích 
nghiên cứu; biểu diễn tác phẩm không 
nhằm mục đích vật chất v.v. với điều kiện 
việc sử dụng tác phẩm không được làm ảnh 
hưởng đến việc khai thác bình thường tác 
phẩm, không gây phương hại đến các quyền 
của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải 
thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất 
xứ của tác phẩm (Điều 25, LSHTT). 
2.2. Quyền sao chép “hợp lý” trong môi 
trường giáo dục 
Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả 
không chủ ý đi sâu phân tích tất cả các khía 
cạnh của quyền sử dụng hợp lý mà chỉ tập 
trung vào quyền sao chép “hợp lý” trong 
môi trường giáo dục. Theo Khoản 10, Điều 
4 LSHTT, sao chép là “việc tạo ra một hoặc 
nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi 
âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay 
hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ 
thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới 
hình thức điện tử”. Như đã đề cập, quyền 
sao chép là quyền tài sản cơ bản, quan trọng 
nhất của tác giả, các chủ thể khác muốn 
thực hiện quyền này phải xin phép tác giả 
hoặc chủ sở hữu quyền tác giả và phải trả 
Lê Thị Yến, Nguyễn Thị Minh Hạnh, Vũ Văn Tuấn, Đỗ Thị Kim Hương 
49 
tiền nhuận bút, thù lao và các lợi ích vật 
chất khác (Khoản 3, Điều 20 LSHTT). Tuy 
nhiên, nếu chỉ sao chép một bản nhằm mục 
đích nghiên cứu, giảng dạy của cá nhân 
(Điểm a, Khoản 1, Điều 25) thì hành vi sao 
chép này thuộc quyền sử dụng hợp lý, tức 
là không phải xin phép, trả thù lao cho tác 
giả, chủ sở hữu quyền tác giả. 
Áp dụng trong lĩnh vực giáo dục, quyền 
sao chép “hợp lý” sẽ thuộc về giáo viên, 
giảng viên (người thực hiện hoạt động 
giảng dạy) với số lượng là một bản. Vậy 
nếu học sinh, sinh viên thực hiện hành vi 
sao chép, ví dụ photo sách giáo khoa, giáo 
trình, bài giảng để phục vụ việc học tập 
của cá nhân thì hành vi đó có thuộc phạm vi 
quyền sử dụng hợp lý (theo Điểm a, Khoản 
1, Điều 25, LSHTT) hay không? Trong bối 
cảnh giáo trình, bài giảng và các tài liệu học 
tập khác bị sao chép một cách “vô tội vạ”, 
được thực hiện bởi cả học sinh, sinh viên và 
các cơ sở photo, in ấn lậu, nhằm cả mục 
đích thương mại và phi thương mại như 
hiện nay, hầu hết các ý kiến, trong đó phần 
nhiều là ý kiến các luật gia, luật sư, giảng 
viên luật, đều cho rằng việc photo giáo 
trình, bài giảng của sinh viên là vi phạm 
quyền tác giả do hoạt động học tập của học 
sinh, sinh viên không thuộc phạm vi “giảng 
dạy, nghiên cứu” [2], [1]. Hơn nữa, nếu coi 
học tập cũng là một quá trình “nghiên cứu” 
thì việc học sinh, sinh viên photo giáo trình 
thay vì việc mua sách in vẫn là hành vi vi 
phạm quyền tác giả, bởi theo Khoản 2, Điều 
25, LSHTT, rõ ràng việc sinh viên sử dụng 
sách photo sẽ gây phương hại đến lợi ích 
kinh tế của tác giả, chủ sở hữu quyền tác 
giả [1]. Chỉ một số ít ý kiến bảo vệ hành vi 
photo giáo trình của sinh viên vì lý do kinh 
tế [3], [8]. Như vậy, theo pháp luật Việt 
Nam, người học trong cơ sở giáo dục nói 
chung, sinh viên nói riêng không phải là đối 
tượng của quyền sử dụng hợp lý trong lĩnh 
vực sao chép tác phẩm. 
3. Quyền sao chép “hợp lý” có nên mở 
rộng cho người học: đánh giá trên cơ sở 
lý thuyết về quyền sử dụng hợp lý 
Vậy quyền sao chép của người học có nên 
bị cấm tuyệt đối hay không? Nếu cho phép 
thì ở phạm vi nào để tránh phương hại đến 
quyền tác giả? Trên cơ sở lý thuyết về 
quyền sử dụng hợp lý, nhóm tác giả xin 
được nêu quan điểm đồng tình, ủng hộ việc 
mở rộng quyền sao chép “hợp lý” cho 
người học, song phải đi liền với các biện 
pháp để tránh sự lạm dụng và xâm hại đến 
quyền, lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở 
hữu quyền tác giả. 
3.1. Quyền sao chép “hợp lý” nên được mở 
rộng cho người học 
Có một xu hướng chung mà hầu hết các 
quốc gia trên thế giới áp dụng, đó là nới 
rộng quyền sử dụng hợp lý trong lĩnh vực 
giáo dục do tính chất của lĩnh vực giáo dục 
là phi lợi nhuận và là môi trường truyền bá 
tri thức, phát triển sáng tạo, phù hợp với 
mục tiêu mà pháp luật quyền tác giả hướng 
tới. Tuy Công ước Berne chỉ đề cập đến 
một trường hợp điển hình được áp dụng 
quyền sử dụng hợp lý là giảng dạy tại Điều 
10.2, pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới 
đã mở rộng phạm vi áp dụng tới cả hoạt 
động học tập. Có thể lấy ví dụ điển hình 
như Luật Quyền tác giả Trung Quốc tại 
Khoản 1, Điều 22, Luật liên bang về Quyền 
tác giả Mỹ tại Khoản 7 Điều 107, Luật 
Quyền tác giả Canada tại Điều 29, Luật 
Quyền tác giả và các quyền liên quan của 
Vương quốc Oman tại Điều 20, Luật Quyền 
tác giả Australia tại Điều 40, v.v.. Như vậy, 
không chỉ có giáo viên, giảng viên, nhà 
nghiên cứu được trao quyền sử dụng hợp lý 
mà học sinh, sinh viên cũng được sao chép 
tác phẩm mà không phải xin phép hay trả 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 4 - 2019 
 50 
thù lao để phục vụ cho mục đích học tập 
hoặc nghiên cứu của mình. 
Việc trao quyền sử dụng hợp lý nói 
chung, quyền sao chép nói riêng đối với 
người học trong môi trường giáo dục được 
xem là một công cụ có ảnh hưởng tích cực 
đến hiệu quả giảng dạy, học tập, làm giảm 
một cách đáng kể chi phí cho toàn xã hội, 
và đặc biệt có ý nghĩa trong nền kinh tế tri 
thức [4, tr.634]. Đặc biệt, học sinh, sinh 
viên lại là đối tượng “công chúng” phổ biến 
nhất của các tài liệu học thuật, cũng là đối 
tượng có nhu cầu được phổ biến và tiếp cận 
tri thức lớn nhất, có tiềm năng sáng tạo dựa 
trên vốn tri thức tiếp cận được, nên việc mở 
rộng quyền này đối với người học sẽ phù 
hợp với mục tiêu cao nhất của quyền tác 
giả, cũng như mục tiêu cốt lõi của quyền sử 
dụng hợp lý là thúc đẩy, phát triển và 
truyền bá văn hóa, tri thức [5]. Hơn nữa, 
theo kết quả nghiên cứu của đề tài “Thực 
hiện quyền tác giả trong việc sử dụng giáo 
trình, bài giảng của sinh viên Học viện 
Nông nghiệp Việt Nam” được nhóm tác giả 
thực hiện (Đề tài khoa học cấp Học viện mã 
số T2018-09-66, thực hiện năm 2018), 
giảng viên, sinh viên được phỏng vấn đã 
nêu ra rất nhiều khó khăn, vướng mắc nếu 
người học không phải là chủ thể được thực 
hiện quyền sao chép theo Điểm a, Khoản 1, 
Điều 25 LSHTT. Thứ nhất, hoạt động học 
tập không chỉ là quá trình nghiên cứu lý 
thuyết, mà còn thể hiện sự sáng tạo của sinh 
viên thông qua seminar, bài tập nhóm, bài 
tập lớn, do đó đòi hỏi người học phải sưu 
tầm, kết hợp nhiều loại giáo trình, tài liệu 
tham khảo khác nhau. Hoạt động này sẽ dẫn 
đến chi phí khổng lồ đối với sinh viên nếu 
họ buộc phải mua tài liệu in mà không được 
quyền sao chép. Thứ hai, giảng viên có 
quyền sao chép để phục vụ giảng dạy, 
nhưng lại chỉ được sao chép một bản nên 
không tương xứng với quy mô lớp học, hạn 
chế hiệu quả giảng dạy. Thứ ba, có những 
giáo trình được giảng viên sử dụng để phục 
vụ giảng dạy, nhưng đã quá cũ, không còn 
được xuất bản nữa, nên nếu hạn chế việc 
sao chép sẽ gây cản trở lớn cho việc học tập 
của sinh viên. Thứ tư, sinh viên cũng đặt ra 
câu hỏi: không biết tác giả ở đâu mà xin 
phép, vì Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam 
(VIETRRO) có làm cầu nối giữa tác giả và 
người sử dụng tác phẩm, nhưng không phải 
tất cả các tác giả đều giao kết hợp đồng ủy 
quyền với Hiệp hội quyền sao chép để thực 
hiện việc cấp phép cho các đối tượng muốn 
tiếp cận [2, tr.32]. 
Có thể nói, nếu phạm vi quyền sao chép 
theo Điểm a, Khoản 1, Điều 25, LSHTT 
được đặt ra quá hẹp như hiện nay, tuy 
người có lợi sẽ là tác giả, chủ sở hữu quyền 
tác giả, nhưng người chịu “thiệt thòi” sẽ là 
toàn xã hội nói chung vì chi phí cho hoạt 
động đào tạo sẽ gia tăng, hiệu quả đào tạo 
giảm sút, quyền tiếp cận tri thức của người 
học bị ảnh hưởng và khả năng sáng tạo, 
cống hiến cho tri thức chung sẽ bị hạn chế. 
Do vậy, ngoài phạm vi “giảng dạy, nghiên 
cứu” như quy định hiện hành, pháp luật nên 
mở rộng quyền sao chép trong lĩnh vực học 
tập như kinh nghiệm của các quốc gia trên 
thế giới. 
3.2. Không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp 
pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả 
Như đã đề cập, quyền sử dụng hợp lý phải 
tuân thủ theo nguyên tắc chung là không 
được gây ảnh hưởng đến sự khai thác bình 
thường tác phẩm và không được phương 
hại đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở 
hữu quyền tác giả. Mặc dù mục tiêu cao 
nhất của quyền tác giả là thúc đẩy, phát 
triển và truyền bá văn hóa và tri thức, lợi 
ích của xã hội vẫn phải được đặt trong mối 
tương quan với quyền lợi của tác giả, vì rốt 
cục tác giả vẫn là người đưa tác phẩm đến 
với công chúng, nên thù lao mà tác giả 
Lê Thị Yến, Nguyễn Thị Minh Hạnh, Vũ Văn Tuấn, Đỗ Thị Kim Hương 
51 
được hưởng sẽ khuyến khích, thúc đẩy sáng 
tạo từ phía tác giả, qua đó đóng góp cho sự 
phát triển khoa học, nghệ thuật nói chung 
[3, tr.454]. Nếu quyền sử dụng hợp lý bị lợi 
dụng để xâm hại đến quyền lợi chính đáng 
của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, sự 
tương quan nói trên không còn được đảm 
bảo, tác giả không còn động lực để sáng 
tạo, do đó mục tiêu cốt lõi của quyền sử 
dụng hợp lý cũng không đạt được. Chính vì 
lý do này, quyền sử dụng hợp lý luôn phải 
đi liền với các biện pháp để tránh sự xâm 
hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tác 
giả, chủ sở hữu quyền tác giả. 
Quay trở lại quyền sao chép trong môi 
trường giáo dục, nếu mở rộng quyền này 
cho người học, các biện pháp về mặt pháp 
lý cần được quy định một cách chặt chẽ để 
tránh tình trạng vi phạm quyền tác giả xảy 
ra tràn lan như hiện nay. Trong cuộc điều 
tra được nhóm tác giả thực hiện trong 
khuôn khổ đề tài cấp trường đã nêu tại Học 
viện Nông nghiệp Việt Nam, sinh viên 
thuộc mẫu điều tra sử dụng trung bình 72% 
số lượng giáo trình là giáo trình photo - lý 
do sinh viên đưa ra hầu hết là vì rẻ hoặc 
tiện. Bên cạnh đó, hành vi vi phạm lại được 
tiếp tay bởi các cửa hàng photo, vì họ cho 
rằng “photo theo yêu cầu của sinh viên là 
không vi phạm, chỉ thực hiện việc photo 
hàng loạt nhằm mục đích thương mại mới 
là vi phạm”, hoặc thậm chí bởi chính các 
giảng viên phụ trách môn học do “thương 
sinh viên” và phần lớn hiểu lầm rằng “sao 
chép nhằm mục đích học tập là hành vi hợp 
pháp”. Như vậy, trong trường hợp này, 
hành vi sao chép của sinh viên rõ ràng đi 
ngược lại với lý thuyết về quyền sử dụng 
hợp lý vì photo cả cuốn tài liệu thay vì việc 
mua sách in sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi 
ích kinh tế của tác giả. 
Vậy để tránh phương hại đến lợi ích của 
tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, cần phải 
có những biện pháp nào để kiểm soát? Kinh 
nghiệm trên thế giới đã cho thấy rất nhiều 
biện pháp khác nhau được áp dụng nhằm 
một mặt đảm bảo quyền sử dụng hợp lý của 
công chúng, nhưng mặt khác vẫn đảm bảo 
quyền tác giả không bị xâm hại. 
Thứ nhất, chỉ cho phép sao chép một 
phần nhất định của tác phẩm. “Một phần” 
có thể được ấn định bằng một tỷ lệ nhất 
định, hoặc có thể được đánh giá qua từng 
trường hợp cụ thể. Chẳng hạn, theo Luật 
Quyền tác giả của Australia, tại Khoản 5, 
Điều 40 có quy định tỷ lệ là 10% số trang 
(đối với bản in) hoặc số từ (đối với bản điện 
tử) hoặc một chương nếu ấn phẩm chia 
thành các chương. Hoặc cũng có thể đánh 
giá qua từng trường hợp dựa trên các tiêu 
chí được pháp luật đưa ra, ví dụ Luật 
Quyền tác giả Hoa Kỳ, tại Điều 107, số 
lượng và tỷ lệ của tác phẩm sao chép được 
xem xét kết hợp cùng với 3 tiêu chí khác, 
đó là: mục đích và tính chất của việc sử 
dụng (thương mại hay phi thương mại); tính 
chất của tác phẩm được sao chép; ảnh 
hưởng của việc sao chép đến thị trường 
tiềm năng và giá trị của tác phẩm được sao 
chép. Đối chiếu với pháp luật Việt Nam, 
quy định cho phép sao chép “một bản” rõ 
ràng sẽ tạo cơ chế khuyến khích sử dụng 
bản photo hơn là tác phẩm gốc, gây thiệt 
hại vật chất cho tác giả, chủ sở hữu quyền 
tác giả. Do vậy, giới hạn của quyền sao 
chép nên được quy định như kinh nghiệm 
của các quốc gia nêu trên. 
Thứ hai, chỉ được phép sao chép nếu 
không có các phương án thay thế. Hướng 
tiếp cận này được thể hiện trong quá trình 
thực thi quyền tác giả tại nhiều quốc gia 
trên thế giới. Cụ thể, tại Canada - quốc gia 
theo truyền thống luật án lệ, Tòa án tối cao 
Canada, tại vụ án CCH Canadian Ltd v. 
Law Society of Upper Canada (2004) đã ra 
kết luận: nếu tài liệu bản quyền đã có sẵn 
đối với người muốn tiếp cận (qua hệ thống 
thư viện hoặc có sẵn trên thị trường...) thì 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 4 - 2019 
 52 
hành vi sao chép không thuộc phạm vi của 
quyền sử dụng hợp lý, hoặc nếu không cần 
sao chép mà vẫn thực hiện được mục đích 
như mong muốn của người tiếp cận (ví dụ 
để bình luận, minh họa) thì hành vi sao 
chép vẫn bị coi là vi phạm [5, tr.446]. Hoặc 
tại Hoa Kỳ, trong Hướng dẫn về quyền sao 
chép trong phạm vi lớp học áp dụng đối với 
cơ sở giáo dục phi lợi nhuận năm 1976, 
hành vi sao chép chỉ được thực hiện nếu đó 
không phải là phương án thay thế cho việc 
mua sách in hoặc các tạp chí xuất bản định 
kỳ (Điểm C, Mục III) [9, tr.8]. Trong bối 
cảnh người học thường tìm đến sách photo 
như một phương án thay thế cho sách in 
nhằm “tiết kiệm chi phí”, hướng tiếp cận 
nêu trên có thể là một gợi ý cho quá trình 
sửa đổi luật của Việt Nam nhằm tránh tình 
trạng vi phạm quyền tác giả. 
Thứ ba, đánh thuế đối với hoạt động 
photo. Tuy biện pháp này chưa được áp 
dụng tại Việt Nam, nhưng trên thế giới đã 
được nhiều quốc gia áp dụng. Theo nghiên 
cứu năm 2014 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ 
thế giới (WIPO) và Liên Hợp Quốc tế các 
tổ chức quyền sao chép (IFRRO), hiện có 
29 quốc gia trên thế giới áp dụng đánh thuế 
đối với hoạt động sao chép [11]. Đây thực 
chất là phí bản quyền đối với hoạt động sao 
chép, áp dụng đối với nhà sản xuất, nhập 
khẩu máy móc, thiết bị phục vụ việc sao 
chép như máy photo, máy scan và người 
thực hiện cung cấp dịch vụ như chủ cửa 
hàng photo... tuy nhiên người chi trả cuối 
cùng vẫn là khách hàng - người mong muốn 
thực hiện hành vi sao chép. Khoản thuế thu 
được sẽ được phân phối lại cho các tác giả, 
chủ sở hữu quyền tác giả một cách trực tiếp 
hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức đại 
diện quyền tác giả. Đây có thể là hướng đi 
phù hợp với Việt Nam để người tiếp cận tác 
phẩm nói chung, người học nói riêng có 
trách nhiệm hơn đối với việc sao chép tác 
phẩm, không sao chép chỉ nhằm mục đích 
“thuận tiện” hoặc “giảm chi phí” mua tác 
phẩm được bảo hộ quyền tác giả. 
Thứ tư, xã hội hóa quyền sao chép. Trên 
thế giới, đây là mô hình khá phổ biến để 
thực hiện việc cấp phép sao chép (có trả phí 
bản quyền) thông qua các tổ chức đại diện 
quyền tác giả. Theo đó, tác giả, chủ sở hữu 
quyền tác giả có thể ủy quyền cho các tổ 
chức này để cấp quyền sao chép cho các đối 
tượng có nhu cầu tiếp cận tác phẩm, tiền 
phí bản quyền sẽ được thu và phân phối lại 
cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Như 
đã đề cập, mô hình này đã xuất hiện ở Việt 
Nam thông qua VIETRRO. Với mô hình 
này, mỗi năm, học sinh, sinh viên chỉ phải 
trả một khoản chi phí nhỏ để có thể sao 
chép một số lượng lớn tác phẩm được bảo 
hộ quyền tác giả. Tuy nhiên, mức độ xã hội 
hóa hoạt động này tại Việt Nam chưa thực 
sự cao nên chưa đáp ứng hết nhu cầu của 
người học nói riêng, công chúng tiếp cận 
tác phẩm nói chung [2, tr.32]. Do vậy, trong 
tương lai, việc tham khảo các mô hình tiên 
tiến trên thế giới là thực sự cần thiết để đẩy 
mạnh xã hội hóa hoạt động này, một mặt 
nhằm mở rộng quyền tiếp cận của công 
chúng nói chung, người học nói riêng đối 
với tác phẩm, mặt khác nhằm hạn chế tình 
trạng sao chép không thể kiểm soát như 
hiện nay. 
4. Kết luận 
“Khi một độc giả bình thường quyết định từ 
bỏ việc sử dụng tác phẩm do phí bản quyền 
quá cao, chỉ cá nhân đó là người chịu thua 
thiệt. Nhưng khi một học giả từ bỏ việc sử 
dụng tác phẩm xã hội sẽ mất đi sự đóng 
góp của anh ta cho tri thức” [4, tr.617]. Câu 
nói của thẩm phán Blackmun, Tòa án Tối 
cao liên bang Mỹ trong vụ án Sony Corp. of 
Am. V. Universial City Studios, Inc., năm 
1984 một lần nữa cho thấy mối tương quan 
Lê Thị Yến, Nguyễn Thị Minh Hạnh, Vũ Văn Tuấn, Đỗ Thị Kim Hương 
53 
giữa quyền tác giả và lợi ích của toàn xã 
hội. Tuy học sinh, sinh viên chưa thể được 
coi là “học giả”, song tiềm năng đóng góp 
của họ vào kho tàng tri thức của xã hội là 
không thể phủ nhận. Do vậy, quan điểm của 
nhóm tác giả được thể hiện xuyên suốt 
trong bài viết là nên trao cho người học 
quyền sao chép mà không phải xin phép, trả 
thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác 
giả để phục vụ mục đích học tập của cá 
nhân. Điều này cũng phù hợp với xu hướng 
tiến bộ trên thế giới. 
Đồng thời, nhóm tác giả cũng nêu quan 
điểm ủng hộ siết chặt quản lý để tránh tình 
trạng quyền sao chép trên bị lạm dụng làm 
phát sinh các hành vi xâm phạm đến quyền 
và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu 
quyền tác giả. Theo đó, pháp luật quyền tác 
giả tại Việt Nam nên được sửa đổi, bổ sung 
theo hướng kiểm soát phạm vi sao chép 
(một phần tác phẩm), tính chất, sự cần thiết 
của hành vi sao chép (hành vi sao chép cần 
thiết hay không hay chỉ để phục vụ mục 
đích thay thế mua tác phẩm được bảo hộ 
quyền tác giả); mặt khác có thể đánh thuế 
hoạt động photo và đẩy mạnh xã hội hóa 
hoạt động sao chép theo kinh nghiệm của 
các quốc gia đi trước. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Lê Thị Nam Giang, Nguyễn Ngọc Lâm, 
Nguyễn Thị Bích Ngọc (2007), “Về quyền 
photocopy tác phẩm trong môi trường giáo 
dục”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 2. 
[2] Đặng Công Tráng, Lâm Thành Sơn (2017), 
“Hoạt động sao chụp tác phẩm của tác giả 
trong hệ thống giáo dục - thực trạng và một số 
kiến nghị”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học 
Trà Vinh, số 25. 
 [3] Ben Depoorter, Francesco Parisi (2002), “Fair 
Use and Copyright Protection: a Price Theory 
explanation”, International Review of Law and 
Economics, Vol. 21. 
[4] Carol M. Silberberg (2001), “Preserving 
Educational Fair Use in the Twenty First Century”, 
Southern California Law Review, Vol. 74. 
[5] Muhammad Masum Billah, Saleh Albarashdi 
(2018), “Fair or Free Use of Copyrighted 
Materials in Education and Research and the 
Limit of Such Use”, Chicago-Kent Journal of 
Intellectual Property, Vol. 17. 
[6] Pierre N. Leval (1990), “Toward a Fair Use 
Standard”, Harvard Law Review, Vol. 103. 
[7]  
phat-nu-sinh-photo-giao-trinh-va-chuyen-luat-
phap-thong-thai-356609.html (truy cập lần 
cuối vào ngày 2/11/2018) 
[8] 
luat-sinh-vien-mang-giao-trinh-photo-la-thieu-
can-cu-post221118.info (truy cập lần cuối vào 
ngày 2/11/2018) 
[9]  
tion-of-copyrighted-works-by-educators-and-
librarians.pdf (last visited on October 2, 2018) 
[10]  
erty/489/wipo_pub_489.pdf (last visited on 
October 2, 2018) 
[11]  
rro_pub_1042_2017.pdf (last visited on 
October 2, 2018) 

File đính kèm:

  • pdfquyen_sao_chep_cua_nguoi_hoc_nhin_tu_goc_do_quyen_su_dung_ho.pdf