Thích ứng nghề cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ
Tóm tắt. Thích ứng nghề có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động nghề nghiệp, giúp cá nhân
có khả năng thay đổi những đặc điểm tâm - sinh lý và nhân cách cho phù hợp với nghề lựa chọn,
đáp ứng yêu cầu lao động, nâng cao năng suất, hiệu quả lao động. Để giúp sinh viên ngành Quản
lý giáo dục thích ứng nghề tốt hơn trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, cần tìm hiểu những vấn đề
liên quan đến thích ứng nghề quản lý: các khái niệm, đặc điểm lao động của người cán bộ quản lý,
đặc điểm của sinh viên trong việc chọn và thích ứng nghề quản lý giáo dục. Từ đó, đưa ra quá trình
thích ứng nghề cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ để sinh
viên ngành Quản lý giáo dục đạt hiệu kết quả cao trong học tập, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực
cho xã hội.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thích ứng nghề cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ
NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT Journal of Education Management, 2018, Vol. 10, No. 1, pp. 8-14 This paper is available online at THÍCH ỨNG NGHỀ CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Trịnh Văn Cường1 Tóm tắt. Thích ứng nghề có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động nghề nghiệp, giúp cá nhân có khả năng thay đổi những đặc điểm tâm - sinh lý và nhân cách cho phù hợp với nghề lựa chọn, đáp ứng yêu cầu lao động, nâng cao năng suất, hiệu quả lao động. Để giúp sinh viên ngành Quản lý giáo dục thích ứng nghề tốt hơn trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, cần tìm hiểu những vấn đề liên quan đến thích ứng nghề quản lý: các khái niệm, đặc điểm lao động của người cán bộ quản lý, đặc điểm của sinh viên trong việc chọn và thích ứng nghề quản lý giáo dục. Từ đó, đưa ra quá trình thích ứng nghề cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ để sinh viên ngành Quản lý giáo dục đạt hiệu kết quả cao trong học tập, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho xã hội. Từ khóa: Nghề, nghề nghiệp, thích ứng nghề, thích ứng nghề quản lý. 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, giáo dục nước ta mặc dù đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả bước đầu, nhưng chất lượng và hiệu quả giáo dục vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước. Phần lớn học sinh, sinh viên ra trường hạn chế về năng lực thực hành, khả năng tư duy sáng tạo, điều này phần nào nói lên khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên còn hạn chế. Quá trình thích ứng nghề nghiệp phải được thực hiện liên tục trong suốt thời gian sinh viên học tập ở trường cao đẳng, đại học và trong quá trình hành nghề sau này. Đối với sinh viên nói chung và sinh viên theo ngành Quản lý giáo dục nói riêng, hoạt động chủ đạo của sinh viên là hoạt động lao động (nghề nghiệp). Xuất phát từ những mục đích và nhiệm vụ của mình, tổ chức tuyển dụng đặt ra những yêu cầu nhất định đối với sinh viên, thể hiện ở việc sinh viên tiếp nhận những vai trò, giá trị, chuẩn mực xã hội mới, thống nhất cá nhân với mục đích, nhiệm vụ của tổ chức, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với yêu cầu, đặc trưng của tổ chức. Điều này có nghĩa là hoạt động nghề nghiệp đòi hỏi các sinh viên phải tích cực hòa nhập vào đặc trưng của nghề, các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp cũng như đặc trưng cụ thể của tổ chức nào đó. Như vậy, việc thích ứng nghề cho sinh viên nói chung và sinh viên ngành Quản lý giáo dục nói riêng là một điều hết sức quan trọng, có tác động trực tiếp và là bước đệm vững chắc để sinh viên Ngày nhận bài: 15/11/2017. Ngày nhận đăng: 28/12/2017. 1Khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục; e-mail: trinhanhcuong@gmail.com. 8 NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 10 (2018), No. 1. ngành quản lý giáo dục có thể tự tin, sẵn sàng tâm thế, khả năng chuyên môn,... để hoàn thành tối ưu công việc của mình trong tương lai. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thích ứng nghề quản lý Trước tiên khái niệm “Nghề”: Theo Đại từ điển tiếng Việt “Nghề” được hiểu là “công việc chuyên làm theo sự phân công của xã hội”. Có thể hiểu: Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, con người sử dụng tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội và bản thân. Từ đó, có thể hiểu nghề quản lý: là hoạt động lao động mà trong đó con người sử dụng tri thức, kỹ năng để làm ra sản phẩm nghề là các quyết định quản lý, kết quả quản lý tác động đến đối tượng quản lý nhằm đáp ứng mục tiêu đã đề ra. Thích ứng là quá trình diễn ra sự điều chỉnh nội dung, phương thức hoạt động và giao tiếp của cá nhân để phù hợp với điều kiện môi trường xã hội và hoạt động mới nhằm tồn tại và phát triển. Sự thích ứng là quá trình biến đổi trong đời sống tâm lý và hệ thống hành vi cá nhân. Như vậy, thích ứng nghề là: quá trình thích ứng của người lao động với các điều kiện bên ngoài và bên trong của quá trình lao động. Thích ứng nghề nghiệp là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà tuyển dụng. Chính thích ứng nghề nghiệp là công cụ để giải quyết vấn đề năng suất và chất lượng công việc ở người lao động. Bên cạnh đó, quá trình thích ứng nghề nghiệp không chỉ được coi như là sự thích ứng của con người với nghề nghiệp mà còn là quá trình tự phát triển cá nhân. Quá trình thích ứng nghề nghiệp quản lý bắt đầu diễn ra trong trường học, sau đó tiếp tục trong quá trình đào tạo nghề và cuối cùng là quá trình hoạt động nghề nghiệp của con người. Có thể chia ra 3 giai đoạn quan hệ và tương hỗ lẫn nhau về sự thích ứng nghề: 1) Giai đoạn trước khi vào đại học, cao đẳng: liên quan tới định hướng nghề nghiệp trong quá trình học tập ở các trường phổ thông (đây là giai đoạn làm quen với thế giới nghề nghiệp, xác định lĩnh vực nghề nghiệp tương lai, xuất hiện động cơ, xu hướng, phẩm chất nhân cách, những tiền đề đối với nghề lựa chọn). 2) Giai đoạn học đại học, cao đẳng: đây là giai đoạn đào tạo nghề nghiệp, hình thành và điều chỉnh định hướng nghề nghiệp, phát triển kỹ năng, kỹ xảo nghề, những phẩm chất nhân cách cần thiết đối với nghề, hình thành và phát triển tự ý thức nghề nghiệp. 3) Giai đoạn sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng: giai đoạn thực hiện hoạt động nghề nghiệp. Trong giai đoạn này, các cán bộ trẻ thích ứng với điều kiện lao động, tập thể, vị thế xã hội mới, tức là diễn ra "sự thâm nhập" nghề nghiệp và nhân cách vào hoạt động lao động, hiện thực hoá các tiềm năng nhân cách và nghề nghiệp của người cán bộ. Như vậy, theo chúng tôi thích ứng nghề nghiệp là quá trình cá nhân tìm hiểu về nghề và các yêu cầu của nghề, hình thành những năng lực và phẩm chất nhân cách cần thiết đối với nghề, "thâm nhập" nghề nghiệp và nhân cách vào hoạt động lao động nhằm hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách phù hợp với nghề được đào tạo. Thích ứng nghề quản lý giáo dục là quá trình biến đổi đời sống tâm lý và hệ thống hành vi của 9 Trịnh Văn Cường JEM., Vol. 10 (2018), No. 1. cá nhân tham gia vào quá trình quản lý giáo dục để đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của nghề quản lý giáo dục. 2.2. Đặc điểm về nghề quản lý giáo dục Nghề quản lý giáo dục là một nghề có tính đặc thù cao, với những đòi hỏi riêng biệt đáp ứng các yêu cầu của nghề. Bản chất của nghề là một khoa học và nghệ thuật trong việc điều khiển, phối kết hợp các bộ phận, phân hệ và các cá nhân trong hệ thống giáo dục nhằm đưa hệ thống đạt đến những trạng thái phát triển mới về chất đáp ứng những yêu cầu của xã hội đặt ra cho ngành giáo dục. Trong quá trình hoạt động lao động quản lý, đối tượng quản lý là con người (cá nhân, tập thể) trong tổ chức, cơ sở giáo dục và các yếu tố được sử dụng là nguồn lực của tổ chức cơ sở giáo dục. Đối tượng quản lý luôn luôn tồn tại trong một khách thể quản lý xác định. Đối với quản lý giáo dục, đối tượng quản lý là con người. Sản phẩm của quá trình hoạt động nghề nghiệp quản lý giáo dục là con người và các quyết định quản lý. Quản lý giáo dục có tâm điểm là quản lý quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người. Với đối tượng và sản phẩm nghề mang tính đặc thù như vậy, hoạt động lao động nghề này đòi hỏi những nhà giáo dục thực hiện quá trình giáo dục nhân cách phù hợp với từng cá nhân người học, giáo dục, phát triển tối đa tiềm năng của con người Trong xã hội hiện đại, quản lý trở thành một nghề trong xã hội, quản lý giáo dục cũng mang những đặc điểm đó. Tính nghề nghiệp của quản lý giáo dục đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục phải có tri thức quản lý với các kiến thức, kỹ năng tác nghiệp phù hợp với lĩnh vực quản lý. 2.3. Các yêu cầu đối với người cán bộ quản lý giáo dục Công việc của người cán bộ quản lý giáo dục là hoạt động lao động đòi hỏi người cán bộ quản lý giáo dục cần: có phẩm chất chính trị tư tưởng vững vàng; có thế giới quan khoa học, có kỷ luật, có đạo đức nghề nghiệp; có ý thức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân; có ý sức khỏe và năng lực giao tiếp xã hội; nắm vững kiến thức cơ bản về quản lý giáo dục, kỹ năng thực hành quản lý giáo dục đáp ứng nhu cầu quản lý, nghiên cứu, ứng dụng khoa học quản lý giáo dục, các hoạt động của nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong và ngoài hệ thống giáo dục quốc dân; góp phần tạo nguồn nhân lực cho việc xây dựng nền giáo dục chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước. Một người cán bộ quản lý giáo dục cần có những kiến thức theo khối ngành, theo nhóm ngành, kiến thức ngành và kỹ năng nghề nghiệp. 2.4. Các kỹ năng cần thích ứng cho sinh viên ngành quản lý giáo dục - Các kĩ năng nghề nghiệp + Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hoặc trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô ở 10 NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 10 (2018), No. 1. địa phương và vùng miền. + Vận dụng được kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ vào quản lý hành chính, nhân sự, đào tạo, dạy học và các hoạt động giáo dục. + Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra công việc cụ thể liên quan đến lĩnh vực quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục. + Kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề nghiên cứu, vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thích hợp, hiệu quả nhằm triển khai thực hiện các đề tài, dự án cụ thể trong lĩnh vực nghiên cứu quản lý giáo dục. + Kỹ năng phân tích bối cảnh xã hội và bối cảnh của tổ chức, đánh giá được những tác động tích cực và tiêu cực đến lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp; đánh giá được những thay đổi của bối cảnh và hình thành được kỹ năng quản lý sự thay đổi nhằm phát triển hoạt động bản thân và của cộng đồng. - Kỹ năng nhận thức + Kỹ năng đánh giá, điều chỉnh bản thân và trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển chung của tổ chức. + Kỹ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo trong giải quyết công việc. + Kỹ năng học hỏi, hợp tác và làm việc theo đội, nhóm. + Kỹ năng xác định phương pháp làm việc hiệu quả cho từng loại công việc thu hút sự tham gia của đồng nghiệp. - Kĩ năng bổ trợ + Kĩ năng ngoại ngữ chuyên ngành: có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn. + Kỹ năng hòa nhập. + Kỹ năng gây ảnh hưởng và tác động đến những người khác, kỹ năng thuyết phục, thương lượng, tìm kiếm sự giúp đỡ. + Kỹ năng thích ứng với những thay đổi. 2.5. Đặc điểm của sinh viên ngành Quản lý giáo dục Sinh viên theo học ngành Quản lý giáo dục cũng có những đặc điểm của sinh viên Việt Nam nói chung. Song do đặc thù ngành học, chương trình đào tạo nên họ mang một số đặc điểm đặc thù so với sinh viên các ngành khác. Sự năng nổ, nhiệt huyết, tự tin là một trong các phẩm chất dễ nhận thấy ở sinh viên Quản lý giáo dục. Họ là những nhà quản lý tương lai, những người quản lý, người thủ lĩnh nên luôn hết 11 Trịnh Văn Cường JEM., Vol. 10 (2018), No. 1. mình với các công việc, các nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, được học tập trong môi trường năng động với nhiều các câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa, giúp họ tôi luyện cái tôi nhiệt thành của bản thân. Sinh viên Quản lý giáo dục rất tâm lý và biết lắng nghe và đóng góp ý kiến. Chương trình học đặc thù của ngành Quản lý giáo dục đề cao và nhấn mạnh về khía cạnh tâm lý, nắm bắt cảm xúc của đối tượng. Ngoài ra, môi trường giáo dục của nhà trường với các giảng viên, cán bộ giáo dục nhiệt tình, thân thiện, gần gũi với sinh viên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành phẩm chất sinh viên. Sinh viên ngành Quản lý giáo dục chăm chỉ và luôn có sự phấn đấu nỗ lực, cống hiến hết mình cho nhiệm vụ, công việc. Bên cạnh những mặt tích cực, sinh viên ngành Quản lý giáo dục cũng còn những hạn chế như chưa thực sự sáng tạo, linh hoạt trong vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tế, kỹ năng mềm còn chưa thực sự tốt... Điều đó làm ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên. Sinh viên chọn nghề quản lý giáo dục là sinh viên có mong muốn sau khi hoàn thành chương trình đào tạo về khối ngành quản lý có thể tham gia hoạt động lao động tại các vị trí có liên quan đến khối ngành Quản lý giáo dục. 2.6. Quá trình thích ứng nghề cho sinh viên quản lý giáo dục trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ 2.6.1. Mục tiêu thích ứng nghề cho sinh viên quản lý giáo dục Mục tiêu chung: Giúp sinh viên quản lý giáo dục có khả năng thay đổi những đặc điểm tâm - sinh lý và nhân cách cho phù hợp, có kiến thức, kỹ năng thái độ đáp ứng yêu cầu lao động, hiệu quả lao động và nâng cao năng suất lao động trong ngành quản lý giáo dục. Mục tiêu cụ thể: Trang bị những kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về ngành quản lý và về quản lý giáo dục. Hình thành và phát triển về phẩm chất, thái độ đối với nghề, có năng lực tự học, nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học quản lý giáo dục nói riêng. 2.6.2. Nội dung thích ứng nghề cho sinh viên quản lý giáo dục - Thích ứng về kỹ năng đối với các hoạt động quản lý giáo dục: sinh viên Quản lý giáo dục trong tương lai sẽ là Cán bộ quản lý với nhiệm vụ cơ bản là tham gia hoạt động quản lý, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra... Vì vậy, để chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ này, sinh viên quản lý giáo dục phải được trang bị đầy đủ, hệ thống các kiến thức kĩ năng của chu trình quản lý: Kế hoạch - Tổ chức - Chỉ đạo - Kiểm tra. - Thích ứng về kỹ năng lập kế hoạch cho sinh viên quản lý giáo dục: sinh viên được đào tạo các kiến thức, kỹ năng về các công việc cơ bản của hoạt động lập kế hoạch. - Thích ứng về kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch: sinh viên có thể vận dụng được các kỹ năng, kiến thức, nắm bắt, thực hiện được 4 công việc chính như sau: + Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị hoặc hệ thống giáo dục. + Xây dựng và phát triển đội ngũ: tổ chức, tập hợp đội ngũ cán bộ, nhân viên, người dạy trong nhà trường hoặc trong hệ thống và triển khai các hoạt động của các bộ phận hay tổ chức đó. 12 NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 10 (2018), No. 1. + Xác định cơ chế quản lý và các mối quan hệ phối hợp sinh viên. + Tổ chức lao động một cách khoa học. - Thích ứng về kỹ năng chỉ đạo thực hiện kế hoạch: + Thực hiện quyền chỉ huy, giao việc và hướng dẫn triển khai nhiệm vụ theo thứ tự công việc. + Thường xuyên đôn đốc, động viên, kích thích, tạo động lực cho nhân viên. Đối với hoạt động này sinh viên quản lý giáo dục những nhà quản lý giáo dục trong lai cần hiểu rõ được tầm quan trọng của việc động viên khuyến khích, tạo động lực cho nhân viên. - Thích ứng kỹ năng kiểm tra thực hiện kế hoạch. Sinh viên được đào tạo nắm được và có khả năng thực hiện được quy trình kiểm tra trong quản lý giáo dục. - Thích ứng với việc tự học và hoàn thiện các phẩm chất, nhân cách của người lao động ngành Quản lý giáo dục trong xã hội ngày nay. - Thích ứng với những yêu cầu thay đổi liên tục về phát triển chuyên môn đối với người cán bộ quản lý giáo dục. 2.6.3. Phương pháp thích ứng nghề cho sinh viên quản lý giáo dục Để giúp sinh viên thích ứng nghề, cán bộ giảng viên có thể sử dụng nhiều phương pháp để đạt hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh phương pháp truyền thốg như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, các cách dạy học tích cực giúp hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của sinh viên, tức là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy. Có thể kể đến một số phương pháp như sau: - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. - Sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ công tác dạy- học. - Phương pháp dạy học theo dự án. - Phương pháp dạy học tình huống. - Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho sinh viên. 2.6.4. Hình thức thích ứng nghề cho sinh viên quản lý giáo dục Thích ứng nghề cho sinh viên quản lý giáo dục thông qua hai hình thưc sau: - Thích ứng nghề trực tiếp: sinh viên thích ứng nghề trực tiếp khi thực hiện các nội dung công việc của người quản lý thông qua các đợt kiến tập và thực tập được nhà trường tạo điều kiện cho học sinh tham gia. - Thích ứng nghề gián tiếp: sinh viên thích ứng nghề thông qua các bộ môn, thông qua hệ thống kiến thức và kỹ năng mà giảng viên truyền đạt. 2.6.5. Lực lượng tham gia vào quá trình thích ứng nghề cho sinh viên quản lý giáo dục Để sinh viên quản lý giáo dục có khả năng thích ứng với nghề thì cần có các lực lượng như: cơ sở đào tạo, giảng viên với hoạt động dạy các tổ chức xã hội, các câu lạc bộ, nhóm trong và ngoài cơ sở đào tạo... và chính bản thân các sinh viên quản lý giáo dục là nhân tố chủ đạo nhất. 13 Trịnh Văn Cường JEM., Vol. 10 (2018), No. 1. 2.6.6. Điều kiện phục vụ thích ứng nghề cho sinh viên quản lý giáo dục Điều kiện chủ quan: Sinh viên Quản lý giáo dục phải được trang bị những kiến thức về lý luận quản lý hiện đại, nghiệp vụ quản lý thiết thực mang tính chuyên nghiệp, đặc biệt cần có các kĩ năng quản lý của thế kỷ 21. Điều kiện khách quan: Sự tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập của nhà trường; Năng lực, kỹ năng, sự tận tụy, nhiệt huyết của giảng viên; Nhu cầu nghề của xã hội. 3. Kết luận Quá trình hội nhập và phát triển Việt Nam đang đặt ra những cơ hội và thách thức đòi hỏi phải có nhận thức sâu sắc và toàn diện về đất nước, về vị thế Việt Nam đối với khu vực và thế giới trong bối cảnh khu vực hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Nhu cầu về đào tạo cán bộ quản lý giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết. Vì vậy, ngay từ lúc này, các cơ sở đào tạo ngành quản lý giáo dục phải làm tốt công tác thích ứng nghề cho sinh viên, nhất là trong giai đoạn thích ứng ban đầu để cung cấp cho ngành giáo dục những nhà quản lý giáo dục tương lai hội tụ đầy đủ cả 3 yếu tố: Tâm - Tầm - Tài. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Danh Ánh (2010), Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. [2] Trần Khánh Đức (2002), Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [3] Phạm Minh Hạc (2010), Một số vấn đề giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [4] Nguyễn Văn Hộ (1998), Cơ sở sư phạm của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [5] Trung tâm từ điển Việt Nam (1994), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. ABSTRACT Vocational adaptation for students of education management in credit-based training Vocational adaptation plays a special role in professional activities which helps individuals to change psychological and physical attributes and personalities suitable with the chosen profession, meeting the working requirements, productivity and efficiency. In order to facilitate education management students better adapt to the credit-based training, it is necessary to understand issues relating to management sector adaptation: concepts, labor features of education managers and students’ features in credit-based training for the students of education management to achieve high flyers in their studies, meeting human resource for the society. Keywords: Job, professions, vocational adaptation, management profession adaptation. 14
File đính kèm:
- thich_ung_nghe_cho_sinh_vien_nganh_quan_ly_giao_duc_trong_da.pdf