Xã hội hoá giáo dục ở thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ về việc đẩy mạnh xã

hội hoá giáo dục (XHHGD), thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) đã đạt được những

thành tựu hết sức cơ bản và vững chắc, đó là: Huy động được các nguồn lực của các

ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân để phát triển giáo dục - đào tạo;

Tăng cường quan hệ của nhà trường với gia đình và xã hội; huy động trí tuệ nguồn lực của

toàn ngành, toàn xã hội vào việc đổi mới nội dung, chương trình, thực hiện giáo dục toàn

diện; Đa dạng hoá các loại hình giáo dục, tạo điều kiện bổ sung mặt mạnh cho nhau giữa

các loại hình giáo dục; Ban hành cơ chế chính sách cụ thể, khuyến khích và quy định trách

nhiệm các ngành, địa phương, các tổ chức kinh tế - xã hội và người sử dụng lao động tham

gia xây dựng trường, hỗ trợ kinh phí cho người học, thu hút nhân lực được đào tạo và

giám sát các hoạt động giáo dục.

pdf 5 trang yennguyen 3400
Bạn đang xem tài liệu "Xã hội hoá giáo dục ở thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xã hội hoá giáo dục ở thành phố Hồ Chí Minh

Xã hội hoá giáo dục ở thành phố Hồ Chí Minh
91 
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 9 - Thaùng 4/2012 
XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
HUỲNH TIỂU PHỤNG (*) 
TÓM TẮT 
Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ về việc đẩy mạnh xã 
hội hoá giáo dục (XHHGD), thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) đã đạt được những 
thành tựu hết sức cơ bản và vững chắc, đó là: Huy động được các nguồn lực của các 
ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân để phát triển giáo dục - đào tạo; 
Tăng cường quan hệ của nhà trường với gia đình và xã hội; huy động trí tuệ nguồn lực của 
toàn ngành, toàn xã hội vào việc đổi mới nội dung, chương trình, thực hiện giáo dục toàn 
diện; Đa dạng hoá các loại hình giáo dục, tạo điều kiện bổ sung mặt mạnh cho nhau giữa 
các loại hình giáo dục; Ban hành cơ chế chính sách cụ thể, khuyến khích và quy định trách 
nhiệm các ngành, địa phương, các tổ chức kinh tế - xã hội và người sử dụng lao động tham 
gia xây dựng trường, hỗ trợ kinh phí cho người học, thu hút nhân lực được đào tạo và 
giám sát các hoạt động giáo dục. 
Từ khoá: xã hội hoá giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh, những kết quả, những khó 
khăn, phương hướng 
ABSTRACT 
After 7 years of carrying out the Resolution 05/2005/NQ-CP by the Government on 
socialized education, HCM City has gained some basic and stable achievements such as 
mobilizing the resources of the branches, departments, socio-economic organizations and 
individuals so as to develop the education and training; strengthening the relationship 
between the school and the family as well as the society; mobilizing the intellectual 
resources of all the branches as well as the society to reform the content, the curriculum 
for the thorough education; diversifying the forms of education, providing conditions for 
the forms of education to profit from the strong points of each form; issuing concrete 
policies and structures, encouraging and assigning all the branches, local authorities, 
socio-economic organizations and employers to take part in building schools, supporting 
learners, attracting well-trained human resources and supervising educational activities 
Key words: socialized education, Ho Chi Minh City, results, difficulties, orientation 
Xã hội hoá giáo dục là một trong 
những quan điểm phát triển giáo dục của 
Đảng và Nhà nƣớc ta. Đây không chỉ đơn 
thuần là việc huy động nhân dân đóng góp 
tiền của, vật chất mà còn là một chủ trƣơng 
mang tính toàn diện và đồng bộ. 
Đến nay, XHHGD đã đƣợc triển khai 
rộng khắp trên phạm vi cả nƣớc; góp phần 
(*)
ThS, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh 
xây dựng nên một xã hội học tập, một xã 
hội toàn dân tham gia vào các hoạt động 
giáo dục. Ở nhiều địa phƣơng, nhân dân đã 
hiến đất làm trƣờng học, các đoàn thể, các 
tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các nhà 
hảo tâm hăng hái mở trƣờng học, từ những 
trƣờng học tình thƣơng đến các trƣờng 
mầm non, tiểu học, trung học, dạy nghề và 
đại học. XHHGD đã và đang trở thành sự 
92 
hợp tác có hiệu quả giữa Nhà nƣớc và nhân 
dân, các tổ chức xã hội để thực hiện một 
nền giáo dục dân chủ rộng mở cho tất cả 
mọi ngƣời trong xã hội, một nền giáo dục 
tiên tiến, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc. 
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong 
những thành phố đông dân nhất cả nƣớc, có 
vai trò trung tâm về nhiều mặt: kinh tế - văn 
hoá - khoa học công nghệ, là đầu mối giao 
lƣu quốc tế của khu vực và cả nƣớc. Tiềm 
lực và khả năng thu hút vốn đầu tƣ thuộc 
mọi thành phần kinh tế rất lớn, do đó việc 
huy động các nguồn lực để góp phần cùng 
Nhà nƣớc chăm lo, giải quyết nhu cầu học 
tập cho các tầng lớp nhân dân, trong khi 
nguồn vốn ngân sách có hạn là một vấn đề 
có ý nghĩa cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. 
1. NHỮNG KẾT QUẢ TRONG THỰC 
HIỆN XHHGD Ở TP. HỒ CHÍ MINH 
Nhìn lại 15 năm qua, từ khi có Nghị 
quyết 90/NQ-CP của Chính phủ về định 
hƣớng xã hội hoá (XHH) các lĩnh vực văn 
hoá xã hội và đặc biệt là sau 7 năm thực 
hiện Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của 
Chính phủ về đẩy mạnh XHHGD, TP. 
HCM đã đạt đƣợc những thành tựu hết sức 
cơ bản và vững chắc. 
1.1. Huy động được các nguồn lực 
của các ngành, các cấp, các tổ chức kinh 
tế - xã hội và cá nhân để phát triển giáo 
dục - đào tạo 
Trong những năm qua, TP. HCM đã 
huy động đƣợc nguồn lực to lớn của xã hội 
để chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Số 
trƣờng và quy mô phát triển các trƣờng 
ngoài công lập không ngừng tăng lên về số 
lƣợng, đƣợc củng cố về chất lƣợng, đáp 
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của 
con em nhân dân. 
Sự phát triển về số lƣợng trƣờng, mở 
rộng quy mô từng trƣờng đã nói lên nhu 
cầu học tập của xã hội, đòi hỏi các nhà 
trƣờng không ngừng đổi mới công tác quản 
lí, đổi mới hoạt động dạy học, nâng cao 
chất lƣợng đào tạo để tồn tại và phát triển. 
Mức đầu tƣ cho giáo dục của TP. 
HCM đƣợc tăng lên hàng năm đã tạo nhiều 
điều kiện thuận lợi cho các trƣờng công lập 
khu vực ngoại thành, vùng sâu, vùng xa; 
thực hiện miễn, giảm học phí và các khoản 
đóng góp cho đối tƣợng chính sách, ngƣời 
nghèo, thực hiện công bằng xã hội trong 
giáo dục. 
Cơ sở vật chất, trƣờng lớp đƣợc xây 
mới, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng hàng 
năm; trang thiết bị dạy học đƣợc bổ sung, 
tăng cƣờng (cả trƣờng công lập và ngoài 
công lập) góp phần quan trọng trong đổi 
mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới 
phƣơng pháp dạy học nói riêng nhằm nâng 
cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng, 
chất lƣợng giáo dục toàn diện cho học sinh. 
Năm 2011, nhân dân Thành phố (TP) 
đã đóng góp hơn 2.925 tỉ đồng cho giáo 
dục. Đây là một nguồn lực đặc biệt có ý 
nghĩa quan trọng trong khi ngân sách của 
Nhà nƣớc chi cho giáo dục còn có hạn. 
Qua thống kê chƣa đầy đủ, có thể thấy, nếu 
ngân sách đầu tƣ 1 triệu đồng/học sinh/năm 
thì các hoạt động XHHGD đã góp phần 
hơn 50% của ngân sách đó. 
1.2. Tăng cường quan hệ của nhà 
trường với gia đình và xã hội; huy động 
trí tuệ nguồn lực của toàn ngành, toàn xã 
hội vào việc đổi mới nội dung, chương 
trình, thực hiện giáo dục toàn diện 
Sự nghiệp XHHGD ở TP. HCM đã 
tăng cƣờng mối quan hệ giữa các lực lƣợng 
giáo dục gia đình, nhà trƣờng và xã hội. 
Cùng với nhà trƣờng, gia đình và xã hội 
không chỉ là những môi trƣờng, lực lƣợng 
giáo dục mà còn là nơi cung ứng nguồn lực 
rất quan trọng để phát triển giáo dục. 
Nếu không có XHHGD thì không thể 
93 
có hoạt động bán trú chất lƣợng ở các 
trƣờng mầm non hiện nay và cũng không 
thể đáp ứng nhu cầu gửi con bán trú học 2 
buổi/ngày của phụ huynh học sinh tiểu học, 
trung học cơ sở (THCS). 
Ngoài sự đóng góp của nhân dân, của 
phụ huynh học sinh, các lực lƣợng xã hội 
đã tích cực chăm lo hỗ trợ nhà trƣờng trong 
các hoạt động khác. Hội đồng Giáo dục 
Quận, Huyện, Ban đại diện cha mẹ học 
sinh đã cùng các đoàn thể xã hội, phụ 
huynh học sinh luôn luôn phối hợp cùng 
nhà trƣờng, bằng những việc làm thiết 
thực, góp phần giáo dục toàn diện cho học 
sinh nhƣ: tổ chức cho học sinh đi tham 
quan bảo tàng, dã ngoại, thăm nom chăm 
sóc các gia đình thƣơng binh liệt sĩ, Mẹ 
Việt Nam anh hùng, trƣờng trẻ mồ côi, 
khuyết tật, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh 
đặc biệt, khám sức khỏe, tổ chức và kiểm 
soát bếp ăn bán trú 
1.3. Đa dạng hoá và tạo sự tác động 
lẫn nhau giữa các loại hình giáo dục 
Nghị quyết 90/CP (1997), Nghị định 
73/1999/NĐ- CP (1999), Quyết định 
39/2001/QĐ-BGD&ĐT (2001), Nghị quyết 
05/2005/NQ-CP (2005) và các văn bản 
pháp quy khác đã đề ra chủ trƣơng và tạo 
điều kiện pháp lí cho việc thành lập các cơ 
sở giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) và dạy 
nghề ngoài công lập trên địa bàn TP. 
HCM. Việc đa dạng hoá các loại hình giáo 
dục không chỉ đáp ứng đủ chỗ học cho con 
em nhân dân (trung học phổ thông (THPT) 
công lập trong những năm gần đây chỉ thu 
hút đƣợc trên 80% học sinh tốt nghiệp 
THCS vào học) mà còn đáp ứng các dịch 
vụ giáo dục cao (cơ sở vật chất, trang thiết 
bị hiện đại, sĩ số thấp,) cũng nhƣ nhu cầu 
chuyên biệt trong việc quản lí, giáo dục 
học sinh 
Bên cạnh đó, việc đa dạng hoá các loại 
hình giáo dục còn làm xuất hiện mô hình 
giáo dục mang tính quốc tế (cơ sở vất chất 
tốt; trang thiết bị hiện đại; đội ngũ giáo 
viên có trình độ, năng lực; sĩ số học sinh 
thấp; nội dung giáo dục tiên tiến; phƣơng 
pháp giảng dạy tiên tiến,) 
Hiện nay, toàn TP có 650 trung tâm 
văn hoá ngoài giờ, 333 trƣờng Mầm non tƣ 
thục, 5541 nhóm trẻ gia đình, 34 trƣờng 
tiểu học, 4 trƣờng THCS, 85 trƣờng THPT 
tƣ thục, 32 trƣờng quốc tế và các trƣờng có 
yếu tố nƣớc ngoài 
1.4. Ban hành cơ chế chính sách cụ 
thể, khuyến khích và quy định trách 
nhiệm các ngành, địa phương, các tổ 
chức kinh tế - xã hội và người sử dụng 
lao động tham gia xây dựng trường, hỗ 
trợ kinh phí cho người học, thu hút nhân 
lực được đào tạo và giám sát các hoạt 
động giáo dục 
Trong những năm qua, trên cơ sở các 
văn bản về XHHGD của Chính phủ và Bộ 
GD&ĐT, TP đã ban hành các cơ chế chính 
sách cụ thể để đẩy mạnh sự nghiệp 
XHHGD trên địa bàn. 
TP. HCM đã khuyến khích thành lập 
các cơ sở GD&ĐT và dạy nghề ngoài công 
lập; chuyển một số cơ sở công lập sang loại 
hình ngoài công lập; khuyến khích việc 
hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào 
tạo có chất lƣợng cao của nƣớc ngoài. TP 
cũng đã có nhiều chính sách trợ cấp học 
phí, học bổng cho học sinh giáo dục phổ 
cập, cho ngƣời học là đối tƣợng chính sách, 
những ngƣời ở những địa bàn còn khó 
khăn, những ngƣời nghèo và những ngƣời 
học xuất sắc, không phân biệt học ở trƣờng 
công lập hay ngoài công lập. Ngoài ra, TP 
cũng đã ban hành các quy định trách nhiệm 
đối với các ngành, địa phƣơng, các tổ chức 
kinh tế - xã hội và ngƣời sử dụng lao động 
tham gia xây dựng nhà trƣờng, hỗ trợ kinh 
94 
phí cho ngƣời học, thu hút nhân lực đƣợc 
đào tạo và giám sát các hoạt động giáo dục. 
2. NHỮNG KHÓ KHĂN, BẤT CẬP 
TRONG THỰC HIỆN XHHGD Ở TP. 
HỒ CHÍ MINH 
Tuy là địa phƣơng đi đầu cả nƣớc 
trong lĩnh vực XHHGD nhƣng TP. 
HCM vẫn còn phải giải quyết hàng loạt 
vấn đề đặt ra từ nhận thức của ngƣời 
dân đến công tác định hƣớng, quy 
hoạch, tiến trình thực hiện. Vì thế, bên 
cạnh những kết quả đạt đƣợc vừa nêu, công 
tác XHHGD ở TP. HCM vẫn còn những 
khó khăn, bất cập sau đây: 
- Việc định hƣớng phát triển, quy 
hoạch và chỉ đạo thực hiện theo Nghị quyết 
05/2005/NQ-CP chƣa đƣợc đầu tƣ đúng 
mức và chƣa thực sự quan tâm chỉ đạo thực 
hiện một cách quyết liệt. 
- Các Sở, Ban ngành chƣa tích cực 
tham mƣu cho Thành ủy và Ủy ban nhân 
dân thành phố về việc triển khai thực hiện 
Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ 
nên nhận thức của các cấp ủy và của các 
địa phƣơng chƣa đầy đủ, dẫn đến việc tổ 
chức thực hiện XHHGD ở các địa phƣơng 
còn lúng túng. 
- Về nhận thức vẫn còn không ít những 
suy nghĩ, thói quen bao cấp, chƣa thích ứng 
với cơ chế XHH, thói quen bao cấp vẫn còn 
ảnh hƣởng nặng trong một bộ phận lãnh 
đạo ngành, trong một số cơ sở công lập. 
- Loại hình, cách thức xã hội hoá rất đa 
dạng, linh hoạt, nhƣng nhiều chính sách, 
chế độ, cung cách quản lí chƣa thật sự 
tƣơng thích; một số mô hình giáo dục cần 
phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện (ví dụ 
nhƣ trƣờng chất lƣợng cao, trƣờng quốc tế, 
trƣờng công lập tự chủ tài chính). 
- Mức học phí của các trƣờng ngoài 
công lập hiện đang là rào cản lớn nhất đối 
với việc thực hiện XHHGD. 
3. PHƢƠNG HƢỚNG TIẾP TỤC ĐẨY 
MẠNH CÔNG TÁC XHHGD Ở TP. 
HỒ CHÍ MINH 
Để tiếp tục đẩy mạnh công tác 
XHHGD ở TP. HCM trong thời gian tới, 
cần xác định rõ các định hƣớng sau: 
- Phải nhận thức sâu sắc XHHGD là 
một truyền thống tốt đẹp vốn có từ ngàn 
xƣa của dân tộc ta; XHHGD không phải là 
một giải pháp tình thế khi đầu tƣ của Nhà 
nƣớc cho giáo dục còn hạn hẹp mà đây là 
một quan điểm giáo dục, khi xem giáo dục 
là sự nghiệp của toàn dân, toàn xã hội. 
- Phải đặt XHHGD trong hệ thống các 
hoạt động chung của nền giáo dục, trong 
mối quan hệ khăng khít với các nhiệm vụ 
phát triển kinh tế - xã hội của TP; bao gồm 
nhiều việc làm và mang tính chất đồng bộ. 
- Thực hiện XHHGD phải tạo ra đƣợc 
phong trào toàn dân đi học, toàn dân tự 
học, tự nâng cao trình độ văn hoá của 
mình, góp phần nâng cao trình độ dân trí 
của TP. 
- XHHGD phải gắn liền với việc xây 
dựng xã hội học tập trên địa bàn TP; huy 
động các đoàn thể, tổ chức xã hội nghề 
nghiệp tham gia mở các khoá đào tạo, phổ 
biến, nâng cao kiến thức cho mọi tầng lớp 
nhân dân. 
- XHHGD phải đặt dƣới sự lãnh đạo 
tuyệt đối và toàn diện của các cấp ủy Đảng, 
sự quản lí của các cấp chính quyền trên địa 
bàn thành phố. 
XHHGD là một trong những quan 
điểm giáo dục cơ bản của Đảng ta. Quán 
triệt quan điểm này, TP. HCM đã đạt đƣợc 
nhiều thành tựu nhƣng vẫn còn nhiều khó 
khăn cần tháo gỡ để tiếp tục đẩy mạnh 
công tác XHHGD trong giai đoạn hiện nay. 
95 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb 
Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
2. Nghị quyết 05/2005/NQ-CP, ngày 18/4/2005 của Chính phủ Về đẩy mạnh xã hội hoá 
các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục, thể thao. 
3. Huỳnh Tiểu Phụng, “Một số giải pháp đẩy mạnh XHHGD ở nƣớc ta hiện nay”, Tạp chí 
Đại học Sài Gòn, số 6/2011. 
* Nhận bài 28/3/2012. Sửa chữa xong 7/4/2012. Duyệt đăng 11/4/2012. 

File đính kèm:

  • pdfxa_hoi_hoa_giao_duc_o_thanh_pho_ho_chi_minh.pdf