Số hóa và kiểm toán trong môi trường số hóa

Trong thời đại số, khi mà số hóa và chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu của thời đại thì vấn đề đặt ra đối với ngành kiểm toán không phải là “liệu chúng ta có nên đi theo con đường mới” mà là “liệu bao giờ chúng ta phải đáp ứng được yêu cầu của thời đại”. Bài viết trình bày khái quát một số nội dung chính của số hóa trong công tác kiểm toán và kinhghiệm của một số công ty kiểm toán trên thế giới trong lĩnh vực số hóa và chuyển đổi số.

pdf 6 trang yennguyen 5900
Bạn đang xem tài liệu "Số hóa và kiểm toán trong môi trường số hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Số hóa và kiểm toán trong môi trường số hóa

Số hóa và kiểm toán trong môi trường số hóa
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN64 Số 146 - tháng 12/2019
sOÁ HOùA VAØ KIEÅM TOAùN TRONG 
MOâI TRöÔØNG sOÁ HOùA
ThS. NGUYỄN THị THU TRANG*
*Trường Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán, Kiểm toán nhà nước
Trong thời đại số, khi mà số hóa và chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu của thời đại thì vấn đề đặt ra đối với ngành kiểm toán không phải là “liệu chúng ta có nên đi theo con đường mới” mà là “liệu bao giờ chúng ta phải đáp ứng được yêu cầu của thời đại”. Bài viết trình bày khái quát một số nội dung chính của số hóa trong công tác kiểm toán và kinh 
nghiệm của một số công ty kiểm toán trên thế giới trong lĩnh vực số hóa và chuyển đổi số.
Từ khóa: Số hóa, chuyển đổi số, kiểm toán.
Digitization and auditing in a digitization environment
In the digital age, when digitization and digital transformation are becoming an inevitable trend of the 
era, a question for State Audit Office of Vietnam is not “should we take a new path” but rather “When we can 
meet the requirements of the era”. The article briefly presents some key contents of digitization in auditing 
work and experience of some international audit firms in the field of digitization and digital transformation.
Keywords: Digitization, digital transformation, auditing.
1. Khái niệm số hóa và một số vấn đề cơ bản
Số hóa dữ liệu lưu trữ là hình thức chuyển đổi 
dữ liệu từ dạng văn bản hệ thống bên ngoài thành 
những dữ liệu dạng tín hiệu số được máy tính hiểu 
và lưu trữ. Số hóa dữ liệu lưu trữ là biện pháp tối 
ưu, giúp giải quyết việc lưu trữ, truy xuất, chia sẻ 
hay tìm kiếm thông tin hết sức dễ dàng. Công tác 
này giúp cắt giảm chi phí tối đa cho việc quản lý và 
không gian lưu trữ. Ngoài ra, số hóa dữ liệu giúp 
chúng ta có thể chỉnh sửa và tái sử dụng tài liệu, 
linh hoạt trong việc chuyển đổi sang các dạng tài 
liệu số khác nhau.
Còn theo khái niệm công nghệ thông tin thì 
số hóa là việc biến đổi các loại hình thông tin 
sang thông tin số (các bit thông tin dữ liệu). Các 
loại hình tài liệu (giấy, ảnh, phim...) sau khi qua 
công đoạn xử lý bằng các thiết bị chuyên ngành 
và phần mềm ứng dụng sẽ được số hóa thành 
các bit mang thông tin dữ liệu trên đường truyền 
internet, tạo nên những cơ sở dữ liệu mở, dễ dàng 
tìm kiếm, trao đổi và chia sẻ kiếm thức một cách 
thuận tiện nhất.
Để số hóa tài liệu đòi hỏi phải có một số loại 
máy móc thiết bị chuyên dụng. Đầu tiên phải kể 
đến là thiết bị dùng để số hóa hồ sơ máy quét 
(scan), máy ảnh... Thiết bị chủ yếu dùng để số hóa 
hồ sơ với khối lượng lớn là máy scan chuyên dụng. 
Thị trường máy scan hiện nay đã rất đa dạng và 
đáp ứng đủ mọi phân khúc từ thấp đến cao, từ nhu 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 65Số 146 - tháng 12/2019
cầu cá nhân đến tổ chức lớn. Tính năng đáp ứng tất 
cả những yêu cầu phức tạp, thiết kế tiên tiến hiện 
đại, cách thức sử dụng đơn giản, phần mềm đi kèm 
giúp xử lý, trích xuất thông tin một cách nhanh 
chóng và đơn giản. Vấn đề còn lại là lựa chọn loại 
thiết bị đáp ứng nhu cầu có các thiết bị thay thế dự 
phòng nhanh nhất trong quá trình vận hành. 
Kế đến là thiết bị lưu trữ, cùng với sự phát triển 
công nghệ thông tin là nhu cầu bảo quản, lưu trữ 
các số liệu một cách an toàn và hiệu quả. Nhiều giải 
pháp lưu trữ dữ liệu hiện đại đã ra đời nhằm đáp 
ứng được nhu cầu của người dùng. Với đặc điểm 
dung lượng dữ liệu gia tăng không ngừng, yêu cầu 
ngày càng cao về hiệu năng truy xuất, tính ổn định 
và sự sẵn sàng của dữ liệu; việc lưu trữ đã và đang 
trở nên rất quan trọng. Lưu trữ dữ liệu không còn 
đơn giản là cung cấp các thiết bị lưu trữ dung lượng 
lớn mà còn bao gồm cả khả năng quản lý, chia sẻ 
cũng như sao lưu và phục hồi dữ liệu trong mọi 
trường hợp.
Để lưu trữ dữ liệu người ta có thể dùng nhiều 
thiết bị khác nhau, nhiều công nghệ khác nhau. Các 
kho dữ liệu có thể là dùng đĩa cứng, dùng băng từ, 
dùng đĩa quang... Tùy theo yêu cầu cụ thể của bài 
toán đặt ra mà lựa chọn công nghệ và thiết bị cho 
phù hợp. Theo cơ chế lưu trữ, hiện nay có một số 
loại hình lưu trữ dữ liệu cơ bản như: DAS (Direct 
Attached Storage): lưu trữ dữ liệu qua các thiết bị 
gắn trực tiếp; NAS (Network Attached Storage): 
lưu trữ dữ liệu vào thiết bị lưu trữ thông qua mạng 
IP; SAN (Storage Area Network): lưu trữ dữ liệu 
qua mạng lưu trữ chuyên dụng riêng. Mỗi loại hình 
lưu trữ dữ liệu có những ưu nhược điểm riêng và 
được dùng cho những mục đích nhất định. Tùy vào 
khả năng tài chính và cơ sở hạng tầng hiện có để 
lựa chọn hình thức phù hợp.
2. Kiểm toán trong môi trường số hóa 
Các công ty, doanh nghiệp đang triển khai 
công nghệ số nhằm giúp cho hoạt động của đơn vị 
hiệu quả hơn, ngày càng lấy khách hàng làm trung 
tâm, tìm kiếm thị trường mới, tăng năng suất lao 
động và phát triển các mô hình kinh doanh mới. 
Internet vạn vật (IoT – internet of things) đang 
ngày một lớn mạnh, các con chip nhận dạng cảm 
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN66 Số 146 - tháng 12/2019
ứng hay nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID – 
radio-frequency identification) được tích hợp vào 
trong các sản phẩm và nhờ đó máy móc trở nên 
thông minh hơn. Các loại máy móc, robot làm thay 
đổi lực lượng lao động trong các ngành dịch vụ và 
công chức “cổ cồn trắng”. Người lao động thường 
online và kết nối thông qua mạng xã hội. Các loại 
xe tự lái đã giúp cho ngành logistic và vận tải nhanh 
hơn, an toàn và hiệu quả hơn. Vậy kiểm toán viên 
ứng phó với những thay đổi này như thế nào?
Kiểm toán viên được kỳ vọng sẽ tiếp cận được 
những công nghệ này, có được hiểu biết đầy đủ về 
tác động của số hóa tới sản xuất kinh doanh và cách 
thức mà nó sẽ phát triển trong những năm tiếp 
theo – mặc dầu không ai thực sự biết được công 
nghệ sẽ đi đến đâu. Kiểm toán viên cần phải tìm ra 
câu trả lời cho câu hỏi làm cách nào để kiểm toán 
công nghệ mới như robot và máy móc nhân tạo, 
kiểm toán viên cũng cần áp dụng công nghệ số vào 
chính công việc chuyên môn của mình, trong quy 
trình kiểm toán của mình để đảm bảo chất lượng 
kiểm toán. Đây là cơ hội cũng là thức thức đối với 
hiệu quả, chất lượng kiểm toán và gia tăng giá trị 
khi sử dụng số hóa. 
Các công ty kiểm toán lớn trên thế giới đều đang 
tận dụng những cơ hội mà số hóa mang lại cũng 
như tìm cách thích ứng với những thay đổi mà số 
hóa đang tác động tới hoạt động chuyên môn. Dưới 
đây là kinh nghiệm của KPMG khi kiểm toán trong 
môi trường số hóa.
Về phân tích dữ liệu
Phân tích dữ liệu có thể được chia thành phân 
tích dữ liệu giao dịch lớn và phân tích dữ liệu 
lớn (big data). Phân tích dữ liệu giao dịch lớn và 
dữ liệu lớn được hình thành và phân chia trong 
hệ thống tài chính của đơn vị. Hệ thống báo cáo 
tài chính đang thay đổi từng ngày và hiện có hai 
hướng phát triển hiện hữu: chuẩn hóa hơn nữa 
và đám mây. Việc triển khai các hệ thống báo cáo 
tài chính tập trung được chuẩn hóa, kết hợp với 
việc thiết lập các trung tâm dịch vụ chia sẻ đã bắt 
đầu từ hơn một thập kỷ trước, tác động đến nhiều 
doanh nghiệp do yêu cầu về hiệu quả hoạt động 
doanh nghiệp. Những hướng phát triển này buộc 
các kiểm toán viên phải điều chỉnh hoạt động 
chuyên môn của mình hướng đến cách tiếp cận 
kiểm toán tập trung và cân đối, phụ thuộc nhiều 
hơn vào các ứng dụng kiểm soát và các báo cáo 
tiêu chuẩn kiểm soát. 
Việc tăng cường áp dụng hệ thống tập trung 
và chuẩn hóa cũng dẫn đến sự gia tăng các giao 
dịch tập trung và số lượng lớn các dữ liệu. Điều 
này mang đến cho kiểm toán viên cơ hội đảm bảo 
cho cuộc kiểm toán hiệu quả và chất lượng cao 
thông qua việc chuyển đổi cách thức tiếp cận kiểm 
toán truyền thống dựa trên mẫu chọn sang cách 
tiếp cận trên cơ sở dữ liệu ví dụ như 100% dữ liệu 
được kiểm tra bằng thuật toán phân tích tự động 
thay vì kiểm tra dựa trên mẫu chọn, do đó nâng 
cao chất lượng kiểm toán. Câu hỏi đặt ra là liệu các 
phương pháp kiểm toán dựa trên mẫu chọn đang 
được chấp nhận rộng rãi hiện nay liệu có đáp ứng 
được khối lượng dữ liệu khổng lồ và độ phức tạp 
của quy trình giao dịch của đối tượng kiểm toán 
hay không? Các kiểm toán viên, cơ quan giám sát 
và cơ quan quản lý đang dần hiểu rằng trong tương 
lai các kỹ thuật mới sẽ phải được áp dụng trong các 
phương pháp và hướng dẫn kiểm toán.
Xu hướng phát triển hiện hữu khác là sự gia 
tăng của các phần mềm dựa trên nền tảng đám 
mây, như Salesforce.com, Concur và Coupa. Thực 
tế lại cho thấy rằng càng có nhiều nền tảng thì lại 
càng có ít sự lựa chọn ứng dụng kiểm soát. Sự thiếu 
hụt này một phần là có chủ ý để nhằm thúc đẩy trải 
nghiệm của người dùng, một phần là do sự non trẻ 
của các domain kiểm soát – nhiều nhà cung cấp 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 67Số 146 - tháng 12/2019
phần mềm mới chỉ hoạt động chưa đến 10 năm và 
tập trung đơn thuần vào các thế mạnh khác thay vì 
khả năng kiểm soát. Điều này buộc các kiểm toán 
viên phải suy nghĩ lại và điều chỉnh cách thức tiếp 
cận kiểm toán hệ thống đám mây. Phương pháp 
kiểm toán cần phải chuyển theo hướng phân tích 
dữ liệu nhiều hơn nhằm giải quyết việc có ít biện 
pháp kiểm soát phòng ngừa trong hệ thống. May 
mắn là các công nghệ mới, ví dụ như cơ sở dữ liệu 
bộ nhớ trong hiện cho phép kiểm toán viên có thể 
phân tích nhanh và thông minh hơn. 
Một đặc điểm khác của hệ thống trên cơ sở 
đám mây là dữ liệu được phân tích và lưu trữ đám 
mây, đặt ra thử thách đối với việc quản lý của bên 
thứ ba, an toàn và bảo mật dữ liệu. Việc gia tăng 
số lượng hệ thống trên nền tảng đám mây đòi hỏi 
kiểm toán viên phải tăng cường năng lực kiểm 
toán an ninh mạng. 
Dữ liệu lớn (big data) khác với dữ liệu truyền 
thống trong các hệ thống hoạch định nguồn 
lực doanh nghiệp (ERP – enterprise resource 
planning). Dữ liệu lớn có đặc trưng cơ bản là quy 
mô lớn, tốc độ và sự đang dạng. Bản thân lĩnh vực 
dữ liệu lớn đã có quy mô lớn và có nhiều ứng dụng 
liên quan. Kiểm toán viên nhận diện dữ liệu lớn 
như là phương tiện để hỗ trợ việc đánh giá rủi ro, 
giới hạn phạm vi kiểm toán, phân tích xu hướng 
và đưa ra xét đoán chuyên môn. Do đó, kiểm toán 
viên cần hiểu rõ cách thức mà các giải pháp big 
data có thể hỗ trợ nhiều hơn cho quá trình kiểm 
toán. Nếu không nắm được kiến thức này, kiểm 
toán viên cần phải tính đến phương pháp chuyên 
gia (thuê bên thứ ba có chuyên môn thực hiện các 
nghiệp vụ cần thiết).
Về robot và trí tuệ nhân tạo
Robot hay các phần mềm tự động và trí tuệ 
nhân tạo đang thay đổi cách thức hoạt động của 
doanh nghiệp và đồng thời mở ra cơ hội cho chính 
hoạt động kiểm toán. Vấn đề cơ bản là robot và 
trí tuệ nhân tạo đang tác động đến cách tiếp cận 
kiểm toán như thế nào. Trong trường hợp đơn vị 
được kiểm toán sử dụng các phần mềm tự động 
trong các quy trình tài chính cơ bản, kiểm toán 
viên cần phải có sự tin cậy nhất định với các dữ 
liệu tài chính được phân tích tự động. Sự khác biệt 
trong phân tích dữ liệu do robot thực hiện là ở 
tính mới và bản thân kiểm toán viên đang có rất ít 
kinh nghiệm kiểm toán trong môi trường sử dụng 
robot. Tuy nhiên, vấn đề cơ bản là kiểm toán viên 
cần phải kiểm toán chính phần mềm tự động này. 
Một lần nữa, điều này có nghĩa là các kiểm toán 
viên cần phải có đủ khả năng để truy cập và đánh 
giá tính tin cậy của các phần mềm này. Lúc đó, có 
thể sẽ phải đặt vấn đề rằng: Điều gì sẽ xảy ra nếu 
mã lập trình của robot có thể được phân tích/kiểm 
toán bởi robot kiểm toán?
Trí tuệ nhân tạo tự nó sẽ hỗ trợ quá trình kiểm 
toán như đánh giá phần mềm robot bằng robot 
kiểm toán. Trí tuệ nhân tạo như IBM Watson có 
khả năng đọc, nghe, học và phân tích hàng tỉ tài 
liệu trên phút. Các trí tuệ nhân tạo này có thể sử 
dụng các chuẩn mực kiểm toán như GAAP hay 
IFRS và các quy định khác bao gồm tham khảo các 
xét đoán nghề nghiệp và các cân nhắc kiểm toán 
khác và sử dụng chúng để tư vấn cho kiểm toán 
viên trong một số vấn đề kiểm toán nhất định. Các 
trí tuệ nhân tạo có thể đọc và giải thích các bằng 
chứng kiểm toán nhận được và thậm chí chuyển 
các file này dưới dạng file kiểm toán điện tử. Mặc 
dầu các kỹ thuật này sẽ phát triển như thế nào vẫn 
chưa chắc chắn song rõ ràng rằng sẽ có những thay 
đổi. Và chúng thậm chí còn có thể tác động tới 
chính ngành kiểm toán.
Về blockchain
Khái niệm kỹ thuật số này ban đầu được phát 
triển cho Bitcoin và đóng vai trò như một sổ cái kỹ 
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN68 Số 146 - tháng 12/2019
thuật số được xác nhận liên tục và theo thời gian 
thực bởi một mạng lưới các máy tính được cấp 
quyền. Hiện nay, các doanh nghiệp và người tiêu 
dùng đang sử dụng một bên đáng tin cậy như ngân 
hàng để thực hiện các giao dịch. Blockchain cho 
phép khách hàng và nhà cung cấp kết nối trực tiếp, 
loại bỏ nhu cầu về bên thứ ba. Sử dụng mật mã để 
giữ an toàn cho các trao đổi, blockchain cung cấp 
một cơ sở dữ liệu phi tập trung, hoặc sổ cái kỹ thuật 
số trực tuyến cho các giao dịch mà các bên trong 
hệ thống có thể nhìn thấy. Mạng lưới này thực chất 
là một chuỗi các máy tính đã được xác nhận ứng 
dụng này hiện đang được các ngân hàng lựa chọn 
để tăng hiệu quả trong các giao dịch tài chính, loại 
bỏ nhiều bên tham gia cũng như các bước thủ 
công. Ngoài ra, các thí điểm đầu tiên đang được 
tiến hành để triển khai blockchain trong chuỗi 
cung ứng, do đó cung cấp một cái nhìn thời gian 
thực 24/7 và đáng tin cậy 100% về lưu chuyển hàng 
hóa, hàng tồn kho và giao hàng. Câu hỏi đặt ra là 
điều này có ý nghĩa gì đối với kiểm toán: Liệu có 
cần kiểm toán quy trình giao dịch được hỗ trợ bởi 
blockchain hay không? Nguy cơ tấn công mạng vào 
blockchain đang gia tăng và do đó cần có thêm các 
quy định để phù hợp với bối cảnh mới.
3. Kinh nghiệm đối với Kiểm toán nhà nước 
Việt Nam
Mặc dầu các công ty Big4 hoạt động trong lĩnh 
vực kiểm toán độc lập nhưng nền tảng công nghệ 
mà các công ty này áp dụng hay triển khai đều có 
thể được các cơ quan kiểm toán nhà nước vận dụng 
vào thực tiễn kiểm toán. Thực tế hiện nay cho thấy 
nhiều doanh nghiệp nhà nước hay đặc biệt là các 
ngân hàng đang áp dụng rất nhiều công nghệ mới 
tiệm cận 4.0. Do đó, kiểm toán viên nhà nước cần 
có khả năng kiểm toán các lĩnh vực mới này. Để 
làm được điều đó, bên cạnh yếu tố then chốt không 
thể thay thế là năng lực, trình độ kiểm toán viên là 
các công cụ hỗ trợ cho hoạt động kiểm toán.
Kiểm toán nhà nước cần phát triển hệ thống 
phần mềm kiểm toán để phát hiện ra các sai sót 
trong báo cáo tài chính tài chính của đơn vị, 
thay thế cho lao động của con người như KPMG 
áp dụng khi kiểm toán Big Data. Khi mà doanh 
nghiệp dùng các phần mềm kế toán mới, mọi giao 
dịch đều được ghi nhận trên hệ thống, blockchain 
được áp dụng như một sổ cái điện tử thì cần phải 
có một hay nhiều phần mềm kiểm toán tương ứng 
có khả năng truy xuất thông tin, phát hiện sai sót 
và tư vấn sửa chữa (nếu có). Các phần mềm này 
sẽ dần thay thế một phần công việc kiểm toán tài 
chính và kiểm toán tuân thủ. Để sử dụng được 
phần mềm đòi hỏi kiểm toán viên vừa có kiến thức 
về tài chính vừa phải có kiến thức và kỹ năng công 
nghệ thông tin. 
Doanh nghiệp đang dần số hóa hồ sơ lưu trữ 
thì cách tiếp cận kiểm toán của Kiểm toán nhà 
nước cũng phải phù hợp với xu hướng của thời 
đại. Để làm được điều này, không còn cách nào 
khác chính là vừa nâng cao năng lực đội ngũ vừa 
đảm bảo đầy đủ các công cụ, máy móc, phần 
mềm... hỗ trợ cho hoạt động của kiểm toán viên, 
làm tròn trách nhiệm mà Đảng, Nhà nước và 
nhân dân giao phó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Deloitte: when audit turns digital, posted 
on 29/4/2018, https://digital.hbs.edu/
platform-digit/submission/deloitte-when-
audit-turns-digital/;
2. Impact of digitalization on the audit 
profession, kpmg.com, https://assets.kpmg/
content/dam/kpmg/ch/pdf/ac-news-8-im-
pact-digitization-en.pdf; 
3. The effects of digitalization on auditors’ tools 
and working methods, Anna Carin Karlsen 
and Maria Wallberg, University of Gavle.
VAÊN BAÛN MÔÙI 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 69Số 146 - tháng 12/2019
THOâNG Tö 60/2019/TT-bTc NGAØY 30 THAùNG 8 NAÊM 2019 söûA ÑOÅI, 
bOÅ suNG MOäT sOÁ ÑIEàu cuûA THOâNG Tö 39/2015/TT-bTc NGAØY 25 THAùNG 3 
NAÊM 2015 VEà TRò GIAù HAûI quAN ÑOÁI VÔùI HAØNG HOùA XuAÁT KHAÅu, 
NHAäP KHAÅu cOù HIEäu löÏc TöØ NGAØY 15 THAùNG 10 NAÊM 2019
HöÔùNG DAãN TÍNH cHAäM NOäP TIEàN THuEÁ THu HOàI 
DO HOAØN KHOâNG ÑuùNG quY ÑòNH
▶ Bổ sung nguyên tắc và phương pháp xác định 
trị giá hàng hóa xuất khẩu, bao gồm:
- Xác định giá bán của hàng hóa tính đến cửa 
khẩu xuất;
- Xác định giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống 
hệt hoặc tương tự tại cơ sở dữ liệu trị giá hải quan;
- Xác định giá bán của hàng hóa giống hệt hoặc 
tương tự tại thị trường Việt Nam;
- Xác định giá bán của hàng hóa xuất khẩu do cơ 
quan hải quan thu thập, tổng hợp, phân loại;
- Xác định trị giá hải quan trong trường hợp hàng 
hóa xuất khẩu không có hợp đồng mua bán và không 
có hóa đơn thương mại.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về xác định trị giá hải 
quan của máy móc, thiết bị có chứa phần mềm điều 
khiển, vận hành nhập khẩu, cụ thể:
Trị giá hải quan máy 
móc, thiết bị nhập 
khẩu có chứa phần 
mềm điều khiển, vận 
hành
=
Trị giá giao 
dịch của 
máy móc, 
thiết bị
+ Phần mềm
▶ Bổ sung quy định về xác định trị giá đối với một 
số trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đặc 
thù, bao gồm các trường hợp sau:
- Trường hợp hàng hóa nhập khẩu đã được xác 
định miễn thuế do thuộc đối tượng không chịu thuế, 
miễn thuế, xét miễn thuế, nay thay đổi mục đích sử 
dụng: Trị giá hải quan là trị giá khai báo theo tờ khai 
mới được lập khi thay đổi mục đích sử dụng.
- Hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển đến Việt 
Nam bằng dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh 
nhưng không có hợp đồng mua bán và hóa đơn 
thương mại: Trị giá hải quan là trị giá khai báo.
- Hàng hóa đi thuê: Trị giá hải quan là trị giá khai 
báo được xác định trên cơ sở giá thực tế đã thanh 
toán hay sẽ phải thanh toán để thuê hàng hóa và các 
khoản chi phí khác mà người đi thuê phải trả để đưa 
hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên.
▶ Cơ sở dữ liệu trị giá bổ sung quy định về việc 
xây dựng, sử dụng danh sách doanh nghiệp có rủi 
ro về trị giá hải quan, theo đó việc kiểm tra trị giá sẽ 
thực hiện theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập 
khẩu có rủi ro về trị giá và danh sách doanh nghiệp 
có rủi ro về trị giá hải quan.
▶ Tổng Cục Hải quan ban hành Công văn số 
6440/TCHQ-TXNK ngày 10 tháng 10 năm 2019 
hướng dẫn việc tính chậm nộp tiền thuế thu hồi do 
hoàn không đúng quy định.
▶ Trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện 
được hoàn thuế nhập khẩu hoặc không đủ điều kiện 
được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt nhưng cơ quan 
hải quan hoàn thuế thì:
- Cơ quan hải quan ban hành quyết định ấn định 
thuế để thu hồi lại số tiền thuế đã hoàn.
- Ngoài số thuế được hoàn phải nộp, doanh 
nghiệp còn phải nộp tiền chậm nộp tính trên tổng số 
tiền thuế đã được hoàn.
-Thời gian tính chậm nộp kể từ ngày doanh 
nghiệp nhận được tiền thuế được hoàn đến ngày 
thực nộp lại tiền thuế được hoàn vào ngân sách 
nhà nước.

File đính kèm:

  • pdfso_hoa_va_kiem_toan_trong_moi_truong_so_hoa.pdf