Tác dụng kháng khuẩn của Loxain trên invitro và điều trị bỏng trên mô hình bỏng ở chuột cống trắng

Chế phẩm Loxain được dùng đánh giá tác dụng kháng khuẩn trên Invitro và tác dụng điều trị bỏng trên

mô hình gây bỏng nhiệt thực nghiệm.Tác dụng kháng khuẩn của Loxain được tiến hành trên Invitro, thử

trên 4 chủng quốc tế là Pseudomonas aeruginosa (ATCC 27853), Staphylococcus aureus (ATCC 25913),

Escherichia coli (ATCC 25922), Klebsiella pneumoniae (ATCCBAA - 1705). Chuột cống trắng chủng

Wistar cả hai giốngđược chia thành 5 nhóm, nhóm 1 không tác động gì, nhóm 2 - 5 được gây bỏng nhiệt

phía trước đùi với kích thước tương tự nhau, sau đó nhóm 2 được bôi dầu cọ 4 lần/ngày, lô 3

bôisulfadiazin - bạc 4 lần/ngày, lô 4 và 5 được bôi tương ứng Loxain 4 lần/ngày và 6 lần/ngày liên tục

trong 21 ngày. Sau đó giết chuột, lấy mẫu da tại vết bỏng để làm giải phẫu bệnh. Kết quả nghiên cứu cho

thấy: Loxain nồng độ từ 0,025 - 0,4g/ml không ức chế 4 chủng vi khuẩn được thử. Trên mô hình gây bỏng

nhiệt thực nghiệm: Ở các lô dùng Loxain thời gian liền khỏi vết thương bỏng diễn ra nhanh, hiệu quả điều

trị vết thương bỏng của Loxain bôi 4 lần/ngày và 6 lần/ngày là tương đương nhau và tương đương với lô

dùng sulfadiazin - bạc trong 21 ngày điều trị liên tục.

pdf 11 trang yennguyen 1560
Bạn đang xem tài liệu "Tác dụng kháng khuẩn của Loxain trên invitro và điều trị bỏng trên mô hình bỏng ở chuột cống trắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác dụng kháng khuẩn của Loxain trên invitro và điều trị bỏng trên mô hình bỏng ở chuột cống trắng

Tác dụng kháng khuẩn của Loxain trên invitro và điều trị bỏng trên mô hình bỏng ở chuột cống trắng
TCNCYH 107 (2) - 2017 7
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN CỦA LOXAIN TRÊN INVITRO VÀ
ĐIỀU TRỊ BỎNG TRÊN MÔ HÌNH BỎNG Ở CHUỘT CỐNG TRẮNG
Trần Thanh Tùng1, Phạm Thị Vân Anh1,
Nguyễn Trọng Thông1, Đào Kim Long2
1Bộ môn Dược lý – Trường Đại học Y Hà Nội
2Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Nam Y Aurvini
Chế phẩm Loxain được dùng đánh giá tác dụng kháng khuẩn trên Invitro và tác dụng điều trị bỏng trên
mô hình gây bỏng nhiệt thực nghiệm.Tác dụng kháng khuẩn của Loxain được tiến hành trên Invitro, thử
trên 4 chủng quốc tế là Pseudomonas aeruginosa (ATCC 27853), Staphylococcus aureus (ATCC 25913),
Escherichia coli (ATCC 25922), Klebsiella pneumoniae (ATCCBAA - 1705). Chuột cống trắng chủng
Wistar cả hai giốngđược chia thành 5 nhóm, nhóm 1 không tác động gì, nhóm 2 - 5 được gây bỏng nhiệt
phía trước đùi với kích thước tương tự nhau, sau đó nhóm 2 được bôi dầu cọ 4 lần/ngày, lô 3
bôisulfadiazin - bạc 4 lần/ngày, lô 4 và 5 được bôi tương ứng Loxain 4 lần/ngày và 6 lần/ngày liên tục
trong 21 ngày. Sau đó giết chuột, lấy mẫu da tại vết bỏng để làm giải phẫu bệnh. Kết quả nghiên cứu cho
thấy: Loxain nồng độ từ 0,025 - 0,4g/ml không ức chế 4 chủng vi khuẩn được thử. Trên mô hình gây bỏng
nhiệt thực nghiệm: Ở các lô dùng Loxain thời gian liền khỏi vết thương bỏng diễn ra nhanh, hiệu quả điều
trị vết thương bỏng của Loxain bôi 4 lần/ngày và 6 lần/ngày là tương đương nhau và tương đương với lô
dùng sulfadiazin - bạc trong 21 ngày điều trị liên tục.
Từ khóa: Loxain, tác dụng kháng khuẩn, chuột cống chủng Wistar, bỏng nhiệt trên da, liền sẹo
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bỏng là chấn thương thường gặp, có nhiều
nguyên nhân gây ra như nhiệt, hoá chất,
phóng xạ..., trong đó bỏng do nhiệt hay gặp
nhất, chiếm tới 84 - 94% tổng số nạn nhân
bỏng [1]. Tuỳ mức độ bỏng mà bệnh nhân
phải chịu những ảnh hưởng với những mức
độ khác nhau, bệnh nhân bỏng thường phải
điều trị dài ngày, tốn kém. Nếu điều trị không
tốt có thể sẽ để lại những di chứng lâu dài
cho người bệnh làm ảnh hưởng đến thẩm
mỹ, khả năng lao động, sinh hoạt, thậm chí
gây tử vong cho người bệnh.
Hiện nay, có nhiều loại thuốc dùng để điều
trị tại chỗ vết thương bỏng được sản xuất ở
trong nước hoặc nhập từ nước ngoài. Ở trong
nước, một số thuốc y học cổ truyền đã được
nghiên cứu, kế thừa, dựa trên cơ sở khoa học
và được ứng dụng trong lâm sàng như: cao
và mỡ Maduxin từ cây sến, mật ong, Chitosan
[2 - 6]. Bên cạnh các thuốc y học cổ truyền,
các chất kháng khuẩn, kháng sinh đang được
sử dụng phổ biến trong điều trị tại chỗ vết
thương bỏng ở nước ta và trên thế giới như
kem sulfadiazine - bạc 1% [7].
Các thuốc của nước ngoài có tác dụng
tương đối tốt nhưng chi phí cao không phù
hợp với đại bộ phận bệnh nhân ở nước ta nói
chung và bệnh nhân bỏng nói riêng. Việc
nghiên cứu tìm kiếm các thuốc mới từ nguồn
nguyên liệu trong nước, có trữ lượng dồi dào,
giá thành không cao, tác dụng điều trị tại chỗ
Địa chỉ liên hệ: Trần Thanh Tùng, Bộ môn Dược lý,
Trường Đại học Y Hà Nội
Email: tranthanhtung@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 02/3/2017
Ngày được chấp thuận: 25/4/2017
8 TCNCYH 107 (2) - 2017
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
vết thương bỏng tốt vẫn luôn được đặt ra
trong công tác điều trị bỏng.
Loxain có thành phần chủ yếu là curcumin
và β-caroten, đây là hai hoạt chất có nhiều
trong củ nghệ và quả gấc, những loại củ, quả
rất phổ biến ở nước ta. β-caroten có tác dụng
tăng sức đề kháng của cơ thể, kích thích biệt
hoá tế bào biểu mô, sinh tiết nhầy [8]. Curcu-
min đã được chứng minh có tác dụng kháng
khuẩn và nhanh liền sẹo. Theo nghiên cứu
của Mehrabani và cộng sự đã chỉ ra curcumin
dạng kem 2% có tác dụng làm giảm diện tích
vết bỏng và nhanh liền sẹo trên mô hình gây
bỏng nhiệt trên chuột cống chủng Sprague-
Dawley [9].
Dựa trên cơ sở đó, đề tài được tiến hành
nhằm nghiên cứu tính kháng khuẩn của sản
phẩm Loxain trên Invitro, đánh giá tác dụng
điều trị bỏng của chế phẩm Loxain trên mô
hình gây bỏng nhiệt thực nghiệm ở chuột
cống trắng.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
1.1. Thuốc và chất liệu nghiên cứu
- Thuốc nghiên cứu: Loxain ở dạng dung
dịch 500ml chất lỏng trong suốt, màu đỏ cam
đồng nhất. Nồng độ 1,6g dược liệu/ml, được
Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại
Nam Y Aurvini sản xuất, đạt tiêu chuẩn cơ sở.
Loxain được pha loãng trong dung môi là dầu
cọ.
- Thuốc dùng trong nghiên cứu: Sulfadiazin-
bạc (biệt dược Silvadene®) dạng kem bôi 1%
sản phẩm của Công ty cổ phần Dược Trung
Ương Huế (Medipharco).
1.2. Chủng vi khuẩn mẫu quốc tế
Bốn chủng vi khuẩn quốc tế: Pseudomonas
aeruginosa (ATCC 27853), Staphylococcus
aureus (ATCC 25913), Escherichia coli (ATCC
25922), Klebsiella pneumoniae(ATCCBAA-
1705) được nhập, bảo quản và nuôi cấy và
nghiên cứu tại Khoa Vi sinh, Bệnh viện Hữu
nghị Việt Đức.
1.3. Động vật nghiên cứu
Chuột cống chủng Wistar cả hai giống,
khoẻ mạnh, cân nặng 285 ± 30g do Trung tâm
động vật thí nghiệm Đan Phượng - Hà Tây
cung cấp. Động vật được nuôi trong phòng thí
nghiệm 7 ngày trước khi nghiên cứu và trong
suốt thời gian nghiên cứu trong điều kiện phòng
thí nghiệm với đầy đủ thức ăn và nước uống tại
Bộ môn Dược lý - Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Phương pháp
2.1. Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của
Loxain trên Invitro
* Chuẩn bị thuốc thử:
Pha loãng bậc 2 các dung dịch thử nghiệm
vào các ống tube (1, 2, 4, 8, 16, 32) bằng dầu
cọ. Dung dịch gốc có độ đậm đặc cao nên
nồng độ pha loãng từ 1/2 - 1/32 được chọn để
đánh giá hoạt tính kháng khuẩn.
* Chuẩn bị huyền dịch:
Chủng vi khuẩn cần thử được nuôi cấy
thuần, qua đêm. Lấy 3 - 5 khuẩn lạc hòa tan
vào nước muối 0,9%, điều chỉnh để đạt huyền
dịch có nồng độ 0,5 Mac Farland (tương
đương 108 CFU/1ml).
- Trong vòng 15 phút sau, pha loãng huyền
dịch trên bằng canh thang Muller-Hinton vô
trùng (đối với vi khuẩn dễ mọc) hoặc canh
thang Muller - Hinton có 2,5-5 % máu cừu, để
đạt nồng độ 5 x 105 CFU/1ml. Pha loãng
huyền dịch với dung dịch chứa vi khuẩn để có
TCNCYH 107 (2) - 2017 9
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Loxain với các nồng độ từ 0,025 - 0,4g dược
liệu/ml.
- Ủ các ống tube ở 370C/18 - 24 giờ. Sau
thời gian ủ ấm trên, lấy dịch ở mỗi tube cấy
vào thạch máu. Ủ các đĩa thạch ở 370C/18-24
giờ, có hoặc không có CO2 tùy thuộc vào
chủng vi khuẩn cần thử. Kiểm tra các đĩa
thạch máu xem sự mọc của vi khuẩn: đạt khi
ở đĩa chứng, vi khuẩn mọc tốt và ở tất cả các
đĩa vi khuẩn mọc thuần nhất, khi đó xác định
nồng độ ức chế tối thiểu.
Trong nghiên cứu với mỗi chủng vi khuẩn
đều pha loãng 5 nồng độ: 1/2, 1/4, 1/8, 1/16
và 1/32 so với dung dịch gốc. Mỗi nồng độ
được thử 5 mẫu với mỗi chủng vi khuẩn.
Nhận định kết quả: tìm nồng độ ức chế tối
thiểu.
2.2. Đánh giá tác dụng của Loxain trên
mô hình gây bỏng thực nghiệm
Chuột được chia thành 5 lô, mỗi lô 13 con:
- Lô 1 (chứng sinh học): không gây tổn
thương bỏng.
- Lô 2 (mô hình): gây bỏng trên da. Bôi dầu
cọ 4 lần/ngày.
- Lô 3 (chứng dương): gây bỏng trên da.
Bôi sulfadiazin - bạc 4 lần/ngày.
- Lô 4 (Loxain liều thấp): gây bỏng trên da.
Bôi Loxain 4 lần/ngày.
- Lô 5 (Loxain liều cao): gây bỏng trên da.
Bôi Loxain 6 lần/ngày.
2.3. Sơ đồ nghiên cứu quy trình gây
bỏng nhiệt
Chuột ở các lô được gây tổn thương bỏng
trên da theo mô hình gây bỏng nhiệt bằng
dụng cụ kim loại theo mô tả của Durmus AS
và cộng sự, Vũ Thị Ngọc Thanh [6; 10].
* Cạo lông chuột và gây bỏng
Cạo lông chuột tại vị trí ngang mào chậu
với diện tích 2 bên là 6 x 6cm.Vật gây bỏng
kim loại (nặng 200g, đường kính 2,5 cm)
được nhúng trong nước sôi 1000C cho tới khi
đạt nhiệt độ hằng định, đặt vuông góc lên vị trí
cạo lôngchuột 35 giây và không được tác
động thêm lực từ bên ngoài.
* Cách thức bôi thuốc
Dầu cọ, sulfadiazine - bạc và Loxain được
nhỏ 0,1 ml/1vết bỏng, sau đó xoa đều 5 lần/1
vết bỏng trong 15 giây, đảm bảo phủ kín vết
bỏng. Khoảng cách giữa các lần bôi cách
nhau 2 giờ.
2.4. Chỉ số nghiên cứu
* Tỷ lệ chết của chuột sau khi gây bỏng
Sau khi gây bỏng, chuột được nuôi trong
các chuồng riêng biệt cho ăn và uống nước
hàng ngày như nhau giữa các chuồng. Đồng
thời tiến hành quan sát, ghi lại ngày chết của
chuột và lô tương ứng (nếu có).
Bôi thuốc hoặc dầu cọ
Gây bỏng Đo diện tích vết bỏng Đo diện tích vết bỏng,
giải phẫu bệnh vết bỏng
N0 N7 N14 N21
10 TCNCYH 107 (2) - 2017
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
* Chỉ số hình thái đại thể
Tình trạng tổn thương tại vết bỏng: sưng,
nóng, đỏ, phù nề quan sát bằng mắt thường
và ghi lại bằng máy ảnh kỹ thuật số. Vết bỏng
khỏi là lúc bề mặt khô, mép vết bỏng tiến gần
nhau, quan sát thấy không còn hiện tượng
sưng tấy trên vết bỏng. Đo diện tích vết bỏng
tại các ngày 7, 14, 21 sau khi gây bỏng. Tính
phần trăm phục hồi tổn thương.
Cách đo: áp giấy trong lên vùng tổn
thương, dùng bút lông ghi lại theo viền tổn
thương, sau đó scan lại hình ảnh đó, đo diện
tích bằng phần mềm ImageJ Basics ver 1.38
đã được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận là
phần mềm để đo diện tích cho các nghiên cứu
y sinh học.
* Chỉ số hình thái vi thể
Tại thời điểm 21 ngày, lúc các vết bỏng đã
bong hết vẩy và đang hồi phục hoặc đã khỏi,
chuột được gây mê, lấy mô bệnh học ngẫu
nhiên 3 chuột ở mỗi lô tại vị trí trung tâm tổn
thương. Đánh giá sự tăng sinh tế bào sợi,
tăng sinh mạch máu, tăng sinh sợi collagen, tỷ
lệ biểu mô hóa vết thương.
Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý theo
thuật toán thống kê Microsoft Office Excel
2007. Kiểm định sự khác biệt của 2 giá trị
trung bình bằng thuật toán χ2, sử dụng t-test
Student. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê,
p < 0,05.
III. KẾT QUẢ
1. Đánh giá tác dụng của Loxain trên
In vitro
Loxain với nồng độ từ 0,025 - 0,4g dược
liệu/ml được thử trên 4 chủng vi khuẩn Quốc
tế là P.aeruginosa, S.aureus, E.coli,
K.pneumoniae đều cho kết quả vi khuẩn mọc
bình thường, không có khác biệt giữa nhóm
chứng và nhóm dùng thuốc thử. Nên chúng
tôi chưa xác định được nồng độ ức chế tối
thiểu của Loxain.
2. Tác dụng của Loxain trên mô hình
bỏng nhiệt thực nghiệm
Tỷ lệ chết của các lô chuột
Thời gian sau khi gây bỏng tỷ lệ chuột chết
được ghi lại theo bảng sau:
Bảng 1. Tỷ lệ chuột chết ở các lô chuột sau gây bỏng
Lô Mô hình Chứng dương Loxain liều thấp Loxain liều cao
Tỷ lệ chuột chết 2/13 0/13 1/13 1/13
Theo dõi nghiên cứu cho thấy: chuột chết trong thời gian từ ngày 4 đến ngày 7 sau khi gây
bỏng, ban đầu nhận thấy chuột giảm vận động, ăn ít đi dần bỏ ăn và bỏ uống nước sau đó tử
vong, tỷ lệ chết của lô bôi dầu cọ là cao nhất (2/13), Loxain cả 2 liều có tỷ lệ chết như nhau
(1/13), lô bôi sulfadiazine - bạc là thấp nhất (0/13).
TCNCYH 107 (2) - 2017 11
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2.2. Diễn biến đại thể tại vết bỏng
Ngay sau khi dùng nhiệt để gây bỏng: vết bỏng có màu trắng ngà, không phồng rộp, có ranh
giới rõ với vùng da lành. Khoảng 1 - 2 giờ sau, rìa xung quanh vết bỏng nhìn rõ quầng sung
huyết.
Ảnh minh hoạ: chuột số 13 sau khi gây bỏng
Ảnh 2. Da chuột sau khi gây bỏng 1 giờẢnh 1. Da chuột ngay sau khi gây bỏng
Các vết bỏng bôi dầu cọ
- Sau 3 ngày, 100% các vết bỏng có loét.
Vết bỏng ở trong tình trạng hoại tử, trên bề
mặt có nhiều ổ loét. Các vết loét rộng dần,
chiếm khoảng 50 - 55% diện tích bề mặt vết
bỏng, chứa nhiều dịch tiết mầu đục. Vùng
xung quanh vết bỏng phù nề, nhưng vẫn có
ranh giới với vùng da lành.
- Sau 7 ngày, đa số vết loét vẫn chảy dịch,
một số vết loét đã khô và bắt đầu hình thành
vảy tiết. Vùng da xung quanh vết bỏng vẫn
sung huyết.
- Sau 13 - 14 ngày, tất cả các vết bỏng đều
đã hình thành vảy tiết và 14/22 vết bỏng bắt
đầu bong vảy để lộ vùng tổn thương phía
dưới đang phục hồi, các vết bỏng khô. Vùng
da xung quanh tổn thương không còn sung
huyết.
- Ngày thứ 21, tất cả các vết bỏng đã bong
vảy, 5/22 vết bỏng vẫn còn ướt, số còn lại đã
khô, vùng da tổn thương thu hẹp.
* Các vết bỏng bôi sulfadiazin-bạc 1%,
Loxain liều thấp và Loxain liều cao
- Ngày thứ 14, các vết bỏng bong vảy tiết
nhanh, vết bỏng khô, hình thành sẹo sớm,
vùng tổn thương còn rất nhỏ.
- Ngày thứ 21, hầu hết các vết bỏng hồi
phục, tạo thành sẹo nhỏ phẳng so với mặt da.
3. Mức độ thu hẹp diện tích bỏng
Sau 7 ngày dùng thuốc, diện tích bỏng
không có sự khác biệt ở tất cả các lô nghiên
cứu. Từ ngày thứ 14 sau dùng thuốc, diện tích
các vết bỏng đã bắt đầu thu hẹp rõ rệt. Kết
quả được trình bày trong bảng 2.
Loxain ở cả 2 liều có tác dụng làm thu hẹp
diện tích bỏng nhanh hơn lô chứng bôi dầu
cọ vào các ngày 14 và 21 sau dùng thuốc, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Mức
độ thu hẹp diện tích bỏng ở lô bôi Loxain so
với lô bôi sulfadiazine - bạc 1% tương đương
nhau ở hầu hết các thời điểm (p > 0,05).
Loxain liều thấp và liều cao có tác dụng làm
thu hẹp diện tích vết bỏng tương đương
nhau tại các thời điểm 14 và 21 ngày (p >
0,05) bảng 2.
12 TCNCYH 107 (2) - 2017
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 2. Phần trăm thu hẹp diện tích vết bỏng trên da chuột
Lô Thời điểm Thu hẹp diện tích vếtbỏng (%) ± SD p
2 (mô hình)
N14 79,24 ± 8,95
N21 87,36 ± 2,83
3 (chứng
dương)
N14 87,12 ± 5,24 p3-2 < 0,05
N21 95,84 ± 1,79 p3-2 < 0,05
4 (loxain liều
thấp)
N14 88,90 ± 5,08 p4-2 0,05
N21 94,20 ± 2,61 p4-2 0,05
5 (loxain liều
cao)
N14 89,19 ± 5,45 p5-2 0,05 p5-4 > 0,05
N21 94,33 ± 3,33 p5-2 0,05 p5-4 > 0,05
X
4. Giải phẫu bệnh vi thể da tại vết bỏng
Cấu trúc vi thể da chuột tại vị trí tổn thương bỏng được tiến hành tại thời điểm 21 ngày sau
gây bỏng, mỗi lô lấy ngẫu nhiên 3 chuột, kết quả được tóm tắt như sau.
Bảng 3. Giải phẫu bệnh da chuột sau 21 ngày
Lô Mã chuột Kết quả
Chứng sinh học 1, 2, 3 Da chuột bình thường. Các lớp thượng bì, trung bì, hạ bìnguyên vẹn
Dầu cọ 15, 21, 22
Thượng bì tổn thương nhiều, bắt đầu có hiện tượng tăng sinh
xơ và các tổ chức xung quanh. Viêm và xung huyết mức độ
vừa lớp dưới thượng bì.
Sulfdiazin - bạc
1% 25, 26, 33
Thượng bì tổn thương ít, đã có hiện tượng tăng sinh xơ và có
hiện tượng liền sẹo, vẫn còn hiện tượng xung huyết ở vùng
lớp dưới thượng bì.
Loxain liều thấp 37, 44, 45
Thượng bì tổn thương ít, đã có hiện tượng tăng sinh xơ mạnh
và liền sẹo, vẫn còn hiện tượng xung huyết ở vùng lớp dưới
thượng bì.
Loxain liều cao 50, 53, 56
Thượng bì tổn thương ít, đã có hiện tượng tăng sinh xơ mạnh
và có hiện tượng liền sẹo, vẫn còn hiện tượng xung huyết ở
vùng lớp dưới thượng bì.
TCNCYH 107 (2) - 2017 13
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Ảnh 3. Chuột số 1 (chứng sinh học)
(HE x 10)
Da chuột bình thường
1: Tuyến bã, tuyến tiết mồ hôi
2: Lớp biểu bì bị tổn thương
3: Chân bì
Ảnh 4. Chuột số 22 (bôi dầu cọ) (HE x 100)
1: Tổn thương dạng bọng nước 2: Biểu bì
Tổn thương bỏng dạng bọng nước, các tổ
chức đang bắt đầu được tái tạo mới: các tế
bào lympho, tương bào xen lẫn tăng sinh các
tổ chức hạt và mao mạch.
Ảnh 5. Chuột số 25 (bôi sulfadiazine - bạc
1%) (HE x 100)
1: Xung huyết; 2: Chân bì
Còn tổn thương nhẹ, các tổ chức đã được
tái tạo mới.
Ảnh 6. Chuột số 37 (bôi Loxain liều thấp)
(HE x 400)
1: Xung huyết; 2: Bọng nước; 3: Biểu bì;
4: Tế bào viêm.
Tổn thương bỏng còn ít, bỏng nước nhỏ
hình thành, các tổ chức đã được tái tạo mới:
tăng sinh các tổ chức hạt và tân mạch.
Ảnh 7. Chuột số 53 (bôi Loxain liều cao) (HE x 10)
1: Sẹo hình thành; 2: Vùng không có tuyến dưới da; 3: Tuyến dưới da; 4: Biểu bì.
Da chuột đã hình thành sẹo.
14 TCNCYH 107 (2) - 2017
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Có sự khác biệt rõ về cấu trúc hình thái vi thể của da vùng bỏng giữa lô bôi dầu cọ và các lô
bôi thuốc.
- Tại vết bỏng bôi dầu cọ: vùng vết bỏng biểu bì che phủ ít. Chưa thấy có hiện tượng tăng sinh
tế bào lớp đáy cũng như chưa thấy có hiện tượng tăng sinh xơ ở lớp dưới thượng bì nhưng đã
có hiện tượng xâm nhập của các tế bào thực bào và các lympho bào.
- Tại vết bỏng bôi thuốc: vùng vết bỏng biểu bì che phủ rộng, còn ít tổn thương. Có hiện tượng
tăng sinh tế bào lớp đáy và các tổ chức xơ ở lớp dưới thượng bì. Một số chuột đã có hiện tượng
hình thành sẹo rõ rệt (vùng da không có tổ chức tuyến dưới da). Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng
sung huyết ở một số vết bỏng.
IV. BÀN LUẬN
Loxain là sản phẩm đã từ lâu được dùng
cho các trường hợp bỏng do napan trong
chiến tranh và vết thương do nguyên nhân
khác như zona, vết thương hở, đều cho kết
quả liền da nhanh, an toàn và được người
bệnh đánh giá cao, mục đích của nghiên này
nhằm chứng minh hiệu quả và tính an toàn
nhằm phát triển Loxain trở thành thuốc chữa
bỏng.Thành phần chủ yếu là curcumin và β-
caroten được chiết xuất từ củ nghệ và tinh
dầu gấc - hai nguyên liệu rất phổ biến ở nước
ta. Đã có những nghiên cứu khoa học chứng
minh tác dụng curcumin và β - caroten trên vết
thương nói chung và vết bỏng nói riêng, cũng
như vai trò tăng cường khả năng miễn dịch[8].
Curcumin là thành phần chủ yếu của củ nghệ,
một loại củ rất phổ biến ở nước ta. Củ nghệ
được biết đến từ lâu như một loại củ có tác
dụng nhanh liền sẹo, rút ngắn thời gian liền vết
thương và được sử dụng rộng rãi.
β - caroten là một trong ba tiền chất của
vitamin A, có nhiều trong các loại củ có màu
như: gấc, cà rốt hoặc rau xanh. Vitamin A có
vai trò quan trọng không thể thiếu cho hoạt
động của một số cơ quan trong cơ thể: mắt,
da và tổ chức da, hệ thống miễn dịch.
Đã có nhiều nghiên cứu trong nước và trên
thế giới tìm hiểu và chứng minh tác dụng của
curcumin và β - caroten trong Y học [8].
Dựa vào các cơ sở khoa học như trên,
chúng tôi chọn Loxain làm nguyên liệu nghiên
cứu trên mô hình gây bỏng nhiệt ở chuột cống
chủng Wistar nhằm tìm ra loại thuốc điều trị tại
chỗ vết thương bỏng được sản xuất từ những
nguyên liệu có sẵn trong nước nhằm thay thế
cho những thuốc nhập ngoại đắt tiền hiện nay.
Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn của
Loxain được tiến hành tại Khoa Vi sinh – Bệnh
viện Hữu nghị Việt Đức do tại cơ sở này có
đầy đủ trang thiết bị cần thiết như: chủng vi
khuẩn mẫu quốc tế, dụng cụ nuôi cấy, cán bộ
tham gia nghiên cứu là những người có kinh
nghiệm. Sau khi nuôi cấy và tìm được nồng
độ ức chế tối thiểu lên 4 chủng vi khuẩn của
Loxain trên invitro thì sẽ lấy mẫu bệnh phẩm
trên vết thương bỏng để nuôi cấy và đánh giá
tác dụng kháng khuẩn của Loxain.
Với mỗi chủng vi khuẩn đều pha loãng 5
nồng độ: 1/2, 1/4, 1/8, 1/16, 1/32 so với dung
dịch gốc, với mỗi một nồng độ được hoà với
Loxain tương ứng với các nồng độ 0,025 -
0,4g dược liệu/ml. Kết quả cho thấy tất cả các
nồng độ pha loãng như trên chưa tìm được
nồng độ Loxain tối thiểu ức chế được các
TCNCYH 107 (2) - 2017 15
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
chủng vi khuẩn trên. Do đó chúng tôi không
tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm trên vết thương
để nuôi cấy và đánh giá tác dụng kháng
khuẩn.
Đối tượng nghiên cứu là chuột cống sẽ dễ
dàng tạo ra tình trạng vết thương với các tiêu
chuẩn của loại, kích thước, độ sâu vết thương
một cách phù hợp [10]. Chuột cống là loài có
sức chịu đựng cao, sức đề kháng tốt rất phù
hợp trong việc gây mô hình vết thương da.
Bên cạnh đó, chuột cống trắng là loài động vật
phổ biến, phù hợp với điều kiện của nhiều
phòng thí nghiệm, do vậy chúng tôi đã lựa
chọn chuột cống trắng để gây mô hình bỏng.
Bỏng do rất nhiều nguyên nhân gây ra
như: nhiệt, hoá chất, điện, bức xạ nhiệt...
Trong đó bỏng do nhiệt là nguyên nhân hay
gặp nhất 84 - 94%. Đã có nhiều mô hình gây
bỏng nhiệt được xây dựng và thực hiện bởi
các tác giả trong nước và nước ngoài sử dụng
thỏ làm động vật thực nghiệm [6; 11].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã gây
bỏng thử nghiệm trên chuột với dụng cụ kim
loại có nhiệt độ 100˚C, trong các khoảng thời
gian 35 giây để gây được tổn thương bỏng
phù hợp (tương ứng tổn thương bỏng độ III).
Tổn thương bỏng gây nên phản ứng viêm
tại chỗ, tiếp đó tình trạng nhiễm khuẩn vết
bỏng đã làm ảnh hưởng đến tình trạng toàn
thân. Chính vì vậy, sau khi bị bỏng, chuột ở
trạng thái mệt, ít hoạt động, thường nằm yên.
Tình trạng ăn uống kém, cộng với sự mất
nước, mất protein qua vết bỏng làm chuột bị
suy kiệt, kèm theo đó là sự nhiễm khuẩn tại
vết bỏng có thể làm chuột bị tử vong [4].
Nghiên cứu cho thấy chuột chết trong
khoảng từ ngày 4 đến ngày 7 sau khi gây
bỏng. Kết quả này phù hợp với khoảng thời
gian hay gây tử vong nhất của bỏng (giai
đoạn nhiễm trùng, nhiễm độc từ ngày 4 đến
ngày 20).
Kết quả cho thấy, lô bôi sulfadiazine -bạc
không bị tử vong do sulfadiazine -bạc có tính
kháng khuẩn làm giảm quá trình nhiễm khuẩn
vết bỏng. Cả 3 lô bôi tá dược và Loxain đều
có chuột bị tử vong, tuy nhiên 2 lô bôi Loxain
liều thấp và liều cao có tỷ lệ chết cao hơn so
với lô chứng dương (Bảng 1). Loxain làm
giảm số chuột chết so với lô mô hình (bôi dầu
cọ) có thể do sản phẩm này có tác dụng tạo ra
hàng rào bảo vệ chống sự xâm nhập của vi
khuẩn vào vết bỏng hoặc Loxain có tác dụng
kháng khuẩn trực tiếp trên vết bỏng. Mặc dù
trên Invitro, Loxain với nồng độ khá cao (0,4g
dược liệu/ml) không cho thấy khả năng kháng
khuẩn trên 4 chủng vi khuẩn quốc tế thường
gặp, điều này có thể do vi khuẩn thực tế trên
vết bỏng và mẫu vi khuẩn quốc tế có thể có
sự khác biệt về chủng và khả năng nhạy cảm
với Loxain. Để khẳng định về sự liên quan
giữa tỷ lệ chết và tính kháng khuẩn của Loxain
trên vết bỏng thì cần nghiên cứu với cỡ mẫu
lớn hơn, đồng thời tiến hành lấy mẫu vi khuẩn
trực tiếp trên vết thương bỏng ở các giai đoạn
khác nhau, sau đó nuôi cấy, định danh và
đánh giá khả năng kháng khuẩn của Loxain
trên các chủng vi khuẩn này.
Ở lô chuột bôi dầu cọ, những ngày đầu sau
bỏng tất cả các vết bỏng đều có loét, các vết
loét rộng dần chảy nhiều dịch tiết và có mùi
khó chịu, những ngày sau các vết loét khô
dần, thu hẹp diện tích tổn thương, tuy nhiên
đến khi kết thúc nghiên cứu ở lô này vẫn còn
một số vết bỏng còn chảy dịch tiết. Tại chỗ vết
bỏng được bôi dầu cọ không có tác dụng
kháng khuẩn, chống viêm chính vì vậy làm
cho phản ứng viêm càng mạnh và kéo dài
16 TCNCYH 107 (2) - 2017
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
cộng với tình trạng nhiễm khuẩn làm vết
thương lâu liền. Quá trình tái tạo hồi phục vết
thương cả trên đại thể và vi thể đều tiến triển
rất chậm, kết quả này phù hợp với nghiên
cứu của một nghiên cứu được tiến hành
trước đây [6].
Ở 2 lô bôi Loxain, thời gian liền vết thương
bỏng tương tự như lô bôi sulfadiazine - bạc,
sau 7 ngày các vết bỏng khô và bắt đầu hình
thành vảy tiết đến ngày thứ 21 đa số các vết
bỏng đã tạo sẹo. Mức độ thu hẹp diện tích
vết bỏng nhanh hơn so với lô mô hình
(p < 0,05) và tương tự như lô chứng dương
(p > 0,05). Từ kết quả trên cho thấy Loxain
có tác dụng điều trị tại chỗ vết thương bỏng
tương tự sulfadiazine - bạc. Trên hình ảnh vi
thể vết bỏng cũng có sự tăng sinh xơ mạnh,
có thể do Loxain có tác dụng kích thích tăng
sinh xơ tại mô tổn thương. Phân tích kết quả
cho thấy mức độ thu hẹp diện tích vết bỏng ở
2 lô bôi Loxain liều thấp và liều cao là không
có sự khác biệt. Từ kết quả nghiên cứu sự
khác biệt về tình trạng toàn thân, tác dụng
liền vết thương bỏng của 2 liều Loxain thấp
và cao không có khác biệt rõ rệt, chúng tôi
kiến nghị sử dụng Loxain liều thấp vì số lần
bôi thuốc trong ngày là 4 lần sẽ dễ áp dụng
trên thực tế.
V. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu về tính kháng
khuẩn và tác dụng điều trị tại chỗ vết thương
do bỏng nhiệt của Loxain trên chuột cống
trắng, kết quả cho thấy:
- Với các nồng độ Loxain từ 0,025 - 0,4g/
ml chưa xác định nồng độ tối thiểu ức chế 4
chủng vi khuẩn là: P.aeruginosa, S.aureus,
E.coli và K.pneumoniae trên Invitro.
- Loxain có tác dụng điều trị tại chỗ vết
thương bỏng nhiệt thực nghiệm trên chuột
cống trắng thể hiện ở: thời gian liền khỏi vết
thương bỏng diễn ra nhanh, tăng tốc độ thu
hẹp vết thương bỏng. Hiệu quả điều trị vết
thương bỏng của Loxain bôi 4 lần/ngày và 6
lần/ngày là tương đương nhau.
Lời cảm ơn
Nhóm nghiên cứu trân trọng cám ơn Công
ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Nam
Y Aurvini đã tài trợ cho chúng tôi thực hiện
đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thế Trung (1997). Những điều cần
biết về bỏng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Lê Thế Trung (1997). Bỏng - Những
kiến thức chuyên ngành. Nhà xuất bản Y học,
Hà Nội.
3. Nguyễn Gia Tiến, Phạm Gia Khánh,
Phạm Đình Bảng(1997).Tác dụng điều trị tại
chỗ vết bỏng do nhiệt bằng thuốc mỡ
Maduxin. Tạp chí Y học thực hành, 11 (342),
36 - 41.
4. Lê Thế Trung, Trần Xuân Vận, Nguyễn
Liêm, Nguyễn Đình Bảng, Đào Xuân Vinh
(1991). Nghiên cứu thuốc Maduxin oil điều trị
tại chỗ nhiễm khuẩn mủ xanh vết bỏng, Tạp
chí Y học thực hành, 5, 23 - 26.
5. Phạm Phan Địch, Nguyễn Văn Ngọc
(1986). Ảnh hưởng của mật ong đến sự tái
tạo hồi phục vết bỏng da chuột cống trắng.
Tạp chí Y học Việt Nam (chuyên đề hình thái
học), 2, 43 - 47.
6. Vũ Thị Ngọc Thanh, Lê Văn Phủng, Lê
Huy Chính, Hoàng Tích Huyền (2001).
Nghiên cứu tính kháng khuẩn của chitosan
trên bỏng nhiệt thực nghiệm. Tạp chí Dược
học, 229, 19.
TCNCYH 107 (2) - 2017 17
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
7. Phạm Toàn Thắng (1993). Thuốc Sil-
vadence cream 1% (Silver sulfadiazin 1%),
Thông tin bỏng, 3, 15 - 17.
8. Bộ môn Dược lý (2011). Trường đại
học Y Hà Nội, Dược lý học tập 2. Nhà xuất
bản giáo dục, Hà Nội, 203 - 213.
9. Mehrabani et al (2015). The Healing
Effect of Curcumin on Burn Wounds in Rat,
World J Plast Surg, 4(1), 29 - 35.
10. Wanda A. Dorsett-Martin, Annette B.
Wysocki (2008). Rat Models of Skin Wound
Healing, Sourcebook of Models for Biomedical
Research, 6, 6631 - 6638.
11. Durmus AS, Han MC, Yaman I.
(2009). Comperative evaluation of collagenase
and silver sulfadiazine on burned wound heal-
ing in rats, Firat Universitesi Saglik Bilimleri
Veteriner Dergisi, 23, 135 - 139.
Summary
STUDY ON ANTIBACTERIAL ACTIVITY IN VITRO
AND HEALING EFFECT ON BURN WOUND IN RAT OF LOXAIN
Loxain was used to investigate the antibacterial activity in In vitro and healing effect on heat
burn wounds in rat. Antibacterial activity of Loxain was evaluated in 4 international bacteria strains
Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae in In
vitro. In burn wound model in rat, Wistar rats were divided in to 5 groups, group 1 was served as
control, similar burn ulcers were produced on anterior surface of thigh of 50 rats in groups 2 to 5.
Then group 2 served as control was treated with palm oil 4 times per day, group 3 served as
positive control were treated with silver sulfadiazine ointment, group 4 and 5 were treated with
Loxain ointment 4 and 6 times per day in 21 consecutive days. The result showed that In vitro
study, the concentration of Loxain from 0.025 g/ml to 0.4g/ml do not have antibacterial activity
against 4 tested bacteria strains. In vivo study, groups treated with Loxain oitment achieved
reduced healing time, wound healing effect in 2 groups treated with Loxain ointment 4 and 6 times
per day were the same as in 21 consecutive days.
Keyword: Loxain, antibacterial activity, Wistar rat, heat burn wound, healing effect

File đính kèm:

  • pdftac_dung_khang_khuan_cua_loxain_tren_invitro_va_dieu_tri_bon.pdf