Sự phát triển kinh tế Việt Nam và nhiệm vụ của giáo dục, đào tạo

1. Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam những năm qua

Từ năm 1986, Việt Nam đã kiên trì theo đuổi quá trình cải cách toàn diện theo hướng thị trường

và từng bước hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Bằng những giải pháp đổi mới thiết thực, Việt Nam đã

thoát khỏi tình trạng suy thoái sau chiến tranh, thúc đẩy nhanh tăng trưởng, đưa mức tăng GDP bình

quân hàng năm từ 2,47% (những năm 1985 – 1990) lên 6,12% (thời kỳ 1991 – 2000) và giữ tương đối

ổn định trên 6,19% (giai đoạn 2000 – 2006). Nhờ tăng trưởng và kinh tế phát triển, thu nhập nâng cao,

mức sống của người dân dần dần được cải thiện. Mặc dù nhiều lĩnh vực vẫn chưa có tiến bộ hoặc còn

bị coi là thất bại, nhưng xoá đói, giảm nghèo và giải quyết vấn đề đói nghèo ở Việt Nam rõ ràng đã là

một thành công. Bài học về tăng trưởng kinh tế ngay từ đầu phải gắn với công bằng xã hội cũng là một

kinh nghiệm đắt giá phải trả bằng rất nhiều nỗ lực.

Với mục tiêu đưa ra những dự báo tăng trưởng GDP và cơ cấu kinh tế trung/dài hạn đến năm

2020, rất cần phải phân tích đánh giá kết quả tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ sau Đổi mới, chuyển

sang kinh tế thị trường và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, nhằm nhận dạng những thách thức chủ

yếu đối với tăng trưởng bền vững. Qua đó, có cái nhìn khách quan theo quan điểm quốc tế về tăng

trưởng kinh tế Việt Nam.

Với tư cách là những phân tích bổ sung nhằm cung cấp thông tin cần thiết trong xây dựng mô

hình và kịch bản tăng trưởng, cần sử dụng cách tiếp cận hạch toán tăng trưởng và hồi quy so sánh giữa

một số nước để đánh giá kết quả tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trong các yếu tố của tăng trưởng, cần

đặc biệt quan tâm đến vai trò của tăng trưởng tổng năng suất các yếu tố (Total Factor Productivity

Growth – TFPG) nhằm làm rõ vai trò của những nhân tố ảnh hưởng, nhất là nguyên nhân dẫn đến nhận

định khá phổ biến là tăng trưởng của Việt Nam dựa quá nhiều vào yếu tố đầu tư, chưa thực sự trên nền

tảng của tăng năng suất.

pdf 9 trang yennguyen 5520
Bạn đang xem tài liệu "Sự phát triển kinh tế Việt Nam và nhiệm vụ của giáo dục, đào tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự phát triển kinh tế Việt Nam và nhiệm vụ của giáo dục, đào tạo

Sự phát triển kinh tế Việt Nam và nhiệm vụ của giáo dục, đào tạo
See	discussions,	stats,	and	author	profiles	for	this	publication	at:	https://www.researchgate.net/publication/277200100
SỰ	PHÁT	TRIỂN	KINH	TẾ	VIỆT	NAM	VÀ	NHIỆM
VỤ	CỦA	GIÁO	DỤC,	ĐÀO	TẠO
Article	·	April	2011
CITATIONS
0
READS
1,076
1	author:
Nguyễn	Lan	Anh
Vietnam	National	University,	Hanoi
2	PUBLICATIONS	0	CITATIONS	
SEE	PROFILE
All	content	following	this	page	was	uploaded	by	Nguyễn	Lan	Anh	on	11	September	2015.
The	user	has	requested	enhancement	of	the	downloaded	file.
HỘI THẢO QUỐC TẾ 
ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 
127 TÀI LIỆU HỘI THẢO 
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ NHIỆM VỤ CỦA GIÁO DỤC, ĐÀO 
TẠO 
PGS. TS. NGUYỄN Anh Tuấn1 
1. Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam những năm qua 
Từ năm 1986, Việt Nam đã kiên trì theo đuổi quá trình cải cách toàn diện theo hướng thị trường 
và từng bước hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Bằng những giải pháp đổi mới thiết thực, Việt Nam đã 
thoát khỏi tình trạng suy thoái sau chiến tranh, thúc đẩy nhanh tăng trưởng, đưa mức tăng GDP bình 
quân hàng năm từ 2,47% (những năm 1985 – 1990) lên 6,12% (thời kỳ 1991 – 2000) và giữ tương đối 
ổn định trên 6,19% (giai đoạn 2000 – 2006). Nhờ tăng trưởng và kinh tế phát triển, thu nhập nâng cao, 
mức sống của người dân dần dần được cải thiện. Mặc dù nhiều lĩnh vực vẫn chưa có tiến bộ hoặc còn 
bị coi là thất bại, nhưng xoá đói, giảm nghèo và giải quyết vấn đề đói nghèo ở Việt Nam rõ ràng đã là 
một thành công. Bài học về tăng trưởng kinh tế ngay từ đầu phải gắn với công bằng xã hội cũng là một 
kinh nghiệm đắt giá phải trả bằng rất nhiều nỗ lực. 
Với mục tiêu đưa ra những dự báo tăng trưởng GDP và cơ cấu kinh tế trung/dài hạn đến năm 
2020, rất cần phải phân tích đánh giá kết quả tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ sau Đổi mới, chuyển 
sang kinh tế thị trường và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, nhằm nhận dạng những thách thức chủ 
yếu đối với tăng trưởng bền vững. Qua đó, có cái nhìn khách quan theo quan điểm quốc tế về tăng 
trưởng kinh tế Việt Nam. 
Với tư cách là những phân tích bổ sung nhằm cung cấp thông tin cần thiết trong xây dựng mô 
hình và kịch bản tăng trưởng, cần sử dụng cách tiếp cận hạch toán tăng trưởng và hồi quy so sánh giữa 
một số nước để đánh giá kết quả tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trong các yếu tố của tăng trưởng, cần 
đặc biệt quan tâm đến vai trò của tăng trưởng tổng năng suất các yếu tố (Total Factor Productivity 
Growth – TFPG) nhằm làm rõ vai trò của những nhân tố ảnh hưởng, nhất là nguyên nhân dẫn đến nhận 
định khá phổ biến là tăng trưởng của Việt Nam dựa quá nhiều vào yếu tố đầu tư, chưa thực sự trên nền 
tảng của tăng năng suất. 
Những kết quả thống kê cho thấy, quãng thời gian 1990 – 2000, tốc độ tăng trưởng GDP bình 
quân hàng năm của Việt Nam đạt 6,4%. Tích luỹ các yếu tố đầu tư của vốn và lao động chiếm 2/3, 
trong đó gia tăng tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao nhất. Phần lớn tăng trưởng GDP giai đoạn 2001 – 
2006 phụ thuộc vào yếu tố vốn và lao động thô. Trong xu thế đầu tư ngày càng cao, đóng góp của tích 
luỹ tài sản cố định vào tăng trưởng luôn gia tăng, nhưng đây không hoàn toàn là nguyên nhân của tốc 
1 Khoa Triết học 
HỘI THẢO QUỐC TẾ 
ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 
128 TÀI LIỆU HỘI THẢO 
độ gia tăng GDP. Số liệu phân tích đã chỉ ra, đóng góp của tổng năng suất các yếu tố (tỷ trọng 
TFPG/GDP) đã tăng dần theo thời gian, từ 35,6% bình quân những năm 1990 – 2000 lên 38,4% giai 
đoạn 2001 – 2006. 
Các tài liệu đều chỉ ra rằng, xu thế tăng trưởng kinh tế Việt Nam gắn liền với đầu tư cao và liên 
tục tăng mạnh. Vào giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, tỷ lệ đầu tư so với GDP của Việt Nam đã cao 
hơn mức bình quân của các nước công nghiệp, mức đầu tư những năm gần đây tiếp tục gia tăng đã đưa 
Việt Nam trở thành một trong những nước có tỷ lệ đầu tư so với GDP cao nhất. Dẫn đầu trong đầu tư 
cao ở Việt Nam là khu vực doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn. Tuy nhiên, mức đầu tư lớn nhưng 
hiệu quả mang lại thấp của kinh tế nhà nước đã dẫn đến cân đối vĩ mô không đảm bảo, gây nhiều quan 
ngại về sự bền vững của nền kinh tế. 
Nghiên cứu những nhân tố tạo tăng trưởng bình quân đầu người hoặc trên một lao động, cho 
phép rút ra kết luận tốc độ tăng trưởng GDP có chiều hướng gia tăng đáng kể. Điều này có thể lý giải 
từ sự giảm dần tỷ lệ tăng dân số và mức tăng năng suất lao động qua các thời kỳ. Do vậy, tỷ lệ đầu tư 
cao của nền kinh tế Việt Nam không phải phần lớn là lãng phí nguồn lực trong những năm 2000. 
Các tài liệu mà chúng tôi có được đ ều cho rằng, cải cách kinh tế Việt Nam hướng vào chuyển 
đổi căn bản nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường đã thúc đẩy phát triển và gia 
tăng hiệu quả nền kinh tế. Điều này đạt được nhờ phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế và 
tài chính, thông qua việc khuyến khích người lao động, tiếp cận thị trường và thu hút mạnh đầu tư trực 
tiếp nước ngoài. Cơ chế thị trường được vận dụng cho phép doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có 
vốn đầu tư nước ngoài phát triển, đã góp phần khắc phục sự kém hiệu quả của khu vực kinh tế nhà 
nước, nhờ vậy năng suất tổng thể của nền kinh tế đã từng bước gia tăng. 
Mức tăng trưởng những năm qua là khá ấn tượng, nhưng từ đó có hai câu hỏi nảy sinh là: liệu 
có phải Việt Nam đã thực hiện cất cánh thành công và đang tiến theo con đường chuyển đổi bắt kịp 
không? Và ngay cả đúng như vậy thì liệu Việt Nam có thể duy trì được nhịp độ tăng trưởng bắt kịp của 
mình hay không? 
Với việc duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây, câu 
trả lời cho câu hỏi thứ nhất dường như là hiển nhiên. Bên cạnh đó, những đặc điểm của nền kinh tế Việt 
Nam cũng phù hợp với quan điểm cho rằng Việt Nam đang kích thích tăng trưởng thành công và có 
khả năng đang tiến lên con đường chuyển đổi bắt kịp. 
Đối với câu hỏi thứ hai, nhiều chuyên gia tin tưởng rằng Việt Nam sẽ duy trì được nhịp độ tăng 
trưởng bắt kịp. Bởi lẽ, về nhân khẩu học, tốc độ tăng dân số của Việt Nam đã và đang giảm. Tỷ lệ dân 
số trong độ tuổi lao động của Việt Nam đã và đang tăng dần. Lý thuyết tăng trưởng hiện đại thừa nhận 
trạng thái cân bằng Malthus. Theo đó, khi tỷ lệ sinh còn cao, đầu tư vào con người dẫn đến tăng trưởng 
thấp; nhưng với tỷ lệ sinh thấp, đầu tư vào nguồn lực con người sẽ tạo mức tăng trưởng cao hơn. Trên 
HỘI THẢO QUỐC TẾ 
ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 
129 TÀI LIỆU HỘI THẢO 
thực tế, những nước thoát khỏi cân bằng Malthus, tham gia vào quá trình công nghiệp hoá hiệu quả, thu 
được những lợi ích nhờ xoá bỏ lạc hậu đã bắt kịp nhóm nước hàng đầu. Từ thực tiễn phát triển của 
những nền kinh tế Đông Á, một khu vực đã trải qua biến đổi nhanh về nhân khẩu học và tăng trưởng 
mạnh nhất trong nửa sau thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu rút ra, việc giảm được tỷ lệ sinh và chuyển đổi 
nhân khẩu học cho phép đất nước hy vọng vào cất cánh tăng trưởng. 
Mặt khác, các lý thuyết tăng trưởng thường cho rằng, trong quá trình phát triển, duy trì tăng 
trưởng là việc làm khó khăn hơn so với châm ngòi cho tăng trưởng bùng phát, đã có rất ít nước duy trì 
được mức tăng cao trong thời gian dài. Về lý thuyết, một nước đã thoát khỏi bẫy nghèo đói Malthus, thì 
chính nhờ những lợi thế từ sự lạc hậu (xuất phát điểm thấp) có thể giúp duy trì được nhịp độ tăng 
trưởng bắt kịp; song bằng chứng thực tiễn lại cho thấy, những nước đi sau tăng trưởng nhanh hơn 
thường lại dựa vào sự phổ biến của tri thức. Tri thức toàn cầu được coi là đóng vai trò như một lực hội 
tụ. Vì vậy, Việt Nam muốn duy trì tăng trưởng, thì trước hết cần phát triển và tăng cường các thể chế 
tạo thuận lợi để duy trì động lực sản xuất (lợi thế cạnh tranh do nguồn nhân lực rẻ) cũng như khả năng 
tự điều chỉnh trước những cú sốc từ bên ngoài (thường dễ gây tổn thương), mặt khác, cũng phải chú 
trọng bồi bổ chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao tri thức và kỹ năng làm việc có hiệu quả cho người 
lao động. 
2. Những thách thức đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam 
Bên cạnh những tiềm năng và lợi thế phát triển, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Việt 
Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ khi tiềm năng phát triển chưa bị giới hạn. Tuy nhiên, 
vẫn còn nhiều hạn chế và trở ngại trên con đường phát triển của Việt Nam, những khó khăn, thách thức 
đối với việc biến tiềm năng thành hiện thực vẫn rất lớn. Đó là tăng trưởng nặng về đầu tư, đầu tư công 
thiếu hiệu quả. Đó là sự bùng nổ đầu tư tài chính không tương xứng với giá trị gia tăng được tạo ra, 
tăng trưởng việc làm chậm và chưa bền vững Đó là kết cấu hạ tầng còn yếu, những dịch vụ tiện ích 
cả về giao thông lẫn năng lượng đều kém hiệu quả, giá còn đắt khiến chi phí kinh doanh cao 
Là một nước đang phát triển chịu tác động bất lợi của khủng hoảng tài chính toàn cầu, Việt 
Nam đã không bỏ qua những bài học rút ra trong đối phó với thử thách để điều chỉnh định hướng phát 
triển. Các nhà phân tích cho rằng, các cấp lãnh đạo và các nhà hoạch định chính sách cần nghiêm túc 
tiến hành rà soát mô hình phát triển hiện có để xúc tiến xây dựng những nội dung cần thiết của mô hình 
phát triển trong tương lai. Với cách tiếp cận tổng quát, khá cơ bản, với những mô hình được xây dựng 
theo lý thuyết cân bằng Malthus và cân bằng hiện đại, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những gợi ý mang 
tính định hướng cho việc hoạch định chiến lược phát triển của Việt Nam hiện nay. Riêng đối với việc 
lựa chọn con đường phát triển cho Việt Nam ở tầm trung hạn, dù mới phác hoạ sơ bộ, nhưng tất yếu 
phải đề cập đến việc tìm cách thiết lập tất cả các loại thị trường, tạo điều kiện tốt hơn và khuyến khích 
các hoạt động kinh tế, đặc biệt là Nhà nước phải có năng lực khuyến khích sáng tạo và ngăn ngừa rủi ro 
HỘI THẢO QUỐC TẾ 
ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 
130 TÀI LIỆU HỘI THẢO 
về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái và hợp tác quốc tế. Tóm lại là cần nâng cao năng lực thể chế, hạ 
tầng kinh tế xã hội và liên kết toàn cầu. 
Tất cả những việc cần làm đó đều do con người và liên quan đến con người nhằm đảm bảo duy 
trì tăng trưởng bền vững, thế nhưng trở ngại lớn nhất ở đây lại là chất lượng nguồn nhân lực. Sự chênh 
lệch cung cầu lao động trong từng ngành, từng lĩnh vực còn lớn, sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo và 
sử dụng lao động chưa chặt chẽ. 
Tính phức tạp càng thể hiện rõ hơn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, 
liên quan mật thiết đến các thành phần kinh tế cả về phương thức hình thành lẫn việc cải thiện, nâng 
cao năng lực. Theo các nhà nghiên cứu, muốn phát triển đa dạng các loại hình kinh tế, khung pháp lý 
cần được điều chỉnh và liên tục hoàn thiện. Bên cạnh đó, để đi xa hơn Việt Nam cần thể chế quản lý tốt 
hơn và nguồn nhân lực chất lượng cao hơn. Cho đến nay, dường như những năng lực này đang còn hạn 
chế, chưa đủ tầm cho việc tăng trưởng bền vững, mà nguyên nhân cốt lõi vẫn là quản lý nhà nước chưa 
xứng tầm và hệ thống giáo dục đào tạo còn nhiều bất cập. 
3. Mô hình tăng trưởng và vấn đề phát triển nguồn nhân lực 
Việt Nam đang đứng trước nguy cơ rơi vào cạm bẫy của mức phát triển trung bình: không còn 
quá nghèo để phải bức xúc cải cách và vượt lên; trong khi đó, các yếu tố nền tảng cho một nền kinh tế 
tăng trưởng cao trong giai đoạn trưởng thành lại quá yếu. Các mâu thuẫn trong phát triển trở nên gay 
gắt: giữa tính phức tạp của điều hành vĩ mô và năng lực, phẩm chất của bộ máy quản lý; giữa yêu cầu 
cao về nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng hệ thống giáo dục Nếu những xu thế hiện nay vẫn 
được tiếp tục thì có lẽ Việt Nam sẽ không thể đạt được những mục tiêu trở thành nước giàu bền vững 
như các nước Đông Á. Ở đây trách nhiệm của Nhà nước, hay nói rộng hơn, trách nhiệm của các chiến 
lược và kế sách điều hành vĩ mô chính là nhân tố quyết định. Nghĩa là trách nhiệm của Nhà nước còn 
nặng nề hơn rất nhiều so với tất cả những gì mà các nhà khoa học đã chỉ ra một cách xác đáng. 
Nghiên cứu mô hình phát triển Đông Á cho thấy: 
Không nhất thiết phải đi qua hàng trăm năm tích luỹ và cải tạo tư bản chủ nghĩa như châu Âu, 
các nước đi sau có thể nhanh chóng tiến tới thịnh vượng và phồn vinh trong một xã hội công nghiệp. 
Không nhất thiết phải có nguồn lực tự nhiên giàu có và đa dạng, trong xã hội hiện đại, con 
người và văn hoá chính là những nguồn lực quan trọng và quyết định. 
Không nhất thiết phải chịu sự trói buộc của thực trạng kinh tế, hoặc chỉ là “đầu ra” của nền kinh 
tế, ngày nay giáo dục là nền tảng và là phương thức tạo ra nguồn lực phát triển – “tri thức đẻ ra tri thức, 
tri thức là thứ lấy không bao giờ cạn” (Alvin Tofler). 
HỘI THẢO QUỐC TẾ 
ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 
131 TÀI LIỆU HỘI THẢO 
Không nhất thiết hiện đại hoá phải đồng nhất với phương Tây hoá, các nước đi sau có thể và 
cần phải tìm những con đường riêng của mình để trở thành một xã hội hiện đại. 
Không nhất thiết phải phá bỏ các giá trị cũ hoặc cứng nhắc “rập khuôn” các giá trị mới, trong 
tương quan với các giá trị ngoại sinh, giá trị truyền thống có thể hoá thân thành sức mạnh mới - hiếu 
học, cần cù, đồng thuận và trách nhiệm xã hội là những giá trị không bao giờ cũ. 
Đây cũng chính là những kinh nghiệm của sự phát triển được rút ra từ kinh nghiệm 4 nước 
Đông Á, chú ý đến việc sử dụng nguồn lực có hiệu quả, chú trọng nội lực, đặc biệt nguồn lực con 
người. Các nước Đông Á đầu tư hết sức mạnh mẽ cho giáo dục ở tất cả các cấp, có tầm nhìn chiến lược 
toàn diện cho sự phát triển nguồn lực con người “Xây dựng được một nền giáo dục và y tế đẳng cấp thế 
giới cho người dân của mình”. 
Phát triển con người là một quá trình với sự tác động của nhiều yếu tố. Sự phát triển người chỉ 
có thể được đảm bảo khi quá trình này được nâng đỡ bởi: phát triển giáo dục, phát triển kinh tế, phát 
triển y tế. Theo đó giáo dục phổ thông có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là nền tảng tạo ra sự phát triển 
người ở cả bình diện cá nhân và bình diện xã hội. 
Phát triển nguồn nhân lực là một thuật ngữ khá quen biết thường được dùng trong giao tiếp và 
các tài liệu chính thức. Theo nghĩa hẹp, thì phát triển nguồn nhân lực là quá trình giáo dục, đào tạo và 
đào tạo lại, trang bị hoặc bổ sung thêm những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để mỗi con người 
có cơ hội tìm việc làm, hoặc để hoàn thành tốt hơn công việc mà họ vẫn đang làm. Theo nghĩa chung 
hơn “Phát triển nguồn nhân lực là làm cho con người trở thành tài sản có giá trị hơn trong sự nỗ lực 
chung để cùng nhau chung sống và làm việc” Nói chung, một khái niệm đầy đủ về phát triển nguồn 
nhân lực là phát triển nhân cách, sinh thể/thể lực, đồng thời tạo dựng một môi trường xã hội thuận lợi, 
gìn giữ một môi trường sinh thái bền vững cho con người phát triển để cùng nhau lao động và chung 
sống, nhằm mục tiêu phục vụ cho sự phát triển bền vững của xã hội và con người. 
Tuy nhiên, kể cả ba mặt phát triển nhân cách, phát triển sinh thể lẫn xây dựng môi trường xã hội 
và thiên nhiên tốt đẹp đều cần đến giáo dục và đào tạo. Bởi vậy, dù ở nghĩa rộng hay hẹp của khái niệm 
“phát triển nguồn nhân lực” thì giáo dục, đào tạo vẫn được coi là biện pháp chủ yếu và quan trọng để 
phát triển nguồn nhân lực. 
4. Thực trạng giáo dục đào tạo Việt Nam và nhiệm vụ 
Theo báo cáo của David Dapice (chuyên gia Harvard) thì “hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện 
đang khủng hoảng”, “còn nền khoa học và công nghệ của Việt Nam, nếu sử dụng mọi thước đo khách 
HỘI THẢO QUỐC TẾ 
ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 
132 TÀI LIỆU HỘI THẢO 
quan, thì dường như là một thất bại”2. Đây là một nhận định đặc biệt mạnh mẽ về sự xuống cấp của hai 
lĩnh vực liên quan mật thiết đến văn hoá và con người mà cách đây chưa lâu Việt Nam vẫn thường tự 
hào. Cụ thể hơn, báo cáo này mô tả: “Mặc dù tỷ lệ đi học ở các cấp phổ thông tương đối cao, nhưng 
chất lượng của các bậc học này rất đáng lo ngại Chất lượng đào tạo ở các trường đại học của Việt 
Nam chưa đạt chuẩn. Trên thực tế, trường đại học của Việt Nam thua xa khi so với ngay cả trường của 
các nước Đông Nam Á - vốn chưa phải là những trường đẳng cấp quốc tế. Trong khi đó, tỷ lệ ngân 
sách dành cho giáo dục trong GDP của Việt Nam cao hơn hầu hết các nước trong khu vực. Hiện nay, 
các trường đại học của Việt Nam có thể bị xem như là kém nhất so với hầu hết các nước đang phát 
triển ở khu vực Đông Nam Á, chứ chưa cần so với Đông Á”3. Nhận định này hẳn là không sai, mỗi 
chúng ta đều cảm nhận được như vậy. Nhưng nếu thế thì những nhân tố tích cực về phương diện văn 
hoá và con người, cái làm nên những thành tựu nhất định cho giáo dục và khoa học những năm trước 
đây, đã bị quên lãng hoặc chưa được sử dụng một cách hợp lý cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại 
Đúng như nhiều ý kiến cất lên trên các diễn đàn gần đây: hiếu học đến nay vẫn là một giá trị, nhưng 
tiếc rằng giá trị này lại đang bị khai thác để phục vụ những mục đích vụ lợi và thị trường, lệch lạc và 
thiển cận hơn là khai thác để thoả mãn những mục đích giáo dục chân chính. Cung cách quản lý giáo 
dục và khoa học bất cập, có vấn đề làm cho giáo dục ở Việt Nam “không giống ai”. Nhà nước chưa có 
những chính sách tạo điều kiện cho nhà khoa học theo đuổi những kỹ năng, công nghệ và tri thức tiên 
tiến. Bảng giá trị định hướng hoạt động khoa học, giáo dục lệch lạc. Đây chính là vấn đề của mọi vấn 
đề. Cần phải quay trở lại xem xét ba nhiệm vụ cơ bản của giáo dục và đào tạo: nâng cao dân trí, đào tạo 
nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. 
Không có điều kiện khảo sát hết tình hình thực hiện cả ba nhiệm vụ nói trên và ở tất cả các bậc 
học, chúng tôi chỉ đề cập đến một khía cạnh của đào tạo nhân lực là giáo dục hướng nghiệp ở bậc học 
phổ thông. Nhà trường có vai trò hết sức to lớn trong giáo dục hướng nghiệp nhằm phát triển nguồn 
nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ cất cánh tăng trưởng. Nhu cầu nguồn nhân 
lực của thời kỳ này đặt ra cho công tác hướng nghiệp là phải tạo điều kiện để học sinh phổ thông trung 
học nắm được kiến thức, kỹ năng nghề đơn giản, ý thức chọn nghề và thái độ lao động đúng đắn, đáp 
ứng nhu cầu thị trường lao động theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở địa phương và 
đất nước. Chuẩn bị cho học sinh bước vào cuộc sống lao động, có khả năng tạo ra việc làm cho mình 
và cho người khác, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và xã hội Từ đặc điểm này, công tác 
hướng nghiệp phải chú ý giáo dục cho học sinh về khoa học, công nghệ, hình thành ở học sinh kỹ năng 
áp dụng tri thức vào sản xuất kinh doanh, vào cuộc sống. Thế mà kết quả điều tra cho thấy gần 90% 
học sinh học hết trung học cơ sở lại không sẵn sàng tìm kiếm việc làm, chỉ muốn học lên. Khó có thể 
chấp nhận một tình trạng như vậy. 
2 Harvard University (John F. Kennedy School of Government). Chương trình châu Á (2008). Lựa chọn thành công: bài học 
từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam, tr. 32, 33 
3 Tài liệu đã dẫn 
HỘI THẢO QUỐC TẾ 
ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 
133 TÀI LIỆU HỘI THẢO 
Còn đối với học sinh trung học phổ thông kết quả điều tra cho thấy: chỉ có 0,06% học sinh 
thuộc nhóm 1 có tiềm năng nghề tốt nhất, được chuẩn bị ở mức tốt để phát triển nguồn nhân lực đáp 
ứng yêu cầu của thời kỳ cất cánh tăng trưởng vì đã hội đủ một loạt các phẩm chất, năng lực cần có ở 
người lao động thời kỳ này như tự tin, luôn lạc quan về bản thân, tâm thần ổn định, luôn bình tĩnh, biết 
kiềm chế, làm chủ bản thân, có khả năng ứng phó thành công với stress, có tính kỷ luật tự giác, hay 
giúp đỡ người khác, dễ đồng cảm, dễ hợp tác, có động cơ học tập và động cơ nghề nghiệp lành mạnh, 
luôn nỗ lực để thành đạt, có dự định, kế hoạch nghề nghiệp rõ ràng và luôn đúng hẹn vượt trội so với 
các bạn cùng tuổi về năng lực giao tiếp, đọc hiểu, tính toán, giải quyết vấn đề, suy luận lôgíc và năng 
lực thích ứng. 
Có 47, 9% học sinh trung học phổ thông thuộc nhóm 2: có tiềm năng nghề trung bình ở tất cả 
các chỉ số, tức là đủ mức cần thiết để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thời kỳ cất cánh 
tăng trưởng vì đã hội đủ đa số các phẩm chất, năng lực gần như ở học sinh nhóm 1: không có thiếu hụt 
đáng kể nhưng chưa thật xuất sắc, vượt trội rõ rệt như nhóm 1. 
Nhưng lại có tới 51% học sinh phổ thông trung học thuộc nhóm 3 lại có thiếu hụt đáng kể về 
tiềm năng nghề. Những học sinh nhóm này không hội đủ đa số các phẩm chất, năng lực cần có ở người 
lao động thời kỳ cất cánh tăng trưởng. 
Cuối cùng là 0,5% học sinh phổ thông trung học không thể trở thành người lao động của thời kỳ 
cất cánh tăng trưởng, vì thiếu hụt tất cả các phẩm chất, năng lực tối thiểu cần thiết. Nhìn chung giáo 
dục hướng nghiệp trong nhà trường trung học phổ thông chưa hình thành được những kỹ năng, năng 
lực cơ bản, những phẩm chất chuẩn bị cho học sinh sẵn sàng bước vào lao động nghề nghiệp khi tốt 
nghiệp trung học phổ thông. Tiếc rằng giáo dục hướng nghiệp phổ thông mới chỉ chuẩn bị cho các em 
học lên bậc cao hơn, chứ chưa chuẩn bị cho các em sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động. Đa số 
em bị thiếu hụt những đặc tính, phẩm chất, điều kiện, năng lực liên quan đến khả năng thích ứng, sẵn 
sàng cho lao động nghề nghiệp. Điều này cho thấy tính kém hiệu quả của giáo dục hướng nghiệp cho 
học sinh trung học phổ thông hiện nay, đồng thời cũng cho thấy sự định hướng phân luồng học sinh sau 
trung học phổ thông hiện nay có sự mất cân đối nghiêm trọng. Do vậy, cần phải xem hướng nghiệp như 
là một phần của giáo dục xã hội, giáo dục kỹ năng sống nói chung. Vậy nên cần tập trung giúp học sinh 
mở rộng hiểu biết thế giới nghề nghiệp, cung cấp thông tin cập nhật về nghề nghiệp, giúp học sinh tiếp 
cận, nắm bắt những thông tin về các loại nghề nghiệp khác nhau hiện có trong xã hội và ở địa phương. 
Đồng thời tạo điều kiện để học sinh trải nghiệm, khám phá hứng thú, năng lực của mình, qua đó chọn 
lựa để đi đến một quyết định nghề nghiệp phù hợp với năng lực, đặc điểm tâm – sinh lý của bản thân 
cũng như yêu cầu của nghề nghiệp đòi hỏi. 
Hơn lúc nào hết, đây là lúc Việt Nam phải xác định lại mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát 
triển kinh tế - xã hội, coi trọng việc chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng 
CNH, HĐH, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế nhằm tăng trưởng nhanh và bền 
HỘI THẢO QUỐC TẾ 
ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 
134 TÀI LIỆU HỘI THẢO 
vững. Theo định hướng đó, nhiệm vụ của giáo dục phổ thông, hướng nghiệp và dạy nghề trong thập kỷ 
này là phải đắc lực phục vụ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành trong GDP. 
Mọi quốc gia đều coi giáo dục là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã 
hội, với sự hưng thịnh của đất nước. Vài thập kỷ gần đây, nhiều quốc gia đã và đang thực hiện những 
công cuộc cải tổ về giáo dục để chuẩn bị cho đất nước tiến bước vững chắc trong thế kỷ XXI vốn được 
xem là thế kỷ của công nghệ thông tin, của kinh tế tri thức, thế kỷ mà nền văn minh hậu công nghiệp sẽ 
tạo nên những biến đổi có tính cách mạng trong sản xuất và đời sống xã hội. Một cuộc chạy đua gay 
gắt đang diễn ra: các nước phát triển thì nỗ lực để có thể chiếm lĩnh vị trí hàng đầu thế giới về kinh tế, 
các nước đang phát triển thì phấn đấu để khỏi bị tụt hậu. Cuộc đua và cạnh tranh gay gắt này đã tất yếu 
dẫn đến nhu cầu phải cải tổ hệ thống giáo dục, đặc biệt là hệ thống đào tạo cho phù hợp với yêu cầu 
mới. Việt Nam cũng không thể nằm ngoài cuộc đua đó. 
View publication stats

File đính kèm:

  • pdfsu_phat_trien_kinh_te_viet_nam_va_nhiem_vu_cua_giao_duc_dao.pdf