Thực trạng của việc lồng ghép văn hóa trong giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên ở trường Đại học Hồng Đức

Vietnamese culture belongs to Southeast Asia's culture substratum. Thus,

Vietnam and other Southeast Asian countries share a lot of the same features in the

arts of folk theater. This paper studies an ancient game namely Xuan Pha - one of

pinnacles of Vietnamese folk art and royal - by comparing similarities and differences

of Xuan Pha dance with other Southeast Asian countries' ones, so as to confirm the role

of Xuan Pha dance in Southeast Asia. Besides, this paper contributes to the deep

exploitation of the relationship between Vietnam's traditional culture and other

countries's traditional cultures in the region.

pdf 12 trang yennguyen 7020
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng của việc lồng ghép văn hóa trong giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên ở trường Đại học Hồng Đức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng của việc lồng ghép văn hóa trong giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên ở trường Đại học Hồng Đức

Thực trạng của việc lồng ghép văn hóa trong giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên ở trường Đại học Hồng Đức
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 23. 2015 
122 
ABSTRACT 
Vietnamese culture belongs to Southeast Asia's culture substratum. Thus, 
Vietnam and other Southeast Asian countries share a lot of the same features in the 
arts of folk theater. This paper studies an ancient game namely Xuan Pha - one of 
pinnacles of Vietnamese folk art and royal - by comparing similarities and differences 
of Xuan Pha dance with other Southeast Asian countries' ones, so as to confirm the role 
of Xuan Pha dance in Southeast Asia. Besides, this paper contributes to the deep 
exploitation of the relationship between Vietnam's traditional culture and other 
countries's traditional cultures in the region. 
Keywords: Xuan Pha dance, mask theater, folk stage, royal stage 
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC LỒNG GHÉP VĂN HÓA TRONG 
GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC 
HỒNG ĐỨC 
Lƣu Thị Thanh Tú1 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Khi xu hướng giao tiếp và hội nhập quốc tế đang ngày càng trở nên bức thiết thì 
nhu cầu học ngoại ngữ ngày càng tăng. Quan niệm cho rằng, dạy ngoại ngữ chỉ đơn 
thuần là dạy người học một vốn từ vựng hay một vốn ngữ pháp đủ để diễn đạt ý nghĩ 
của mình đã không còn phù hợp. Mục tiêu dạy học ngoại ngữ ngày nay là hướng đến 
rèn luyện năng lực giao tiếp toàn diện. Với ý nghĩa đó, việc lồng ghép văn hoá của 
ngôn ngữ đích vào quá trình dạy và học trở nên vô cùng quan trọng. 
Tuy ích lợi của việc học văn hoá trong học ngoại ngữ đã được thừa nhận , nhưng 
dạy văn hoá vẫn chưa trở thành một bộ phận trọng yếu ở các chương trình ngoại ngữ 
trong nhiều trường học. Gần đây, khi bắt đầu ý thức được vai trò của văn hoá trong dạy 
học ngoại ngữ , thì việc lựa chọn phương pháp phù hợp và hiệu quả là một vấn đề phải 
được quan tâm hàng đầu . Ngoài ra , sử dụng một cách hợp lí các hoạt động dạy - học 
văn hoá, phù hợp với môi trường và điều kiện chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả trong quá 
trình dạy - học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Khái niệm văn hoá 
1
 ThS. Giảng viên Khoa Sư phạm Ngoại ngữ, trường Đại học Hồng Đức. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 23. 2015 
123 
Văn hóa là sản phẩm của con người; là hệ quả của sự tiến hóa nhân loại. Nhờ 
có văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt so với 
những con vật khác trong thế giới động vật. Tuy nhiên, để hiểu về khái niệm “văn 
hóa” đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, do đó có những định nghĩa khác nhau 
về Văn hóa. 
Năm 1952, A.L. Kroeber và Kluckhohn xuất bản quyển sách Culture, a critical 
review of concept and definitions [Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn phê phán các khái 
niệm và định nghĩa], trong đó tác giả đã trích lục khoảng 160 định nghĩa về văn hóa do 
các nhà khoa học đưa ra ở nhiều nước khác nhau. Điều này cho thấy, khái niệm “Văn 
hóa” rất phức tạp. 
Năm 1871, E.B. Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa 
rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật 
pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với 
tư cách một thành viên của xã hội. Theo định nghĩa này thì văn hóa và văn minh là 
một; nó bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, từ tri thức, 
tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật Có người ví, định nghĩa này mang 
tính “bách khoa toàn thư” vì đã liệt kê hết mọi lĩnh vực sáng tạo của con người. F. 
Boas định nghĩa “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt 
động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người vừa có tính 
tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với 
những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành 
viên này với nhau”. Theo định nghĩa này, mối quan hệ giữa cá nhân, tập thể và môi 
trường là quan trọng trong việc hình thành văn hóa của con người. Một định nghĩa 
khác về văn hóa mà A.L. Kroeber và Kluckhohn đưa ra là “Văn hóa là những mô 
hình hành động minh thị và ám thị được truyền đạt dựa trên những biểu trưng, là 
những yếu tố đặc trưng của từng nhóm người Hệ thống văn hóa vừa là kết quả 
hành vi vừa trở thành nguyên nhân tạo điều kiện cho hành vi tiếp theo”  
Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Hồ Chí Minh cho 
rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát 
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ 
thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử 
dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Với cách hiểu này, văn 
hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra. Cũng giống 
như định nghĩa của Tylor, văn hóa theo cách nói của Hồ Chí Minh sẽ là một “bách 
khoa toàn thư” về những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người. Phạm Văn Đồng 
cho rằng “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao 
gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong 
suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử (văn hóa) bao 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 23. 2015 
124 
gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài 
năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản 
lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không 
ngừng lớn mạnh”. Theo định nghĩa này thì văn hóa là những cái gì đối lập với thiên 
nhiên và do con người sáng tạo nên từ tư tưởng tình cảm đến ý thức tình cảm và sức đề 
kháng của mỗi người, mỗi dân tộc. Riêng Nguyễn Đức Từ Chi xem văn hóa từ hai góc 
độ. Góc độ thứ nhất là góc độ hẹp, mà ông gọi là “góc nhìn báo chí”. Theo góc nhìn 
này, văn hóa sẽ là kiến thức của con người và xã hội. Nhưng, ông không mặn mà với 
cách hiểu này vì hiểu như thế thì người nông dân cày ruộng giỏi nhưng không biết chữ 
vẫn bị xem là “không có văn hóa” do tiêu chuẩn văn hóa ở đây là tiêu chuẩn kiến thức 
sách vở. Còn góc nhìn thứ hai là “góc nhìn dân tộc học”. Với góc nhìn này, văn hóa 
được xem là toàn bộ cuộc sống - cả vật chất, xã hội, tinh thần - của từng cộng đồng; và 
văn hóa của từng cộng đồng tộc người sẽ khác nhau nếu nó được hình thành ở những 
tộc người khác nhau trong những môi trường sống khác nhau. Văn hóa sẽ bị chi phối 
mạnh mẽ bởi sự kiểm soát của xã hội thông qua gia đình và các tổ chức xã hội, trong 
đó có tôn giáo. 
Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và kể cả ở nước 
ngoài khi đề cập đến văn hóa, họ thường vận dụng định nghĩa văn hóa do UNESCO 
đưa ra vào năm 1994. Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và 
nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp các đặc trưng diện 
mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm khắc họa nên bản sắc của một cộng 
đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội Văn hóa không chỉ bao gồm 
nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những 
hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng”; còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn 
hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp 
trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng”  
Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng. Mỗi định nghĩa đề 
cập đến những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau trong văn hóa. Như định 
nghĩa của Tylor và của Hồ Chí Minh thì xem văn hóa là tập hợp những thành tựu mà 
con người đạt được trong quá trình tồn tại và phát triển, từ tri thức, tôn giáo, đạo đức, 
ngôn ngữ, đến âm nhạc, pháp luật Còn các định nghĩa của F. Boas, Nguyễn Đức 
Từ Chi, tổ chức UNESCO thì xem tất cả những lĩnh vực đạt được của con người 
trong cuộc sống là văn hóa. Chúng tôi dựa trên các định nghĩa đã nêu để xác định một 
khái niệm văn hóa cho riêng mình nhằm thuận tiện cho việc thu thập và phân tích dự 
liệu khi nghiên cứu. Chúng tôi cho rằng, văn hóa là sản phẩm của con người được tạo 
ra trong qua trình lao động (từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối 
bởi môi trường (môi tự nhiên và xã hội) xung quanh và tính cách của từng tộc người. 
Nhờ có văn hóa mà con người trở nên khác biệt so với các loài động vật khác; và do 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 23. 2015 
125 
được chi phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc 
người sẽ có những đặc trưng riêng. 
Với cách hiểu này cùng với những định nghĩa đã nêu thì văn hóa chính là nấc 
thang đưa con người vượt lên trên những loài động vật khác; và văn hóa là sản phẩm do 
con người tạo ra trong quá trình lao động nhằm mục đích sinh tồn. 
Nói tóm lại, khái niệm văn hoá được nhìn nhận theo nhiều chiều kích khác nhau. 
Khó có thể nói định nghĩa nào là đúng nhất, hay nhất và hoặc bao trùm nhất trong hàng 
trăm định nghĩa đã và đang tồn tại về đối tượng đang được nghiên cứu. Trong bài viết 
này, chúng tôi nhìn nhận ngôn ngữ với tư cách là hiện thân tiểu biểu nhất của văn 
hoá. Cách nhìn này phản ánh một phần thực chất của việc dạy học văn hoá và các vấn 
đề của dạy học văn hoá trong dạy học ngoại ngữ mà chúng ta đang đề cập. 
2.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá 
Nếu văn hoá là thứ có thể học, trao đổi và truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ 
khác thông qua hoạt động của con người và đương nhiên, thông qua giao tiếp bằng 
ngôn ngữ thì ngôn ngữ tất yếu là một phần của văn hoá [16]. Ngôn ngữ không chỉ là 
một phần của văn hoá mà còn là một phương tiện mà thông qua đó, văn hoá được 
truyền đạt. Một người sẽ bộc lộ một cách tự nhiên văn hoá của bản thân mình thông 
qua ngôn ngữ mà anh ta sử dụng. Mỗi khi ta sử dụng ngôn ngữ tức là ta thể hiện một 
hành động văn hoá [1]. Mặt khác, văn hoá cũng là một phần của ngôn ngữ, vì ngôn ngữ 
là hiện thân của sản phẩm, thực tiễn, triển vọng, cộng đồng và con người của một nền 
văn hoá (Moran, 2001). Như vậy ngôn ngữ và văn hoá có mối tương quan chặt chẽ với 
nhau: “ cả hai gắn kết nhau trong một quan hệ phức tạp đến mức người ta không thể 
hoàn toàn chia rẽ chúng mà không làm mất đi ý nghĩa của văn hoá hay ngôn ngữ” [7, 
239]. Emitt and Pollock (2007) cũng cho rằng, học một ngôn ngữ tức là học văn hoá 
của ngôn ngữ đó. Trên thực tế, người học không thể hoàn toàn lĩnh hội được ngôn ngữ 
nếu họ chưa nhận ra và hiểu được ngữ cảnh văn hoá mà trong đó ngôn ngữ xuất hiện 
(Peterson & Coltrane, 2003). Vì vậy, trong dạy và học một ngôn ngữ, nhận thức được 
mối quan hệ chặt chẽ giữa ngôn ngữ và văn hoá có một ý nghĩa hết sức quan trọng. 
Ngôn ngữ (tiếng nói) là sản phẩm cao cấp của ý thức con người, là vật chất được 
trừu tượng hóa và là hệ thống tín hiệu thứ hai của con người. Ngôn ngữ là một phương 
tiện, một công cụ để con người giao tiếp với nhau, trao đổi tư tưởng và đi đến hiểu 
nhau. Hiện nay trên thế giới có hơn 2.500 ngôn ngữ khác nhau. Mỗi một ngôn ngữ đều 
gắn liền với đặc trưng một nền văn hóa của dân tộc đó. Ngôn ngữ không những được 
nghiên cứu như một hệ thống tín hiệu thuần túy mà còn được xem xét dưới nhiều bình 
diện khác nhau của mọi hoạt động giao tiếp. Theo cách tiếp cận này, các nhà nghiên 
cứu ngày càng nhận ra tầm quan trọng của văn hóa trong ngôn ngữ và giao tiếp. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 23. 2015 
126 
Ngôn ngữ là sự thể hiện sâu sắc nhất một nền văn hóa và yếu tố văn hóa hiện 
diện trong mọi bình diện của ngôn ngữ. Ngôn ngữ và văn hóa có mối liên hệ không thể 
tách rời. Nếu ví văn hóa như một tảng băng trôi thì phần nổi trên mặt nước có thể dễ 
dàng nhận biết được đấy chính là ngôn ngữ. Chúng ta không thể làm chủ một ngôn ngữ 
nếu không nắm bắt được những nét đặc trưng của một nền văn hóa và ngược lại chúng 
ta không thể hiểu được sắc thái tinh tế và ý nghĩa sâu xa của một nền văn hóa nếu 
không hiểu rõ về ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài 
người nhưng sự giao tiếp chỉ có hiệu quả khi cả người phát lẫn người nhận thông tin 
phải có sự hiểu biết chung. Mỗi một dân tộc đều có những phong tục, tập quán, nghi lễ 
riêng được phản ánh bằng ngôn ngữ; các dân tộc thuộc nền văn hóa khác nhau sẽ còn 
khó hiểu nhau hơn khi gặp các từ ngữ biểu thị những sự vật đặc trưng. Những hiện 
tượng trên không chỉ do những người tham gia giao tiếp chưa có sự học tập ngôn ngữ 
đầy đủ và thấu đáo mà còn bởi ở họ còn thiếu những hiểu biết cần thiết lập thành nền 
văn hóa - xã hội của hành vi giao tiếp. Như vậy, quan hệ tương tác giữa các yếu tố văn 
hóa, ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp là một thực tế hiển nhiên và để sử dụng ngôn ngữ có 
hiệu quả cần phải có sự hiểu biết về văn hóa của dân tộc bản ngữ. Người học không thể 
nào học tiếng nói của một dân tộc nào đó mà không học văn hóa của đất nước họ, và 
người dạy cần quan tâm hơn nữa đến các yếu tố văn hóa của ngôn ngữ mình đang 
nghiên cứu giảng dạy. 
2.3. Sự cần thiết của việc lồng ghép văn hóa vào dạy học ngoại ngữ 
Như đã đề cập , văn hoá là một bộ phận không thể thiếu của dạy học ngôn ngữ, 
và dạy một ngôn ngữ cũng có nghĩa là ta đang dạy cái văn hoá mà ngôn ngữ đó biểu 
hiện. Văn hoá được truyền đạt và tiếp thu một cách tự nhiên thông qua quá trình dạy và 
học ngôn ngữ bởi vì, hình thái và cách dùng một ngôn ngữ nhất định phản ánh các giá 
trị văn hoá của xã hội đang sử dụng ngôn ngữ đó (Peterson & Coltrane, 2003). Do đó, 
việc giáo viên nhận ra các yếu tố văn hoá nằm ẩn bên dưới các hình thái và cách dùng 
của ngôn ngữ, xem chúng là một phần thiết yếu của dạy và học ngoại ngữ là vô cùng 
quan trọng. Thứ hai, dạy văn hoá đóng một vai trò then chốt hướng đến mục tiêu „năng 
lực giao tiếp‟ cho người học trong dạy học ngoại ngữ. Peterson and Coltrane (2003) 
nhấn mạnh: Để có thể giao tiếp thành công, ngôn ngữ cần phải được sử dụng cùng với 
cách hành xử văn hoá thích hợp. Người ta cho rằng hiểu biết văn hoá là một phần của 
năng lực giao tiếp và trừ phi văn hoá được xem là nội dung trọng tâm của dạy học 
ngoại ngữ, người học sẽ không thể đạt được khả năng giao tiếp một cách hoàn chỉnh. 
Ngoài ra, học văn hoá mang lại cho người học rất nhiều lợi ích: học văn hoá làm cho 
việc học ngôn ngữ có ý nghĩa hơn [7]. Nội dung văn hoá cũng làm tăng hứng thú cho 
người học: “Học văn hoá không những kích thích tâm lí tò mò quan tâm đến đất nước 
của ngôn ngữ đó mà còn kích thích động cơ học tập” (Genc & Bada, 2005: 77). Thêm 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 23. 2015 
127 
vào đó, người học hiểu biết về văn hoá của ngôn ngữ họ đang học sẽ có cái nhìn tích cực 
hơn về nền văn hoá đó và trở nên khoan dung với văn hoá của người khác (Fleet, nd). 
Việc hiểu biết những yếu tố văn hóa này giúp người giao tiếp cũng như người 
dạy và người học tiếp thu được ngoại ngữ một cách có hiệu quả bởi nghĩa của một từ, 
nội dung lời thoại của bất kỳ ngôn ngữ nào cũng có thể thay đổi theo ngữ cảnh. Sự cảm 
nhận ngôn ngữ không chỉ dừng lại ở chỗ biết nghĩa, biết nội dung chứa đựng trong các 
từ ngữ mà quan trọng hơn là nắm được ý nghĩa sâu xa của những nội dung thông tin ấy. 
Một người dù nắm vững ngữ pháp và có vốn từ phong phú ... văn hóa khi gặp trong bài giảng 
qua hình thức giảng giải cho sinh viên. 
2.5. Một số hoạt động “chuyền tải” văn hóa trong dạy - học ngoại ngữ cho 
sinh viên trƣờng Đại học Hồng Đức 
Để nâng cao nhận thức của người học về sự khác biệt và tương đồng của văn 
hóa nguồn và văn hóa đích, vai trò của người giảng viên rất quan trọng. Tùy theo độ 
tuổi và trình độ người học, người dạy có thể điều chỉnh và áp dụng phục vụ cho việc 
dạy văn hóa trong quá trình dạy ngoại ngữ của mình. Người dạy cần đưa những ứng 
dụng cụ thể vào trong từng bài giảng bằng cách chiếu các trích đoạn phim, cho sinh 
viên đọc những câu chuyện sưu tập từ sách, báo, Internet có liên quan đến sự khác 
biệt về văn hóa, yêu cầu sinh viên kể lại những vấn đề họ gặp phải trong thực tiễn khi 
giao tiếp với người nước ngoài. Lớp học sẽ cùng nhau phân tích nguyên nhân của sự 
việc, gợi ý giải pháp cần làm để tránh những cú sốc văn hóa. Hoặc người dạy có thể 
dùng các câu đố để kiểm tra kiến thức và cung cấp thêm thông tin liên quan đến văn 
hóa, có thể yêu cầu người học thuyết trình ngắn gọn về một hay nhiều điểm khác nhau 
giữa văn hóa của họ và văn hóa họ đang tìm hiểu về phong tục tập quán, lễ hội, cưới 
xin có kèm hình ảnh minh họa và các câu hỏi liên quan để cùng thảo luận 
Như vậy, nhiệm vụ của những người dạy ngoại ngữ không còn hạn chế trong 
khuôn khổ của các cấu trúc ngôn ngữ thuần túy mà phải chuyền tải đến người học các 
khía cạnh của ngôn ngữ và các yếu tố văn hóa không được đề cập đến trong nội dung 
giáo trình thông qua các tình huống, những dạng bài tập về giao thoa văn hóa, đồng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 23. 2015 
129 
thời cần lưu ý người học về cách diễn đạt và tư duy phù hợp với văn hóa đích. Những 
hiện tượng, sự việc này có thể đúng và phù hợp với nền văn hóa này nhưng lại không 
được xem phù hợp với nền văn hóa khác. Người dạy cần xem xét mục tiêu dạy học một 
cách cẩn thận để lựa chọn những phương pháp có sẵn hoặc thiết kế các hoạt động dạy 
văn hóa theo cách riêng của mình nhằm đưa các yếu tố văn hóa của ngôn ngữ đích và 
bài giảng một cách hiệu quả nhất. 
Tuỳ thuộc vào độ tuổi và trình độ của người học, những gợi ý sau đây có thể là ý 
tưởng hữu ích để giáo viên có thể điều chỉnh và áp dụng phục vụ cho việc dạy văn hoá 
trong quá trình dạy ngoại ngữ của mình. 
• Giảng giải và đọc hiểu (Lecture and readings): Giáo viên chỉ đơn giản giới 
thiệu các điểm văn hoá và sự khác biệt của chúng với văn hoá của người học. Hoặc 
người học có thể được cung cấp thêm một bài đọc có liên quan đến nội dung văn hoá 
đó[12]. 
• Thảo luận (Class discussion): Giáo viên chia lớp thành các nhóm từ 3 đến 4 
người. Mỗi nhóm sẽ thảo luận về một điểm văn hoá do giáo viên cung cấp [12]. 
• Giải quyết vấn đề (Problem solving): Giáo viên đưa ra một hay một vài tình 
huống có liên quan đến văn hoá và yêu cầu người học suy nghĩ cách giải quyết. Theo 
Henrichsen (1998), mỗi học viên có thể tự đọc và đưa ra quyết định của riêng mình, sau 
đó họ có thể họp lại thành nhóm nhỏ để cùng trao đổi ý kiến. 
• Đồng hoá văn hoá (Culture assimilators): Giáo viên đưa ra một số đoạn văn 
ngắn mô tả những tình huống văn hóa có thể gây hiểu lầm cho sinh viên. Sinh viên sau 
khi đọc xong sẽ chọn một trong 4 đáp án mà họ cho là phù hợp nhất với từng tình 
huống, rồi giải thích lựa chọn của mình. 
• Đồng hoá văn hoá qua tranh ảnh (Cultoons): Theo Henrichsen (1998), 
Cultoons cũng tương tự như hoạt động đồng hóa văn hóa (Culture assimilators) nhưng 
cósử dụng tranh ảnh. Ông mô tả: giáo viên chuẩn bị cho người học một số xêri tranh, 
mỗi xêri gồm 4 cái miêu tả một vấn đề hiểu lầm văn hoá trong giao tiếp. Học viên đánh 
giá hành động của các nhân vật, giải thích cho các tình huống trong tranh để hiểu tại 
sao lại có sự hiểu lầm nói trên. 
• Phân vai (Role-play): Hoạt động phân vai sử dụng hiệu quả nhất là sau khi 
sinh viên được học một bài đàm thoại. Trong hoạt động này, người tham gia tưởng 
tượng chính bản thân mình đang ở trong một tình huống giao tiếp có liên quan đến văn 
hoá thật. Ví dụ sau khi học cách xưng danh và gọi tên người khác, sinh viên có thể 
đóng vai trong một tình huống xảy ra việc gọi tên người khác không phù hợp. Các sinh 
viên khác ngồi quan sát và phát hiện ra những điểm sai đó. 
• Trình bày về văn hóa (Culture capsules): Học viên trình bày (presentation) 
một cách ngắn gọn về một hay nhiều điểm khác biệt giữa văn hóa của họ với văn hóa 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 23. 2015 
130 
họ đang tìm hiểu (ví dụ như về thức ăn, tập quán cưới hỏi), thường có kèm tranh minh 
hoạ và sau đó đưa ra một loạt câu hỏi cho lớp cùng thảo luận (Henrichsen,1998). 
• Đóng kịch (Dramas): sinh viên tham gia đóng các đoạn kịch ngắn, trong đó 
xảy ra hiểu lầm về văn hoá. Sau đó, vấn đề được cả lớp cùng nhau thảo luận, làm sáng 
tỏ (Huges, 1984). 
• Phƣơng tiện nghe nhìn (Visuals/ media): phim, các đoạn video ngắn, tạp chí 
có tranh ảnh, các chương trình trên ti vi v.v. là nguồn tư liệu xác thực rất lý thú có thể 
sử dụng phục vụ cho dạy văn hoá. Theo ý kiến của Peck (1998, trích trong Fleet, nd), 
phim, đoạn video hay tranh ảnh cũng rất hữu ích cho dạy văn hoá liên quan đến giao 
tiếp không lời như cử chỉ, thái độ, nét mặt... 
• Nghe và hành động (Audio-motor Units): Giáo viên đưa ra một danh sách các 
yêu cầu hay hướng dẫn (bằng chữ viết hoặc lời nói) để sinh viên thực hiện (Huges, 
1984). Sau vài lần thực hiện hành động sinh viên sẽ nhận ra cách điều chỉnh đúng và 
thiết lập cách cư xử thích hợp. Henrichsen (1998) đưa ra ví dụ: vẫy tay với người lớn 
và trẻ em theo cùng một cách giống nhau là đúng hay sai? 
• Thành ngữ (Proverbs): Thảo luận nội dung những câu thành ngữ phổ biến của 
ngoại ngữ đang học giúp người học hiểu được điểm giống nhau và khác nhau với các 
câu thành ngữ tương đương ở ngôn ngữ mình, cũng như khái niệm đó có ý nghĩa như 
thế nào ở ngôn ngữ bạn (Idrees, 2007). Bằng cách đó người học có thể nhận ra những 
khác biệt chủ yếu ở nền tảng văn hoá và lịch sử của hai ngôn ngữ. 
• Nghiên cứu trong cộng đồng (Ethnographic Studies): Sinh viên có thể đi 
phỏng vấn người bản ngữ về một số chủ đề đã cho sẵn rồi ghi chép, thu âm hoặc quay 
phim. Người học được 'gửi' đến cộng đồng để thu thập thông tin liên quan 
• Câu đố (Quiz): Có thể dùng câu đố để kiểm tra kiến thức và cung cấp thêm 
thông tin liên quan đến văn hóa. Giáo viên có thể đưa ra đáp án, hoặc sinh viên tự tìm 
đáp án qua ti vi, sách báo, v.v. Việc người học có đưa ra được đáp án đúng hay không 
không quan trọng mà cái chính là việc tìm ra câu trả lời sẽ tạo hứng thú cho họ [14]. 
Nói chung, các hoạt động có thể dùng để dạy văn hoá trong giờ ngoại ngữ không 
chỉ giới hạn ở những hoạt động nêu ở trên. Còn rất nhiều phương pháp và chiến lược 
dành cho giáo viên để ứng dụng khai thác văn hoá mục tiêu trong quá trình dạy ngoại 
ngữ. Tuy nhiên, lựa chọn phương pháp nào lại phụ thuộc vào từng đối tượng người 
học. Việc giáo viên xem xét một cách cẩn thận mục tiêu dạy học cũng như "dạy cái gì, 
dạy cho ai và vào lúc nào" (Saluveer, 2004: 47) để lựa chọn và điều chỉnh các hoạt 
động có sẵn, sáng tạo phương pháp dạy văn hoá của riêng mình, từ đó đưa các yếu tố 
văn hoá của ngôn ngữ đó vào giờ học sao cho có hiệu quả nhất. 
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng thành công trong việc đạt được mục đích 
giao tiếp không thể thiếu vắng vai trò của người học. Nếu người học không có ý thức, 
không có sự say mê hay lôi cuốn, họ sẽ tìm thấy những tiết học tẻ nhạt hoặc là tình 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 23. 2015 
131 
trạng giảng viên giảng, học sinh ngồi dưới lớp kêu ca: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. 
Thêm vào đó, tình trạng lười đọc sách, tìm tài liệu tham khảo, ngại giao tiếp với người 
nước ngoài cũng có thể làm sinh viên mất dần đi hứng thú với môn học. 
Học ngoại ngữ là một hoạt động mang một hàm lượng quan trọng các yếu tố văn 
hóa - xã hội. Văn hóa được truyền đạt và tiếp thu một cách tự nhiên thông qua quá trình 
dạy và học ngoại ngữ và vai trò của văn hóa tịnh tiến theo quá trình tiếp nhận ngoại 
ngữ của người học. Khi thực hành một ngôn ngữ mới, những thói quen mang đậm dấu 
ấn văn hóa có thể là rào cản hoặc thuận lợi cho người học. Bởi vậy, ngoài năng lực 
ngôn ngữ, kiến thức về văn hóa của ngôn ngữ đích là điều không thể thiếu đối với một 
giảng viên dạy ngoại ngữ. 
2.6. Đánh giá bƣớc đầu về việc dạy văn hoá trong các giờ tiếng Anh cho sinh 
viên tại trƣờng Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa 
Kết quả điều tra thông qua phỏng vấn 20 giáo viên dạy Tiếng Anh cho thấy , gần 
100 % giáo viên tiếng Anh cho rằng , văn hoá có vai trò "rất quan trọng" hay "quan 
trọng" trong dạy học tiếng Anh . 100% trong số họ đều thừa nhận việc đưa văn hoá của 
ngôn ngữ đích vào giờ học tiếng Anh mang lại tác dụng kích thích hứng thú học tập của 
sinh viên. Tuy nhiên, nhận thức tích cực ấy chưa thực sự đi vào thực tiễn dạy học một 
cách hiệu quả . Kết quả điều tra phỏng vấn 10 giáo viên dạy các môn kỹ năng Nghe, 
Nói, Đọc Viết cho sinh viên năm thứ nhất, thứ hai và thứ ba Khoa Ngoại ngữ; 10 giáo 
viên dạy Tiếng Anh cho sinh viên không chuyên, điều tra qua hình thức phiếu khảo sát 
20 giáo viên và gần 100 sinh viên chuyên và không chuyên, tiến hành dự giờ quan sát 6 
lớp Tiếng Anh chuyên và 10 lớp Tiếng Anh không chuyên cho thấy: văn hoá chỉ chiếm 
một vị trí khiêm tốn trong các bài học tiếng Anh, thời gian dành cho dạy văn hoá rất ít 
và trên thực tế , văn hoá chỉ được xem như một dạng kiến thức nền phục vụ cho việc 
học ngoại ngữ mà ở đây là tiếng Anh . Thông thường, giáo viên chỉ nhắc đến những vấn 
đề liên quan đến văn hoá khi chúng xuất hiện trong bài học. Có nghĩa là, giáo viên chưa 
đủ điều kiện tốt nhất để chủ động truyền đạt kiến thức văn hoá cho sinh viên . Thực tế, 
vấn đề văn hóa chỉ được đề cập một cách bắt buộc , sơ lược, thiếu hệ thống và hiệu quả. 
Thậm chí, một số chủ đề văn hoá trong bài học đã bị bỏ qua. Thực tế điều tra cũng cho 
thấy cách phổ biến nhất mà giáo viên sử dụng để truyền đạt nội dung mang tính văn 
hoá của ngôn ngữ đích cho sinh viên là giảng giải và đọc hiểu. Có đến 62,5 % giáo 
viên cho rằng họ"thường xuyên" và 37,5 % cho rằng "thỉnh thoảng" sử dụng cách giảng 
giải và đọc hiểu để „dạy văn hoá‟ . Cách này phổ biến vì đây là cách đơn giản và nhanh 
nhất, ít tốn thời gian, giáo viên không cần phải bỏ công sức chuẩn bị nhiều, nhất là khi 
họ phải tập trung vào nội dung ngôn ngữ, nhiệm vụ chính của họ. Trình bày về văn 
hóa thường xuyên được giáo viên sử dụng đối với sinh viên chuyên ngữ, có tới 83% 
giáo viên được hỏi thường xuyên sử dụng hình thức này để khai thác các yếu tố văn 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 23. 2015 
132 
hóa trong giảng dạy ngoại ngữ cho sinh viên. Thảo luận cũng là hoạt động thường 
được áp dụng cho dạy văn hoá trong giờ học với tỉ lệ 37,5% “thường xuyên” và 62,5 % 
“thỉnh thoảng” ( kết quả điều tra ). Tiếp theo là , sử dụng Phƣơng tiện nghe nhìn và 
hoạt động Phân vai. Ngoài ra, những hoạt động khác đượ c cho là quá xa lạ và không 
phù hợp với trình độ của người học . Như vậy , đa số giáo viên chỉ áp dụng những 
phương pháp và hoạt động dạy - học tương đối quen thuộc để truyền đạt kiến thức văn 
hoá cho sinh viên. Mặt khác, thực tế điều tra cũng cho thấy nội dung và sự chuẩn bị dạy 
văn hoá chỉ “tình cờ” xuất hiện ở những thời điểm nào đó của bài học chưa phải là vấn 
đề đuợc quan tâm một cách thường trực và hệ thống. 
3. KẾT LUẬN 
Xác định lại mối quan hệ chặt chẽ giữa ngôn ngữ và vă n hoá ; nâng cao nhận 
thức của cán bộ giảng dạy và sinh viên về sự cần thiết phải đưa văn hoá của ngôn ngữ 
đích vào quá trình học ngoại ngữ là bước đầu tiên quan trọng để thực hiện lồng ghép 
văn hóa trong giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên. Ngoài ra, những ý tưởng về các 
phương pháp mà bài viết này đề xuất cần phải được hiện thực hóa trong quá trình giảng 
dạy. Để cho người học tự đặt mình vào vị trí của người bản ngữ thông qua các hoạt 
động như phân vai, đóng kịch, nghe và hành động; hay yêu cầu họ tham gia tìm hiểu, 
khám phá những khác biệt trong văn hoá thông qua các hoạt động như giải quyết vấn 
đề, đồng hoá văn hoá hoặc trình bày về văn hoá là những hoạt động khả thi và hứa hẹn 
mang lại hiệu quả . Làm được như vậy, giáo viên ngoại ngữ đang mở ra cho người học 
một cánh cửa mới về đất nước và văn hoá của ngoại ngữ mình đang học (Fleet, nd). 
Việc xem văn hoá mục tiêu là một phần trọng yếu của dạy học ngoại ngữ cũng như 
thực sự dành thời gian cho dạy văn hoá sẽ cho phép giáo viên ngoại ngữ có thể gây ảnh 
hưởng tới thái độ của người học đối với nền văn hoá nước ngoài một cách tích cực. 
Càng tin vào vai trò không thể phủ nhận của văn hoá, chúng ta càng nhận thức rõ sự 
cần thiết và tính khả thi của việc lồng ghép văn hoá vào chương trình dạy học ngoại 
ngữ, qua đó đóng góp cho mục tiêu xây dựng năng lực giao tiếp cho người học, mục 
tiêu quan trọng của dạy học ngoại ngữ./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bianco, J. L., Liddicoat, A. J. & Crozet, C. (1999). Striving for the Third Place: 
Intercultural Competence through Language Education. Language Australia. 
[2] Fleet, M. (nd). The Role of Culture in Second or Foreign Language Teaching: 
Moving Beyond the Classroom Experience. 
ED491716. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 23. 2015 
133 
[3] Genc, B. & Bada, E. (2005). Culture in Language Learning and Teaching. The 
Reading Matrix. 5.1, 73-84. 
[4] Henrichsen, L. E. (1998). Understanding Culture and Helping Students 
Understand Culture.  
[5] Huges, G. M. (1984). An Argument for Cultural Analysis in the Second 
Language Classroom. In J. M. Valdes (ed.), Culture Bound. Cambridge 
University Press. 
[6] Idrees, A. (2007). Teaching and Learning Culture of a Second Language. 
ng%20Culture%20of%20a%20Second%20Language%20Abdulmahmoud%20I
drees.pdf. 
[7] Jiang, W. (2000). The Relationship between Culture and Language. ELT 
Journal. Vol. 54. No. 4, 328-334. 
[8] Lessard-Colouston, M. (1997). Towards an Understanding of Culture in L2? 
FL Education. The Internet TESL Journal. III. 5. 
[9]  
[10] Lê, T. H. P. (2007). Văn hoá mục tiêu (Target Cultures) với việc dạy và học kỹ 
năng luyện nói tiếng Anh. Bulletin of Science -Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại 
học Huế. Số 4, 73-78. 
[11] Moran, P. R. (2001). Teaching Culture - perspective in practice. Heinle & 
Heinle. Canada. 
[12] Nguyễn, T. M. H. (2007). Developing EFL Learners‟ Intercultural 
Communicative Competence: A Gap to be Fill? Asian EFL Journal. 21. 
[13] Peterson, E. & Coltrane, B. (2003). Culture in Second Language Teaching. 
[14] Saluveer, E. (2004). Teaching Culture in English Classes. Unpublished 
master‟s thesis. University of Tartu. Estonia. 
[15] Sztefka, B. (nd). A Case Study on the Teaching of Culture in a Foreign 
Language. http:///.beta-iatefl.hit.bg/pdfs/case_study.pdf.. 
[16] Thanasoulas, D. (2001). The Importance of Teaching culture in the Foreign 
Language Classroom. 
thanasoulas.html. 
THE REALITY OF CULTURAL INTEGRATION IN 
TEACHING ENGLISH FOR STUDENTS AT HONGDUC 
UNIVERSITY 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_cua_viec_long_ghep_van_hoa_trong_giang_day_tieng.pdf