Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Tóm tắt: Thời kỳ quá độ (TKQĐ) lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) là thời kỳ cải

biến cách mạng sâu sắc, triệt để, toàn diện, từ xã hội cũ sang xã hội mới - xã

hội XHCN. Nó diễn ra từ khi cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp vô sản

giành được chính quyền, bắt tay vào việc xây dựng xã hội mới và kết thúc khi

xây dựng thành công các cơ sở của xã hội XHCN về vật chất - kỹ thuật, kinh

tế, văn hoá, tư tưởng. Nói cách khác, kết thúc thời kỳ quá độ khi đã xây dựng

xong cả về lực lượng sản xuất (LLSX) lẫn quan hệ sản xuất (QHSX), cả cơ sở

kinh tế lẫn kiến trúc thượng tầng xã hội XHCN. Đây là một quá trình khó

khăn, lâu dài và hết sức phức tạp, là tất yếu khách quan đối với mọi

nước xây dựng CNXH. Trong giới hạn bài viết này, tác giả nêu lên tính

tất yếu khách quan và nhận thức khoa học của TKQĐ từ CNTB lên

CNXH ở Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số nhiệm vụ kinh

tế cơ bản cần thực hiện ngay để tiến tới xây dựng thành công CNXH ở

Việt Nam.

pdf 5 trang yennguyen 9860
Bạn đang xem tài liệu "Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 49 
THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 
ThS. Võ Xuân Hội 
Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung 
Tóm tắt: Thời kỳ quá độ (TKQĐ) lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) là thời kỳ cải 
biến cách mạng sâu sắc, triệt để, toàn diện, từ xã hội cũ sang xã hội mới - xã 
hội XHCN. Nó diễn ra từ khi cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp vô sản 
giành được chính quyền, bắt tay vào việc xây dựng xã hội mới và kết thúc khi 
xây dựng thành công các cơ sở của xã hội XHCN về vật chất - kỹ thuật, kinh 
tế, văn hoá, tư tưởng. Nói cách khác, kết thúc thời kỳ quá độ khi đã xây dựng 
xong cả về lực lượng sản xuất (LLSX) lẫn quan hệ sản xuất (QHSX), cả cơ sở 
kinh tế lẫn kiến trúc thượng tầng xã hội XHCN. Đây là một quá tr ình khó 
khăn, lâu dài và hết sức phức tạp, là tất yếu khách quan đối với mọi 
nước xây dựng CNXH. Trong giới hạn bài viết này, tác giả nêu lên tính 
tất yếu khách quan và nhận thức khoa học của TKQĐ từ CNTB lên 
CNXH ở Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số nhiệm vụ kinh 
tế cơ bản cần thực hiện ngay để tiến tới xây dựng thành công CNXH ở 
Việt Nam. 
Từ khoá: Thời kỳ quá độ (TKQĐ), CNXH. 
1. Tính tất yếu khách quan của TKQĐ 
lên CNXH ở Việt Nam 
Ở nước ta, TKQĐ lên CNXH bắt 
đầu từ năm 1954 ở miền Bắc và từ năm 
1975, sau khi đất nước đã hoàn toàn 
độc lập và cả nước thống nhất, cách 
mạng dân tộc - dân chủ nhân dân đã 
hoàn toàn thắng lợi trên phạm vi cả 
nước thì cả nước cùng tiến hành cách 
mạng XHCN, cùng quá độ lên CNXH. 
TKQĐ là thời kỳ lịch sử mà bất 
cứ một quốc gia nào đi lên CNXH 
cũng đều phải trải qua, ngay cả đối 
với những nước đã có nền kinh tế rất 
phát triển, bởi lẽ, ở các nước này, tuy 
LLSX đã phát triển cao, nhưng vẫn 
còn cần phải cải tạo và cần xây dựng 
QHSX mới, xây dựng nền văn hoá 
mới. Dĩ nhiên, đối với những nước 
thuộc loại này, về khách quan có nhiều 
thuận lợi hơn, thời kỳ quá độ có thể sẽ 
diễn ra ngắn hơn. Đối với nước ta, một 
nước nông nghiệp lạc hậu đi lên 
CNXH bỏ qua chế độ TBCN, thì lại 
càng phải trải qua một thời kỳ quá độ 
lâu dài. 
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, 
TKQĐ lên CNXH ở nước ta là một 
thời kỳ lịch sử mà: "nhiệm vụ quan 
trọng nhất của chúng ta là phải xây 
dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của 
chủ nghĩa xã hội,... tiến dần lên chủ 
nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông 
nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa 
học tiên tiến. Trong quá trình cách 
mạng XHCN, chúng ta phải cải tạo 
nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế 
mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ 
chốt và lâu dài". 
Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ 
TBCN là một tất yếu lịch sử đối với 
nước ta, vì: 
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 50 
Một là, toàn thế giới đã bước vào 
thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH. 
Thực tiễn đã khẳng định CNTB là chế 
độ xã hội đã lỗi thời về mặt lịch sử, 
sớm hay muộn cũng phải được thay 
bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng 
sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là giai 
đoạn xã hội XHCN. Cho dù hiện nay, 
với những cố gắng để thích nghi với 
tình hình mới, CNTB thế giới vẫn 
đang có những thành tựu phát triển 
nhưng vẫn không vượt ra khỏi những 
mâu thuẫn cơ bản của nó, những mâu 
thuẫn này không dịu đi mà ngày càng 
phát triển gay gắt và sâu sắc. CNTB 
không phải là tương lai của loài người. 
Đặc điểm của thời đại ngày nay là thời 
đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên 
phạm vi toàn thế giới. Quá trình cải 
biến xã hội cũ, xây dựng xã hội mới - 
xã hội XHCN không phải là quá trình 
cải lương, duy ý chí, mà là quá trình 
cách mạng sôi động trải qua nhiều giai 
đoạn phát triển khách quan, hợp với 
quy luật của lịch sử. CNTB và CNXH 
khác nhau về bản chất - chế độ tư hữu 
và công hữu về TLSX, khác nhau về 
xã hội có giai cấp đối kháng, khác 
nhau về tình trạng người bóc lột 
người. Đối với nước ta, tiến lên xây 
dựng CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN, 
cần có thời gian dài để xây dựng cơ 
sở vật chất kỹ thuật của CNXH, cải 
tạo QHSX cũ và xây dựng QHSX mới 
XHCN, đây là một quá trình khó 
khăn, lâu dài và phức tạp. CNXH mà 
nhân dân ta và loài người tiến bộ 
đang vươn tới luôn đại diện cho 
những giá trị tiến bộ của nhân loại, 
đại diện lợi ích của người lao động, là 
hình thái kinh tế - xã hội cao hơn 
CNTB. Quá trình cách mạng đó vì sự 
nghiệp cao cả là giải phóng con 
người, vì sự phát triển tự do và toàn 
diện của con người, vì tiến bộ chung 
của loài người. Đi theo dòng chảy của 
thời đại cũng tức là đi theo quy luật 
phát triển tự nhiên của lịch sử và cần 
phải có một thời kỳ lịch sử nhất định. 
Hai là, Cách mạng Việt Nam phát 
triển theo con đường độc lập dân tộc 
gắn liền với CNXH. Tính tất yếu lịch 
sử ấy xuất hiện từ những năm 20 của 
thế kỷ XX. Nhờ đi con đường ấy, nhân 
dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám 
1945 thành công, đã tiến hành thắng 
lợi hai cuộc kháng chiến, hoàn thành sự 
nghiệp giải phóng dân tộc. Ngày nay, 
chỉ có đi lên CNXH mới giữ vững được 
độc lập, tự do cho dân tộc, mới thực 
hiện được mục tiêu: Dân giàu, nước 
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 
Sự lựa chọn con đường độc lập dân tộc 
và CNXH của nhân dân ta là sự lựa 
chọn của chính lịch sử dân tộc lại vừa 
phù hợp với xu thế của thời đại. Điều 
đó cũng đã thể hiện sự quá độ lên chủ 
nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ 
nghĩa ở nước ta là một tất yếu lịch sử. 
2. Nhận thức về TKQĐ lên CNXH bỏ 
qua chế độ TBCN 
TKQĐ lên CNXH bỏ qua chế độ 
TBCN chính là con đường phát triển 
"rút ngắn" lên CNXH ở nước ta. Về 
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 51 
chính trị, bỏ qua chế độ tư bản là bỏ qua 
giai đoạn thống trị của giai cấp tư sản, 
của kiến trúc thượng tầng TBCN. Về 
kinh tế, bỏ qua chế độ TBCN là bỏ qua 
sự thống trị của QHSX TBCN, nhưng 
phải biết tiếp thu, kế thừa những thành 
tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế 
độ TBCN, đặc biệt về khoa học và 
công nghệ, để phát triển nhanh LLSX, 
xây dựng nền kinh tế hiện đại. Đó 
chính là sự rút ngắn thời gian thực 
hiện quá trình xã hội hoá sản xuất 
TBCN bằng con đường phát triển theo 
định hướng XHCN, tức là rút ngắn một 
cách đáng kể quá trình phát triển lên 
CNXH ở nước ta. 
Ngày nay, trong những điều kiện 
lịch sử mới, chúng ta có thể đi con 
đường phát triển rút ngắn, phát triển 
theo định hướng XHCN, tránh cho 
nhân dân ta những đau khổ của con 
đường TBCN. Sự rút ngắn này được 
thực hiện thông qua việc sử dụng biện 
pháp kế hoạch đồng thời với việc sử 
dụng biện pháp thị trường có sự quản lý 
của Nhà nước theo định hướng XHCN 
trên cơ sở xây dựng, phát triển kinh tế 
nhà nước vững mạnh đóng vai trò chủ 
đạo đối với toàn bộ nền kinh tế quốc 
dân. Sự rút ngắn này chỉ có thể thực 
hiện thành công với điều kiện chính 
quyền thuộc về nhân dân dưới sự lãnh 
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy 
nhiên, cần nhận thức đầy đủ rằng sự rút 
ngắn ở đây không phải là công việc có 
thể làm nhanh chóng như Chủ tịch Hồ 
Chí Minh đã chỉ rõ: "tiến lên chủ nghĩa 
xã hội, không thể một sớm một chiều. 
Đó là cả một công tác tổ chức và giáo 
dục". "Chủ nghĩa xã hội không thể làm 
mau được mà phải làm dần dần". 
Nhận thức đúng nội dung của sự 
quá độ bỏ qua hay rút ngắn này có ý 
nghĩa thực tiễn quan trọng, giúp ta 
khắc phục được quan niệm đơn giản, 
duy ý chí về TKQĐ lên CNXH từ một 
nước chưa phát triển. 
CNXH ở Việt Nam, theo cách 
nói tóm tắt và mộc mạc của Chủ tịch 
Hồ Chí Minh là: trước hết nhằm làm 
cho nhân dân lao động thoát nạn bần 
cùng, làm cho mọi người có công ăn 
việc làm, được ấm no và sống một đời 
hạnh phúc. 
Quán triệt tư tưởng cơ bản đó của 
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Cương 
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ 
quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, 
phát triển năm 2011) Đảng ta đã 
khẳng định: "Xã hội xã hội chủ nghĩa 
mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: 
Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công 
bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; 
có nền kinh tế phát triển cao dựa trên 
lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ 
sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn 
hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; 
con người có cuộc sống ấm no, tự do, 
hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn 
diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt 
Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và 
giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước 
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân 
dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng 
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 52 
Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị 
và hợp tác với các nước trên thế giới. 
3. Một số nhiệm vụ kinh tế cơ bản 
trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam 
Để thực hiện mục tiêu dân giàu, 
nước mạnh theo con đường XHCN, 
điều quan trọng nhất là phải cải biến 
căn bản tình trạng kinh tế xã hội; phải 
xây dựng một nền kinh tế XHCN với 
công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ 
hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến. 
Muốn vậy, trong TKQĐ chúng ta cần 
phải thực hiện những nhiệm vụ kinh tế 
cơ bản sau: 
Một là, phát triển LLSX, đẩy 
mạnh quá trình CNH-HĐH đất nước. 
Đây được coi là nhiệm vụ trung tâm 
của cả TKQĐ nhằm xây dựng cơ sở 
vật chất - kỹ thuật của CNXH, phát 
triển LLSX là nhiệm vụ có tính quy 
luật của sự quá độ lên CNXH ở những 
nước kinh tế lạc hậu. Tuy nhiên, chiến 
lược, nội dung, hình thức, bước đi, tốc 
độ, biện pháp CNH - HĐH của mỗi 
nước quá độ lên CNXH phải được xuất 
phát từ điều kiện lịch sử - cụ thể của 
mỗi nước và từ bối cảnh quốc tế trong 
mỗi thời kỳ. 
Hai là, xây dựng QHSX mới theo 
định hướng XHCN. Phải xây dựng 
từng bước những QHSX mới phù hợp 
với trình độ phát triển của LLSX mới. 
Nhưng việc xây dựng QHSX mới 
không thể thực hiện theo ý muốn chủ 
quan duy ý chí mà phải tuân theo 
những quy luật khách quan về mối 
quan hệ giữa LLSX và QHSX. Trong 
TKQĐ lên CNXH ở nước ta tất yếu 
phải tồn tại nhiều hình thức sở hữu, 
nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại 
hình tổ chức sản xuất kinh doanh, 
nhiều hình thức phân phối. 
Ba là, mở rộng và nâng cao hiệu 
quả kinh tế đối ngoại. Đứng trước xu 
thế toàn cầu hoá kinh tế và sự tác động 
của cuộc cách mạng khoa học và công 
nghệ, tác động của kinh tế tri thức, nền 
kinh tế nước ta không thể là một nền 
kinh tế khép kín, mà phải tích cực mở 
rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Đó là 
xu thế tất yếu của thời đại, là vấn đề có 
tính chất quy luật trong thời đại ngày 
nay. Chúng ta "mở cửa" nền kinh tế, 
thực hiện đa dạng, đa phương hoá quan 
hệ kinh tế quốc tế, nhằm thu hút các 
nguồn lực phát triển từ bên ngoài và 
phát huy lợi thế kinh tế trong nước làm 
thay đổi mạnh mẽ về công nghệ, cơ cấu 
ngành và sản phẩm... mở rộng phân 
công lao động quốc tế, tăng cường liên 
doanh, liên kết, hợp tác, là cơ sở để tạo 
điều kiện và kích thích sản xuất trong 
nước phát triển, vươn lên bắt kịp trình 
độ thế giới. Mở rộng quan hệ kinh tế 
quốc tế phải trên nguyên tắc bình đẳng, 
cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ 
quyền của nhau và không can thiệp vào 
công việc nội bộ của nhau. Muốn vậy, 
phải từng bước nâng cao sức cạnh tranh 
của nền kinh tế; tích cực khai thác thị 
trường thế giới; tối ưu hoá cơ cấu xuất 
- nhập khẩu; tích cực tham gia hợp tác 
kinh tế khu vực và hệ thống mậu dịch 
đa phương toàn cầu; xử lý đúng đắn 
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 53 
mối quan hệ giữa mở rộng quan hệ 
kinh tế đối ngoại với độc lập tự chủ, tự 
lực cánh sinh, bảo vệ an ninh kinh tế 
quốc gia. Nói về tầm quan trọng của 
nhiệm vụ này, Đại hội XI của Đảng 
nhấn mạnh: "Xây dựng nền kinh tế độc 
lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực 
hội nhập kinh tế quốc tế”. 
Kết luận: Quá độ tiến lên CNXH 
bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam là một 
tất yếu khách quan lịch sử, chúng ta cần 
có nhận thức đúng đắn và khoa học về 
quá trình này phải biết tiếp thu, kế thừa 
có chọn lọc những thành tựu mà nhân 
loại , CNTB đã đạt được, đặc biệt 
làvề khoa học và công nghệ, về trình 
độ quản lý, về tác phong làm việc 
công nghiệp,để phát triển nhanh 
lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh 
tế hiện đại. Đó chính là sự rút ngắn 
thời gian thực hiện quá trình xã hội hoá 
sản xuất theo định hướng XHCN. 
Nhằm mục tiêu xây dựng một nước Việt 
Nam XHCN phồn thịnh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Hội đồng TW chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác-
Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. 2008. Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác-Lênin, 
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2013. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa 
Mác-Lênin, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. 
[3] PGS.TS Lê Danh Tốn, GS-TS Đỗ Thế Tùng. 2008. Một số chuyên đề về Những 
nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội. 
[4] PGS.TS Hoàng Bích Loan, TS Vũ Thị Thoa. 2009. Hỏi đáp Kinh tế Chính trị Mác-
Lênin, NXB Chính trị Hành chính, Hà Nội. 
[5] Đảng cộng sản Việt Nam. 2011. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, 
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[6] PGS.TS Phạm Văn Linh, TS. Nguyễn Tiến Hoàng. 2011. Những điểm mới của 
cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, 
phát triển năm 2011), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[7] PGS.TS Đinh Xuân Lý, TS. Phạm Công Nhất. 2008. Đảng lãnh đạo xây dựng nền 
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 
Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfthoi_ky_qua_do_len_chu_nghia_xa_hoi_o_viet_nam.pdf