Sự bộc lộ của kháng nguyên P53, Her-2/neu, EMA và thụ thể Estrogen, Progesterone trong ung thư biểu mô tuyến bã ở mi mắt

TÓM TẮT

Mục tiêu: Xác định sự bộc lộ của các dấu ấn p53, Her-2/neu, EMA, thụ thể Estrogen, Progesteron và

đánh giá mối liên quan giữa sự bộc lộ p53, Her-2/neu với độ biệt hóa của u.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 30 trường hợp đã được khẳng định

về mặt mô bệnh học là ung thư biểu mô tuyến bã được nhuộm hóa mô miễn dịch với các dấu ấn p53,

Her-2/neu, EMA, ER và PR.

Kết quả: Bệnh gặp nhiều hơn ở nữ giới với tỉ lệ nữ/nam là 2,7 và bệnh chủ yếu gặp ở người già với

độ tuổi hay gặp nhất là từ 60 - 69 (36,6%). Về mặt mô bệnh học, thành phần biệt hóa vừa là loại hay gặp

nhất với tỉ lệ 56,6%, tiếp theo là loại biệt hóa cao (26,7%) và ít gặp nhất là loại kém biệt hóa (16,7%). Tỉ lệ

dương tính với p53, Her-2/neu, EMA, ER và PR tương ứng là 56,7%, 73,3%, 100%, 10% và 13,3%.

Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự bộc lộ của các dấu ấn miễn dịch p53, Her-2/neu đều ở mức

cao và ngược lại tỉ lệ dương tính với ER và PR lại thấp. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự

bộc lộ của p53 và Her-2/neu giữa các độ biệt hóa u.

pdf 6 trang yennguyen 2520
Bạn đang xem tài liệu "Sự bộc lộ của kháng nguyên P53, Her-2/neu, EMA và thụ thể Estrogen, Progesterone trong ung thư biểu mô tuyến bã ở mi mắt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự bộc lộ của kháng nguyên P53, Her-2/neu, EMA và thụ thể Estrogen, Progesterone trong ung thư biểu mô tuyến bã ở mi mắt

Sự bộc lộ của kháng nguyên P53, Her-2/neu, EMA và thụ thể Estrogen, Progesterone trong ung thư biểu mô tuyến bã ở mi mắt
19Nhãn khoa Việt Nam (Số 20 - 2010)
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư biểu mô tuyến bã (UTBMTB) là một 
u ác tính, chủ yếu gặp ở vùng quanh hốc mắt, đặc 
biệt là ở mi mắt [8]. U có thể xâm lấn tại chỗ, di 
căn hạch vùng hoặc thậm chí di căn xa. Hầu hết, 
các nghiên cứu về UTBMTB ở mi mắt đều cho 
thấy bệnh gặp ở nữ nhiều hơn ở nam với tỉ lệ từ 
1,4 đến 2,8 [2], [7], [10] và người ta cũng chưa 
biết được tại sao UTBMTB lại hay gặp ở nữ hơn 
ở nam giới. Liệu hormon giới tính có vai trò ảnh 
hưởng tới sự phát triển của u hay không và các tế 
bào tuyến bã ở mi mắt có là tế bào đích của các 
hormon giới tính không? 
Ở một khía cạnh khác, nguyên nhân của 
UTBMTB vẫn chưa rõ ràng. Có tác giả cho là 
do yếu tố tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, có tác 
giả lại cho là tia xạ có thể gây nên UTBMTB. 
Một số nghiên cứu lại gợi ra vai trò của virus 
sinh u nhú ở người (HPV), hiện tượng bất hoạt 
gen p53 và khuếch đại gen Her-2/neu. Đột biến 
gen p53 đóng vai trò quan trọng trong sự phát 
triển của nhiều loại ung thư ở người và sự tích 
lũy bất thường protein p53 ở trong nhân tế bào, 
được phát hiện bằng hóa mô miễn dịch trong 
*Khoa Xét nghiệm tổng hợp, Bệnh viện Mắt Trung ương
**Bộ môn Giải phẫu bệnh, Trường Đại học Y Hà Nội
***Khoa Giải phẫu bệnh tế bào, Bệnh viện K
SỰ BỘC LỘ CỦA KHÁNG NGUYÊN P53, HER-2/NEU, EMA
VÀ THỤ THỂ ESTROGEN, PROGESTERONE
TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN BÃ Ở MI MẮT
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định sự bộc lộ của các dấu ấn p53, Her-2/neu, EMA, thụ thể Estrogen, Progesteron và 
đánh giá mối liên quan giữa sự bộc lộ p53, Her-2/neu với độ biệt hóa của u.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 30 trường hợp đã được khẳng định 
về mặt mô bệnh học là ung thư biểu mô tuyến bã được nhuộm hóa mô miễn dịch với các dấu ấn p53, 
Her-2/neu, EMA, ER và PR.
Kết quả: Bệnh gặp nhiều hơn ở nữ giới với tỉ lệ nữ/nam là 2,7 và bệnh chủ yếu gặp ở người già với 
độ tuổi hay gặp nhất là từ 60 - 69 (36,6%). Về mặt mô bệnh học, thành phần biệt hóa vừa là loại hay gặp 
nhất với tỉ lệ 56,6%, tiếp theo là loại biệt hóa cao (26,7%) và ít gặp nhất là loại kém biệt hóa (16,7%). Tỉ lệ 
dương tính với p53, Her-2/neu, EMA, ER và PR tương ứng là 56,7%, 73,3%, 100%, 10% và 13,3%. 
Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự bộc lộ của các dấu ấn miễn dịch p53, Her-2/neu đều ở mức 
cao và ngược lại tỉ lệ dương tính với ER và PR lại thấp. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự 
bộc lộ của p53 và Her-2/neu giữa các độ biệt hóa u.
Từ khóa: Ung thư biểu mô tuyến bã mi mắt, hóa mô miễn dịch.
Hoàng Anh Tuấn*, Lê Đình Hòe**, Tạ Văn Tờ***, Nguyễn Văn Chủ***
20 Nhãn khoa Việt Nam (Số 20 - 2010)
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
nhiều loại ung thư. Her-2/neu là tiền gen ung thư 
và sản xuất ra một glycoprotein có trọng lượng 
phân tử khoảng 185 - kDa, có chức năng như 
một yếu tố phát triển biểu bì. Sự khuếch đại quá 
mức gen Her-2/neu được phát hiện trong nhiều 
loại ung thư biểu mô tuyến. 
Cho đến nay, đã có những công trình nghiên 
cứu về UTBMTB như về lâm sàng, mô bệnh học, 
điều trị, nhưng việc ứng dụng hóa mô miễn 
dịch trong nghiên cứu UTBMTB chưa nhiều. Ở 
Việt Nam, cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu 
nào về hóa mô miễn dịch UTBMTB ở mi mắt, 
do đó chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm 2 
mục tiêu: 
1. Xác định sự bộc lộ của các dấu ấn miễn 
dịch p53, Her-2/neu, EMA, ER và PR của UTBMTB 
ở mi mắt.
2. Đánh giá mối liên quan giữa sự bộc lộ p53, 
Her-2/neu với độ biệt hóa của u. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng 
Đối tượng nghiên cứu là 30 bệnh nhân (BN) 
được chẩn đoán mô bệnh học là UTBMTB tại 
Bệnh viện Mắt Trung ương qua các mẫu bệnh 
phẩm phẫu thuật từ tháng 1 năm 2005 đến hết 
tháng 6 năm 2007.
Tiêu chuẩn lựa chọn BN:
- Có ghi nhận các dữ kiện lâm sàng: họ tên, 
tuổi, giới. 
- Được phẫu thuật cắt bỏ khối u ở mi mắt và có 
kết quả chẩn đoán mô bệnh học là UTBMTB.
2. Phương pháp 
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo phương 
pháp nghiên cứu quan sát mô tả.
Bệnh phẩm: Các bệnh phẩm được cố định 
trong dung dịch Bouin, sau đó được chuyển, đúc 
trong paraffin.
Nhuộm tiêu bản 
- Phương pháp nhuộm HE: Tất cả các khối 
nến được cắt mảnh có độ dày 3cm và nhuộm tiêu 
bản theo phương pháp nhuộm Hematoxylin - Eosin 
(HE) thường quy.
- Phương pháp hóa mô miễn dịch: Các khối nến 
sau khi sắp xếp dãy mô, được cắt mảnh để tiến hành 
nhuộm hóa mô miễn dịch với các dấu ấn p53, Her 
- 2/neu, EMA (kháng nguyên màng biểu mô), ER 
(Estrogen Receptor) và PR (Progesteron Receptor) 
theo phương pháp ABC (Avidin - Biotin Complex).
Đánh giá kết quả: Tất cả các tiêu bản được 
đánh giá qua kính hiển vi quang học ở các độ phóng 
đại cần thiết và do 2 bác sĩ giải phẫu bệnh có kinh 
nghiệm kiểm định.
Phân loại mô bệnh học: Dựa trên tiêu bản 
nhuộm HE và theo phân loại theo phân loại của 
Font (1986). 
- Loại biệt hóa cao: Gồm các đám tế bào u biệt 
hóa tiết chất bã với bào tương rộng, có hốc. Các tế 
bào này thường ở trung tâm các đám tế bào u.
- Loại biệt hóa vừa: Chỉ một vài vùng có các 
tế bào biệt hóa tiết bã, còn lại phần lớn tế bào u với 
nhân kiềm tính, hạt nhân nổi rõ, bào tương rộng, 
ưa kiềm.
- Loại kém biệt hóa: Phần lớn tế bào u có nhân 
đa hình thái, hạt nhân nổi rõ, bào tương hẹp. Rất 
nhiều nhân chia.
 Đánh giá kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch: 
biểu hiện dương tính khi:
- p53, Her-2/neu và EMA: Ít nhất 10% tế bào 
u bắt màu vàng nâu (đối với p53 là nhân tế bào, 
còn đối với Her-2/neu và EMA là màng bào tương 
tế bào).
- ER và PR: Ít nhất 5% nhân tế bào u bắt màu 
vàng nâu.
Địa điểm thực hiện đề tài: Các mẫu bệnh 
phẩm nghiên cứu của chúng tôi được chuyển, 
đúc, cắt nhuộm HE. Đọc kết quả mô bệnh học 
ở khoa Xét nghiệm tổng hợp, Bệnh viện Mắt 
Trung ương và nhuộm, đánh giá kết quả hóa mô 
miễn dịch tại khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện 
K, Hà Nội. 
Xử lí số liệu: Số liệu nghiên cứu được xử lí theo 
phương pháp thống kê và phần mềm Epi - Info 6.04. 
21Nhãn khoa Việt Nam (Số 20 - 2010)
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
1. Đặc điểm về tuổi và giới
Bảng 1. Phân bố BN theo tuổi và giới
 Giới
Nhóm tuổi 
Nam Nữ Tổng số
n % n % n %
< 40 0 2 2 6,7
40-49 2 0 2 6,7
50-59 1 5 6 20,0
60-69 5 6 11 36,6
³ 70 0 9 9 30,0
Tổng số 8 26,7 22 73,3 30 100,0
Nhận xét: Tuổi từ 31 - 83, trung bình 62,5 ± 12,6. Tuổi hay gặp nhất là lứa tuổi từ 60 - 69 tuổi (36,6%), chỉ 
có 2 BN ở lứa tuổi < 40 tuổi (6,7%). Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn ở nam với tỉ lệ nữ/nam = 2,7.
2. Típ mô bệnh học
Bảng 2. Độ biệt hóa u
Độ biệt hóa n %
Biệt hóa cao 8 26,7
Biệt hóa vừa 17 56,6
 Kém biệt hóa 5 16,7
Tổng số 30 100,0
Nhận xét: Như vậy, loại biệt hóa vừa là loại hay gặp nhất (56,6%) và ít gặp nhất là loại kém biệt hóa (16,7%).
3. Kết quả hóa mô miễn dịch
Bảng 3. Sự bộc lộ các dấu ấn miễn dịch
 Biểu hiện 
Dấu ấn miễn dịch
Dương tính Âm tính
n % n %
P53 17 56,7 13 43,3
Her-2/neu 22 73,3 8 26,7
EMA 30 100 0 0
ER 3 10,0 27 90,0
PR 4 13,3 26 86,7
Nhận xét: Sự bộc lộ EMA chiếm tỉ lệ cao nhất (100%), tiếp đến là Her-2/neu (73,3%) và p53 (56,7%). Tỉ lệ 
dương tính với PR và ER rất thấp: PR (13,3%) và ER (10%). 
Bảng 4. Liên quan giữa độ biệt hóa u và p53
 Biểu hiện 
Độ biệt hóa
Dương tính Âm tính Tổng số
n % n % n %
Biệt hóa cao 4 50,0 4 50,0 8 26,7
Biệt hóa vừa 8 47,1 9 52,9 17 56,6
Kém biệt hóa 5 100,0 0 5 16,7
Tổng số 17 56,7 13 43,3 30
P= 0,09
22 Nhãn khoa Việt Nam (Số 20 - 2010)
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
IV. BÀN LUẬN
1. Về tuổi và giới
Hầu hết các nghiên cứu về UTBMTB nói 
chung, đặc biệt là UTBMTB ở mi mắt nói riêng 
đều cho thấy bệnh nổi trội ở nữ giới với tỉ lệ nữ/
nam là 1,4 đến 2,8 [2], [7], [10]. Trong nghiên 
cứu này, tỉ lệ nữ/nam là 2,7. Nhiều tác giả đã 
cố gắng giải thích sự khác nhau đó nhưng vẫn 
chưa tìm ra lời giải thích xác đáng. UTBMTB ít 
gặp ở người trẻ tuổi, đặc biệt là dưới 30 tuổi mà 
hay gặp hơn ở lứa tuổi trung niên và người già 
[6]. Điều này thể hiện trong nhiều nghiên cứu 
của các tác giả từ châu Âu, châu Mỹ tới châu Á, 
trong đó có nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 
bệnh gặp nhiều nhất ở lứa tuổi từ 60 - 69 tuổi 
(36,6%) và trên 70 tuổi (30%); lứa tuổi thấp hơn 
40 tuổi ít gặp (6,7%). Cho K.J [1] cho rằng, sự 
tiếp xúc lâu dài với tia X và tia cực tím trong ánh 
nắng mặt trời có thể là yếu tố nguy cơ quan trọng 
gây UTBMTB. 
2. Về sự bộc lộ với các dấu ấn miễn dịch và mối 
liên quan với độ biệt hóa u
Bình thường, protein p53 có đời sống bán 
hủy ngắn nên không phát hiện được bằng hóa mô 
miễn dịch, nhưng khi gen này bị đột biến sẽ tạo ra 
p53 có đời sống bán hủy dài hơn nên bị tích lũy 
lại trong tế bào và có thể phát hiện được bằng hóa 
mô miễn dịch. Bộc lộ quá mức protein p53 và đột 
biến gen p53 đã được phát hiện trong nhiều loại 
ung thư, đặc biệt liên quan đến sự tiến triển và tiên 
lượng của ung thư. Trong nghiên cứu của chúng 
tôi, 56,7% các trường hợp UTBMTB dương tính 
với p53 ở mức độ dương tính mạnh. Tương tự 
như vậy, nghiên cứu của Hayashi cho thấy có tới 
57,1% các trường hợp UTBMTB dương tính với 
p53 bằng phương pháp hóa mô miễn dịch. Tất cả 
các trường hợp UTBMTB tái phát hoặc di căn đều 
dương tính với p53 và đặc biệt hơn nữa là ở các 
vị trí u di căn các tế bào u, càng cho thấy tỉ lệ 
dương tính cao và với cường độ mạnh hơn [5]. 
Điều này gợi ý rằng, sự bất hoạt p53 và sự bộc lộ 
quá mức protein p53 có thể là yếu tố đóng vai trò 
quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của UTBMTB 
và đồng thời cũng là yếu tố để đánh giá sự tiến 
triển và tiên lượng của u [3], [5].
Tiền gen ung thư Her-2/neu (c-erbB-2) là 
gen đóng vai trò quan trọng trong đánh giá tiên 
lượng trong nhiều loại ung thư như ung thư vú, 
phổi, dạ dày, ... Một số nghiên cứu đã cho thấy có 
mối liên quan giữa sự khuếch đại gen Her-2/neu 
và sự biểu hiện của protein Her-2/neu qua nhuộm 
hóa mô miễn dịch [4]. Nghiên cứu của Cho K.J 
[1] đã cho thấy rằng, 83,3% (15/18) các trường 
hợp UTBMTB dương tính với Her-2/neu nhưng 
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ 
Nhận xét: Như vậy, mặc dù tỉ lệ dương tính với p53 khá cao nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê về tỉ lệ dương tính giữa các độ biệt hóa u.
Bảng 5. Liên quan giữa độ biệt hóa u và Her-2/neu
 Biểu hiện 
Độ biệt hóa
Dương tính Âm tính Tổng số
n % n % n %
Biệt hóa cao 5 62,5 3 37,5 8 26,7
Biệt hóa vừa 12 70,6 5 29,4 17 56,6
Kém biệt hóa 5 100,0 0 0,0 5 16,7
Tổng số 22 73,3 8 36,7 30
P= 0,306
Nhận xét: Tỉ lệ dương tính với Her-2/neu khá cao (73,3%) và không có sự khác biệt về tỉ lệ dương tính 
giữa các độ biệt hóa, tuy nhiên trong loại kém biệt hóa thì 100% (5 trường hợp) đều dương tính. 
23Nhãn khoa Việt Nam (Số 20 - 2010)
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
lệ dương tính với Her-2/neu giữa các độ biệt hóa. 
Tương tự như vậy, trong nghiên cứu của chúng 
tôi, có tới 73,3% các trường hợp UTBMTB dương 
tính với Her-2/neu. Điều này gợi ý rằng, Her-2/
neu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển 
của UTBMTB [1]. Trong nghiên cứu của chúng 
tôi, tuy chưa phát hiện mối liên quan giữa độ biệt 
hóa u với sự bộc lộ p53 và Her-2/neu (có thể do 
cỡ mẫu còn nhỏ) nhưng chúng tôi thấy rằng cả 
5 trường hợp UTBMTB kém biệt hóa đều dương 
tính với p53 và Her-2/neu.
Sinard sử dụng phương pháp nhuộm hóa mô 
miễn dịch để phân biệt giữa UTBMTB và ung thư 
biểu mô tế bào đáy (UTBMTBD). Một trong những 
kết quả nghiên cứu của Sinard cho thấy rằng, 90,9% 
(10/11) các trường hợp UTBMTB dương tính với 
EMA trong khi chỉ có 6,2% (1/16) UTBMTBD có 
dương tính với EMA [9]. Trong nghiên cứu của 
chúng tôi, 100% các trường hợp UTBMTB đều 
dương tính và dương tính mạnh với EMA. Như vậy, 
cùng với các dấu ấn miễn dịch khác như BRST-1 và 
Cam5.2, EMA là yếu tố quan trọng giúp chẩn đoán 
phân biệt giữa UTBMTB với UTBMTBD và ung 
thư biểu mô tế bào vảy.
Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng như 
hầu hết các nghiên cứu khác về ung thư tuyến bã 
ở mi mắt đều cho thấy, bệnh gặp ở nữ nhiều hơn 
nam. Một số tác giả đã nghi ngờ sự ảnh hưởng bởi 
các nội tiết tố giới tính Estrogen và Progesteron 
tới sự phát triển của UTBMTB. Tuy nhiên, nghiên 
cứu của Cho K.J (Hàn Quốc) [1] cho thấy, chỉ có 
4 trong số 18 (22,2%) và 2 trong số 18 (11,1%) 
các trường hợp dương tính với Estrogen và 
Progesteron, tất cả các trường hợp dương tính đều 
gặp ở nữ giới. Còn trong nghiên cứu của chúng 
tôi, cũng chỉ có 3 trong số 30 (10%) và 4 trong số 
30 (13,3%) các trường hợp dương tính với ER và 
PR và đều có mức độ dương tính nhẹ. Do đó, vấn 
đề liệu các tế bào UTBMTB có phải là một trong 
các tế bào đích của hormon giới tính hay không và 
hormon giới tính có ảnh hưởng tới sự phát triển 
của u hay không cần phải có nhiều nghiên cứu sâu 
hơn với cỡ mẫu lớn hơn. 
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu hóa mô miễn dịch 30 trường hợp 
UTBMTB, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Sự bộc lộ EMA chiếm tỉ lệ cao nhất 
(100%), tiếp đến là Her-2/neu và p53 đều với tỉ 
lệ cao tương ứng là 73,3% và 56,7%. Tỉ lệ dương 
tính với thụ thể nội tiết PR và ER thấp, tương ứng 
là 13,3% và 10%.
 2. Không có mối liên quan giữa độ biệt hóa u 
với sự bộc lộ của p53 và Her-2/neu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CHO K J., KHANG S K, KOH J S, ET AL 
(2000): “Sebaceous Carcinoma of the Eyelids: Fre-
quent Expression of c-erbB-2 Oncoprotein”, J Ko-
rean Med Sci, 15: 545- 550.
2. DOXANAS M.T, GREEN R.W, (1984): 
“Sebaceous gland carcinoma: Review of 40 cases”, 
Arch Ophthalmology, 102: 245-249.
3. GONZALEZ - FERNANDEZ F., KAL-
TREIDER S A, PATNAIK B D, ET AL (1998): 
“Sebaceous carcinoma: Tumor Progression through 
Mutational Inactivation of p53”, Ophthalmology, 
105(3): 497- 506.
4. HASEBE T, MUKAI K, YAMAGUCHI N, 
ET AL (1994): “Prognotic value of Immunohisto-
chemical Staining for Proliferating Cell Nuclear 
Antigen, p53 and c-erbB-2 in sebaceous gland car-
cinoma and Sweat Gland Carcinoma: Comparison 
with Histopathological Parameter”, Mordern Pa-
thology, 7(1): 37- 43.
5. HAYASHI N, FURIHATA M, OHTSUKI 
Y, ET AL (1994): “Search for accumulation of p53 
protein and detection of human papillomavirus ge-
nomes in sebaceous gland carcinoma of the eyelid”, 
Virchows Arch, 424: 503- 509.
24 Nhãn khoa Việt Nam (Số 20 - 2010)
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
6. NELSON B R, HAMLET K R, GILLARD 
M, ET AL. (1995): “Sebaceous carcinoma”, Jour-
nal of the American Academy of Dermatology, 
33(1): 1-15.
7. RAO NA, HIDAYAT A A, MCLEAN, ET 
AL (1982): “Sebaceous carcinoma of the ocular 
adnexa: a clinicopatholgic study of 104 cases, with 
five-year follow-up data”, Hum Pathol, 13:13-122.
8. SHIELDS J A, DEMIRCI H, MARR B P, 
ET AL (2005): “Sebaceous carcinoma of the Ocu-
lar Region: A Review”, Survey of Ophthalmology, 
50(2): 103- 122.
9. SINARD J H (1999): “Immunohistochemi-
cal distinction of ocular sebaceous carcinoma from 
basal cell and squamous cell carcinoma”, Arch 
Ophthalmol, 117(6): 776- 783.
10. ZURCHER M, HINTSCHICH C R, GAR-
NER A, ET AL (1998): “Sebaceous carcinoma of 
the eyelid: a clinicopathological study”, Br j Oph-
thalmol, 82(9): 1049-1055.
SUMMARY
EXPRESSION OF P53, HER-2/NEU, EMA ANTIGENS AND ESTROGEN,PROGESTERONE
 RECEPTORS IN SEBACEOUS CARCINOMA OF THE EYELIDS
Objective: To determine the expression of p53, Her-2/neu, EMA, ER and PR in sebaceous carcinoma 
of the eyelids and to evaluate the relationships between p53, Her-2/neu and the differentiated degree.
Methods and materials: Thirty patients with histologically confirmed sebaceous carcinoma were 
studied using immunohistochemical staining for p53, Her-2/neu, EMA, ER and PR.
Results: There was a preponderance of female as female/male ratio was 2.7. Most patients were 
old with highest incidence in patients from 60 to 69 years old (36.6%). Histopathologically, moderatel 
differentiation was the most common type (56.6%), following well (26.7%) and poorly ones (16.7%). Rates 
of positive p53, Her-2/neu, EMA, ER and PR in sebaceous carcinoma were 56.7%, 73.3%, 100%, 10% and 
13.3% respectively. 
Conclusions: Our results showed that p53, Her-2/neu and EMA expressions were high and rates of 
positive ER, PR were low. There was no significant diffierence about rates of the expressions of p53, Her-2/
neu in differentiated types.
Key words: Sebaceous carcinoma, Eyelid, immunohistochemistry.

File đính kèm:

  • pdfsu_boc_lo_cua_khang_nguyen_p53_her_2neu_ema_va_thu_the_estro.pdf