Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh

Chương 1: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC MỘT SỐ CÂY CẢNH

Bài 1: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SANH

1. Đặc điểm hình thái cấu tạo:

 Sanh có tên khoa học là Ficus indica L. thuộc họ Morace

 Là cây thân gỗ, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao 15-20m, có khả năng phân cành cao và trên thân hoặc cành thường là hình các u bướu và các sống gờ do sự sinh trưởng mạnh. Ngoài rễ dưới đất, sanh còn hình thành rễ ở trên bề mặt đất từ cành lớn hoặc thân. Rễ này thường gọi là rễ khi sinh hình thành nhiều trong mùa mưa, ẩm và có hai loại phân biệt ở khả năng ăn dài xuống đất hình thành rễ cọc cho cây. Cành dẻo dễ uốn.

 Lá sanh dày và phân bố trên cành với mật độ cao tạo ra phần tán lá rậm rạp, xum xuê. Quả khi chín có màu vàng trong có hạt và có khả năng mọc mầm tạo ra cây con theo lối sinh sản hữu tính. Ngoài phương thức sinh sản này thì phương thức nhân giống chủ yếu của Sanh là nhân bằng con đường vô tính từ các cành, rễ.

2. Nguồn gốc, nhu cầu sinh thái:

 Sanh có mặt ở các vùng nhiệt đới ẩm và hiện nay thường gặp hầu hết các vùng của đất nước Việt Nam. Chúng sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm (nóng và mưa nhiều ) và hình thành các trồi lá mạnh vào mùa mưa. Yêu cầu nước cao để sinh trưởng và phát triển, có khả năng chịu ngập úng ở thời gian dài. Khi khô hạn hoặc thiếu nước cây sinh trưởng chậm, hình thành các lá vẩy bao vây lấy điểm sinh trưởng ngọn cành hay thân và trên thân thường xuất hiên các điểm lồi trắng. Sanh cũng được trồng ở những vùng đông lạnh.

 Sanh thích hợp trên nhiều loại đất và có thể bám trên đá để sống miễn là có nước cho sinh trưởng của cây. Chúng cũng được trồng trong điều kiện chiếu sáng rất khác nhau nhưng thích hợp nhất là trong điều kiện chiếu sáng tán xạ.

3. Kỹ thuật nhân giống:

 Sanh là loại cây rất có thể nhân giống và có thể nhân theo phương thức hữu tính (từ hạt) và phương thức vô tính (từ cành dăm, cành chiết).

4. Kỹ thuật trồng:

 Cây con đem trồng ra luống đất hoặc chậu phải có bộ rễ tốt và kích thước nhất định để nhanh tạo được giáng, thế yêu cầu. Đất trồng nên chọn các đất tốt, giàu mùn và có thành phần cơ giới trung bình hay hơi nặng, không nên trồng trên đất sét, gan gà vì như vậy cây sinh trưởng chậm mặc dù vẫn ra lá, cành. Trong trường hợp đất sấu hoặc đất quá nặng cần bón lót thêm phân truồng làm đất trước khi trồng.

 Sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc thường xuyên như: cắt bỏ các nhánh vô ích, bấm ngọn đặc biệt là tưới giữ ẩm cho đất để duy trì sinh trưởng sự phát triển của cây và làm cho thân cây chóng to.

 

doc 40 trang yennguyen 12482
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh

Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh
 SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH QUẢNG TRỊ
 ---o0o---
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGHỀ
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CẢNH
(Dùng cho trình độ dưới 3 tháng )
 Đơn vị biên soạn:
 Trường Trung học Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
 Năm 2012
LỜI NÓI ĐẦU
Để đạt được mục tiêu tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề, việc phát triển giáo trình phục vụ cho đào tạo nghề là rất quan trọng. Giáo trình “KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY CẢNH” trình độ dưới 3 tháng được tổ chức biên soạn nhằm góp phần đạt được mục tiêu đào tạo nghề đã đặt ra.
Giáo trình này gồm các phần sau:
Chương 1: Kỹ thuật trồng và chăm sóc một số cây cảnh
Bài 1: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sanh
Bài 2: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mai vàng
Bài 3: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sung
Bài 4: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Khế
Bài 5: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sung
Chương 2: Các dáng cơ bản và kỹ thuật tạo hình cây cảnh
Bài 1: Các dáng cơ bản của cây cảnh
Bài 2: Kỹ thuật tạo hình cây cảnh
Chương 3: Kỹ thuật chiết, ghép và phòng trừ sâu bệnh
Bài 1: Kỹ thuật chiết cành cây cảnh
Bài 2: Kỹ thuật ghép cây cảnh
Bài 3: Phòng trừ sâu bệnh cho cây cảnh
Giáo trình này sẽ được sử dụng từ 2013 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giáo viên dạy nghề dựa trên cơ sở của giáo trình để soạn giáo án cho phù hợp. Tuy đã có nhiều cố gắng cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, vì vậy trong quá trình sử dụng đề nghị các trung tâm, đơn vị tham gia dạy nghề góp ý để giáo trình hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
 ĐỀ MỤC	 TRANG
Chương 1: Kỹ thuật trồng và chăm sóc một số cây cảnh6
Bài 1: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sanh..6
Bài 2: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mai vàng..8
Bài 3: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sung.12
Bài 4: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Khế..15
Bài 5: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sung..17
Chương 2: Các dáng cơ bản và kỹ thuật tạo hình cây cảnh19
Bài 1: Các dáng cơ bản của cây cảnh..19
Bài 2: Kỹ thuật tạo hình cây cảnh..25
Chương 3: Kỹ thuật chiết, ghép và phòng trừ sâu bệnh..28
Bài 1: Kỹ thuật chiết cành cây cảnh.28
Bài 2: Kỹ thuật ghép cây cảnh..33
Bài 3: Phòng trừ sâu bệnh cho cây cảnh..36
Tài liệu tham khảo.
MỞ ĐẦU
Một trong những nét đẹp nhất hấp dẫn nhất trong vườn cảnh là cây cảnh được tứ cấu để trở thành bonsai.
Nếu so sánh với các môn nghệ thuật kinh điển như hội họa, kiến trúc, điêu khắc, thi cathì Bonsai còn xa mới sánh được. Các tài liệu giới thiệu về hình thái này ở Nhật Bản thì coi Bonsai chỉ là một thứ chơi tiêu khiển và đứng sau những hình thái có nghệ thuật cao như vườn cảnh, cắm hoa nhưng ở nước ta đa số đều ít nhiều coi Bonsai là một nghệ thuật tạo hình, đó là một thói quen.
Hiếm có một khu vườn nào từ gia đình hay công viên công cộng mà thiếu sự có mặt tô điểm của Bonsai, bởi Bonsai là nghệ thuật biến hoặc cải tạo một cây có tiềm năng thành kiểng lùn, đẹp đẽ diễn tả một vẻ đẹp của thiên nhiên. Hai xu hướng mới của Bonsai là: Tạo ra ấn tượng bao la, già nua và cằn cổi của một khu rừng bằng cách trồng một số cây trên một chiếc khay và xu hướng khác trồng cây trên một khối đá sao cho hài hòa mát nhìn để tạo ra ấn tượng cảnh quan thu gọn, cảnh núi non cây cỏ.
Từ thế kỷ thứ IV sau công nguyên, người Trung Hoa đã có truyền thống trồng hoa Cúc trong chậu, đặt dưới mái hiên. 200 năm sau đến đời nhà Đường, Bonsai thực sự trở thành một bộ môn nghệ thuật kỳ thú với những đặc điểm riêng. Những cây Tùng, cây Bách, cây Mơđược trồng, tạo dáng trong chậu và con người bắt đầu say mê nghệ thuật này. Nghệ thuật Bonsai khởi nguồn từ nền văn minh Trung Hoa, đến ngày nay đã phát triển gần khắp châu Á.
Người Trung Hoa đã cố gắng tạo nên những khung cảnh thu gọn, cho ta ý niệm về sự bao la và gợi lên các vùng khác nhau của đất nước họ. Sự cân đối, hài hòa của cây được thu gọn là những tiêu chuẩn chính của nghệ thuật này. Ban đầu, Bonsai giành cho giới quý tộc, về sau các nhà sư theo đạo phật đã truyền bá Bonsai ra khắp châu Á, nhất là sang Nhật Bản. tại Nhật Bản Bonsai là đặc quyền của giới thượng lưu cho mãi tới thế kỷ XĨ. Cũng chính tại Nhật Bản, nơi mà nghệ thuật tạo ra những cây gỗ nhỏ theo mô hình những cây lớn được hoàn thiện dần qua nhiều thế kỷ, đã sinh ra thuật ngữ “Bonsai” và “nghệ thuật Bonsai” với những quy luật rõ rang, chính xác như trong thơ ca. Phải chăng người Nhật đã giải mã một bộ môn nghệ thuật về chử viết. “Bon” tức là chử”bồn”, có nghĩa là chậu thấp và “sai” tức là “tai”, có nghĩa là trồng trọt hay cây cỏ. Theo ngữ nghĩa thì Bonsai là cây trồng trong chậu.Ở Trung Quốc, Bonsai người ta dịch là bồn cảnh. Chiều cao của Bonsai được giới hạn trong khoảng từ 20- 70 cm. Có người gọi Bonsai là cây cảnh thu gọn, cây cảnh thu nhỏ, non bộ như thế chưa nói lên vai trò của chậu. Thực ra, Bonsai là cây trồng trong chậu cạn, cây cổ thụ trồng trong chậu.
Gần đây, những trường phái Bonsai ở các nước mang những đặc thù khác nhau. Ngoài những đặc điểm chung, trường phái nào cũng bộc lộ những nét riêng, tìm tòi sâu sắc mang đặc điểm tư duy, tình cảm các nghệ nhân.
Ở Trung Quốc, nổi bật có hai trường phái chơi Bonsai: Trường phái phía Bắc và trường phái phía Nam. Do đặc điểm riêng, trường phái phía Nam chú trọng đến việc trồng và tạo dáng cây trên đá rất gần với trường phái chơi non bộ của ông cha ta (Việt Nam) khi xưa. Trường phái khác tạo dáng phỏng sinh học (hình chim, thú) cũng có nhiều nét lý thú.
Dù sao, mục đích cuối cùng là làm cho cây cảnh, dẫu bị hạn chế tăng trưởng nhưng vẫn phát triển khỏe mạnh, có dáng vẻ cổ thụ, mang tính của cây mọc ngoài thiên nhiên tuy sống trong môi trường nhân tạo.
Nói khác đi là thu nhỏ một cây sao cho nó có thể giử gìn, dưới dạng bé nhỏ hơn, tất cả đặc tính tự nhiên phù hợp vơi thiên nhiên. Cái đẹp của bonsai là đơn giản hóa chỉ vừa đủ, biết cách để chọn những nét chính của hình dáng và quan trọng hợn là phải gợi lên một điều gì đó. Bonsai tượng trưng cho sự hòa đồng giữa con người và thiên nhiên, đồng thời biểu lộ tình cảm của con người. Do vậy, khi quan sát một Bonsai, người ta như đoán được cá tính và tình cảm của người đã nuôi dưỡng và chăm sóc nó.
Chương 1: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC MỘT SỐ CÂY CẢNH
Bài 1: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SANH
1. Đặc điểm hình thái cấu tạo: 
 Sanh có tên khoa học là Ficus indica L. thuộc họ Morace
 Là cây thân gỗ, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao 15-20m, có khả năng phân cành cao và trên thân hoặc cành thường là hình các u bướu và các sống gờ do sự sinh trưởng mạnh. Ngoài rễ dưới đất, sanh còn hình thành rễ ở trên bề mặt đất từ cành lớn hoặc thân. Rễ này thường gọi là rễ khi sinh hình thành nhiều trong mùa mưa, ẩm và có hai loại phân biệt ở khả năng ăn dài xuống đất hình thành rễ cọc cho cây. Cành dẻo dễ uốn.
 Lá sanh dày và phân bố trên cành với mật độ cao tạo ra phần tán lá rậm rạp, xum xuê. Quả khi chín có màu vàng trong có hạt và có khả năng mọc mầm tạo ra cây con theo lối sinh sản hữu tính. Ngoài phương thức sinh sản này thì phương thức nhân giống chủ yếu của Sanh là nhân bằng con đường vô tính từ các cành, rễ. 
2. Nguồn gốc, nhu cầu sinh thái:
 Sanh có mặt ở các vùng nhiệt đới ẩm và hiện nay thường gặp hầu hết các vùng của đất nước Việt Nam. Chúng sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm (nóng và mưa nhiều ) và hình thành các trồi lá mạnh vào mùa mưa. Yêu cầu nước cao để sinh trưởng và phát triển, có khả năng chịu ngập úng ở thời gian dài. Khi khô hạn hoặc thiếu nước cây sinh trưởng chậm, hình thành các lá vẩy bao vây lấy điểm sinh trưởng ngọn cành hay thân và trên thân thường xuất hiên các điểm lồi trắng. Sanh cũng được trồng ở những vùng đông lạnh.
 Sanh thích hợp trên nhiều loại đất và có thể bám trên đá để sống miễn là có nước cho sinh trưởng của cây. Chúng cũng được trồng trong điều kiện chiếu sáng rất khác nhau nhưng thích hợp nhất là trong điều kiện chiếu sáng tán xạ.
3. Kỹ thuật nhân giống: 
 Sanh là loại cây rất có thể nhân giống và có thể nhân theo phương thức hữu tính (từ hạt) và phương thức vô tính (từ cành dăm, cành chiết).
4. Kỹ thuật trồng: 
 Cây con đem trồng ra luống đất hoặc chậu phải có bộ rễ tốt và kích thước nhất định để nhanh tạo được giáng, thế yêu cầu. Đất trồng nên chọn các đất tốt, giàu mùn và có thành phần cơ giới trung bình hay hơi nặng, không nên trồng trên đất sét, gan gà vì như vậy cây sinh trưởng chậm mặc dù vẫn ra lá, cành. Trong trường hợp đất sấu hoặc đất quá nặng cần bón lót thêm phân truồng làm đất trước khi trồng.
 Sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc thường xuyên như: cắt bỏ các nhánh vô ích, bấm ngọn đặc biệt là tưới giữ ẩm cho đất để duy trì sinh trưởng sự phát triển của cây và làm cho thân cây chóng to.
Bài 2: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MAI VÀNG
1. Đặc điểm chung
Tên khoa học: Ochna integerrima
Họ thực vật: Ochnaceae (Lão mai)
Mai là cây hoa kiểng dễ sống, sống mạnh và được coi là giống cây dễ trồng nhất. Cây mai không quá kén đất trồng. Bằng chứng cho thấy các loại đất thịtt, đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, thậm chí đất có lẫn đá sỏi... vẫn trồng mai được. Miễn là đất đó không phải là đất chết, đất quá nghèo nàn chất dinh dưỡng không thể trồng các giống cây được.
 Cây mai kỵ đất bị úng thuỷ, đất thường xuyên bị ngập lụt, vì rễ cái của mai rất dài nên nước ngập lâu ngày rễ sẽ bị thúi khiến cây bị úa héo và chết dần. Ngoài rễ cái ra, cây mai còn có vô số rễ bàng mọc tua tủa quanh đoạn cổ rễ, có nhiệm vụ hút các chất dinh dưỡng trong tầng đất mặt để nuôi cây. Rễ cái bị thúi hay bị đứt không có khả năng mọc dài ra được, nhưng rễ bàng lại khác, bị đứt chúng lại mọc ra, vì vậy bộ rễ bàng cũng đóng một vai trò quan trọng cho việc sinh trưởng và phát triển của mai.
 Đối với cây mai kiểng, yếu tố chủ yếu là dáng cây và điều khiển ra hoa đúng kỳ. Nếu cành là quá tốt thì ức chế ra hoa, nếu còi cọc quá thì số hoa ít và không đẹp. Do trồng trong chậu, lượng đất bị giới hạn nên việc bón phân, chăm sóc cho mai là hết sức cần thiết hơn mai trồng trực tiếp trên ngoài đất vườn.
 Cây mai thích hợp với những nơi có khí hậu nóng ẩm, từ 25o-30o là tốt nhất, mai có thể chịu đựng được nhiệt độ cao hơn trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng, nhưng với những vùng có khí hậu mát lạnh dưới 10o thì mai sinh trưởng kém.
 Cây mai ưa nắng, nhưng khả năng chịu khô hạn chỉ ở mức tương đối. Mai thích hợp với vùng có 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Trong mùa mưa thì mưa nhiều, mùa nắng thì trùng vào mùa cây thay lá, trổ hoa. Bằng chứng là ở miền Nam, năm nào mà thời tiết cuối năm thay đổi như mưa nhiều hoặc giá lạnh thì cây mai cũng nở hoa không đúng ngày.
2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai:
Mỗi giống cây đều có một cách trồng riêng. Có giống đòi hỏi phải trồng với kỹ thuật cao, có nghĩa là trồng đúng kỹ thuật cây mới cho năng suất cao sau này. Nhưng cũng có giống cây có cách trồng giản dị, trồng mai cũng giản dị như thế. Nhưng đó là cách trồng để cây mai sống và ra hoa. Còn trồng theo cách ghép cành, uốn thế để có cây mai kiểng cổ, cây mai ghép nhiều màu, hoặc cây mai bonsai tuyệt đẹp thì lại là một việc khác.
Nó đòi hỏi người trồng phải có kỹ thuật.
2.1. Lên líp và mương rãnh thoát nước:
 Do cây mai không hợp với vùng đất thấp, đất có mạch nước ngầm dâng quá cao, đất thường xuyên hoặc vào mùa mưa bị ngập úng. Nếu trồng mai trong thế đất như trên thì phải lên líp, thông thường bề ngang líp chỉ cần rộng từ 1- 1,2m để ương mai con (khi lớn bứng trồng vào chậu).
Giữa hai líp mai sát nhau nên có mương, rãnh để thoát nước để tránh bị ngập úng cho vườn mai.
2.2. Phương pháp nhân giống:
a/ Nhân giống hữu tính: Bằng cách trồng bằng hột. Ưu điểm: số lượng mai con nhiều, không tốn kém, không mất nhiều công sức. Nhược điểm: Cây mai thường không mang những đặc tính tốt của cây mẹ (hoa nhỏ, ít cành hơn, màu sắc có khi khác với cây mẹ...).
b. Nhân giống vô tính: Bằng cách chiết cành, ghép cành hoặc giâm cành. Ưu điểm: Cây con giữ được trọn vẹn những đặc tính của cây mẹ, nhưng không thể sản xuất đại trà với số lượng lớn.
* Chiết cành: Chọn một cành nhỏ của cây mai mẹ, cắt một khoanh vỏ có chiều dài khoảng 3-4 phân, cố tránh đừng để vết cắt phạm vào phần gỗ bên trong, bóc khoanh vỏ đó đi. Sau đó, dùng hỗn hợp đất với phân chuồng hoai nhào dại cho dẻo rồi ốp chặt vào xung quanh vết cắt, bên ngoài dùng vải dày hay bao bố hoặc xơ dừa bó lại cho thật chặt. Hàng ngày phải năng tưới nước cho bầu đất đó được ẩm cho đến vài ba tháng sau, khi bầu đất có nhiều rễ con bắn ra ngoài là lúc cắt nhánh đó rời khỏi cây mẹ.
* Ghép cành (tháp cành, tháp cây): là dùng cành của cây mẹ đem ghép vào cây mai khác để tạo cây mai mới mang những đặc tính của cây mai mẹ.
Có một cách ghép khác là ghép mắt, là lấy mắt lá, chồi non từ cây mẹ để ghép sang một cây khác làm gốc ghép.
 * Ghép tam giác: Lấy một cây mai làm gốc ghép, lựa một chỗ trên gốc cây để ghép cành hay ghép mắt, dùng mũi dao nhọn rạch một hình tam giác nhỏ tương đương hột bắp rồi bóc lớp vỏ đó ra.
 Dùng dao bén tách ra một chồi nhỏ hay một mắt lá của cây mai mẹ đem áp vào chổ tam giác vừa được lột vỏ của gốc ghép. Sau đó, dùng dây vải hoặc băng keo băng mắt ghép lại. Sau vài tuần, thấy chồi ghép hay mắt ghép xanh tươi có nghĩa là thành công.
 Một gốc ghép có thể ghép được nhiều chồi hay nhiều mắt ghép. Ta thấy một cây mai ghép có nhiều màu hoa khác nhau chính là do cách ghép này.
 * Ghép nêm: Dùng dao vạt hình cái nêm trên cành ghép và hình lỗ nên trên gốc ghép (hay làm ngược lại) rồi ráp khít hai bộ phận trên lại với nhau. Yêu cầu là cành ghép và gốc ghép phải có đường kính bằng nhau hay gần bằng nhau và cả 2 cây phải có độ tuổi ngang nhau mới tốt.
 Đặt 2 mối khít với nhau, ta dùng dây cao su hoặc dây nylon quấn chặt bên ngoài vết ghép cho chắc chắn.
 Nên ghép cây vào mùa mưa, vì đây là mùa cây đang dồi dào sinh lực. Tại gốc ghép, chọn nơi vỏ cây tươi tốt để tạo chỗ ghép, như vậy mắt ghép mới hy vọng đạt được thành công, vì nơi ấy nhựa nguyên lưu thông tốt. Việc ghép phải thực hiện càng nhanh càng tốt, để lâu nhựa sẽ khô, ghép không có kết quả.
2.3. Chăm sóc mai
 a. Tưới nước: Cây mai tuy chịu nắng hạn, nhưng không có nghĩa là có khả năng chịu hạn cao. Trong mùa nắng, ta nên chăm lo tưới nước. Với mai trồng đại trà ngoài vườn, mỗi ngày hoặc cách ngày tưới nước một lần mới tốt. Tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá lại tốt hơn. Nên tưới vào lúc sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc tưới vào lúc chiều mát.
 Vào mùa mưa, mai trồng trong vườn khỏi tưới cũng được, trừ trường hợp nhiều ngày nắng gắt kéo dài thì phải tưới nước để giữ đất đủ ẩm. Mai kiểng trồng trong chậu thường bị khô nước vì đất chứa trong chậu quá ít nên không giữ ẩm được lâu. Do đó, mai kiểng trồng trong chậu phải tưới nước mỗi ngày, ngày tưới 2 lần (sáng, chiều).
 Phải chú ý đến độ rút nước của từng chậu, nếu thấy có tình trạng úng nước phải dùng que nhỏ thông ngay, nếu để lâu cây mai sẽ bị chết vì bộ rễ bị hư.
 b. Bón phân: Trồng mai phải bón phân, nhất là đối với cây trồng trong chậu, sau khi tỉa cành tạo dáng cho chúng ta cần bón phân cho mai sinh trưởng tốt về cành lá.
 Lúc này yêu cầu đạm và lân nhiều hơn, kali ít cũng được. Có thể dùng phân Đầu Trâu NPK 20-20-15TE, xới đất lên bón, lấp đất lại. Lượng bón mỗi lần không cần nhiều: khoảng 40-50 g/chậu chứa 50-60kg đất (đối với cây trồng ngoài đất lượng bón tương tự như trong chậu nhưng bón xa gốc cây, khoảng rìa ngoài của tán cây), tưới đủ nước thườ ... i, vì như vậy dễ hơn nhiều so với việc tạo ra một hệ thống rễ mới.
Cách thứ hai để xâm phạm vào cây và tạo chỗ cho rễ phát triển là buộc ga-rô. Cách này thích hợp cho những loài cây không thể chịu được việc cắt bỏ hoàn toàn phần vỏ cây vòng quanh hình nhẫn. Thay vào đó, người ta buộc một sợi kẽm thật chặt xung quanh nhánh cây, ngay bên dưới chỗ dự định cho mọc rễ. Khi nhánh cây phát triển to ra, sợi dây sẽ “cắn” vào vỏ cây và lớp gỗ thượng tầng sẽ dần dần bị ngăn nguồn chất dinh dưỡng từ lá cây đi đến rễ. Phương pháp buộc ga-rô này tiến triển khá chậm, và những cây khỏe mạnh sung sức có thể phục hồi lại chỗ buộc ga-rô trong quá trình phát triển, như vậy thì không thể sinh rễ được
Cả hai cách trên đều yêu cầu phải rắc thêm hormon kích thích sinh trưởng rễ và bọc rêu nước xung quanh khu vực cần phát triển rễ. Sau đó rêu nước sẽ được buộc cố định bằng túi nylon sạch hay túi nhựa sạch. Buộc chắn túi nylon và đục một lỗ nhỏ trên đỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới nước.
Phải luôn đảm bảo rêu nước luôn được giữ ẩm trong suốt quá trình chờ cành chiết sinh rễ. Trong khoảng thời gian dao động từ ba tuần cho đến ba tháng, tùy từng loài cây, những cọng rễ trắng non sẽ dần xuất hiện bên trong túi nhựa. Vẫn giữ nguyên túi nhựa cho đến khi rễ phát triển đầy trong túi, và nhớ luôn giữ cho rêu ẩm ướt trong suốt quá trình ủ. Khi rễ chuyển sang màu nâu là có thể tách cành chiết ra khỏi cây mẹ.
Bây giờ, bạn có thể tháo túi nhựa ra, nhưng vẫn giữ lại đám rêu vì rễ rất dễ bị tổn thương vào thời điểm này. Sau đó cắt cành chiết ra khỏi cây mẹ kèm với búi rễ (càng nhiều rễ càng tốt) rồi trồng xuống một cái chậu có sẵn phân trộn hay rêu nước. Dùng dây bện, dây kẽm hay dây sợi cọ để giữ cho cành chiết gắn chặt vào chậu, không bị gió làm lung lay dẫn đến tổn thương hệ thống rễ non mới hình thành. Đặt chậu cây chiết mới trồng trong bóng mát và che phủ cho cây cho đến khi cây phát triển chắc chắn.
Bảo vệ cành chiết trong mùa Đông
Người ta thường lo lắng rằng liệu cành chiết có tồn tại được qua mùa Đông không. Nhưng thực ra tiết trời Đông không làm hại cành chiết được. Bản thân nó chỉ là một vết thương sẽ mau thành sẹo. Nếu đến cả vết thương trên cây mẹ khi tách cành chiết ra mà bạn còn thấy không đáng ngại, thì mùa đông đối với cành triết cũng chẳng phải là vấn đề gì to tát.
Tất cả những sợi rễ mới mọc từ cành chiết cũng đều dễ bị cái lạnh tác động giống như phần rễ của những cây bonsai nhỏ mới được trồng vào trong chậu. Tuy vậy, rễ của cành chiết đã được tách biệt với bên ngoài bằng một túi nhựa có chứa rêu ẩm bên trong (nếu muốn bạn có thể bọc thêm vào đó một hay hai lớp lông cừu hoặc bông, quấn quanh bằng bong bóng). Nếu rễ mới bị tổn thương trong mùa Đông, thì nó sẽ được thay thế vào mùa Xuân khi cây mẹ bắt đầu phát triển trở lại.
Cây con mới (mới tách từ cành chiết) nên được tách khỏi thân cây mẹ khoảng 6 tuần trước khi đợt lạnh đầu tiên của mùa Đông tràn đến. Khoảng thời gian này cho phép bộ rễ mới có đủ thời gian để phát triển và trở nên cứng cáp trước mùa Đông. Nhưng nếu đến mùa Thu rồi mà bộ rễ trên cành chiết vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh để có thể tách khỏi thân cây mẹ, thì bạn hãy giữ cành chiết lại, đợi cho đến mùa Xuân năm sau hãy tách.
Các loài cây thích hợp với phương pháp cắt vỏ cây theo hình vòng nhẫn gồm có: họ Acer (những cây Phong lá đỏ thường chậm sinh rễ), Berberis (chi Hoàng Mộc); Buxus (chi Hoàng dương); Camellia (chi Trà), Carpinus (cây Duyên), vv
Những loài cây thích hợp với phương pháp buộc ga-rô là: Cây thuộc chi Abies (Linh sam) họ Acer (gỗ Thích, Phong), Cedrus (Bá hương), Cercis (Tử kinh), Chamaecyparis (Hoàng đàn), Cornus (Thù du), Fagus (Giẻ sồi), Juniperus (cây Bách xù), Larix (Thông rụng lá), Lonicera (cây Kim ngân hoa Nhật Bản), Malus (chi Hải Đường), Picea (chi Vân sam), Pieris (cây Rít), Pinus (thông Limber),vv
Hai bảng liệt kê này vẫn chưa đầy đủ, thực ra hầu hết tất cả các loài cây thân gỗ và cây bụi đều có thể đâm chồi mới trên phần gỗ cũ và có thể chiết cành với cơ hội thành công cao
Bây giờ đang là vào cuối tháng Năm và những chiếc lá mọc từ mùa Xuân trên cây mẹ đã trở nên cứng cáp, là thời điểm thích hợp để thực hiện chiết cành
Người ta bóc một vòng vỏ cây ngay bên dưới một chồi lá đã già. Sau khi phần vỏ đã được lấy đi, toàn bộ lớp vỏ thượng tầng bên trong cũng được cẩn thận tước bỏ, vì nếu chừa lại dù chỉ là một phần nhỏ cũng là tạo điều kiện cho cây phục hồi lại phần vỏ vừa bị tước đi.
Chỗ chiết cành sẽ được phun hormon kích thích tăng trưởng rễ, bọc xung quanh bằng rêu nước, được giữ chặt bằng một bao nylon sạch buộc bên ngoài. Sau sáu tuần lễ, những sợi rễ mới đã bắt đầu xuất hiện bên trong túi nylon. Lúc này bạn phải chú ý canh chừng, luôn giữ cho rêu nước được ẩm ướt. Chờ thêm vài tuần nữa để cho bộ rễ mới được cứng cáp và đến lúc đó cành chiết có thể được tách khỏi cây mẹ.
Sau đó cành chiết được tách khỏi cây mẹ, trồng vào trong một chiếc chậu mới và tỉa đi thật gọn để giảm áp lực cho bộ rễ mới.
Thật kỳ lạ là cây sẽ ngưng toàn bộ việc cung cấp chất dinh dưỡng cho phần ngọn mà tập trung phần lớn sức lực vào nuôi phần rễ mới phát triển.
Bộ rễ mới có thể khá yếu ớt trong năm đầu tiên và cho đến suốt mùa Đông năm sau, cần phải tăng cường chăm sóc thêm cho cây trong giai đoạn này.
Đối với một vài loài ta có thể chiết từ những cành cây lớn. Cành cây chiết trong ví dụ này có đường kính 13cm.
Và đây là cây Phong Nhật Bản đang phát triển khỏe mạnh sau khi được chiết.
Bài 2: KỸ THUẬT GHÉP CÂY CẢNH
 Tuỳ thuộc vào mục đích áp dụng, từng đối tượng cây trồng mà có thể sử dụng các phương pháp khác nhau. Một số phương pháp ghép chủ yếu đang được áp dụng được chia thành hai nhóm là ghép mắt và ghép cành.
1. Nhóm các phương pháp ghép mắt.
a/ Phương pháp ghép mắt cửa sổ.
 Phương pháp ghép mắt cửa sổ thường được áp dụng với các chủng loại cây dễ bóc vỏ, có thân cành dễ lấy mắt, mắt ghép lớn
 Trên gốc ghép, cách mặt đất 25 - 30 cm, chọn vị trí không có nhánh hoặc mầm ngủ, tiến hành mở vết ghép có dạng cửa sổ và bóc bỏ phần vỏ. Trên cành ghép, chọn vị trí có mầm ngủ, cắt một phần khoanh vỏ có chứa mầm ngủ với kích thước tương tự hoặc nhỏ hơn vết mở trên gốc ghép. Đặt mắt ghép vào gốc ghép và dùng dây nilon cuốn lại, lưu ý cuốn kín dây từ dưới lên trên một lượt để tránh nước mưa thấm vào và cố định dây ghép.
 Sau ghép 15 - 20 ngày tuỳ thuộc vào chủng loại cây, tiến hành cởi dây ghép. Nếu mắt ghép còn xanh thì sau 2 - 3 ngày tiến hành cắt ngọn gốc ghép, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây con sau khi ghép.
b/ Phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ
 Trên gốc ghép, ở độ cao cách mặt đất 25 - 30 cm, chọn vị trí không có nhánh hoặc mầm ngủ, tiến hành mở gốc ghép có dạng hình lưỡi của gốc ghép. Trên cành ghép, chọn vị trí có mầm ngủ, cắt lấy mắt ghép dạng hình lưỡi có một phần gỗ tương tự như trên gốc ghép. Đặt mắt ghép vào gốc ghép và dùng dây nilon cuốn lại, lưu ý cuốn kín dây từ dưới lên trên một lượt để tránh nước mưa thấm vào và cố định dây ghép. Trường hợp mắt ghép nhỏ hơn so với vết mở trên gốc ghép thì đặt mắt ghép lệch về một bên để có ít nhất một phía tượng tầng được trùng khớp.
 Sau ghép 20 - 25 ngày tuỳ thuộc vào chủng loại cây, tiến hành cởi dây ghép. Nếu mắt ghép còn xanh thì sau 2 - 3 ngày tiến hành cắt ngọn gốc ghép, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây con sau khi ghép.
2. Nhóm các phương pháp ghép cành
a/ Phương pháp ghép áp
 Trên cành ghép và gốc ghép, mở vết cắt có kích thước tương tự nhau, dài từ 8 - 10 cm, áp hai vết cắt vào nhau và cuốn kín lại bằng dây nilon, dùng dây buộc cố định của gốc ghép trên thân cây chọn cành ghép. Sau ghép khoảng 1,5 - 2 tháng, tiến hành cởi dây ghép và cắt ngọn của gốc ghép. Sau đó khoảng 7 - 10 ngày, cắt tiếp phần gốc của cành ghép và tạo được cây giống hoàn chỉnh.
b/ Phương pháp ghép cành bên
 Trên gốc ghép, ở độ cao cách mặt đất 25 - 30 cm, mở vết cắt tương tự như phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ nhưng có kích thước từ 2 - 3 cm. Trên cành ghép, cắt một lát cắt tạo vết cắt dài, có kích thước tương tự như vết mở trên gốc ghép, giữ lại 2 - 3 mầm ngủ. Cài cành ghép vào vết mở của gốc ghép và dùng dây nilon cuốn kín lại. Cuốn dây nilon từ dưới lên trên và cố định dây cuốn lần thứ nhất khi cuốn kín vết cắt, sau đó tiếp tục cuốn dây một lượt lên trên và cố định dây ghép. Sau ghép 20 - 25 ngày, tiến hành cởi dây ghép đến vị trí cố định dây lần 1 và sau 1 - 2 ngày thì cắt ngọn gốc ghép. 
c/ Phương pháp ghép đoạn cành
 Trên gốc ghép, ở độ cao cách mặt đất 25 - 30 cm, tiến hành cắt ngọn gốc ghép (có giữ lại một vài lá gốc). Chọn cành ghép có đường kính tương tự với đường kính gốc ghép, cắt một lát cắt tạo vết cắt dài 2 - 2,5 cm, có 2 - 3 mầm ngủ. Chẻ một vết trên gốc ghép có chiều rộng và sâu tương tự với kích thước của vết cắt trên cành ghép. Cài cành ghép vào gốc ghép sao cho ít nhất có một phía tượng tầng được trùng khớp và dùng dây nilon mỏng cuốn lại.
 Trước hết cuốn nhiều vòng dây để cố định cành ghép vào gốc ghép, sau đó trải rộng dây nilon và cuốn kín một lượt xung quanh cành ghép, đưa dây nilon trở lại cố định dây tại gốc ghép. Sau ghép 15 - 20 ngày, mầm ghép bắt đầu mọc xuyên qua dây cuốn, tiến hành các biện pháp chăm sóc cây con sau khi ghép.
d/ Phương pháp ghép nêm.
 Trên gốc ghép, cắt bỏ toàn bộ thân tán ở vị trí phù hợp, chọn cành ghép và cắt cả hai phía tạo thành hình chiếc nêm. Chẻ đôi gốc ghép và cài cành ghép sao cho phần tượng tầng phía ngoài của gốc ghép và cành ghép được trùng khớp với nhau. Dùng dây nilon cuốn chặt cố định cành ghép với gốc ghép và cuốn kín cành ghép để chống thoát hơi nước. Sau khi cành ghép bật lộc, có 1 - 2 đợt lộc ổn định sinh trưởng thì tiến hành cắt bỏ dây ghép. Sau đó áp dụng các biện pháp chăm sóc cây sau ghép như các phương pháp ghép khác.
e/ Phương pháp ghép sửa chữa thân và sửa chữa rễ
 Đối với phương pháp ghép sửa chữa thân, sử dụng các đoạn cành của cùng giống cây ăn quả ghép nối lại phần vỏ qua vị trí bị tổn thương. Trên cành ghép, cắt tạo vết cắt tương tự như mở vết cắt của phương pháp ghép cành bên nhưng dài từ 3 - 5 cm ở cả hai đầu của đoạn cành. Trên thân cây, bóc vỏ mở vết ghép có kích thước tương tự với vết cắt của cành ghép. Cài cành ghép vào thân cây và cuốn kín lại bằng dây nilon. Khi vết ghép gắn liền, tiến hành cởi dây ghép.
 Đối với phương pháp ghép sửa chữa rễ, tiến hành trồng các cây gốc ghép xung quanh gốc cây cần ghép sửa chữa, cắt ngọn gốc ghép tạo vết cắt tương tự như đoạn cành của phương pháp ghép sửa chữa thân, bóc vỏ mở vết ghép có kích thước tương tự với vết cắt của cành ghép. Cài vết cắt của gốc ghép vào thân cây và cuốn kín vết ghép bằng dây nilon khi vết ghép gắn liền, tiến hành cởi dây ghép.
Bài 3: PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
 Hầu hết các loài cây bụi hoặc cây thường được sử dụng để trồng cây cảnh hiếm khi không chống nổi bệnh nếu được chăm sóc cẩn thận và nuôi trồng trong môi trường đúng cách cho sự phát triển của từng loài cây.
 Quá hạn hoặc úng nước khi tưới hay mưa, bón quá ít hoặc quá nhiều phân bón, con người không chú tâm tạo điều kiện cho cây phát triển (đất trồng và phân bón), nơi trồng cây quá u ám tối tăm (cớm nắng) hoặc quá sáng (với từng loại cây)... Đó là tất cả những tác nhân chủ yếu gây ra cho cây giảm khả năng đề kháng, khiến nó dễ bị nhiễm bệnh và sâu rệp (..) tấn công.
 Sâu rệp (..) có thể tấn công cây ngẫu nhiên (bất cứ lúc nào, chỗ nào) mặc dù bạn phát hiện sớm cây có khả năng bị nhiễm - điều đã cảnh giác từ trước! Cây khoe mạnh, sức sông dồi dào ít có khả năng bị tấn công, chúng cũng sẽ có khả năng tốt hơn để tồn tại vượt qua các cuộc tấn công từ sâu và bệnh tật. Cây có sức khỏe kém, ít sức sống sẽ càng bị ảnh hưởng bởi bất kỳ cuộc tấn của sâu bệnh vì khả năng phòng vệ - đề kháng - suy yếu
 -Biện pháp phòng ngừa như thường xuyên phun thuốc trừ sâu theo, thuốc diệt nấm một cách có hệ thống và theo định kỳ, trực diện vào các ổ sâu, bệnh và xung quanh. Diệt triện để tận gốc. Thường xuyên quan sát sức sống của cây, chăm sóc đúng cách. Đó quả là một biện pháp phòng tránh hữu hiệu!
 Sự tấn công của nấm hoặc rệp sẽ bị dập tắt nếu ta biết gốc lõi vấn đề, và biết đúng cách trị. Tuy nhiên, phương pháp trị không phải là 100% có hiệu quả và thường là các thuốc sâu độc hại, ảnh hưởng tới môi trường; lặp đi lặp lại 1 biện pháp cũng có thể làm giảm hiệu quả của phương pháp trị, do đó nên dùng một số thuốc độc hại để trị khi bệnh của cây thực sự cần thiết phải dùng nó. Tốt hơn hết nên dùng thuốc trừ sâu hay thuốc diệt nấm đúng cách: đúng thời gian, đúng bệnh.
 Cây cảnh trồng trong hay quanh nha (trồng gần con người), trồng trên chậu với ít đất hay trồng trên diện tích nhỏ. Mặc dù được chăm sóc thường xuyên nhưng cây trồng vẫn hay bị sâu bệnh hại tấn công. Tác nhân gây hại trên cây cảnh phần lớn là nấm bệnh, các đối tượng nấm bệnh này ít được nghiên cứu và định danh cẩn thận, do đó việc phòng trừ chủ yếu dựa trên kinh nghiệm thực tiển và sử dụng thuốc phòng trị có phổ tác động rộng, không có mùi khó chịu và tương đối ít độc hại cho con người.
 Nhìn chung đa số cây cảnh có kích thước nhỏ, tính chống chịu thuốc tương đối kém nên liều dùng thường thấp hơn so với liều khuyến cáo ghi trên nhãn (ta có thể rút kinh nghiệm sau khi phun vài lần để xác định liều lượng tốt nhất có thể). Ngoài ra một số cây cảnh do trồng trong điều kiện mát, trồng trong chậu nhỏ, ít đất nên sau một thời gian có thể nảy sinh các dấu hiệu bệnh sinh lý như thiếu ánh sáng (lá vàng, kém tươi, cây ủ rủ, yếu ) và thiếu vi lượng như : thiếu sắt (lá vàng nổi gân xanh), kẽm (lá trắng), ma nhê (lá xanh nhạt, cây yếu), Bo (ít hoa, hoa rụng sớm .
 Thời điểm tốt nhất để phun thuốc là vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, phun nơi thoáng mát, ít người , trường hợp có thể mang ra ngoài trời phun thuốc sau đó mang vào nhà.
Một số sâu bệnh hại điển hình :
 1/ Sâu : Phổ biến nhất trên cây cảnh là các loại sâu ăn lá, sâu ăn bông,sâu chích hút nhưrầy, rệp, nhện, bọ trĩ  với các đối tượng nầy có thể phòng trị hữu hiệu bằng các loại thuốc tương đối ít độc, nhanh chóng phân hủy như thuốc gốc Cúc tổng hợp : Secsaigon 5,10,25,50 EC, Vovinam 2.5EC, Sherzol 205EC hoặc có thể kết hợp các thuốc trên với dầu khoáng SK Enspray 99EC theo tỷ lệ ½ so với liều lượng khuyến cáo ghi trên nhãn cho mỗi loại. Ngoài ra bà con còn sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh như Biocin 16WP, 8000SC để trừ các loại sâu ăn lá (thuốc gây ức chế làm sâu ngừng ăn và chết, thuốc không có mùi và hoàn toàn vô hại cho con người).
 2/ Bệnh : Như chúng tôi đã nói ở trên, do ít nghiên cứu và định danh chính xác về mầm bệnh nên tốt nhất chúng ta sử dụng thuốc trừ nấm phổ rộng như Carbenzim 50WP, 500FL, Dipomate 80WP, Mexyl MZ 72WP, ThioM 500SC hoặc tốt nhất là Copforce Blue 51WP (thuốc gốc đồng) vì các loại thuốc này ngoài việc phòng trừ được nhiều loại bệnh do nấm gây ra còn phòng trừ được các triệu chứng bệnh do vi khuẩn như thối nhũn, cây chết nhanh, vết bệnh nhầy, có mùi hôi
 3/ Bệnh sinh lý : Chúng ta nên mang cây ra nắng ít ngày, ngay cả những cây ưa mát. Trường hợp cây có triệu chứng thiếu vi lượng ta nên phun bổ sung cho cây các loại phân bón như Poly feed 15-15-30, 19-19-19 hay Rosabor .Cần chú ý để cánh hoa to, đẹp, màu rực rỡ và giữ màu lâu, ta nên phun các loại phân có Canxi và Kali.
 Cuối cùng để việc phòng trị hiệu quả chúng ta nên phát hiện và phòng trừ sớm và có thể phun lập lại sau vài ngày để bệnh dứt hẳn. 

File đính kèm:

  • doctai_lieu_dao_tao_nghe_ky_thuat_trong_va_cham_soc_cay_canh.doc