Thực trạng giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Abstract: Living values are rules, norms in society, formed and developed in the life. Therefore,

the education of the right and appropriate life values for every citizen brings practical meaning,

especially for students. The article clarifies the current status of lving value education for secondary

school students in Vung Tau city, Ba Ria - Vung Tau province through a survey of 135 managers,

teachers and 196 students. The results show that the lving value education for students in general

has been concerned but there was still certain limitations; this result is the scientific basis to propose

measures of lving value education for students.

pdf 5 trang yennguyen 6740
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Thực trạng giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 56-60 
56 
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 
THÀNH PHỐ VŨNG TÀU, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU 
Nguyễn Thị Sông Thương - Trường Trung học cơ sở Nguyễn An Ninh, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 
Ngày nhận bài: 05/03/2019; ngày sửa chữa: 25/03/2019; ngày duyệt đăng: 27/03/2019. 
Abstract: Living values are rules, norms in society, formed and developed in the life. Therefore, 
the education of the right and appropriate life values for every citizen brings practical meaning, 
especially for students. The article clarifies the current status of lving value education for secondary 
school students in Vung Tau city, Ba Ria - Vung Tau province through a survey of 135 managers, 
teachers and 196 students. The results show that the lving value education for students in general 
has been concerned but there was still certain limitations; this result is the scientific basis to propose 
measures of lving value education for students. 
Keywords: Living value, education, secondary school students. 
1. Mở đầu 
Giá trị sống là những quy tắc, chuẩn mực trong quan 
hệ xã hội, được hình thành và phát triển trong cuộc 
sống, được cá nhân thừa nhận là “rất quan trọng, rất cần 
thiết, rất có ý nghĩa, luôn mong đợi, có khả năng chi 
phối thái độ, xúc cảm, tình cảm, hành vi của cá nhân 
trong cuộc sống hằng ngày” [1; tr 32]. Bởi vậy, việc 
giáo dục giá trị sống đúng đắn, phù hợp cho mỗi công 
dân luôn có ý nghĩa thiết thực, đặc biệt là với học sinh 
(HS) trung học cơ sở (THCS) đang ở độ tuổi mà nhân 
cách, tính cách, quan điểm sống, kĩ năng, thói quen 
hành vi đang được hình thành và phát triển mạnh mẽ. 
Có thể nói, việc trở thành những công dân tốt trong 
tương lai, có định hướng, lẽ sống đúng đắn,... phụ thuộc 
không nhỏ vào những giá trị sống mà các em được lĩnh 
hội khi còn học ở phổ thông. Chính vì vậy, vấn đề giáo 
dục giá trị sống cho HS phổ thông trong thời gian qua 
được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu [1], [2], [3], 
[4], [5],... Tuy vậy, thực tế hoạt động giáo dục giá trị 
sống cho HS THCS đang thực hiện có hiệu quả đến đâu, 
làm thế nào để nâng cao chất lượng của hoạt động này 
cần được tiếp tục nghiên cứu. 
Bài viết nghiên cứu thực trạng giáo dục giá trị sống 
cho HS THCS TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; đây 
sẽ là cơ sở để đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng hoạt 
động giáo dục giá trị sống cho HS THCS TP. Vũng Tàu. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứu 
- Khách thể nghiên cứu: Tổng số khách thể nghiên 
cứu là 135, trong đó có: 135 cán bộ quản lí (CBQL) và 
giáo viên (GV) đang làm việc ở các trường có thâm niên 
công tác từ 1 đến trên 15 năm; 196 HS từ lớp 6 đến lớp 9 
ở các trường THCS trên địa bàn TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà 
Rịa - Vũng Tàu. 
- Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu 
chính được sử dụng để thu thập dữ liệu là phương pháp 
điều tra bằng bảng hỏi. Bảng hỏi được xây dựng cho từng 
nhóm khách thể khác nhau, một bảng hỏi nhóm CBQL và 
GV và một bảng hỏi nhóm HS. Các phiếu điều tra đều đưa 
ra 5 mức độ để người tham gia trả lời phiếu khảo sát lựa 
chọn: Mức độ 1 là Hoàn toàn không thường xuyên/Hoàn 
toàn không cần thiết/Hoàn toàn không phù hợp/Hoàn toàn 
không hiệu quả; Mức độ 2 là Không thường xuyên/Không 
cần thiết/Không phù hợp/Không hiệu quả; Mức độ 3 là 
Tương đối thường xuyên/Tương đối cần thiết/Tương đối 
phù hợp/Tương đối hiệu quả; Mức độ 4 là Thường 
xuyên/Cần thiết/Phù hợp/Hiệu quả; Mức độ 5 là Rất 
thường xuyên/Rất cần thiết/Rất phù hợp/Rất hiệu quả. 
Số liệu sau khi thống kê được xử lí bằng phần mềm 
SPSS phiên bản 22.0 để xác định điểm trung bình (ĐTB), 
độ lệch chuẩn (ĐLC). 
- Thời gian tiến hành khảo sát: 24/09-10/10/2018. 
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng 
2.2.1. Thực trạng nhận thức về mức độ cần thiết của các 
nội dung trong hoạt động giáo dục giá trị sống cho học 
sinh trung học cơ sở 
Hệ thống các giá trị sống cần được giáo dục cho HS 
THCS được đề cập dựa vào 12 giá trị sống căn bản của cá 
nhân mà Chương trình Giáo dục các Giá trị sống (LVEP) 
đã đề xuất, gồm: Hợp tác, Tự do, Hạnh phúc, Trung thực, 
Khiêm tốn, Yêu thương, Hòa bình, Tôn trọng, Trách nhiệm, 
Giản dị, Khoan dung và Đoàn kết (xem bảng 1 trang bên). 
Bảng 1 cho thấy, cả 2 nhóm đối tượng khảo sát đánh giá 
cao về mức độ cần thiết của việc giáo dục 12 giá trị sống 
cho HS THCS. Tất cả các giá trị sống đều được nhận xét có 
mức độ cần thiết khá cao trở lên (ĐTB > 3,4). Theo CBQL 
và GV, các giá trị sống có mức cần thiết cao nhất là “Trách 
nhiệm”, “Đoàn kết”, “Giản dị”, “Hạnh phúc”; còn theo HS 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 56-60 
57 
các giá trị cần thiết nhất là “Đoàn kết”, “Tôn trọng”, “Hòa 
bình”, “Tự do”. Kết quả bảng 1 cũng cho thấy, CBQL và 
GV cũng đánh giá mức độ cần thiết của hoạt động giáo dục 
giá trị sống cao hơn so với HS. Có thể thấy, kinh nghiệm 
sống và lứa tuổi đã đem lại những khác biệt này. 
Bảng 1. Đánh giá của CBQL, GV và HS về mức độ 
cần thiết của các nội dung trong hoạt động giáo dục 
giá trị sống cho HS THCS 
TT Giá trị sống 
CBQL và 
GV 
HS 
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 
1 Hòa bình 3,47 0,73 4,17 1,08 
2 Tôn trọng 4,25 0,60 4,32 0,73 
3 Yêu thương 4,21 0,75 3,91 0,95 
4 Khoan dung 4,27 0,50 3,65 0,84 
5 Hạnh phúc 4,39 0,53 3,91 1,20 
6 Trách nhiệm 4,56 0,56 3,98 1,00 
7 Hợp tác 3,96 0,72 3,70 1,18 
8 Khiêm tốn 4,28 0,67 3,80 1,19 
9 Trung thực 4,34 0,60 3,77 1,20 
10 Giản dị 4,43 0,54 3,45 1,16 
11 Tự do 4,03 0,78 4,05 1,03 
12 Đoàn kết 4,50 0,53 4,41 0,59 
( X ) 4,22 3,93 
Ghi chú: 1 ≤ ĐTB ≤ 5 
Ngoài ra, ĐLC của mỗi giá trị ở mẫu HS đều cao hơn 
ở mẫu CBQL và GV, nghĩa là sự lựa chọn của HS phân 
tán hơn CBQL và GV. Nói cách khác, CBQL và GV có 
quan điểm sống, đánh giá rõ ràng hơn, trong khi HS có 
nhiều hướng lựa chọn hơn. 
Như vậy, cả hai nhóm đối tượng khảo sát đều có nhận 
thức cao về mức độ cần thiết của hoạt động giáo dục giá 
trị sống cho HS THCS, trong đó nhóm CBQL và GV đề 
cao hơn và nhận thức rõ ràng, nhất quán hơn nhóm HS. 
2.2.2. Thực trạng mức độ phù hợp của hệ thống nguyên 
tắc giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở 
Giáo dục giá trị sống cho HS THCS cần tuân theo 
những nguyên tắc nhất định, do đó cần phải đánh giá về 
mức độ phù hợp của các nguyên tắc giáo dục giá trị sống 
được sử dụng hiện nay (bảng 2). 
Kết quả ở bảng 2 cho thấy, các nguyên tắc được đánh 
phù hợp chủ yếu ở mức khá cao (3,4≤ĐTB≤4,2) và cao 
(4,2<ĐTB≤5). CBQL và GV đánh giá nguyên tắc phù 
hợp nhất là “Giáo dục giá trị sống theo nguyên tắc tập 
thể” (4,59), nguyên tắc ít phù hợp nhất là “Người thầy 
phải làm gương” (3,23). Trong khi đó, HS đánh giá 
nguyên tắc “Người thầy phải làm gương” là nguyên tắc 
phù hợp nhất (4,19), nguyên tắc “Giáo dục giá trị sống 
cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và càng sớm càng tốt” 
là nguyên tắc ít phù hợp nhất (3,18). Như vậy, với HS, 
muốn dạy các giá trị như tôn trọng, hợp tác, giản dị, trách 
nhiệm, yêu thương,... thì trước tiên đội ngũ tham gia giáo 
dục giá trị sống phải là tấm gương về sự biểu hiện các giá 
trị đó để HS noi theo. 
Bảng 2. Đánh giá của CBQL, GV và HS về mức độ phù hợp của các nguyên tắc giáo dục giá trị sống cho HS THCS 
TT Nguyên tắc giáo dục giá trị sống đối với HS THCS 
CBQL, GV HS 
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 
1 
Tương tác: Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động và tương tác với GV 
trong quá trình giáo dục 
3,38 0,72 3,41 1,45 
2 Trải nghiệm: HS được đặt vào các tình huống để trải nghiệm và thực hành 3,59 0,59 3,82 1,22 
3 
Quá trình: Giáo dục giá trị sống không thể hình thành trong “ngày một, 
ngày hai” mà đòi hỏi phải có cả quá trình 
4,09 0,70 3,39 1,29 
4 
Thay đổi hành vi: mục đích cao nhất của giáo dục giá trị sống là giúp HS 
thay đổi hành vi theo hướng tích cực 
4,24 0,54 3,33 1,25 
5 
Thời gian, không gian: giáo dục giá trị sống cần thực hiện ở mọi nơi, mọi 
lúc và càng sớm càng tốt 
4,24 0,70 3,18 1,18 
6 Giáo dục giá trị sống theo nguyên tắc tập thể 4,59 0,68 3,40 1,16 
7 Giáo dục giá trị sống bằng cách thuyết phục và phát huy tính tự giác 4,29 0,74 3,36 1,04 
8 Tôn trọng nhân cách HS 3,68 0,74 3,66 1,04 
9 Người thầy phải làm gương 3,23 0,88 4,19 1,19 
( X ) 3,93 3,53 
Ghi chú: 1 ≤ ĐTB ≤ 5 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 56-60 
58 
Dữ liệu ở bảng 2 cũng có những nét tương đồng với 
bảng 1. Đó là mức độ phù hợp của mỗi nguyên tắc được 
mẫu CBQL và GV đánh giá cao hơn so với mẫu HS, 
trong khi ĐLC lại thấp hơn. Điều này cho thấy thái độ rõ 
ràng, nhất quán và sự tập trung cao của mẫu CBQL và 
GV trong việc nhìn nhận các nguyên tắc của việc giáo 
dục giá trị sống trong tương quan với mẫu HS. 
Trong quá trình giáo dục giá trị sống, điều quan trọng 
là cần giúp cho người được giáo dục nắm được hệ thống 
những giá trị sống cốt lõi và cần thiết cho sự phát triển 
nhân cách; biết được ý nghĩa to lớn của chúng đối với 
cuộc sống; có được những cảm xúc tích cực đối với 
chúng; từ đó, hình thành được ý thức và tình cảm thúc 
đẩy hành động theo. Do đó, để thực hiện có hiệu quả giáo 
dục giá trị sống cho HS trong các trường THCS phải phối 
hợp thực hiện tất cả các nguyên tắc. 
2.2.3. Thực trạng mức độ thường xuyên giáo dục các giá 
trị sống cho học sinh trung học cơ sở 
Bảng 3. Đánh giá của HS về mức độ thường xuyên 
giáo dục các giá trị sống cho HS THCS 
STT Giá trị sống ĐTB ĐLC 
1 Hòa bình 3,17 1,21 
2 Tôn trọng 2,85 0,93 
3 Yêu thương 2,87 1,29 
4 Khoan dung 2,84 1,28 
5 Hạnh phúc 2,88 1,00 
6 Trách nhiệm 3,30 1,05 
7 Hợp tác 3,27 1,17 
8 Khiêm tốn 2,94 0,98 
9 Trung thực 3,18 1,29 
10 Giản dị 2,75 1,28 
11 Tự do 3,26 1,51 
12 Đoàn kết 3,38 1,45 
Ghi chú: 1 ≤ ĐTB ≤ 5 
Kết quả khảo sát ở bảng 3 cho thấy, theo đánh giá của 
HS, mức độ thường xuyên giáo dục tất cả 12 giá trị sống 
cho HS THCS chỉ ở mức trung bình (2,6 ≤ ĐTB < 3,4). 
Trong các giá trị sống, “Đoàn kết” (3,38) và “Trách 
nhiệm” (3,30) được HS đánh giá là giáo dục thường 
xuyên nhất; thể hiện trong nội dung của nhiều hoạt động 
tổ chức giáo dục giá trị sống cũng như lồng ghép trong 
nội dung các môn học khác. Thông qua việc tích cực 
tham gia các hoạt động tập thể, HS góp công sức của 
mình vào các hoạt động chung, giữ gìn vệ sinh, chấp 
hành pháp luật về giao thông, tham gia các hoạt động 
tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên,... Chính việc 
được góp sức của mình vào các công việc chung đó đã 
hình thành nên phẩm chất trách nhiệm với bản thân, với 
gia đình, với xã hội của HS. Giá trị “Đoàn kết” có lẽ được 
lồng ghép nhiều nhất trong việc giảng dạy môn Lịch sử. 
Dân tộc Việt Nam nhờ sự đoàn kết, đã tạo ra sức mạnh 
để chống lại các cuộc xâm lược cũng như chống đói 
nghèo. Kết quả khảo sát cũng cho thấy mức độ giáo dục 
giá trị sống “Giản dị” và “Khoan dung” được đánh giá ở 
mức ít thường xuyên nhất (ở mức 2,75 và 2,84). 
Qua điều tra sâu bằng phỏng vấn, quan sát, chúng tôi 
thấy rằng, đối với các giá trị sống, một số nội dung được 
giáo dục thường xuyên nhất là: Hòa bình là khi sống hòa 
thuận và không có sự đấu tranh với nhau; Tôn trọng bản 
thân sẽ giúp phát triển sự tự tin; Yêu thương có nghĩa là 
tôi có thể trở thành người tử tế, quan tâm và hiểu người 
khác; Việc thiếu khoan dung có nguyên nhân là sự đố kị 
và thiếu kiến thức; Hạnh phúc là khi ta sống có mục đích; 
Trách nhiệm là sử dụng toàn bộ khả năng của mình để 
tạo ra những sự thay đổi tích cực; Hợp tác sẽ tốt hơn khi 
thực hiện với nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau; Khiêm tốn 
giúp ta nhìn nhận bản thân đúng đắn, không ảo tưởng; 
Người trung thực luôn nhìn nhận khách quan, luôn tôn 
trọng và bảo vệ chân lí; Người có tính giản dị sẽ biết cách 
đối nhân xử thế đúng mực; Tự do là được làm điều mình 
muốn trong khuôn khổ pháp luật; Đoàn kết chính là sức 
mạnh của tập thể. 
Có thể thấy, mặc dù nhận thức được tầm quan trọng 
của việc giáo dục giá trị sống nhưng hầu hết các trường 
THCS hiện nay chỉ chú trọng đến giáo dục, truyền đạt 
tri thức chuyên môn như toán, ngữ văn, ngoại ngữ,...; 
giáo viên chưa có sự quan tâm đúng mức về giáo dục giá 
trị sống cho HS, do đó hoạt động giáo dục giá trị sống 
trên thực tế chưa thể hiện mục tiêu rõ ràng và chưa được 
thực hiện một cách thường xuyên. Chính vì vậy, hiệu 
quả của hoạt động này chưa cao; mức độ thẩm thấu, lĩnh 
hội của HS cũng chưa được như mong muốn vì ngay 
bản thân HS cũng chưa thực sự chú ý. Vấn đề này đặt ra 
là cần phải tăng cường tần suất và hiệu quả của các hoạt 
động giáo dục giá trị sống cho HS THCS ở tỉnh Bà Rịa 
- Vũng Tàu. 
2.2.4. Thực trạng mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả 
của các phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh 
trung học cơ sở 
Hiện nay, giáo dục giá trị sống có thể được thực hiện 
bằng nhiều phương pháp khác nhau. Qua khảo sát, chúng 
tôi đưa ra đánh giá 10 phương pháp thường được sử dụng 
nhất ở Bà Rịa - Vũng Tàu (xem bảng 4 trang bên). 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 56-60 
59 
Bảng 4. Đánh giá của HS về mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả 
của các phương pháp giáo dục giá trị sống cho HS THCS 
STT Phương pháp giáo dục giá trị sống cho HS THCS 
Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả 
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 
1 Nêu gương điển hình 3,28 1,30 2,98 1,14 
2 Phương pháp thuyết trình, trao đổi, đàm thoại 3,13 0,84 2,96 0,78 
3 Phương pháp động não 3,60 1,03 3,25 0,97 
4 Phương pháp nghiên cứu tình huống 3,80 0,86 3,61 0,95 
5 Phương pháp trò chơi 3,39 1,29 3,79 1,32 
6 Phương pháp hoạt động nhóm 4,24 0,95 3,10 1,28 
7 Phương pháp đóng vai 3,47 1,16 2,97 1,15 
8 Phương pháp tưởng tượng/nội suy 3,14 1,11 2,83 1,19 
9 Phương pháp bản đồ tư duy, sơ đồ hóa, mô hình hóa 3,06 1,22 3,45 0,95 
10 Phương pháp trải nghiệm/thực hành 3,54 1,11 3,65 1,22 
Ghi chú: 1 ≤ ĐTB ≤ 5 
Kết quả bảng 4 cho thấy mức độ thực hiện và hiệu 
quả của các phương pháp mà các trường THCS trên địa 
bàn TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sử dụng để 
giáo dục giá trị sống cho HS khá cao (từ mức trung bình 
trở lên). Điều này chứng tỏ các GV đã biết sử dụng phối 
hợp nhiều phương pháp khác nhau trong giáo dục giá trị 
sống cho HS THCS. Trong các phương pháp, giáo viên 
sử dụng nhiều nhất là “phương pháp hoạt động nhóm” 
(ĐTB = 4,24; ĐTB = 0.95). Kết quả phỏng vấn các giáo 
viên Tổng phụ trách Đội thiếu niên của các trường THCS 
trên địa bàn TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho 
thấy, các trường THCS trên địa bàn thường tổ chức các 
hoạt động tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng,... cho 
HS trong trường; do đó, phương pháp hoạt động nhóm 
thường được sử dụng nhiều nhất. 
Một trong những nguyên tắc giáo dục giá trị sống cho 
HS trong các trường THCS đó là phải tổ chức cho HS 
tham gia các hoạt động và tương tác với giáo viên trong 
quá trình giáo dục vì vậy mà phương pháp “thuyết trình, 
trao đổi, đàm thoại” và “tưởng tượng/nội suy” ít được sử 
dụng hơn các phương pháp khác (ở mức 3,13 và 3,14). 
Qua trao đổi với các giáo viên, chúng tôi nhận thấy, 
các giáo viên đều nhận thức được vai trò của phương 
pháp “bản đồ tư duy, sơ đồ hóa, mô hình hóa” trong giáo 
dục giá trị sống cho HS, nhưng do chưa được tập huấn 
nhiều nên GV cũng ít sử dụng phương pháp này hơn các 
phương pháp khác. 
Bảng 4 cũng cho thấy, các phương pháp đem lại hiệu 
quả cao khi giáo dục giá trị sống cho HS là “Phương 
pháp trò chơi” (3,79), “Phương pháp trải nghiệm/thực 
hành” (3,65), “Phương pháp nghiên cứu tình huống” 
(3,61). Các tình huống, hoạt động đưa ra khi sử dụng các 
phương pháp này thường gắn liền với thực tế, tăng cường 
thực hành, vì vậy HS tích cực tìm hiểu, dễ dàng tiếp thu 
hơn các phương pháp khác. 
2.2.5. Thực trạng mức độ thực hiện và hiệu quả của 
các hình thức giáo dục giá trị sống 
Ở TP. Vũng Tàu, giáo dục giá trị sống cho HS THCS 
được thực hiện dưới 7 hình thức chính. Bảng 5 phản ánh 
kết quả khảo sát mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả 
của 7 hình thức này.
Bảng 5. Đánh giá của HS về mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả 
của các hình thức giáo dục giá trị sống cho HS THCS 
STT Hình thức giáo dục giá trị sống cho HS THCS 
Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả 
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 
1 Giáo dục giá trị sống thông qua nội quy, quy định của trường, của lớp 3,30 1,22 3,11 1,02 
2 
Lồng ghép, tích hợp trong một số môn học: Ngữ văn, Giáo dục công 
dân, Lịch sử... 
3,10 0,92 2,93 1,12 
3 
Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục giá trị sống vào các hoạt động của 
trường: giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt 
lớp, sinh hoạt tập thể, văn nghệ, thể thao, về nguồn, thiện nguyện... 
3,49 1,21 3,23 1,13 
4 Lồng ghép giáo dục giá trị sống cho HS trong các hoạt động Đoàn, Đội 3,52 1,21 3,40 0,94 
5 Tự rèn luyện 3,55 1,25 3,01 1,47 
6 Tổ chức các cuộc thi trong đó lồng ghép việc giáo dục giá trị sống cho HS 3,59 1,12 3,39 1,34 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 56-60 
60 
7 
Tuyên truyền, giáo dục giá trị sống thông qua phương tiện thông tin đại 
chúng: website của trường, chương trình phát thanh măng non, đọc báo 
vào 15 phút đầu giờ...) 
3,59 1,23 3,12 1,31 
Ghi chú: 1 ≤ ĐTB ≤ 5 
Bảng 5 cho thấy, GV đã sử dụng nhiều hình thức để 
giáo dục giá trị sống cho HS. Trong đó, những hình thức 
được sử dụng nhiều và thường xuyên là: “Tuyên truyền, 
giáo dục giá trị sống thông qua phương tiện thông tin đại 
chúng: website của trường, chương trình phát thanh 
măng non, đọc báo vào 15 phút đầu giờ...)” (3,59); “Tổ 
chức các cuộc thi trong đó lồng ghép việc giáo dục giá 
trị sống cho HS” (3,59); “Tự rèn luyện” (3,55); “Lồng 
ghép giáo dục giá trị sống cho HS trong các hoạt động 
Đoàn, Đội” (3,52). Hình thức ít sử dụng nhất là “Lồng 
ghép, tích hợp trong một số môn học: Ngữ văn, Giáo dục 
công dân, Lịch sử,...” (3,10). 
Về mức độ hiệu quả, các hình thức giáo dục giá trị 
sống cho HS hiện nay chủ yếu được đánh giá ở mức 
trung bình. Riêng hình thức “Lồng ghép giáo dục giá trị 
sống cho HS trong các hoạt động Đoàn, Đội” được đánh 
giá ở mức tốt. Các hoạt động, phong trào Đoàn, Đội ở 
các trường THCS đóng vai trò quan trọng trong việc 
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần giáo 
dục giá trị sống; do đó, trong thời gian qua luôn được 
quan tâm, chỉ đạo sát sao nhằm đổi mới về nội dung và 
hình thức hoạt động để phù hợp hơn với tâm lí lứa tuổi 
của HS. Với các hình thức khác, hiệu quả đạt được không 
cao một phần bởi đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo 
bài bản về giá trị sống, không có giáo viên chuyên trách 
thực hiện hoạt động này. 
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất và kinh phí thực hiện các 
hoạt động nằm ngoài việc lồng ghép vào môn học vẫn 
còn hạn chế, do đó việc tổ chức thực hiện các hoạt động 
ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa, tổ chức các cuộc thi còn 
gặp nhiều khó khăn, khó phát động số lượng lớn HS tích 
cực tham gia các hoạt động. 
Ngoài ra, qua phỏng vấn, chúng tôi thấy rằng, khá 
nhiều HS chưa hiểu hết và sâu sắc về các giá trị truyền 
thống cũng như phổ quát của nhân loại trong các nội 
dung giá trị sống nói trên. Điều này cũng tác động không 
nhỏ đến nhận thức của HS khi tham gia và các hoạt động 
giáo dục giá trị sống. 
Như vậy, căn cứ vào mức độ hiệu quả của các hình 
thức giáo dục giá trị sống cho HS có thể thấy hiệu quả 
giáo dục giá trị sống nói chung hiện nay không cao; thực 
trạng này đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả 
thực hiện các hình thức giáo dục giá trị sống tại các 
trường THCS ở TP. Vũng Tàu. 
3. Kết luận 
Hoạt động giáo dục giá trị sống cho HS ở các trường 
THCS trên địa bàn TP. Vũng Tàu được CBQL, GV và 
HS nhận thức cao về mức độ cần thiết, trong đó nhóm 
CBQL và GV đề cao và nhận thức rõ ràng, nhất quán hơn 
nhóm HS. Các nguyên tắc giáo dục giá trị sống hiện nay 
được đánh giá mức độ phù hợp khá cao, do đó, cần tiếp 
tục phát huy và hoàn thiện. GV cần lựa chọn và tăng 
cường sử dụng phối các phương pháp giáo dục giá trị 
sống đem lại hiệu quả cao như phương pháp trò chơi, trải 
nghiệm/thực hành, nghiên cứu tình huống. Các hình thức 
giáo dục giá trị sống cũng cần được xem xét đổi mới, 
tăng cường sự tham gia của các tổ chức giáo dục trong 
và ngoài nhà trường. Thực trạng này sẽ là cơ sở để đề 
xuất các biện pháp quản lí sao cho hiệu quả hoạt động 
giáo dục giá trị sống đem lại ngày càng cao, góp phần 
đào tạo, phát triển HS một cách toàn diện. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Công Khanh (2012). Phương pháp giáo dục 
giá trị sống - kĩ năng sống. NXB Đại học Sư phạm. 
[2] Lục Thị Nga - Vũ Thúy Hạnh (2011). Giáo dục giá 
trị sống, kĩ năng sống cho học sinh phổ thông. NXB 
Giáo dục Việt Nam. 
[3] Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đinh Thị Kim Thoa - Đặng 
Hoàng Minh (2010). Giáo dục giá trị sống và kĩ 
năng sống cho học sinh trung học cơ sở. NXB Đại 
học Quốc gia Hà Nội. 
[4] Phạm Thị Nga (2015). Quản lí hoạt động giáo dục 
giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh các trường 
trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 
Luận án tiến sĩ Quản lí giáo dục, Trường Đại học 
Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[5] Nguyễn Thị Thêm (2013). Một số biện pháp giáo 
dục giá trị sống cho học sinh phổ thông hiện nay. 
Tạp chí Giáo dục, số 315, tr 25-26; 50. 
[6] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 
29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản toàn 
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập 
quốc tế. 
[7] Bộ GD-ĐT (2018). Thông tư số 32/2018/TT-
BGDĐT ngày 26/12/2018 ban hành Chương trình 
giáo dục phổ thông.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_giao_duc_gia_tri_song_cho_hoc_sinh_trung_hoc_co_s.pdf