Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật phòng trừ bệnh cây công nghiệp

I. PHÒNG TRỪ SÂU HẠI TRÊN CÂY TIÊU

1. Mối

a) Đặc điểm hình thái.

Mối có kích thước nhỏ. Mối thợ có màu trắng, đầu tròn, màu vàng nhạt và có hàm trên nhỏ, dài khoảng 4mm. Mối lính lớn hơn, dài 5mm, đầu màu nâu, hàm trên màu đen. Mối trưởng thành có màu vàng cam, chiều dài khoảng 8mm, có cánh dài, trong suốt.

 b) Triệu chứng và tác hại.

 - Mối sống thành quần thể trong tổ dưới mặt đất, một số bộ phận mối thợ và mối lính đi kiếm ăn, khi đi chúng tạo thành mui đất trên dây tiêu, rễ tiêu, choái tiêu.

 - Mối gặm dây tiêu, rễ tiêu làm cây còi cọc, chết dần

 - Mối phá hại trụ trồng tiêu

 - Mối tạo điều kiện cho nấm bệnh và côn trùng xâm nhập

 c) Biện pháp phòng trừ.

 - Trước khi trồng cần làm đất kỹ, dọn sạch tàn dư thực vật, phá tổ mối

 - Thường xuyên vệ sinh vườn tiêu, không để lá cây, cành cây mục trong vườn tiêu.

 - Xử lý hố trồng với 20- 30g thuốc Lorsban 15 G/ hố

 - Xới quanh nọc tiêu sâu 10cm, rải hoặc tưới một trong các loại thuốc chứa các hoạt chất sau: Chlorpyrifos Ethyl- min 94% (Lorsban 15GR, 30EC, 40EC, 75WG); Chlorpyrifos Ethyl 50% + Cypermethrin 5% (Clothion 5EC); Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Tungcydan 30EC, 41EC, 55EC, 60EC) lấp đất và tưới nước.

 - Cạo bỏ đường mui trên dây tiêu và phun kỹ dung dịch một trong các loại thuốc trên.

 

doc 35 trang yennguyen 5640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật phòng trừ bệnh cây công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật phòng trừ bệnh cây công nghiệp

Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật phòng trừ bệnh cây công nghiệp
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH QUẢNG TRỊ
---o0o---
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGHỀ
KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ BỆNH 
CÂY CÔNG NGHIỆP
(Dùng cho trình độ dưới 3 tháng )
Đơn vị biên tập:
Trường Trung học Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
 Năm 2013
BÀI 1: PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO CÂY HỒ TIÊU
I. PHÒNG TRỪ SÂU HẠI TRÊN CÂY TIÊU
1. Mối
a) Đặc điểm hình thái.
Mối có kích thước nhỏ. Mối thợ có màu trắng, đầu tròn, màu vàng nhạt và có hàm trên nhỏ, dài khoảng 4mm. Mối lính lớn hơn, dài 5mm, đầu màu nâu, hàm trên màu đen. Mối trưởng thành có màu vàng cam, chiều dài khoảng 8mm, có cánh dài, trong suốt.
	b) Triệu chứng và tác hại.
	- Mối sống thành quần thể trong tổ dưới mặt đất, một số bộ phận mối thợ và mối lính đi kiếm ăn, khi đi chúng tạo thành mui đất trên dây tiêu, rễ tiêu, choái tiêu.
	- Mối gặm dây tiêu, rễ tiêu làm cây còi cọc, chết dần
	- Mối phá hại trụ trồng tiêu
	- Mối tạo điều kiện cho nấm bệnh và côn trùng xâm nhập
 c) Biện pháp phòng trừ.
	- Trước khi trồng cần làm đất kỹ, dọn sạch tàn dư thực vật, phá tổ mối
	- Thường xuyên vệ sinh vườn tiêu, không để lá cây, cành cây mục trong vườn tiêu.
	- Xử lý hố trồng với 20- 30g thuốc Lorsban 15 G/ hố
	- Xới quanh nọc tiêu sâu 10cm, rải hoặc tưới một trong các loại thuốc chứa các hoạt chất sau: Chlorpyrifos Ethyl- min 94% (Lorsban 15GR, 30EC, 40EC, 75WG); Chlorpyrifos Ethyl 50% + Cypermethrin 5% (Clothion 5EC); Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Tungcydan 30EC, 41EC, 55EC, 60EC) lấp đất và tưới nước.
	- Cạo bỏ đường mui trên dây tiêu và phun kỹ dung dịch một trong các loại thuốc trên.
2. Rệp sáp
a) Đặc điểm gây hại
Rệp sáp chích hút rễ, thân, lá, chùm hoa, chùm quả tiêu.
b) Tác hại của rệp sáp
	− Làm cho lá tiêu vàng.
Vườn tiêu chậm lớn.
Tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh gây hại.
	− Chết cây Tiêu, chết toàn bộ vườn tiêu.
c) Biện pháp phòng trừ.
	- Dọn sạch cỏ dại thường xuyên, nhất là trong mùa mưa và phát quang bụi dậu xung quanh vườn.
	- Thường xuyên cắt tỉa tạo tán làm cho trụ thoáng mát, tỉa bớt cành của choái sống trong mùa mưa để đảm bảo độ thong thoáng cho vườn
	- Bón phân cân đối NPK và phân hữu cơ tạo điều kiện cho cây tiêu khỏe
	- Bảo tồn các loài thiên địch trong vườn tiêu như nhện các loại, ong các loại, kiến vàng, chim sâu, bọ rùa đỏ, chuồn chuồn các loại
	- Khi rệp phát triển ở mật độ cao nên dùng các loại thuốc như: Abamectin (Dibamec 1.8 EC, 3.6 EC, 5 WG; Reasgant 1.8 EC, 2 WG, 3.6 EC, 5 EC, 5 WG); Acephate- min 97%; Alpha- Cypermethrin- min 90%; Benfuracard- min 92%; Buprofexin- min 98%; Imidacloprid- min 96%; để trừ.
3. Tuyến trùng
a) Hình thái 
 Tuyến trùng kích thước cơ thể rất nhỏ, chỉ khoảng 0,5 mm.
b) Triệu chứng gây hại 
- Tuyến trùng sống trong đất, đục lổ chui vào sinh sống bên trong rễ, chích hút dịch cây và tạo thành các bướu rễ. Bộ rễ có bướu phát triển kém, đen từng đoạn và thối dần từ dưới lên.
- Cây tiêu bị tuyến trùng hại các lá phía dưới chuyển màu vàng, dần dần tới các lá phía trên, nhưng lá không có các đốm màu nâu như các bệnh do nấm. Triệu chứng vàng lá giống như thiếu đạm nhưng khác với tình trạng thiếu đạm là không vàng nguyên đám mà chỉ vàng rải rác từng khoảng của cây bị bệnh mà thôi. Cây tiêu sinh trưởng kém, lá bị vàng khô, xơ xác và cuối cùng cả cây bị chết khô, nhổ lên dễ dàng do bộ rễ đã bị phá hủy. Vào mùa nắng, cây tiêu bị khô héo rất nhanh.
- Sau khi bị tuyến trùng tấn công, cây tiêu thường dễ bị nhiễm các nấm bệnh tấn công như Fusarium, Phytophthora, Rhizoctonia, Pythium gây chết cây nhanh hơn.
c) Phòng trừ 
- Chọn giống tiêu có khả năng chống chịu được tuyến trùng hoặc nhiễm nhẹ như giống tiêu Lada Belangtung đã được trồng nhiều năm ở nước ta có năng suất cao, chất lượng tốt.
- Không lấy hom giống để trồng từ những vườn bị bệnh.
- Diệt sạch cỏ dại, giữ cho vườn tiêu thông thoáng.
- Tưới nước đầy đủ nhưng tuyệt đối tránh ngập úng, nhanh chóng tiêu nước khi mưa to.
- Tăng cường phân chuồng và phân hữu cơ hoai mục, có bón thêm vôi bột để làm đất bớt chua.
- Trồng cúc vạn thọ ở xung quanh gốc tiêu và giữa hai hàng tiêu, khi cây cúc ra hoa nhổ cây băm nhỏ rồi vùi lấp xung quanh gốc tiêu cũng có tác dụng hạn chế tuyến trùng.
- Nhổ bỏ cây bệnh nặng tiêu hủy, thu gom hết rễ, rắc vôi và thuốc trừ tuyến trùng.
Sử dụng một số loại thuốc như: Cacbosulfan; Clinoptilolite; Diazinon; Ethoprophos; Paecilomyces lilacinus;liều lượng dùng như khuyến cáo, rắc hoặc tưới vào đất xung quanh gốc cây. 
II. PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TRÊN CÂY TIÊU
1. Bệnh vàng lá- chết chậm
a) Đặc điểm nhận dạng:
	− Cây tiêu chậm lớn.
	− Cành, lá thưa thớt dần.
	− Lá tiêu vàng, xuất hiện ở lá già trước.
	− Rụng lá, rụng đốt khi bệnh nặng.
	− Rễ bị thối, trên rễ có nốt sần hoặc bị rệp sáp phá hại.
	− Bệnh lây lan nhanh.
b) Tác nhân gây hại:
	− Do tuyến trùng và nấm gây hại. Lúc đầu tuyến trùng xâm nhập vào rễ, gây vết thương, tạo nốt sần, sau đó là nấm tấn công
	− Do rệp sáp phá hại dưới gốc rễ.
	− Do xới xáo làm đứt rễ.
c) Tác hại:
	− Vườn tiêu chậm lớn (sinh trưởng, phát triển chậm)
	− Rụng lá, rụng đốt.
	− Giảm năng suất và chất lượng tiêu.
	− Cây tiêu chết, không còn thu hoạch
d) Biện pháp phòng bệnh:
Là biện pháp được coi là quan trọng nhất, vì khi xảy ra bệnh thì tác hại rất lớn. Phải tiến hành đồng bộ các biện pháp sau:
	− Không trồng ngay lại tiêu trên vườn tiêu đã bị bệnh trước đó. Nên trồng cây họ đậu một vài vụ rồi mới trồng lại tiêu.
	− Dọn sạch tàn dư thực vật và cỏ dại và đốt để tiêu hủy.
	− Cày và phơi đất trong mùa nắng.
	− Thăm vườn thường xuyên để phát hiện bệnh sớm.
	− Hạn chế sử dụng phân hóa học.
	− Tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục cùng với các nấm đối kháng bệnh.
	− Không bón phân hữu cơ chưa hoai mục, gây tác hại bộ rễ và là nguồn thức ăn cho mối.
	− Không tưới tràn cho vườn tiêu.
	− Tuyệt đối không xới xáo, làm đứt rễ tiêu trong mùa mưa, tạo vết thương cho nấm bệnh xâm nhập và gây hại tiêu.
	− Xử lý thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh khi chuẩn bị trồng mới.
e) Biện pháp trừ bệnh:
	− Đối với cây bị bệnh nặng thì loại bỏ và tiêu hủy.
	− Đối với cây bị bệnh nhẹ cần phải xác định được đối tượng gây hại là rệp sáp hay tuyến trùng. Moi đất trong gốc sâu khoảng một gang tay để xác định đối tượng gây hại.
	− Thuốc trừ nấm: những thuốc có cùng hoạt chất Benomyl hoặc Metalaxyl như Viben50BTN; Benlate 50WP; Bendazol 50WP; Ben 50WP; Bemyl 50WP, Alfamil 25WP, Foraxyl 25WP.
	− Thuốc trừ tuyến trùng: Mocap 10H hoặc Vimoca 20ND
	− Cách xử lý:
	+ Tưới thuốc vào gốc, 5-7 lít/gốc(thuốc đã pha nước), dùng que chọc lỗ sâu 10-30 cm vào phần gốc để tưới đạt hiệu quả hơn.
	+ Thuốc dạng hạt thì vùi vào khu vực rễ tiêu, sâu khoảng 10-15cm.
	− Số lần xử lý: 2-4 lần trong điều kiện đủ ẩm, vào mùa mưa, cách nhau 1 tháng 1 lần.
2. Bệnh chết nhanh
a) Đặc điểm nhận dạng:
	− Cây tiêu héo rất nhanh, héo mà lá vẫn còn xanh, không kịp chuyển vàng.
	− Trên thân, cành và lá bị thối đen, ướt sũng, nhất là phần sát với mặt đất.
	− Quả, gié quả bị thối đen và rụng gié quả.
b) Tác nhân gây hại
	− Do nấm gây hại (có tên là Phytopthora).
Nấm sống trong đất.
	− Nấm lây lan qua nước mưa.
c) Tác hại của bệnh chết nhanh:
	− Thối lá, thối thân, thối rễ, thối quả.
Chết từng trụ tiêu.
	− Bệnh lây lan rất nhanh làm chết cả vườn tiêu trong thời gian ngắn.
d) Phòng bệnh
Bệnh này thường chữa trị không có hiệu quả nên phòng bệnh là quan trọng. Các cách để phòng được bệnh chết nhanh:
Tạo hệ thống thoát nước tốt trong mùa mưa.
Không dùng giống từ vườn tiêu có nhiễm bệnh chết nhanh.
Xử lý hom giống bằng thuốc Alliette 80WP hoặc các thuốc có hoạt chất Mataxyl như: Ridomil 240EC, Ridomil 5G, Rampart 35SD, Mataxyl 25WP, Ridomil MZ 72WP, Vimonyl 72BTN,...
Không gây vết thương cho tiêu trong mùa mưa, đặc biệt là bộ rễ.
Vệ sinh cành nhánh cho vườn tiêu thông thoáng, chú ý làm trước mùa mưa.
Làm sạch cành gốc cách đất 30cm.
Chắn gió tốt cho vườn tiêu.
	− Phun phòng bằng thuốc Aliette 80WP hoặc thuốc có hoạt chất Mataxyl. Phun vào giai đoạn mưa nhiều ngày và sau đó có nắng, đặc biệt là sau những trận mưa có gió mạnh làm lay gốc tiêu.
e) Trị bệnh.
	− Loại thuốc:
	+ Thuốc Aliette 80WP
	+ Thuốc có chứa hoạt chất Metalaxyl như: Alfamil 25WP Foraxyl 25WP Ridomil 240EC, 5G Binhtaxyl 25EC, No mildew 25WP
Cách xử lý:
	+ Phun lên cây
	+ Tưới vào đất, phần gốc rễ tiêu.
	− Số lần xử lý: 2-3 lần, cách nhau 15 ngày
3. Bệnh cháy lá tiêu (thán thư, khô vằn, đen lá).
a) Tác nhân gây hại
Bệnh này do một số loại nấm gây hại.
b) Tác hại
	− Lá bị cháy đen
Lá bị rụng
	− Hoa, quả tiêu cũng bị thối đen và rụng
c) Biện pháp phòng bệnh
	− Vệ sinh sạch sẽ vườn tiêu
Rong tỉa cách cành lươn, cành sát đất.
Không dùng vòi nước có áp lực mạnh tưới thẳng vào cây và gốc tiêu, bồn tiêu.
	− Phun phòng Bốc đô 1% vào đầu mùa mưa, phun 2-3 lần trong mùa mưa, phun cách nhau 25-30 ngày.
d) Biện pháp trừ bệnh
	− Phun Bóc đô 1% khi tiêu bị cháy lá hoặc các loại thuốc khác có tác dụng tương tự như Bóc đo.
Phun thuốc có tác dụng tương tự như Bốc đô như: Champion 77WP, Fuguran-OH 50WP, Cocide 61.4DF, COC 85WP.
	− Phun các loại thuốc khác có chứa hoạt chất Carbendazim như: Vicarben 50BTN, Ticarben 50WP. Benomyl, Ben 50WP, Benlate 50WP, Viben 50BTN.
	− Thuốc có hỗn hợp với Đồng như: Benlat-C 50WP, Viben-C 50BTN.
4. Bệnh tiêu điên
a) Đặc điểm nhận dạng:
	− Bệnh gây hại trên tiêu mới trồng, từ 1-2 năm đầu.
	− Lá tiêu nhỏ lại.
	− Lá tiêu biến dạng, mép là tiêu gợn sóng.
	− Mặt lá gồ lên.
	− Lá dày và giòn.
	− Lá mất màu xanh, có những vùng xanh đậm xen lẫn với vùng xanh nhạc.
	− Ngọn tiêu xoăn lại.
	− Các lóng tiêu ngắn lại.
	− Cây sinh trưởng chậm.
b) Tác nhân gây hại
Do virus gây hại.
c) Tác hại của bệnh tiêu điên
	− Cành nhánh ít và ngắn.
	− Cây ra hoa, quả ít hơn.
	− Không có quả khi bệnh nặng.
d) Phòng bệnh
	− Chọn giống trên vườn tiêu không có bệnh “tiêu điên”.
	− Tiêu diệt rầy, rệp trên vườn tiêu để tránh lây lan.
	− Không dùng dao cắt trên cây bị bệnh chung với cây không bệnh.
	− Tiệt trùng dao cắt bằng cồn. Dùng bông tẩm cồn và vuốt (rà) qua lưỡi dao. Sau mỗi lần cắt xong một cây giống.
e) Trị bệnh.
	− Bệnh này không có thuốc đặc trị.
	− Cây bệnh nhẹ thì chăm sóc bình thường, tuy nhiên năng suất thấp.
	− Cây bị bệnh nặng nên tiêu hủy sớm để tránh lây lan sang cây khác.
BÀI 2: PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO CÂY CAO SU
I. BỆNH PHẤN TRẮNG HẠI CAO SU
a. Triệu chứng gây hại của bệnh phấn trắng
Nấm tấn công ở lá, sau khi bị nấm tấn công 7-10 ngày nhiều bào tử được hình thành trên vết bệnh có mầu bột trắng ở hai mặt lá. Lá bị thiệt hại nhiều nhất là các lá non còn màu nâu nhạt hoặc vàng nhạt khiến lá bị xoăn lại, khô héo trở màu đen và rụng từng lá chét sau đó rụng luôn cuống lá. Bệnh thường chỉ tấn công các lá non dưới hai tuần tuần tuổi và các chồi non mọc lại sau khi qua đông.
Nếu gặp thời tiết lạnh và có sương mù thì lá bị rụng hàng loạt, sau giai đoạn này lá không bị rụng thì lá sẽ bị biến dạng và đốm bệnh có màu vàng nhạt.
b. Phòng trị bệnh phấn trắng
- Căt bỏ cành bệnh, quét đốt lá bệnh rụng trên các lô cao su về mùa đông, hạn chế tược đông phát triển.
- Dùng Carbendazim, Hexaconazoleđể trừ
- Phun lần đầu vào mùa xuân, khi có lá non màu đồng tím chiếm đa số và tỷ lệ bệnh thấp dưới 15- 25 % hay khi có lá xanh chiếm đa số và tỷ lệ bệnh 25- 40%. Các lần phun sau vào lúc tỷ lệ bệnh đạt 40- 70%, cần chú ý bón Kali để nâng cao tính chống bệnh cho cây cao su
- Trồng các giống cao su có khả năng chống chịu bệnh
2. BỆNH HÉO ĐEN ĐẦU LÁ
a. Triệu chứng gây hại của bệnh héo đen đầu lá
Lá cao su non là giai đoạn mẫn cảm, đầu tiên trên lá non có đốm mầu nâu nhạt và thường xuất hiện ở đầu lá, sau đó vết bệnh lan rộng tạo vùng thâm đen tại đầu lá và rụng từng lá chét, sau cùng cả cuống lá bị rụng.
Lá già hơn một chút bệnh không gây rụng lá mà để lại những đốm u lồi trên phiến lá. Ngoài ra nấm còn gây hại cho trái và chồi non, vết bệnh có mầu nâu đến nâu đậm, gây chết chồi và khô trái.
Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, nhất là khi mưa và nắng xen kẽ nhau, ngày mưa, ngày nắng, bệnh xuất hiện nhiều.
Khi quan sát trên vườn có 10% số cây bị bệnh (khoảng 40 – 50 cây/ha) cần phun thuốc đồng loạt trên tất cả các cây trên vườn.
Đặc biệt, khi trồng cây giống bằng cây stump trần hay bầu cắt ngọn, khi chồi ghép vừa nhú ra cỡ 5 – 10 mm, vào lúc thời tiết mưa nhiều, liên tục cần phun thuốc phòng trị bệnh héo đen ngay lập tức để tránh bệnh làm chết chồi ghép hay cây cao su sau này.
b. Phòng trị bệnh héo đen đầu lá hại cây cao su
Hiện nay thuốc có gốc đồng hoặc gốc Cacbendazim được xem là loại thuốc trừ bệnh héo đen đầu lá hiệu quả nhất. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc khác như thuốc có gốc đồng như: Boocdo...
Pha thuốc theo khuyến cáo trên bao bì của thuốc, phun 3 lần với chu kỳ 7 – 10ngày/lần vào buổi sáng ít gió.
Thuốc trừ bệnh Carban, có chứa hoạt chất carbendazim. Đây là loại thuốc trị bệnh héo đen đầu lá hiệu quả nhất hiện nay.
Phun thuốc phòng trị bệnh héo đên đầu lá trên vườn cây cao su KTCB. Phun ướt đều mặt trên và mặt dưới của lá, toàn bộ tầng lá mới.
3. BỆNH LOÉT SỌC MẶT CẠO 
a. Triệu chứng gây hại của bệnh loét sọc mặt cạo
Triệu chứng đầu tiên không rõ rệt với những sọc nhỏ hơi lỏm vào, có mầu nâu nhạt ngay trên đường cạo và song song với thân cây. Sau đó, chúng liên kết lại thành từng mảng lớn, lúc này vỏ bị thối nhũn và có mủ cũng như dịch màu vàng rỉ ra từ vết thương, có mùi hôi thối.
Dưới vết bệnh thường có đệm mủ và những sọc đen trên gỗ, lúc này tượng tầng bị hủy hoại và để lộ gỗ. Khi cây bị bệnh nặng vết bệnh có thể phá hủy toàn bộ mặt cạo và phát triển lên mặt cạo tái sinh cũng như vỏ nguyên sinh hậu quả làm mất diện tích mặt cạo và khó khăn cho việc khai thác sau này.
Triệu chứng bệnh nhẹ, đó là những sọc nhỏ hơi lỏm vào, có màu nâu nhạt ngay trên đường cạo và song song với thân cây
Triệu chứng bệnh nặng trên thân cây, vỏ thối thành những mảng lớn, chết vỏ, phá vỡ mạch mủ của vỏ thân.
b. Phòng trị bệnh loét sọc mặt cạo
Dọn sạch tàn dư thực vật trong vườn (lô), phát thấp cỏ giữa hai hàng cao su.
Bón phân đầy đủ và cân đối, sử dụng phân hữu cơ (phân gà) cần xử lý trước khi bón. Gắn máng che mưa, không cạo mủ khi mặt cạo còn ướt.
Khi thời tiết mưa tập trung, liên tục, bôi thuốc phòng trị bệnh loét sọc mặt cạo với chu kỳ 7– 15 ngày/lần bôi. Dùng Ridomil MZ 72WP 3%, pha trong nước vào quét một băng rộng 2-3 cm trên miệng cạo. Thêm chất bám dính thích hợp vào thuốc có thể giảm chu kỳ xử lý.
Thuốc Ridomil MZ 72WP, có chứa hỗn hợp 2 hoạt chất là metalaxyl và mancozeb.Pha 300 g/100 lít nước, bôi lên mặt cạo cây cao su
Bôi thuốc phòng trị bệnh loét sọc mặt cạo trên miệng cạo ngửa (cạo kéo) và miệng cạo úp (cạo đẩy).
Gắn máng che mưa phòng bệnh loét sọc mặt cạo.
4. BỆNH NẤM HỒNG HẠI CAO SU
a. Triệu chứng gây hại của bệnh nấm hồng
Khi bệnh nhẹ, vỏ có giọt mủ chảy ra, tiếp theo những khuẩn ty giống như mạng nhện phát triển xung quanh.
Gặp điều kiện, thuận lợi vết bệnh chuyển sang hồng nhạt và lan rộng, khuẩn ty phân bố dày đặc và nấm xâm nhập sâu vào vỏ ... cây xanh, long gốc) dùng Benlate C (0,5%), tưới 2 lít dung dịch/gốc, 2-3 lần cách nhau 15 ngày.
4. Bệnh khô cành khô quả 
a) Triệu chứng và tác hại
Đây là bệnh quan trọng thứ hai sau bệnh gỉ sắt trên cây cà phê. Bệnh làm khô quả, khô cành và chết cây. Bệnh được phát hiện ở Ấn độ năm 1919 và gây hại ở đây vào năm 1928, gây dịch Kenya (1960) làm giảm 50% sản lượng.
Bệnh xuất hiện trên cả 3 bộ phận: quả, cành và lá nhưng gây hại nặng trên quả. Tài liệu cho thấy bện xuất hiên trên cả hoa nhưng tại Đắk Lắk chưa thấy triệu chứng trên hoa.
- Trên quả: bắt đầu bằng vết chấm nhỏ mà nâu trên vỏ quả sau lan rộng ra và có màu nâu sẫm, ở phần bệnh lõm sâu xuống. Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh trên quả do Colletotrichum gây ra.
Vết bệnh lan dần khắp vỏ quả, ăn sâu vào trong nhân làm quả đen và rụng. Bệnh cũng bắt đầu từ vị trí đính vào cuống hay tại điểm tiếp xúc giữa hai quả, những nơi mà nước có thể đọng lại.
- Trên cành: Bệnh xuất hiện đầu tiên từ những đốt ở giữa cành. Đầu tiên là những vết nhỏ màu nâu vàng sau đó nâu sẫm, Vết bệnh lan rộng khắp chiều dài của đốt và lõm xuống so với vùng kế bên. Lá trên cành rụng dần, cành khô dần rồi chết, ở cây bệnh nặng bệnh tấn công cả cành lớn và thân.
- Trên lá: lá bệnh có nhiều đốm nâu, sau đó lan rộng ra, chuyển sang màu nâu sẫm hay nâu đen.
Tại Việt Nam, bệnh được phát hiện năm 1930 và cho đến nay cùng với việc gia tăng diện tích cà phê chè tại các tinh Tây Nguyên tỷ lệ cây bệnh và mức độ gây bệnh cũng gia tăng.
Các kết quả điều tra của bộ môn Bảo vệ thực vật, Viện nghiên cứu cà phê tại Đắk Lắk cho thấy tỷ lệ quả bệnh trên cây từ 4,6-20,4%, tỷ lệ quả bệnh rụng dưới đất là 6%, không kể tỷ lệ quả rụng do sinh lý là 26%, tỷ lệ cây bệnh nặng là 12%. Bệnh làm giảm 7% sản lượng qua việc làm giảm 22,8% trọng lượng 100 nhân.
-Trên lá: Đốm bệnh ban đầu tròn màu nâu, sau lan rộng ra có màu nâu xám, trên đốm bệnh có các vòng đồng tâm màu nâu đậm, các đốm bệnh liên kết lại làm thành mãng khô trên hoặc dọc theo phiến lá.
-Trên cành: Đốm bệnh màu nâu, hơi lõm xuống làm vỏ khô dần, đốm bệnh lan rộng làm lá vàng và rụng, cành trơ trọi, khô đen.
-Trên quả: Thường bị hại nặng khi trái đã thành thục 6-7 tháng, Đốm bệnh màu nâu lõm vào vỏ quả, vỏ biến màu, sau bị khô đen và rụng.
b) Biện pháp phòng trừ
+ Biện pháp cơ học
Chương trình chọn giống cà phê chống bệnh CBD được bắt đầu thực hiện trên cà phê chè tai Kenya từ năm 1936 và cho đến nay rất nhiều giống chống bệnh CBD đã được phổ biến như K7, Blue Mountain, Rume Sudan.
Cần bón phân đầy đủ đặc biệt là phân đạm, kali có tác dụng hạn chế sự tác hại của bệnh. Nếu hàm lượng đạm ở trong lá có từ 4% trở lên thì cây cà phê không bị loại bệnh này gây tác hại.
Trồng cây che bóng một cách hợp lý cũng hạn chế được sự xuất hiện của bệnh. Cà phê không có cây che bóng rất dễ dàng xuất hiện bệnh khô cành, khô quả. Vệ sinh vườn cây, cắt bỏ các cành-lá bị bệnh mang đốt.
+ Biện pháp hóa học
Khi thấy xuất hiện bệnh thì dùng các loại thuốc có gốc đồng để phun phòng trừ. Nồng độ và khoảng cách giữa hai lần phun giống như phòng trừ bệnh gỉ sắt. Vị trí phun tập trung chủ yếu vào cành và quả, nơi bị bệnh nặng cần phun từ 2 - 3 lần một vụ.
Sử dụng các loại thuốc:nCarbendazim (Carbenda Supper 50SC, Carbenzim 50WP, 500FL, Vicarben 50WP, 50SC); Carbendazim 250 g/l+ Hexaconazole 25 g/l; Copper Hydroxide (Funguran- OH 50WP); Ningnanmycin (Dibocylin 2SL, 4SL, 8SL);
Có thể sử dụng nấm đối kháng Trichoderma là biện pháp sinh học để phòng trừ bệnh này. Cơ chế phòng trừ nấm bệnh của nấm đối kháng Trichoderma là tại những điểm tiếp xúc trực tiếp của Trichoderma với nấm bệnh sẽ làm cho nấm gây bệnh teo đi và chết, đây là hiên tượng ký sinh của nấm Trichoderma.
5. Bệnh thối nứt thân “bệnh hư thân”
a) Triệu chứng và tác hại
Bệnh do nấm Fusarium.sp gây nên, xuất hiện ở giữa thân hoặc gần gốc cây và có lúc ở trên các cành lớn trên ngọn sát thân cây. Lớp vỏ trên cây bị nứt và thối đen,sau đó ăn sâu vào phần gỗ bên trong, cây héo dần và chết.
Bệnh lây từ cây này qua cây khác tuy chậm, nhưng qua nhiều năm nó sẽ “ăn mòn” vườn cafe nghiêm trọng làm cho cây cà phê bị chết Tác hại: Xuất hiện ở gốc và giữa thân cây. Làm nứt và thối đen lớp vỏ ngoài của thân cây.
Có thể gây tắc mạch dẫn đến hạn chế vận chuyển chất dinh dưỡng. Cây khô héo từ đầu ngọn xuống; Vỏ thân cà phê thường bị nhũn và khô đen, khi bóc vỏ ra thấy có những sọc đen chạy dọc theo xớ gỗ và có lúc nứt ra.
b) Biện pháp phòng trừ
+ Biện pháp cơ học
Thường xuyên cắt tỉa cành, tạo hình thông thóang, cung cấp đầy dủ dinh dưỡng cho vườn cây chú ý phân hữu cơ (có thể dùng phân vi sinh). Nếu cây bị nặng, thân đã khô vào trong và cành đã héo thì ( theo kinh nghiệm nông dân Đakmil) chỉ có cách cưa bỏ( nhớ là phải đốt).
+ Biện pháp hóa học
Thường xuyên kiểm tra phát hiện sớm. Khi thấy một vết đen nhỏ nổ trên thân, phải cạo sạch và quét thuốc Anvil hay Viben C 50BTN. Dao dùng để nạo xong cây nào thì phải sát trùng trước khi cạo cây khác.
Nếu quá muộn phải cưa bỏ sâu xuống rồi quét thuốc lên mặt cắt và gốc cây. Tỷ lệ cây phục hồi rất thấp do phát hiện muộn, vì như ung thư, nó đã di căn khắp cơ thể rồi.
BÀI 4: PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO CÂY LẠC
I. SÂU HẠI LẠC 
1. Sâu xám
a. Triệu chứng gây hại
 Là đối tượng gây hại chính ở thời kỳ cây con, sâu thường cắn trụi lá đến cắn đứt ngang cây lạc lúc vừa mới mọc làm đứt khoảng, giảm mật độ lạc trên ruộng.
b. Đặc điểm
Sâu non là pha sinh trưởng phá hại cây trồng. Sâu non mới nở màu xám đất, lớn hơn có màu đất bóng, phần bụng màu nhạt hơn. 
Trên mỗi đốt phía lưng có 4 u lông nhỏ, phía dưới có 4 u lông lớn hơn.
 Vòng đời sâu non có 5 tuổi. Giai đoạn tuổi 1 sâu sống trên lá cây, chúng ăn phần mô lá tạo nên những vết thủng li ti trên bề mặt lá. Tuổi 2 sâu chui xuống đất, ban ngày nằm cuộn tròn ngay dưới gốc cây, ban đêm bò lên ăn phần non ngay gốc cây tạo ra một vết thủng vừa cho sâu chui vào bên trong. Tuổi 3-4 sâu cắn ngang thân và chui vào trong thân cây, ăn những phần mô mềm làm rỗng thân cây khiến cây bị héo và chết.
c. Biện pháp phòng trừ
+ Bắt bằng thủ công.
+ Luân canh cây trồng nước
+ Dùng các loại thuốc hoá học như Match 50ND, Sherpa 25 EC theo liều khuyến cáo.
+ Sử dụng quy trình phòng trừ tổng hợp
2.  Sâu khoang
a. Triệu chứng gây hại
 Phát sinh gây hại trong suốt qúa trình sinh trưởng của lạc, ở thời kỳ đầu vụ mật độ sâu cao, cắn khuyết đến trụi lá làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của lạc, sâu hại nặng ở giai đoạn lạc ra hoa bói trở đi, cắn trụi lá.
b. Đặc điểm nhận biết
- Trưởng thành thường có màu xám hoặc nâu xám, cánh trước có màu nâu vàng, có các vằn đen trắng, cánh sau màu hơi trắng.
- Trứng đẻ thành ổ trên lá, được bao phủ một lớp lông bảo vệ.
- Sâu non mới nở màu xanh sáng, sống tập trung và phân tán khi lớn. Sâu tuổi lớn có màu từ xám xanh đến nâu đen với những sọc vàng hoặc trắng. Nhộng màu đỏ sẫm.
c. Đặc điểm phát sinh, gây hại
- Sâu khoang còn được gọi là sâu ăn tạp gây hại trên nhiều loại cây trồng. Sâu non lột xác 5-6 lần, sâu tuổi nhỏ ăn biểu bì của lá, sâu tuổi lớn ăn cả thịt lá chỉ chừa lại gân lá. Khi mật độ sâu cao có thể làm cho lá rụng nhanh. Sâu non còn có thể gặm ăn vỏ quả làm giảm phẩm chất.
d. Biện pháp phòng trừ
- Luân canh cây trồng , vệ sinh đồng ruộng trước và sau làm đất.
- Diệt ổ trứng và sâu non bằng tay khi trồng, cày ải phơi đất.
- Dẫn nước ngập ruộng trước khi.
- Hạn chế phun thuốc để bảo tồn các loài thiên địch thường xuất hiện trên ruộng như nhện, bọ rùa, ong kí sinh...
- Dùng bẫy bả pheromone hoặc bẫy chua ngọt có hiệu quả.
- Có thể dùng thuốc có như: Ofatox 40EC, Fastac Sherpa, Polytrin. Dùng các loại chế phẩm vi sinh như NPV, Vi-BT, hoặc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem có hiệu quả cao. Phun khi sâu non nhỏ tuổi (1 - 2).
3. Rệp hại lạc
a. Triệu chứng gây hại
Rệp tập trung thành đám bám vào phần lá non, đọt non của lạc chích hút dịch cây làm lạc sinh trưởng kém, quăn queo, ra hoa đâm tia kém. Rệp phát sinh nhiều trong điều kiện thời tiết có mưa phùn, ruộng lạc ẩm ướt, rậm rạp.
b. Biện pháp phòng trừ 
 + Vệ sinh đồng ruộng và bón phân cân đối
 + Dùng thiên địch để diệt trừ.
 + Khi rệp phát triển nhiều thì dùng Ofatox 50EC, Trebon 10EC theo liều khuyến cáo để diệt rệp.
4. Sâu cuốn lá
a. Triệu chứng gây hại
 Sâu cuốn lá lạc gặm ăn hết biểu bì để lại lá non màu trắng, nếu mật độ cao làm ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lạc.
b. Biện pháp phòng trừ 
+ Tổ chức bắt bằng thủ công.
+ Sử dụng thuốc hoá học như: Match 50ND, Sherpa 25 EC... Theo liều khuyến cáo. 
Biện pháp phòng trừ  tổng hợp đối với sâu hại lạc
- Trồng lạc đúng quy trình kỹ thuật tạo điều kiện cho lạc sinh trưởng, phát triển tốt.
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, chú ý ngay từ lúc mới gieo, phát hiện kịp thời sâu xám, sâu khoang nếu có mật độ cao nên tổ chức bắt sâu vào sáng sớm hoặc chiều tối là biện pháp quan trọng và cho hiệu quả cao.
- Xử lý bằng thuốc Basudin 10H.
- Thời kỳ lạc ra hoa bói trở đi nếu có mật độ sâu khoang, sâu xanh, cuốn lá cao (sâu tuổi lớn) nên tổ chức bắt sâu bằng thủ công vì dùng thuốc ít hiệu quả. Trong trường hợp dùng thuốc thì phải xử lý lúc sâu mới nở tuổi 1-3. 
5. Sâu xanh da láng hại lạc  
a. Triệu chứng
Sâu non mới nở màu xanh trắng rất linh động, chúng bò lung tung trên phiến lá, ban đầu gặm biểu bì lá thành những vệt trắng trên phiến lá, sau ăn cả biểu bì lá làm mặt lá bị thủng những chỗ nhỏ. Sâu lớn càng nhanh ăn càng khoẻ, sau thời gian 20-26 ngày sâu non đẫy sức ăn hết phiến lá non, lá già làm cây lạc trơ trụi, sâu ăn hết lá ở ruộng này kéo thành từng đàn di trú phá hoại sang ruộng khác.
b. Đặc điểm
  	Trưởng thành (ngài, bướm) thân dài 15-17 mm, sải cánh rộng 37-38mm, màu vàng nâu, vàng tươi, nâu tro. Các vân không rõ rệt, vân ngoài cùng gợn sóng. Con đực có vân ngang ngoài và vân ngang gần mép ngoài hình gợn sóng, giữa hai vân là màu tro, mép ngoài có 7 điểm đen xếp thành hai hàng ứng với mạch cánh. Cánh sau màu vàng tro nhạt, gần mép ở trên buồng cánh có một vân ngắn màu nâu đen. Từ mép ngoài trở vào có một khu nâu chiếm gần nửa cánh trong đó có một vệt hình trăng non màu tro.
Thời kỳ đẻ trứng thường trùng hợp với giai đoạn ra hoa, làm củ của lạc. Ngài cái đẻ trứng rải rác trên mặt lá. Một ngài cái có thể đẻ 50-250 trứng. Thời gian đẻ trứng kéo dài 5-10 ngày. Ngài có thể sống 10-15 ngày. Sau khi đẻ 3-5 ngày thì sâu non bắt đầu nở, sâu non lột xác 5 lần (5 tuổi). Sâu non đẫy sức màu xanh lá cây nhạt bóng, chui xuống đất hoá nhộng ở độ sâu 2-10 cm. Nhộng nằm trong kén. Thời gian phát dục của nhộng là 19-30 ngày. Khi vũ hoá ngài bò lên mặt đất để tìm nơi ẩn nấp, tiếp tục vòng đời sau.
Vòng đời của sâu xanh da láng: Trưởng thành 7-15 ngày, trứng 3-5 ngày, sâu non 20-26 ngày, nhộng 19-30 ngày. Dao động thời gian phụ thuộc vào mùa vụ, mùa động nhiệt độ, ẩm độ thấp vòng đời dài hơn mùa hè nhiệt độ, ẩm độ dồi dào.
c. Phòng trừ
- Nên sử dụng các loại thuốc chứa hoạt chất như: Albamectin (Dibamec 1.8EC, 3.6EC, 5WP; Vibamec 1.8EC, 3.6EC, 5.55EC); Acephate (Monster 40EC, 75WP); Bacllus Thurigiensis var; Dầu botanic+muối kali (thuốc sâu sinh học Thiên Nông 1SL); Citrus oil (MAP Green3SL, 6SL, 10SL)phun khi sâu còn nhỏ thì dể diệt hơn sâu lớn. Từ tuổi 4 trở đi sâu rất khó trị vì chúng kháng thuốc rất nhiều, do đó nên sử dụng luân phiên các loại thuốc để tránh tình trạng sâu mau quen thuốc.
II. Bệnh hại lạc
1. Bệnh héo xanh vi khuẩn
a. Triệu chứng
Bệnh thường xuất hiện khi lạc có 5 - 6 lá đến lúc hình thành củ. Lạc chết héo đột ngột cả cây hay một số cành trên cây, nhưng lá vẫn xanh. Chẻ dọc rễ cây bị bệnh có màu nâu đậm hơi khô, khi bị nặng thân rũ xuống, rễ thối đen. Khi cắt một đoạn thân cây bị bệnh nhúng vào cốc nước trong ta sẽ thấy dịch nhầy chảy ra ở vết cắt.
b. Biện pháp phòng trị
 	- Đất làm vườn ươm sạch bệnh, cày bừa kỹ. Dùng formol, Mocap 10G, Furadan 3H, vôi, CuSO4, Metyl brovide xử lý đất.
 - Luân canh với cây lúa nước.
- Bón đạm vừa phải (đạm NO3 bệnh nhẹ hơn đạm SO4 ), phân chuồng phải ủ hoai.
- Dùng thuốc: Kasuran, Bacillus subtilis (Bionite WP); Chitosan (Tramy 2SL); Ningnanmycin ( Bonny 4SL, Dibocylin 2SL, 4SL, 8SL) 
2. Bệnh héo rũ gốc mốc trắng lạc 
 	 a. Triệu chứng
Cây bệnh héo rũ, xanh hoặc hơi vàng. Cổ rễ và đoạnh thân ngầm bị bệnh có vết màu nâu, thối mục, khô xác. Nhổ cây rễ bị đứt gốc, trên gốc thân cây bệnh mọc lớp nấm trắng đậm, tia lan rộng ra mặt đất, hình thành nhiều hạch nấm hình tròn hình tròn như hạt cải màu trắng, về sau có màu nâu.
b. Nguyên nhân gây bệnh
Do nấm Sclerotium rolfsii gây ra.
c. Đặc điểm phát sinh, gây hại
Bệnh phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, ẩm ướt, cây sinh trưởng kém. Trên đất trồng độc canh, đất cát thô bệnh nặng hơn. Trên đất có nhiều chất hữu cơ, tàn dư cây chưa hoai mục bệnh hại nặng hơn, vụ Xuân bệnh hại nặng hơn vụ thu.
Bệnh xuất hiện trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Nấm phá hại tia củ lạc trong đất làm tóp, thối củ, hạt mốc, mất sức nảy mầm hoặc khi gieo mầm mọc yếu, cây sẽ bị bệnh. Ở Giai đoạn ra hoa và quả non bệnh hại nặng hơn; vụ xuân bệnh hại nặng hơn vụ thu.
d. Biện pháp phòng, trừ
- Luân canh với lúa nước, các cây trồng khác để hạn chế nguồn bệnh ở đất. Bón phân hợp lý và cân đối. Đặc biệt ở vùng đất bạc màu cần bón nhiều vôi, dùng phân chuồng hoai mục để bón.
- Dùng hạt giống tốt, xử lý khô bằng TMTD 2kg/1 tấn hạt; Rovral 50 WP 2kg/1 tấn hạ
- Dùng thuốc phun vào gốc cây để chống bệnh héo rũ lạc do nấm như: Kasumin 2L (1,5-2l/ha); Topsin M-70WP (0,4-0,6kg/ha).
Nhổ bỏ cây bệnh khi mới chớm phát sinh, rắc vôi bột vào gốc trên mặt luống hoặc tưới nước vôi loãng 4% vào gốc để hạn chế các loại nấm gây bệnh.
3. Bệnh hại lạc
a) Đặc điểm nhận biết
Bệnh đốm nâu :
- Do nấm Cercospora arachidicola gây ra
- Bệnh hại chủ yếu trên lá. Lá có các đốm tròn màu nâu nhạt, sau đó chuyển sang màu nâu đỏ hoặc nâu sậm. Trên một lá có nhiều đốm bệnh làm lá mau biến vàng và rụng. Các lá phía dưới bị bệnh trước sau lan lên các lá phía trên.
Bệnh đốm đen :
- Do nấm Cercospora personata gây ra.
- Bệnh phát sinh chủ yếu trên lá và thân. Vết bệnh lúc đầu là chấm nhỏ màu nâu, sau lớn lên màu nâu đen, thường thấy rõ ràng ở mặt dưới lá. Đốm bệnh hình tròn, trên vết bệnh già có những hạt nhỏ màu đen (các ổ bào tử) xếp thành các đường vòng đồng tâm, có viền trũng màu vàng nhạt quanh đốm bệnh.
- Trên một lá có nhiều vết bệnh, các đốm liên kết lại thành vết to. Lá vàng và rụng, cây sinh trưởng kém. Bệnh phát sinh ở các lá bên dưới sau lan lên các lá phía trên.
b) Điều kiện phát sinh, gây hại
Bệnh có thể phát sinh sau khi cây lạc mọc được khoảng 20-30 ngày. Gặp điều kiện nóng, ẩm nhiệt độ không khí trên 20 oC và mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và lây lan. Bệnh phát sinh suốt vụ. nếu phát sinh sớm và nặng làm lá rụng nhiều, ảnh hưởng sinh trưởng và năng suất lạc.
c) Biện pháp phòng trừ :
- Loại bỏ tàn dư cây trồng sau thu hoạch, cày lật đất sớm.
- Gieo trồng giống chống chịu bệnh.
- Luân canh cây trồng.
- Khi bệnh mới xuất hiện, phun thuốc trừ nấm :
+ Opus 75 EC, Carbenda 50 SC, Bavisan 50 WP : 10-15 ml/bình 8 lít nước
 + Bright Co 5 SC: 20-30 ml/bình 8 lít	
+ Polyram 80 DF, Manozeb 80 WP, Dithane xanh M 45 80 WP : 30 g/bình 8 lít.
+ Sumi Eight 12.5 WP : 3-5 g/bình 8 lít
+ Folicur 250 EW, 250 WG, 430Se. ...

File đính kèm:

  • doctai_lieu_dao_tao_nghe_ky_thuat_phong_tru_benh_cay_cong_nghie.doc