Sau 100 năm - Từ nguồn sáng Đông Kinh Nghĩa Thục

Năm 2007 là chẵn 100 năm khai mở và kết thúc Đông Kinh

nghĩa thục (ĐKNT)(**)- ngôi trường tư thục đầu tiên, hay nói

đúng hơn là một phong trào - phong trào ĐKNT nhằm đem lại

một chuyển đổi cách mạng về nội dung và phương thức hoạt

động trong lịch sử giáo dục Việt Nam. Phỏng theo mô hình

Khánh ứng nghĩa thục của Nhật Bản, ĐKNT chủ trương đưa

tư tưởng dân chủ và văn minh phương Tây thay cho kinh điển

Nho gia để chuyển đổi đầu óc quốc dân, chấn hưng công nghệ

và canh tân đất nước. Từ địa chỉ số 4 Hàng Đào, Hà Nội - nhà

riêng của Thục trưởng Lương Văn Can, ĐKNT nhanh chóng

mở rộng địa bàn hoạt động ra nhiều tỉnh ở Bắc bộ và Trung

bộ; và gây nên một chấn động lớn trong đời sống tinh thần dân

tộc vào thập niên đầu thế kỷ XX. ĐKNT bị thực dân Pháp đàn

áp dữ dội sau 7 tháng hoạt động, nhưng tinh thần canh tân

đất nước, và tư tưởng cốt lõi: có canh tân (đổi mới) đất nước

mới giành và giữ được đất nước của ĐKNT là vẫn có giá trị

cho một thế kỷ để đến với sự nghiệp Đổi mới do Đảng Cộng sản

Việt Nam lãnh đạo từ hai thập niên cuối thế kỷ XX.

 

pdf 6 trang yennguyen 4640
Bạn đang xem tài liệu "Sau 100 năm - Từ nguồn sáng Đông Kinh Nghĩa Thục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sau 100 năm - Từ nguồn sáng Đông Kinh Nghĩa Thục

Sau 100 năm - Từ nguồn sáng Đông Kinh Nghĩa Thục
sau 100 năm - từ nguồn sáng 
đông kinh nghĩa thục 
Phong Lê
(*)
Năm 2007 là chẵn 100 năm khai mở và kết thúc Đông Kinh 
nghĩa thục (ĐKNT)
(**)
- ngôi tr−ờng t− thục đầu tiên, hay nói 
đúng hơn là một phong trào - phong trào ĐKNT nhằm đem lại 
một chuyển đổi cách mạng về nội dung và ph−ơng thức hoạt 
động trong lịch sử giáo dục Việt Nam. Phỏng theo mô hình 
Khánh ứng nghĩa thục của Nhật Bản, ĐKNT chủ tr−ơng đ−a 
t− t−ởng dân chủ và văn minh ph−ơng Tây thay cho kinh điển 
Nho gia để chuyển đổi đầu óc quốc dân, chấn h−ng công nghệ 
và canh tân đất n−ớc. Từ địa chỉ số 4 Hàng Đào, Hà Nội - nhà 
riêng của Thục tr−ởng L−ơng Văn Can, ĐKNT nhanh chóng 
mở rộng địa bàn hoạt động ra nhiều tỉnh ở Bắc bộ và Trung 
bộ; và gây nên một chấn động lớn trong đời sống tinh thần dân 
tộc vào thập niên đầu thế kỷ XX. ĐKNT bị thực dân Pháp đàn 
áp dữ dội sau 7 tháng hoạt động, nh−ng tinh thần canh tân 
đất n−ớc, và t− t−ởng cốt lõi: có canh tân (đổi mới) đất n−ớc 
mới giành và giữ đ−ợc đất n−ớc của ĐKNT là vẫn có giá trị 
cho một thế kỷ để đến với sự nghiệp Đổi mới do Đảng Cộng sản 
Việt Nam lãnh đạo từ hai thập niên cuối thế kỷ XX. 
ăm nay, năm 2007 là chẵn 100 
năm khai mở và kết thúc tr−ờng 
ĐKNT. 
Đó là tr−ờng t− thục (dân lập) đầu 
tiên, đem lại một chuyển đổi cách 
mạng về nội dung và ph−ơng thức 
hoạt động trong lịch sử giáo dục Việt 
Nam. 
Tr−ớc đó hàng ngàn năm, nền giáo 
dục và khoa cử ở ta là một khuôn hình 
ổn định, nhằm đào tạo các thế hệ kẻ 
Sỹ, để làm quan hoặc làm thầy. Và 
khi chủ nghĩa thực dân Pháp thiết lập 
đ−ợc nền thống trị, sau kết thúc phong 
trào Cần V−ơng, vào những năm cuối 
thế kỷ XIX, thì một nền giáo dục Pháp 
Việt cũng chỉ mới b−ớc đầu hình 
thành nhằm phục vụ cho mục tiêu 
“khai hoá” của ông chủ lớn là n−ớc Mẹ 
Đại Pháp...(∗)(∗∗) 
Còn ĐKNT phỏng theo mô hình 
Khánh ứng nghĩa thục (Keio Giguku) 
của Phúc-trạch-dụ-cát (Fukuzawa 
Yukichi) khai giảng năm 1858 ở Nhật 
Bản, là nhằm đ−a t− t−ởng dân chủ và 
văn minh khoa học Thái Tây thay cho 
kinh điển Nho gia để chuyển đổi đầu 
óc quốc dân, chấn h−ng công nghệ và 
thực nghiệm, và canh tân đất n−ớc. 
Thay cho cái học cử tử “chi hồ, dã dã” 
(∗)
 GS. Viện Văn học, Viện KHXH Việt Nam. 
(∗∗)
 Khai giảng tháng 3/1907; đóng cửa tháng 
12/1907. 
n 
 Thông tin Khoa học xã hội, số 4.2007 4 
sẽ là lịch sử, địa d−, cách trí, toán 
pháp... Là những lý thuyết mới đến từ 
các trào l−u triết học và t− t−ởng dân 
chủ của ph−ơng Tây, qua những cái 
tên lạ mà hấp dẫn, lần đầu tiên đến 
với giới trí thức Nho học Việt Nam, 
nh− A-lý-sĩ-đa-đức (Aristote), T−-
cách-lạp-đề (Socrate), Bá-lạp-đồ 
(Platon), Bồi-căn (Bacon), Đích-tạp-
nhi (Descartes)... Rồi L−-thoa 
(Rousseau), Mạnh-đức-t−-c−u 
(Montesquieu), Phúc-lộc-đặc-nhĩ 
(Voltaire)... Rồi các danh nhân nh− 
Bỉ-đắc đại đế (Pierre le Grand), Hoa- 
thịnh-đốn (Washington), Nã-phá-luân 
(Napoléon)... Là Văn minh tân học 
sách, với 6 ph−ơng án: dùng văn tự 
n−ớc nhà, hiệu đính sách vở, sửa đổi 
phép thi, cổ vũ nhân tài, chấn h−ng 
công nghệ, mở toà báo... để dạy cho 
quốc dân cách thức tự c−ờng, v−ơn lên, 
bình đẳng với thiên hạ. Là cả một hệ 
sách giáo khoa nhằm vào lịch sử dân 
tộc gồm những Quốc dân độc bản, 
Quốc văn giáo khoa th−, Nam quốc 
giai sự, Nam quốc vĩ nhân truyện, 
Nam quốc sử l−ợc, Nam quốc địa d−... 
bên cạnh ẩm băng thất của L−ơng 
Khải Siêu, Trung Quốc hồn, Doanh 
hoàn chí l−ợc... Là sự tiếp nhận và 
phổ cập cả một phong trào thơ văn yêu 
n−ớc từng sôi nổi suốt nửa thế kỷ 
tr−ớc và bây giờ đ−ợc tiếp tục trên 
tinh thần mới, nh− Kêu hồn n−ớc, 
Phen này cắt tóc đi tu (Nguyễn 
Quyền), Đề tỉnh quốc dân ca (Khuyết 
danh), Đề tỉnh quốc dân hồn, Hải 
ngoại huyết th− (Phan Bội Châu), 
Tỉnh quốc hồn ca (Phan Châu Trinh), 
Thiết tiền ca (Nguyễn Phan Lãng), Bài 
ca địa d− và lịch sử n−ớc nhà (Ngô 
Quý Siêu), á-tế-á ca, Kể chuyện năm 
châu... Là Cáo hủ lậu văn để phê phán 
và phủ định cái học hủ lậu hàng nghìn 
năm và kêu gọi h−ớng tới một nền học 
mới... Đây là một cơ hội hiếm có, để 
cho tất cả những tri thức mới cùng thơ 
văn yêu n−ớc đến đ−ợc trực tiếp với 
công chúng là ng−ời đọc, ng−ời học, 
ng−ời giảng, ng−ời nghe, trong bối 
cảnh một cuộc duy tân vừa phát động 
đã trở nên sôi động, nhờ vào ph−ơng 
thức hoạt động có tổ chức t−ơng đối 
bài bản: không chỉ là giảng dạy mà 
còn là tuyên truyền, cổ động; không 
chỉ là lý thuyết sách vở mà gắn với 
thực nghiệm; không chỉ là thuyết 
trình mà còn là biên soạn và nhân 
rộng, “phát tán” các tài liệu... Và cái 
mới khi đã đ−ợc công chúng đón nhận 
trong tâm lý hồ hởi thì sẽ có sức lan 
toả rất nhanh chóng; chỉ riêng một 
chuyện kêu gọi cắt tóc mà thành 
phong trào lan khắp các đô thị Bắc và 
Trung - phong trào cắt tóc 
(mouvement de la tonsure) đến từ thơ 
văn và tràn vào thơ văn: “Cúp hè! Cúp 
hè! Thẳng thẳng cho khéo. Bỏ cái hèn 
này. Bỏ cái dại này. Cho khôn cho 
mạnh. ở với ông Tây!”; nói rằng: “ở 
với ông Tây”, nh−ng rồi sẽ bị chính 
ông chủ Tây truy đuổi và cấm đoán. 
Từ địa chỉ 4 Hàng Đào (nhà riêng 
của cụ Cử L−ơng Văn Can), ĐKNT 
nhanh chóng mở rộng địa bàn hoạt 
động, không chỉ ở thủ đô 36 phố 
ph−ờng mà còn loang ra nhiều tỉnh 
thành khác nh− Sơn Tây, Hà Đông, 
Thái Bình, Hải D−ơng, Thanh Hoá, 
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, 
Quảng Ngãi, Bình Thuận... Chỉ 
khoảng một năm hoạt động, trong đó 
có ba tháng ch−a có giấy phép, ĐKNT 
đã gây nên một chấn động trong đời 
sống văn hoá- tinh thần của dân tộc. 
Nếu hiểu đồng thời với ĐKNT, 
Nguyễn Khuyến còn âm thầm làm thơ 
Sau 100 năm - 5 
Nôm, và tìm thú vui trong x−ớng hoạ 
với vài bạn tri âm ở làng Bùi; và Tú 
X−ơng chỉ mới kết thúc nghiệp thi cử 
sau 8 khoa đeo đẳng mà không v−ợt 
đ−ợc cái ng−ỡng Tú tài; và mãi đến 
năm 1919 khoa thi chữ Hán cuối cùng 
bị bãi bỏ thì mới thấy sự sôi động của 
nền học mới mà ĐKNT khởi x−ớng cho 
đời sống học đ−ờng là đột xuất biết 
chừng nào. 
Nếu nhớ rằng, chỉ mới dăm năm 
tr−ớc đó, vào mở đầu thế kỷ XX, thực 
dân Pháp sau khi dập tắt phong trào 
Cần V−ơng, đã bắt tay ngay vào cuộc 
khai thác thuộc địa lần thứ nhất một 
cách yên tâm và vững chí nh− trong 
Báo cáo gửi về Bộ Thuộc địa ở Paris 
của Toàn quyền Paul Doumer, ng−ời 
vừa mới cho khánh thành vào năm 
1902 chiếc cầu lớn mang chính tên 
mình, bắc qua sông Hồng (nay là cầu 
Long Biên): “Mấy năm nay không một 
ng−ời lính Pháp nào chết vì trận mạc 
ở Đông D−ơng”; và lời phụ hoạ của 
Nguyễn Thân - kẻ đã cho thiêu xác 
Phan Đình Phùng thành tro rồi bắn 
xuống sông La, là “cao trảm vô −u” (cứ 
gối cao đầu mà ngủ chẳng phải lo lắng 
gì), thì sự xuất hiện của phong trào 
Đông du, Duy tân và ĐKNT từ sau 
1905 là một bất ngờ lịch sử lớn đến 
thế nào đối với chính quyền thuộc địa. 
Nh−ng đối với dân tộc, trong chặng 
đ−ờng ngắn rất mực im ắng này, lại là 
một chuẩn bị âm thầm và quyết liệt 
của cả một thế hệ nhà Nho có đ−ợc sự 
tiếp xúc với t− t−ởng dân chủ và văn 
minh ph−ơng Tây, đến từ Tân th−, 
đang trong khao khát tìm đ−ờng nh− 
Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, 
Nguyễn Th−ợng Hiền, Trần Quý Cáp, 
Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế... và 
những ng−ời rồi sẽ chủ trì ĐKNT nh− 
L−ơng Văn Can, Nguyễn Quyền,... 
Với ĐKNT - đó là một cuộc tập 
hợp lực l−ợng trí thức rộng rãi và đông 
đảo nhất trong lịch sử, nhằm vào mục 
tiêu canh tân, phục h−ng đất n−ớc, bởi 
cái ý thức sâu sắc có canh tân thì mới 
cứu đ−ợc n−ớc. Do mục tiêu đó nên 
những ng−ời chủ trì và cộng tác của 
ĐKNT, tất cả đều là những nhà Nho 
có đầu óc canh tân trong cả hai phái 
bạo động và cải cách, “ám xã” và 
“minh xã”, gồm từ Phan Bội Châu, 
Phan Châu Trinh, Nguyễn Th−ợng 
Hiền, Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn, 
Trần Quý Cáp... đến D−ơng Bá Trạc, 
Hoàng Tăng Bí, Đào Nguyên Phổ, 
Nguyễn Quyền, L−ơng Văn Can...; 
cùng một số trí thức Tây học cũng có 
vốn Nho học, đang mong muốn tạo 
một g−ơng mặt mới cho văn hoá, văn 
ch−ơng, học thuật dân tộc nh− 
Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Bá Học, 
Phạm Duy Tốn... 
Chuyển giao từ nền học cũ sang 
nền học mới, ĐKNT chủ tr−ơng dạy cả 
ba loại chữ: Pháp, Hán, Quốc ngữ; 
trong đó Pháp đ−ơng nhiên là đ−ợc 
lòng chính quyền, nh−ng sự thật cũng 
là rất cần để cho giới trí thức trực tiếp 
đến với nền văn minh chính quốc sau 
con đ−ờng gián tiếp qua Tân th−; Hán 
- thì mặc dù đã có ng−ời quyết liệt 
phản đối nh− Phan Châu Trinh: “Bất 
phế Hán tự bất túc dĩ cứu Nam quốc” 
(Không bỏ chữ Hán không cứu đ−ợc 
n−ớc), nh−ng vẫn cần học để không 
cắt đứt với văn hoá truyền thống; còn 
Quốc ngữ thì đ−ơng nhiên ở vị trí −u 
tiên: “Chữ Quốc ngữ là hồn của 
n−ớc”... “Chữ ta ta phải thuộc làu...”. 
Ba loại chữ cho cả ba bậc học: tiểu, 
trung và đại học; và cho cả hai hệ học 
sinh nam và nữ - một hiện t−ợng cực 
kỳ mới mẻ, ch−a từng có trong lịch sử. 
Gọi là tr−ờng ĐKNT, nh−ng thực 
chất là một phong trào - phong trào 
ĐKNT bởi quy mô hoạt động của nó là 
gồm đến bốn Ban: Ban Giáo dục, Ban 
Tài chính, Ban Cổ động, Ban Tu th− 
 Thông tin Khoa học xã hội, số 4.2007 6 
nhằm chăm lo cho sự tồn tại và mở 
rộng hoạt động của ĐKNT, để từ khởi 
động là giáo dục với mục tiêu cải tạo 
và nâng cao dân trí mà chuyển sang 
văn hoá với mục tiêu là chấn h−ng và 
canh tân đất n−ớc, để đi đến cái đích 
cuối cùng là giải phóng dân tộc. 
Ta hiểu vì sao trong các tài liệu 
giáo khoa và thơ văn yêu n−ớc đ−ợc 
dùng để giảng dạy ở ĐKNT lại xuất 
hiện nhiều và dồn dập đến thế những 
Nam quốc, quốc dân, quốc hồn và hồn 
n−ớc, với một thiết tha “đề tỉnh”. 
Và câu thơ đúc kết đ−ợc đầy đủ 
nhất tinh thần ĐKNT, đó là: 
Tụng kinh Độc lập ở chùa Duy tân 
Một thức nhận với những mục tiêu 
và biện pháp tổ chức nh− thế vào thập 
niên mở đầu thế kỷ XX, khi đất n−ớc 
còn trong tối tăm mù mịt sau thất bại 
của biết bao tên tuổi sỹ phu - văn 
thân trong suốt nửa thế kỷ tr−ớc đó, 
phải nói là cực kỳ mới mẻ. 
Bị bủa vây và rình rập của chính 
quyền thuộc địa, sự tồn tại của một 
tr−ờng t− thục phải tìm đến sự tập hợp 
rất lớn của đội ngũ trí thức, và sự h−ởng 
ứng của quốc dân đang khao khát một 
cuộc đổi mới (canh tân), để khua dậy 
một cơn mê ngủ kéo quá dài trong lịch 
sử; bởi, theo họ, chính vì cơn mê ngủ đó 
mà đ−a tới thảm hoạ mất n−ớc: 
Sao không đập mạnh thét dài 
Cho ng−ời mê ngủ ai ai tỉnh dần? 
Sao không chống mảng mê tân 
Cho ng−ời chìm đuối lần lần v−ợt lên? 
(Cáo hủ lậu văn) 
Tất nhiên đến đ−ợc đích ấy, con 
đ−ờng còn rất xa; nh−ng ít nhất phải có 
đ−ợc một tỉnh thức, nh− một khởi động. 
Và tất nhiên, chỉ một khởi động 
nh− thế, với g−ơng mặt ngỡ nh− rất ôn 
hoà, chỉ nhằm cải tạo và nâng cao dân 
trí, chấn h−ng dân khí, thế mà thực 
dân đã rất kinh sợ. Bởi, với giác quan 
nhậy cảm của kẻ đi xâm l−ợc, bọn 
chúng đã “ngửi” thấy một cái gì thật 
bất an đang nhen nhóm ở phía d−ới. 
Trong gắn nối với phong trào Duy tân 
và Đông du hai năm về tr−ớc, và trong 
sự bùng nổ về sau, vào năm 1908, 
phong trào chống thuế ở Quảng Nam, 
cuộc bạo động của Đề Thám và vụ đầu 
độc Hà thành, ĐKNT đã bị đóng cửa 
sau 9 tháng hoạt động. Và ít lâu sau 
ngày đóng cửa, gần nh− tất cả những 
ai có liên quan và đóng góp cho ĐKNT 
đều bị bắt, rồi bị giam cầm, đầy ra 
Côn Đảo, với những cái án giam hàng 
chục năm, có ng−ời là chung thân, 
hoặc “trảm giam hậu” (tội chém 
nh−ng ch−a phải chém ngay); trong đó 
Lê Đại chịu án 15 năm, nhiều ng−ời 
khác chịu án chung thân; riêng Phan 
Châu Trinh bị “trảm quyết” sau đổi 
thành “trảm giam hậu”... 
Có thể nói sau cuộc tàn sát năm 
Thân (1908), năm Dậu (1909) diễn ra 
ngay sau ngày ĐKNT vỡ, cả một thế 
hệ trí thức Nho học yêu n−ớc có đầu óc 
canh tân đã bị giam cầm, đầy ải. Hết 
đất hoạt động, trong thân phận bị tù 
đày hoặc giam lỏng, họ chỉ có thể ngụ 
tâm sự và ý chí của mình vào những 
vần thơ cảm khái, làm nên một dòng 
thơ tù đặc sắc, khởi phát từ Côn Lôn 
của Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc 
Kháng, Đặng Nguyên Cẩn... tiếp tục 
dòng thơ yêu n−ớc ở ngoài đời. Có 
ng−ời trở lại việc ôn luyện Quốc ngữ 
hoặc học tiếng Pháp chỉ bằng một 
cuốn Từ điển, nhằm chuẩn bị hành 
trang cho ngày v−ợt tù hoặc ra tù. Cho 
đến hết Thế chiến Một, các án giam 
lần l−ợt đ−ợc giảm, để vào mở đầu 
thập niên 20, họ lần l−ợt đ−ợc trả tự 
do. Báo chí trở thành môi tr−ờng quan 
trọng cho sự tiếp tục chí h−ớng cách 
mạng của họ, nh− Ngô Đức Kế, Huỳnh 
Thúc Kháng, Phan Khôi... Nh−ng thời 
thế đã thay đổi kể từ sau Cách mạng 
Sau 100 năm - 7 
tháng M−ời Nga 1917. Sứ mệnh lịch 
sử giải phóng dân tộc đã chuyển sang 
vai một thế hệ mới, thế hệ con em của 
họ, mà Nguyễn ái Quốc là tên tuổi số 
1, đã chọn con đ−ờng sang ph−ơng 
Tây, và bắt đầu sự nghiệp viết của 
mình ở tuổi 30 ở Paris, nh− một động 
thái chuẩn bị tích cực cho cuộc hành 
trình mới của dân tộc, với những áng 
văn đầu tiên khai mạc một thời đại 
mới - đó là Yêu sách của nhân dân 
Việt Nam, là Đông D−ơng thức tỉnh và 
Bản án chế độ thực dân Pháp. 
Nh−ng dẫu có bị ngắt quãng, bị 
đứt đoạn thì tinh thần canh tân đất 
n−ớc của ĐKNT vẫn có đ−ợc sự nối 
tiếp qua các thế hệ; bởi cốt lõi t− 
t−ởng: yêu n−ớc gắn với canh tân (có 
nghĩa là có đổi mới đất n−ớc mới giành 
và giữ đ−ợc đất n−ớc) ĐKNT mở ra là 
có giá trị cho cả một thế kỷ - để đến 
với sự nghiệp Đổi mới do Đảng Cộng 
sản Việt Nam lãnh đạo từ thập niên 
cuối thế kỷ XX. Bên cạnh truyền 
thống yêu n−ớc và bất khuất của dân 
tộc có lịch sử nhiều nghìn năm thì 
khát vọng canh tân chỉ có thể có hoàn 
cảnh phát triển để trở thành phong 
trào chỉ trong khoảng 100 năm, với 
khởi đầu rực rỡ và chói sáng là ĐKNT 
và những g−ơng mặt lớn nh− Phan 
Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn 
Th−ợng Hiền, Trần Quý Cáp, L−ơng 
Văn Can, Nguyễn Quyền... 
Từ lâu rồi hai g−ơng mặt lịch sử 
lớn là Phan Bội Châu - lãnh tụ của 
phong trào Đông du, và Phan Châu 
Trinh - ng−ời khai mạc và cổ súy phong 
trào Duy tân đã đ−ợc cả dân tộc x−ng 
tụng; và mối tri ân sâu sắc ấy đã đ−ợc 
biểu hiện cao nhất trong phong trào cả 
n−ớc đòi tha Phan Bội Châu năm 1925, 
khi nhà ái quốc bị thực dân bắt ở 
Th−ợng Hải giải về Hỏa Lò; và phong 
trào cả n−ớc đòi để tang Phan Châu 
Trinh năm 1926, khi ông mất ở Sài 
Gòn... Thế nh−ng còn Cử nhân L−ơng 
Văn Can - Thục tr−ởng ĐKNT thì 
d−ờng nh− có bị lu mờ? Không kể vai 
trò Thục tr−ởng một phong trào giáo 
dục có sức chấn động rộng lớn, và chịu 
một sự đàn áp dữ dội, ông còn phải chịu 
một án giam hơn 10 năm - cho đến 
1923. Ông còn góp vào sự nghiệp cứu 
n−ớc cả ba ng−ời con trai, và một con rể, 
trong đó ng−ời con út là L−ơng Ngọc 
Quyến, từng là ng−ời đầu tiên, và một 
mình, sang Nhật h−ởng ứng phong trào 
Đông du của Phan Bội Châu, rồi trở 
thành lãnh tụ của khởi nghĩa Thái 
Nguyên. L−ơng Ngọc Quyến đã nhận 
một sự hy sinh bi tráng cùng Đội Cấn 
vào năm 1917 - chẵn 10 năm sau ngày 
ĐKNT tan vỡ. Lại tiếp 10 năm sau, là 
ngày L−ơng Văn Can mất (13-6-1927), 
dẫu chính quyền thực dân đã rất cảnh 
giác và tìm cách đối phó, nh−ng khi hạ 
huyệt, đám tang của Thục tr−ởng 
ĐKNT vẫn có đến hàng ngàn ng−ời 
tham dự. 
Lịch sử sẽ đi tiếp hành trình của 
ĐKNT, trong những sự kiện vang động 
cả n−ớc vào những năm 20 ngay sau 
khi kết thúc Thế chiến Một, với tiếng 
bom nổ ở Sa Điện (Quảng Châu) nhằm 
m−u sát Toàn quyền Đông D−ơng 
Merlin của Phạm Hồng Thái năm 1924, 
phong trào đòi thả Phan Bội Châu năm 
1925, phong trào đòi để tang Phan 
Châu Trinh năm 1926; và đám tang 
L−ơng Văn Can năm 1927; cũng là năm 
Nguyễn ái Quốc công bố tác phẩm 
Đ−ờng Kách mệnh, chuẩn bị cho sự ra 
đời của Đảng Cộng sản Đông D−ơng 
năm 1930. Con đ−ờng mở ra cho dân tộc 
sau các phong trào Đông du, Duy tân và 
Đông Kinh nghĩa thục, do một thế hệ 
các nhà Nho chí sĩ mở đ−ờng, sẽ v−ơn 
tới một tầm cao, một mục tiêu mới, đòi 
hỏi một nỗ lực lớn, h−ớng theo sự chỉ 
dẫn của một Đảng của giai cấp công 
nhân với lãnh tụ cao nhất là Nguyễn ái 
 Thông tin Khoa học xã hội, số 4.2007 8 
Quốc, để đón bắt kịp thời thời cơ cách 
mạng rồi sẽ đến với dân tộc vào thời 
điểm tháng Tám- 1945 lịch sử. 
Thục tr−ởng L−ơng Văn Can, nhà 
yêu n−ớc lớn, và cũng là nhà văn hóa, 
với nhiều tr−ớc tác bằng chữ Hán nh− 
Quốc sự phạm lịch sử, Hán tự tiệp 
kính, Gia huấn, Hạnh đàn loại ngữ, 
Trâu th− loại ngữ, ấu học tùng đàm, 
Hán tự quốc âm, và chữ Nôm: Đại Việt 
địa d−, cùng với gia đình ông đã góp 
vào lịch sử và lịch sử văn học dân tộc 
30 năm đầu thế kỷ XX những dấu son 
thật rực rỡ. 100 năm đã qua, mỗi dịp 
đi qua nhà số 4 Hàng Đào (bây giờ là 
một địa chỉ nằm ở trung tâm phố cổ), 
nhìn vào mấy cửa hiệu thời trang thấp 
bé, tôi cố vận dụng trí t−ởng t−ợng để 
hình dung lại cảnh quan tấp nập, sôi 
nổi một thời đã diễn ra ở đây: 
Buổi diễn thuyết ng−ời đông nh− hội 
Kỳ bình văn khách tới nh− m−a 
... 
Tr−ờng Nghĩa thục đứng đầu dạy dỗ 
Khắp ba m−ơi sáu phố Hà thành 
Gái trai nô nức học hành 
Giáo s− tám lớp học sinh non ngàn 
với trung tâm của sự hào hứng là một 
chữ tân: 
Mở tân giới, xoay nghề tân học 
Đón tân trào, dựng cuộc tân dân 
Tân th−, tân báo, tân văn 
Và sau đó, ghé nhà số 2 Ngõ Phất 
Lộc, cách số 4 Hàng Đào một dãy phố 
(Hàng Bạc), và ở tận cùng một con 
hẻm quanh co, giáp nối với cuối phố 
Hàng Buồm, để hình dung ba đêm nổi 
lửa đốt các hồ sơ, tài liệu, giấy tờ, 
trong cái rét cuối tháng Chạp Tết Mùi, 
kết thúc năm 1907, khi ĐKNT có lệnh 
đóng cửa, mà ng−ời dân chung quanh 
cứ ngỡ là lửa nấu bánh ch−ng. 
ở một số n−ớc ph−ơng Tây tôi có 
dịp ghé qua, nhiều khu l−u niệm hoặc 
kỷ vật cách đây dăm sáu trăm năm 
vẫn đ−ợc giữ nguyên; còn ở ta, chỉ mới 
100 năm, đã không còn để lại bất cứ 
dấu vết gì. 
Chiều 29 Tết Đinh Hợi - 2007 vừa 
qua, chen chúc trong dòng ng−ời qua 
lại ở Hàng Đào, tôi đã dừng lại ở nhà số 
4, địa chỉ 100 năm tr−ớc đây của 
ĐKNT - nơi phát tích phong trào đổi 
mới giáo dục quốc dân để h−ởng ứng và 
làm nên một cuộc vận động canh tân - 
yêu n−ớc của các nhà Nho, bây giờ gần 
nh− không còn lại bất cứ dấu tích gì để 
gợi nhớ một thời. Niềm mong −ớc của 
tôi là có một cái biển đồng gắn vào địa 
chỉ này, để các thế hệ sau biết đến một 
dấu son xuyên suốt thế kỷ XX, làm gắn 
nối sự nghiệp Canh tân đầu thế kỷ 
tr−ớc với kết quả công cuộc Đổi mới của 
dân tộc vào đầu thế kỷ này. 
Một thế kỷ cả dân tộc trên cùng 
một đại lộ, h−ớng tới mục tiêu cách 
mạng (giành lại chủ quyền đất n−ớc) 
và văn minh (đổi mới đất n−ớc), với các 
b−ớc đi thần tốc của nó. 
Tài liệu tham khảo 
1. Đào Trinh Nhất. Đông Kinh nghĩa 
thục. H.: Mai Lĩnh, 1938. 
2. Phan Bội Châu. Ngục trung th−. 
Sài Gòn: Tân Việt, 1950. 
3. Đặng Thai Mai. Văn thơ cách mạng 
Việt Nam đầu thế kỷ XX. H.: Văn 
hóa, 1961. 
4. Nguyễn Hiến Lê. Đông Kinh nghĩa 
thục. Sài Gòn: Lá Bối, 1968. 
5. Ch−ơng Thâu. Đông Kinh nghĩa 
thục. H.: 1982. 
6. Trần Đình H−ợu. Văn học Việt Nam 
- Giai đoạn giao thời 1900-1930. H.: 
Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, 
1988. 

File đính kèm:

  • pdfsau_100_nam_tu_nguon_sang_dong_kinh_nghia_thuc.pdf