Điều trị nội tiết ung thư tuyến tiền liệt

1. Các dạng điều trị nội tiết

1.1. Cắt tinh hoàn

Ngoại khoa: phẫu thuật cắt 2 tinh hoàn nhanh chóng làm giảm lượng testosterone trong máu xuống dưới 50

ng/dl. Chỉ trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật, nồng độ testosterone còn lại xuống dưới 10% so với trước mổ. Về

mặt kỹ thuật, có thể cắt trọn 2 tinh hoàn hoặc để lại vỏ bao (cắt tinh hoàn dưới bao) vì lý do thẩm mỹ hoặc tâm lý.

Nội khoa:

– Estrogen: thường dùng nhất là Diethylstilboestrol (DES), có tác dụng ức chế ngược trên trục nội tiết

mạnh hơn testosterone. Liều tấn công là từ 5 mg trở lên mỗi ngày; liều duy trì là 1 mg mỗi ngày. Tác

dụng phụ trên hệ tim mạch giới hạn việc sử dụng.

– Đồng vận LHRH: tạo hiện tượng mất hoạt hóa thụ thể LHRH của tuyến yên. Trong một số ngày đầu,

trong vòng 10 – 20 ngày, có thể gây nên hiện tượng bùng phát với sự gia tăng LH và testosterone trong

máu. Các LHRH–a thường sử dụng là: Buserelin, Goserelin, Leuprorelin, Triptorelin.

– Đối vận LHRH: gắn kết và tranh chấp thụ thể với LHRH tuyến yên, có thể làm giảm trên 80% lượng LH

trong 24 giờ đầu; không gây nên hiện tượng bùng phát như LHRH–a. Abarelix là đối vận LHRH duy nhất

được FDA Hoa Kỳ cấp phép, nhưng chỉ giới hạn cho những bệnh nhân bị ung thư di căn có triệu chứng

mà không thể dùng được liệu pháp nào khác.

pdf 31 trang yennguyen 6220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Điều trị nội tiết ung thư tuyến tiền liệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Điều trị nội tiết ung thư tuyến tiền liệt

Điều trị nội tiết ung thư tuyến tiền liệt
30
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT
ĐIỀU TRỊ NỘI TIẾT 
UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT
Định nghĩa phương pháp điều trị nội tiết: là dùng những thuốc chống lại sự hoạt động của androgen và sự 
tăng sinh của tuyến tiền liệt, bao gồm nội tiết tố và những chất không phải nội tiết tố.
1. Các dạng điều trị nội tiết
1.1. Cắt tinh hoàn
Ngoại khoa: phẫu thuật cắt 2 tinh hoàn nhanh chóng làm giảm lượng testosterone trong máu xuống dưới 50 
ng/dl. Chỉ trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật, nồng độ testosterone còn lại xuống dưới 10% so với trước mổ. Về 
mặt kỹ thuật, có thể cắt trọn 2 tinh hoàn hoặc để lại vỏ bao (cắt tinh hoàn dưới bao) vì lý do thẩm mỹ hoặc tâm lý.
Nội khoa:
 – Estrogen: thường dùng nhất là Diethylstilboestrol (DES), có tác dụng ức chế ngược trên trục nội tiết 
mạnh hơn testosterone. Liều tấn công là từ 5 mg trở lên mỗi ngày; liều duy trì là 1 mg mỗi ngày. Tác 
dụng phụ trên hệ tim mạch giới hạn việc sử dụng.
 – Đồng vận LHRH: tạo hiện tượng mất hoạt hóa thụ thể LHRH của tuyến yên. Trong một số ngày đầu, 
trong vòng 10 – 20 ngày, có thể gây nên hiện tượng bùng phát với sự gia tăng LH và testosterone trong 
máu. Các LHRH–a thường sử dụng là: Buserelin, Goserelin, Leuprorelin, Triptorelin.
 – Đối vận LHRH: gắn kết và tranh chấp thụ thể với LHRH tuyến yên, có thể làm giảm trên 80% lượng LH 
trong 24 giờ đầu; không gây nên hiện tượng bùng phát như LHRH–a. Abarelix là đối vận LHRH duy nhất 
được FDA Hoa Kỳ cấp phép, nhưng chỉ giới hạn cho những bệnh nhân bị ung thư di căn có triệu chứng 
mà không thể dùng được liệu pháp nào khác.
1.2. Kháng nội tiết tố nam (kháng androgen)
Steroid: Cyproterone acetate, Megesterone acetate, Medroxy–progesterone acetate. Cyproterone acetate 
thường được sử dụng nhất, liều 100 mg, 2 – 3 lần mỗi ngày. Kháng nội tiết nam steroid có tác dụng kép: ức chế 
thụ thể androgen tại tuyến tiền liệt và ức chế ngược trên trục nội tiết. Tác dụng phụ cần chú ý trên hệ tim mạch 
và chức năng gan.
Không steroid:
 – Flutamide: 250 mg, 3 lần mỗi ngày.
 – Bicalutamide: kháng androgen không steroid mạnh nhất do khả năng gắn kết cao với thụ thể và có 
dung nạp tốt nhất. Liều dùng: 1 lần trong ngày, 50 mg/ngày nếu là liệu pháp kết hợp và 150 mg/ngày 
nếu là đơn trị liệu.
31
 – Nilutamide: liều: 1 lần trong ngày, 300 mg/ngày trong tháng đầu tiên và tiếp tục 150 mg/ngày trong 
những tháng sau.
Về mặt lý thuyết, sử dụng kháng androgen không steroid trong đơn trị liệu giúp cải thiện chất lượng sống và 
tuân thủ điều trị hơn cắt tinh hoàn vì không làm giảm lượng testosterone trong máu; được cho là bảo tồn được 
libido, năng lực thể chất chung và mật độ khoáng trong xương.
1.3. Ức chế tổng hợp nội tiết nam
 – Aminoglutethimide: liều 1000mg/ngày; ức chế tổng hợp testosterone qua ức chế chuyển hóa choles-
terol thành pregnenolone; vì aminoglutethimide cũng ức chế tổng hợp aldosterone và cortisol nên hệ 
quả được xem như cắt thượng thận nội khoa; hiện chỉ được sử dụng trong ung thư giai đoạn kháng cắt 
tinh hoàn.
 – Ketoconazol: liều 300 mg, 3 lần mỗi ngày; ức chế tổng hợp testosterone và cả steroid thượng thận; 
tương tự như đối với aminoglutethimide, hiện chỉ được sử dụng trong ung thư giai đoạn kháng cắt 
tinh hoàn.
2. Chỉ định điều trị nội tiết
Được xem là tiêu chuẩn vàng cho UTTTL giai đoạn tiến triển.
2.1. Chỉ định chung
Ung thư giai đoạn khu trú (T1a – T2c):
 – Không nên áp dụng ‘kháng androgen đơn trị’ vì có dự hậu xấu hơn ‘theo dõi tích cực’.
 – Trên nhóm nguy cơ cao, điều trị nội tiết trước–trong–sau xạ trị sẽ làm tăng thời gian sống còn toàn bộ.
Ung thư giai đoạn tiến triển tại chỗ (T3, T4):
 – Chỉ định trên những bệnh nhân có triệu chứng, u lan rộng tại chỗ, nồng độ PSA cao (trên 25 ng/ml).
 – Sự kết hợp nội tiết với xạ trị cho kết quả tốt hơn là xạ trị đơn độc.
 – Thời gian điều trị nội tiết kết hợp với xạ trị ngoài từ 3 năm trở lên cải thiện thời gian sống còn toàn bộ.
Ung thư di căn (N+, M+):
 – Điều trị nội tiết là liệu pháp chuẩn, đặc biệt là đối với bệnh nhân đã có triệu chứng.
2.2. Chỉ định cắt tinh hoàn
 – Tiến triển tại chỗ (T3, T4) có triệu chứng: cải thiện thời gian sống còn không ung thư (CFS: cancer–free 
survival).
 – N+: kéo dài thời gian sống còn bệnh không tiến triển (PFS: progression–free survival), và ngay cả sống 
còn toàn bộ (OS: overall survival).
 – M1 không triệu chứng: làm chậm diễn tiến bệnh sang giai đoạn có triệu chứng và ngăn ngừa các biến 
chứng do diễn tiến bệnh nặng.
 – M1 có triệu chứng: thuyên giảm các triệu chứng và giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng nặng nề do bệnh 
tiến triển (chèn ép tủy, gãy xương bệnh lý, chèn ép niệu quản, di căn các cơ quan khác ngoài xương).
32
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT
2.3. Chỉ định kháng androgen
 – Liệu trình ngắn hạn: giảm nguy cơ đợt bùng phát PSA ở các bệnh nhân có ung thư di căn dự định điều 
trị bằng LHRH–A.
 – Kháng androgen không steroid (bicalutamide): dùng đơn trị đầu tay thay cho cắt tinh hoàn ở bệnh 
nhân có ung thư tiến triển tại chỗ.
3. Chống chỉ định điều trị nội tiết
3.1. Cắt tinh hoàn ngoại khoa
 – Khi tâm lý không sẵn sàng cho phẫu thuật cắt 2 tinh hoàn.
3.2. Estrogen:
 – Có bệnh tim mạch đi kèm.
3.3. Đồng vận LHRH:
 – Ung thư di căn có nguy cơ bùng phát PSA cao, ví dụ: di căn xương.
3.4. Kháng androgen:
 – Không được sử dụng như điều trị ban đầu cho ung thư khu trú và trên bệnh nhân có suy giảm chức 
năng gan.
4. Các biến tấu trong điều trị nội tiết
4.1. Đơn trị liệu
Thường là điều trị nội tiết đầu tay, áp dụng một trong 2 cách: cắt tinh hoàn (nội hay ngoại khoa) hoặc 
kháng androgen.
4.2. Điều trị phối hợp
4.2.1. Với cắt tuyến tiền liệt tận gốc
 – Tân hỗ trợ: Điều trị nội tiết trước cắt tuyến tiền liệt tận gốc không được khuyến khích, không làm tăng 
dự hậu sống còn (Witjes 1997, Gleave 2003), ngoài ra còn làm việc xét nghiệm giải phẫu bệnh sau mổ 
thêm khó khăn.
 – Hỗ trợ: Sau cắt tuyến tiền liệt, khi có hiện tượng tái phát sinh học thì việc điều trị nội tiết sớm được 
khuyến khích vì có hiệu quả.
4.2.2. Với xạ trị
Kết quả của nhiều công trình (Bolla 2002, D’Amico 2002, Lawton 2003, Cook 2004) cho thấy sự phối hợp giữa 
điều trị nội tiết và xạ trị cho nhiều kết quả khả quan trên tỷ lệ sống còn toàn bộ, sống còn không diễn tiến bệnh 
và tử vong do ung thư, đặc biệt đối với nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao.
4.3. Ức chế androgen toàn phần/ tối đa (CAB/MAB)
Quan điểm kết hợp cắt tinh hoàn (nội hoặc ngoại khoa) và kháng androgen dựa trên lý luận là phải ức chế 
cả nguồn sản xuất androgen từ thượng thận vì có thể chỉ một lượng nhỏ androgen từ thượng thận cũng đủ kích 
thích tế bào ung thư phát triển. Có những công trình chứng tỏ sự kết hợp này có hiệu quả (Crawford 1989, Dijk-
man 1997, Denis 1998, Miyamoto và Chang 2000). Ngược lại, cũng có công trình cho thấy sự kết hợp này không 
đem lại lợi ích (Eisenberger 1988, Prostate Cancer Trialist’ Collaborative Group 2000).
33
4.4. Ức chế androgen ngắt quãng & Ức chế androgen liên tục
Có một số tác giả (Akakura 1993, Sato 1996) chủ trương điều trị ngắt quang sẽ làm chậm xuất hiện tình trạng 
kháng nội tiết. Thêm nữa, cách thức điều trị này sẽ bớt tốn kém và giảm tác dụng phụ của suy giảm nội tiết nam.
Thời gian điều trị: mỗi đợt điều trị kéo dài từ 6–9 tháng, khi nào PSA xuống đến trị số thấp nhất có thể được 
thì ngưng dùng thuốc. Trong chu kỳ đầu thì PSA có thể xuống đến mức thấp nhất (PSA nadir), càng về sau thì 
càng khó đạt trị số nadir như lúc đầu. Kinh nghiệm cho thấy nếu PSA hạ xuống nhanh thì sẽ tăng trở lại chậm khi 
ngưng thuốc và ngược lại. Khi PSA tăng lại, thông thường từ 5–10 ng/ml thì có thể khởi sự đợt điều trị tiếp theo.
5. Theo dõi khi điều trị nội tiết
 – Việc theo dõi nên điều chỉnh cho phù hợp với từng bệnh nhân (tùy thuộc vào yếu tố tiên lượng, triệu 
chứng lâm sàng, phương thức điều trị).
 – Nên đánh giá lại sau mỗi 3 – 6 tháng: triệu chứng, tác dụng phụ, khám trực tràng, đo lường PSA và 
Testosterone.
 – Nếu áp dụng phương thức ‘điều trị ngắt quãng’, nên đánh giá lại sau mỗi 3 tháng.
 – Khi chưa có di căn và đáp ứng tốt với điều trị nội tiết thì chỉ cần đánh giá lại sau 6 tháng.
 – Nếu đã có di căn nên đánh giá lại sau mỗi 3–6 tháng: đo lường Hb, creatinin và alkaline phosphatase/
huyết thanh. Cần chú ý và phát hiện đến các dấu hiệu của chèn ép tủy.
6. Một số điểm cần chú ý
 – Sự đáp ứng ban đầu với điều trị nội tiết, nhanh hay chậm, có thể là điều kiện để cho thấy trước thời gian 
hiệu quả của phương thức trị liệu này dài hay ngắn.
 – Việc áp dụng điều trị nội tiết ở những bệnh nhân có ung thư khu trú và nguy cơ thấp sẽ làm tăng tỷ lệ 
tử vong do tác dụng phụ (tử vong không do ung thư).
 – Không nên điều trị nội tiết tân hỗ trợ trước phẫu thuật tận gốc đối với ung thư khu trú trên lâm sàng.
 – Kết hợp điều trị nội tiết với xạ trị giúp kéo dài thời gian sống còn.
 – Điều trị nội tiết tức thì sau phẫu thuật tận gốc mà phát hiện có di căn hạch, sẽ giúp tăng tỷ lệ sống còn 
toàn bộ.
 – Điều trị nội tiết sớm tốt hơn điều trị trì hoãn ở bệnh nhân ung thư tiến triển, khi phát hiện tái phát sinh 
học hay di căn.
 – Luôn nhớ khi điều trị nội tiết liên tục, các tác dụng phụ sẽ cùng tăng theo nếu kéo dài thời gian điều trị.
Tài LiỆu ThaM Khảo
1. Akaza H. Combined androgen blockade for prostate cancer: Review of efficacy, safety and cost–effective-
ness (2011). Cancer Science 102(1):51–56.
2. Bolla M, Collette L, Blank L, et al (2002). Long–term results with immediate androgen suppression and ex-
ternal irradiation in patients with locally advanced prostate cancer (an EORTC study): a phase III randomised 
trial. Lancet 360:103–106.
34
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT
3. Bolla M, Van Tienhoven G, Warde P, et al. External irradiation with or without long–term androgen suppres-
sion for prostate cancer with high metastatic risk: 10–year results of an EORTC randomised study (2010). 
Lancet Oncology 11:1066–1073. 
4. D’Amico AV, Manola J, Loffredo M, et al (2004). 6–month androgen suppression plus radiation therapy vs 
radiation therapy alone for patients with clinically localized prostate cancer: a randomized controlled trial. 
JAMA 292:821–827.
5. Heidenreich A, Bastian PJ, Bellmunt J, Bolla M, Joniau S, Mason MD, Matveev V, Mottet N, van der Kwast TH, 
Wiegel T, Zattoni F (2013) Guidelines on Prostate Cancer – European Association of Urology 2013.
6. Lawton CA, Winter K, Grignon D, et al (2005). Androgen suppression plus radiation versus radiation alone 
for patients with D1/pathologic node–positive adenocarcinoma of the prostate: updated results based on a 
national prospective randomized trial, RTOG 85–31. J Clin Oncol 23(4) :800–807.
7. Prostate Cancer. NCCN guideline version 3.2012
8. Widmark A, Klepp O, Solberg A et al (2008). Endocrine treatment, with or without radiotherapy, in locally 
advanced prostate cancer (SPCG–7/SFUO–3): an open randomised phase III trial. The Lancet 373: 301–308.
9. Wolff JM, M. Mason M (2013). Drivers for change in the management of prostate cancer – Guidelines and 
new treatment techniques. BJU Int 109 (Suppl 6) : 33–41.
35
ĐIỀU TRỊ THẤT BẠI: 
LÀM GÌ KHI PSA TĂNG SAU 
PHẪU THUẬT HAY XẠ TRỊ TRIỆT CĂN
1. Mở đầu 
Mặc dầu chúng ta đã chọn lựa rất kỹ trước khi phẫu thuật, những tiến bộ về kỹ thuật mổ cũng như xạ trị ung 
thư tuyến tiền liệt khu trú, tỷ lệ thất bại sau điều trị ban đầu vẫn còn cao. Vì thế, khi tình trạng ung thư trong lúc 
mổ cho thấy bệnh đã không được đáng giá đúng mức bằng những xét nghiệm tiền phẫu, phẫu thuật viên thường 
quyết định khởi sự sử dụng nội tiết như một phương pháp hỗ trợ sau khi điều trị triệt căn thất bại. Tái phát sinh 
học chiếm từ 5 đến 40% tùy theo thời gian theo dõi, giai đoạn lâm sàng (TMN), PSA trước phẫu thuật, điểm 
Gleason, và giai đoạn bệnh học (xâm lấn vỏ bao, bờ cắt dương tính, túi tinh, xâm lấn hạch). Chiến lược đánh giá 
và điều trị cho bệnh nhân có tái phát sinh học thường không rõ ràng. Điều quan trọng là phải xác định trước tiên 
xem bệnh nhân bị tái phát bệnh hay ung thư còn sót lại tại chỗ hoặc đó là di căn ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL); 
và sau đó là với nhóm bệnh nhân có bệnh lý tại chỗ, nhóm nào thích hợp với điều trị nội tiết hỗ trợ (trước 3 tháng) 
hoặc bổ sung (sau 3 tháng), hoặc đó chỉ là PSA nền không cần để ý.
2. Xác định chẩn đoán tái phát 
2.1. PSA
Giới hạn sinh học có thể phát hiện (The biologic detection limit:BDL) của PSA là < 0,4 ng/mL. Hầu hết bệnh 
nhân sau phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc (RP) có PSA huyết thanh > 0,4 ng/mL sẽ tái phát trong vòng 6 đến 
49 tháng. Dầu sao, không phải tất cả đối tượng có lượng PSA huyết thanh cao do phòng xét nghiệm phát hiện đều 
có phát triển bệnh trên lâm sàng. Mối quan hệ lâm sàng – xét nghiệm chưa được xác định rõ, vả lại, kết quả PSA 
có thể thay đổi tùy phòng xét nghiệm. Hơn nữa, nếu phẫu thuật để lại một phần nhỏ mô lành tính thì cũng có thể 
cho kết quả PSA dương tính giả. Thời gian PSA tăng gấp đôi sau phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc cho thấy là 
một chỉ thị tốt để xác định đó là tái phát tại chỗ hay bệnh di căn xa tùy theo thời gian này lớn hơn hay ngắn hơn 6 
tháng. PSA vẫn còn cao sau khi cắt toàn phần tuyến tiền liệt cho thấy một khối lớn ung thư còn sót lại hoặc bệnh 
nhân đã có di căn và là một yếu tố tiên lượng kém.
2.2. Siêu âm
Siêu âm Doppler màu qua trực tràng làm tăng cường khả năng phát hiện UTTTL còn sót hoặc tái phát so với 
siêu âm qua trực tràng đơn thuần. Hơn nữa, y văn đã cho thấy siêu âm qua trực tràng không có giá trị hơn thăm 
khám trực tràng và PSA trong việc tiên đoán bệnh nhân nào nên sinh thiết sau khi xạ trị. Siêu âm qua trực tràng 
chỉ có giá trị hướng dẫn trong khi sinh thiết chỗ nối hoặc tuyến tiền liệt mà thôi.
36
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT
2.3. Thăm khám trực tràng
Đóng một vai trò quan trọng trong việc theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc. Thăm 
khám một lần không đủ độ nhậy và độ chuyên biệt để phát hiện tái phát tại chỗ. Do đó cần thăm khám trực tràng 
liên tiếp nhiều lần để có nhiều dữ kiện hơn.
2.4. Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)
Chỉ cho kết quả dương tính trong 36% trường hợp; 41% trường hợp bị chẩn đoán dưới mức, CT scan hiện nay 
thường được sử dụng rộng rãi để xác định hạch di căn. Đáng tiếc là dù đã có những phát triển kỹ thuật đáng kể, 
CT scan chỉ có độ nhạy từ 30 đến 80%. Và cũng chỉ có 50% trong số bệnh nhân này có tổn thương phần mềm đủ 
lớn để đo được, và đa số đó là những hạch có kích thước từ 2,5 cm trở lên.
2.5. Chụp cộng hưởng từ
Chẩn đoán được tái phát tại chỗ sau phẫu thuật đông băng tuyến tiền liệt. Khả năng của cộng hưởng từ trong 
việc định giai đoạn di căn hạch không khá hơn CT scan.
2.6. Xạ hình xương
Là phương pháp đáng tin cậy nhất để chẩn đoán UTTTL di căn xương, nhưng nó ít khi cho kết quả tốt trừ phi 
PSA huyết thanh cao hơn 8 ng/mL; do đó ít có vai trò trong xác định chẩn đoán ở giai đoạn tái phát sinh học.
2.7. Sinh thiết chỗ nối
Vai trò của sinh thiết chỗ nối bàng quang niệu đạo dưới hướng dẫn của siêu âm qua trực tràng còn nhiều 
bàn cãi. Với bệnh nhân có PSA huyết thanh tăng và thăm khám trực tràng không phát hi ...  xương bệnh nhân mới phát hiện được bệnh, 
điều này cho thấy vai trò của điều trị di căn ung thư vào xương trong bệnh lý này.
2.1. Xạ trị từ ngoài bằng máy gia tốc thẳng hoặc Cobalt–60 với liều 30Gy/10 buổi hoặc 20Gy/5 buổi vào vị trí 
xương bị di căn giúp giảm đau, cải thiện triệu chứng. 
2.2. Dùng các thuốc chống hủy xương dạng biphosphonat gồm: Pamidronate (Pamisol 90mg, Are-
dia 90mg) pha trong 250ml NaCl 0,9% truyền tĩnh mạch trong 1 giờ); Acid Zoledronic (Zometa 4mg, Sunzobone 
4mg, Zoletalis 4mg) pha trong 100–250ml NaCl 0,9% truyền tĩnh mạch trong 15 phút. Chu kỳ điều trị 3–4 tuần 
1 đợt. 
51
2.3. Điều trị đau do ung thư di căn vào xương bằng thuốc phóng xạ
2.3.1. Nguyên lý của phương pháp 
Dựa vào các đặc tính chuyển hoá đặc hiệu của tổ chức xương đối với canxi và phospho nên thường dùng các 
nguyên tố phóng xạ hoặc các hợp chất đánh dấu thuộc hai nhóm này và phát tia β với mức năng lượng phù hợp 
để điều trị các tổn thương ở xương.
2.3.2. Dưới đây liệt kê một số đồng vị phóng xạ (thuốc) dùng trong điều trị chống đau do di căn 
ung thư vào xương
Phospho – 32 (32P)
Thuốc được ứng dụng đầu tiên dưới dạng dung dịch Na2H32PO4. 32P có thời gian bán rã vật lý T1/2 là 14,3 
ngày, năng lượng β trung bình là 0,695 MeV, phù hợp với điều trị bằng phương pháp chiếu trong. Tại chỗ di căn 
ung thư vào xương, 32P tập trung gấp 3÷5 lần tổ chức bình thường, liều 7–10mCi.
Stronti – 89 (89Sr)
Dạng dung dịch 89SrCl2, còn được gọi là Metastron. 
89Sr có thời gian bán rã vật lý T1/2 của 89Sr là 50,5 ngày, 
phát tia bêta với năng lượng là 1,53 MeV chuyển hoá giống canxi, được giữ lâu trong tổ chức xương. Trong tổ 
chức xương tia β đi được 2 mm, trong mô mềm đi được 7 mm. Liều dùng: 1,2 ÷ 1,5 MBq/ kg cân nặng (0,3 ÷ 0,4 
mCi/ kg cân nặng). Tổng liều có thể lên tới 150 MBq (4,05 mCi), tiêm tĩnh mạch chậm. Hiệu quả điều trị: 80% 
bệnh nhân hết đau. Biến chứng: Tạm thời ức chế tủy xương dẫn tới giảm tiểu cầu. Tủy xương tự hồi phục sau 3 ÷ 
6 tuần. Nhiều công trình nghiên cứu cho rằng 89Sr ít độc hơn 32P.
Rhenium – 186 (186Re)
Thường được gắn với HEDP (hydroxy ethyliden diphosphanate). 186Re có thời gian bán rã vật lý là 89,3 giờ, 
phát tia β với năng lượng là 1,07 MeV, tia γ với năng lượng là 137 keV. Do có tia γ nên ngoài điều trị giảm đau 
còn có thể ghi xạ hình để phát hiện các di căn. Tỷ lệ tập trung phóng xạ cao giữa tổ chức bệnh và tổ chức lành 
(20/1). Liều cho 1295 MBq (30 ÷ 35 mCi), tiêm tĩnh mạch. Hiệu lực giảm đau đạt 75 ÷ 86%, ít độc cho tuỷ xương 
nhưng giá thành cao. Biến chứng: với liều cao tới 3515 MBq (94,9 mCi) mới có thể gây độc cho hệ tạo huyết. 
Rhenium – 188 (188Re)
Gần đây người ta đã tạo được nguồn chiết đồng vị phóng xạ (Generator 188W/ 188Re) để tách chiết riêng 188Re. 
Thời gian bán rã của 188W là 69,4 ngày còn của 188Re là 16,9 giờ. 188Re phát ra β năng lượng rất lớn (2,1 MeV) và tia 
γ năng lượng 155 keV. Thông thường 188Re được gắn vào trong hợp chất hữu cơ EDTMP (ethylene diamine tetra 
methylene phosphanate) hoặc DTAP (diethylene triamine penta acetic acid) để điều trị. Liều trung bình là 31 ± 
6 mCi (1147 ± 222 MBq). Kết quả rất tốt và ít độc hại cho tuỷ xương.
Samarium – 153 (153Sm)
153Sm phát ra 3 loại tia β với các mức năng lượng khác nhau: 810 keV (20%), 710 keV (50%) và 640 keV (30 
%). Ngoài ra nó cũng phát ra tia γ với năng lượng 1,103 MeV. Thời gian bán rã là 1,95 ngày. Các tia β của 153Sm có 
thể xuyên qua 3÷ 4 mm mô mềm. 153Sm cũng được gắn vào EDTMP để tiêm vào tĩnh mạch khi điều trị. Liều lượng 
22 ÷36 MBq/ kg cân nặng.153Sm cho kết quả giảm đau ở tỷ lệ cao và ít xâm hại đến tuỷ xương.
52
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT
Bảng 7. Các dược chất phóng xạ (DCPX) thường dùngtrong điều trị đau do di căn ung thư vào xương
DCPX T1/2(giờ)
Năng lượng β
(MeV)
Năng lượng γ
(keV) Dạng hoá chất
Arsenic – 76 26,3 2,97 559 (43) Phosphonate
Holmium – 166 26,8 1,84 806 (6) Chelate
Iodine – 131 193 0,61 365 (81) NaI
Phosphorus – 32 343 1,71 Không có Phosphates
Rhenium – 186 90,6b 1,07 137 (9) Phosphonate
Rhenium – 188 17,0 2,12 155 (10) Phosphonate
Samarium – 153 46,7 0,8 103 (28) Chelate
Tin – 117m 327 159 (86) Chelate
Strontium – 89 1212 1,46 Không có Ionic
Ytrium – 90 64 2,27 Không có Citrate
Tài LiỆu ThaM Khảo
1. Bộ môn ung thư trường đại học Y Hà Nội (2011). Bài giảng ung thư học, ung thư tiền liệt tuyến. Nhà xuất bản 
y học. Tr 224–227.
2. Bệnh viện K. (2011). Hướng dẫn thực hành chẩn đoán bệnh ung thư, chẩn đoán và điều trị ung thư tiền liệt 
tuyến. Nhà xuất bản y học. Tr 321–323.
3. Nguyễn Bá Đức.(2003). Hoá chất điều trị bệnh ung thư. Nhà xuất bản y học. Tr 213–215.
4. Mai Trọng Khoa, Nguyễn Xuân Kử. (2012). Một số tiến bộ về kỹ thuật xạ trị ung thư và ứng dụng trong lâm 
sàng. Nhà xuất bản Y học.
5. Mai Trọng Khoa và cộng sự. (2012). Y học hạt nhân (Sách dùng cho sau đại học). Nhà xuất bản Y học.
6. Baxter Oncology. (2005). Selected Schedules in the Therapy of Malignant Tumors. Tr 431–434.
7. Michael J. Zelefsky, James A. Eastham, Oliver A. Sartor, Philip Kantoff (2011): Cancer of the Prostate, Devita, 
Hellman & Rosenberg’s Cancer: Principles & Practice of Oncology, 8th Edition.
8. NCCN Clinical Practice Guideline on Oncology – Prostate Cancer, Version 1. 2014
9. Principles and Practice of Oncology. (2003). Prostate cancer,431–434.
53
PHỤ LỤC 1
ĐÁNH GIÁ TUỔI THỌ DỰ KIẾN CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT CAO TUỔI (≥ 70 TUỔI) 
(THEO HƯớNG DẫN CỦA EAU 2008)
1. Hướng điều trị dựa theo tình trạng sức khỏe bệnh nhân
Phân nhóm bệnh nhân theo tình trạng sức khỏe
nhóm 1
(Khỏe mạnh)
nhóm 2
(Trung bình, bệnh tật có 
thể hồi phục)
nhóm 3
(yếu, bệnh tật 
không thể hồi phục)
nhóm 4
(Bệnh nặng, giai 
đoạn cuối)
– Bệnh đi kèm: độ 0, 1 
hoặc 2
– Sinh hoạt bình thường, 
không cần trợ giúp 
(IADL*=0)
– Không suy dinh dưỡng
↓
– Bệnh đi kèm: có ít nhất 
một bệnh độ 3
– Sinh hoạt hàng ngày 
cần trợ giúp (≥ 1 IADL= 
1)
– Có nguy cơ suy dinh 
dưỡng
↓
– Bệnh đi kèm: nhiều 
bệnh độ 3 hoặc ít 
nhất một bệnh độ 4
– Chăm sóc bản thân: 
cần sự giúp đỡ ít 
nhất trong một việc 
(ADL*)
– Suy dinh dưỡng 
nặng
– Tri giác không tỉnh 
táo, tiếp xúc chậm
↓
– Ung thư giai đoạn 
cuối
– Nằm liệt giường
– Nhiều bệnh đi kèm 
rất nặng
– Tri giác lờ đờ, không 
tiếp xúc được
↓
Điều trị tiêu chuẩn như 
đối với các BN trẻ hơn
Điều trị tiêu chuẩn như 
đối với BN trẻ hơn ngoại 
trừ PT cắt TTL tận gốc
↓
Điều trị triệu chứng 
đặc hiệu, bao gồm 
nội tiết, cắt đốt nội 
soi...
Chỉ điều trị nâng đỡ
 ← Nếu bệnh lý đi kèm 
hồi phục, BN có thể 
chuyển sang nhóm 1
54
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT
Chỉ số IADL (Instrumental Activities of Daily Living): đánh giá khả năng sinh hoạt hàng ngày của 
bệnh nhân, gồm 4 câu hỏi căn bản:
Điểm số 0 1 2
BN có tự lấy thuốc và uống 
thuốc được không?
Không cần trợ giúp: 
uống đúng liều và 
đúng lúc
Cần người soạn 
thuốc và nhắc uống 
thuốc
Hoàn toàn không 
thể tự uống thuốc
BN có tự quản lý tiền bạc của 
mình được không?
Không cần ai giúp Cần giúp đôi chút Không thể tự giữ 
tiền
BN có tự sử dụng điện thoại 
được không?
Không cần ai giúp Cần giúp đôi chút Không thể sử dụng
BN có thể tự di chuyển hoặc 
đi chơi xa (xa hơn việc đi bộ 
quanh nhà) được không?
Không cần ai giúp Cần giúp đôi chút Không thể di 
chuyển, trừ khi có sự 
chuẩn bị đặc biệt
Chỉ số ADL (Activities of Daily Living): đánh giá khả năng tự chăm sóc trong sinh hoạt cơ bản cá nhân của 
người bệnh, gồm 6 việc sau đây:
Điểm số 0 1
Tắm rửa Không cần trợ giúp Cần trợ giúp
Mặc quần áo Không cần trợ giúp Cần trợ giúp
Đi vệ sinh Không cần trợ giúp Cần trợ giúp
Đi đứng di chuyển Không cần trợ giúp Cần trợ giúp
Ăn uống Không cần trợ giúp Cần trợ giúp
Tiểu tiện tự chủ Tự kiểm soát được Không tự kiểm soát được
55
Đánh giá độ nặng của các bệnh đi kèm
Các loại bệnh đi kèm Điểm số độ nặng
Bệnh tim
Bệnh mạch máu
Bệnh hệ tạo huyết
Bệnh hô hấp
Bệnh mắt/ tai/ mũi/ họng/ thanh quản
Bệnh đường tiêu hóa trên
Bệnh dạ dày/ ruột
Bệnh gan
Bệnh thận
Bệnh đường tiết niệu/ sinh dục
Bệnh hệ cơ/ xương khớp/ da lông
Bệnh hệ thần kinh
Bệnh hệ nội tiết/ chuyển hóa/ tuyến vú
Bệnh tâm thần
Tổng số loại bệnh BN mắc phải
Số loại bệnh nặng độ 3
Số loại bệnh nặng độ 4
Quy định về điểm số độ nặng các loại bệnh:
0: không bị bệnh.
1: bệnh nhẹ hoặc bệnh nặng nhưng đã khỏi.
2: bệnh trung bình hoặc có biến chứng nhẹ, cần điều trị bước 1.
3: bệnh nặng kéo dài và không kiểm soát được.
4: bệnh rất nặng, cần điều trị khẩn cấp, suy chức năng cơ quan tận cùng.
2. Tuổi thọ dự kiến của bệnh nhân cao tuổi
Số năm dự kiến sống thêm
Tuổi 70 75 80 85 90 95
Nhóm 1 (mạnh khỏe) 18 14,2 10,8 7,9 5,8 4,3
Nhóm 2 (trung bình) 12,4 9,3 6,7 4,7 3,2 2,3
Nhóm 3 (yếu) 6,7 4,9 3,3 2,2 1,5 1,0
56
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT
PHỤ LỤC 2
BẢNG KỲ VỌNG SỐNG CỦA NAM GIớI VIỆT NAM
 – NĂM 2011 –
Nhóm tuổi Năm Nhóm tuổi Năm
< 1 73,06 50 – 54 28,1
1 – 4 73,52 55 – 59 23,83
5 – 9 69,89 60 – 64 19,68
10 – 14 65,06 65 – 69 15,97
15 – 19 60,24 70 – 74 12,6
20 – 24 55,54 75 – 79 9,64
25 – 29 50,93 80 – 84 7,01
30 – 34 46,24 85 – 89 5,0
35 – 39 41,72 90 – 94 3,5
40 – 44 37,12 95 – 99 2,48
45 – 49 32,56 100 + 1,86
Nguồn: World Health Organization – Global Health Observatory Data Repository – 
main.61830.
57
PHỤ LỤC 3
TOÁN ĐỒ TIÊN LƯỢNG GIAI ĐOẠN BỆNH UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT
DỰA TRÊN GIAI ĐOẠN LÂM SÀNG, NỒNG ĐỘ PSA VÀ ĐIỂM GLEASON (PARTIN’S TABLES)
PSA 
(ng/ml) Giai đoạn bệnh
Điểm Gleason
6 3 + 4 = 7 4 + 3 = 7 8 9 – 10
Giai đoạn lâm sàng T1c (u chỉ phát hiện được qua sinh thiết do PSA tăng)
0 – 2,5 
Khu trú trong tuyến 93 (91–95) 83 (78–87) 80 (74–85) 79 (72–85) 74 (61–83)
Xâm lấn ra ngoài bao tuyến 7 (5–8) 15 (11–20) 17 (12–22) 18 (12–24) 20 (12–29)
Xâm lấn túi tinh 0 (0–1) 2 (0–3) 3 (1–6) 3 (1–6) 5 (1–12)
Di căn hạch 0 (0–0) 0 (0–1) 0 (0–2) 0 (0–2) 2 (0–6)
2,6 – 4
Khu trú trong tuyến 87 (85–89) 71 (67–75) 66 (60–71) 65 (57–72) 56 (44–67)
Xâm lấn ra ngoài bao tuyến 12 (10–14) 25 (22–29) 27 (22–32) 28 (22–34) 29 (20–40)
Xâm lấn túi tinh 0 (0–1) 2 (1–4) 4 (2–7) 4 (2–8) 7 (3–12)
Di căn hạch 0 (0–0) 1 (0–2) 3 (1–5) 3 (1–6) 8 (3–16)
4,1 – 6
Khu trú trong tuyến 84 (83–86) 66 (63–69) 60 (55–65) 59 (51–66) 50 (38–60)
Xâm lấn ra ngoài bao tuyến 15 (13–16) 29 (26–33) 31 (26–36) 32 (25–38) 32 (23–42)
Xâm lấn túi tinh 1 (0–1) 4 (2–5) 6 (4–9) 6 (4–10) 10 (5–16)
Di căn hạch 0 (0–0) 1 (0–2) 3 (2–5) 3 (1–6) 8 (4–15)
6,1 – 10
Khu trú trong tuyến 80 (78–82) 59 (55–63) 53 (47–58) 52 (44–59) 42 (31–52)
Xâm lấn ra ngoài bao tuyến 18 (16–20) 34 (30–38) 35 (30–40) 36 (29–43) 36 (26–46)
Xâm lấn túi tinh 1 (1–2) 6 (4–8) 9 (6–13) 9 (5–14) 14 (8–21)
Di căn hạch 0 (0–0) 1 (0–2) 3 (1–5) 3 (1–6) 8 (4–14)
> 10
Khu trú trong tuyến 69 (64–74) 42 (36–48) 34 (28–40) 33 (26–40) 23 (15–32)
Xâm lấn ra ngoài bao tuyến 27 (22–31) 42 (36–47) 28 (32–45) 39 (31–47) 33 (24–44)
Xâm lấn túi tinh 3 (2–5) 13 (9–18) 20 (14–27) 20 (12–28) 25 (15–36)
Di căn hạch 0 (0–1) 3 (1–5) 8 (4–14) 8 (3–14) 18 (9–30)
58
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT
PSA 
(ng/ml) Giai đoạn bệnh
Điểm Gleason
6 3 + 4 = 7 4 + 3 = 7 8 9 – 10
Giai đoạn lâm sàng T2a (thăm trực tràng (+) ở 1 thuỳ, u < ½ khối lượng của 1 thuỳ)
0 – 2,5 
Khu trú trong tuyến 90 (87–92) 76 (70–81) 72 (65–79) 71 (62–79) 65 (51–76)
Xâm lấn ra ngoài bao tuyến 10 (7–13) 22 (17–28) 24 (17–30) 24 (18–33) 27 (18–39)
Xâm lấn túi tinh 0 (0–1) 2 (0–4) 3 (1–7) 3 (1–7) 6 (1–13)
Di căn hạch 0 (0–0) 0 (0–1) 1 (0–4) 1 (0–3) 2 (0–9)
2,6 – 4
Khu trú trong tuyến 82 (78–84) 61 (56–66) 56 (48–62) 54 (46–63) 45 (33–56)
Xâm lấn ra ngoài bao tuyến 18 (15–21) 34 (29–39) 35 (29–42) 36 (29–44) 36 (26–49)
Xâm lấn túi tinh 1 (0–1) 3 (1–5) 5 (2–8) 5 (2–9) 7 (3–14)
Di căn hạch 0 (0–0) 1 (0–3) 4 (1–8) 4 (1–10) 11 (4–23)
4,1 – 6
Khu trú trong tuyến 78 (74–81) 56 (51–60) 49 (43–56) 48 (40–56) 39 (28–50)
Xâm lấn ra ngoài bao tuyến 21 (18–24) 38 (34–43) 39 (33–46) 40 (32–48) 39 (28–50)
Xâm lấn túi tinh 1 (1–1) 4 (3–6) 7 (4–10) 7 (4–11) 10 (5–16)
Di căn hạch 0 (0–0) 2 (1–3) 4 (2–7) 4 (2–8) 11 (4–21)
6,1 – 10
Khu trú trong tuyến 73 (68–77) 48 (43–54) 42 (36–49) 41 (33–50) 32 (23–43)
Xâm lấn ra ngoài bao tuyến 26 (22–30) 44 (39–49) 44 (37–50) 45 (36–52) 43 (31–54)
Xâm lấn túi tinh 1 (1–2) 6 (4–9) 10 (6–15) 10 (5–16) 14 (7–22)
Di căn hạch 0 (0–0) 1 (1–3) 4 (2–7) 4 (1–8) 10 (4–20)
> 10
Khu trú trong tuyến 60 (53–66) 32 (26–39) 25 (20–31) 24 (18–32) 16 (10–24)
Xâm lấn ra ngoài bao tuyến 36 (30–42) 50 (43–56) 44 (36–53) 45 (35–55) 37 (25–49)
Xâm lấn túi tinh 4 (2–6) 14 (8–20) 20 (12–29) 20 (11–30) 24 (13–38)
Di căn hạch 1 (0–2) 4 (2–7) 10 (4–18) 10 (4–20) 22 (10–37)
Giai đoạn lâm sàng T2b (thăm trực tràng (+), u > ½ khối lượng của 1 thuỳ, khu trú trong 1 thuỳ), 
hoặc T2c (thăm trực tràng (+) ở cả 2 thuỳ tuyến).
0 – 2,5 
Khu trú trong tuyến 82 (76–87) 61 (52–70) 55 (45–66) 54 (44–66) 45 (32–60)
Xâm lấn ra ngoài bao tuyến 17 (12–23) 33 (25–42) 34 (25–44) 35 (24–46) 35 (23–48)
Xâm lấn túi tinh 1 (0–2) 5 (1–10) 8 (2–16) 8 (2–16) 13 (3–24)
Di căn hạch 0 (0–0) 1 (0–3) 2 (0–9) 3 (0–9) 7 (0–21)
59
PSA 
(ng/ml) Giai đoạn bệnh
Điểm Gleason
6 3 + 4 = 7 4 + 3 = 7 8 9 – 10
2,6 – 4
Khu trú trong tuyến 70 (63–75) 44 (37–51) 36 (29–44) 35 (27–44) 24 (16–35)
Xâm lấn ra ngoài bao tuyến 28 (22–35) 46 (39–53) 43 (35–51) 44 (34–53) 37 (26–51)
Xâm lấn túi tinh 2 (1–3) 6 (3–10) 10 (5–16) 10 (5–17) 13 (6–23)
Di căn hạch 1 (0–2) 4 (2–8) 11 (5–20) 11 (4–21) 25 (12–42)
4,1 – 6
Khu trú trong tuyến 64 (58–70) 38 (32–44) 30 (24–37) 30 (22–37) 20 (13–29)
Xâm lấn ra ngoài bao tuyến 32 (27–39) 49 (42–56) 45 (38–52) 46 (37–55) 38 (26–51)
Xâm lấn túi tinh 2 (1–4) 9 (6–13) 14 (9–20) 13 (8–21) 17 (9–28)
Di căn hạch 1 (0–2) 4 (2–8) 11 (5–17) 11 (5–19) 24 (12–40)
6,1 – 10
Khu trú trong tuyến 58 (50–65) 31 (25–37) 24 (19–31) 24 (18–31) 16 (10–23)
Xâm lấn ra ngoài bao tuyến 38 (32–45) 52 (46–59) 47 (40–55) 48 (39–57) 40 (28–52)
Xâm lấn túi tinh 4 (2–6) 12 (8–18) 19 (12–25) 18 (10–26) 23 (12–34)
Di căn hạch 1 (0–2) 4 (2–7) 10 (5–16) 10 (5–18) 22 (10–35)
> 10
Khu trú trong tuyến 42 (34–50) 17 (13–23) 12 (8–16) 11 (8–16) 6 (4–11)
Xâm lấn ra ngoài bao tuyến 47 (39–55) 50 (41–59) 39 (30–49) 40 (28–51) 27 (18–40)
Xâm lấn túi tinh 9 (5–14) 23 (15–33) 30 (20–41) 29 (18–42) 30 (17–45)
Di căn hạch 2 (0–4) 9 (4–16) 20 (10–31) 20 (9–32) 36 (20–53)
(Giá trị trong bảng là tỷ lệ % khả năng giai đoạn bệnh ung thư tuyến tiền liệt, với độ tin cậy 95%).
Nguồn: Eifler J.B., Feng Z., Lin B.M., et al. (2013). An updated prostate cancer staging nomogram (Partin 
tables) based on cases from 2006 to 2011. British Journal of Urology International, 111(1), 22–29.
NHà XuấT BảN Y HọC
Chịu trách nhiệm xuất bản
Tổng giám đốc chu hùng cường
Biên tập viên: BS. nguyễn hải Yến
Sửa bản in: hải Yến
Trình bày: nguyệt Thu
In 1.300 cuốn, khổ 15x20,5cm, tại Công ty cổ phần in Hưng Việt.
Giấy phép xuất bản số: ....–2014/CXB/....–..../YH.
Số xuất bản: ....../QĐ–YH ngày ... tháng ... năm 2014
In xong nộp lưu chiểu quý III/2014.
In tHeo Đơn Đặt HànG
HƯỚNG DẪN 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT

File đính kèm:

  • pdfdieu_tri_noi_tiet_ung_thu_tuyen_tien_liet.pdf