Tài liệu Tập huấn tổ chức thực hiện dạy học theo sách giáo khoa mới môn Âm nhạc 1 (Phần 2)
Chủ đề 7 trong SGK Âm nhạc 1 được dạy trong 4 tiết/4 tuần. Chủ đề này chọn
1 bài hát cho HS hát, bài Chúc mừng bạn voi, sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên,
tác giả viết hoàn toàn dựa trên chất liệu dân ca Ê-đê,Tây nguyên.
Chủ đề này không có nội dung Nghe nhạc nhưng có nội dung Thường thức âm
nhạc với 1 câu chuyện âm nhạc (Âm nhạc với loài vật).
Tập đọc cao độ các nốt của thang 5 âm Đô – Rê – Mi – Son – La (tập đọc cao
độ theo kí hiệu bàn tay và đọc mẫu âm trên khuông nhạc theo hình tiết tấu đã được
luyện tập nhiều lần).
Cũng như ở chủ đề 5, việc xuất hiện khuông nhạc, nốt nhạc trên khuông, số
chỉ nhịp không cần giải thích, mặc nhiên để các em công nhận.21
3. Phương pháp dạy học/ tổ chức hoạt động
Dạy học âm nhạc ở trường phổ thông nói chung và trường Tiểu học nói riêng
chủ yếu là tổ chức cho HS hoạt động và trải nghiệm, để từ đó hình thành kiến thức
kĩ năng, thái độ (năng lực là kiến thức, kĩ năng; phẩm chất và thái độ). Thực chất
việc dạy và học âm nhạc ở Tiểu học từ lâu nay người ta không quan tâm nhiều đến
dạy lí thuyết mà chủ yếu dạy thực hành. Thực hành Hát, thực hành Đọc nhạc, thực
hành chơi nhạc cụ (nếu có)., qua thực hành để hình thành kiến thức. Bởi vậy, nếu
nói trước khi có chủ trương dạy học tập trung vào phát triển năng lực, người ta chỉ
tập trung vào dạy kiến thức đối với môn Âm nhạc cũng chưa hoàn toàn chính xác.
Bởi âm nhạc khi nào được vang lên mới có ý nghĩa. Mà muốn được vang lên bằng
âm thanh tất nhiên phải thông qua hoạt động, hoạt động của trò dưới sự hướng
dẫn của thầy. Dạy học Âm nhạc là một quá trình liên tục hoạt động. Chính vì thế
mà có lúc trong giáo dục người ta đã xếp 3 môn học Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục
thành môn Hoạt động giáo dục, bởi 3 môn này không bao giờ chỉ tập trung vào
dạy lí thuyết, dạy kiến thức đơn thuần như một số môn học và các lĩnh vực khác.
Cần vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo một số phương pháp dạy học âm
nhạc của những nhà sư phạm âm nhạc nổi tiếng trên thế giới như: Kart Orff (nhà
sư phạm âm nhạc người Đức); phương pháp Suzuki (nhà sư phạm âm nhạc Nhật
Bản); Dalcroze (giáo sư âm nhạc người Thụy Sĩ); Kodaly (nhà sư phạm và lí luận
âm nhạc dân tộc học Hung-ga-ri)
3.1. Những yêu cầu cơ bản về phương pháp dạy học bộ môn Âm nhạc
+ Dạy học Âm nhạc lấy việc thực hành, luyện tập là chủ yếu.
+ Từ thực hành, từ trải nghiệm thực tiễn khi hoạt động âm nhạc để rút ra lí
thuyết.
+ Kiến thức âm nhạc không đơn thuần là lí thuyết mà ngay trong việc thực
hành, trải nghiệm để hình thành kĩ năng, kĩ xảo đã bao hàm những kiến
thức âm nhạc.
+ Phương pháp dạy học Âm nhạc đa dạng không chỉ có việc thầy hướng
dẫn, trò ghi nhớ, làm theo mà trò còn có thể cho HS tự khám phá, tự sáng
tạo thông qua hoạt động biểu diễn, trò chơi hay học ở ngoài lớp như xem
biểu diễn, tham gia Câu lạc bộ âm nhạc.
+ Dạy đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay và vận động cơ thể theo bài hát hay theo
các mẫu hình tiết tấu có thể xem là vấn đề mới về phương pháp dạy học22
âm nhạc so với hiện hành. Khi dùng kí hiệu bàn tay có thể sử dụng một tay
hoặc cả hai tay. Sách Âm nhạc hiện hành cũng đã dùng phương pháp vận
động cơ thể phụ họa cho bài hát nhưng ở sách mới hướng dẫn vận động
cơ thể bằng các kiểu – cách như: vỗ tay, vỗ vai, vỗ đùi, giậm chân, búng
ngón tay (để phát ra âm thanh) theo các hình tiết tấu mẫu hoặc đệm theo
nhịp, phách của bài hát (khi thực hiện HS có thể đứng hoặc ngồi, thực hiện
cả lớp hay theo nhóm – mỗi nhóm được sáng tạo cách vỗ /gõ/vận động
khác nhau ).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Tập huấn tổ chức thực hiện dạy học theo sách giáo khoa mới môn Âm nhạc 1 (Phần 2)
18 19 Chủ đề 7: Những con vật quanh em 20 21 Chủ đề 7 trong SGK Âm nhạc 1 được dạy trong 4 tiết/4 tuần. Chủ đề này chọn 1 bài hát cho HS hát, bài Chúc mừng bạn voi, sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên, tác giả viết hoàn toàn dựa trên chất liệu dân ca Ê-đê,Tây nguyên. Chủ đề này không có nội dung Nghe nhạc nhưng có nội dung Thường thức âm nhạc với 1 câu chuyện âm nhạc (Âm nhạc với loài vật). Tập đọc cao độ các nốt của thang 5 âm Đô – Rê – Mi – Son – La (tập đọc cao độ theo kí hiệu bàn tay và đọc mẫu âm trên khuông nhạc theo hình tiết tấu đã được luyện tập nhiều lần). Cũng như ở chủ đề 5, việc xuất hiện khuông nhạc, nốt nhạc trên khuông, số chỉ nhịp không cần giải thích, mặc nhiên để các em công nhận. 20 21 3. Phương pháp dạy học/ tổ chức hoạt động Dạy học âm nhạc ở trường phổ thông nói chung và trường Tiểu học nói riêng chủ yếu là tổ chức cho HS hoạt động và trải nghiệm, để từ đó hình thành kiến thức kĩ năng, thái độ (năng lực là kiến thức, kĩ năng; phẩm chất và thái độ). Thực chất việc dạy và học âm nhạc ở Tiểu học từ lâu nay người ta không quan tâm nhiều đến dạy lí thuyết mà chủ yếu dạy thực hành. Thực hành Hát, thực hành Đọc nhạc, thực hành chơi nhạc cụ (nếu có)..., qua thực hành để hình thành kiến thức. Bởi vậy, nếu nói trước khi có chủ trương dạy học tập trung vào phát triển năng lực, người ta chỉ tập trung vào dạy kiến thức đối với môn Âm nhạc cũng chưa hoàn toàn chính xác. Bởi âm nhạc khi nào được vang lên mới có ý nghĩa. Mà muốn được vang lên bằng âm thanh tất nhiên phải thông qua hoạt động, hoạt động của trò dưới sự hướng dẫn của thầy. Dạy học Âm nhạc là một quá trình liên tục hoạt động. Chính vì thế mà có lúc trong giáo dục người ta đã xếp 3 môn học Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục thành môn Hoạt động giáo dục, bởi 3 môn này không bao giờ chỉ tập trung vào dạy lí thuyết, dạy kiến thức đơn thuần như một số môn học và các lĩnh vực khác. Cần vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo một số phương pháp dạy học âm nhạc của những nhà sư phạm âm nhạc nổi tiếng trên thế giới như: Kart Orff (nhà sư phạm âm nhạc người Đức); phương pháp Suzuki (nhà sư phạm âm nhạc Nhật Bản); Dalcroze (giáo sư âm nhạc người Thụy Sĩ); Kodaly (nhà sư phạm và lí luận âm nhạc dân tộc học Hung-ga-ri) 3.1. Những yêu cầu cơ bản về phương pháp dạy học bộ môn Âm nhạc + Dạy học Âm nhạc lấy việc thực hành, luyện tập là chủ yếu. + Từ thực hành, từ trải nghiệm thực tiễn khi hoạt động âm nhạc để rút ra lí thuyết. + Kiến thức âm nhạc không đơn thuần là lí thuyết mà ngay trong việc thực hành, trải nghiệm để hình thành kĩ năng, kĩ xảo đã bao hàm những kiến thức âm nhạc. + Phương pháp dạy học Âm nhạc đa dạng không chỉ có việc thầy hướng dẫn, trò ghi nhớ, làm theo mà trò còn có thể cho HS tự khám phá, tự sáng tạo thông qua hoạt động biểu diễn, trò chơi hay học ở ngoài lớp như xem biểu diễn, tham gia Câu lạc bộ âm nhạc. + Dạy đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay và vận động cơ thể theo bài hát hay theo các mẫu hình tiết tấu có thể xem là vấn đề mới về phương pháp dạy học 22 23 âm nhạc so với hiện hành. Khi dùng kí hiệu bàn tay có thể sử dụng một tay hoặc cả hai tay. Sách Âm nhạc hiện hành cũng đã dùng phương pháp vận động cơ thể phụ họa cho bài hát nhưng ở sách mới hướng dẫn vận động cơ thể bằng các kiểu – cách như: vỗ tay, vỗ vai, vỗ đùi, giậm chân, búng ngón tay (để phát ra âm thanh) theo các hình tiết tấu mẫu hoặc đệm theo nhịp, phách của bài hát (khi thực hiện HS có thể đứng hoặc ngồi, thực hiện cả lớp hay theo nhóm – mỗi nhóm được sáng tạo cách vỗ /gõ/vận động khác nhau). 3.2. Hướng dẫn và gợi ý phương pháp, hình thức tổ chức dạy học/ tổ chức hoạt động Âm nhạc 3.2.1. Phương pháp dạy học − Dùng lời: Dùng lời nói để thuyết trình, giải thích (Ví dụ: Giới thiệu tác giả, giới thiệu bài học, giải thích thật ngữ). − Làm mẫu/ trực quan: GV thị phạm để HS quan sát hoặc lắng nghe và làm theo. (Ví dụ: Hát mẫu một câu hát mới để học sinh hát theo, làm mẫu kí hiệu bàn tay tượng trưng cho nốt nhạc). − Vấn đáp: Đặt câu hỏi cho HS trả lời. (Ví dụ: Sau khi nghe bài hát nêu câu hỏi để học sinh phát biểu). − Trải nghiệm: HS tự làm để hiểu và hình thành kĩ năng (hát, đọc nhạc). 3.2.2. Hình thức tổ chức dạy học − Học trong lớp: Học trong chính khóa thực hiện theo Chương trình và sách giáo khoa. − Học ngoài lớp: Học ngoài giờ chính khóa, học ngoài trời (hoạt động vào buổi thứ 2 với các trường dạy học 2 buổi/ ngày). − Học tập thể, học theo nhóm, cặp đôi hoặc cá nhân trên lớp chính khóa hoặc ngoại khóa. − Sắp xếp bàn ghế theo thứ tự truyền thống hoặc không theo truyền thống (xếp thành hình tròn, hình chữ nhật), học ngoài không gian lớp học. 3.2.3. Tổ chức các hoạt động Hát: Dạy hát theo phương pháp đã quen dùng. Tuy nhiên, GV có thể vận dụng một cách linh hoạt không quá gò bó theo khuôn mẫu: Dạy hát theo lối truyền khẩu, hát mẫu từng câu hoặc sử dụng nhạc cụ cho HS nghe giai điệu và hát theo... Chú ý phát huy tính tích cực hoạt động và khơi gợi sự sáng tạo ở mỗi HS. Khi dạy HS học bài hát, GV cần phối hợp nhiều cách thức khác nhau như gõ đệm, vận động cơ thể, hát – múa, biểu diễn đơn ca, tốp ca để hình thành cho các em kĩ năng ca hát cơ bản. 22 23 Nghe nhạc: gồm nhạc có lời và nhạc không lời. Dạy nghe nhạc vẫn sử dụng các phương pháp quen dùng như: nghe trực tiếp giọng hát của GV, nghe qua phương tiện nghe, nhìn... nhưng lưu ý nên cho HS được nghe nhiều lần, kể cả trong những tiết không có nội dung nghe nhạc. Trong quá trình cho HS nghe nhạc, GV có thể khuyến khích HS vận động theo nhịp điệu của bản nhạc, nghe và thể hiện cảm xúc, nghe và trả lời câu hỏi Nghe nhạc là một hoạt động có tính đặc thù riêng. Tiếp thu âm nhạc qua hoạt động nghe nhạc là một quá trình rung cảm (cảm nhận) phức tạp đòi hỏi GV phải có những dẫn dắt, gợi mở, khơi gợi cho HS một cách khéo léo và tinh tế, tạo điều kiện cho sự phát triển năng lực, cảm thụ âm nhạc (phù hợp với yếu tố vùng miền). Ngoài ra còn cho HS được trải nghiệm qua phần nghe một số âm thanh thực tế trong cuộc sống để các em nhận biết và phân biệt được độ cao − thấp, dài − ngắn, to – nhỏ của âm thanh âm nhạc, qua đó giúp các em biết cảm thụ và thể hiện cảm xúc khi nghe nhạc. Đọc nhạc: Đọc cao độ các nốt nhạc Đô – Rê – Mi – Son – La theo kí hiệu bàn tay (đọc thang 5 âm). Phương pháp này như là một trò chơi để HS làm quen với cao độ các nốt nhạc. Khi dạy, GV phải làm mẫu chính xác, chậm, rõ ràng để HS nhận biết được từng thế tay ứng với tên của mỗi nốt nhạc, sau đó kết hợp đọc đúng cao độ với thế tay để HS luyện tập. 24 25 24 25 Khi luyện tập, GV nên cho HS thực hiện từ dễ đến khó, từ chậm đến nhanh: đọc các âm liền bậc, cách bậc hoặc phối hợp các âm với độ khó tăng dần. Đọc nhạc kết hợp kí hiệu bàn tay, đọc nhạc kết hợp gõ đệm, đọc trên khuông nhạc, đọc theo nhóm, đọc theo cặp đôi Thường xuyên dùng đàn hoặc một nhạc cụ có âm thanh chuẩn khi dạy nội dung đọc nhạc. Chú ý khơi gợi để phát huy được khả năng âm nhạc ở HS, cố gắng hạn chế dạy đọc nhạc theo lối truyền khẩu. Nhạc cụ: Ở lớp 1, nhạc cụ gõ là một phương tiện trong nội dung học nhạc cụ. HS dùng nhạc cụ gõ để thể hiện các hình tiết tấu mẫu (quy ước là hình tiết tấu 1, 2, 3) hoặc đệm cho bài hát: theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca... Ngoài ra, có thể dùng các động tác vận động cơ thể như: vỗ tay, giậm chân, vỗ vào hai vai, búng ngón tay (có phát ra âm thanh)... để thể hiện 3 hình tiết tấu Hình tiết tấu 1 Hình tiết tấu 2 Hình tiết tấu 3 Thường thức âm nhạc gồm: + Kể chuyện âm nhạc Các câu chuyện trong SGK Âm nhạc 1 sẽ được GV kể cho HS nghe với nhiều hình thức khác nhau sao cho sinh động và hấp dẫn, sau đó có sự trao đổi với HS để các em ghi nhớ nội dung. Nên chú ý sử dụng tài liệu điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy kể chuyện cho HS. Có các hình thức như: đọc toàn bộ câu chuyện, kể tóm tắt theo tranh trong SGK, kể chuyện kèm minh họa âm nhạc, kể chuyển theo dạng phim hoạt hình (nếu có)... + Giới thiệu nhạc cụ GV sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống, dạy học tích cực, kết hợp với các phương tiện nghe, nhìn, tranh ảnh, đồ dùng trực quan... để HS được tiếp cận và làm quen với một số nhạc cụ Việt Nam và nước ngoài. Chú ý sự tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS để các em được trải nghiệm thực tế. * Lưu ý: Trong phương pháp dạy học Âm nhạc, trò chơi âm nhạc có thể là hoạt động khởi động hoặc thực hiện trong khi tổ chức các nội dung học tập. Các trò chơi đó 26 27 là: gõ tiết tấu đối đáp, gõ nối tiếp 2 hình tiết tấu, vận động cơ thể, nghe để nhận biết âm thanh, nghe giai điệu, nghe tiết tấu, xem tranh đoán tên bài hát... Khi tổ chức các hoạt động: khởi động, khám phá, luyện tập, vận dụng, GV có thể thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo các hình thức tổ chức đã có trong cuốn sách này cho phù hợp với tình hình thực tiễn và khả năng của HS. Để hình thành năng lực âm nhạc cho HS, GV cần sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như: hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm, tương tác giữa HS với GV, HS với HS thông qua các hoạt động. GV tích cực tổ chức cho HS được hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong từng tiết học, thông qua việc khơi gợi, động viên, khuyến khích, tổ chức trò chơi... 4. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Âm nhạc Định hướng chung việc đánh giá kết quả giáo dục môn Âm nhạc theo chương trình mới 2018 đã chỉ ra như sau: “Nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của HS; hướng dẫn, điều chỉnh dạy học, quản lí và phát triển chương trình để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc. Giáo viên đánh giá phẩm chất và năng lực dựa vào những yêu cầu cần đạt, kết hợp đánh giá định tính với định lượng, kết hợp đánh giá chẩn đoán kết hợp với đánh giá quá trình học tập, luyện tập, biểu diễn, sáng tạo để thấy được sự tiến bộ của HS về ý thức, về năng lực âm nhạc.” Tự đánh giá: Từng HS nhận xét bản thân đã hoàn thành bài học hoặc chưa hoàn thành bài học. Chỗ nào chưa làm được, chỗ nào còn làm sai Đánh giá lẫn nhau: HS đánh giá bạn đã đạt hoặc chưa đạt. HS nhận xét bạn của mình những chỗ sai /đúng. GV đánh giá: Nhận xét khái quát, chỉ ra những chỗ cần phải sửa chữa, gợi ý cách khắc phục Trong kiểm tra đánh giá có các hình thức: − Kiểm tra – đánh giá chẩn đoán (áp dụng vào thời điểm đầu năm học để biết năng lực của HS). − Kiểm tra – đánh giá thường xuyên (áp dụng trong các bài học/ tiết học hằng ngày, hằng tuần). − Kiểm tra định kì (áp dụng ở cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học). Trong kiểm tra có đánh giá định tính: kết quả học tập được mô tả bằng nhận xét hoặc biểu thị bằng chữ cái. Đánh giá định lượng thì kết quả học tập được đánh giá bằng điểm số, chủ yếu sử dụng ở cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Ví dụ về kiểm tra – đánh giá: − Sau khi học một bài hát, học sinh trình bày bài hát đã học. GV cho HS nhận xét bạn sau đó GV kết luận (GV khen ngợi, biểu dương nếu hát đúng, hát tốt, chỉ ra 26 27 chỗ chưa đúng, đúng sai nhiều/ ít, chỗ nào cần sửa, cách sửa). Đánh giá hoàn thành, hoàn thành tốt hoặc chưa hoàn thành. − Sau khi tập đọc nốt nhạc hay mẫu âm, HS tự nhận xét bản thân đã thực hiện đúng chưa, bạn góp ý, GV kết luận, đánh giá. 4.1. Kiểm tra đánh giá năng lực, phẩm chất Giáo dục phẩm chất qua bài học: Có 5 phẩm chất cần hình thành và giáo dục cho HS suốt thời gian học ở nhà trường phổ thông. Đó là: yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ và trách nhiệm. Trong môn Âm nhạc tùy từng nội dung kiến thức mà giáo dục cho học sinh từng phẩm chất đó. Tuy nhiên, với bộ môn Nghệ thuật đặc thù như Âm nhạc thì có thể khai thác thông qua các bài hát, giờ học hát, đọc nhạc, chơi nhạc cụ. Có 3 năng lực đặc thù của môn học Âm nhạc cần được phát triển, đó là: năng lực thể hiện (hát, đọc nhạc, chơi nhạc cụ), năng lực hiểu biết và cảm thụ (hiểu biết lí thuyết âm nhạc, cảm thụ bài hát được học, cảm thụ bài hát hay bản nhạc được nghe, cảm thụ qua việc chơi nhạc cụ), năng lực vận dụng và sáng tạo (vận dụng vào đời sống, vận dụng vào học bài mới, sáng tạo trong tập biểu diễn, sáng tạo trong cách thể hiện tác phẩm). Tổng hợp các năng lực trên để hình thành năng lực thẩm mĩ trong Chương trình tổng thể đã ghi. Đánh giá năng lực đạt được qua Chủ đề/ bài học: Đánh giá năng lực phải quan tâm đến việc hình thành kiến thức, kĩ năng. Ví dụ khi học bài hát phải đánh giá hát đã đúng hay còn sai (sai cao độ hay sai trường độ? Có thể sai cả hai yếu tố đó), hát có biểu cảm. Đọc nhạc cũng vậy, nhưng đọc nhạc còn phải lưu ý đọc đúng tên nốt, không học vẹt 4.2. Một số gợi ý về hình thức phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực trong môn Âm nhạc − Đánh giá năng lực thể hiện âm nhạc: + Hát/ đọc nhạc theo giai điệu đúng/ sai (cao độ, trường độ). + Hát lời ca đúng/ sai. + Hát/ đọc nhạc đúng/ sai nhịp/ phách. + Hát có diễn cảm, hát kết hợp vận động. − Đánh giá năng lực cảm thụ, hiểu biết âm nhạc: + Khi nghe nhạc có biểu hiện cảm xúc. + Nêu được tên bài, tên tác giả, nội dung bài hát, bài nghe + Khi gõ phách, gõ nhịp phải nhịp nhàng đều đặn. + Nhớ tên nốt nhạc, hình nốt. + Khi hát có biểu hiện cảm xúc. + Trả lời được câu hỏi. 28 29 − Đánh giá năng lực vận dụng/ sáng tạo âm nhạc: + Tìm được động tác vận động cơ thể theo bài hát, bài đọc nhạc. + Biết hòa giọng hát cùng tập thể. + Có thể trình bày bài hát trước mọi người một cách tự nhiên, tự tin, có diễn xuất, có biểu cảm. 5. Hướng dẫn khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên sách và các học liệu điện tử của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Trong những năm qua NXBGDVN đã xuất bản khá nhiều sách về âm nhạc, dạy và học âm nhạc phục vụ cho GV − HS Tiểu học và Trung học cơ sở. Đó là các tuyển tập bài hát cho HS Tiểu học, Trung học cơ sở, các sách giáo khoa Âm nhạc và sách giáo viên từ lớp 1 đến lớp 9, các sách bài soạn dạy âm nhạc, sách hỏi − đáp dạy âm nhạc ở Tiểu học, Kể chuyện âm nhạc, sách giới thiệu tác giả − tác phẩm, Những nguồn tư liệu đó đa số phục vụ cho Chương trình hiện hành nhưng để tham khảo, người đọc cũng có thể tìm được những điều cần thiết để bổ sung cho dạy học theo Chương trình mới. 6. Khai thác thiết bị và học liệu trong dạy học Thiết bị dạy học theo Chương trình và sách giáo khoa mới đối với môn Âm nhạc nói chung và lớp 1 nói riêng không có nhiều. Tuy nhiên, để dạy tốt môn học ở lớp 1, GV cần được trang bị đàn phím điện tử, một số nhạc cụ gõ (nhạc cụ gõ có thể tự làm), đĩa nhạc, máy nghe, máy chiếu, màn hình, tài liệu điện tử Ngoài ra GV cần tự làm thêm hoặc sưu tầm một số hình ảnh, tranh vẽ, hiện vật để giúp cho bài giảng sinh động, cụ thể Tư liệu dạy học điện tử là một phương tiện mới giúp GV dạy tốt môn ... . Tiếp tục cho 2 nhóm gõ đồng thời, nhóm một gõ hình tiết tấu 1, nhóm hai gõ hình tiết tấu 2, sau đó đổi bên. Ngoài ra có thể tìm những kiểu cách khác cho HS luyện 2 hình tiết tấu. Ví dụ: nhóm một gõ 3 lần tiết tấu 2, nhóm hai gõ tiếp 3 lần tiết tấu 1. Có thể một nhóm vỗ tay, một nhóm gõ thanh phách đối đáp theo 1 hình tiết tấu hoặc hai nhóm đối đối đáp bằng 2 hình tiết tấu chậm − nhanh (hình tiết tấu 1 và 2). Thường thức âm nhạc: Câu chuyện Hội thi giọng hát hay. Thông qua câu chuyện, GV đọc toàn bộ nội dung câu chuyện trong sách giáo viên, sau đó kể lại tóm tắt theo tranh trong sách giáo khoa. Cuối cùng GV đặt một vài câu hỏi cho các em trả lời. Qua câu chuyện, giáo dục các em muốn hát đúng, hát hay cần phải thường xuyên luyện tập chăm chỉ. Các nội dung trong chủ đề được dạy trong 3 tiết /3 tuần. Tiết thứ 4 là tiết Tổ chức hoạt động âm nhạc theo chủ đề. Những nội dung đã học trong 3 tiết trước sẽ lần lượt được ôn lại thông qua các hoạt động để học sinh thể hiện và trải nghiệm (phần này đã có gợi ý trong SGV). 3. Hướng dẫn dạy học dạng bài C Chủ đề 6: Gia đình yêu thương Nội dung: − Hát: Bài hát Ba ngọn nến lung linh. − Nghe nhạc: Nghe bài hát Gia đình nhỏ, hạnh phúc to. 30 31 − Nhạc cụ: Luyện tập các hình tiết tấu 1, 2, 3. − Đọc nhạc: Tập đọc cao độ các nốt nhạc Đô – Rê – Mi – Son. Hướng dẫn chi tiết: Dạy bài hát Ba ngọn nến lung linh. GV hát trực tiếp kết hợp với nhạc đệm. Dùng phương tiện nghe – nhìn, hướng dẫn HS đọc lời ca theo từng câu hát hoặc đọc theo tiết tấu của bài. GV chia câu hát cho phù hợp (3 hoặc 6 câu hát và đánh dấu chỗ lấy hơi). GV đàn và hát mẫu từng câu cho HS hát theo (chú ý hát được những nốt ngân dài 2 phách). Sau đó HS hát cả bài, GV lắng nghe để sửa sai (nếu có). Cuối cùng cho HS hát với nhạc đệm. Nghe bài hát Gia đình nhỏ, hạnh phúc to. GV dùng lời kết hợp với các phương tiện nghe – nhìn, tranh ảnh để dẫn dắt vào nội dung nghe hát. GV cho HS nghe bài hát bằng các hình thức như hát trực tiếp với phần nhạc đệm, dùng các phương tiện nhe – nhìn. GV nhắc HS chú ý lắng nghe và bộc lộ cảm xúc khi nghe bài hát. Nhạc cụ: Luyện tập các hình tiết tấu 1, 2, 3. GV cho HS luyện tập 3 hình tiết tấu 1, 2, 3 với các nhạc cụ gõ. GV thực hiện mẫu động tác vận động cơ thể theo mỗi hình tiết tấu một cách chậm rãi, HS thực hiện theo. + Hình tiết tấu 1: HS đứng hai tay chống hông, giậm chân theo thứ tự phải – trái – phải ứng với 3 nốt đen, hai bàn tay mở ra ứng với dấu lặng đen. + Hình tiết tấu 2: HS ngồi, hai tay vỗ vào hai đùi ứng với những nốt đơn và nốt đen, hai bàn tay mở ra ứng với dấu lặng đen. GV có thể dùng số đếm 1, 2, 3, 4, 5 “mở” để HS dễ thực hiện. + Hình tiết tấu 3: HS đứng hai tay vỗ vào hai bên hông ứng với những nốt đen và nốt đơn, hai bàn tay mở ra ứng với dấu lặng đen. GV có thể dùng số đếm 1, 2, 3, 4 “mở” để HS dễ thực hiện. Đọc nhạc: có nội dung mới là đọc cao độ các nốt Đô – Rê – Mi – Son theo kí hiệu bàn tay và đọc mẫu âm trên khuông nhạc. Trước tiên GV cho học sinh ôn lại kí hiệu bàn tay 3 nốt Đô – Rê – Mi đã học ở chủ đề 5. Sau đó giới thiệu kí hiệu bàn tay của nốt Son là nốt mới và cho học sinh làm theo. Tiếp tục sẽ vừa đọc cao độ 4 nốt vừa kết hợp làm kí hiệu bàn tay. Để các bài tập đọc cao độ theo kí hiệu bàn tay không đơn điệu và phát huy năng lực của HS, GV có thể cho các em đọc theo các mẫu âm khác nhau ngoài mẫu âm ghi trong SGK và đọc kết hợp cả cao độ và trường độ theo các hình tiết tấu đã luyện tập. Ví dụ: các nốt Đô – Rê – Mi – Son, Son – Mi – Rê – Đô đọc cao độ với hình tiết tấu 3. Hay là: các nốt Đô – Đô – Rê – Mi – Son, Son – Son – Mi – Rê – Đô đọc cao độ với hình tiết tấu 2, vv (Khi làm động tác tay cũng thể hiện theo đúng trường độ hình nốt). Sau những bài tập mẫu âm bằng kí hiệu bàn tay với các hình tiết tấu như trên, GV cho các em tiếp cận với tên nốt và hình nốt trên khuông nhạc và đọc theo mẫu âm trong SGK, đồng thời GV có thể bổ sung thêm bài tập tương tự để các em tập nhận ra tên nốt nhạc trên các vị trí của khuông nhạc. Giáo viên giải thích cho các em thấy các hình tiết tấu trên mẫu âm tương đương với các hình tiết tấu đã được luyện tập nhiều lần (hình tiết tấu 1, 2, 3). 32 33 4. Hướng dẫn dạy học dạng bài D Ôn tập chủ đề 5 và 6 Nội dung: − Biết biểu diễn 2 bài hát Khúc nhạc mùa xuân và Ba ngọn nến lung linh. − Thể hiện được 3 hình tiết tấu 1, 2, 3 bằng các nhạc cụ gõ hoặc vận động cơ thể. − Đọc được cao độ 4 nốt nhạc Đô – Rê – Mi – Son theo kí hiệu bàn tay. Hướng dẫn chi tiết: Biết biểu diễn 2 bài hát Khúc nhạc mùa xuân và Ba ngọn nến lung linh. Cho HS biểu diễn 2 bài hát với một vài hình thức khác nhau như đơn ca, song ca, nhóm, cả lớp. HS chăm chú lắng nghe, quan sát và vận động cơ thể theo nhịp điệu của bài hát. GV chú ý uốn nắn những chỗ HS hát chưa đạt để HS hát lại câu hát đó. Thể hiện được 3 hình tiết tấu 1, 2, 3 bằng các nhạc cụ gõ hoặc vận động cơ thể. HS thể hiện các hình tiết tấu bằng hoạt động của chân và tay (cặp đôi, nhóm). Gọi từng nhóm HS lên thực hiện Hình tiết tấu 1, Hình tiết tấu 2, Hình tiết tấu 3. Cả lớp thực hiện kết hợp 3 hình tiết tấu 1, 2, 3. Đọc được cao độ 4 nốt nhạc Đô – Rê – Mi – Son theo kí hiệu bàn tay. Sử dụng lại các hình thức tổ chức đọc nhạc đã thực hiện ở những tiết học trước cho HS ôn luyện cao độ của 4 nốt nhạc Đô – Rê – Mi – Son theo kí hiệu bàn tay. GV đàn 4 nốt nhạc Đô – Rê – Mi – Son theo chiều đi lên và đi xuống, HS đọc theo. GV chuẩn bị trước một vài giai điệu ngắn (sao cho phù hợp với khả năng của HS) để HS đọc theo kí hiệu bàn tay. Giai điệu có sự kết hợp với 1 trong 3 hình tiết tấu. Phần ba CÁC NỘI DUNG KHÁC 1. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO VIÊN MÔN ÂM NHẠC Sách giáo viên môn Âm nhạc 1 là sách hướng dẫn GV sử dụng sách giáo khoa Âm nhạc 1. Căn cứ vào những thông tin và gợi ý – hướng dẫn trong SGV, các thầy cô giáo cần xem đây là tài liệu tham khảo quan trọng để tổ chức dạy – học theo Chương trình mới, sách giáo khoa mới. Tất nhiên trong quá trình dạy học, các thầy cô giáo hoàn toàn có thể thay đổi, bổ sung hoặc sáng tạo thêm so với những điều được trình bày trong SGV để phát huy thế mạnh của bản thân hoặc phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh chung của nhà trường, của địa phương. Điều khác biệt đối với các SGV cũ trước đây là SGV mới có in lại toàn bộ SGK dùng cho HS vào SGV nhưng thu nhỏ và tương ứng với các nội dung hướng dẫn 32 33 đặt ngay bên cạnh. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho GV không phải giở cuốn sách giáo khoa cho HS để đối chiếu khi thực hiện dạy học từng chủ đề, từng tiết học. Do sách giáo khoa được thiết kế theo chủ đề và qui định mỗi chủ đề thực hiện chủ yếu trong 4 tiết/ 4 tuần nhưng không phân chia nội dung cụ thể từng tiết, SGV sẽ giúp các thầy cô việc phân chia nội dung dạy học mỗi chủ đề tới từng tiết (bao gồm 3 tiết dạy học và 1 tiết ôn tập, trải nghiệm). Ví dụ: Chủ đề 6 Gia đình yêu thương có các nội dung được ghi ngay trang đầu của chủ đề trong sách giáo khoa như sau: Hát: Ba ngọn nến lung linh. Nghe nhạc: Nghe bài hát Gia đình nhỏ, hạnh phúc to. Nhạc cụ: Luyện tập các hình tiết tấu 1, 2, 3. Đọc nhạc: Tập đọc cao độ các nốt nhạc Đô – Rê – Mi – Son. Trong sách giáo viên sẽ phân chia nội dung các tiết học như sau: + Tiết 1 của chủ đề (tức là tiết 23/ tuần thứ 23) Học hát bài Ba ngọn nến lung linh. + Tiết 2 của chủ đề (tức là tiết 24/ tuần thứ 24) Luyện tập bài hát Ba ngọn nến lung linh. Nghe bài hát Gia đình nhỏ, hạnh phúc to. + Tiết 3 của chủ đề (tức là tiết 25/ tuần thứ 25) Luyện tập hình tiết tấu 1, 2, 3. Tập đọc các nốt nhạc Đô – Rê – Mi − Son. + Tiết 4 của chủ đề (tức là tiết 26/ tuần thứ 26) Tổ chức hoạt động âm nhạc theo chủ đề 6. 1.1. Cấu trúc sách giáo viên SGV được chia thành 2 phần Phần một: Những vấn đề chung. Phần này SGV cung cấp những thông tin như: − Mục tiêu môn Âm nhạc 1. − Chương trình Âm nhạc lớp 1 (trích từ văn bản theo thông tư số 32/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành ngày 26/12/2018). − Nội dung chính của SGK Âm nhạc 1. − Cấu trúc SGK Âm nhạc 1. − Phương pháp dạy học tích cực các nội dung trong SGK Âm nhạc 1. − Các phương tiện, đồ dùng dạy học Âm nhạc lớp 1. − Việc kiểm tra đánh giá kết quả dạy và học. 34 35 Phần hai: Hướng dẫn thực hiện các chủ đề/ tiết học trong sách giáo khoa Âm nhạc 1. Phần này viết theo 8 chủ đề trong SGK. Mỗi chủ đề thường dạy trong 4 tiết. Trong SGV ghi rõ mục tiêu chủ đề, năng lực hướng tới, thuật ngữ, chuẩn bị của giáo viên, học sinh. Từng tiết 1, tiết 2, tiết 3, tiết 4 của mỗi chủ đề có ghi nội dung, yêu cầu cần đạt và tổ chức các hoạt động. Tiết 4 hoạt động âm nhạc theo chủ đề. Ví dụ : Chủ đề 1 Đi học Tiết 1: Học bài hát Học sinh lớp Một vui ca. Trong tiết này có Tổ chức các hoạt động: khởi động, khám phá, luyện tập. Tiết 2: Ôn luyện bài hát Học sinh lớp Một vui ca. Nghe bài hát Tiến quân ca (Quốc ca Việt Nam). Phân biệt âm thanh cao – thấp. Trong tiết này có tổ chức các hoạt động: Vận dụng (bài Học sinh lớp Một vui ca), Hoạt động khám phá (Nghe bài hát Tiến quân ca – Quốc ca Việt Nam), Phân biệt âm thanh cao − thấp. Tiết 3: Giới thiệu nhạc cụ gõ thanh phách. Luyện tập hình tiết tấu 1 Trong tiết học này có tổ chức các hoạt động: Khám phá, luyện tập. Tiết 4: Tổ chức hoạt động âm nhạc theo chủ đề 1. Trong tiết này, GV tổ chức hoạt động cho các em thể hiện và trải nghiệm âm nhạc như: tập biểu diễn bài Học sinh lớp Một vui ca, tập chào cờ, nghe hát Quốc ca, chơi nhạc cụ gõ thanh phách với hình tiết tấu 1 1.2. Sử dụng sách giáo viên Để sử dụng SGV có hiệu quả, GV cần tìm hiểu kĩ phần hướng dẫn chung, sau đó nghiên cứu những bài hướng dẫn cụ thể. Trong quá trình dạy học, GV có thể biên soạn giáo án chi tiết có sự vận dụng, bổ sung, sáng tạo, làm mới bài hướng dẫn đã viết trong sách. 2. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH BỔ TRỢ, SÁCH THAM KHẢO + Những sách, tài liệu bổ trợ cho việc dạy học âm nhạc theo Chương trình mới còn rất khiêm tốn. GV có thể tìm hiểu thông tin trên mạng hoặc những sách, tài liệu bổ trợ sẽ được biên soạn và xuất bản sau này. + Sử dụng tài liệu điện tử hỗ trợ dạy học môn Âm nhạc 1 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sẽ được công bố. Tài liệu này giúp giáo viên có âm thanh và hình ảnh để chuyển tải các nội dung trong sách giáo khoa tới học sinh một cách sinh động và cụ thể 34 35 Học liệu điện tử Kèm theo sách giáo khoa Âm nhạc 1 “Cùng học để phát triển năng lực” Truy cập trang mạng để xem minh hoạ trực tuyến: sgk.sachmem.vn 36 37 Giới thiệu Sách Mềm là một hệ thống phần mềm kèm theo các học liệu điện tử được xây dựng nhằm mục đích giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập. Học liệu điện tử kèm theo sách giáo khoa Âm nhạc 1 “Cùng học để phát triển năng lực” là một phần trong hệ thống Sách Mềm. Trong giai đoạn đầu, Học liệu điện tử này có 6 sản phẩm chính như sau: 1. Sách giáo viên (bản điện tử) Là phiên bản điện tử của sách giáo viên được đưa lên mạng internet giúp giáo viên dễ dàng tiếp cận, sử dụng. 2. Tư liệu giảng dạy (Powerpoint) Là hệ thống các bài soạn điện tử Powerpoint được xây dựng bám sát theo nội dung sách giáo viên, sách giáo khoa kèm theo các hình ảnh, âm thanh, video, hiệu ứng tương tác: ● Góp phần đổi mới phương pháp dạy và học. ● Giúp giáo viên: ○ Giảm bớt thời gian, công sức chuẩn bị tư liệu bài giảng; ○ Có thêm công cụ, tư liệu trực quan, sinh động, hấp dẫn phục vụ việc giảng dạy; ○ Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào giảng dạy. ● Giúp học sinh: ○ Hứng thú tiếp thu bài học; ○ Dễ tiếp thu bài học; ○ Nâng cao hiệu quả học tập. 36 37 3. Video tiết học (minh hoạ) Một số tiết học thực tế được quay phim và dựng thành video để làm tư liệu cho giáo viên tham khảo. 4. Sách Mềm – Sách giáo viên Là phần mềm bài soạn điện tử tương tác, được xây dựng bám sát theo nội dung sách giáo viên, sách giáo khoa kèm theo các hình ảnh, âm thanh, video, hiệu ứng tương tác, trực quan, sinh động. ● Góp phần đổi mới phương pháp dạy và học. ● Giúp giáo viên: ○ Giảm bớt thời gian, công sức chuẩn bị tư liệu bài giảng; ○ Có thêm công cụ, tư liệu trực quan, sinh động, hấp dẫn phục vụ việc giảng dạy; ○ Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào giảng dạy. ● Giúp học sinh: ○ Hứng thú tiếp thu bài học; ○ Dễ tiếp thu bài học; ○ Nâng cao hiệu quả học tập. 38 39 6. Sách Mềm – Tự kiểm tra, đánh giá Là học liệu điện tử tương tác, được chuyển thể từ các câu hỏi kiểm tra, đánh giá trọng tâm kiến thức bài học. ● Giúp học sinh tự kiểm tra, đánh giá lại kiến thức của mình sau mỗi bài học. ● Giúp giáo viên: ○ Theo dõi thành tích của mỗi học sinh hoặc cả lớp; ○ Thống kê trực quan và dễ hiểu giúp giáo viên biết cần làm việc riêng biệt với học sinh nào về chủ đề nào. 3. HƯỚNG DẪN TÍCH HỢP TÀI LIỆU ĐỊA PHƯƠNG Với những địa phương đã biên soạn tài liệu dạy học cho môn Âm nhạc Tiểu học hiện hành, GV có thể tham khảo từ đó để vận dụng. Trường hợp chưa có Tài liệu dạy học địa phương cho môn học, GV thực hiện đầy đủ số tiết theo SGK và SGV đã biên soạn. 5. Sách Mềm – Sách giáo khoa Là phần mềm sách điện tử tương tác, được xây dựng bám sát theo nội dung sách giáo khoa kèm theo các hình ảnh, âm thanh, video, hiệu ứng tương tác, trực quan, sinh động. 38 39 MỤC LỤC Trang A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ SÁCH GIÁO KHOA CÙNG HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 1 B. TÀI LIỆU TẬP HUẤN TỔ CHỨC THỰC HIỆN DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 1 4 Phần một: Hướng dẫn chung 4 Phần hai: Gợi ý hướng dẫn tổ chức dạy học một số dạng bài Tổ chức hoạt động môn Âm nhạc 27 Phần ba: Các nội dung khác 30 40 PB Chịu trách nhiệm xuất bản: Chủ tịch Hội đồng Thành viên NGUYỄN ĐỨC THÁI Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH Chịu trách nhiệm nội dung: Tổng biên tập PHAN XUÂN THÀNH Biên tập nội dung: CAO TUYẾT MINH Biên tập mĩ thuật: BÙI QUANGTUẤN Thiết kế sách: THÁI MỸ DUNG Trình bày bìa: BÙI QUANG TUẤN Sửa bản in: CAO TUYẾT MINH Chế bản: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HÀ NỘI Địa chỉ sách điện tử và tập huấn qua mạng: - Sách điện tử: sgkphattriennangluc.vn - Tập huấn online: sgkphattriennangluc.vn/taphuan TÀI LIỆU TẬP HUẤN TỔ CHỨC THỰC HIỆN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚI MÔN ÂM NHẠC 1 - BỘ SÁCH CÙNG HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Mã số: In .............. bản, (QĐ ....) khổ 19 x 26,5 cm. Đơn vị in: ............... địa chỉ ...... Cơ sở in: ............... địa chỉ ...... Số ĐKXB: .............../CXBIPH/.............../GD. Số QĐXB: /QĐ - GD - HN ngày ... tháng ... năm 20... In xong và nộp lưu chiểu tháng ... năm 20... Mã số ISBN: .............................. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xin trân trọng cảm ơn các tác giả có tác phẩm, tư liệu được sử dụng, trích dẫn trong cuốn sách này. Bản quyền © (2019) thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội. Xuất bản phẩm đã đăng kí quyền tác giả. Tất cả các phần của nội dung cuốn sách này đều không được sao chép, lưu trữ, chuyển thể dưới bất kì hình thức nào khi chưa có sự cho phép bằng văn bản của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội.
File đính kèm:
- tai_lieu_tap_huan_to_chuc_thuc_hien_day_hoc_theo_sach_giao_k.pdf