Tăng cường kiểm soát an toàn nợ công Việt Nam
Nợ công Việt Nam thời gian gần đây được đánh giá vẫn trong ngưỡng
an toàn, chưa tiềm ẩn nguy cơ mất kiểm soát rủi ro dẫn đến khủng
hoảng nợ. Tuy nhiên, trong điều kiện nợ công có xu hướng tăng
nhanh, còn phụ thuộc nhiều vào các khoản vay nước ngoài, trong khi
đó chi ngân sách tiếp tục tăng cao, nhu cầu đầu tư phát triển kinh
tế lớn cùng với nguồn thu trong nước còn hạn chế, nghĩa vụ trả nợ
tiếp tục tăng lên đã đặt ra nhiều thách thức về gánh nặng nợ công
của Việt Nam. Kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng nợ công tại
nhiều quốc gia cho thấy, thực hiện những biện pháp kiểm soát rủi ro
nợ công sớm sẽ phòng tránh được nguy cơ vỡ nợ, đảm bảo an toàn
tài chính quốc gia. Bài viết nhằm mục tiêu phân tích thực trạng an
toàn nợ công Việt Nam, trên cơ sở đó đánh giá và đề xuất một số giải
pháp trọng yếu nhằm tăng cường kiểm soát rủi ro nợ công, đảm bảo
sự an toàn và hướng đến tính bền vững của nợ công Việt Nam trong
tương lai
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tăng cường kiểm soát an toàn nợ công Việt Nam
1 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019 Tăng cường kiểm soát an toàn nợ công Việt Nam CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ Lê Thị Diệu Huyền Lê Thị Minh Ngọc Ngày nhận: 21/02/2019 Ngày nhận bản sửa: 11/03/2019 Ngày duyệt đăng: 25/03/2019 Nợ công Việt Nam thời gian gần đây được đánh giá vẫn trong ngưỡng an toàn, chưa tiềm ẩn nguy cơ mất kiểm soát rủi ro dẫn đến khủng hoảng nợ. Tuy nhiên, trong điều kiện nợ công có xu hướng tăng nhanh, còn phụ thuộc nhiều vào các khoản vay nước ngoài, trong khi đó chi ngân sách tiếp tục tăng cao, nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế lớn cùng với nguồn thu trong nước còn hạn chế, nghĩa vụ trả nợ tiếp tục tăng lên đã đặt ra nhiều thách thức về gánh nặng nợ công của Việt Nam. Kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng nợ công tại nhiều quốc gia cho thấy, thực hiện những biện pháp kiểm soát rủi ro nợ công sớm sẽ phòng tránh được nguy cơ vỡ nợ, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia. Bài viết nhằm mục tiêu phân tích thực trạng an toàn nợ công Việt Nam, trên cơ sở đó đánh giá và đề xuất một số giải pháp trọng yếu nhằm tăng cường kiểm soát rủi ro nợ công, đảm bảo sự an toàn và hướng đến tính bền vững của nợ công Việt Nam trong tương lai. Từ khóa: Nợ công, ngân sách, rủi ro nợ công, bền vững nợ công. 1. Tình hình nợ công tại Việt Nam thời gian qua hứ nhất, về quy mô nợ công, theo số liệu công bố của Bộ Tài chính, quy mô nợ công Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng nhanh cả về qui mô và tốc độ tăng trong thời gian 10 năm trở lại đây. Từ năm 2010, nợ công Việt Nam bắt đầu vượt trên 50% GDP, năm 2011 ở mức 52,6% GDP và đạt ở mức 61,4% GDP năm 2017, gần giới hạn cho phép là 65% (con số được Quốc hội thông qua). Tốc độ tăng nợ trung bình cả giai đoạn khoảng 18%. Dư nợ Chính phủ năm 2017 ở mức 51,8% GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia tăng nhanh, lên khoảng 49% GDP nhưng vẫn trong giới hạn được Quốc hội cho phép. Mặc dù nợ công Việt Nam vẫn nằm trong giới hạn được Quốc hội cho phép (<65% GDP) nhưng tốc độ tăng bình quân vẫn ở mức cao. Theo đồng hồ nợ công toàn cầu The Global Debt Clock, tỷ lệ nợ công trên đầu người tại Việt Nam đang có xu hướng gia CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 2 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 204- Tháng 5. 2019 tăng liên tiếp, từ mức khoảng 15 triệu đồng/người năm 2011 lên 18,55 triệu đồng/người năm 2012, ở mức khoảng 33 triệu đồng/người năm 2017 và đang có xu hướng ngày càng tăng trong thời gian tiếp theo. Thứ hai, về cơ cấu nợ công, cơ cấu nợ công của Việt Nam hiện đang từng bước được điều chỉnh theo hướng bền vững hơn trong những năm qua, trong đó tỷ lệ nợ Chính phủ chiếm tỷ trọng lớn nhất tổng quy mô nợ, nợ trong nước có xu hướng tăng và kỳ hạn nợ ngày càng dài hơn. Giai đoạn 2011- 2017, tỷ trọng nợ Chính phủ vẫn duy trì ở mức lớn nhất, chiếm trên 80% tổng nợ công, trong khi đó nợ Chính phủ bảo lãnh khoảng 18% và 2% là nợ chính quyền địa phương. Nợ Hình 1. Tình hình nợ công Việt Nam giai đoạn 2011-2017 Đơn vị: % Nguồn: Bộ Tài chính. Nguồn: Bộ Tài chính. Hình 2. Cơ cấu nợ công Việt Nam giai đoạn 2011- 2017 Đơn vị: % CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 3Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019 Chính phủ bảo lãnh có xu hướng giảm (từ chiếm 20,2% trong tổng nợ công năm 2010 xuống còn 14,66% năm 2017) do có sự dịch chuyển từ phương thức bảo lãnh của Chính phủ sang hình thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Nợ của Chính quyền địa phương gồm các khoản tạm ứng tồn ngân từ Kho bạc, vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. Những khoản nợ này bắt đầu phát sinh từ năm 2004 và chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng lên từ mức 0,6% năm 2010 lên 0,97% năm 2017. Cấu trúc nợ công Việt Nam có sự thay đổi theo hướng tỷ trọng nợ trong nước tăng dần, từ mức 44,3% năm 2011 lên 60% năm 2017, tương ứng với các khoản nợ nước ngoài giảm dần từ 55,7% năm 2011 còn 40% năm 2017 trong cơ cấu nợ công. Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực trong quá trình cơ cấu lại danh mục nợ công theo hướng an toàn hơn nhưng nợ nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể, trong đó vay ODA và các khoản vay ưu đãi chiếm trên 90%. Trường hợp các đồng tiền ngoại tệ (USD, JPY, EUR) biến động bất lợi trong tương lai cùng việc điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể làm tăng chi phí trả nợ và giá trị danh nghĩa các khoản nợ nước ngoài theo VNĐ. Ngoài ra, các khoản vốn ưu đãi sẽ ngày càng hạn chế, chính phủ phải dựa nhiều vào nguồn vay trong nước, các khoản vay thương mại có xu hướng tăng lên trong thời gian tới. Về kỳ hạn nợ, kỳ hạn phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) đã có sự kéo dài từ năm 2011, kỳ hạn nợ bình quân tăng tương ứng năm 2011 và năm 2017 là 3,9 năm và 12,74 năm, qua đó tăng kỳ hạn nợ bình quân danh mục trái phiếu chính phủ (năm 2011 là 1,84 năm; 2017 là 6,7 năm). Lãi suất huy động cũng giảm mạnh qua các năm (năm 2011 bình quân 12,01%; năm 2017 là 5,98%). Như vậy, một trong những thành công trong điều hành của Chính phủ thời gian qua đó là đã kéo dài kỳ hạn phát hành TPCP và giảm tỷ trọng vay nước ngoài trong cơ cấu nợ công. Cơ cấu kỳ hạn TPCP phát hành đã có sự chuyển dịch từ 3 đến 5 năm trước đây sang kỳ hạn dài hơn (từ 10 đến 30 năm chiếm tỷ trọng gần 80%). Cơ cấu này không gây áp lực trả nợ trong ngắn hạn nhưng sẽ làm tăng gánh nặng nợ trong tương lai khi tính đến biến động tỷ giá làm tăng cả nợ gốc và lãi, nghĩa vụ nợ cũng tăng lên do lãi suất vay dài hạn cao hơn đáng kể so với lãi suất vay ngắn hạn. Các đối tác song phương tài trợ cho các khoản nợ công của Việt Nam bao gồm chính phủ các nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp, Hàn Quốc, Nga, Đức; các đối tác đa phương bao gồm WB-IDA, ADB, WB-IBRD, EIB trong đó chủ nợ lớn nhất của Việt Nam là Nhật (34,5% tổng nợ), WB (28,8%) và ADB (15,5%). Về cơ cấu đồng tiền, danh mục nợ của Chính phủ tập trung vào một số đồng tiền chính bao gồm VNĐ với tỷ trọng 55%; USD chiếm tỷ trọng 16%; Yên Nhật chiếm tỷ trọng 13% và EUR chiếm tỷ trọng khoảng 7%, còn lại là các đồng tiền khác. Trong điều kiện thị trường tài chính- tiền tệ có nhiều biến động phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro dẫn đến danh mục nợ công có thể chịu nhiều tác động về tỷ giá hơn giai đoạn trước. Như vậy, cấu trúc nợ công Việt Nam mặc dù đã có nhiều thay đổi theo hướng bền vững hơn so với trước đây, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây ảnh hưởng đến uy tín và khả năng trả nợ khi đến hạn. Thứ ba, về tình hình sử dụng nợ công, nguồn vốn từ các Hình 3. Cơ cấu kỳ hạn phát hành trái phiếu chính phủ năm 2017 Nguồn: Báo cáo Chính phủ 2018 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 4 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 204- Tháng 5. 2019 khoản nợ công góp phần thực hiện các chương trình đầu tư công nhằm tạo động lực quan trọng cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế- xã hội và hỗ trợ hoạt động cho các thành phần kinh tế. Về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, theo Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2011- 2017, ICOR của Việt Nam là 6,1, kết quả này luôn vượt quá khuyến cáo của WB đối với các nước đang phát triển (dưới 3), chủ yếu do sự kém hiệu quả của khu vực kinh tế Nhà nước. Trong thực tế, hiệu quả sử dụng nợ công ở Việt Nam chưa cao, một số dự án vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, dự án được Chính phủ bảo lãnh khó khăn trong trả nợ. Tình trạng số dự án được phê duyệt nhiều, điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư so với phê duyệt ban đầu, tiến trình giải ngân vốn vẫn còn chậm trễ, các dự án, công trình thi công dở dang, chuyển tiếp, kéo dài, chậm tiến độ vẫn chậm được khắc phục. Điều này cùng với sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công, trong hoạt động của các DNNN và các tập đoàn lớn, dẫn đến đầu tư dàn trải, lãng phí, thất thoát vốn đầu tư ở tất cả các khâu của quá trình quản lý dự án đầu tư. Một số dự án đầu tư không trả được nợ, phải tái cơ cấu hoặc chuyển sang cơ chế Nhà nước đầu tư, làm tăng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ. Những khoản nợ xấu của DNNN không những tác động trực tiếp đến nợ công mà còn ảnh hưởng đến sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng thương mại và hệ thống tài chính quốc gia. Thứ tư, về tình hình trả nợ công, theo báo cáo của Bộ Tài chính, từ năm 2011- 2016 nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách nhìn chung không có sự biến động quá lớn và vẫn ở trong phạm vi kiểm soát và giới hạn được duyệt là 25% theo quy định của Quốc hội. Việc trả nợ của Chính phủ được đảm bảo đúng hạn, bao gồm cả nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ và trả nợ vay về cho vay lại, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn. Tuy nhiên, năm 2017 nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ tăng cao, khoảng 260.150 tỷ đồng, gồm trả nợ trong nước là 214.878 tỷ đồng, trả nợ nước ngoài trực tiếp là 28.022 tỷ đồng; trả nợ của các dự án vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ trong năm 2017 ở mức khoảng 17.250 tỷ đồng, chiếm gần 20% so với tổng thu ngân sách. Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ có xu hướng ngày càng tăng cả về con số tuyệt đối lẫn tương đối, điều này gây áp lực đối với việc sắp xếp nguồn để trả nợ của ngân sách, khả năng cân đối nguồn bố trí chi trả nợ hàng năm chưa tương xứng với nghĩa vụ trả nợ đến hạn, vay đảo nợ tăng nhanh với khối lượng lớn trong nhiều năm, tiềm ẩn nguy cơ vỡ nợ nếu không được Hình 4. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của khu vực Nhà nước Đơn vị: % Nguồn: Tổng cục Thống kê. CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 5Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019 kiểm soát tốt và cơ cấu lại danh mục trả nợ công. Dư nợ Chính phủ ngày càng tăng, trong khi khả năng trả nợ mỗi năm còn nhiều hạn chế. Trước năm 2010, thời gian trả nợ trung bình đối với các khoản vay ODA (bao gồm giai đoạn gia hạn) của Việt Nam là 30 - 40 năm với mức lãi suất khoảng 0,7- 0,8%/ năm. Đến giai đoạn sau 2010, thời gian trả nợ giảm xuống còn 10 - 20 năm và mức lãi suất tối thiểu là 2%/năm. Nguồn trả nợ chủ yếu từ vay trong nước thông qua phát hành TPCP, vay ODA và các nguồn ưu đãi từ nước ngoài. Tuy nhiên, từ tháng 7/2017, Việt Nam không còn là nước có thu nhập thấp nên không còn được vay theo điều kiện ODA mà tiến tới vay theo điều kiện thị trường, điều này dẫn đến áp lực trả nợ, hơn nữa, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng ngày càng trở nên cấp bách. Giai đoạn từ nay đến năm 2020, nhu cầu vốn vay rất lớn sẽ khó khăn trong việc huy động. Do vậy, Chính phủ cần giám sát chặt chẽ quá trình huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công, quản lý việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển, việc vay về cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ nhằm đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn, đầy đủ theo đúng các cam kết của Chính phủ với nhà tài trợ. 2. Mức độ an toàn nợ công Việt Nam Tình hình nợ công Việt Nam đang được quản lý theo hướng bền vững hơn thông qua việc điều chỉnh lại quy mô và cơ cấu lại danh mục nợ, tỷ lệ nợ công/GDP có xu hướng giảm dần trong các năm gần đây, cụ thể năm 2017, nợ công là 62,6% GDP; năm 2018 là 61,4% GDP và dự kiến năm 2019 là 61,3% GDP. Tuy nhiên, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia lại xu hướng tăng lên, đặc biệt nợ nước ngoài của quốc gia đã dần tới trần cho phép (50% GDP) năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu do hoạt động rút vốn và trả nợ gốc các khoản vay nước ngoài ngắn hạn của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng trong năm 2017 tăng mạnh. Nhìn chung, phần lớn các chỉ tiêu về nợ công của Việt Nam vẫn đảm bảo trong giới hạn theo Quyết định số 958/QĐ- TTg ngày 27/07/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn 2030. Tuy nhiên, trong thực tế cách tính nợ công Việt Nam vẫn chưa đồng bộ với chuẩn mực quốc tế, chưa phản ánh đầy đủ gánh nặng và nghĩa vụ trả nợ công nên các số liệu được công bố vẫn còn có sự khác biệt khá lớn. Ngoài ra, xét về tình hình quản lý nợ công và nhu cầu vốn trong thời gian tới, với điều kiện diễn biến kinh tế vĩ mô có nhiều biến động và ngân sách vẫn thâm hụt ở mức cao, kéo dài khiến nợ công Việt Nam vẫn còn Hình 5. Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách giai đoạn 2011-2017 Đơn vị: % Nguồn: Bộ Tài chính và tính toán của tác giả. CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 6 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 204- Tháng 5. 2019 tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mức độ an toàn nợ công không chỉ dừng lại chỉ số tỷ lệ nợ/ GDP mà còn phải đề cập đến các nghĩa vụ trả nợ khác như nghĩa vụ trả nợ/thu ngân sách (được qui định dưới 25%, Việt Nam đang ở mức khoảng 14-16%); nợ nước ngoài/ xuất khẩu (được qui định dưới 25%); dự trữ ngoại hối/dư nợ nước ngoài ngắn hạn trên 200% để nhằm đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ nước ngoài khi đến hạn, tránh mất khả năng trả nợ. Theo đề án phát hành TPCP ra thị trường quốc tế đến năm 2020 của Bộ Tài chính, nghĩa vụ trả nợ Chính phủ sẽ dự kiến liên tục tăng mạnh giai đoạn 2017- 2020, trung bình 12% trong toàn giai đoạn. Nguồn để trả nợ chủ yếu lấy từ ngân sách và Quỹ tích luỹ, trong điều kiện ngân sách liên tục thâm hụt ở mức cao, nhu cầu vay lớn, tình hình sử dụng vốn vay kém hiệu quả, cùng với những rủi ro tiềm ẩn về lãi suất, kỳ hạn, tỷ giá, các khoản nợ tiềm ẩn và sự biến động các yếu tố kinh tế- xã hội khác sẽ de đoạ đến tính bền vững và khả năng trả nợ trong tương lai. Do vậy, Chính phủ Việt Nam cần có sự kiểm soát chặt chẽ và áp dụng các chính sách phù hợp, kịp thời nhằm đảm bảo sự an toàn và nâng cao tính bền vững của nợ công Việt Nam thời gian tới. 3. Tăng cường kiểm soát an toàn nợ công Việt Nam trong thời gian tới Mặc dù vẫn trong giới hạn cho phép của Quốc hội nhưng quy mô nợ công của Việt Nam vẫn có xu hướng tăng dần đều, mỗi năm khoảng 360.000- 380.000 tỷ đồng. Để giảm thiểu các nguy cơ mất kiểm soát nợ công, giảm thiểu các rủi ro, đảm bảo tính bền vững và an toàn nợ công, bài viết đề xuất một số vấn đề cần được chú trọng thực hiện trong thời gian tới như sau: Thứ nhất, xây dựng cơ cấu nợ hợp lý nhằm giảm thiểu rủi ro đối với danh mục nợ công Xây dựng cơ cấu đồng tiền vay đa dạng hơn nhằm tránh ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối. Đối với đồng tiền vay nợ nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là đồng Yên Nhật do chủ yếu vay nước ngoài là vay ODA từ Nhật, sau đó là đồng SDR, các khoản vay bằng USD và EUR cũng chiếm tỷ lệ đáng kể. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây với xu hướng biến động trên thị trường, đòi Bảng 1. Các chỉ tiêu giới hạn nợ của Việt Nam Chỉ tiêu Giai đoạn Giới hạn 1. Nợ công/GDP Đến 2020 ≤ 65% 2. Nợ của Chính phủ/GDP Đến 2020 ≤ 55% 3. ... ụ lục kèm công văn số 126/BC-BTC ngày 25/11/2015 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 7Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019 hỏi phải đa dạng đồng tiền vay nợ để giảm thiểu rủi ro về tỷ giá. Hơn nữa, xây dựng cơ cấu đồng tiền vay nợ ổn định tập trung vào đồng tiền mạnh hay đồng tiền ít có sự biến động sẽ là điều kiện tránh ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối. Do đó, đa dạng hóa đồng tiền vay nợ sẽ giảm thiểu mức độ rủi ro tỷ giá, đồng thời tránh được sự biến động về trữ lượng ngoại hối quốc gia. Một là, chuyển cơ cấu vay nợ ngắn hạn sang vay nợ dài hạn. Hiện nay, về cơ cấu nợ công, khoảng gần 50% là nợ nước ngoài với điều kiện vay cơ bản là ưu đãi và thời gian đáo hạn còn lại khoảng 15 năm, phần còn lại là khoản vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu chính phủ TPCP với kỳ hạn nằm trong khoảng từ 2- 5 năm. Trong đó, tỷ lệ các khoản nợ vay ngắn hạn khá lớn nhưng đang có xu hướng giảm dần. Do đó, cân nhắc đối với những khoản vay ngắn hạn, hạn chế sử dụng vay mới để đảo nợ cũ, bảo đảm an toàn nợ công trong dài hạn. Điều này sẽ tránh được cơ cấu nợ công nguy hiểm, đảm bảo thanh toán nợ đúng hạn, có nguồn kịp thời để trả nợ. Hai là, điều chỉnh cơ cấu nợ công theo xu hướng giảm nợ công nước ngoài trong tổng vay nợ. Trong những năm gần đây, khi thị trường tài chính trong nước đã có nhiều bước phát triển, cơ cấu nợ này đang được cố gắng cải thiện nhưng trong tương lai, cần tiếp tục điều chỉnh cơ cấu nợ theo xu hướng tăng tỷ trọng vay nợ trong nước, giảm tỷ trọng vay nợ nước ngoài. Việc điều chỉnh đem lại một số lợi ích nhất định như: (i) tránh được sự phụ thuộc đối với khoản vay từ bên ngoài kèm điều kiện nhất định; (ii) giảm bớt rủi ro về tỷ giá và gây áp lực lên dự trữ ngoại hối; (iii) chủ động hơn với khoản vay trong nước nhằm kết hợp với chính sách tiền tệ để điều hành thị trường tài chính trong nước. Ba là, tăng cường kiểm soát và quản lý nợ công. Quản lý chặt chẽ các khoản vay mới, nợ công chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển, xây dựng các công trình kinh tế- xã hội quan trọng, thiết yếu theo quy hoạch, thực hiện rà soát, thẩm định, đánh giá tác động lên nợ công của các chương trình, dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ, vốn vay được Chính phủ bảo lãnh và vốn vay của chính quyền địa phương. Phải tăng cường minh bạch hóa trong công tác quản lý, thống kê và công bố thông tin về nợ công đồng thời tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước với tư cách là cơ quan độc lập về kiểm tra tài chính Nhà nước có vai trò giúp Chính phủ có số liệu xác thực và thực trạng trung thực để đảm bảo bền vững nợ. Thứ hai, cân đối thu- chi ngân sách, đảm bảo ngân sách bền vững Vay nợ để bù đắp thiếu hụt ngân sách cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp Bảng 2. Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ và cân đối nguồn giai đoạn 2017- 2020 Đơn vị: nghìn tỷ đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 1. Nghĩa vụ trả nợ 342,10 370,50 424,30 501,10 1.1. NSNN 312,60 333,50 376,10 419,60 a. Trong nước 266,30 275,40 302,60 329,10 Gốc 168,90 164,00 172,50 185,10 Lãi 97,40 111,40 130,10 144,00 b. Nước ngoài 46,30 58,10 73,50 90,50 Gốc 29,80 38,10 45,00 55,00 Lãi 16,50 20,00 28,50 35,50 1.2. Cho vay lại 29,50 37,00 48,20 81,50 Gốc 11,80 17,50 26,80 57,90 Lãi 17,70 19,50 21,40 23,60 2. Cân đối nguồn 342,10 370,50 424,30 501,10 a. NSNN 228,60 293,50 379,20 422,90 b. Quỹ tích lũy 29,50 37,00 45,10 78,20 c. Đảo nợ 84,00 40,00 0,00 0,00 Nguồn: Đề án phát hành TPCP ra thị trường quốc tế đến năm 2020 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 8 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 204- Tháng 5. 2019 dẫn đến nợ công tăng cao. Chính vì vậy, để giảm thiểu những áp lực đối với tình trạng nợ công, ngân sách cần phải được điều chỉnh đảm bảo sự cân đối thu - chi, hướng đến tính bền vững trong dài hạn. Với cơ cấu thu ngân sách còn những bất cân đối phụ thuộc nhiều vào thu từ dầu thô, hoạt động xuất nhập khẩu và đất đai. Do đó, cần đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu, trong đó chú trọng các khoản thu từ thuế thu nhập và thuế tiêu dùng. Đồng thời, xem xét mở rộng cơ sở tính thuế, đặc biệt với các hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp với sự dịch chuyển về đặc tính tiêu dùng cũng như định hướng sản xuất, tiêu dùng của Nhà nước. Ngoài ra, để đảm bảo tính bền vững của chi ngân sách, yêu cầu đặt ra là phải xác định được quy mô chi ngân sách phù hợp. Trước mắt, tiết giảm chi thường xuyên cần tiếp tục được đẩy mạnh và triển khai quyết liệt hơn, thông qua tinh giảm biên chế, tăng cường tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm giảm gánh nặng tiền lương từ ngân sách. Bên cạnh đó, chi đầu tư cần được chú trọng, trong đó đầu tư công đúng trọng tâm trọng điểm để tăng hiệu quả chi tiêu ngân sách. Việc cắt giảm chi tiêu công trong lĩnh vực đầu tư thông qua việc đánh giá sàng lọc những dự án chi tiêu kém hiệu quả, có thứ tự ưu tiên thấp. Để thực hiện được điều này, Chính phủ cần sớm hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ ngân sách theo hướng gắn phân bổ chi đầu tư với kế hoạch đầu tư công trong dài hạn được xây dựng trên cơ sở trình độ phát triển, mức độ thiếu hụt cơ sở hạ tầng, nâng cao tính tự chủ cho các địa phương. Thứ ba, phát triển thị trường nợ, đặc biệt là thị trường trái phiếu chính phủ Thị trường TPCP có vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ cho nhu cầu phát hành, giao dịch và quản lý rủi ro danh mục nợ trái phiếu của Chính phủ, đồng thời, giảm áp lực nắm giữ TPCP của hệ thống ngân hàng. Khi thị trường này phát triển và có tính thanh khoản cao hơn, Chính phủ có thể huy động vốn với chi phí thấp. Sự phát triển của thị trường TPCP sẽ giúp Chính phủ huy động được vốn với kỳ hạn dài, lãi suất ổn định. Do vậy, các rủi ro liên quan đến kỳ hạn, lãi suất, tỷ giá và đảo nợ sẽ được giảm thiểu. Mặc dù tại Việt Nam đã có thị trường TPCP chuyên biệt, tuy nhiên, các công cụ cũng như hoạt động của thị trường còn yếu ớt, chưa hỗ trợ cho việc vay nợ trong nước. Để thúc đẩy sự phát triển của thị trường nợ trong nước, hạn chế những tác động của tỷ giá tới an toàn nợ công, trước hết Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý để phát triển thị trường TPCP ổn định, bền vững theo xu hướng và thông lệ quốc tế, tạo sự liên thông giữa thị trường vốn với thị trường tiền tệ, tín dụng đồng thời, tăng cường tính công khai, minh bạch trên thị trường, cải tiến cơ chế huy động vốn của Chính phủ trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp, thành lập hệ thống các nhà tạo lập thị trường trên thị trường trái phiếu với đầy đủ nghĩa vụ và quyền hạn theo thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện đa dạng hóa các kỳ hạn phát hành TPCP, trong đó chú trọng phát hành TPCP kỳ hạn dài để đáp ứng nhu cầu đầu tư TPCP của các công ty bảo hiểm, bảo hiểm xã hội, các quỹ đầu tư. Về công tác điều hành thị trường, cần tổ chức tham vấn thường xuyên với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các thành viên thị trường để điều hành thị trường TPCP về khối lượng, về kỳ hạn, về lãi suất một cách phù hợp, thực hiện công bố kế hoạch phát hành và lịch biểu chi tiết để các thành viên thị trường chủ động tham gia đầu tư trên thị trường TPCP. Tăng cường đối thoại chính sách với các thành viên thị trường để kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc và có biện pháp xử lý kịp thời, qua đó tạo thị trường ổn định cho việc vay nợ trong nước của Chính phủ, đồng thời, nâng cao hiệu lực trong điều hành chính sách. Thứ tư, tăng cường quản lý nợ nước ngoài của quốc gia, quản lý vay nợ nước ngoài, nhất là việc vay ngắn hạn của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, để đảm bảo các tiêu chí nợ nước ngoài của quốc gia CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 9Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019 trong giới hạn cho phép. Hiện nay, vay nợ nước ngoài của khu vực tư nhân cũng đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ nước ngoài quốc gia. Do vậy, trong tổng thể nợ nước ngoài của quốc gia cũng cần kiểm soát chặt chẽ, giảm áp lực về thanh khoản của các khoản nợ, tránh những biến động quá lớn về nhu cầu ngoại tệ trong thời điểm nhất định, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán khoản nợ đến hạn. Điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt sẽ khiến chi phí trả nợ nước ngoài của quốc gia trở nên đắt đỏ hơn. Khi đó, tăng cường chặt chẽ khoản vay nợ nước ngoài sẽ tránh được những rủi ro từ khoản vay này đến nợ công nước ngoài. Thứ năm, tái cấu trúc nền kinh tế cùng với hoàn thiện thể chế, quy định quản lý nợ công hiện vẫn không đủ và không thể loại bỏ hết được các nguyên nhân hình thành nợ công vốn có nguồn gốc sâu xa ở phương diện thượng tầng thể chế kinh tế. Chính vì vậy, các nỗ lực kiểm soát để không làm cho quy mô nợ công tăng lên và tăng nhanh là điều quan trọng, nhưng vấn đề quan trọng hơn là phải thúc đẩy được tăng trưởng kinh tế Tài liệu tham khảo 1. Bộ Tài chính (2013), Đề án tổng kết về vay- trả nợ công giai đoạn 2006- 2012 và kế hoạch vay- trả nợ công đến năm 2020. 2. Bộ Tài chính (2018), Bản tin nợ nước ngoài, Bản tin nợ công số 1-7. 3. Chính phủ (2018), Báo cáo số 195/BC-CP về sử dụng và quản lý nợ công 2017 và kế hoạch 2018. 4. Chính phủ (2012), Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn 2030. 5. Chính phủ (2017), Quyết định số 544/QĐ-TTg ngày 20/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2016- 2018. 6. Chính phủ (2018), Báo cáo về sử dụng vốn vay và quản lý nợ công năm 2017 và kế hoạch năm 2018 7. Phạm Thế Anh (2014), “Thâm hụt ngân sách, nợ công và rủi ro vĩ mô ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 199. 8. Lê Thị Diệu Huyền (2018), “Ảnh hưởng của tỷ giá đến an toàn nợ công tại Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, mã số DTHV.10/2017. 9. Tô Huy Vũ (2016), “Nợ công- Từ lý thuyết tới thực tiễn tại Việt Nam”, sách tham khảo, Vụ Dự báo thống kê, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thông tin tác giả Lê Thị Diệu Huyền, Phó giáo sư, Tiến sĩ Email:huyenltd@hvnh.edu.vn Lê Thị Minh Ngọc, Tiến sĩ Email:ngocltm@hvnh.edu.vn Khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng Summary Enhance the control of public debt sustainability Vietnam’s public debt has recently been assessed to remain in safety, can control of risks, not leading to debt crisis. However, public debt has been increasing rapidly, especially, external public debt, while budget spending continues to rise, tax revenue decreases, the demand for investment in economic development increases. The debt payment obligation continues to increase, pressuring many challenges to Vietnam’s public debt burden. Experience from public debt crises in many countries shows that implementing measures to control public debt risk early will prevent the risk of insolvency and ensure national financial security. The article aims to analyze Vietnam’s public debt safety to evaluate and propose solutions to enhance the control of public debt risks, ensure safety and sustainability of Vietnam’s public debt in the future. Key-words: Public debt, budget, public debt risks, public debt sustainability Huyen Thi Dieu Le, Assoc.Prof. PhD. Ngoc Thi Minh Le, PhD. Organization of all: Finance faculty, Banking Academy of Vietnam xem tiếp trang 33 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 33Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019 vững ■Thanh Kim Huệ, Thạc sĩ Học viện Ngân hàng, Phân viện Bắc Ninh Email: huetk@hvnh.edu.vn Vương Thị Minh Đức, Tiến sĩ Học viện Ngân hàng, Phân viện Bắc Ninh Email: ducvtm@hvnh.edu.vn Summary Factors affecting the level of access to credit by individuals doing commercial activities in rural areas of Bac Ninh province Bac Ninh is a northern gateway province of Hanoi capital and is one of eight provinces in the Northern key economic region. From a purely agricultural province, Bac Ninh economy has developed in the direction of reducing the proportion of agriculture, increasing the proportion of industry-handicraft and trade villages, and developing agricultural production towards high-tech applications in order to improve added value and sustainable development. Contributing to that change has an important role of credit capital. However, in Bac Ninh, there is still a part of individual commercial customers in rural areas who have not yet access to formal credit, which is one of the major challenges in rural economic development. Therefore, the research team had a questionnaire survey for 250 individuals with commercial activities in rural areas in the districts of Bac Ninh province to assess the factors affecting the level of access to credit of these customers, on that basis, propose solutions to enhance access to finance, contributing to promoting sustainable rural economic development. Key words: individuals doing commercial activities, access to credit, Bac Ninh Hue Kim Thanh, MEc. Duc Thi Minh Vuong, PhD. Organization of all: Banking Academy of Vietnam, Bacninh Campus trong toàn hệ thống pháp luật. 4. Kết luận Không thể phủ nhận sự cần thiết của sự ra đời Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 và một số văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định số 87/2015 NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước; Nghị định số 10/2019/NĐ-CP về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đã góp phần tạo nên một hành tiếp theo trang 23 lang pháp lý tương đối chuẩn mực, đảm bảo những điều kiện cần thiết cho hoạt động kiểm soát vốn Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, qua quá trình áp dụng trên thực tế, những qui định điều chỉnh hoạt động kiểm soát vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp cho thấy vẫn còn những điểm chưa hợp lý và không phù hợp với điều kiện hiện nay. Do đó những qui định này cần phải được tiếp tục hoàn thiện. Bài viết này dừng lại ở việc nêu một vài những bất cập đó (theo quan điểm cá nhân của tác giả) nhằm giúp các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có cái nhìn toàn diện hơn về khung pháp luật điều chỉnh hoạt động kiểm soát vốn Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, đồng thời đề xuất những kiến nghị để giải quyết những bất cập này ■ nhanh và bền vững. Do đó, các nỗ lực tái cấu trúc kinh tế hiện nay, đặt trọng tâm vào cải cách thể chế, phải được tiến hành một cách mạnh mẽ và dứt khoát hơn nếu muốn thoát khỏi mối lo đổ vỡ của bong bóng nợ công và cả mối nguy của bẫy thu nhập trung bình mà Việt Nam có thể sẽ mắc phải ■ tiếp theo trang 9
File đính kèm:
- tang_cuong_kiem_soat_an_toan_no_cong_viet_nam.pdf