Thực tế áp dụng mô hình kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Sơn La

Tóm tắt: Bài viết đưa ra những vấn đề chung về kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp.

Trên cơ sở đó đưa ra những phân tích cơ bản về thực trạng áp dụng mô hình kế toán quản trị chi phí tại các

doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Sơn La từ đó đề xuất các biện pháp đẩy mạnh việc ứng dụng mô hình kế toán quản trị chi phí các doanh nghiệp này

pdf 10 trang yennguyen 7880
Bạn đang xem tài liệu "Thực tế áp dụng mô hình kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Sơn La", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực tế áp dụng mô hình kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Sơn La

Thực tế áp dụng mô hình kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Sơn La
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 115 - 124 
115 
THỰC TẾ ÁP DỤNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ 
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SƠN LA 
 Lê Thị Thanh Nhàn, Đoàn Thanh Hải 
 Trường Đại học Tây Bắc 
Tóm tắt: Bài viết đưa ra những vấn đề chung về kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp. 
Trên cơ sở đó đưa ra những phân tích cơ bản về thực trạng áp dụng mô hình kế toán quản trị chi phí tại các 
doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Sơn La từ đó đề xuất các biện pháp đẩy mạnh việc ứng dụng mô 
hình kế toán quản trị chi phí các doanh nghiệp này. 
Từ khóa: Doanh nghiệp xây lắp, kế toán quản trị chi phí. 
1. Đặt vấn đề 
Có thể nói kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống thông tin quản trị trong các tổ 
chức mà nhà quản trị dựa vào đó để hoạch định và kiểm soát hoạt động của tổ chức. Nó có vai 
trò quan trọng cho việc tổ chức xây dựng các dự toán, hoạch định chính sách và kiểm soát 
mọi hoạt động của đơn vị. Bất kể khi quyết định lựa chọn một phương án tối ưu nào của nhà 
quản trị, bao giờ cũng quan tâm đến hiệu quả kinh tế của phương án mang lại, vì vậy kế toán 
quản trị phải tìm cách tối ưu hóa mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích của phương án lựa chọn. 
Do đó hệ thống kế toán quản trị chi phí có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về 
chi phí trong các doanh nghiệp. Kế toán quản trị chi phí luôn luôn tồn tại trong mỗi tổ chức, 
tuy nhiên tác dụng cung cấp thông tin cho các đối tượng khác nhau sẽ khác nhau, tuỳ thuộc 
vào việc xây dựng và khai thác hệ thống kế toán chi phí đó. Các doanh nghiệp ở các nước 
phát triển trên thế giới đã xây dựng hệ thống kế toán quản trị chi phí hiện đại, cung cấp thông 
tin hữu ích cho các nhà quản trị nội bộ để trợ giúp họ trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực 
hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Trợ giúp nhà quản trị trong việc 
điều hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức; thúc đẩy các nhà quản trị đạt được các mục 
tiêu của doanh nghiệp; đo lường hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý và các bộ phận, đơn 
vị trực thuộc trong doanh nghiệp [1]. 
Đối với các doanh nghiệp xây lắp kế toán quản trị chi phí lại càng có vai trò quan trọng 
hơn cả. Bởi so với các ngành sản xuất khác, xây dựng cơ bản có những đặc điểm kinh tế kỹ 
thuật đặc trưng, được thể hiện rất rõ ở sản phẩm xây lắp và quá trình sáng tạo ra sản phẩm của 
ngành. Mặt khác, hoạt động xây lắp thường tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng của điều 
kiện thiên nhiên, thời tiết. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý, sử dụng, hạch toán tài sản, 
vật tư rất phức tạp, dễ bị mất mát, hư hỏng làm tăng chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, chu kì sản 
xuất của đơn vị xây lắp thường rất dài, nó phụ thuộc quy mô và tính chất phức tạp về kỹ thuật 
của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn thi 
công lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc chủ yếu diễn ra ngoài trời chịu 
 Ngày nhận bài: 27/10/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2017 
Liên lạc: Lê Thanh Nhàn, e - mail: lethanhnhan88@gmail.com 
116 
tác động rất lớn của các nhân tố môi trường do vậy không thể tránh khỏi các rủi ro, phát sinh 
chi phí. Chính vì vậy thông tin về kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây dựng 
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp các nhà quản trị kiểm soát chi phí để có thể 
tiết kiệm được chi phí và hạ giá thành xây lắp. 
Tuy nhiên với các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Sơn La thì kế toán 
quản trị chi phí vẫn còn khá mới mẻ và việc đánh giá thực trạng áp dụng kế toán quản trị chi 
phí trong các doanh nghiệp là thực sự cần thiết. Do đó bài viết này sẽ đưa ra những phân tích 
và đánh giá về thực trạng áp dụng mô hình kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp xây 
lắp trên địa bàn thành phố Sơn La. 
2. Tổng quan các nghiên cứu về Kế toán quản trị chi phí 
Bàn về kế toán quản trị trong các doanh nghiệp đã có khá nhiều công trình kế toán quản 
trị được các tác giả Việt Nam nghiên cứu kể từ đầu những năm 1990. Như Tác giả Nguyễn 
Việt (1995) trong luận án “Vấn đề hoàn thiện kế toán Việt Nam” đã trình bày phương hướng 
và giải pháp xây dựng hệ thống kế toán tài chính và kế toán quản trị trong các doanh nghiệp 
Việt Nam, tuy nhiên những đề xuất về kế toán quản trị trong công trình này là những đề xuất 
mang tính cơ bản nhất của hệ thống kế toán quản trị, trong bối cảnh kế toán quản trị bắt đầu 
được nghiên cứu tại Việt Nam. Tác giả Phạm Văn Dược (1997) đã nghiên cứu về “phương 
hướng xây dựng nội dung và tổ chức vận dụng kế toán quản trị vào các doanh nghiệp Việt 
Nam”. Trong công trình này, tác giả đã có những nghiên cứu cụ thể và đề xuất các biện pháp 
ứng dụng kế toán quản trị vào thực tiễn trong các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn 
mang tính chất chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, trong khi tính linh hoạt của kế 
toán quản trị lại rất cao, phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của từng ngành. Từ 
đầu những năm 2000, đã có nhiều nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí, hoặc nghiên cứu kế 
toán quản trị áp dụng riêng cho các loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp kinh doanh dịch 
vụ hay doanh nghiệp sản xuất. Như tác giả Trần Văn Dung (2002) nghiên cứu về “Tổ chức kế 
toán quản trị và giá thành trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam”, tác giả Lê Đức Toàn 
(2002) nghiên cứu về “kế toán quản trị và phân tích chi phí sản xuất trong ngành sản xuất 
công nghiệp ở Việt Nam”, tác giả Giang Thị Xuyến (2002) nghiên cứu về “tổ chức kế toán 
quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước”, tác giả Phạm Thị Kim Vân 
(2002) nghiên cứu về “tổ chức kế toán quản trị chi phí và kết quả kinh doanh ở các doanh 
nghiệp kinh doanh du lịch”, tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga (2004) nghiên cứu “hoàn thiện tổ 
chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thanh Quí 
(2004) nghiên cứu “xây dựng hệ thống thông tin kinh tế phục vụ quản trị doanh nghiệp kinh 
doanh bưu chính viễn thông”, “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản 
xuất thép Tại Việt Nam” của tác giả Đào Thúy Hà năm 2015. Trong các công trình này, các 
tác giả đã hệ thống các nội dung cơ bản của hệ thống kế toán quản trị và kế toán quản trị chi 
phí trên cơ sở đó đề xuất phương hướng ứng dụng kế toán quản trị chi phí vào các ngành cụ 
thể theo phạm vi nghiên cứu của các đề tài. Mặc dù vậy, tất cả các công trình nghiên cứu về 
kế toán quản trị chi phí đã công bố đều chưa nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống kế toán quản 
trị chi phí áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất xây lắp hoặc các biện pháp nhằm đẩy mạnh 
117 
sự ứng dụng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp, trong khi ngành xây lắp 
là ngành đang rất cần những thông tin kế toán quản trị chi phí vì xây dựng cơ bản là ngành 
sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật 
cho nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa ngành xây dựng cơ bản có những đặc điểm về kinh tế - kỹ 
thuật riêng biệt, thể hiện ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành. Điều này 
đã chi phối đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh 
nghiệp xây lắp. Chính vì vậy, đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp đẩy mạnh việc ứng 
dụng kế toán quản trị chi phí áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp trên cơ sở nghiên cứu về 
hệ thống kế toán quản trị chi phí và kinh nghiệm vận dụng các phương pháp kế toán quản trị 
chi phí trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau. 
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luân 
3.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 
* Đối tượng nghiên cứu: 
Các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Sơn La. 
* Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp thu thập dữ liệu 
Thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp sẽ được thu thập thông qua hình thức điều tra 
bằng Bảng hỏi về thực trạng tổ chức hệ thống kế toán nói chung và thực trạng áp dụng mô 
hình kế toán quản trị trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp nói riêng đặc biệt là kế toán 
quản trị chi phí. 
Đối với dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp tác giả trực tiếp liên hệ với các đơn vị có 
liên quan để thu thập loại dữ liệu liên quan đến đề tài. 
- Phương pháp xử lý dữ liệu 
Các dữ liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả tổng hợp lại cho phù hợp với mục 
đích của nghiên cứu, chọn lọc các thông tin có liên quan để thực hiện đánh giá theo các nội 
dung xây dựng trong phần cơ sở lý thuyết. 
3.2. Thực tế kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố 
Sơn La 
3.2.1. Đặc điểm các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Sơn La 
Trong tổng số hơn 200 doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề xây lắp trên địa bàn thành 
phố Sơn La qua điều tra thực tế và sàng lọc tác giả nhận thấy chỉ có 33 doanh nghiệp xây lắp 
là hoạt động thường xuyên, có hoạt động xây lắp chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh và có 
doanh thu thường xuyên từ hoạt động xây lắp và nhóm tác giả đã thực hiện điều tra khảo sát 
tại nhóm doanh nghiệp này. Tuy nhiên sau khi thực hiện khảo sát sơ bộ nhóm tác giả nhận 
thấy việc tích phiếu tại một số doanh nghiệp không đạt yêu cầu đề ra như tích không đúng nội 
dung hoặc nội dung không phù hợp hoặc việc trao đổi, phỏng vấn thêm tại các doanh nghiệp 
này để làm rõ thêm thông tin không đạt được kết quả. 
118 
Chính vì vậy mà nhóm tác giả đã quyết định chọn ra 5 doanh nghiệp lớn đại diện cho 
các tiêu thức: Loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp lớn, vốn chủ sở hữu lớn, có hoạt 
động xây lắp diễn ra thường xuyên và doanh nghiệp hoạt động liên tục để thực hiện điều tra 
khảo sát, như được liệt kê trên Bảng 1. 
Bảng 1. Các doanh nghiệp thuộc mẫu nghiên cứu 
Tên doanh nghiệp Địa chỉ 
Vốn chủ sở hữu 
(triệu đồng) 
Doanh thu 
(triệu đồng) 
Lợi nhuận 
(triệu đồng) 
Doanh nghiệp tư nhân Tuấn 
Hương 
Tổ 1, Phường Tô Hiệu, 
thành phố Sơn La 
70.278 34.078 166 
Công ty Cổ phần Thủy điện 
Nậm La 
Tổ 4, Phường Quyết Thắng, 
thành phố Sơn La 
560.974 132.746 27.007 
Công ty TNHH xây dựng 
kinh doanh tổng hợp 
Tổ 2, Phường Quyết Thắng, 
thành phố Sơn La 
90.070 56.647 69 
Công ty Cổ phẩn Quỳnh 
Ngọc 
Bản Bó, Phường Chiềng An, 
thành phố Sơn La 
122.224 70.710 590 
Công ty TNHH đầu tư XD 
Hoàng Chung 
Tổ 9, Phường Chiềng Lề, 
thành phố Sơn La 
79.307 35.590 416 
Nguồn: Cục thuế Tỉnh Sơn La - Thống kê doanh nghiệp theo loại hình hoạt động năm 2015 
3.2.2. Nội dung kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố 
Sơn La 
* Phân loại chi phí 
Dựa theo kết quả khảo sát tại các doanh nghiệp xây lắp thì chi phí xây lắp được phân 
loại theo chức năng của từng khoản mục chi phí, bao gồm: 
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như chi phí sắt, thép, xi măng, gạch, cát, đá các loại, 
sỏi thi công 
- Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, tiền công của công nhân trực tiếp 
xây lắp. 
- Chi phí sử dụng máy thi công: Gồm chi phí nhiên liệu chạy máy, chi phí khấu hao máy 
thi công, chi phí sửa chữa máy thi công... 
- Chi phí sản xuất chung như: Chi phí nhân viên quản lý và các khoản trích bảo hiểm xã 
hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của toàn bộ nhân viên quản lý và 
công nhân trực tiếp sản xuất trong biên chế của công ty. Chi phí giàn giáo phục vụ thi công, 
tôn... Chi phí khấu hao máy móc phục vụ quản lý đội, chi phí dịch vụ như: Điện, nước, 
điện thoại... 
Việc phân loại chi phí theo chức năng của các doanh nghiệp xây dựng có ý nghĩa để 
tính giá thành sản xuất và tính giá thành toàn bộ cho các công trình khi đã hoàn thành để xác 
định kết quả của từng công trình, hạng mục công trình theo yêu cầu của quản trị các cấp. 
119 
Tuy nhiên theo kết quả điều tra thì không có doanh nghiệp nào phân loại chi phí theo mối 
quan hệ của chi phí với mức độ hoạt động. Trong khi đó việc phân tách chi phí thành biến phí, 
định phí và chi phí hỗn hợp có vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động 
điều tiết chi phí. Bên cạnh đó việc phân biệt định phí, biến phí và chi phí hỗn hợp có ý nghĩa quan 
trọng trong việc thiết kế, xây dựng các mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng 
và lợi nhuận, xác định điểm hoà vốn và các quyết định quan trọng khác trong quá trình sản xuất 
kinh doanh. Ngoài ra, việc phân biệt định phí, biến phí còn giúp nhà quản trị xác định đúng đắn 
phương hướng để nâng cao hiệu quả của chi phí như đối với biến phí: Phương hướng chính là tiết 
kiệm tổng chi phí và chi phí cho một đơn vị khối lượng hoạt động. Đối với định phí: Cần phấn 
đấu để nâng cao hiệu lực của chi phí trong sản xuất - kinh doanh. 
Bảng 2. Kết quả khảo sát việc tổ chức hệ thống kế toán chi phí 
tại các doanh nghiệp thuộc mẫu nghiên cứu 
Tên doanh 
nghiệp 
Tổ chức 
hạch toán 
kế toán 
Hệ thống kế toán chi phí 
Phân loại 
chi phí 
xây lắp 
Xây 
dựng 
định mức 
chi phí 
Xây 
dựng 
dự 
toán 
Dự toán 
CPXL được 
xây dựng 
theo 
Lý do lập dự toán 
Kế toán 
chi tiết, 
kế toán 
tổng hợp 
Theo chức 
năng của từng 
khoản mục 
chi phí 
Có 
thực hiện 
Có 
xây 
dựng 
Theo từng 
công trình 
Theo yêu 
cầu của cơ 
quan cấp 
trên 
Là công 
cụ quản 
lý kinh tế 
Doanh nghiệp 
tư nhân Tuấn 
Hương 
x x x x x x 
Công ty Cổ 
phần Thủy 
điện Nậm La 
x x x x x x 
Công ty 
TNHH XD 
kinh doanh 
tổng hợp 
x x x x x x 
Công ty Cổ 
phẩn Quỳnh 
Ngọc 
x x x x x x 
Công ty 
TNHH đầu tư 
XD Hoàng 
Chung 
x x x x x x 
Nguồn: Thống kê từ phiếu khảo sát 
* Xây dựng định mức chi phí 
Theo kết quả điều tra về việc xây dựng định mức chi phí tại các doanh nghiệp xây dựng 
trên địa bàn thành phố Sơn La trong quá trình xây dựng có thực hiện xây dựng định mức chi 
120 
phí, được thể hiện ở mẫu nghiên cứu có 5 doanh nghiệp được khảo sát đều có kết quả là xây 
dựng định mức chi phí trước khi thực hiện công trình. Điều này là hoàn toàn cần thiết và phù 
hợp bởi định mức chi phí là căn cứ để doanh nghiệp xây dựng dự toán sản xuất kinh doanh 
trong tương lai, giúp nhà quản trị doanh nghiệp ước tính trước sự biến động chi phí, chủ động 
trong việc định hướng phát triển, sử dụng điều kiện sản xuất một cách tối ưu. Đồng thời căn 
cứ vào định mức chi phí các bộ phận thực hiện tốt được việc kiểm soát và tiết kiệm chi phí. 
* Lập dự toán chi phí 
Về việc lập dự toán chi phí thì dựa trên kết quả điều tra các doanh nghiệp xây dựng trên 
địa bàn thành phố Sơn La thực hiện lập dự toán chi phí cho từng công trình, hạng mục công 
trình sau đó chi tiết cho từng công việc xây lắp cụ thể. Từ đó có thể thấy các doanh nghiệp 
xây lắp trên địa bàn thành phố Sơn la đều tiến hành lập dự toán chi phí cho các công trình. 
Đây là cơ sở quan trọng giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp xác định giá gói thầu, giá 
thành xây dựng khi đấu thầu. Đồng thời căn cứ vào dự toán nhà quản trị doanh nghiệp có 
được thông tin về kế hoạch xây dựng cho từng công trình, hạng mục công trình trong từng 
thời gian cụ thể, đánh giá được tình hình thực hiện các chỉ tiêu chi phí đã dự kiến để từ đó có 
những giải pháp nhằm phát huy, khai thác những ưu thế vốn có của các đội thi công và toàn 
doanh nghiệp. 
Tuy nhiên việc xây dựng dự toán chi phí không chỉ giúp cho doanh nghiệp xác định giá 
thành xây dựng khi đấu thầu là một công cụ để kiểm soát chi phí mà dự toán chi phí còn là 
một bức tranh tổng thể về hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp 
đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu từ đó có cơ sở phân tích và lường trước những khó 
khăn để đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời nhưng các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn 
thành phố Sơn La đều chưa khai thác mạnh vai trò này của công cụ dự toán chi phí. 
* Kế toán chi phí cho các đối tượng chịu phí 
Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Sơn La 
mới chỉ thực hiện qua việc thực hiện kế toán chi tiết chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm 
xây lắp đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 
Tại các doanh nghiệp xây lắp thuộc mẫu nghiên cứu đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 
là công trình, hạng mục công trình và tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp trực tiếp và 
phương pháp gián tiếp. Có nghĩa là chi phí sản xuất phát sinh liên quan tới một hoặc từng 
công trình, hạng mục công trình thì tập hợp cho công trình, hạng mục công trình ấy. Còn đối 
với các khoản chi phí mà liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình thì các doanh 
nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Sơn La sử dụng phương pháp gián tiếp để tập hợp chi 
phí sản xuất sau đó phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo tiêu thức chi phí 
nguyên vật liệu chính. 
- Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 
Dựa vào kết quả điều tra các doanh nghiệp xây lắp thuộc mẫu nghiên cứu thực hiện theo 
dõi nguyên vật liệu chi tiết theo từng công trình, theo từng loại nguyên vật liệu đối với từng 
công trình, nguyên vật liệu lại được theo dõi chi tiết theo nguyên vật liệu chính và nguyên vật 
121 
liệu phụ bao gồm: Đá các loại, xi măng, sắt thép, đinh các loại, gạch, gỗ Mỗi loại nguyên 
vật liệu rất đa dạng và nhiều chủng loại, ví dụ như thép có thép cuốn, thép buộc, thép tấm 
Do đặc điểm của hoạt động xây dựng cơ bản với nhiều loại nguyên vật liệu nên nó đòi hỏi các 
doanh nghiệp đều phải tiến hành theo dõi chi tiết NVL. Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu 
được tập hợp cho từng công trình, hạng mục công trình và căn cứ vào chứng từ gốc theo số 
lượng và đơn giá thực tế. 
Bảng 3. Kết quả khảo sát về thực trạng kế toán quản trị chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp 
tại các doanh nghiệp nghiên cứu 
Chỉ tiêu Có Không 
Ghi 
chú 
1. Tại doanh nghiệp của Ông/Bà có theo dõi chi tiết NVL không? 5/5 
2. Nguyên vật liệu có được theo dõi chi tiết theo NVL chính và NVL phụ không? 5/5 
3. Nguyên vật liệu có được theo dõi chi tiết theo từng loại NVL không? 5/5 
4. Nguyên vật liệu có được theo dõi chi tiết theo từng công trình không? 5/5 
5. Đơn vị của Ông/Bà có sử dụng phương pháp thực tế đích danh để tính giá NVL 
xuất kho không? 
5/5 
6. Doanh nghiệp của Ông/Bà có thực hiện phân bổ các CP thu mua NVL không? 5/5 
Nguồn: Thống kê từ phiếu khảo sát 
Có thể thấy cách phân loại chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại các doanh nghiệp nghiên 
cứu cũng như các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Sơn La ở đây là phân loại chi 
phí theo chức năng của chi phí và việc tổ chức công tác kế toán chi phí nguyên vật liệu trực 
tiếp theo cách thức như trên đã làm rõ được vai trò và chức năng của khoản mục chi phí, là 
căn cứ để xác định giá thành xây dựng công trình đồng thời cũng là căn cứ cung cấp thông tin 
có hệ thống để lập báo cáo tài chính. Tuy nhiên trong quản lý chi phí, chi phí nguyên vật liệu 
trực tiếp thường được xây dựng định mức theo từng công trình, tập hợp trực tiếp theo từng 
công trình có thể nhận diện trên hồ sơ kỹ thuật sản xuất và định mức vật tư trực tiếp. Chi phí 
nguyên vật liệu trực tiếp cũng thay đổi tỷ lệ với số lượng công trình được thực hiện nên xét 
trong mối quan hệ với khối lượng công trình thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thể hiện đầy 
đủ đặc điểm của biến phí. Do đó việc quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một biến phí 
giúp nhà quản trị doanh nghiệp kiểm soát chi phí, là tiền đề tiết kiệm chi phí và xác định giá 
thành chặt chẽ hơn. Nhưng hiện nay các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Sơn La 
chưa nhận biết được vai trò này dẫn đến công tác quản lý chi phí dưới góc độ kế toán quản trị 
chưa được thực hiện. 
- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 
Chi phí nhân công trực tiếp tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Sơn La 
là các khoản lương phải trả cho công nhân trực tiếp thi công công trình. Tại 5 doanh nghiệp 
thuộc mẫu nghiên cứu thì đều tiến hành tính lương theo công trình, lương công nhân của công 
trình nào thì tập hợp cho công trình đó, do đó trong quá trình hạch toán chi phí nhân công trực 
122 
tiếp cũng hạch toán chi tiết theo công trình. Tuy nhiên chi phí nhân công trực tiếp trong doanh 
nghiệp xây lắp có điểm khác với các doanh nghiệp thông thường đó là khoản chi phí này 
không bao gồm các khoản trích theo lương như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí 
công đoàn và Bảo hiểm thất nghiệp. 
Từ đó có thể thấy việc thực hiện kế toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp tại các 
doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Sơn La đều thực hiện chi tiết theo công trình 
điều này mới chỉ đáp ứng được nhu cầu thông tin dưới góc độ kế toán tài chính. Cũng tương 
tự như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì chi phí nhân công trực tiếp cũng là một biến phí. 
Do đó việc quản lý chi phí nhân công trực tiếp là một biến phí giúp nhà quản trị doanh nghiệp 
kiểm soát chi phí, là tiền đề tiết kiệm chi phí và xác định giá thành chặt chẽ hơn. Nhưng hiện 
nay các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Sơn La chưa nhận biết được vai trò này 
dẫn đến công tác quản lý chi phí dưới góc độ kế toán quản trị cũng chưa được thực hiện. 
- Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 
Với đặc điểm sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, khối lượng công việc nhiều diễn ra trên 
quy mô lớn nên để tăng năng suất lao động, đảm bảo tiến độ thi công, hạ giá thành sản phẩm 
và giữ vững chất lượng công trình thì các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Sơn La 
đã sử dụng máy thi công trong việc thi công các công trình. Điều này thể hiện trong kết quả 
điều tra về thực trạng kế toán quản trị chi phí sử dụng máy thi công tại các doanh nghiệp xây 
lắp trên địa bàn thành phố Sơn La, 100% doanh nghiệp được chọn đều phải sử dụng máy thi 
công trong quá trình xây dựng. Do vậy máy thi công sử dụng cho công trình nào thì chi phí sử 
dụng máy thi công được tập hợp cho công trình đó, đối với máy thi công sử dụng cho nhiều 
công trình thì sẽ tiến hành phân bổ theo tiêu thức phù hợp. Tuy nhiên không phải máy thi 
công nào cũng được doanh nghiệp đầu tư do chi phí khá tốn kém nên trong một số trường hợp 
sẽ thực hiện thuê máy thi công nhằm đảm bảo tiến độ công trình và giảm các chi phí di dời 
cần thiết (theo kết quả khảo sát). 
Khác với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử 
dụng máy thi công là một chi phí hỗn hợp. Nhằm phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm soát và 
chủ động điều tiết chi phí hỗn hợp, các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải phân tích chi phí 
hỗn hợp thành các yếu tố định phí và biến phí. Nhưng hiện nay các doanh nghiệp xây lắp trên 
địa bàn thành phố Sơn La chưa thực hiện theo dõi chi phí sử dụng máy thi công là chi phí hỗn 
hợp cũng như sử dụng các phương pháp phân tách chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí. 
- Kế toán chi phí sản xuất chung 
Chi phí sản xuất chung là một trong bốn yếu tố trong chi phí của sản xuất xây lắp, 
khoản chi phí này nhằm hoàn thiện một cách đầy đủ hơn cho việc tổng hợp chi phí nhằm tính 
giá thành sản phẩm xây lắp một cách chính xác và đầy đủ. Những khoản chi phí này tuy 
không trực tiếp tham gia và cấu thành sản phẩm xây lắp nhưng lại có một vai trò quan trọng 
thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra một cách thuận lợi. 
Theo kết quả điều tra về thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất chung tại các doanh 
nghiệp thuộc mẫu nghiên cứu thì chi phí sản xuất chung tại các doanh nghiệp thuộc mẫu 
nghiên cứu được theo dõi chi tiết theo từng công trình. Điều này cho thấy các doanh nghiệp 
123 
xây lắp trên địa bàn thành phố Sơn La đều thực hiện theo chi tiết chi phí sản xuất chung theo 
từng công trình hoặc hạng mục công trình. Bên cạnh đó chi phí sản xuất chung trong các 
doanh nghiệp xây lắp thuộc mẫu nghiên cứu bao gồm nhiều loại chi phí có nguồn gốc phát 
sinh khác nhau liên quan đến nhiều hoạt động của quá trình thi công. Xét về góc độ kế toán 
quản trị chi phí thì những yếu tố đó gọi là biến phí và định phí hay chi phí sản xuất chung 
chính là chi phí hỗn hợp. Tuy nhiên theo kết quả điều tra cùng với kết quả của phương pháp 
phỏng vấn về thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất chung tại các doanh nghiệp nghiên 
cứu đều chưa có sự phân tách yếu tố định phí và biến phí trong chi phí sản xuất chung. Điều 
này thể hiện qua việc cả 5 doanh nghiệp nghiên cứu đều chọn phương án trả lời là không thực 
hiện theo dõi chi phí sản xuất theo chi phí biến đổi và chi phí cố định (theo kết quả khảo sát). 
3.3. Ứng dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố 
Sơn La 
Từ kết quả điều tra khảo sát về thực trạng áp dụng mô hình kế toán quản trị chi phí tại 
các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Sơn La có thể thấy mô hình kế toán quản trị 
chi phí tại các doanh nghiệp xây lắp hiện nay là mô hình kết hợp, trong đó hệ thống kế toán 
quản trị chi phí còn khá mới mẻ và sơ khai. Hệ thống kế toán quản trị chi phí trong các doanh 
nghiệp này mới chỉ dừng lại ở việc tuân thủ theo những yêu cầu của chế độ qui định, phục vụ 
cho hệ thống kế toán tài chính là chủ yếu. Việc vận dụng kế toán quản trị chi phí vào thực tế 
tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Sơn La có ý nghĩa rất quan trọng, là công 
cụ giúp doanh nghiệp phát huy được tối đa nguồn lực, kiểm soát tốt về chi phí nhằm tiết kiệm 
được chi phí và hạ giá thành xây lắp, thúc đẩy doanh nghiệp đạt được mục tiêu và nâng cao 
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy, để công cụ này thực sự có hiệu quả, các doanh 
nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Sơn La cần tập trung vào một số vấn đề sau: 
- Về tổ chức bộ máy kế toán quản trị: Vẫn tiếp tục thực hiện mô hình kế toán quản trị 
chi phí theo hình thức kết hợp. Các doanh nghiệp sẽ bố trí kế toán viên theo dõi phần hành kế 
toán nào thì sẽ thực hiện cả kế toán tài chính và kế toán quản trị phần hành đó. Theo mô hình 
này kế toán trưởng sẽ chịu trách nhiệm chung về toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp 
từ việc tổ chức xây dựng bộ máy kế toán, lưu chuyển chứng từ, vận dụng tài khoản, hệ thống 
báo cáo... nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị. 
- Về phân loại chi phí: Các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Thành phố Sơn La cần 
vận dụng phương pháp phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí. Việc phân loại này sẽ 
góp phần cho các nhà quản trị doanh nghiệp hiểu đúng bản chất sự vận động của các yếu tố chi 
phí, từ đó góp phần kiểm soát các khoản chi theo các tính chất biến phí và định phí; Xây dựng 
báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử chi phí, theo các bộ phận nhằm phân tích và đánh 
giá hiệu quả của từng bộ phận để đưa ra quyết định điều hành mọi hoạt động; Phân tích mối 
quan hệ giữa chi phí, doanh thu và lợi nhuận, từ đó đưa ra các quyết định trong kinh doanh 
nhằm đạt được các mục tiêu cho doanh nghiệp. Trong đó, các chi phí phát sinh hàng ngày mang 
tính chất biến phí thường bao gồm khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân 
công trực tiếp và các yếu tố thuộc khoản mục chi phí khác. Các khoản chi phí mang tính chất 
định phí thường bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, tiền thuê văn phòng Còn các 
124 
khoản chi phí mang cả tính chất định phí và biến phí là chi phí hỗn hợp thường bao gồm chi phí 
sản xuất chung chi phí sử dụng máy thi công, chi phí quản lý doanh nghiệp. 
- Về phân tích thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định: Trên cơ sở phân loại chi 
phí theo cách ứng xử của chi phí các doanh nghiệp cần lập báo cáo bộ phận cũng như báo cáo 
kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa 
chi phí - khối lượng - lợi nhuận để từ đó đưa ra các quyết định lựa chọn các phương án kinh 
doanh hay các biện pháp kiểm soát chi phí phù hợp. 
 Song, để tất cả các giải pháp trên có hiệu quả cần thay đổi nhận thức của nhà quản trị 
doanh nghiệp cũng như cán bộ kế toán về vai trò và ý nghĩa của kế toán quản trị chi phí trong 
hệ thống kế toán. 
4. Kết luận 
Kế toán quản trị chi phí là công cụ hữu ích trong quản lý kinh tế của các doanh nghiệp 
nói chung và là công cụ kiểm soát chi phí hữu hiệu với doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Mặc 
dù vậy, hệ thống kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Sơn La hiện 
nay mới chỉ tập trung vào kế toán tài chính với mục đích lập báo cáo tài chính, hệ thống kế 
toán quản trị chi phí hướng vào việc cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm 
soát chi phí và đưa ra các quyết định trong nội bộ doanh nghiệp còn rất hạn chế. Chính vì vậy 
mà việc ứng dụng kế toán quản trị chi phí trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp góp phần 
đưa các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Sơn La tiếp cận một phương pháp 
quản lý chi phí mới nhằm tiết kiệm và sử dụng chi phí một cách có hiệu quả, là cơ sở hạ giá 
thành sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Ngọc Quang (2010). Giáo trình kế toán quản trị. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế 
Quốc dân. 
[2] Cục thuế Tỉnh Sơn La (2015). Thống kê doanh nghiệp theo loại hình hoạt động. 
[3] Lê Thị Thanh Nhàn (2016). Nghiên cứu áp dụng mô hình kế toán quản trị chi phí tại các 
doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Sơn La - đề tài nghiên cứu khoa học cấp 
trường.Trường Đại học Tây Bắc. 
THE CURRENT SITUATION OF APPLYING COST MANAGEMENT 
ACCOUNTING MODEL IN CONSTRUCTION ENTERPRISES IN SON LA CITY 
Lê Thi Thanh Nhan, Doan Thanh Hai 
 Tay Bac University 
Abtrasct: The article shows some general issues of cost management accounting in construction 
enterprises. It also provides fundamental analysis on the application of the cost mangagement accounting model 
in Son La city basing on the obtained survey results. On that basis, we propose some measures to promote the 
application of cost management accounting model in construction enterprises in Son La city. 
Keywords: Construction enterprise, cost management accounting. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_te_ap_dung_mo_hinh_ke_toan_quan_tri_chi_phi_tai_cac_doa.pdf