Khảo sát tình hình nhiễm HPV và các genotype HPV (Human Papillomavirus) ở phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi từ 18 – 69 bằng kỹ thuật sinh học phân tử

TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ nhiễm HPV và các loại genotype HPV ở phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi từ 18-69 được làm xét nghiệm tại bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và phòng xét nghiệm Y Khoa Âu Lạc bằng kỹ thuật sinh học phân tử. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Các số liệu liên quan đến nghiên cứu được thu thập từ bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và phòng xét nghiệm Y khoa Âu Lạc. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm HPV phát hiện bằng phương pháp PCR là 19,97% (258/1292), trong đó nhiễm các type nguy cơ cao là 63,57%, nhiễm cả 2 nhóm vừa nguy cơ cao vừa nguy cơ thấp là 20,54% và nhiễm type nguy cơ thấp là 15,89%. Sự phân bố các type theo thứ tự như sau genotype 18, genotype 16 và genotype 58. Nhóm tuổi 20 – 29 có tỷ lệ nhiễm HPV theo nhóm tuổi cao nhất (chiếm 23,42%), sau đó là nhóm tuổi <20 (chiếm="" 23,08%).="" nhóm="" tuổi="" 60="" –="" 69="" có="" tỷ="" lệ="" nhiễm="" hpv="" thấp="" nhất="" (chiếm="" 11,76%).="" kết="" luận:="" tỷ="" lệ="" nhiễm="" hpv="" trong="" nghiên="" cứu="" khá="" cao="" 19,97%="" và="" sự="" phân="" bố="" các="" genotype="" hpv="" cũng="" tương="">

pdf 5 trang yennguyen 2940
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát tình hình nhiễm HPV và các genotype HPV (Human Papillomavirus) ở phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi từ 18 – 69 bằng kỹ thuật sinh học phân tử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát tình hình nhiễm HPV và các genotype HPV (Human Papillomavirus) ở phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi từ 18 – 69 bằng kỹ thuật sinh học phân tử

Khảo sát tình hình nhiễm HPV và các genotype HPV (Human Papillomavirus) ở phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi từ 18 – 69 bằng kỹ thuật sinh học phân tử
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 190 
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM HPV VÀ CÁC GENOTYPE HPV (HUMAN 
PAPILLOMAVIRUS) Ở PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG ĐỘ TUỔI TỪ 18 – 69 
BẰNG KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ 
Lục Thị Vân Bích*, Cao Minh Nga*, Hồ Lê Ân*, Huỳnh Ngọc Phương Thảo* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ nhiễm HPV và các loại genotype HPV ở phụ nữ Việt Nam trong độ 
tuổi từ 18-69 được làm xét nghiệm tại bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và phòng xét nghiệm 
Y Khoa Âu Lạc bằng kỹ thuật sinh học phân tử. 
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Các số liệu liên quan đến nghiên cứu 
được thu thập từ bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và phòng xét nghiệm Y khoa Âu Lạc. 
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm HPV phát hiện bằng phương pháp PCR là 19,97% (258/1292), trong đó nhiễm các 
type nguy cơ cao là 63,57%, nhiễm cả 2 nhóm vừa nguy cơ cao vừa nguy cơ thấp là 20,54% và nhiễm type nguy 
cơ thấp là 15,89%. Sự phân bố các type theo thứ tự như sau genotype 18, genotype 16 và genotype 58. Nhóm 
tuổi 20 – 29 có tỷ lệ nhiễm HPV theo nhóm tuổi cao nhất (chiếm 23,42%), sau đó là nhóm tuổi <20 (chiếm 
23,08%). Nhóm tuổi 60 – 69 có tỷ lệ nhiễm HPV thấp nhất (chiếm 11,76%). 
Kết luận: Tỷ lệ nhiễm HPV trong nghiên cứu khá cao 19,97% và sự phân bố các genotype HPV cũng 
tương tự. 
Từ khóa: Vi rút HPV, ung thư cổ tử cung, type HPV. 
ABSTRACT 
DETERMINATION OF HPV PREVALENCE AND HPV GENOTYPES IN VIETNAMESE WOMEN 
AGED FROM 18 – 69 YEARS (WHO WERE) TESTED PCR 
Luc Thi Van Bich, Cao Minh Nga, Ho Le An, Huynh Ngoc Phuong Thao 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 190 - 194 
Objectives: Determination of HPV prevalence and HPV genotypes in Vietnamese women aged 
from 18 – 69 years (who were) tested PCR at University Hospital of Medicine and Pharmacy in Ho Chi 
Minh City and Au Lac Medicine Laboratory. 
Methods: Study design is cross-sectional descriptive study. The data relating to the study were collected 
based on the records of the results of Medicine University Hospital, Ho Chi Minh City and Laboratory Medicine 
Au Lac. 
Results: Prevalence of HPV infection was 19.97% (258/1292) and the high risk HPV positive result was 
63.57 %, 20.54% in both high-risk and low-risk HPV type and 15.9% in low risk types. The most common HPV 
types in women were genotypes 18, 16 and 58. Highest HPV prevalence by age group was found in the 20 – 29 
year age group (23.42%), followed by women younger than 20 years (23.08%). The lowest prevalence was found 
in the 60 – 69 year age group. 
Conclusion: Prevalence of HPV infection detected by PCR was 19.97% and the most common HPV 
genotypes in HCM city are similar to other regions in the world. 
Key words: 
* Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 
Tác giả liên lạc : BS. Hồ Lê Ân ĐT: 0989.501.765 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 191 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý phổ biến, 
đứng hàng thứ 2 sau ung thư vú trong số các 
ung thư ở phụ nữ trên thế giới và là nguyên 
nhân gây tử vong đứng hàng thứ 5 ở giới nữ. 
Theo số liệu thống kê của Cơ Quan Nghiên Cứu 
Quốc tế Về Ung Thư, trực thuộc Tổ Chức Y Tế 
Thế Giới (WHO)(3), hàng năm có 500,000 ca mới 
mắc và 270,000 ca tử vong trên toàn cầu, đặc biệt 
phân nửa số trường hợp mắc ung thư cổ tử 
cung xuất hiện ở Châu Á. 
Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung là loại ung 
thư sinh dục thường gặp nhất và chiếm tỉ lệ 
53,5% các loại ung thư ở nữ giới.. Đây là bệnh lý 
ác tính có tỷ lệ mắc đứng hàng đầu ở phụ nữ 
miền Nam và hàng thứ tư ở phụ nữ miền Bắc. 
Trong thập niên 70, HPV được mô tả như là 
một trong những tác nhân gây biến đổi tế bào cổ 
tử cung (dị sản cổ tử cung), tiền đề của ung thư 
cổ tử cung(3). Khoảng trên 90% trường hợp ung 
thư cổ tử cung được phát hiện có liên quan đến 
nhiễm HPV. 
Human Papillomavirus có khoảng 120 type. 
Người ta phân biệt các type nguy cơ cao thường 
gây ung thư và các type nguy cơ thấp ít khi làm 
tiến triển đến ung thư. Như vậy, việc tìm hiểu 
về tình trạng nhiễm các genotype HPV ở phụ nữ 
là vấn đề rất đáng quan tâm. Tuy nhiên, để xác 
định được tình trạng nhiễm HPV thì việc thực 
hiện và triển khai kỹ thuật để chẩn đoán nhiễm 
HPV đóng vai trò rất quan trọng và chính yếu. 
Với mong muốn góp phần vào việc tìm hiểu 
sự phân bố tình hình nhiễm HPV nhằm hỗ trợ 
cho việc tiên lượng khả năng diễn tiến bệnh 
cũng như trong phòng ngừa ung thư cổ tử cung, 
chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình 
nhiễm HPV và các genotype HPV ở phụ nữ Việt 
Nam trong độ tuổi từ 18 đến 69 bằng kỹ thuật 
sinh học phân tử”. 
Mục tiêu 
- Xác định tỉ lệ nhiễm HPV – DNA bằng kỹ 
thuật PCR. 
- Xác định tỉ lệ genotype HPV bằng kỹ thuật 
Reverse Dot Blot. 
- Tìm hiểu mối liên hệ nhiễm HPV theo lứa 
tuổi. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 
Đối tượng nghiên cứu 
Phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi từ 18 – 69. 
Tiêu chuẩn chọn mẫu 
Tất cả các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân 
đến bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ 
Chí Minh và phòng xét nghiệm Y Khoa Âu Lạc 
làm xét nghiệm PCR để chẩn đoán và định 
genotype HPV trong thời gian từ 1/1/2009 đến 
1/7/2009. 
Bệnh nhân là nữ, quốc tịch Việt Nam, trong 
độ tuổi từ 18 – 69, không phân biệt nơi cư trú và 
nghề nghiệp. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Không thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu, các 
trường hợp kết quả ghi không rõ ràng. 
KẾT QUẢ 
Đặc điểm nhóm phụ nữ tham gia nghiên 
cứu 
Do trong quá trình thu thập mẫu, chúng tôi 
không thống kê được nơi cư trú và nghề nghiệp 
của nhóm phụ nữ trong nghiên cứu nên số liệu 
về nơi ở và nghề nghiệp không được ghi nhận. 
Bảng 1. Phân bố nhóm nghiên cứu theo nhóm tuổi 
Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ % 
<20 13 1,01 
20 – 29 350 27,09 
30 – 39 538 41,64 
40 – 49 310 23,99 
50 – 59 64 4,95 
60 – 69 17 1,32 
Tổng 1292 100 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 192 
Tỷ lệ nhiễm HPV 
Trong tổng số 1292 bệnh phẩm, số bệnh 
phẩm có HPV-DNA (+) là 258 trường hợp 
(19,97%). 
Tỷ lệ genotype HPV 
Bảng 2. Phân bố tỉ lệ nhiễm các genotype HPV 
Các type HPV Số lượng 
Tỷ lệ % 
(427 lượt/258 trường hợp) 
18 119 27,87 
16 90 21,08 
58 43 10,07 
11 42 9,84 
81 35 8,2 
33 21 4,92 
6 20 4,68 
35 9 2,11 
45 7 1,64 
52 7 1,64 
39 6 1,41 
61 5 1,17 
68 4 0,94 
70 4 0,94 
31 3 0,7 
42 2 0,47 
43 2 0,47 
59 2 0,47 
71 2 0,47 
51 1 0,23 
53 1 0,23 
66 1 0,23 
82 1 0,23 
Tổng cộng 427 100 
Nhận xét: Có tất cả 15 type HPV nguy cơ cao 
trong đó chiếm đa số là type 18 và 16 (chiếm 
27,87% và 21,08%), kế đó là các type 58, 11 và 81 
(chiếm 10,07%, 9,84% và 8,2%). 
Có tất cả 8 type HPV nguy cơ thấp, trong 
đó chiếm đa số là type 11 và 81 (chiếm 9,84% 
và 8,2%). 
Liên quan giữa nhóm tuổi và HPV 
Bảng 3. Liên quan giữa nhóm tuổi và HPV 
HPV(+) HPV(-) 
Nhóm 
tuổi Số 
lượng Tỷ lệ % 
Số 
lượng Tỷ lệ % 
Tổng số 
BN theo 
nhóm tuổi 
<20 1 7,69 12 92,31 13 
20 – 29 84 24 266 76 350 
30 – 39 95 17,66 443 82,34 538 
HPV(+) HPV(-) 
40 – 49 63 20,32 247 79,68 310 
50 – 59 13 20,31 51 79,69 64 
60 – 69 2 11,76 15 88,24 17 
Tổng 258 1292 
Nhận xét: nhóm tuổi 20 – 29 có tỷ lệ nhiễm 
HPV theo nhóm tuổi cao nhất (chiếm 24%), sau 
đó là nhóm tuổi 40 – 49 (chiếm 20,32%), nhóm 
tuổi <20 có tỷ lệ nhiễm HPV thấp nhất (chiếm 
7,69%). 
BÀN LUẬN 
Phân bố tỷ lệ nhiễm HPV 
Trong số các bệnh phẩm được làm xét 
nghiệm, tỷ lệ nhiễm HPV phát hiện bằng kỹ 
thuật PCR là 19,97% ( 258/1292 trường hợp). Tỷ 
lệ này là cao hơn hẳn so với nghiên cứu của các 
tác giả nước ngoài: Anna R. Giuliano(4), Paolo 
Giorgi Rossi(11), M Dai(2), JN I Vet(13) và cao hơn 
so với nghiên cứu của các tác giả trong nước: Vũ 
Thị Nhung(12), Trần Thị Lợi(12) và Phạm Thị 
Hoàng Anh(10) 
Nghiên cứu Cỡ mẫu Tỷ lệ nhiễm HPV Giá trị P 
Chúng tôi 1292 19,97% 
Anna R.Giuliano(4) 2319 14,4% <0,001 
Paolo Giorgi Rossi(11) 3817 14,9% <0,001 
M Dai(2) 662 14,8% <0,01 
JN I Vet(13) 2686 11,4% <0,001 
Vũ Thị Nhung(12) 1500 12% <0,001 
Tỷ lệ genotype HPV 
Theo kết quả có được từ kỹ thuật Reverse 
Dot Blot, 1 mẫu bệnh phẩm có thể nhiễm 1 hay 
đồng nhiễm nhiều loại genotype cho 1 lần xét 
nghiệm định type. Do đó trong 258 mẫu bệnh 
phẩm có HPV (+), chúng tôi có 427 lượt HPV/258 
trường hợp. Trong các type HPV nguy cơ cao, 
genotype HPV 18 chiếm tỷ lệ cao nhất (27,87% - 
119/427), kế đến là HPV 16 (21,08% - 90/427) và 
HPV 58 (10,07% - 43/427). Trong các type nguy 
cơ thấp: genotype HPV 11 chiếm tỷ lệ cao nhất 
(9,84% - 42/427), kế đến là HPV 81 (8,2% - 35/427) 
và HPV 6 (4,68% - 20/427). 
Những kết quả mà nghiên cứu của chúng 
tôi ghi nhận có sự khác biệt so với nghiên cứu 
của các tác giả khác: Anna R.Giuliano cho kết 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 193 
quả: HPV 16 là type phổ biến nhất ở cả 2 quốc 
gia. Tiếp theo là HPV type 58, 45 là các type 
phổ biến nhất ở Mexico, và HPV type 18, 31 là 
các type phổ biến nhất ở Hoa Kỳ, nghiên cứu 
của Paulo Giorgio Rossi(11) cho thấy HPV type 
16, 31 và 51 là các type phổ biến nhất, nghiên 
cứu của M Dai(2) cho thấy HPV type 16, 58, 52 là 
3 type phổ biến, nghiên cứu của JN I Vet(13) xác 
định được các type 52, 16, 18 là các type phổ 
biến nhất, tại Việt Nam, nghiên cứu của Vũ Thị 
Nhung(12) thì các type 18, 58, 16 là các type 
thường gặp nhất. 
Qua đó, ta có thể thấy sự phân bố các type 
là khác nhau tùy thuộc vào dân tộc và vùng 
địa lý. Tuy có khác nhau về sự phân bố các 
type giữa các vùng địa lý khác nhau nhưng 
nhìn chung type 16 luôn giữ vai trò quan 
trọng, luôn xuất hiện trong 3 type hay gặp 
nhất trong các nghiên cứu. 
Tham khảo thêm các nghiên cứu khác của 
các tác giả thực hiện tại Việt Nam: nghiên cứu 
của Trần Thị Lợi(12) thực hiện trên 1550 phụ nữ 
tại thành phố Hồ Chí Minh cho kết quả: các 
type HPV có tỷ lệ cao nhất các type 16, 18, 58. 
Nghiên cứu của Phạm Thị Hoàng Anh(10) thực 
hiện trên 922 phụ nữ ở thành phố Hồ Chí 
Minh và 994 phụ nữ ở Hà Nội năm 2003 đã 
cho kết quả: các type HPV có tỷ lệ cao nhất là 
các type 16, 58, 18. Nghiên cứu của Lê Trung 
Thọ(7) thực hiện trên 1500 phụ nữ sống tại 
Quận Hoàng Mai và Đông Anh – Hà Nội từ 
tháng 4/2007 đến hết tháng 6/2008 cho kết 
quả: các type HPV có tỷ lệ cao nhất là các type 
18, 58, 16. 
Các type 16, 18 và 58 luôn là 3 type hay gặp 
nhất tại Việt Nam qua 5 nghiên cứu ở 5 thời 
điểm khác nhau cho thấy liệu type 16, 18, 58 có 
phải là đặc trưng của sự phân bố các type HPV 
ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói 
chung hay không. 
Mối liên hệ giữa nhiễm HPV và lứa tuổi 
Tuổi trung bình của đối tượng trong mẫu 
nghiên cứu là 35,44 tuổi. Đa số tập trung ở 
nhóm tuổi từ 30 – 39 (chiếm 41,64%), nhóm tuổi 
từ 60 – 69 chiếm tỷ lệ thấp nhất (chiếm 1,32%). 
Do sự phân bố không đồng đều giữa các nhóm 
tuổi trong mẫu nghiên cứu, cụ thể là thu nhận 
vào 60,22% người từ 30 – 49 tuổi. Do đó chúng 
tôi phải phân tích riêng trong từng nhóm tuổi cụ 
thể để đưa ra kết luận xác hợp. 
Trong 258 trường hợp có kết quả HPV (+): 
nhóm tuổi 20 – 29 có tỷ lệ nhiễm HPV theo 
nhóm tuổi cao nhất (chiếm 24%), sau đó là 
nhóm tuổi 40 - 49, nhóm tuổi 50 – 59 và nhóm 
tuổi 30 – 39 (chiếm tỷ lệ lần lượt là 20,32%; 
20,31% và 17,66%), nhóm tuổi <20 có tỷ lệ nhiễm 
HPV thấp nhất (chiếm 7,69%). Kết quả này của 
chúng tôi có sự khác biệt với các nghiên cứu 
khác của các tác giả trong và ngoài nước về đỉnh 
tuổi nhiễm HPV theo nhóm tuổi. Cụ thể là 
nghiên cứu của Anna R.Giuliano: nhóm tuổi 15 
– 25 chiếm tỷ lệ cao nhất (22,7%), kế đến là các 
nhóm tuổi 26 – 35, nhóm tuổi 36 – 45 và nhóm 
tuổi 46 – 55 (chiếm tỷ lệ lần lượt là 13,2%; 10,7% 
và 7,9%). Nghiên cứu của JN I Vet(13): nhóm tuổi 
35 – 44 chiếm tỷ lệ cao nhất (15,2%), kế đến là 
các nhóm tuổi <25 và nhóm tuổi 25 – 34 (chiếm 
tỷ lệ 11,4% và 11%). Nghiên cứu của Vũ Thị 
Nhung(12): tỷ lệ nhiễm HPV tập trung cao nhất 
trong nhóm tuổi <20 (20%), kế đến là nhóm 
tuổi 20 – 29, nhóm tuổi 30 – 39 và nhóm tuổi 
40 – 49 (chiếm tỷ lệ lần lượt là 14,59%; 12,53% 
và 11,66%). 
Tuy có sự khác nhau về đỉnh tuổi nhiễm 
HPV nhưng nhìn chung nhiễm HPV tập trung 
chủ yếu trong độ tuổi sinh sản và hoạt động tình 
dục. Điều này chứng minh có sự lây nhiễm cao 
qua quan hệ tình dục(10). 
KẾT LUẬN 
Qua tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang 
để phát hiện nhiễm HPV và định genotype HPV 
ở phụ nữ trong độ tuổi từ 18 – 69, kết quả được 
ghi nhận như sau: 
- Tỷ lệ nhiễm HPV phát hiện bằng phương 
pháp PCR là 19,97%. 
- Có tất cả 23 type HPV được phát hiện. 
Trong đó nhóm nguy cơ cao chiếm đa số là type 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 194 
18, 16 và 58, nhóm nguy cơ thấp chiếm đa số là 
type 11 và 81. 
- Nhóm tuổi 20 – 29 có tỷ lệ nhiễm HPV theo 
nhóm tuổi cao nhất (chiếm 24%), sau đó là 
nhóm tuổi 40 – 49 (chiếm 20,32%). Nhóm tuổi 
<20 có tỷ lệ nhiễm HPV thấp nhất (chiếm 7,69%). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bosch FX, Manos MM, Muñoz N & coll. (1995): “Prevalence of 
Human Papillomavirus in Cervical Cancer: a worldwide 
perspective. Journal of The National Cancer Institute”, Vol 87, 
11: 796 – 802. 
2. Dai M & coll. (2006): “Human papillomavirus infection in Shanxi 
Province, People's Republic of China: a population-based study. 
British Journal of Cancer”, 95: 96 – 101. 
3. Ferlay J, Bray F, Pisani P, Parkin DM. (2004): “Globocan 2002: 
Cancer incidence, mortality and prevalence worldwide”. IARC 
Cancer Base N0 5. Version 2.0, IARCPress, Lyon. 
4. Giuliano AR, Papenfuss M. (2001): “Human Papilloma virus 
Infection at the United State – Mexico Border: Implications for 
Cervical Cancer Prevention and Control. Cancer Epidemiology, 
Biomarkers & Prevention”, Vol 10: 1129 – 1136. 
5. Hausen ZH. (1996): “Papillomavirus infections – a major cause 
of human cancer. Biochimica et Biophysica acta” 1228, 55–78. 
6. Kjaer SK & coll. (2002): “Type specific persistence of high risk 
human papillomavirus (HPV) as indicator of high grade cervical 
squamous intraepithelial lesions in young women: population 
based prospective follow up study”. BMJ 325: 572. 
7. Lê Trung Thọ, Trần Văn Hợp. (2009): “Nghiên cứu tỉ lệ nhiễm 
HPV ở cộng đồng phụ nữ Hà Nội – Tìm hiểu một số yếu tố liên 
quan. Y Học thành phố Hồ Chí Minh, tập 13”, 1: 185 – 189. 
8. Lee HP & Seo S-S. (2002): “The aplication of human 
papillomavirus testing to cervical cancer screening. Yonsei 
Medical Journal”. 43(6): 763 – 768. 
9. Moberg M, Gustavsson I, and Gyllensten U. (2003): “Real-Time 
PCR-Based System for Simultaneous Quantification of Human 
Papillomavirus Types Associated with High Risk of Cervical 
Cancer. Journal of Clinical Microbiology, Vol. 41”. 7: 3221 – 3228. 
10. Pham Thi Hoang Anh, Nguyen Trong Hieu, Rolando Herrero, 
Salvatore Vaccarella, Jennifer S Smith, Nguyen Thi Thuy, 
Nguyen Hoai Nga, Nguyen Ba Duc, Rhoda Ashley, Peter J F 
Snijders, Chris J L M Meijer, Nubia Muñoz, D Max Parkin, Silvia 
Franceschi. (2003): “Human papillomavirus infection among 
women in South and North Vietnam. International Journal of 
Cancer”, Vol. 104, Issue 2, 213 – 220. 
11. Rossi PG & coll. (2010): “Prevalence of HPV high and low risk 
types in cervical samples from the Italian general population: a 
population based study. BMC Infectious Diseases”, 10: 214. 
12. Trần Thị Lợi và cộng sự. (2010): “Tỷ lệ nhiễm Human 
Papillomavirus và các yếu tố liên quan của phụ nữ từ 18 đến 69 
tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh. Y Học thành phố Hồ Chí Minh, 
tập 14”, 1: 311 – 320. 
13. Vet JNI & coll. (2008): “Prevalence of human papillomavirus in 
Indonesia: a population-based study in three regions Indonesia. 
British Journal of Cancer”. 99: 214 – 218. 
14. Vũ Thị Nhung. (2006): “Khảo sát tình hình nhiễm các type 
HPV (Human Papillomavirus) ở phụ nữ thành phố Hồ Chí 
Minh bằng kỹ thuật sinh học phân tử. Y Học thành phố Hồ 
Chí Minh, phụ bản chuyên đề ung bướu, tập 10”, số 4: 402 – 
407. 
15. Walboomers JM & coll. (1999): “Human papillomavirus is a 
necessary cause of invasive cervical cancer worldwide. Journal or 
Pathology” 189: 12 – 19. 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_tinh_hinh_nhiem_hpv_va_cac_genotype_hpv_human_papil.pdf