Tác động của bất định chính trị đến hiệu quả của ngân hàng thương mại tại các nền kinh tế mới nổi

Tóm tắt

Bài viết này nghiên cứu vai trò của yếu tố bất định chính trị đối với hiệu quả chi phí của các ngân hàng

thương mại tại 20 quốc gia có nền kinh tế mới nổi. Sử dụng phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên SFA

(Stochastic Frontier Approach) để đo lường hệ số hiệu quả của ngân hàng, tác giả phát hiện rằng biến

động của yếu tố bất định chính trị tại các cuộc bầu cử quốc gia có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả chi

phí của các ngân hàng thương mại tại khu vực này. Đối với ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu vốn, nghiên

cứu này còn chỉ ra rằng các ngân hàng thương mại quốc doanh có hiệu quả thấp hơn so với các ngân

hàng thương mại tư nhân nắm quyền chi phối khác; Trong khi đó, không có sự khác biệt đáng kể về mức

độ hiệu quả chi phí giữa các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng tư nhân trong nước.

pdf 15 trang yennguyen 7940
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của bất định chính trị đến hiệu quả của ngân hàng thương mại tại các nền kinh tế mới nổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của bất định chính trị đến hiệu quả của ngân hàng thương mại tại các nền kinh tế mới nổi

Tác động của bất định chính trị đến hiệu quả của ngân hàng thương mại tại các nền kinh tế mới nổi
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 8, Số 1S, 2018 103–117 
103 
TÁC ĐỘNG CỦA BẤT ĐỊNH CHÍNH TRỊ ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA 
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI 
Đoàn Anh Tuấna* 
aKhoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam 
*Tác giả liên hệ: Email: tuanda@dlu.edu.vn 
Lịch sử bài báo 
Nhận ngày 14 tháng 03 năm 2018 
Chỉnh sửa ngày 30 tháng 04 năm 2018 | Chấp nhận đăng ngày 08 tháng 05 năm 2018 
Tóm tắt 
Bài viết này nghiên cứu vai trò của yếu tố bất định chính trị đối với hiệu quả chi phí của các ngân hàng 
thương mại tại 20 quốc gia có nền kinh tế mới nổi. Sử dụng phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên SFA 
(Stochastic Frontier Approach) để đo lường hệ số hiệu quả của ngân hàng, tác giả phát hiện rằng biến 
động của yếu tố bất định chính trị tại các cuộc bầu cử quốc gia có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả chi 
phí của các ngân hàng thương mại tại khu vực này. Đối với ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu vốn, nghiên 
cứu này còn chỉ ra rằng các ngân hàng thương mại quốc doanh có hiệu quả thấp hơn so với các ngân 
hàng thương mại tư nhân nắm quyền chi phối khác; Trong khi đó, không có sự khác biệt đáng kể về mức 
độ hiệu quả chi phí giữa các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng tư nhân trong nước. 
Từ khóa: Bất định chính trị; Bầu cử; Hiệu quả ngân hàng; SFA. 
Mã số định danh bài báo:  
Loại bài báo: Bài báo nghiên cứu gốc có bình duyệt 
Bản quyền © 2018 (Các) Tác giả. 
Cấp phép: Bài báo này được cấp phép theo CC BY-NC-ND 4.0 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ] 
104 
THE IMPACTS OF POLITICAL UNCERTAINTY ON THE EFFICIENCY OF 
COMMERCIAL BANKS: EVIDENCE FROM EMERGING ECONOMIES 
Doan Anh Tuana* 
aThe Faculty of Economics and Business Administration, Dalat University, Lamdong, Vietnam 
*Corresponding author: Email: tuanda@dlu.edu.vn 
Article history 
Received: March 14th, 2018 
Received in revised form: April 30th, 2018 | Accepted: May 08th, 2018 
Abstract 
This study examines the impacts of political uncertainty on the efficiency of commercial banks across 20 
emerging economies. Using the Stochastic Frontier Approach (SFA) to measure efficiency scores of these 
banks during the period from 2003 to 2012, we found that political uncertainty during national elections 
tends to impede the banking efficiency. The results, however, did not display a statistically significant 
effect of political uncertainty on the efficiency around the elections (i.e. before and after an election). In 
terms of the role of ownership structure, our results provided the evidence that state-owned banks tend to 
have lower efficiency than comparable private banks, while no difference exists in cost efficiency between 
foreign-owned and domestic private banks. 
Keywords: Bank efficiency; Election; Political uncertainty; SFA. 
Article identifier:  
Article type: (peer-reviewed) Full-length research article 
Copyright © 2018 The author(s). 
Licensing: This article is licensed under a CC BY-NC-ND 4.0 
 Đoàn Anh Tuấn 
105 
1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 
Trong hơn một thập niên qua, các nghiên cứu về tác động của môi trường chính trị (political 
environment) nói chung và tính “bất định” chính trị (political uncertainty) nói riêng tại các quốc gia 
đến hoạt động của ngân hàng đã trở thành đề tài thu hút được nhiều học giả quan tâm. Trong nghiên 
cứu của mình, Acemoglu, Johnson, và Robinson (2004) đã nhận định môi trường thể chế quốc gia 
không chỉ quyết định đến hành vi của các doanh nghiệp kinh doanh mà còn làm thay đổi triển vọng 
phát triển của nền kinh tế. Theo đó, các thể chế quản lý được xem như là những quyết định của xã 
hội, được lựa chọn hướng đến các lợi ích của các chủ thể kinh tế. Vì các tổ chức và cá nhân sẽ được 
hưởng lợi ích không giống nhau từ các thể chế kinh tế và chính trị khác nhau, nền kinh tế có xu 
hướng phát sinh những xung đột lợi ích mà người “thắng” từ các cuộc xung đột này thông thường là 
những “nhóm” có quyền hạn chính trị cao hơn. Theo Acemoglu và ctg. (2004), sự phân bổ quyền 
hạn chính trị trong xã hội phụ thuộc vào mức độ ổn định của môi trường chính trị nói chung và vai 
trò của thể chế chính trị nói riêng. Các chủ thể kinh tế được khuyến khích phát triển chỉ khi việc 
phân quyền trong các thể chế chính trị đại diện được lợi ích cho đa số các thành phần kinh tế, đồng 
thời cũng phải tạo ra những ràng buộc hiệu quả đối với người nắm giữ quyền lực. 
Quan điểm kinh tế chính trị cũng nhận định rằng nhiều ngân hàng có xu hướng tăng cường 
tạo lập mối quan hệ mật thiết với chính phủ hoặc các cơ quan quản nhà nước, vì theo họ các chính 
sách của nhà nước có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hình ảnh và uy tín của họ (Haber & Perotti, 2008). 
Theo các tác giả này, một số ngân hàng có thể có được nhiều quyền hạn hơn so với nhóm ngân 
hàng còn lại, và sau đó họ tận dụng lợi thế quyền hạn này vào hoạt động kinh doanh trên thị trường 
vốn và thị trường tiền tệ. Tập trung vào mối tương tác giữa các ngân hàng, chính phủ và hệ thống 
chính trị, lý thuyết kinh tế chính trị cũng xem các ngân hàng được “ưu ái” bởi chính phủ như là các 
tổ chức độc quyền “vụ lợi”. Ngoài ra, một số ngân hàng lớn cũng gặt hái được những lợi ích đáng 
kể dựa trên quy mô và tầm ảnh hưởng chính sách của họ. Ủng hộ quan điểm này, Krueger (1974) đã 
lập luận rằng các chính trị gia đương quyền có thể lợi dụng sự ảnh hưởng chính trị của họ để duy trì 
thể chế có lợi cho chính mình, nhưng làm gây hại cho các tổ chức kinh tế còn lại. Lập luận này ngụ 
ý rằng nhà quản trị thường xuyên bị gây áp lực tại các doanh nghiệp lớn (Stigler, 1971). Perotti và 
Vorage (2009) cũng chỉ ra trong nghiên cứu của mình về sự lựa chọn nhà quản lý tại các doanh 
nghiệp nhà nước, rằng sở hữu ngân hàng được quyết định bởi lựa chọn của các chính trị gia. Do đó, 
với một hệ thống thể chế chính trị yếu, các chính trị gia có xu hướng tiếp cận các ngân hàng có sở 
hữu nhà nước, nơi mà các chính trị gia có thể dễ thực hiện các mục đích “vụ lợi” hơn. Các ngân 
hàng có thể giúp chính phủ thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế và chính trị; Chẳng hạn, chính 
phủ có thể sử dụng các ngân hàng như là các công cụ để thực hiện các chiến lược kiểm soát, ổn định 
và tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các nền kinh tế đang phát triển đối mặt với vấn đề khan hiếm nguồn 
vốn, do đó với nguồn lực tài chính còn hạn chế, việc can thiệp vào hoạt động ngân hàng được xem 
là giải pháp hợp lý để chính phủ phân phối vốn vào một số doanh nghiệp lớn nhằm thực hiện các 
mục tiêu chính sách tiền tệ. 
Các kết quả nghiên cứu trên là những cơ sở khoa học quan trọng, minh chứng cho sự cần 
thiết của việc nghiên cứu mức độ bất định của môi trường chính trị đối với sự phát triển của thị 
trường tài chính, qua đó củng cố cơ sở lý thuyết nghiên cứu kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, tác động của 
môi trường quản lý vĩ mô đến hiệu quả và rủi ro của hệ thống ngân hàng còn vấp phải nhiều tranh 
luận. Quan điểm kinh tế chính trị trên hiển nhiên đóng góp nhiều giá trị nhằm giải thích tác động 
của các nhân tố vĩ mô cũng như vai trò và chức năng quản lý nhà nước đến hoạt động của các ngân 
hàng. Nó càng có giá trị hơn tại các nước có nền kinh tế mới nổi, nơi mà các cơ quan quản lý nhà 
nước đóng vai trò quan trọng khá lớn và các hoạt động vụ lợi từ quyền lực chính trị cũng xảy ra phổ 
biến hơn (Demirguc-Kunt, Laeven, & Levine, 2004). Tuy nhiên, quan điểm kinh tế chính trị lại cho 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ] 
106 
rằng hiệu quả chi phí của ngân hàng không hoàn đảm bảo về mặt giá trị tăng thêm, bởi lẻ với sự trợ 
giúp của chính phủ, hoạt động của các ngân hàng thật sự có liên quan đến các hành vi cơ hội của 
các chính trị gia. Các ngân hàng có hiệu quả kinh doanh cao rất có thể bắt nguồn từ các hành vi này, 
thay vì tạo ra lợi ích cho cả nền kinh tế (Jappelli, Pagano, & Bianco, 2005). 
Nhìn chung, còn khá ít các nghiên cứu về mối liên hệ giữa yếu tố bất định chính trị và hiệu 
quả chi phí của các ngân hàng thương mại tại các nền kinh tế mới nổi. Một số nghiên cứu khẳng 
định tầm quan trọng của việc hoàn thiện môi trường thể chế như là giải pháp bền vững cho sự phát 
triển ổn định hệ thống ngân hàng. Chẳng hạn, nghiên cứu của Đặng và Hoàng (2014) sử dụng 
nguồn dữ liệu thứ cấp từ các cơ sở dữ liệu Bankscope và World Bank với phương pháp phân tích 
hồi quy dữ liệu bảng kiểu động (DPDA) để đưa ra bằng chứng về tác động của chất lượng môi 
trường thể chế đến hoạt động ngân hàng. Nhóm tác giả này đưa ra kết luận chung mà trong đó hoạt 
động ngân hàng sẽ được kích thích trong môi trường chính trị ổn định với hoạt động điều tiết chính 
sách hiệu quả. Một nghiên cứu khác của Nguyễn và Nguyễn (2012) đo lường hiệu quả hoạt động 
ngân hàng của các nước Đông Nam Á đã khẳng định mối quan hệ nghịch biến của mức độ an toàn 
vốn và lãi suất thị trường đến hiệu quả của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hầu hết các 
nghiên cứu nêu trên đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng ở mức độ cơ bản bằng các chỉ số thông 
thường như lợi nhuận như ROA, ROE. Bài viết này nghiên cứu tác động của tính bất định môi 
trường chính trị đến hiệu quả chi phí đo lường bằng phương pháp tiên tiến và phổ biến hơn: SFA. 
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
Trong bối cảnh nền kinh tế mới nổi đang tăng cường hợp tác quốc tế đa phương thông qua 
Hiệp định Đối tác tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), có một vấn đề quan trọng 
được đặt ra là chất lượng thể chế nhà nước có tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động hệ 
thống ngân hàng trong nước. Khi mà mối quan hệ giữa thể chế quản lý và hiệu quả kinh doanh của 
ngân hàng còn bị phụ thuộc vào môi trường hệ thống chính trị và đặc tính riêng của từng ngân hàng 
ở mỗi quốc gia, thì giải quyết vấn đề trên trở thành “điểm nóng” tranh luận của các nhà nghiên cứu 
hiện nay. Để góp phần củng cố thêm các cơ sở nghiên cứu hàn lâm, đề tài này tập trung vào việc đo 
lường và phân tích ảnh hưởng của yếu tố bất định chính trị đối với hiệu quả của ngân hàng thương 
mại trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng. 
Để đạt được mục tiêu trên, nghiên cứu này sử dụng phương pháp sử dụng kỹ thuật phân tích 
biên ngẫu nhiên để ước lượng các mối quan hệ nhân quả giữa yếu tố bất định chính trị và hiệu quả 
của ngân hàng. Khác với những công trình nghiên cứu công bố trước đây (Barth, Dopico, Nolle, & 
Wilcox, 2002; Demirguc-Kunt & ctg., 2004) chủ yếu dùng các chỉ số tài chính đơn thuần để đánh 
giá hiệu quả hoạt động, trong bài viết này tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích SFA để do lường mức 
độ hiệu quả nói chung và mức độ hiệu quả quản lý tài chính nói riêng của các ngân hàng thương 
mại. Theo đánh giá của Berger và Humphrey (1997), SFA là phương pháp tiên tiến và ưu việt hơn 
khi đo lường mức độ hiệu quả so với phương pháp phân tích truyền thống qua các chỉ số tài chính 
(ROA, ROE ), vì phương pháp này có sử dụng các thuật toán để kết hợp đồng thời các yếu tố đầu 
ra và đầu vào khi ước lượng ra hệ số thích hợp cho mỗi ngân hàng. 
3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 
3.1. Nguồn dữ liệu 
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chi phí của ngân hàng, tác giả sử dụng các 
 Đoàn Anh Tuấn 
107 
chỉ tiêu tài chính cuối năm của các ngân hàng thương mại tại 20 nền kinh tế mới nổi1 từ năm 2003 
đến 2012. Hệ thống báo cáo tài chính được thu thập từ cơ sở dữ liệu của Bankscope2 cung cấp bởi 
Bureau van Dijk. Vì nghiên cứu này chỉ tập trung vào phân tích hoạt động của các ngân hàng 
thương mại, dữ liệu của các loại hình ngân hàng khác như ngân hàng trung ương, ngân hàng hợp 
tác, ngân hàng chính sách, tập đoàn tài chính đa ngành, công ty tài chính và công ty cho thuê tài 
chính được loại trừ ra khỏi mẫu phân tích. Khi cơ sở dữ liệu của Bankscope không cung cấp đủ 
thông tin tài chính, tác giả tiếp tục sử dụng các nguồn dữ liệu khác như Osiris Database hoặc 
Website của từng ngân hàng để thu thập dữ liệu. Đối với biến kiểm soát tầm vĩ mô như các biến liên 
quan đến tăng trưởng kinh tế (Economic Growth), lạm phát (Inflation) và các biến giải thích chất 
lượng quản trị quốc gia mà tác giả thu thập từ nguồn dữ liệu mở của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và 
Worldwide Governance Indicators của Kaufmann, Kraay, và Mastruzzi (2010), cung cấp bởi 
Website của World Bank. Tác giả cũng thu thập các biến về yếu tố chính trị như thông tin về năm 
bầu cử, loại hình bầu cử và hệ thống hành pháp và lập pháp từ cơ sở dữ liệu Database of Political 
Institutions của World Bank. Khi Database of Political Institutions không đủ cung cấp thông tin về 
năm bầu cử và các quy tắc bầu cử khác, chúng tôi bổ sung các quan sát còn thiếu từ các Website 
của các tổ chức có uy tín khác3. Sau khi loại trừ các quan sát bị mất thông tin và các quan sát ngoại 
lai (outliers), dữ liệu bảng (panel data) được sử dụng cuối cùng bao gồm 1946 quan sát năm (với 
197 ngân hàng thương mại) từ năm 2003 đến năm 2012. 
3.2. Đo lường hiệu quả ngân hàng 
Nhằm đo lường mức độ hiệu quả chi phí của mỗi ngân hàng, nghiên cứu này sử dụng 
phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên SFA. Kể từ khi được giới thiệu bởi Aigner, Lovell, và 
Schmidt (1977), kỹ thuật phân tích SFA được áp dụng rộng rãi để so sánh hiệu quả chi phí của các 
công ty. Gần đây, Berger và Mester (1997) cùng với Kumbhakar và Lovell (2000) còn phát triển kỹ 
thuật này cho phù hợp với việc phân tích đầu ra và đầu vào của ngành ngân hàng. Bằng cách ước 
lượng hệ số hiệu quả chi phí, phương pháp, SFA cho phép đánh giá hiệu quả ngân hàng dựa vào 
việc tối thiểu hoá chi phí, trong đó ngân hàng nào sử dụng mức chi phí càng thấp trong cùng một 
mức đầu ra sẽ được xem là ngân hàng có mức hiệu quả cao hơn (với hệ số hiệu quả được tính ra cao 
hơn). Theo đó, phương trình chi phí tiếp cận theo phương pháp SFA được viết đơn giản theo dạng 
cơ bản sau: 
 2 2, 1 , , , , , , , ,, ; 0, ; ,i t i t i t i t i t i t v i t i t i tTC f Y P v u v N u N     (1) 
0 , , , it n it n it
n
z    (2) 
Trong đó: TCi,t là tổng chi phí của ngân hàng thứ i tại năm t; (Yi,t, Pi,t) là véc-tơ kết hợp các 
giá trị đầu ra và đơn giá đầu vào của mỗi ngân hàng. Phần dư vi,t là nhiễu tuân theo phân phối chuẩn 
và là đại diện cho ảnh hưởng của các nhân tố không kiểm soát được; Trong khi ui,t là nhiễu tuân 
theo phân phối chuẩn cụt, đại diện cho phần phi hiệu quả kỹ thuật bị ảnh hưởng bởi khả năng quản 
1Các nước/vùng lãnh thổ có nền kinh tế mới nổi trong mẫu phân tích bao gồm: Mainland China, Indonesia, Malaysia, Philippines, Republic of Korea, 
Thailand, Taiwan (China), Bangladesh, India, Qatar, United Arab Emirates, Brazil, Colombia, Peru, Greece, Hungary, Poland, Russian Federation, 
South Africa, và Turkey. 
2Cơ sở dữ liệu Bankscope được cung cấp thương mại, bao gồm thông tin cơ bản và tài chính của các ngân hàng thương mại toàn cầu. Hiện nay, cơ sở 
dữ liệu này được sử dụng phổ biến bởi các nhà nghiên cứu và phân tích trên thế giới. 
3Gồm địa chỉ website chủ yếu như:    
org/; và  
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ] 
108 
lý chi phí của từng ngân hàng. Phương trình (2) mô tả mối quan hệ của (phi) hiệu quả chi phí và các 
nhân tố có liên quan, với z là tập hợp của n biến  ... là các chỉ số phản 
ánh hiệu quả hoạt động của chính phủ và chất lượng thể chế quốc gia, được cung cấp bởi Kaufmann 
và ctg. (2010). Ngoài ra, REALGDPt được đo lường bằng GDP thực theo đầu người, còn CPIt được 
tính bằng chỉ số giá tiêu dùng cho từng quốc gia. 
Bảng 3 mô tả thống kê các biến phụ thuộc và biến độc lập sử dụng chủ yếu trong mô hình 
hồi quy (4). Giá trị trung bình của biến giả Election Dummy là 0.226, trong khi giá trị trung bình 
toàn mẫu của các biến đa dạng hoá thu nhập và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của ngân hàng tương ứng là 
0.359 và 0.369. Nhìn chung, trung bình của biến giả về sở hữu vốn nước ngoài đạt 36.5%, cao hơn 
sở hữu nhà nước (chỉ ở mức 15.3%). 
Trung bình và trung vị của các hệ số về quy định an toàn vốn (OCS) tương ứng là 3.599 và 
1.664, trong khi các giá trị này của biến quyền giám sát (OSP) tương ứng là 9.458 và 2.708. Các giá 
trị trung bình của các biến kiểm soát quy mô tài sản và quy mô vốn là 4.160 và 0.096, tương ứng 
với các mức trung vị là 0.751 và 0.06. Điều này chứng tỏ sự khác biệt về quy mô của các ngân hàng 
trong khu vực của mẫu phân tích là tương đối nhỏ. 
 Đoàn Anh Tuấn 
113 
Bảng 3. Mô tả thống kê các biến chính trong phương trình hồi quy 
Tên biến Trung bình Độ lệch chuẩn Trung vị Nhỏ nhất Lớn nhất 
Bank Efficiency 0.751 0.162 0.778 0.289 0.976 
Election Dummy 0.226 0.418 0.000 0.000 1.000 
STATE 0.153 0.360 0.000 0.000 1.000 
FOREIGN 0.365 0.482 0.000 0.000 1.000 
DIV 0.359 0.609 0.430 -17.923 0.500 
SHNON 0.369 0.231 0.338 -2.363 3.535 
OCS 3.599 1.664 4.000 1.000 7.000 
OSP 9.458 2.708 9.000 5.000 14.000 
SIZE 4.160 0.751 4.175 1.636 6.445 
EQUITY 0.096 0.060 0.087 -0.137 0.813 
FINFREE 51.300 14.980 50.000 30.000 90.000 
REG 0.335 0.608 0,290 -0.960 1.960 
GOV 0.317 0.617 0,120 -0.600 2.410 
REALGDP 4.042 0.319 4.043 3.265 4.791 
INFLATION 1.152 0.208 1.115 0.801 1.859 
Ghi chú: Toàn mẫu bao gồm 1946 quan sát năm (với 197 ngân hàng thương mại) từ năm 2003 đến 2012. 
4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 
Bảng 4 cung cấp kết quả hồi quy về ảnh hưởng yếu tố bất định chính trị đối với hiệu quả của 
các ngân hàng. Từ cột 1 đến cột 3 của Bảng 4 trình bày kết quả ước lượng của phương trình hồi quy 
(3) và (4) với sự thay thế của giả biến bầu cử tại các thời điểm khác nhau, đồng thời cố định các 
biến kiểm soát cấp ngân hàng và cấp vĩ mô khác. Trong khi đó, cột 4 trình bày kết quả hồi quy khi 
ba biến bầu cử (Election Dummy, Election Dummyt-1, và Election Dummyt+1) được ước lượng đồng 
thời trong cùng một phương trình. Kết quả tại cột 1 cho thấy giá trị hệ số hồi quy của biến Election 
Dummy mang giá trị âm và có giá trị thống kê ở mức 5% đã cho thấy tầm ảnh hưởng quan trọng của 
các cuộc bầu cử quốc gia đối với hiệu quả của ngân hàng. Cụ thể là trong năm diễn ra các cuộc bầu 
cử quốc gia, hiệu quả chi phí của các ngân hàng thương mại có xu hướng thấp hơn so với các năm 
khác không diễn ra các cuộc bầu cử. Mức độ tác động của yếu tố bất định chính trị này tương đối 
lớn. Minh chứng là trong năm mà các nền kinh tế mới nổi diễn ra các cuộc bầu cử, hiệu quả ngân 
hàng thấp hơn khoảng 2.1% so với các năm không có bầu cử. Nói cách khác, gia tăng biến động của 
các sự kiện chính trị nói chung và bất định chính trị từ các cuộc bầu cử nói riêng có xu hướng tác 
động tiêu cực đối với hiệu quả quản lý chi phí của ngân hàng. 
Kết quả phân tích trên cũng một phần tương thích với các kết quả nghiên cứu gần đây về bất 
định chính trị của Julio và Yook (2012) và Francis, Hasan, và Zhu (2014), khi họ chỉ ra rằng yếu tố 
biến động chính trị tại các cuộc bầu cử có xu hướng làm giảm mức độ đầu tư tại các doanh nghiệp. 
Sự suy giảm mức độ đầu tư tại các doanh nghiệp sau đó tác động ngược lại đối với hoạt động của 
ngân hàng khi nó làm giảm sút số dư tín dụng trong nền kinh tế, và từ đó làm giảm tài sản sinh lợi 
và lợi nhuận của hệ thống ngân hàng thương mại. Giải thích theo quan điểm kinh tế chính trị, có thể 
tồn tại một động cơ chính trị của các nhà lãnh đạo ngân hàng nhằm đảm bảo cho họ một vị trí quản 
lý sau các cuộc bầu cử. Các nhà quản lý ngân hàng có xu hướng tăng cường tạo lập mối quan hệ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ] 
114 
mật thiết với chính phủ hoặc các cơ quan quản nhà nước, vì theo họ các chính sách của nhà nước có 
ảnh hưởng mạnh mẽ đến hình ảnh và uy tín của họ (Haber & Perotti, 2008). 
Bảng 4. Ảnh hưởng của bất định chính trị đối với hiệu quả ngân hàng 
Các biến độc lập 
Biến phụ thuộc: Bank Efficiency 
(1) (2) (3) (4) 
Hằng số 0.769 (0.915) 0.800 (0.951) 0.812 (0.964) 0.794 (0.947) 
Election Dummy -0.021** (-2.431) -0.029*** (-2.931) 
Election Dummy t-1 -0.002 (-0.285) 0.011 (1.133) 
Election Dummy t+1 0.005 (0.570) 0.016 (1.626) 
STATE -0.074** (-2.218) -0.075** (-2.235) -0.075** (-2.239) -0.075** (-2.227) 
FOREIGN -0.008 (-0.362) -0.008 (-0.374) -0.008 (-0.375) -0.008 (-0.361) 
DIV -0.002 (-0.376) -0.002 (-0.392) -0.003 (-0.432) -0.003 (-0.513) 
SHNON -0.163*** (-7.111) -0.162*** (-7.063) -0.162*** (-7.056) -0.162*** (-7.109) 
OCS 0.028*** (3.468) 0.026*** (3.289) 0.026*** (3.312) 0.029*** (3.603) 
OSP 0.041*** (4.008) 0.041*** (4.014) 0.042*** (4.049) 0.042*** (4.084) 
SIZE 0.051** (2.012) 0.051** (2.008) 0.051** (1.997) 0.050** (1.976) 
EQUITY -1.187*** (-5.801) -1.182*** (-5.767) -1.179*** (-5.749) -1.179*** (-5.763) 
FINFREE -0.001* (-1.831) -0.001* (-1.690) -0.001* (-1.663) -0.001* (-1.811) 
REG 0.252*** (5.982) 0.248*** (5.877) 0.251*** (5.909) 0.263*** (6.180) 
GOV -0.160*** (-3.568) -0.150*** (-3.345) -0.150*** (-3.346) -0.164*** (-3.656) 
REALGDP -0.139 (-0.730) -0.147 (-0.770) -0.152 (-0.797) -0.154 (-0.808) 
INFLATION -0.075 (-1.412) -0.078 (-1.458) -0.076 (-1.426) -0.068 (-1.275) 
Country fixed effects YES YES YES YES 
Year fixed effects YES YES YES YES 
Số lượng quan sát 1946 1946 1946 1946 
Ghi chú: Ý nghĩa thống kê tại mức 1%, 5%; và 10% được ký hiệu bằng ***, **; và *. 
Ngoài ra, tác giả cũng kiểm định tăng cường tác động của bất định chính trị, cũng như có 
hay không hành vi/ động cơ chính trị của các nhà lãnh đạo ngân hàng trước và sau diễn ra các cuộc 
bầu cử 1 năm. Kết quả hồi quy tại cột 2 và cột 3 cho thấy các hệ số hồi quy liên quan đến các biến 
bầu cử Election Dummyt-1 và Election Dummyt+1 đều không có ý nghĩa thống kê. Điều này giải thích 
rằng tác động tiêu cực của yếu tố bất định chính trị đối với hoạt động quản lý chi phí của các ngân 
hàng không tồn tại trước thời điểm diễn ra bầu cử, nó sẽ bắt đầu xuất hiện trong năm diễn ra các 
cuộc bầu cử, nhưng dần biến mất khi các cuộc cầu cử kết thúc. Đáng chú ý là khi cả ba biến bầu cử 
được kết hợp trong cùng một phương trình hồi quy, kết quả ước lượng tại cột 4 đối với các biến bầu 
cử này một lần nữa không thay đổi so với xu hướng tác động trước đó. 
Bảng 4 cũng mô tả sự khác biệt về hiệu quả chi phí giữa các nhóm sở hữu vốn gồm: Ngân 
hàng có sở hữu nhà nước chi phối; Ngân hàng nước ngoài; và Các ngân hàng tư nhân trong nước 
khác. Hệ số hồi quy của STATE có giá trị âm và có ý nghĩa thống kê, trong khi đó hệ số hồi quy của 
 Đoàn Anh Tuấn 
115 
FOREIGN không có ý nghĩa thống kê đã chỉ ra rằng các ngân hàng mà nhà nước đang sở hữu chi 
phi phối có hiệu quả chi phí thấp hơn so với các ngân hàng sở hữu tư nhân khác. Kết quả này cũng 
phù hợp với những kết quả nghiên cứu trước đây của Micco, Panizza, và Yanez (2007), người đã 
đưa ra bằng chứng rằng các ngân hàng có sở hữu nhà nước lớn hơn 50% thường có đạt hiệu quả 
hoạt động thấp hơn so với các ngân hàng tư nhân, đặc biệt xu hướng này càng rõ ràng tại các quốc 
gia đang phát triển. 
Tác giả cũng mô tả tóm tắt kết quả hồi quy của các biến kiểm soát. Hệ số hồi quy của OCS 
và OSP đều có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê đã giải thích thêm rằng gia tăng các ràng buộc 
đảm bảo an toàn vốn và quyền kiểm soát trên thị trường ngân hàng sẽ giúp các ngân hàng gia tăng 
được hiệu quả chi phí của mình. Đối với ảnh hưởng của quy mô vốn, tác giả tìm thấy rằng ngân 
hàng với quy mô tài sản càng lớn thường có hiệu quả cao hơn các ngân hàng có tài sản nhỏ, trong 
khi đó ngân hàng có vốn cổ phần càng lớn thường có hiệu quả chi phí thấp hơn các ngân hàng có 
vốn cổ phần nhỏ. Mặc dù GDP theo đầu người và chỉ số giá tiêu dùng có tác động tiêu cực đối với 
hiệu quả của ngân hàng, các hệ số ước lượng này đều không có ý nghĩa thống kê. 
5. KẾT LUẬN 
Các nhà làm chính sách trên thế giới hiện nay đang phải trải qua một thử thách rất lớn là làm 
sao xây dựng được một hệ thống thể chế chính trị mà có thể giảm thiểu được rủi ro hệ thống diễn ra 
trên thị trường tài chính nói chung và thị trường ngân hàng nói riêng. Nhận biết được tầm quan 
trọng của các yếu tố rủi chính trị trên thị trường tài chính sẽ giúp các nhà quản trị ngân hàng kiểm 
soát tốt hơn chi phí của ngân hàng mình. Nghiên cứu này góp phần bổ sung cơ sở lý thuyết quản trị 
tài chính trong lĩnh vực ngân hàng bằng việc sử dụng phương pháp SFA để tìm kiếm các nhân tố 
quyết định đến hiệu quả chi phí của các ngân hàng thương mại tại 20 quốc gia/vùng lãnh thổ có nền 
kinh tế mới nổi. 
Tác giả tìm thấy bằng chứng quan trọng rằng các yếu tố bất định chính trị tại các cuộc bầu 
cử quốc gia có xu hướng làm giảm hiệu quả chi phí của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, ảnh 
hưởng tiêu cực của bất định chính trị đến hiệu quả ngân hàng thường không xảy ra tại thời điểm 
trước và sau khi kết thúc các cuộc bầu cử. Kết quả nghiên cứu này còn củng cố thêm các bằng 
chứng nghiên cứu thực nghiệm gần đây của Julio và Yook (2012) và Francis và ctg. (2014) với luận 
giải rằng có thể tồn tại một hành vi hay động cơ chính trị của các nhà quản trị ngân hàng nhằm đảm 
bảo cho họ một vị trí quản lý sau các cuộc bầu cử. Các động cơ này thường làm suy giảm mức độ 
đầu tư của doanh nghiệp tại các cuộc bầu cử và từ đó làm suy giảm dư nợ cho vay của các ngân 
hàng. Kết quả nghiên cứu này đóng góp các cơ sở khoa học quan trọng cho các cơ quan quản lý nhà 
nước trong việc thiết kế các khung quy định trên thị trường ngân hàng nhằm giảm thiểu những tác 
động tiêu cực của những sự kiện chính trị quan trọng, từ đó đảm bảo mức độ hiệu quả hoạt động 
của hệ thống ngân hàng thương mại. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Acemoglu, D., Johnson, S., & Robinson, J. A. (2004). Institutions as the fundamental cause of long-
run growth (Working Paper No. 10481). Retrieved from  
w10481.pdf 
Aigner, D., Lovell, C., & Schmidt, P. (1977). Formulation and estimation of stochastic frontier 
production function models. Journal of Econometrics, 6, 21-37. 
Barth, J. R., Dopico, L. G., Nolle, D. E., & Wilcox, J. A. (2002). Bank safety and soundness and the 
structure of bank supervision: A cross-country analysis. International Review of Finance, 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ] 
116 
3(3-4), 163-188. 
Berger, A. N., Clarke, G. R. G., Cull, R., Klapper, L., & Udell, G. F. (2005). Corporate governance 
and bank performance: A joint analysis of the static, selection, and dynamic effects of 
domestic, foreign, and state ownership. Journal of Banking & Finance, 29(8-9), 2179-2221. 
Berger, A. N., Hasan, I., & Zhou, M. M. (2009). Bank ownership and efficiency in China: What 
will happen in the world's largest nation? Journal of Banking & Finance, 33(1), 113-130. 
Berger, A. N., & Humphrey, D. B. (1997). Efficiency of financial institutions: International survey 
and directions for future research. European Journal of Operational Research, 98(2), 175-
212. 
Berger, A. N., & Mester, L. J. (1997). Inside the black box: What explains differences in the 
efficiencies of financial institutions? Journal of Banking & Finance, 21(7), 895-947. 
Bonin, J. P., Hasan, I., & Wachtel, P. (2005). Bank performance, efficiency and ownership in 
transition countries. Journal of Banking & Finance, 29(1), 31-53. 
Đặng, H. M., & Hoàng, D. V. A. (2014). Nghiên cứu các yếu tố kinh tế và thể chế ảnh hưởng đến 
hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 209, 82-94. 
Demirguc-Kunt, A., Laeven, L., & Levine, R. (2004). Regulations, market structure, institutions, 
and the cost of financial intermediation. Journal of Money Credit and Banking, 36(3), 593-
622. 
Doan, A. T., Lin, K. L., & Doong, S. C. (2017). What drives bank efficiency? The interaction of 
bank income diversification and ownership. International Review of Economics & Finance, 
55, 203-219. 
Francis, B. B., Hasan, I., & Zhu, Y. (2014). Political uncertainty and bank loan contracting. Journal 
of Empirical Finance, 29, 281-286. 
Haber, S., & Perotti, E. (2008). The political economy of financial systems. Retrieved from 
https://papers.tinbergen.nl/08045.pdf. 
Heritage Foundation. (2010). Index of economic freedom. Retrieved from  
index. 
Jappelli, T., Pagano, M., & Bianco, M. (2005). Courts and banks: Effects of judicial enforcement on 
credit markets. Journal of Money Credit and Banking, 37(2), 223-244. 
Julio, B., & Yook, Y. (2012). Political uncertainty and corporate investment cycles. Journal of 
Finance, 67(1), 45-83. 
Kaufmann, D., Kraay, A., & Mastruzzi, M. (2010). The worldwide governance indicators: 
Methodology and analytical issues (Working Paper No. 5430). Retrieved from 
https://openknowledge.worldbank.org/bitstream/handle/10986/3913/WPS5430.pdf?sequenc
e=1&isAllowed=y. 
Krueger, A. (1974). Foreign trade regimes and economic development: Turkey. New York, USA: 
The National Bureau of Economic Research. 
Kumbhakar, S. C., & Lovell, C. A. K. (2000). Stochastic frontier analysis. Cambridge, UK: 
Cambridge University Press. 
Micco, A., Panizza, U., & Yanez, M. (2007). Bank ownership and performance: Does politics 
matter? Journal of Banking & Finance, 31(1), 219-241. 
Nguyễn, C. T., & Nguyễn, M. T. (2012). Hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại các nước Đông 
 Đoàn Anh Tuấn 
117 
Nam Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, 
199, 17-30. 
Pasiouras, F., Tanna, S., & Zopounidis, C. (2009). The impact of banking regulations on banks' cost 
and profit efficiency: Cross-country evidence. International Review of Financial Analysis, 
18, 294-302. 
Perotti, E., & Vorage, M. (2009). Entry: Direct control or regulation? Amsterdam, Nederland: 
University of Amsterdam. Retrieve from https://pure.uva.nl/ws/files/1246818/99006_974 
fulltext.pdf 
Stigler, G. (1971). The theory of economic regulation. Bell Journal of Economics and Management 
Science, 2, 3-21. 
Stiroh, K. J., & Rumble, A. (2006). The dark side of diversification: The case of US financial 
holding companies. Journal of Banking & Finance, 30(8), 2131-2161. 
Sun, L., & Chang, T. P. (2011). A comprehensive analysis of the effects of risk measures on bank 
efficiency: Evidence from emerging Asian countries. Journal of Banking & Finance, 35(7), 
1727-1735. 
Ray, S. C. (1982). A translog cost function analysis of U.S. Agriculture. American Journal of 
Agricultural Economics, 64(3), 490-498. 
Westman, H. (2011). The impact of management and board ownership on profitability in banks 
with different strategies. Journal of Banking & Finance, 35(12), 3300-3318. 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_bat_dinh_chinh_tri_den_hieu_qua_cua_ngan_hang_t.pdf