Sổ tay Sử dụng Khôn khéo đất ngập nước

Công ước về các vùng Đất ngập nước

Công ước về các vùng Đất ngập nước (Ramsar, Iran, 1971) là một

hiệp ước liên chính phủ với sứ mệnh “bảo tồn và sử dụng khôn khéo

đất ngập nước thông qua các hành động của địa phương, khu vực,

quốc gia và hợp tác quốc tế nhằm góp phần đạt được mục tiêu phát

triển bền vững trên toàn thế giới”. Tính đến tháng 10 năm 2010,

đã có 160 quốc gia tham gia vào Công ước và hơn 1900 vùng đất

ngập nước trên thế giới, trải rộng hơn 186 triệu ha, đã được chỉ định

và đưa vào danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng

quốc tế của Ramsar. Trong đó, Việt Nam đã được công nhận 06 khu

Ramsar bao gồm: Xuân Thuỷ, Bầu Sấu, Ba Bể, Tràm Chim, Mũi

Cà Mau và Côn Đảo.

Thế nào là các vùng đất ngập nước?

Theo quy định của Công ước, vùng đất ngập nước bao gồm nhiều

hệ sinh thái khác nhau như: các đầm lầy, vùng đất than bùn, vùng

đồng bằng ngập lũ, sông, hồ và các vùng ven biển như đầm muối,

rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô và các vùng biển khác có

độ sâu không quá sáu mét khi thủy triều kiệt, và các vùng đất ngập

nước nhân tạo như ao xử lý nước thải hay hồ chứa.

Giới thiệu về Bộ sổ tay hướng dẫn

Bộ sổ tay hướng dẫn về các vùng đất ngập nước được Ban Thư ký

Công ước Ramsar chuẩn bị cho các cuộc họp lần thứ 7, 8, 9, và 10

của Hội nghị các Bên tham gia (COP7, COP8, COP9 và COP10)

tổ chức tại San Jose, Costa Rica, tháng 5/1999; tại Valencia, Tây

Ban Nha, tháng 11/2002; tại Kampala, Uganda, tháng 11/2005 và

tại Changwon, Hàn Quốc, tháng 11/2008. Hướng dẫn về các vấn

đề khác nhau đã được các Bên tham gia thông qua tại hội nghị này

và các hội nghị trước, được làm thành bộ sổ tay hướng dẫn để hỗ

trợ những bên quan tâm, hoặc trực tiếp tham gia và thực hiện Công

ước ở cấp quốc tế, khu vực, quốc gia, tiểu vùng và địa phương. Mỗi

cuốn cẩm nang mang một chủ đề, là các hướng dẫn về các vấn đề

khác nhau đã được các bên tham gia thông qua, được bổ sung thêm

thông tin từ các báo cáo, các nghiên cứu điển hình và các ấn phẩm

khác có liên quan tại Hội nghị các bên để minh họa cho các vấn đề

chính. Bộ sổ tay đã được ấn hành theo ba ngôn ngữ làm việc của

Công ước (tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha).

pdf 60 trang yennguyen 4300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sổ tay Sử dụng Khôn khéo đất ngập nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sổ tay Sử dụng Khôn khéo đất ngập nước

Sổ tay Sử dụng Khôn khéo đất ngập nước
1Sổ tay 1: Sử dụng khôn khéo đất ngập nước
Bộ sổ tay
của Ramsar, 
tái bản lần thứ 4, 2016
Sử dụng
Khôn khéo đất ngập nước 
Công ước về các vùng Đất ngập nước
Công ước về các vùng Đất ngập nước (Ramsar, Iran, 1971) là một 
hiệp ước liên chính phủ với sứ mệnh “bảo tồn và sử dụng khôn khéo 
đất ngập nước thông qua các hành động của địa phương, khu vực, 
quốc gia và hợp tác quốc tế nhằm góp phần đạt được mục tiêu phát 
triển bền vững trên toàn thế giới”. Tính đến tháng 10 năm 2010, 
đã có 160 quốc gia tham gia vào Công ước và hơn 1900 vùng đất 
ngập nước trên thế giới, trải rộng hơn 186 triệu ha, đã được chỉ định 
và đưa vào danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng 
quốc tế của Ramsar. Trong đó, Việt Nam đã được công nhận 06 khu 
Ramsar bao gồm: Xuân Thuỷ, Bầu Sấu, Ba Bể, Tràm Chim, Mũi 
Cà Mau và Côn Đảo. 
Thế nào là các vùng đất ngập nước?
Theo quy định của Công ước, vùng đất ngập nước bao gồm nhiều 
hệ sinh thái khác nhau như: các đầm lầy, vùng đất than bùn, vùng 
đồng bằng ngập lũ, sông, hồ và các vùng ven biển như đầm muối, 
rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô và các vùng biển khác có 
độ sâu không quá sáu mét khi thủy triều kiệt, và các vùng đất ngập 
nước nhân tạo như ao xử lý nước thải hay hồ chứa.
Giới thiệu về Bộ sổ tay hướng dẫn
Bộ sổ tay hướng dẫn về các vùng đất ngập nước được Ban Thư ký 
Công ước Ramsar chuẩn bị cho các cuộc họp lần thứ 7, 8, 9, và 10 
của Hội nghị các Bên tham gia (COP7, COP8, COP9 và COP10) 
tổ chức tại San Jose, Costa Rica, tháng 5/1999; tại Valencia, Tây 
Ban Nha, tháng 11/2002; tại Kampala, Uganda, tháng 11/2005 và 
tại Changwon, Hàn Quốc, tháng 11/2008. Hướng dẫn về các vấn 
đề khác nhau đã được các Bên tham gia thông qua tại hội nghị này 
và các hội nghị trước, được làm thành bộ sổ tay hướng dẫn để hỗ 
trợ những bên quan tâm, hoặc trực tiếp tham gia và thực hiện Công 
ước ở cấp quốc tế, khu vực, quốc gia, tiểu vùng và địa phương. Mỗi 
cuốn cẩm nang mang một chủ đề, là các hướng dẫn về các vấn đề 
khác nhau đã được các bên tham gia thông qua, được bổ sung thêm 
thông tin từ các báo cáo, các nghiên cứu điển hình và các ấn phẩm 
khác có liên quan tại Hội nghị các bên để minh họa cho các vấn đề 
chính. Bộ sổ tay đã được ấn hành theo ba ngôn ngữ làm việc của 
Công ước (tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha).
Các cuốn sổ tay bổ sung sẽ được soạn thảo theo các hướng dẫn 
được các Bên tham gia thông qua tại các cuộc họp sắp tới của Hội 
nghị các Bên tham gia. Công ước Ramsar thúc đẩy một chương 
trình hành động tổng hợp nhằm đảm bảo cho việc bảo tồn và sử 
dụng khôn khéo đất ngập nước. Với việc công nhận các phương 
pháp tiếp cận tổng hợp, người đọc sẽ thấy được ở mỗi cuốn sổ 
tay có rất nhiều những tài liệu tham khảo chéo với các cuốn khác.
Bản quyền © Ban Thư ký 
Công ước Ramsar, 2010
Trích dẫn: Ban Thư ký Công 
ước Ramsar, 2010. Sử dụng 
Khôn khéo đất ngập nước: Các 
khái niệm và cách tiếp cận sử 
dụng khôn khéo đất ngập nước. 
Sổ tay Ramsar về sử dụng khôn 
khéo đất ngập nước, tái bản lần 
thứ 4, số 1. Ban Thư ký Công 
ước Ramsar, Gland, Thụy Sĩ.
Việc nhân bản nội dung của ấn 
phẩm này cho các mục đích 
giáo dục và phi thương mại 
khác không cần sự cho phép 
trước của Ban Thư ký Công 
ước Ramsar nhưng cung cấp 
đầy đủ lời cảm ơn đã thể hiện 
trong Sổ tay. 
Sổ tay này được biên dịch và in 
ấn trong khuôn khổ hoạt động 
“Xây dựng các tài liệu tuyên 
truyền về đất ngập nước nhằm 
hỗ trợ tổ chức thành công ngày 
đất ngập nước năm 2017” do 
do Trung tâm Ramsar Đông Á 
(RRC) tài trợ thực hiện trong 
năm 2016-2017
Biên tập: Dave Pritchard Series
Chủ biên: Nick Davidson 
Biên dịch: Cục Bảo tồn đa dạng 
sinh học, Tổng cục Môi trường
Thiết kế và trình bày: Dwight 
Peck
Ảnh bìa: Phơi cá, Đồng bằng 
sông Niger (Leo Zwarts)
Bộ sổ tay Ramsar về sử dụng khôn khéo đất ngập nước,
tái bản lần thứ 4, năm 2016
Khái niệm và
cách tiếp cận sử dụng
khôn khéo đất ngập nước
Sử dụng khôn khéo đất ngập nước
Phiên bản thứ 4 của Sổ tay hướng dẫn Ramsar thay thế phiên bản xuất bản năm 2007.
Sổ tay gồm các hướng dẫn được thông qua tại các cuộc họp của Hội nghị các Bên tham gia,
COP7 (1999), COP8 (2002), COP9 (2005), và COP10 (2008), và các tài liệu được chọn lọc
trình bày tại các Hội nghị này.
2Sổ tay Ramsar về sử dụng khôn khéo đất ngập nước, tái bản lần thứ 4
Lời cảm ơn
Công việc chuẩn bị các hướng dẫn và khung khái niệm về sử dụng khôn khéo đất ngập nước cung cấp 
trong cuốn sổ tay đã thực hiện với sự nỗ lực hợp tác trong giai đoạn 2003-2005 của Ban Thẩm định 
Khoa học và Kỹ thuật Ramsar (STRP), Nhóm công tác số 1 (Kiểm kê và đánh giá, ban đầu do Finlayson 
làm trưởng nhóm, và sau đó là Viện Quản lý nước quốc tế) và Nhóm công tác số 2 (sử dụng khôn khéo, 
do Randy Milton, Canada làm trưởng nhóm). Đội ngũ này cũng phân tích và đề xuất các khuyến nghị 
cho các cuộc họp của Hội nghị các Bên tham gia lần thứ 9 (COP9) theo hình thức Báo cáo thông tin cơ 
bản (COP9 DOC. 16). Randy Milton, Dave Pritchard, Max Finlayson và các cán bộ của Ban thư ký 
Công ước Ramsar là những thành viên biên tập chính cho cuốn sổ tay này.
Trong quá trình làm việc, STRP đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ Chương trình Đánh giá hệ sinh thái 
Thiên niên kỷ (MA), và cụ thể là khung khái niệm của MA cho hệ sinh thái và phúc lợi con người, định 
nghĩa và mô tả về đặc điểm của hệ sinh thái và các dịch vụ hệ sinh thái (Đánh giá hệ sinh thái Thiên niên 
kỷ 2003. Hệ sinh thái và phúc lợi con người: Khung đánh giá. Nhà xuất bản Island, Washington, D.C.).
“Tuyên bố Changwon” cũng là một phần trong cuốn sổ tay này, đây là một sáng kiến của chính phủ 
Hàn Quốc và đã được thông qua năm 2008 thành Nghị quyết X.3 của COP10 tại Changwon, Hàn Quốc. 
Tuyên bố được soạn thảo thông qua một quá trình hợp tác giữa đội ngũ chuyên gia của STRP, Tổ chức 
đối tác quốc tế (IOPs), Chính phủ Hàn Quốc - nước chủ nhà COP10 và Ban Thư ký Công ước Ramsar.
Các nghị quyết của các Hội nghị các bên tham gia Công ước Ramsar có trên trang web của 
Công ước tại trang web: www.ramsar.org/resolutions. Tài liệu được đề cập trong những cuốn sổ 
tay có tại www.ramsar.org/cop7-docs, www.ramsar.org/cop8-docs, www.ramsar.org/cop9-docs, 
and www.ramsar.org/cop10-docs.
Thuyền đánh cá ở vùng Sao Tomé và Principe. Ảnh: Tim Dodman.
3Sổ tay 1: Sử dụng khôn khéo đất ngập nước
Mục lục
Lời cảm ơn 2
Các nội dung chính 4
Lời nói đầu 6
Khái niệm và cách tiếp cận sử dụng khôn khéo đất ngập nước 7
Phần I: Khung khái niệm sử dụng khôn khéo đất ngập nước và duy trì các đặc tính sinh thái 
của chúng
Giới thiệu 8
Thuật ngữ Hệ sinh thái đất ngập nước 9
Khung khái niệm sử dụng khôn khéo đất ngập nước 9
Các định nghĩa cập nhật về “đặc tính sinh thái” và “thay đổi các đặc tính sinh thái” 14
của các vùng đất ngập nước
Định nghĩa cập nhật về “sử dụng khôn khéo” các vùng đất ngập nước 16
Phần II: Sự thịnh vượng của con người và đất ngập nước: Tuyên bố Changwon 20
Phụ lục 1: Định nghĩa của Ramsar trong sử dụng khôn khéo và mối quan hệ với sử dụng
bền vững, phát triển bền vững và phương pháp tiếp cận hệ sinh thái 27
Phụ lục 2: Hướng dẫn bổ sung trong việc thực hiện các khái niệm sử dụng khôn khéo 29
Phụ lục 3: Sổ tay hướng dẫn Ramsar về sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước: 32
Nội dung của các sổ tay số 2-[20]
Phụ lục 4: Các ví dụ bổ sung gần đây về các nguyên tắc của Ramsar
và các hướng dẫn giải quyết các tác nhân thay đổi cụ thể 37
Các Nghị quyết liên quan
Nghị quyết IX.1: Hướng dẫn khoa học kỹ thuật bổ sung để thực thi các khái niệm 52
sử dụng khôn khéo của Ramsar
Nghị quyết X.3: Tuyên bố Changwon về Sự thịnh vượng của con người
và các vùng đất ngập nước 53
4Sổ tay Ramsar về sử dụng khôn khéo đất ngập nước, tái bản lần thứ 4
Nội dung chính của Sổ tay hướng dẫn
Giới thiệu chung về cuốn sổ tay
Mục đích của Sổ tay hướng dẫn Ramsar là tổng hợp tài liệu hướng dẫn theo chủ đề, rút ra từ các quyết 
định đã được các Bên tham gia Công ước thông qua trong nhiều năm. Cuốn sổ tay này giúp những người 
triển khai thực hiện các hành động đã được đồng thuận ở cấp quốc tế một cách tốt nhất theo hướng dễ 
dàng xử lý và phù hợp với môi trường làm việc hàng ngày của họ.
Các độc giả dự kiến gồm có cán bộ ở cấp địa phương và cấp quốc gia của các cơ quan chính phủ, các bộ 
và các đơn vị hành chính thực hiện Công ước Ramsar ở từng nước. Người sử dụng trong nhiều trường 
hợp là cán bộ quản lý các vùng đất ngập nước, do một số khía cạnh của các hướng dẫn có liên quan đặc 
biệt đến quản lý khu Ramsar.
Hướng dẫn Ramsar đã được chính phủ các nước thành viên thống nhất, thông qua và ngày càng thể hiện 
vai trò quan trọng đối với các ngành khác, vượt ra khỏi ngành “nước” và “môi trường”. Vì thế, ai có 
hành động hưởng lợi hay gây tác động từ việc sử dụng khôn khéo đất ngập nước đều cần phải sử dụng 
những cuốn sổ tay này.
Bởi vậy, bước quan trọng đầu tiên tại mỗi quốc gia là đảm bảo việc phổ biến đầy đủ bộ Sổ tay hướng 
dẫn cho tất cả những người cần hoặc có thể được hưởng lợi từ chúng. Bản sao dưới dạng file PDF với 
3 ngôn ngữ miễn phí từ Ban Thư ký Công ước Ramsar hoặc tải về từ trang web của Công ước (www.
ramsar.org).
Bước tiếp theo, cần làm rõ trách nhiệm và chủ động kiểm tra thuật ngữ được dùng và phương pháp tiếp 
cận mô tả, phù hợp với quyền hạn, hoàn cảnh và tổ chức của người đọc.
Nhiều nội dung có thể được sử dụng làm cơ sở cho các chính sách khung, các kế hoạch và các hoạt động, 
đôi khi đơn giản chỉ là chuyển tải các nội dung có liên quan vào tài liệu của quốc gia và địa phương. 
Chúng cũng có thể được sử dụng dưới dạng như là nguồn tài liệu trợ giúp hoặc các ý tưởng để ứng phó 
với các vấn đề khó khăn và các cơ hội, điều chỉnh các mục tiêu theo nhu cầu.
Tham khảo chéo các nguồn tài liệu gốc và đọc thêm các tài liệu: Cuốn Sổ tay thường không phải là “tài 
liệu cuối cùng”, nhưng nó cung cấp một “sơ đồ định hướng” hữu ích để hỗ trợ và có thêm nguồn thông 
tin.
Định hướng chiến lược của Công ước Ramsar được đưa ra trong Kế hoạch chiến lược là Bản kế hoạch 
mới nhất cho giai đoạn 2009-2015 được thông qua tại Hội nghị COP10 năm 2008. Tất cả các Khung 
thực hiện theo chuyên đề, bao gồm Bộ sổ tay và các hoạt động ưu tiên cho từng giai đoạn cũng được 
soạn thảo trong Bộ sổ tay.
Trong ấn bản lần thứ tư của Cuốn sổ tay hướng dẫn, các bổ sung và thiếu sót từ nội dung của các hướng 
dẫn ban đầu thì được để trong dấu ngoặc vuông [...].
Bộ Sổ tay được cập nhật sau mỗi cuộc họp của Hội nghị các Bên tham gia và việc phản hồi thông tin qua 
kinh nghiệm của người sử dụng luôn được đánh giá cao khi hoàn thiện phiên bản mới.
5Sổ tay 1: Sử dụng khôn khéo đất ngập nước
Về cuốn Sổ tay (sử dụng khôn khéo đất ngập nước)
Mục tiêu số 1 của Kế hoạch chiến lược gồm có sử dụng khôn khéo là một trong ba “trụ cột” chính của 
Công ước. Mục tiêu này mô tả “Làm việc để hướng tới việc đạt được sử dụng khôn khéo tất cả các vùng 
đất ngập nước bằng cách đảm bảo các Bên tham gia Công ước xây dựng thông qua và sử dụng các công 
cụ, các biện pháp cần thiết và phù hợp”, với “kết quả đạt được” được diễn đạt bằng cụm từ: “ tất cả các 
Bên tham gia Công ước đạt được Sử dụng khôn khéo tất cả các vùng đất ngập nước, bao gồm việc quản 
lý đất ngập nước có sự tham gia của nhiều bên hơn và các quyết định bảo tồn được đưa ra, trong đó tầm 
quan trọng của các dịch vụ hệ sinh thái từ đất ngập nước được nhìn nhận”.
Các chiến lược đặt ra để đảm bảo đạt được mục tiêu này bao gồm:
1.1 Kiểm kê và đánh giá đất ngập nước 
1.2 Thông tin đất ngập nước toàn cầu
1.3 Thể chế, Pháp luật và Chính sách
1.4 Công nhận tính liên ngành của dịch vụ đất ngập nước
1.5 Công nhận vai trò của Công ước
1.6 Quản lý dựa trên khoa học đất ngập nước
1.7 Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
1.8 Phục hồi đất ngập nước
1.9 Loài ngoại lai xâm hại
1.10 Khu vực tư nhân
1.11 Biện pháp khuyến khích
Kế hoạch này đề ra 28 “Kết quả chính” cần đạt được vào năm 2015 cho tập hợp các chiến lược.
Nội dung trong cuốn Sổ tay này được trích chủ yếu từ Nghị quyết IX.1 và Phụ lục A của Nghị quyết 
IX.1, cũng như Nghị quyết X.3 và Phụ lục của Nghị quyết X.3, bổ sung thêm các trích dẫn của các Nghị 
quyết khác. Vì vậy, nội dung phản ánh các quyết định đã được thông qua tại Hội nghị các Bên tham gia 
Công ước. Cuốn sổ tay cũng có nội dung của Phiếu thông tin và các tài liệu khác.
6Sổ tay Ramsar về sử dụng khôn khéo đất ngập nước, tái bản lần thứ 4
Lời nói đầu
Cuốn Sổ tay này hướng dẫn chungviệc sử dụng toàn bộ Bộ sổ tay sử dụng khôn khéo của Ramsar, với 
mỗi cuốn sổ tay hướng dẫn sau (từ số 2- đến số 20) của ấn bản lần thứ 4 đề cập đến một hoặc nhiều giải 
pháp đã đề cập trong “Khung khái niệm sử dụng khôn khéo đất ngập nước và duy trì các đặc tính sinh 
thái đất ngập nước”.
Các nguyên tắc “sử dụng khôn khéo” và duy trì “đặc tính sinh thái” đất ngập nước là trọng tâm của 
Công ước Ramsar. Duy trì các đặc tính sinh thái đất ngập nước được công nhận là khu Ramsar và đảm 
bảo, càng nhiều càng tốt, việc sử dụng khôn khéo đất ngập nước trên lãnh thổ của các nước thành viên, 
là vấn đề được công nhận trong văn bản của Công ước thông qua năm 1971 như là những kết quả quan 
trọng của các Bên tham gia trong việc thực hiện Công ước.
Nhưng nghĩa chính xác của thuật ngữ “sử dụng khôn khéo” và “đặc tính sinh thái” là gì? Định nghĩa “sử 
dụng khôn khéo” lần đầu tiên được các Bên tham gia Công ước thông qua tại COP3 năm 1987. Sau đó, 
Ban khoa học và kỹ thuật Công ước (STRP) xây dựng định nghĩa “đặc tính sinh thái” và “thay đổi đặc 
tính sinh thái” đã thông qua tại COP7 năm 1999.
Kể từ khi được thông qua năm 1987 định nghĩa “sử dụng khôn khéo” đã phát triển và thay đổi, như thuật 
ngữ ở trong Báo cáo của Ủy ban Brundtland phát triển bền vững năm 1987, Công ước đa dạng sinh học 
năm 1992 (CBD) sử dụng thuật ngữ “phương pháp tiếp cận hệ sinh thái” và “sử dụng bền vững”, và gần 
đây là Chương trình Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ (MA) đưa ra định nghĩa và giải thích thuật ngữ 
các đặc điểm của hệ sinh thái và các “dịch vụ hệ sinh thái”. Để đảm bảo các định nghĩa Ramsar được 
cập nhật và phù hợp với ngôn ngữ hiện hành, năm 2002, các nước tham gia Công ước Ramsar yêu cầu 
Ban thẩm định Khoa học và Kỹ thuật tổng hợp các định nghĩa và đề xuất định nghĩa cập nhật khi cần 
thiết. Cuốn sổ tay này cung cấp các định nghĩa cập nhật, đã được thông qua tại COP 9 năm 2005, Nghị 
quyết IX.1 Phụ lục A.
Điều quan trọng là trong quá trình thực hiện Công ước, Ban Thẩm định Khoa học và Kỹ thuật đã nhận 
thấy rằng Công ước thiếu một Khung tổng thể cho việc thực hiện “sử dụng khôn khéo”. Khung khái 
niệm cho các hệ sinh thái và sự thịnh vượng của con người được Chương trình đánh giá thiên niên kỷ 
đã thực hiện đánh giá là rất phù hợp trong bối cảnh này, đặc biệt là phản ánh trực tiếp sự công nhận của 
Công ước Ramsar về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa con người và môi trường sống. Khung khái niệm này 
liên kết gián tiếp và trực tiếp với các tác nhân thay đổi đa dạng sinh học, hệ sinh thái và dịch vụ sinh 
thái, sức khỏe và xóa đói giảm nghèo của co ... g thôn ngày càng bị đô thị hóa, hậu quả là làm tăng nguy cơ suy thoái đất ngập 
nước, ví dụ như khai thác và phân mảnh hệ sinh thái;
14. CŨNG KÊU GỌI tất cả các Bên tham gia xem xét lại thực trạng của đất ngập nước đô thị và ven 
đô thị ở những nơi cần thiết, để đưa vào các chương trình tái sinh và phục hồi chức năng của chúng 
nhằm cung cấp đầy đủ về các dịch vụ hệ sinh thái cho con người và đa dạng sinh học;
22. KHUYẾN KHÍCH các Bên tham gia thu hút sự tham gia của các thành phố tự trị vào quá trình quy 
hoạch và thực hiện các hoạt động về bảo tồn đất ngập nước và sử dụng khôn khéo nhằm tìm kiếm 
sự đóng góp của các thành phố tự trị, bao gồm cả cơ quan quy hoạch tự nhiên, a) để đánh giá tác 
động môi trường trực tiếp và gián tiếp của các khu đô thị đối với đất ngập nước và b) để bảo vệ hoặc 
tăng cường chức năng sinh thái của các vùng đất ngập nước đô thị và ven đô thị và bảo vệ chúng 
khỏi những tác động tiêu cực của việc tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước 
ngày càng tăng.
Ban STRP đã được giao nhiệm vụ trong giai đoạn 2009-2012 về “Xây dựng hướng dẫn quản lý đất ngập 
nước đô thị và ven đô thị, phù hợp với tiếp cận hệ sinh thái, có tính đến các vấn đề như biến đổi khí hậu, 
hệ sinh thái, sản xuất lương thực, sức khỏe con người và sinh kế “.
52
Sổ tay Ramsar về sử dụng khôn khéo đất ngập nước, tái bản lần thứ 4
Các Nghị quyết có liên quan
Nghị quyết IX.1
(Được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Hội nghị các Bên tham gia Công ước Kampala, Uganda, 2005)
Hướng dẫn khoa học và kỹ thuật bổ sung về thực hiện các
khái niệm sử dụng khôn khéo của Ramsar
1. NHẬN THẤY bộ hướng dẫn khoa học kỹ thuật và các tài liệu khác do Ban Thẩm định khoa học và 
kỹ thuật (STRP) hỗ trợ các Bên tham gia thực hiện công tác bảo tồn và sử dụng khôn khéo đất ngập 
nước;
2. LƯU Ý rằng Hội nghị lần các bên tham gia thứ 8 (COP8) đã chỉ đạo STRP chuẩn bị thêm tư vấn và 
hướng dẫn cho Bên tham gia Công ước COP9 về các chủ đề bao gồm kiểm kê và đánh giá, sử dụng 
khôn khéo và quản lý nguồn nước, Quản lý và thiết kế khu Ramsar, và đánh giá hiệu quả thực hiện 
Công ước;
3. CẢM ƠN STRP về các công việc chuẩn bị tư vấn và hướng dẫn kèm theo Nghị quyết này, cũng như 
về Các báo cáo và đánh giá kỹ thuật xây dựng cho các Bên tham gia và đối tượng khác như các Báo 
cáo kỹ thuật của Ramsar;
4. CŨNG CẢM ƠN Chính phủ Thụy Điển và IUCN, WWF, Trung tâm Cá thế giới và Ủy ban Nghiên 
cứu nước (Nam Phi), đã hỗ trợ tài chính cho Hội đồng và các Nhóm công tác xây dựng tư vấn và 
hướng dẫn, các báo cáo kỹ thuật và thể hiện BIẾT ƠN sâu sắc đến nhiều tổ chức đã hỗ trợ bằng hiện 
vật có ý nghĩa cho công việc của STRP;
HỘI NGHỊ CÁC BÊN THAM GIA CÔNG ƯỚC
5. PHÊ DUYỆT Khung khái niệm sử dụng khôn khéo đất ngập nước và duy trì đặc tính sinh thái của 
chúng (Phụ lục A của Nghị quyết này) và các định nghĩa cập nhật của “sử dụng khôn khéo”, “đặc 
tính sinh thái” và khẳng định rằng các định nghĩa này thay thế tất cả các định nghĩa trước của các 
thuật ngữ trên; 
6. CŨNG PHÊ DUYỆT Bản Khung chiến lược và hướng dẫn xây dựng Danh sách các vùng đất ngập 
nước có tầm quan trọng quốc tế đã sửa đổi (Phụ lục B của Nghị quyết này), chỉ dẫn cho Ban Thư 
ký Công ước Ramsar giới thiệu những thay đổi khi soạn thảo phiên bản mới của Cuốn sổ tay số 7 
về Sử dụng khôn khéo của Ramsar, bao gồm cả sửa đổi Biểu Thông tin của Khu Ramsar (RIS), và 
thúc giục tất cả các Bên tham gia Công ước chuẩn bị RIS để đề xuất Khu Ramsar mới vào danh sách 
Ramsar và cập nhật các RIS của Khu Ramsar hiện tại để nộp cho Ban Thư ký Công ước Ramsar theo 
định dạng đã sửa đổi; 
7. CHÀO ĐÓN các khung hướng dẫn và tư vấn khác, được cung cấp như trong phụ lục C, D, và E của 
Nghị quyết này và Thúc giục các Bên tham gia Công ước sử dụng chúng hiệu quả khi thích hợp, sửa 
đổi chúng nếu cần thiết sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh từng quốc gia và trong khuôn 
khổ các sáng kiến, cam kết khu vực hiện có và trong bối cảnh phát triển bền vững; 
8. THÚC ĐẨY các Bên tham gia thiết kế các khuôn khổ hướng dẫn và tư vấn khác nhằm thu hút tất cả 
các bên liên quan, bao gồm các Bộ, ban ngành và cơ quan, cơ quan quản lý lưu vực và nước, các tổ 
chức phi chính phủ và tổ chức xã hội dân sự; thúc giục hơn nữa các Bên tham gia Công ước khuyến 
khích các bên liên quan xem xét các hướng dẫn này, cùng với các hướng dẫn trong Bộ công cụ Sử 
dụng khôn khéo của Ramsar, ấn bản lần thứ 2, trong việc ra quyết định và các hoạt động liên quan 
53
Sổ tay 1: Sử dụng khôn khéo đất ngập nước
đến việc thực hiện sử dụng khôn khéo đất ngập nước thông qua việc duy trì các đặc tính sinh thái 
của chúng, và 
9. CHỈ THỊ cho Ban Thư ký Công ước Ramsar phổ biến rộng rãi các Khung làm việc và hướng dẫn kèm 
theo Nghị quyết này, kể cả việc sửa đổi và cập nhật “Bộ công cụ”- Các sổ tay sử dụng khôn khéo 
của Ramsar.
Nghị quyết X.3
(Được thông qua tại cuộc họp lần thứ 10 của Hội nghị các Bên tham gia, Changwon, Hàn Quốc, năm 2008)
Tuyên bố Changwon về Sức khỏe con người và Đất ngập nước
1. LO NGẠI rằng có nhiều áp lực từ việc thay đổi sử dụng đất và sử dụng quá nhiều nước, trầm trọng 
thêm do hiện tượng ấm lên và khí hậu ngày càng biến đổi như được báo cáo bởi Chương trình Đánh 
giá hệ sinh thái Thiên niên kỷ (MA), đồng nghĩa với việc đất ngập nước tiếp tục bị mất và suy thoái 
ở nhiều nơi trên thế giới với tốc độ nhanh hơn so với các hệ sinh thái khác, và điều này đe dọa đến 
việc cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái trong tương lai và do đó đe dọa đến cơ sở cung cấp sức khỏe 
con người của chúng; 
2. NHẬN THỨC về nhiều nỗ lực ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế của các Bên tham gia Công 
ước và các nước khác trong việc giải quyết tình trạng này để ghi nhận những đóng góp quan trọng 
của đất ngập nước đối với sự thịnh vượng, sinh kế và sức khỏe con người, cũng như đối với đa dạng 
sinh học, có thể được cung cấp thông qua việc duy trì và phục hồi đặc tính sinh thái của chúng, nhưng 
thừa nhận rằng những nỗ lực này cần phải được tăng gấp đôi để chấm dứt tình trạng suy giảm hiện 
tại hoặc tình trạng hiện tại tốt lên khi đạt được mục tiêu đa dạng sinh học năm 2010 và mục tiêu môi 
trường đến năm 2015 của Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ; 
3. NHẬN THỨC rằng chủ đề của Hội nghị này là “Đất ngập nước vững bền, con người khỏe mạnh”; 
4. HOAN NGHÊNH thông điệp của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc mang tới Hội nghị ngày 28 tháng 
10 năm 2008 và lưu ý sự nhấn mạnh trong thông điệp đó về liên kết quan trọng giữa đất ngập nước, 
sinh kế và sự thịnh vượng của con người trên toàn thế giới, cũng như tầm quan trọng của Công ước 
Ramsar trong việc cung cấp các hướng dẫn và cơ chế làm cơ sở cho liên kết rất quan trọng này và 
những đóng góp có giá trị mà các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước có thể thực hiện để đạt được 
các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ; 
5. THỪA NHẬN nhu cầu cấp thiết của các chính phủ, tổ chức quốc tế, khu vực tư nhân và tổ chức xã 
hội hiểu đầy đủ hơn về vai trò mà họ có thể hoặc cần thể hiện trong việc đảm bảo tính bền vững trong 
tương lai của đất ngập nước và duy trì đặc tính sinh thái của chúng, cùng với các cam kết theo Công 
ước Ramsar và sự cần thiết xây dựng hành động liên ngành có hiệu quả hơn để đảm bảo điều này; 
6. NHẤN MẠNH tầm quan trọng của sự hợp tác và quan hệ đối tác giữa các chính phủ và cộng đồng 
địa phương đối với bảo tồn và sử dụng khôn khéo đất ngập nước, nhấn mạnh chia sẻ trách nhiệm của 
cả chính phủ và cộng đồng địa phương trong việc thực hiện Công ước Ramsar; 
7. THÔNG BÁO rằng mục đích chính của “Tuyên bố Changwon” là để truyền tải thông điệp chính liên 
quan đến vấn đề đất ngập nước đến các bên liên quan và các nhà ra quyết định ngoài phạm vi cộng 
đồng Ramsar, đối tượng liên quan đến bảo tồn và sử dụng khôn khéo đất ngập nước, thông báo các 
hành động và quyết định của họ; 
54
Sổ tay Ramsar về sử dụng khôn khéo đất ngập nước, tái bản lần thứ 4
8. LƯU Ý rằng Tuyên bố được thiết kế để bổ sung cho Kế hoạch chiến lược Ramsar 2009-2015 các tài 
liệu cung cấp cho Công ước và các cơ quan của Công ước cách tiếp cận tương lai, các ưu tiên thực 
hiện và một số mục tiêu trong Kế hoạch chiến lược có thể tiến triển một cách hiệu quả thông qua việc 
thực hiện Tuyên bố Changwon; 
9. CẢM ƠN chính phủ Hàn Quốc về sáng kiến trong việc chuẩn bị “Tuyên bố Changwon” để cung cấp 
một chương trình tổng thể cho hành động trong tương lai về đất ngập nước cho người dân trên thế 
giới và về việc hỗ trợ cho quá trình soạn thảo Tuyên bố này; 
10. THỪA NHẬN rằng “Tuyên bố Changwon” đã được xây dựng thông qua một quá trình hợp tác về 
chuyên môn của Ban Thẩm định khoa học và kỹ thuật (STRP), các tổ chức quốc tế (IOPs), chính 
phủ Hàn Quốc là nước chủ nhà COP10 và Ban thư ký Ramsar, cảm ơn chính phủ của Hàn Quốc vì 
ý định công khai đấu tranh để phổ biến và sử dụng Tuyên bố này trong tương lai;
HỘI NGHỊ CÁC BÊN THAM GIA CÔNG ƯỚC
11. CHÀO MỪNG “Tuyên bố Changwon về sự thịnh vượng của con người và đất ngập nước” kèm theo 
Nghị quyết này;
12. THÚC ĐẨY MẠNH MẼ các Bên tham gia Công ước và các chính phủ khác thu hút sự quan tâm về 
“Tuyên bố Changwon” của lãnh đạo nhà nước, quốc hội, khu vực tư nhân và xã hội dân sự, khuyến 
khích họ và tất cả các ngành (bao gồm cả quản cơ quan lý nước, sức khỏe con người, biến đổi khí 
hậu, xóa đói giảm nghèo và quy hoạch không gian) và các cơ quan chịu trách nhiệm về các hoạt động 
ảnh hưởng đến đất ngập nước, đặc biệt là để đáp ứng với lời kêu gọi hành động cho đất ngập nước 
được thể hiện trong Tuyên bố;
13. THÚC ĐẨY MẠNH MẼ các Bên tham gia Công ước và các chính phủ khác sử dụng “Tuyên bố 
Changwon” để thông báo cho chính sách quốc gia và quá trình ra quyết định, bao gồm cả vị trí của 
các phái đoàn quốc gia của họ ở các quá trình bên ngoài và thông qua các cơ hội cụ thể ở cấp địa 
phương, quốc gia và quốc tế, nơi mà Công ước Ramsar và các quá trình khác có tiềm năng lớn về 
hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau, bao gồm cả Ủy ban Liên hợp quốc về phát triển bền vững, các cơ quan 
của Liên Hợp Quốc, các hiệp định môi trường đa phương và Diễn đàn Nước Thế giới, và yêu cầu 
Ban Thư ký để chuẩn bị tư vấn về cơ hội hành động có liên quan đến hỗ trợ này;
14. THÚC ĐẨY MẠNH HƠN NỮA Ủy ban Thường vụ, Ban STRP, Ban Thư ký Công ước Ramsar, đầu 
mối quốc gia CEPA, các sáng kiến khu vực hoạt động trong khuôn khổ của Công ước, các tổ chức 
đối tác quốc tế (IOPs) và các tổ chức khác sử dụng “Tuyên bố Changwon” trong công việc tương lai 
của họ và thành lập các ưu tiên cũng như sử dụng phương tiện của mình và tất cả các cơ hội khác có 
liên quan để tích cực thúc đẩy Tuyên bố;
15. KHUYẾN KHÍCH các tổ chức, cơ quan, tổ chức, và các sáng kiến khác có các hoạt động liên quan 
đến bảo tồn và sử dụng khôn khéo đất ngập nước nhằm thúc đẩy những thông điệp trong Tuyên bố 
Changwon đến với họ;
16. KHUYẾN KHÍCH các Bên tham gia công nước và những nước khác tìm kiếm nguồn lực để dịch 
“Tuyên bố Changwon” sang các ngôn ngữ địa phương và tạo điều kiện phổ biến và sự hiểu biết càng 
nhiều càng tốt;
55
Sổ tay 1: Sử dụng khôn khéo đất ngập nước
17. CHỈ THỊ cho Ban Thư ký Công ước Ramsar và Ủy ban Thường vụ xem xét xây dựng và tổng hợp 
các chỉ số trong Định dạng Báo cáo quốc gia cho COP11 (nếu khả thi) về việc phổ biến và sử dụng 
“Tuyên bố Changwon” và báo cáo về vấn đề này cho các Bên tham gia Công ước và những nước 
khác, lưu ý rằng trong một số trường hợp, các chỉ số liên quan đến Kế hoạch chiến lược cũng có thể 
tương tự các chỉ số của Tuyên bố Changwon;
18. YÊU CẦU Uỷ ban thường vụ, STRP, đầu mối quốc gia của chương trình CEPA, các sáng kiến khu 
vực hoạt động trong khuôn khổ của Công ước, các tổ chức đối tác quốc tế (IOPs) và các nước quan 
tâm khác tư vấn cho Ban Thư ký về kinh nghiệm sử dụng Tuyên bố nhằm thông báo Hội nghị các 
bên tham gia Công ước lần thứ 11và
19. CHỈ THỊ cho Ban Thư ký Công ước Ramsar thống nhất (nếu cần thiết), trong Nghị quyết này bất kỳ 
một ngôn ngữ được Hội nghị các bên tham gia lần này phê chuẩn nhằm đạt được tính thống nhất về 
thuật ngữ.
Chủ tịch và Phó Chủ tịch (bên phải) của Ban Thẩm định khoa học và kỹ thuật với 
cán bộ Ban thư ký Công ước năm 2006.
56
Sổ tay Ramsar về sử dụng khôn khéo đất ngập nước, tái bản lần thứ 4
‘Công cụ’ Công ước Ramsar về bảo tồn và sử dụng khôn khéo 
 đất ngập nước, xuất bản lần thứ 4 (2010)
Cột trụ thứ nhất của Công ước: Sử dụng khôn khéo
Sổ tay 1 Sử dụng khôn khéo đất ngập nước
Khái niệm và cách tiếp cận Sử dụng khôn khéo đất ngập nước
Sổ tay 2 Chính sách đất ngập nước quốc gia 
Xây dựng và thực hiện các chính sách đất ngập nước quốc gia
Sổ tay 3 Luật và Thể chế
Rà soát luật và thể chế thúc đẩy bảo tồn và sử dụng khôn khéo đất ngập nước
Sổ tay 4 Dịch cúm gia cầm và đất ngập nước
Hướng dẫn kiểm soát và ứng phó với dịch cúm gia cầm
Sổ tay 5 Quan hệ đối tác
Quan hệ đối tác quan trọng để thực hiện Công ước Ramsar
Sổ tay 6 Chương trinh CEPA về Đất ngập nước
Chương trình truyền thông, giáo dục, sự tham gia và nhận thức cộng đồng (CEPA) 2009-2015
Sổ tay 7 Kỹ năng tham gia
Thiết lập và củng cố sự tham gia cộng đồng địa phương và sự tham gia của người dân bản địa 
vào quản lý đất ngập nước
Sổ tay 8 Hướng dẫn về nước
Khung tổng hợp cho các hướng dẫn liên quan đến nước của Công ước
Sổ tay 9 Quản lý lưu vực sông
Kết hợp bảo tồn và sử dụng khôn khéo đất ngập nước vào quản lý lưu vực sông
Sổ tay 10 Phân bổ và Quản lý nước
Hướng dẫn phân bổ và quản lý nước đảm bảo duy trì các chức năng sinh thái đất ngập nước
Sổ tay 11 Quản lý nước ngầm
Quản lý nước ngầm đảm bảo duy trì đặc tính sinh thái đất ngập nước
Sổ tay 12 Quản lý vùng ven biển
Vấn đề đất ngập nước trong Quản lý Tổng hợp vùng ven biển
Sổ tay 13 Kiểm kê, đánh giá và giám sát
Khung tích hợp cho Kiểm kê đánh giá và giám sát đất ngập nước
Sổ tay 14 Nhu cầu dữ liệu và thông tin
Khung Nhu cầu dữ liệu và thông tin Ramsar
Sổ tay 15 Kiểm kê đất ngập nước
Khung Ramsar cho Kiểm kê đất ngập nước và đặc điểm sinh thái
Sổ tay 16 Đánh giá tác động
Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược, bao gồm đa dạng 
sinh học
Cột trụ thứ 2 của Công ước: Đề xuất và quản lý khu Ramsar
Sổ tay 17 Đề xuất khu Ramsar
Khung chiến lược và hướng dẫn xây dựng Danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng 
quốc tế
Sổ tay 18 Quản lý đất ngập nước 
Sổ tay 19 Khung quản lý khu Ramsar và các vùng đất ngập nước khác 
Giải quyết sự thay đổi đặc tính sinh thái đất ngập nước
Cột trụ thứ 3 của Công ước: Hợp tác quốc tế
Sổ tay 20 Hợp tác quốc tế
Hướng dẫn và hỗ trợ khác trong hợp tác quốc tế theo Công ước Ramsar
Công ước về đất ngập nước
Tài liệu kèm theo
Sổ tay 21 Kế hoạch chiến lược Công ước Ramsar 2009-2015
Mục tiêu, chiến lược và kỳ vọng thực hiện Công ước Ramsar giai đoạn 2009-2015
58
Sổ tay Ramsar về sử dụng khôn khéo đất ngập nước, tái bản lần thứ 4
Bộ sổ tay
của Ramsar, 
tái bản lần thứ 4, 2010
Ban Thư ký Công ước Ramsar
Rue Mauverney 28
CH-1196 Gland, Switzerland
Tel: +41 22 999 0170
E-mail: ramsar@ramsar.org
Web: 
Sử dụng
Khôn khéo đất ngập nước 

File đính kèm:

  • pdfso_tay_su_dung_khon_kheo_dat_ngap_nuoc.pdf