Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh: Nghiên cứu thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Tóm tắt

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu Bankscope và phương pháp SGMM nhằm phân tích tác động của rủi ro

thanh khoản (RRTK) đến hiệu quả hoạt động kinh doanh (HQHĐKD) ngân hàng, trường hợp Việt

Nam trong giai đoạn 2004 – 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy RRTK có xu hướng tác động cùng

chiều với HQHĐKD ngân hàng, trường hợp tại Việt Nam. Bên cạnh đó, kết quả cho thấy quy mô

ngân hàng tác động ngược chiều đến HQHĐKD ngân hàng, rủi ro tín dụng tác động ngược chiều

với HQHĐKD ngân hàng, HQHĐKD ngân hàng khá nhạy cảm với biến động của cấu trúc tài sản

và HQHĐKD ngân hàng trường hợp tại Việt Nam không chịu tác động bởi yếu tố khủng hoảng tài

chính. Điều này gợi mở hàm ý chính sách quan trọng cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

để kiểm soát RRTK nhằm ổn định hoạt động ngân hàng.

pdf 13 trang yennguyen 3700
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh: Nghiên cứu thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh: Nghiên cứu thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh: Nghiên cứu thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
14
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 47, 10/2018
còn liên quan đến ổn định của cả hệ thống ngân 
hàng (Eichberger, Jürgen và Martin Summer, 
2005). Các nghiên cứu về RRTK được xem là 
một trong các loại rủi ro ngân hàng như rủi ro tín 
1. Giới thiệu
Rủi ro thanh khoản là rủi ro nguy hiểm nhất 
trong các rủi ro của ngân hàng, không chỉ đe dọa 
sự an toàn của từng ngân hàng thương mại, mà 
TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN HIỆU QUẢ 
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
THE IMPACT OF LIQUIDITY RISK ON BANK PERFORMANCE 
EFFICIENCY: EMPIRICAL EVIDENCE IN VIETNAM 
Trầm Thị Xuân Hương1, Trần Thị Thanh Nga2
Ngày nhận: 24/1/2018 Ngày nhận bản sửa: 23/8/2018 Ngày đăng: 5/10/2018
Tóm tắt 
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu Bankscope và phương pháp SGMM nhằm phân tích tác động của rủi ro 
thanh khoản (RRTK) đến hiệu quả hoạt động kinh doanh (HQHĐKD) ngân hàng, trường hợp Việt 
Nam trong giai đoạn 2004 – 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy RRTK có xu hướng tác động cùng 
chiều với HQHĐKD ngân hàng, trường hợp tại Việt Nam. Bên cạnh đó, kết quả cho thấy quy mô 
ngân hàng tác động ngược chiều đến HQHĐKD ngân hàng, rủi ro tín dụng tác động ngược chiều 
với HQHĐKD ngân hàng, HQHĐKD ngân hàng khá nhạy cảm với biến động của cấu trúc tài sản 
và HQHĐKD ngân hàng trường hợp tại Việt Nam không chịu tác động bởi yếu tố khủng hoảng tài 
chính. Điều này gợi mở hàm ý chính sách quan trọng cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam 
để kiểm soát RRTK nhằm ổn định hoạt động ngân hàng. 
Từ khóa: rủi ro thanh khoản, hiệu quả hoạt động kinh doanh, ngân hàng.
Abstract 
Bankscope data and Generalized Method of Moments (SGMM) method were used to analyze the 
impact of liquidity risk on bank performance efficiency, in the case of Vietnam in the period 2004-
2015. We also considered another factors impact on bank performance besides liquidity risk. Results 
show that bank’s performance efficiency depends positively on liquidity risk, on share of own 
bank’s capital of the bank’s total assets, on change in GDP, on change in inflation and negatively on 
size of banks, credit risk. In another hand, the results of the study did not find statistically evidence 
of the impact of financial crisis on bank performance efficiency in Viet Nam. This suggests an 
important policy implication for commercial banks in Vietnam to control liquidity risk in order to 
stabilize banking operations.
Keywords: liquidity risk, performance efficiency, bank.
__________________________________________
1 Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Email: txhuong@ueh.edu.vn
2 Trường Đại học Tài chính – Marketing, Email: Thanhnga1002@gmail.com
15
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 47, 10/2018
hoạt động của các ngân hàng khu vực Đông 
Nam Á. Các nghiên cứu về các nhân tố tác động 
đến hoạt động kinh doanh ngân hàng như hoạt 
động cho vay thông qua chỉ tiêu dư nợ cho vay 
trên tổng tài sản (Nguyễn Việt Hùng, 2008), 
hoạt động huy động vốn thông qua chỉ tiêu huy 
động vốn trên tổng cho vay (Nguyễn Thị Loan 
& Trần Thị Ngọc Hạnh, 2013; Nguyễn Việt 
Hùng, 2008); Quy mô vốn chủ sở hữu (Nguyễn 
Thị Loan & Trần Thị Ngọc Hạnh, 2013; 
Nguyễn Việt Hùng, 2008); Quy mô vốn tài sản 
(Nguyễn Việt Hùng, 2008); Tốc độ tăng trưởng 
kinh tế (Nguyễn Minh Sáng, 2013); Tỷ lệ lạm 
phát (Nguyễn Minh Sáng, 2013). Có thể thấy, 
các nghiên cứu tiếp cận riêng về tác động của 
RRTK đến HQHĐKD ngân hàng chưa được 
tìm thấy trong các nghiên cứu trước đây. 
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, 
nghiên cứu thực nghiệm này thể hiện sự đóng 
góp trên các khía cạnh khác nhau: Thứ nhất, 
đóng góp nhất định về lý thuyết liên quan đến 
RRTK và HQHĐKD ngân hàng. Thứ hai, bổ 
sung kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác 
động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng Việt 
Nam. Thứ ba, đề xuất các gợi ý chính sách kiểm 
soát RRTK và đảm bảo HQHĐKD ngân hàng.
2. Cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực 
nghiệm
2.1. Các lý thuyết về rủi ro thanh khoản
Theo Rudolf Duttweiler1, thanh khoản đại 
diện cho khả năng thực hiện tất cả các nghĩa 
vụ thanh toán khi đến hạn, liên quan đến các 
dòng lưu chuyển tiền tệ, nếu ngân hàng không 
thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán sẽ dẫn đến 
tình trạng thiếu thanh khoản. Dưới góc độ ngân 
hàng, thanh khoản là khả năng ngân hàng đáp 
ứng kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ tài chính 
phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh 
như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán và các 
giao dịch tài chính khác. Khi tình trạng thiếu 
1 Rudolf Duttweiler: “Quản lý thanh khoản trong 
ngân hàng: Phương pháp tiếp cận từ trên xuống”, 
NXB Tổng hợp TPHCM, tr.23
dụng hoặc là một trong những yếu tố tác động 
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng 
(Bourke,1989; Shen và cộng sự, 2009). Các 
nghiên cứu tiếp cận nguyên nhân gây ra RRTK 
(Bonfim và Kim, 2014; Bunda và Desquilbet, 
2008; Gibilaro, Giannotti, và Mattarocci, 2010; 
Vodova, 2011) nhằm phân tích các yếu tố ảnh 
hưởng đến RRTK.
Có khá nhiều nghiên cứu thực nghiệm liên 
quan đến mối liên hệ giữa RRTK và HQHĐKD 
ngân hàng. Một số nghiên cứu ở khu vực 
châu Phi (Sayedi, S. N.,2014; Athanasoglou 
và cộng sự, 2006; Ajibike, John O. và Aremu, 
Olusegun S.,2015); khu vực châu Á (Shen và 
cộng sự,2009); khu vực châu Âu (Bourke,1989; 
Poposka và Trpkoski,2013; Goddard và cộng 
sự,2004; Kosmidou và cộng sự, 2005) cho 
thấy mối tương quan cùng chiều giữa RRTK và 
HQHĐKD ngân hàng. Một số nghiên cứu khác 
ở khu vực châu Á (Chen và cộng sự,2001, Lee 
và Hsieh,2013); khu vực châu Phi (Kutsienyo, 
2011; Bassey và Moses, 2015) lại cho thấy mối 
tương quan ngược chiều giữa RRTK và hiệu 
quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Một số 
nghiên cứu (Roman và Sargu,2015; Almumani, 
2013; Ayaydin và Karakaya, 2014) không cho 
thấy mối quan hệ giữa RRTK và HQHĐKD 
ngân hàng hoặc mối quan hệ này có ý nghĩa 
nhưng chiều hướng tác động phụ thuộc vào đặc 
điểm kinh tế và mô hình sử dụng như nghiên 
cứu (Naceur và Kandil, 2009; Ferrouhi, 2014). 
Đối với Việt Nam, đa phần các nghiên cứu chỉ 
tập trung vào việc đo lường các yếu tố tác động 
đến HQHĐKD ngân hàng (Liễu Thu Trúc và 
Võ Thành danh, 2012) sử dụng phương pháp 
phân tích tổng năng suất nhân tố và phương 
pháp phân tích bao dữ liệu để chỉ ra kết quả 
rằng hiệu quả kinh doanh NHTM Việt Nam là 
do yếu tố phi hiệu quả về mặt công nghệ, quy 
mô ngân hàng lớn hay nhỏ và sự tiêu tốn một 
cách lãng phí các yếu tố đầu vào: lao động, vốn, 
công nghệ, Nghiên cứu của (Nguyễn Công 
Tâm và Nguyễn Minh Hà, 2012) về hiệu quả 
16
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 47, 10/2018
Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh 
doanh ngân hàng hay khả năng sinh lợi của 
ngân hàng cơ bản dựa trên 2 lý thuyết: lý thuyết 
Quyền lực thị trường (MP – market power) và 
lý thuyết Cấu trúc – Hiệu quả (ES - efficient 
structure). 
2.2.1. Lý thuyết Quyền lực thị trường (MP – 
market power)
Lý thuyết Quyền lực thị trường (MP – market 
power) có hai hướng tiếp cận chính: lý thuyết 
Cấu trúc – Hành vi – Hiệu quả (SCP, Structure-
Conduct-Performance) và lý thuyết Quyền lực 
thị trường tương đối (RMP – Relative market 
power). Lý thuyết Cấu trúc – Hành vi – Hiệu 
quả (SCP, Structure – Conduct – Performance) 
cho rằng cấu trúc của thị trường quyết định hành 
vi của công ty và hành vi quyết định kết quả của 
thị trường, chẳng hạn như khả năng sinh lợi, tiến 
bộ về kỹ thuật và tăng trưởng. Đặc biệt nhiều 
ngành có sự tập trung cao tạo ra những hành 
vi dẫn đến kết quả nền kinh tế nghèo nàn, đặc 
biệt là làm giảm sản lượng và hình thành giá cả 
độc quyền (Bain, J. S.,1951). Lập luận theo lý 
thuyết SCP, thị trường ngân hàng càng tập trung 
thì lãi suất cho vay càng cao và lãi suất huy 
động càng thấp vì mức độ cạnh tranh thấp đi. 
Trong khi đó, lý thuyết RMP (Relative market 
power) gợi ý rằng, các công ty có thị phần lớn 
và có các sản phẩm khác biệt có thể thực hiện 
quyền lực thị trường và kiếm lợi nhuận không 
cạnh tranh (Berger, 1995b). Chẳng hạn một số 
ngân hàng lớn với ưu thế thương hiệu và chất 
lượng sản phẩm của mình có thể tăng giá sản 
phẩm và dịch vụ để thu được nhiều lợi nhuận 
hơn. Lý thuyết hàm ý lĩnh vực nào càng có thị 
trường tập trung thì khả năng sinh lời càng cao 
do lợi ích từ sức mạnh thị trường mang lại. Do 
đó, tồn tại mối quan hệ tương quan dương giữa 
lợi nhuận và quyền lực thị trường (Maudos và 
de Guevara, 2007), giả thuyết hàm ý quyền lực 
thị trường gia tăng thông qua hiệu quả quy mô 
làm tăng hiệu quả của các ngân hàng. Hay nói 
thanh khoản kéo dài sẽ dẫn đến RRTK. Bonfim 
và Kim (2012) cho rằng sự phức tạp của vai trò 
trung gian tài chính của ngân hàng làm phát sinh 
rủi ro nguy hiểm đó là RRTK. Các ngân hàng 
sử dụng các nguồn lực hạn chế của mình trong 
việc cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp 
và người tiêu dùng để tài trợ thanh khoản nhằm 
đáp ứng nhu cầu đầu tư và tiêu dùng của họ. 
Hơn nữa, phần lớn các nguồn lực được sử dụng 
bởi các ngân hàng này thường được gắn liền 
với nghĩa vụ nợ phải trả trong các hình thức 
nhận tiền gửi. Sự không phù hợp về kỳ hạn đã 
dẫn đến rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng 
(Diamond và Dybvig, 1983). Ủy ban Basel về 
giám sát ngân hàng (1997) cho rằng RRTK là 
rủi ro mà ngân hàng không có khả năng gia 
tăng quỹ trong tài sản hoặc nghĩa vụ nợ với chi 
phí thấp nhất. Brunnermeier (2009) nhấn mạnh 
rằng nếu các ngân hàng không quản lý RRTK 
phù hợp, chắc chắn các ngân hàng phải đối 
mặt với một cú sốc thanh khoản, phải thường 
xuyên bán tháo tài sản thanh khoản tích trữ và 
giảm cho vay đối với nền kinh tế. Những hành 
động này sẽ làm gia tăng khả năng gián đoạn 
thị trường và ngân hàng phải đối mặt với các cú 
sốc thanh khoản, dẫn đến một sự suy giảm kéo 
dài trong thanh khoản thị trường, điều này ảnh 
hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế 
thực. Có thể thấy rằng, vấn đề RRTK của từng 
NHTM cũng như RRTK hệ thống của toàn hệ 
thống ngân hàng ít nhận được sự quan tâm của 
các nhà hoạch định chính sách cũng như các 
nhà quản trị ngân hàng cho đến khi cuộc khủng 
hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2009 xảy ra. 
Chính vì vậy, việc đánh giá tác động của RRTK 
đến HQHĐKD ngân hàng là cần thiết và có giá 
trị thực tiễn.
2.2. Các lý thuyết về mối quan hệ giữa 
RRTK và HQHĐKD ngân hàng 
Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng 
thường được đo lường bằng khả năng sinh lợi. 
17
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 47, 10/2018
ích đưa vào mô hình đo lường khả năng sinh 
lợi của ngân hàng và phần lớn đều thừa nhận 
rằng khả năng sinh lợi của ngân hàng là một 
hàm theo cả các yếu tố bên trong và bên ngoài 
(Olweny và Shipho, 2011).
3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với dữ liệu bảng 
từ 26 ngân hàng trong giai đoạn 2004 – 2015 
tại Việt Nam. Dữ liệu được lấy từ 2 nguồn: (i) 
dữ liệu cấp độ ngân hàng từ cơ sở dữ liệu của 
Bankscope, (ii) dữ liệu thông tin vĩ mô từ cơ 
sở dữ liệu của Ngân hàng Phát triển Châu Á 
(ADB). Trên cơ sở các dữ liệu nghiên cứu, đề 
tài xác định các biến nghiên cứu và mô hình 
nghiên cứu tác động đến RRTK đến HQHĐKD 
ngân hàng, trường hợp Việt Nam. Do hạn chế 
của mô hình Pool OLS trong ước lượng dữ liệu 
bảng (Kiviet, 1995), do đó ước lượng FEM và 
REM có thể được sử dụng để xử lý các hiệu ứng 
cá nhân ( Individual Effects); tuy nhiên vì FEM 
và REM không xử lý được hiện tượng nội sinh 
(Ahn & Schmidt, 1995), do đó kỹ thuật ước 
lượng SGMM được sử dụng để xử lý các vấn 
đề nêu trên (Arellano & Bond, 1991; Hansen, 
1982; Hansen, Heaton, & Yaron, 1996). Phương 
pháp SGMM cho ra các hệ số ước lượng vững, 
phân phối chuẩn và hiệu quả. Phần mềm Stata 
phiên bản 12 được sử dụng để xác định các kết 
quả nghiên cứu này.
Bài báo dựa trên cách tiếp cận của Ferrouhi 
(2014) để xây dựng mô hình đánh giá tác động 
của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng và có bổ 
sung biến đo lường RRTK theo phương pháp khe 
hở tài trợ (dư nợ tín dụng – huy động vốn)/tổng 
tài sản nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu.
Mô hình: 
P
t
 = f(α, P
t-1, 
LIQUIDITY RISK
it
, CONTROL
it
, u)
Trong đó: Biến phụ thuộc, P
it
(NIM, ROA, 
ROE). Biến độc lập gồm: LIQUIDITY RISK: 
FGAP (khe hở tài trợ), NLTA (Dư nợ tín dụng/
Tổng tài sản), NLST (Dư nợ tín dụng/Tổng 
cách khác, quy mô càng tăng làm tăng lợi nhuận 
của các ngân hàng.
2.2.2. Lý thuyết Cấu trúc – Hiệu quả (ES - 
efficient structure) 
Lý thuyết Cấu trúc - Hiệu quả (ES - efficient 
structure), được đề xuất bởi Demsetz (1973) 
cho rằng các ngân hàng hiệu quả nhất giành 
được cả lợi nhuận và thị phần cao hơn; các ngân 
hàng tăng khả năng sinh lời là kết quả gián tiếp 
của việc cải thiện hiệu quả quản trị ngân hàng 
chứ không phải sức mạnh từ lợi ích thị trường. 
Lý thuyết này hàm ý rằng, mối quan hệ giữa cấu 
trúc thị trường và hiệu suất công ty được xác 
định bởi hiệu suất công ty hay nói cách khác 
hiệu suất công ty tạo nên cấu trúc thị trường. 
Theo đó, các ngân hàng lợi nhuận cao hơn là 
do chúng hoạt động hiệu quả hơn (Olweny và 
Shipho, 2011), lý thuyết Cấu trúc – Hiệu quả 
(ES - Efficient structure) thường được đề xuất 
theo 2 hướng tiếp cận khác nhau, tùy thuộc vào 
loại hiệu suất được xem xét. Ở hướng tiếp cận 
theo hiệu quả X - (X – Efficiency), các công ty 
hiệu quả cao hơn thường đạt thị phần lớn và 
lợi nhuận cao hơn, bởi vì họ có khả năng giảm 
thiểu chi phí sản xuất ở bất kỳ sản lượng đầu ra 
nào (Al - Muharrami, 2009). Đối với hướng tiếp 
cận hiệu quả theo quy mô (Scale – Efficiency), 
mối quan hệ được mô tả ở trên được giải thích 
dựa theo quy mô. Các ngân hàng lớn hơn có 
chi phí sản xuất thấp hơn, nhờ đó lợi nhuận cao 
hơn là nhờ tính kinh tế theo quy mô (Olweny và 
Shipho, 2011).
Như vậy, có thể thấy lý thuyết Quyền lực 
thị trường (MP – Market power) cho rằng, khả 
năng sinh lợi của ngân hàng là một hàm theo 
yếu tố thị trường, trong khi lý thuyết cấu trúc 
(ES - Efficient structure) cho rằng hiệu quả của 
ngân hàng chịu ảnh hưởng của hiệu quả nội bộ 
và các quyết định quản trị, tức là các yếu tố bên 
trong. Theo đó, nhiều nhà nghiên cứu đã dựa 
vào lý thuyết trên để giới thiệu một số biến hữu 
18
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 47, 10/2018
và Wald có P-value (< 0,05) cho thấy tồn tại 
hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng 
tự tương quan trong FEM, điều này khiến cho 
kết quả của các hệ số hồi quy sẽ không hiệu 
quả. Hơn nữa, theo cơ sở lập luận phương pháp 
nghiên cứu ở trên do xuất hiện hiện tượng nội 
sinh trong mô hình, nên tác giả sẽ hồi quy theo 
phương pháp hệ thống (S–GMM). Phương pháp 
S–GMM để loại bỏ các vấn đề của phương sai 
thay đổi, tự tương quan hay nội sinh nên kết quả 
ước lượng sẽ hiệu quả và vững. Sau đó, sử dụng 
kiểm định Sargan Test để kiểm định tính over-
identifying của các biến công cụ. Các kết quả 
tìm thấy được trong mô hình là vững và hoàn 
toàn có thể phân tích được. 
Xét về tương quan, tác động của RRTK đến 
HQHĐKD ngân hàng, nghiên cứu trường hợp 
Việt Nam phù hợp với những dự đoán trên cơ 
sở khoa học. Nghiên cứu tìm thấy RRTK có 
xu hướng tác động cùng chiều đến HQHĐKD 
ngân hàng (ROE, NIM) đều ở mức ý n ... giữa tăng trưởng 
kinh tế GDP và HQHĐ ngân hàng (ROE) ở 
mức ý nghĩa 1%. Kết quả này khá tương đồng 
với các nghiên cứu trước (Goddard và cộng sự, 
2004, Chen và cộng sự, 2001, Shen và cộng sự, 
2009). Điều này hàm ý rằng, tăng trưởng kinh 
tế sẽ tác động làm gia tang HQHĐKD ngân 
hàng, trong điều kiện nền kinh tế suy thoái thì 
HQHĐKD ngân hàng có xu hướng giảm, điều 
này được giải thích là do khi kinh tế tăng trưởng 
giảm, các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu 
quả, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân 
Nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ cùng chiều 
giữa yếu tố cấu trúc tài sản (LIA) với HQHĐ 
ngân hàng (ROA) đều ở mức ký nghĩa 1%. Kết 
quả cho thấy, các ngân hàng nắm giữ các tài 
sản thanh khoản cao, rủi ro tài chính thấp hơn, 
HQHĐKD sẽ được kiểm soát tốt trong thời kỳ 
có cú sốc thanh khoản. Cấu trúc tài sản được đo 
lường với biến LLR (Tài sản thanh khoản/Tổng 
dư nợ) đều cho thấy có tác động ngược chiều 
với HQHĐ ngân hàng (ROA, ROE) với mức ý 
nghĩa thống kê 1%. Qua đó, cho thấy rằng nếu 
ngân hàng nắm giữ tỷ lệ tài sản thanh khoản 
cao sẽ làm gia tăng tỷ suất sinh lời nhưng đến 
một lúc nào đó, do gia tăng dư nợ tín dụng, điều 
này làm gia tăng rủi ro cho ngân hàng vì gia 
tăng chi phí, hiệu quả hoạt động ngân hàng có 
xu hướng giảm. Điều này hàm ý HQHĐ ngân 
hàng nhạy cảm với các biến động của tài sản. 
Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, vì lợi 
nhuận ngân hàng không chỉ có được từ hoạt 
danh tiếng, cơ hội kinh doanh, mà một phần lớn 
sinh lợi từ quản trị rủi ro kỳ hạn của tài sản. Khi 
thị trường biến động, đặc biệt là trong điều kiện 
nền kinh tế biến động tốt, khả năng thanh khoản 
và giá trị tài sản của ngân hàng sẽ tăng giá, các 
khoản đầu tư thu hồi nhanh hơn, sẽ góp phần 
tăng hiệu quả ngân hàng.
Đồng thời, nghiên cứu tìm thấy quy mô ngân 
hàng (SIZE) tác động ngược chiều với HQHĐ 
ngân hàng (ROE) ở mức ý nghĩa 1%, cho thấy 
quy mô tăng lên nhưng HQHĐKD ngân hàng 
giảm. Điều này là phù hợp thực tế Việt Nam, 
nguyên nhân dẫn đến sự tương quan ngược 
chiều là do những thay đổi trong chính sách quá 
nhanh của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong 
giai đoạn nghiên cứu. Trong giai đoạn 2008 – 
2010, Chính phủ đã thực hiện chính sách hỗ trợ 
lãi suất làm cho hoạt động tín dụng tăng trưởng 
mạnh, nguồn thu từ lãi của các ngân hàng tăng 
cao kéo theo khả năng sinh lời của các ngân 
22
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 47, 10/2018
Tài liệu tham khảo
Tiếng Anh:
Abdullah, A., & Khan, A. Q. (2012). Liquidity risk management: a comparative study 
between domestic and foreign banks in Pakistan. Journal of Managerial Sciences 
Volume VI Number, 1, 62.
Ahn, S. C., & Schmidt, P. (1995). Efficient estimation of models for dynamic panel data. Journal 
of econometrics, 68(1), 5-27.
và cộng sự, 1997). Thứ ba, quy mô tác động 
ngược chiều với HQHĐKD ngân hàng, trường 
hợp tại Việt Nam. Điều này cho thấy, quy mô 
ngân hàng tăng nhưng HQHĐKD không tăng. 
Các nhà quản trị ngân hàng tại Việt Nam cần 
chú ý thận trọng, kiểm soát kế hoạch tăng quy 
mô của các ngân hàng để đảm bảo HQHĐKD 
ngân hàng. Điều này, góp phần các hàm ý cho 
các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam.
Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là mẫu dữ 
liệu được thu thập trong giai đoạn 2004 – 2015 
là khá ngắn so với các nước đang phát triển và 
chỉ mới sử dụng thang đo tỷ số là ROA, ROE, 
NIM. Nguồn thông tin này mang tính thời điểm 
và cho rằng thông tin HQHĐKD ngân hàng đã 
được điều chỉnh theo chiến lược kinh doanh của 
ngân hàng.
Nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực 
nghiệm về tác động RRTK đến HQHĐKD 
ngân hàng, trường hợp Việt Nam. Tuy nhiên, 
nghiên cứu chưa xem xét tác động của RRTK 
đến HQHĐKD ngân hàng giữa các nhóm ngân 
hàng lớn, vừa và nhỏ và chưa đánh giá tính 
tương đồng của kết quả nghiên cứu so với các 
quốc gia có nền kinh tế phát triển trong khu vực 
và các quốc gia phát triển ngoài khu vực để gia 
tăng tính tin cậy của kết quả nghiên cứu. Nếu 
như bộ dữ liệu có quy mô lớn hơn thì sẽ hỗ trợ 
cho việc xem xét vấn đề nghiên cứu một cách 
đầy đủ và chi tiết hơn. Nhóm tác giả kỳ vọng 
sẽ có những nghiên cứu tiếp theo để khắc phục 
những hạn chế khách quan của nghiên cứu này.
hàng, làm giảm lợi nhuận NHTM. Biến động 
lạm phát tương quan cùng chiều với HQHĐKD 
ngân hàng (NIM) ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả 
này tương đồng với các nghiên cứu trước (Shen 
và cộng sự, 2009; Sufian và Chong, 2008).
Bên cạnh đó, HQHĐKD ngân hàng Việt 
Nam không chịu tác động bởi yếu tố khủng 
hoảng tài chính có thể do thị trường tài chính 
Việt Nam chưa hội nhập sâu nhưng rất nhạy 
cảm với các biến động thị trường. Việc Chính 
phủ theo đuổi mục tiêu kiểm soát lạm phát hay 
tăng trưởng đều có tác động đến HQHĐKD 
ngân hàng. 
5. Kết luận và hàm ý chính sách
Như vậy, bài viết kiểm định tác động RRTK 
đến HQHĐKD ngân hàng, trường hợp ViệtNam 
có thể rút ra một số hàm ý như sau: 
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy 
RRTK có xu hướng tác động cùng chiều với 
HQHĐKD ngân hàng. Điều này hàm ý, các 
ngân hàng có HQHĐKD có xu hướng gia 
tăng đều chứa đựng RRTK cao hơn. Thứ hai, 
HQHĐKD ngân hàng khá nhạy cảm với các 
biến động của cấu trúc tài sản. Chất lượng tài 
sản thanh khoản càng cao, HQHĐKD ngân 
hàng càng cao. Điều này là do các ngân hàng 
thường dự trữ tài sản thanh khoản ở mức tối 
ưu để đảm bảo hoạt động kinh doanh nếu có 
các cú sốc xảy ra. Nếu như các ngân hàng dự 
trữ tài sản thanh khoản vượt quá mức tối ưu 
thì sẽ tác động làm giảm HQHĐKD do chi phí 
tăng nhanh hơn so với doanh thu (Akhavein 
23
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 47, 10/2018
Akhavein, J. D., Berger, A. N., & Humphrey, D. B. (1997). The effects of megamergers on efficiency 
and prices: Evidence from a bank profit function. Review of industrial Organization, 12(1), 95-
139.
Ajibike, J. O., & Aremu, O. S. (2015). The impact ofliquidity on Nigeria bank performance; a 
dynamic panel approach. Journal of African Macroeconiomic Review, 5 (2): 316, 24.
Allen, F., & Gale, D. (2004). Financial intermediaries and markets. Econometrica, 72(4), 1023-
1061.
Al-Muharrami, S. (2009). The competition and market structure in the Saudi Arabia banking. Journal 
of Economic Studies, 36(5), 446-460.
Athanasoglou, P. P., Brissimis, S. N., & Delis, M. D. (2008). Bank-specific, industry-specific and 
macroeconomic determinants of bank profitability. Journal of international financial Markets, 
Institutions and Money, 18(2), 121-136.
Almumani, M. A. (2013). Impact of managerial factors on commercial bank profitability: Empirical 
evidence from Jordan. International Journal of Academic Research in Accounting, Finance and 
Management Sciences, 3(3), 298-310.
Anbar, A., & Alper, D. (2011). Bank specific and macroeconomic determinants of commercial 
bank profitability: Empirical evidence from Turkey. Business and Economics Research Journal, 
2(2), 139-152.
Anyanwaokoro, M. (1996). Banking Methods and Processes. Enugu: Hosanna Publications. 
Aspachs, O., Nier, E. W., & Tiesset, M. (2005). Liquidity, banking regulation and the macroeconomy. 
Available at SSRN 673883.
Ayaydin, H., & Karakaya, A. (2014). The effect of bank capital on profitability and risk in Turkish 
banking. International Journal of Business and Social Science, 5(1).
Anbar, A., & Alper, D. (2011). Bank specific and macroeconomic determinants of commercial 
bank profitability: Empirical evidence from Turkey.
Arellano, M., & Bond, S. (1991). Some tests of specification for panel data: Monte Carlo evidence 
and an application to employment equations. The review of economic studies, 58(2), 277-297.
Berger, A. N., & Bouwman, C. H. (2013). How does capital affect bank performance during 
financial crises? Journal of Financial Economics, 109(1), 146-176.
Berger, A. N., Herring, R. J., & Szegö, G. P. (1995). The role of capital in financial institutions. Journal 
of Banking & Finance, 19(3), 393-430.
Bonfim, D., & Kim, M. (2011). Liquidity risk in banking: is there herding?
Bordeleau, É., & Graham, C. (2010). The impact of liquidity on bank profitability: Bank of Canada.
Bain, J. S. (1951). Relation of profit rate to industry concentration: American manufacturing, 
1936–1940. The Quarterly Journal of Economics, 65(3), 293-324.
Brunnermeier, M. K. (2009). Deciphering the liquidity and credit crunch 2007–2008. The Journal 
of economic perspectives, 23(1), 77-100.
Bourke, P. (1989). Concentration and other determinants of bank profitability in Europe, North 
America and Australia. Journal of Banking & Finance, 13(1), 65-79.
24
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 47, 10/2018
Bunda, I., & Desquilbet, J.-B. (2008). The bank liquidity smile across exchange rate regimes. 
International Economic Journal, 22(3), 361-386.
Chen, H. J.; Kuo, C. J.; Shen, C. H. 2001. Determinants of net interest margins in Taiwan banking 
industry, Journal of Financial Studies 9: 47–83.
Cucinelli, D. (2013). The determinants of bank liquidity risk within the context of euro area. 
Interdisciplinary Journal of Research in Business, 2(10), 51-64. 
Demsetz, H. (1973). Industry structure, market rivalry, and public policy. The Journal of Law & 
Economics, 16(1), 1-9.
DeYoung, R., & Jang, K. Y. (2016). Do banks actively manage their liquidity? Journal of Banking 
& Finance, 66, 143-161.
Diamond, D. W., & Rajan, R. G. (2001). Banks and liquidity. The American Economic Review, 
91(2), 422-425.
Demirguc-Kunt, A., Laeven, L., & Levine, R. (2003). Regulations, market structure, institutions, 
and the cost of financial intermediation (No. w9890). National Bureau of Economic Research.
Eichberger, Jürgen, & Martin Summer. (2005). Bank capital, liquidity, and systemic risk. Journal 
of the European Economic Association, 3(2-3), 547-555. 
Fadare, S. O. (2011). Banking sector liquidity and financial crisis in Nigeria. International Journal 
of Economics and Finance, 3(5), 3.
Fan, L., & Shaffer, S. (2004). Efficiency versus risk in large domestic US banks. Managerial 
Finance, 30(9), 1-19.
Ferrouhi, E. M. (2014). Moroccan Banks analysis using camel model. International Journal of 
Economics and Financial Issues, 4(3), 622-627.
Gibilaro, L., Giannotti, C., & Mattarocci, G. (2010). Liquidity Risk Exposure For Specialized And 
Unspecialized Real Estate Banks: Evidences From The Italian Market: European Real Estate 
Society (ERES).
Goddard, J., Molyneux, P., & Wilson, J. O. (2004). The profitability of European banks: a cross‐
sectional and dynamic panel analysis. The Manchester School, 72(3), 363-381.
Gorton, G. B., & Winton, A. (2014). Liquidity provision, bank capital, and the macroeconomy. 
Bank Capital, and the Macroeconomy (January 25, 2014).
Hackethal, A., Rauch, C., Steffen, S., & Tyrell, M. (2010). Determinants of bank liquidity creation 
Working paper.
Horváth, R., Seidler, J., & Weill, L. (2012). Bank capital and liquidity creation: Granger-causality 
evidence.
Hansen, L. P. (1982). Large sample properties of generalized method of moments estimators. 
Econometrica: Journal of the Econometric Society, 1029-1054.
Hansen, L. P., Heaton, J., & Yaron, A. (1996). Finite-sample properties of some alternative GMM 
estimators. Journal of Business & Economic Statistics, 14(3), 262-280. 
Kiviet, J. F. (1995). On bias, inconsistency, and efficiency of various estimators in dynamic panel 
data models. Journal of econometrics, 68(1), 53-78.
25
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 47, 10/2018
Kosmidou, K., Tanna, S., & Pasiouras, F. (2005). Determinants of profitability of domestic UK 
commercial banks: panel evidence from the period 1995-2002. Paper presented at the Money 
Macro and Finance (MMF) Research Group Conference.
Kutsienyo, L. (2011). The determinant of profitability of banks in Ghana (Doctoral dissertation).
Lee, J. Y., & Kim, D. (2013). Bank performance and its determinants in Korea. Japan and the 
World Economy, 27, 83-94. 
J Eichberger M Summer (2005). Journal of the European Economic Association, Volume 3, Issue 
2-3, 1 May 2005, Pages 547–555.
Moulton, H. G. (1918). Commercial banking and capital formation: III. The Journal of Political 
Economy, 705-731.
Maudos, J., & de Guevara, J. F. (2007). The cost of market power in banking: Social welfare loss 
vs. cost inefficiency. Journal of Banking & Finance, 31(7), 2103-2125. 
Naceur, S. B., & Kandil, M. (2009). The impact of capital requirements on banks’ cost of 
intermediation and performance: The case of Egypt. Journal of Economics and Business, 61(1), 
70-89.
Olweny, T., & Shipho, T. M. (2011). Effects of banking sectoral factors on the profitability of 
commercial banks in Kenya. Economics and Finance Review, 1(5), 1-30.
Poposka, K., & Trpkoski, M. (2013). Secondary Model for Bank Profitability Management–Test on 
the Case of Macedonian Banking Sector. Research Journal of Finance and Accounting, 4(6), 
216-225.
Roman, A., & Sargu, A. C. (2015). The Impact of Bank-specific Factors on the Commercial Banks 
Liquidity: Empirical Evidence from CEE Countries. Procedia Economics and Finance, 20, 
571-579. 
Sayedi, S. (2014). Impacts of internal and external factors on profitability of banks in Nigeria. 
International Journal of Social Sciences and Entrepreneurship Vol, 1, 1-21.
Shen C., Chen Y., Kao L. & Yeh C. (2009). Bank Liquidity Risk and Performance. SSRN.
Skully, M. T., & Perera, S. (2012). Bank Market Power and Liquidity: Evidence from 113 Developed 
and Developing Countries. Paper presented at the 25th Australasian Finance and Banking 
Conference.
Sufian, F., & Chong, R. R. (2008). Determinants of bank profitability in a developing economy: 
Empirical evidence from the Philippines. Asian academy of management journal of accounting 
and finance, 4(2), 91-112.
Siaw, S. (2013). Liquidity risk and bank profitability. University of Ghana (Thesis).
Saunders A. and Cornett M.M (2006), “Financial Institutions Management”, 5th edition, McGraw-
Hill/Irwin, New York.
Vodova, P. (2011). Liquidity of Czech commercial banks and its determinants. International Journal 
of Mathematical Models and Methods in Applied Sciences, 5(6), 1060-1067.
26
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 47, 10/2018
Tiếng Việt:
Nguyễn Công Tâm, & Nguyễn Minh Hà. (2012). Hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại các nước 
Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Kinh tế và chính trị thế giới, 111(199), 
17-30. 
Nguyễn Minh Sáng. (2013). Phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của các 
ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM. Phát triển & Hội Nhập, 11(21), 10-15.
Nguyễn Thị Loan, & Trần Thị Ngọc Hạnh. (2013). Hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam. 
Phát triển kinh tế, 270, 12-25.
Nguyễn Việt Hùng. (2008). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân 
hàng thương mại ở Việt Nam. Trường Đại học kinh tế Quốc dân.
Liễu Thu Trúc, & Võ Thành danh. (2012). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động 
kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần việt nam giai đoạn 2006-2009. Tạp chí 
Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 21, 148-157. 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_rui_ro_thanh_khoan_den_hieu_qua_hoat_dong_kinh.pdf