Tăng trưởng kinh tế và thâm hụt ngân sách tại Việt Nam: Bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ nhân quả và hàm ý chính sách

Tóm tắt

Bài viết này nghiên cứu mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế tại Việt

Nam bằng mô hình hình véc tơ hiệu chỉnh sai số VECM (Vector Error Correction Model). Kết

quả kiểm định đồng liên kết cho thấy trong dài hạn thâm hụt ngân sách có tác động nghịch chiều

và thể chế có tác động thuận chiều đến tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, thông qua kiểm định

nhân quả Granger, độ mở thương mại và thể chế có quan hệ nhân quả hai chiều với thâm hụt

ngân sách. Do đó, Chính phủ cần có chính sách giảm thâm hụt và cải thiện chất lượng thể chế để

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, khi chất lượng thể chế được nâng lên và mở cửa nền

kinh tế sẽ góp phần làm giảm áp lực thâm hụt ngân sách.

pdf 12 trang yennguyen 6860
Bạn đang xem tài liệu "Tăng trưởng kinh tế và thâm hụt ngân sách tại Việt Nam: Bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ nhân quả và hàm ý chính sách", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tăng trưởng kinh tế và thâm hụt ngân sách tại Việt Nam: Bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ nhân quả và hàm ý chính sách

Tăng trưởng kinh tế và thâm hụt ngân sách tại Việt Nam: Bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ nhân quả và hàm ý chính sách
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018 
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM: 
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ 
VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 
ECONOMIC GROWTH AND BUDGET DEFICIT: CAUSALITY EMPERICAL 
EVIDENCE AND POLICY IMPLICATIONS 
Nguyễn Thị Mỹ Linh1 
Ngày nhận: 10/4/2018 Ngày nhận bản sửa: 27/4/2018 Ngày đăng: 5/8/2018 
1 Trường Đại học Tài chính – Marketing 
Tóm tắt 
Bài viết này nghiên cứu mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế tại Việt 
Nam bằng mô hình hình véc tơ hiệu chỉnh sai số VECM (Vector Error Correction Model). Kết 
quả kiểm định đồng liên kết cho thấy trong dài hạn thâm hụt ngân sách có tác động nghịch chiều 
và thể chế có tác động thuận chiều đến tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, thông qua kiểm định 
nhân quả Granger, độ mở thương mại và thể chế có quan hệ nhân quả hai chiều với thâm hụt 
ngân sách. Do đó, Chính phủ cần có chính sách giảm thâm hụt và cải thiện chất lượng thể chế để 
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, khi chất lượng thể chế được nâng lên và mở cửa nền 
kinh tế sẽ góp phần làm giảm áp lực thâm hụt ngân sách. 
Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế; Thâm hụt ngân sách; VECM. 
Abstract 
The purpose of this study is investigate the relationship between budget deficits and economic 
growth in Vietnam using the Vector Error Correction Model (VECM) in Vietnam. The result of 
co-integration test shows that budget deficit has a negative impact and institutions have a 
positive impact on economic growth in the long run. In addition, by employing the Granger 
causality test, both openess of the economy and institution have a causal correlation with budget 
deficit. Therefore, the government should adopt those policies lowering deficit and improve 
institutional quality to boost economic growth. That institutional quality rises up, and the 
economy opens will contribute to reduce the pressure on budget deficit. 
Keywords: Economic growth; Budget deficit; VECM. 
7 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018 
1. Giới thiệu 
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế 
và thâm hụt ngân sách là một vấn đề được 
quan tâm nghiên cứu cùng với sự phát 
triển của tài chính công. Mối quan hệ này 
đã được đề cập trong một số lý thuyết 
cũng như đã có vô số kiểm định thực 
nghiệm sau đó minh chứng. 
Tuy nhiên, có sự không đồng nhất 
trong quan điểm của các nhà kinh tế học 
về nền tảng phân tích và kết quả nghiên 
cứu thực nghiệm khi nghiên cứu vấn đề 
gia tăng thâm hụt ngân sách mang lại tác 
động tích cực, tiêu cực hay trung lập đến 
tăng trưởng kinh tế. Cơ sở lý luận cho mối 
quan hệ này là ba trường phái kinh tế tân 
cổ điển, trường phái Keynesian và trường 
phái Ricardian. 
Trường phái Tân cổ điển cho rằng bộ 
phận cấu thành nên thâm hụt ngân sách 
xuất phát nguồn thu thường xuyên từ thuế 
bị suy giảm. Điều này ngụ ý về một sự sụt 
giảm trong tiết kiệm ngân sách hoặc sự gia 
tăng trong chi tiêu vào tiết kiệm của khu 
vực Chính phủ. Từ đó tạo nên sự ảnh 
hưởng bất lợi cho tăng trưởng kinh tế nếu 
sự sụt giảm của tiết kiệm Chính phủ không 
được bù đắp bởi sự gia tăng trong tiết 
kiệm tư nhân, dẫn đến kết quả về một sự 
sụt giảm trong tỷ lệ tiết kiệm tổng thể. Các 
nhà kinh tế học Tân cổ điển cho rằng thị 
trường không có trở ngại và lao động sẽ 
đạt mức toàn dụng. Thâm hụt ngân sách sẽ 
làm gia tăng tiêu dùng trong suốt cuộc đời 
của cá nhân bằng việc chuyển dịch thuế 
cho các thế hệ tương lai. Tiêu dùng tăng 
lên hàm ý một sự giảm sút trong tiết kiệm 
và lãi suất phải tăng lên để cân bằng trong 
thị trường vốn, kéo theo sự suy giảm trong 
đầu tư tư nhân. Như vậy, thâm hụt ngân 
sách không những gây nên áp lực gia tăng 
lãi suất, mà còn tạo ra một tác động ngược 
đến tăng trưởng. Trong khi đó, trường phái 
Keynesian cung cấp một lập luận thiên về 
hiệu ứng đám đông bằng cách quan tâm 
đến các ảnh hưởng mở rộng của thâm hụt 
ngân sách. Keynes cho rằng thâm hụt ngân 
sách được tài trợ bằng vay mượn sẽ làm 
cho sản lượng đầu ra gia tăng thông qua số 
nhân. Khung phân tích của trường phái 
Keynesian truyền thống không phân biệt 
thâm hụt tài khóa bởi chi tiêu dùng hay chi 
đầu tư, cũng không phân biệt các nguồn 
lực tài trợ thâm hụt tài khóa thay thế thông 
qua tiền tệ hóa hay vay mượn trong và 
ngoài nước. Tuy nhiên trường phái này 
cũng cho rằng tổng cầu gia tăng sẽ làm gia 
tăng lợi nhuận của đầu tư tư nhân, kéo 
theo đầu tư cao hơn ở bất kỳ mức lãi suất 
nào. Như vậy, thâm hụt ngân sách không 
lấn át đầu tư tư nhân do đó mà kinh tế sẽ 
tăng trưởng. Khác biệt với hai trường phái 
trên, quan điểm của trường phái Ricardian 
cho rằng thâm hụt tài khóa được cho là có 
tính trung lập khi xem xét tác động của nó 
đến tăng trưởng. Việc tài trợ cho thâm hụt 
chỉ bằng phương thức hoãn thuế. Mức 
thâm hụt trong bất kỳ giai đoạn nào luôn 
luôn bằng đúng giá trị hiện tại của các 
khoản thuế trong tương lai, được bù đắp 
bằng sự gia tăng của các khoản nợ tài trợ 
thâm hụt. Nói cách khác, chi tiêu Chính 
phủ phải được trả, dù ở thời điểm hiện tại 
hoặc tương lai, và giá trị hiện tại của chi 
tiêu phải bằng với giá trị hiện tại của các 
khoản thu từ thuế và phi thuế. Thâm hụt 
tài khóa là công cụ hữu hiệu làm bằng 
8 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018 
phẳng các cú sốc thu ngân sách thường 
xuyên, nhằm đáp ứng yêu cầu chi tiêu bất 
thường, phương thức tài trợ mà thông qua 
đó, thuế sẽ mở rộng trong một khoảng thời 
gian. Thâm hụt ngân sách như vậy không 
có tác động đến tổng cầu nếu quyết định 
chi tiêu của hộ gia đình dựa trên giá trị 
hiện tại của thu nhập có tính đến giá trị 
hiện tại của các nghĩa vụ thuế tương lai. 
Ngoài ra, sự sụt giảm của tiết kiệm Chính 
phủ hiện tại ngụ ý rằng thâm hụt tài khóa 
bù đắp bởi tiết kiệm tư nhân làm cho tiết 
kiệm quốc gia và đầu tư không thay đổi. 
Do đó, cũng không gây ảnh hưởng đến lãi 
suất thực. Tương đương Ricardian được 
đưa ra với giả định rằng các cá nhân trong 
nền kinh tế có khả năng dự tính trong 
tương lai, họ có tỷ lệ chiết khấu tương 
đương với tỷ lệ chiết khấu của Chính phủ 
về chi tiêu và họ hoàn toàn có tầm nhìn dài 
hạn khi đánh giá giá trị hiện tại của thuế 
tương lai. 
Như vậy, có ba quan điểm khác nhau 
về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách 
và tăng trưởng kinh tế. Những bằng chứng 
nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy 
những kết quả khác nhau tại những quốc 
gia trong những khoảng thời gian cụ thể. 
Việc kiểm định mối quan hệ hai chiều 
giữa hai yếu tố này tại Việt Nam sẽ cung 
cấp cho các cơ quan quản lý vĩ mô cái 
nhìn về sự tác động qua lại giữa chúng, 
làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách 
tương lai. 
2. Tổng quan các nghiên cứu về mối 
quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và 
tăng trưởng kinh tế 
Knack và Keefer (1995) nghiên cứu về 
mối quan hệ giữa thể chế, đầu tư tư nhân, 
chi tiêu chính phủ, trình độ học vấn và 
hiệu quả hoạt động của nền kinh tế Hoa 
Kỳ giai đoạn 1974 – 1989 bằng cách sử 
dụng phương pháp hồi quy thông thường. 
Trong đó, biến thể chế được lấy từ nguồn 
ICGR (International Country Risk Guide) 
và BERI (Business Environment Risk 
Intelligence). Trong đó, tác động của bảo 
vệ quyền tài sản đến nền kinh tế được xem 
xét thông qua xem xét các chỉ số được 
cung cấp bởi các chủ thể đánh giá rủi ro 
quốc gia đến các nhà đầu tư tiềm năng 
nước ngoài. Các chỉ số bao gồm tính bắt 
buộc thi hành hợp đồng và rủi ro mất 
quyền sở hữu. Bằng cách sử dụng các biến 
trên, nghiên cứu cho thấy rằng bảo vệ 
quyền tài sản có tác động lớn đến đầu tư 
và tăng trưởng. 
Hasan và cộng sự (2009) nghiên cứu 
vai trò của thể chế pháp lý, chiều sâu tài 
chính và vấn đề đa nguyên đến tăng 
trưởng kinh tế trên cơ sở sử dụng dữ liệu 
bảng đối với 31 tỉnh của Trung Quốc giai 
đoạn 1986 – 2002. Nghiên cứu cho rằng, 
đối với các nền kinh tế chuyển đổi, các 
vấn đề thể hiện cho sự phát triển thể chế 
rất quan trọng như: sự thừa nhận nền kinh 
tế thị trường, sự xác lập bảo vệ quyền tài 
sản, tăng trưởng tín dụng khu vực tư, sự 
phát triển của các định chế tài chính và thị 
trường, sự thiết lập cơ chế đảm bảo quyền 
tài sản và sự tự do hóa thể chế chính trị. 
Nghiên cứu này đã phát triển và đo lường 
các yếu tố này thành các biến giải thích 
trong mô hình hồi quy để giải thích cho sự 
tăng trưởng kinh tế địa phương. Bằng 
9 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018 
chứng cho thấy sự phát triển của thị 
trường tài chính, môi trường pháp lý, sự 
nhận thức về bảo vệ quyền tài sản và vấn 
đề đa nguyên có mối liên kết chặt với sự 
tăng trưởng kinh tế địa phương mạnh mẽ 
hơn tại Trung Quốc. 
Javid và Arif (2010) nghiên cứu ảnh 
hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị và 
thể chế đến tính bất ổn của thâm hụt ngân 
sách của một số các quốc gia Châu Á từ 
năm 1984 đến năm 2000. Kết quả nghiên 
cứu cho thấy mức thu nhập cao, sự gia 
tăng lạm phát và mức độ thâm hụt ngân 
sách/GDP có mối liên hệ với tính bất ổn 
của ngân sách. Sự bùng nổ của các cú sốc 
từ bên ngoài khiến cho thâm hụt ngân sách 
càng bất trở nên bất ổn định. Tuy nhiên, 
những quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng dân số 
cao lại có mức bất ổn thâm hụt ngân sách 
ít hơn. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra 
rằng các yếu tố ổn định chính trị, dân chủ, 
cải tiến xã hội và điều kiện kinh tế ở mức 
cao sẽ làm giảm tính bất ổn của thâm hụt 
ngân sách. Mức độ tham nhũng cao và 
chất lượng thể chế thấp làm cho mức độ 
thâm hụt ngân sách dao động mạnh hơn. 
Từ đó nghiên cứu đưa ra hàm ý quan trọng 
bằng cách cải tiến chất lượng thể chế, tạo 
nên một môi trường kinh tế ổn định và 
nâng cao mức độ dân chủ sẽ đảm bảo cho 
thâm hụt tài khóa ổn định hơn và tạo ra tác 
động tích cực cho tăng trưởng kinh tế 
trong dài hạn. 
Đặng Văn Cường và Phạm Lê Trúc 
Quỳnh (2015) phân tích tác động của thâm 
hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế tại 
một số nước Đông Nam Á bên cạnh các 
yếu tố về lạm phát, đầu tư nước ngoài và 
tín dụng nội địa khu vực tư. Để đánh giá 
hệ số hồi quy của các biến trong mô hình, 
tác giả sử dụng mô hình hiệu ứng cố định 
(FEM - Fixed effect model) cho dữ liệu 
bảng trong khoảng thời gian từ 2001 – 
2013. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính vững 
cho các ước lượng, phương pháp bình 
phương tối thiểu tổng quát (GLS – 
Generalised least square) cũng được sử 
dụng trong các kết quả ước lượng. Kết quả 
thực nghiệm cho thấy thâm hụt ngân sách, 
tín dụng khu vực tư tác động tiêu cực đến 
tăng trưởng kinh tế, đầu tư nước ngoài tác 
động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, còn 
lạm phát thì không có ý nghĩa thống kê. 
Onwioduokit (2016) nghiên cứu xác 
định các nhân tố ảnh hưởng đến tăng 
trưởng kinh tế và mối quan hệ giữa thâm 
hụt ngân sách với tăng trưởng kinh tế tại 
Sierra Leone bằng việc sử dụng kỹ thuật 
ước lượng OLS cho dữ liệu chuỗi thời 
gian trong vòng 30 năm. Các biến độc lập 
được sử dụng gồm tổng vốn đầu tư đại 
diện cho sự tăng trưởng thị trường vốn, số 
đăng ký học trường trung học đại diện cho 
lực lượng lao động, tỷ lệ lạm phát, lãi suất 
cho vay, M2/GDP đo lường cho độ sâu tài 
chính, tỷ giá, độ mở của nền kinh tế đo 
bằng xuất khẩu cộng với nhập khẩu trên 
GDP. Bằng chứng cho thấy tồn tại mối 
quan hệ thuận chiều giữa hai yếu tố này. 
Nghiên cứu đề xuất thâm hụt tài khóa nên 
hướng tới cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội 
quan trọng như năng lượng và giao thông 
nhằm tối ưu hóa tác động tích cực của 
thâm hụt, Chính phủ nên thực hiện chính 
sách kinh tế hỗn hợp đảm bảo lạm phát 
không quá cao mà tăng trưởng kinh tế 
10
0 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018 
không bị chững lại. Chính sách thu hút 
vốn đầu tư nước ngoài, gia tăng tiết kiệm 
trong nước cũng cần được theo đuổi để 
kích thích tăng trưởng hơn nữa. Tín dụng 
cấp cho khu vực tư và chi phí vay mượn 
cũng cần được đáp ứng nhằm đẩy mạnh 
đầu tư và tăng trưởng đầu ra. 
Như vậy, các nghiên cứu trong và 
ngoài nước đã được thực hiện nhằm xác 
định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách 
và các yếu tố vĩ mô khác như lãi suất, tỷ 
giá, đầu tư, độ mở của nền kinh tế, chiều 
sâu tài chính, thể chế với tăng trưởng kinh 
tế ở quy mô một quốc gia. Tuy nhiên, tại 
Việt Nam việc nghiên cứu mối quan hệ 
giữa tăng trưởng kinh tế và thâm hụt ngân 
sách chưa xem xét đến độ mở thương mại 
và đặc biệt là thể chế. Do đó mục tiêu của 
bài viết này là tìm ra mối quan hệ nhân 
quả giữa các yếu tố này. 
3. Mô hình nghiên cứu và phương pháp 
ước lượng 
3.1 Mô hình nghiên cứu 
Mục tiêu của bài viết này là xem xét 
mối quan hệ hai chiều giữa tăng trưởng 
kinh tế và thâm hụt ngân sách. Bên cạnh 
đó, trên nền tảng nghiên cứu của Knack và 
Keefer (1995), Onwioduokit (2016), yếu 
tố thể chế và mở cửa nền kinh tế. Trong 
đó, độ mở thương mại dẫn xuất cho mở 
cửa kinh tế tính bằng giá trị xuất khẩu 
cộng nhập khẩu trên GDP được giả thiết là 
có tác động thuận chiều đến tăng trưởng 
kinh tế. Nếu nền kinh tế càng mở thì càng 
có nhiều khả năng thu hút nguồn vốn đầu 
tư nước ngoài, làm gia tăng đầu tư và tăng 
trưởng kinh tế. Đặc biệt yếu tố bảo vệ 
quyền tài sản, một dẫn xuất cho chất lượng 
thể chế cũng được giả thiết là có tác động 
thuận chiều đến tăng trưởng, bởi bất kỳ 
giao dịch kinh tế nào thực chất cũng là 
giao dịch về dịch chuyển các quyền về tài 
sản. Do đó, nếu các quyền về tài sản 
không được xác định rõ ràng và không 
được bảo vệ thì chi phí phát sinh sẽ lớn và 
như vậy sẽ không khuyến khích các giao 
dịch kinh tế xảy ra, làm hạ thấp giá trị của 
tài sản trên thị trường, không khuyến 
khích đầu tư làm tăng giá trị tài sản, có thể 
dẫn đến phân bổ nguồn lực không hiệu 
quả. Từ đó, mô hình nghiên cứu được đề 
xuất như sau: 
Yt = A1 Yt-1 + A2 Yt-2+ ... + Ap Yt-p + st + 
ut (1) 
Trong đó, Yt là véc tơ gồm 4 biến nội 
sinh gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế 
(GDPG), thâm hụt ngân sách ( logarit tự 
nhiên của thâm hụt ngân sách – LBUD), 
độ mở thương mại (EIG) và bảo vệ quyền 
tài sản (PRI), Ai là ma trận cấp 3x3 tham 
số, ut là véc tơ nhiễu trắng và st là véc tơ 
hằng số. Dữ liệu được lấy theo năm giai 
đoạn 1996 – 2016, trong đó tốc độ tăng 
trưởng kinh tế, thâm hụt ngân sách và độ 
mở thương mại được thu thập từ Ngân 
hàng Phát triển châu Á (ADB). Riêng biến 
bảo vệ quyền tài sản, một dẫn xuất của thể 
chế được cung cấp bởi các tổ chức cung 
cấp dịch vụ như ICGR, BERI, Polity IV, 
Freedom house. Do giới hạn về nguồn dữ 
liệu, biến bảo vệ quyền tài sản được thu 
thập từ trang web heritage.org. Theo đó, 
chỉ số bảo vệ quyền tài sản được đánh giá 
dựa theo một số nguồn như Diễn đàn Kinh 
tế thế giới, Báo cáo cạnh tranh toàn cầu, 
Ngân hàng Thế giới... Chỉ số này phản ánh 
11 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018 
mức độ mà khung pháp lý của một quốc 
gia cho phép các cá nhân để tích lũy tài 
sản cá nhân một cách tự do, được đảm bảo 
bởi luật rõ ràng mà Chính phủ thực thi có 
hiệu quả. Dựa vào kết hợp số liệu điều tra 
và đánh giá độc lập, chỉ số cung cấp một 
thước đo định lượng mức độ mà luật pháp 
của một quốc gia bảo vệ quyền sở hữu tư 
nhân và mức độ tôn trọng các luật này. Nó 
cũng đánh giá khả năng tài sản cá nhân sẽ 
bị Nhà nước thu giữ. Việc bảo vệ pháp 
luật về tài sản càng hiệu quả, điểm số của 
quốc gia càng cao. Tương tự như vậy, cơ 
hội chiếm hữu tài sản của Chính phủ nhiều 
hơn, điểm số của một quốc gia thấp hơn. 
4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 
4.1 Thống kê mô tả
Bảng 1: Thống kê mô tả giá trị gốc của các biến trong mô hình 
 BUD GDPG EIG PRI 
Mean -49972.40 0.066451 1.208849 0.115909 
Median -13294.50 0.063720 1.231552 0.100000 
Maximum 13000.00 0.095400 1.748522 0.150000 
Minimum -190940.0 0.047400 0.720864 0.100000 
Std. Dev. 70707.16 0.012243 0.324383 0.023837 
Skewness -1.243975 0.882654 -0.045631 0.780720 
Kurtosis 2.871385 3.396513 1.832046 1.609524 
Jarque-Bera 5.689233 3.000741 1.258074 4.007226 
Probability 0.058157 0.223047 0.533105 0.134847 
Sum -1099393 1.461930 26.59468 2.550000 
Sum Sq. Dev. 1.05E+11 0.003148 2.209714 0.011932 
Observations 22 22 22 22 
Nguồn: Tính từ phần mềm Eviews 8.1 
Thống kê mô tả cung cấp thông tin 
khái quát về bộ số liệu nghiên cứu giai 
đoạn 1995 – 2016. Theo kết quả này, tốc 
độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng 
năm là 6,6%, giá trị lớn nhất là 9,5% và 
giá trị nhỏ nhất là 4,7%. Trong giai đoạn 
đó, thâm hụt ngân sách trung bình là -
49.972,40 tỷ đồng, mức thâm hụt lớn nhất 
là -190.940 tỷ đồng. Ngân sách đạt mức 
thặng dư tốt nhất là 13.000 tỷ đồng (vào 
năm 2006). Bên cạnh đó, kết quả thể hiện 
chỉ số độ nhọn của phân phối (Kurtosis) có 
chênh lệch nhưng không đáng kể. Thống 
kê Jacque – Bera dùng để kiểm định các 
biến có phân phối chuẩn hay không với 
giả thuyết H0: biến có phân phối chuẩn và 
H1: Biến không có phân phối chuẩn. Giá 
trị xác xuất (Probability) của các biến đều 
lớn hơn 0.05, giả thuyết H0 được chấp 
nhận nghĩa là các biến đều có phân phối 
chuẩn. 
4.2 Kiểm định tính dừng 
Hầu hết các chuỗi thời gian đều không 
dừng tại bậc I(0). Do đó, trước khi phân 
tích cần phải kiểm định chuỗi thời gian có 
dừng hay không. Tính dừng của dữ liệu 
chuỗi thời gian có ý nghĩa quyết định hiệu 
quả của phương pháp ước lượng được sử 
dụng. Nếu chuỗi thời gian không dừng thì 
giả định của phương pháp Ordinary Least 
Square (OLS) không thỏa mãn. Theo đó, 
các kiểm định t hoặc kiểm định F không 
12 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018 
có hiệu lực. Kết quả kiểm định tính dừng 
theo phương pháp Augment Dickey and 
Fuller (ADF) cho thấy các chuỗi thời gian 
trong mô hình đều là chuỗi không dừng ở 
chuỗi gốc mà dừng ở sai phân bậc 1. 
Bảng 2: Kết quả kiểm định tính dừng 
Biến số 
ADF Giá trị tới hạn 
Gốc Sai phân bậc 1 1% 5% 10% 
GDPG -1.908509 
(0.3219) 
-11.18342*** 
(0.0000) 
-3.808546 -3.020686 -2.650413 
LBUD -1.537725 
 (0.4955) 
-5.022005*** 
(0.0008) 
-3.788030 -3.012363 -2.646119 
EIG -0.162266 
(0.9283) 
-5.529183*** 
(0.0003) 
-3.831511 -3.029970 -2.655194 
PRI -0.622700 
(0.8453) 
-4.472136*** 
(0.0024) 
-3.808546 -3.020686 -2.650413 
Nguồn: Tính từ phần mềm Eviews 8.1, dấu ***, **, *: ký hiệu lần lượt cho các mức ý 
nghĩa 1%, 5%, và 10%. 
4.3 Xác định bậc trễ thích hợp 
Trong phân tích với dữ liệu chuỗi thời 
gian, việc xác định bậc trễ thích hợp có vai 
trò quan trọng. Nếu bậc trễ quá dài thì các 
ước lượng sẽ không hiệu quả. Ngược lại, 
nếu bậc trễ quá ngắn thì phần dư của ước 
lượng không thỏa mãn tính nhiễu trắng 
làm sai lệch kết quả phân tích. Căn cứ để 
lựa chọn bậc trễ tối ưu là các tiêu chuẩn 
Akaike Information Criterion (AIC), 
Schwart Bayesian Criterion (SC) và 
Hannan – Quinn Information Criterion 
(HQ). Theo AIC, SC và HQ, bậc trễ tối ưu 
là bước trễ có chỉ số nhỏ nhất. Kết quả 
kiểm định cho thấy cả ba tiêu chuẩn AIC, 
SC và HQ đều cho kết quả bậc trễ thích 
hợp nhất là bậc 1. 
Bảng 3: Kết quả xác định bước trễ thích hợp 
 Lag LogL LR FPE AIC SC HQ 
 0 65.70307 NA 2.12e-09 -5.781245 -5.532549 -5.727271 
1 149.4627 119.6566* 8.55e-12* -11.37740* -9.885221* -11.05356* 
 Nguồn: Tính từ phần mềm Eviews 8.1, dấu ***, **, *: ký hiệu lần lượt cho các mức ý 
nghĩa 1%, 5%, và 10%. 
4.4 Kiểm định nhân quả Granger 
Kiểm định nhân quả Granger được sử 
dụng nhằm xem xét mối quan hệ nhân quả 
giữa hai biến X và Y, là theo hai chiều 
hướng với giả thuyết H0: X không tác 
động đến Y và H1: X tác động lên Y. Nếu 
giả thuyết H0 bị bác bỏ điều đó có ý nghĩa 
rằng X có tác đến Y và ngược lại. Kiểm 
định này được thực hiện trên các chuỗi 
13 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018 
thời gian dừng, bậc trễ được chọn dựa theo 
tiêu chuẩn AIC, SC và HQ. Kết quả cho 
thấy tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa 
EIG và LBUD, giữa PRI và LBUD; và 
mối quan hệ một chiều từ EIG đến GPPG. 
Như vậy thâm hụt ngân sách có mối quan 
hệ nhân quả với độ mở thương mại và bảo 
vệ quyền tài sản, còn độ mở thương mại 
có tác động đến tốc độ tăng trưởng của 
nền kinh tế. 
Bảng 4: Kết quả kiểm định nhân quả Granger 
STT Giả thuyết H0 Prob. 
1 LBUD không tác động tới GDPG 0.5591 
2 GDPG không tác động tới LBUD 0.5726 
3 EIG không tác động tới GDPG 0.0622* 
4 GDPG không tác động tới EIG 0.4296 
5 PRI không tác động tới GDPG 0.2560 
6 GDPG không tác động tới PRI 0.5796 
7 EIG không tác động tới LBUD 0.0473** 
8 LBUD không tác động tới EIG 0.0216** 
9 PRI không tác động tới LBUD 0.0386** 
10 LBUD không tác động tới PRI 0.0278** 
11 PRI không tác động tới EIG 0.2066 
12 EIG không tác động tới PRI 0.4940 
Nguồn: Tính từ phần mềm Eviews 8.1, dấu ***, **, *: ký hiệu lần lượt cho các mức ý 
nghĩa 1%, 5%, và 10%. 
4.5 Kiểm định đồng liên kết Johansen 
Việc hồi quy các chuỗi thời gian 
không dừng thường dẫn đến kết quả hồi 
quy giả mạo. Tuy nhiên, theo Engle và 
Granger (1987) nếu kết hợp tuyến tính của 
các chuỗi thời gian không dừng có thể là 
một chuỗi dừng và các chuỗi thời gian 
không dừng đó được cho là có đồng liên 
kết và có thể được giải thích như mối quan 
hệ cân bằng dài hạn giữa các biến. Do đó, 
kiểm định đồng liên kết theo phương pháp 
Johansen và Juselius được thực hiện, áp 
dụng nguyên tắc cực đại nhằm xác định sự 
tồn tại của các vectơ đồng liên kết giữa 
các dãy số thời gian. Kết quả kiểm định 
chỉ ra giả thuyết có ít nhất một mối quan 
hệ đồng liên kết được chấp nhận, tức tồn 
tại mối quan hệ trong dài hạn giữa các 
biến với mức ý nghĩa 5%. 
14 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018 
Bảng 5: Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen 
Phương pháp: Unrestricted Cointegration Rank Test (Trace) 
Hypothesized Trace Statistic 0.05 
No. of CE(s) Eigenvalue Critical Value Prob.** 
None * 0.735268 55.45841 55.24578 0.0479 
At most 1 0.617707 28.87768 35.01090 0.1948 
At most 2 0.323749 9.646315 18.39771 0.5150 
At most 3 0.087097 1.822508 3.841466 0.1770 
Nguồn: Tính từ phần mềm Eviews 8.1, dấu ***, **, *: ký hiệu lần lượt cho các mức ý 
nghĩa 1%, 5%, và 10%. 
Nếu như kiểm định Granger được thực hiện trên chuỗi thời gian dừng thì kiểm định 
Johansen được tiến hành trên chuỗi dữ liệu gốc. Phương trình đồng liên kết như sau: 
GDPG = .784049 -1.955830 LBUD + 1.682562 EIG + 109.0236 PR 
 [-4.53486] [ 1.23944] [ 4.31895] 
với các số trong ngoặc là thống kê t 
Phương trình trên cho thấy thâm hụt 
ngân sách có tác động ngược chiều đến 
tăng trưởng tương đồng với quan điểm 
trường phái Keynesian, nghiên cứu của 
Huỳnh Thế Nguyễn và cộng sự (2016). 
Trong khi đó thể chế có tác động thuận 
chiều, nhất quán với nghiên cứu của 
Knack và Keefer (1995). Trong điều kiện 
các yếu tố khác không đổi, 1% sự tăng lên 
của thâm hụt ngân sách có thể làm giảm 
khoảng 1,95% tăng trưởng kinh tế; 1% 
tăng lên của chất lượng thể chế có thể làm 
tăng 109% tăng trưởng, cho thấy mức độ 
tác động của yếu tố thể chế đến tăng 
trưởng kinh tế là rất lớn trong dài hạn. 
4.6 Mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số 
VECM (Vector Error Correction Model) 
Do tồn tại đồng liên kết giữa các biến 
nghiên cứu, mô hình VECM được áp dụng 
để xem xét mối quan hệ giữa các biến 
trong ngắn hạn. 
Bảng 6: Kết quả ước lượng mô hình VECM 
Error correction D(GDPG) D(LBUD) 
CointEq1 
-0.335828 
(0.28256) 
[-1.18851] 
0.425540*** 
(0.13678) 
[ 3.11114] 
D(GDPG(-1)) 
-0.572861** 
(0.23199) 
[-2.46932] 
-0.258456** 
(0.11230) 
[-2.30149] 
15 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018 
D(LBUD(-1)) 
-0.359043 
(0.53090) 
[-0.67629] 
-0.225421 
 (0.25699) 
[-0.87715] 
D(EIG(-1)) 
1.103532 
(6.03699) 
[ 0.18279] 
-6.143911** 
(2.92232) 
[-2.10241] 
D(PRI(-1)) 
8.959941 
(35.3175) 
[ 0.25370] 
-38.22952** 
(17.0961) 
[-2.23616] 
Nguồn: Tính từ phần mềm Eviews 8.1, dấu ***, **, *: ký hiệu lần lượt cho các mức ý 
nghĩa 1%, 5%, và 10%. 
Kết quả ước lượng mô hình VECM 
cho thấy trong hàm tăng trưởng kinh tế, hệ 
số thống kê t của biến D(GDPG(-1)) có ý 
nghĩa thống kê ở mức 5%. Với độ trễ một 
giai đoạn, chứng tỏ D(GDPG) trong quá 
khứ có thể giải thích cho D(GDPG). Trong 
khi đó ở hàm thâm hụt ngân sách, hầu hết 
hệ số của các biến độc lập đều có ý nghĩa 
thống kê, ngoại trừ hệ số của D(LBUD(-
1)). Tăng trưởng kinh tế, độ mở thương 
mại và bảo vệ quyền tài sản đều có ảnh 
hưởng nghịch chiều đến thâm hụt ngân 
sách ở độ trễ 1 năm. Phần hiệu chỉnh sai 
số Error Correction (EC) của phương trình 
trong dài hạn tồn tại có ý nghĩa thống kê 
1% với hệ số bằng 0.42 cho thấy khoảng 
0.42% sự mất cân bằng của thâm hụt ngân 
sách ở năm trước sẽ được điều chỉnh ở 
năm tiếp theo. Tuy nhiên, giá trị EC không 
lớn cho thấy sự điều chỉnh mất cân bằng 
còn chậm. Nếu có cú sốc thì sự mất cân 
bằng thâm hụt ngân sách sẽ lâu hồi phục. 
4.7 Tính ổn định của mô hình 
Mô hình được xem là ổn định nếu có 
phần dư là một chuỗi dừng và tất cả các 
nghiệm của đa thức đặc trưng đều nằm 
trong vòng tròn đơn vị hay các mô đun 
tính toán được đều có giá trị nhỏ hơn 1. 
Kết quả cho thấy không có nghiệm nào 
nằm ngoài vòng tròn đơn vị, tức mô hình 
này đáp ứng tính ổn định. 
16 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018 
-1.5
-1.0
-0.5
0.0
0.5
1.0
1.5
-1.5 -1.0 -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5
Inverse Roots of AR Characteristic Polynomial
Nguồn: Tính từ phần mềm Eviews 8.1 
5. Kết luận và hàm ý chính sách 
Chủ đề nghiên cứu về quan hệ giữa 
tăng trưởng kinh tế và thâm hụt ngân sách 
tuy đã có nhiều kết quả thực nghiệm xét 
trong phạm vi quy mô một quốc gia hoặc 
nhiều quốc gia. Tuy nhiên tại Việt Nam, 
các nghiên cứu chưa xem xét đến yếu tố 
bảo vệ quyền tài sản, một dẫn xuất của 
chất lượng thể chế. Trong bài viết này, kết 
quả phân tích cho thấy trong dài hạn thâm 
hụt ngân sách có tác động nghịch chiều và 
bảo vệ quyền tài sản có tác động thuận 
chiều đến tăng trưởng kinh tế. Như vậy, để 
thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững, cần 
có chính sách giảm thâm hụt và đặc biệt là 
cải thiện chất lượng thể chế. Do đặc điểm 
của một nền kinh tế chuyển đổi và đang 
phát triển, quá trình hoàn thiện thể chế 
kinh doanh diễn ra còn chậm so với cam 
kết hội nhập về mức độ tự do hóa thương 
mại và đầu tư. Cải cách thể chế đã được đề 
cập trong Nghị quyết của Đại hội Đảng lần 
thứ 12, việc tiếp theo là Chính phủ cần 
tiếp tục thực hiện mạnh mẽ các biện pháp 
để hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo 
quyền sở hữu tư nhân của mọi chủ thể. 
Việc Chính phủ đảm bảo việc thực thi các 
hợp đồng tư nhân theo đúng quy định của 
pháp luật một cách công bằng giữa các 
chủ thể là rất cần thiết để đảm bảo tính 
toàn vẹn của thị trường. 
Thông qua kiểm định nhân quả 
Granger, nghiên cứu cho thấy độ mở 
thương mại và thể chế có quan hệ nhân 
quả hai chiều với thâm hụt ngân sách. Vậy 
thông qua nâng cao chất lượng thể chế, 
một mặt sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế 
mặt khác sẽ góp phần làm giảm thâm hụt 
ngân sách. Bên cạnh đó, gia tăng mở cửa, 
hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, 
tăng cường giao thương, có chính sách 
khuyến khích hoạt động xuất khẩu nhằm 
thúc đẩy nền sản xuất nội địa sẽ góp phần 
làm giảm áp lực cho ngân sách nhà nước. 
Như vậy, bài viết đã có các phát hiện 
đáng bàn luận, tuy nhiên không thể tránh 
khỏi một số hạn chế nhất định về độ dài 
của mẫu dữ liệu, và mô hình nghiên cứu 
17 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018 
chưa xét các biến kiểm soát quan trọng đối 
với tăng trưởng kinh tế như đầu tư, tín 
dụng nội địa, chính sách tiền tệ, nguồn 
nhân lực. Hướng nghiên cứu tiếp theo có 
bổ sung thêm biến kiểm soát và số quan 
sát được tăng lên là một cách mở rộng lý 
tưởng cho bài viết này. 
Tài liệu tham khảo 
Tiếng Anh 
Fallick, BK (1992). Job search in more than one labor market. Economic Inquiry, 30(4): 
742–745. 
Hoang H. Phe và P. Wakely, (2000). Status, Quality and the Other Trade-off: Towards a 
New Theory of Urban Residential Location. Urban Studies, Vol. 37, No. 1, 7- 35, 
2000. 
Li, W.F. (2004). The Impact of Pricing on Time-on-market in High-rise Multiple-unit 
Residential Developments. Pacific Rim Property Research Journal, 10(3), 305–27. 
McCall. JJ (1970). Economics of information and job search. Quarterly Journal of 
Economics 84(1): 113–126. 
Qiu, Leiju và Yong Tu, (2014). Information and Housing Search: Theory and Evidence 
from China Market. IRES Working Paper Series, IRES 2014-018. 
Tu, Y., Pei Li và Leiju Qiu, (2016). Housing search and housing choice in urban China. 
Urban Studies Journal, Volume: 54 issue: 8, page(s): 1851-1866. 
Zuehlke, T.W., (1987). Duration Dependence in the Housing Market. Review of 
Economics and Statistics, 69(4), 701–704. 
18 

File đính kèm:

  • pdftang_truong_kinh_te_va_tham_hut_ngan_sach_tai_viet_nam_bang.pdf